BẢO DAM QUYEN BAO CHỮA CUA BỊ CAN, BỊ CÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
- THỰC TRANG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hướng ứng dụng)
HÀ NỘI, NĂM 2019
Trang 2BAO DAM QUYEN BAO CHỮA CUA BỊ CAN, BI CAO TREN DIA BAN TINH DAK LAK
- THUC TRANG VA GIẢI PHÁP
LUAN VAN THAC SI LUAT HOC
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8380102
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Thái Vĩnh Thắng
HÀ NỘI, NĂM 2019
Trang 3kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Phương Nga
Trang 5Bảng số 2.2:
Bảng số 2.3:
Bảng số 2.4:
Bảng số 2.5:
Số liệu thống kê vụ án hình sự và bị cáo đã giải quyết tại Tòa án
nhân dân hai cấp tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018
Tổng số vụ án hình sự bị khởi tố có người bào chữa tham gia trong giai đoạn khởi tổ tại tỉnh Dak Lak (2014 - 2018)
Số liệu các vụ án hình sự luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Đắk Lắk tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo từ năm 2014 đến năm 2018
Số liệu hoạt động phối hợp của Trung tâm TGPL tỉnh Đắk Lắk với các cơ quan tiễn hành tố tụng giai đoạn từ năm 2015-2018
Số luật sư, tổ chức hành nghề luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018
Trang 61.1 Lý luận chung về bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo 61.1.1 Một số khái niệm bảo đảm quyên bào chữa của bị can, bị cáo 6
1.1.2 ¥ nghĩa, vai trò của việc quy định bảo đảm quyên bào chữa của bị can,bị cáo
1.1.3 Nội dung bảo đảm quyên bào chữa của bị can, bị cáo cccsc.se 14
1.1.4 Mỗi quan hệ giữa bảo đảm quyên bào chữa của bị can, bị cáo với bảođảm các quyền khác của người bị buộc tội trong pháp luật Việt Nam 18
1.2 Quy định của pháp luật về bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo 22
1.2.1 Quy định của pháp luật về bảo đảm quyên tự bào chữa của bị can, bị cáo
1.2.3 Trách nhiệm của các co quan có thẩm quyền trong việc bảo đảm quyênbào chita cho bị can, bị cáo
set EtcSEEEEEEEEEEEee 15
Chương 2: THUC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BAO DAM QUYEN BAO
CHUA CUA BI CAN, BI CAO TREN DIA BAN TINH DAK LẮK 36
2.1 Thực trạng bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trên địa bàn
2.1.1 Một số thuận lợi, khó khăn trong việc bảo đảm quyền bào chữa của bịcan, bị cáo trên địa bàn tỉnh Đắk LẮk 1111111 362.1.2 Thực trạng bảo đảm quyên tự bào chữa - 5c tt 38 2.1.3 Thực trang bảo đảm quyên nhờ người khác bào chữa 4I 2.1.4 Thực trạng trách nhiệm của các cơ quan tiễn hành tổ tụng trong việc bảo đảm quyên bào chiữa của bị can, bị COO ssseesssesecsssssesesssssssssssissssssessssuesssssseessceccs 48 2.1.5 Nguyên nhân của những tôn tại, hạn chế trong việc thực hiện bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị CÁO essssssssssssssssssssesesccessssstsssssesesssasessstsscsisssssssessces 32
2.2 Một số giải pháp bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trên địa
Scanned with CamScanner
Trang 7dam quyên bào chữa của bị can, bj cdo 990046960/00000060000/00000004/1/000400000/0/0/006 Ð11//4/00/00/2////41 pnd
VÀ 2 2, 2 4 lãi 4 pS sa , , , + ⁄Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyên bảo chita changười bị buộc tội wipii D5
2.2.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyễn bào chữa cua ĐÍ can, Bj cáo trên địa bàn tỉnh Đắk LẮI s 2s.70102220.222222 hằẰ vB
2 „ Tổ
KẾT LUẬN Hư g 12,112412.1 120002/0//27/02700 „ 16
Scanned with CamScanner
Trang 8Bảo đảm quyền con người là một trong những mục đích và cũng là nội dung của xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” khang định: “Poi hỏi của công dân và xã hội đối với cơ quan tr pháp ngày càng cao; các cơ quan tu pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyên con người, đông thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm pháp luật” Đường lối cải cách tư pháp nói trên có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật nói chung, trong đó có các quyền về bảo đảm quyền con người.
Hoạt động tô tụng hình sự là một mặt hoạt động của Nhà nước liên quan rất chặt chẽ với quyền con người Hoạt động tố tụng hình sự là nơi mà các cơ quan tiễn hành tổ tụng có thé áp dụng các biện pháp cưỡng chế tác động trực tiếp đến quyền con người, nên đây cũng là nơi quyền con người của người bị buộc tội có nguy cơ dễ bị xâm hại nhất Trong các quyền con người của người bị buộc tội, quyền bào chữa được xem là quyền quan trọng nhất Pháp luật tố tụng hình sự các nước trên thế giới đều quy định về quyền bào chữa như một trong những quyền cơ bản và quan trọng nhất của người bị buộc tội Mặt khác, việc thực hiện quyền bào chữa còn là yêu cầu của tô tụng hình sự dé việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, day đủ.!
Quyền bào chữa của người bị buộc tội đã trở thành nguyên tắc hiến định trong Hiến pháp Việt Nam qua từng thời kỳ và ngày càng được bảo đảm, củng có, phát triển Trong Hiến pháp năm 2013, quyền bào chữa được quy định tại khoản 7 Điều 103 như sau: “Quyển bào chữa của bị can, bị cáo, quyên bảo vệ lợi ích hợp pháp cua đương sự được bao đảm Trên tinh thần đó, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng đã quy định bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội là một nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Theo Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, người bị buộc tội là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo Trong đó, bị L Phan Thị Thanh Mai (2018), Quyên bào chữa của người bị buộc tội, Kỷ yếu hội thảo khoa hoc: Bảo đảm
quyền của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự, Khoa Pháp luật Hình sự, Trường Đại học Luật Hà Nội,tr.60.
Trang 9nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung, trong công
cuộc cải cách tư pháp nói riêng ở nước ta.
Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử trong những năm qua cho thấy rằng cũng còn nhiều trường hợp vi phạm việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong quá trình tiến hành tố tụng Nguyên nhân của những vi phạm đó là: bất cập, hạn chế của pháp luật; nhận thức, thái độ của người tiến hành tố tụng, người bào chữa và bản thân bị can, bị cáo về quyền bào chữa; các quy định về chế độ trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, người tiến hành tố tụng Từ đó, tình trang oan, sai, bỏ lọt tội phạm xảy ra, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, xã hội và công dân Đặc biệt, đối với những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn như tỉnh Đắk Lắk, trình độ dân trí thấp, tập trung nhiều dân tộc thiểu số, nhận thức của người dân về quyền bào chữa trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự còn nhiều hạn chế nên vẫn còn những vụ án hình sự chưa bảo đảm được quyền bào chữa của bị can, bi cáo.
Dé có cái nhìn toàn diện hơn về mặt lý luận các quy định bảo đảm quyền bao chữa trong hệ thống pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng, từ đó, đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện, tác giả chọn đề tài: “Bao dam quyên bào chữa của bị can, bị cáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Bảo đảm quyền bào chữa là một nội dung quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người Nhằm hoàn thiện chế định này, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động bào chữa, bảo đảm quyền bào chữa, như:
Tài liệu nghiên cứu là luận án tiễn sĩ, luận văn thạc sĩ gồm có: Luận án tiễn sĩ luật học “Ho động bào chữa của luật su trong giai đoạn xét xu sơ thẩm vụ án hình sự” của tac giả Ngô Thị Ngọc Vân, 2015 Luận án tiến sĩ luật học “Thuc hiện quyên bào chữa của bị can, bị cáo trong luật to tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Hoàng Thị Sơn, 2003 Luận văn thạc sĩ “Bảo đảm quyên bào chữa của người bị buộc tội trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” của tác giả Nguyễn Thanh Giang, 2018 Luan văn thạc sĩ “Bao đảm quyên bào chữa cua bị cáo trong tô tụng hình sự” của
Trang 10giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” của tác giả Nguyễn Thị Ha Linh, 2016 Luận văn thạc sĩ “Bảo đảm quyển của người bào chữa trong tô tụng hình sự Việt Nam ở cấp xét xử sơ thẩm” của tác giả Phạm Văn Hiến, 2015 Luận văn thạc sĩ của tác gia Võ Thị Khánh Hoài, 2015 về “Nguyên tắc bảo đảm quyên bào chữa trong luật tố tụng hình sự Việt Nam” Luận văn thạc sĩ “Nguyên tắc bảo đảm quyên bào
chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo” của tắc giả Bùi Bảo Trâm, 2008.
Tài liệu nghiên cứu là các bài viết đăng trên tạp chí, gồm có: “Thực trang thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyên bào chữa của bị can, bị cáo” của tác giả Hoàng Thị Sơn, tạp chí Luật học, 2002 “Về khái niệm quyên bào chữa và việc bảo đảm quyên bào chữa của bị can, bị cáo” của tác giả Hoàng Thị Sơn, tạp chí Luật học, 2000 “Van dé thực hiện quyên của người bào chữa trong tô tụng hình sw” của tác giả Lê Hồng Sơn, tạp chí Nhà nước và pháp luật, 2002 “Quyên bào chữa và việc bảo đảm quyên bào chữa của bị can, bị cáo trong tô tụng hình sự” của tác giả Nguyễn Văn Truong, tạp chí Dân chủ và Pháp luật, 2009 “Bao dam quyên bào chữa của người bị buộc lội trong to tụng hình sự Việt Nam’ cua tác giả Phan Thi Thanh Mai, đăng trong Ky yếu hội thảo khoa học “Bảo đảm quyén của người bi buộc tội trong tô tụng hình s, năm 2018
Đây là những công trình, bài viết khoa học nghiên cứu về quyền bào chữa, trong đó chủ yếu đi sâu phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về nguyên tac bảo đảm quyền bào chữa trong pháp luật tố tụng hình sự Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu đã từ những năm trước đây khi Hiến pháp năm 1992 và Bộ luật Tố
tụng hình sự năm 2003 đang có hiệu lực thi hành, hoặc nghiên cứu dưới góc độ là
một nguyên tắc tô tụng Hơn nữa, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào việc bảo đảm quyền bao chữa của bị can, bị cáo dựa trên tinh than dé cao quyền con người của Hiến pháp năm 2013 và thực trạng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo Cụ thé: những quy định của pháp luật về khái niệm, đặc điểm quyên bào chữa; nội dung bảo đảm quyên; ý nghĩa, vai trò của việc quy định bảo đảm quyên bào chữa; thực tiễn bảo đảm quyền bao
Trang 11đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo; các quy định liên quan đến bảo đảm quyền này trong pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế; đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2019 và đưa ra một số giải pháp nhằm bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bi cáo trong hoạt động tô tụng.
4 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Mục đích nghiên cứu: Luận văn làm rõ những van dé lý luận về bao dam quyền bào chữa của bị can, bị cáo; tìm hiểu thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về vẫn đề này trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đồng thời nhận diện những tồn tại, hạn chế trong các quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một số đề xuất giải pháp nhăm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền bào chữa nói chung và nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
- Nhiệm vụ nghiÊn cứu: Đề đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn cần phải
tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu tổng quan các quy định về quyền bào chữa; bảo đảm quyên bào chữa của bị can, bị cáo; tìm hiểu các chính sách, văn bản liên quan, đánh giá vai trò của việc quy định bảo đảm quyền bào chữa và tầm quan trọng của việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo.
+ Tìm hiểu các quy định về bao đảm quyền bao chữa của bị can, bị cáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; thống kê số liệu, đánh giá thực tiễn thi hành qua các năm trên địa bàn tỉnh để nhìn nhận những mặt tích cực và hạn chế trong quá trình thực hiện Tập trung phân tích những tồn tại, vướng mắc để tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp phù hợp, nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận là lý luận Mác — Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nhà nước và pháp luật; quan điểm về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về cải cách tư pháp của Đảng và nhà nước ta thể hiện qua Nghị quyết của Đảng, Quốc hội.
Trang 12tổng hợp sỐ liệu thu thập được tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Đoàn Luật sư tỉnh
Đắk Lắk, Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh
+ Phương pháp so sánh: được sử dụng để đối chiếu các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền bào chữa qua từng thời kỳ; đối chiếu các quy định của pháp luật, tìm ra điểm bat cập, chưa thống nhất trong hệ thống pháp luật nói chung và cụ thê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk để đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bao đảm quyền bào chữa trong thực tiễn.
+ Phương pháp thu thập, kế thừa các tài liệu đã có: kết quả nghiên cứu của đề tài có sự tiếp thu, kế thừa các thông tin, tài liệu của các công trình nghiên cứu đã công bồ.
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phan làm sáng tỏ thêm những van đề lý luận và thực tiễn về quyền bào chữa nói chung, bảo đảm quyền bào chữa của bi can, bị cáo nói riêng; có thể sử dụng là tài liệu tham khảo để nghiên cứu về quyền bào chữa, một trong những quyền dân sự quan trọng của quyền con người và xây dựng pháp luật về quyền của người bị buộc tội; sử dụng làm tài liệu tham khảo
trong việc học tập của sinh viên và những người làm công tác nghiên cứu và hoạt
động thực tiễn liên quan đến việc bảo vệ quyền con người.
- Về mặt thực tiễn, luận văn góp phần làm rõ thực trạng áp dụng pháp luật về bao đảm quyên bào chữa của bị can, bi cáo trong công tác điều tra, truy tố, xét xử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền bào chữa trong hoạt động tố tụng, góp phần thực thi nhiệm vụ bảo đảm quyền con người trước yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 02 chương:
Chương 1: Những van dé lý luận và quy định của pháp luật về bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bi cáo.
Chương 2: Thực trạng và giải pháp bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Trang 131.1 Lý luận chung về bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo 1.1.1 Một số khái niệm về bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo 1.1.1.1 Khái niệm quyên bào chữa của bị can, bị cáo
Một trong những hình thức đầu tiên và cơ bản nhất để đảm bảo thực hiện quyền con người, đó chính là ghi nhận công dân có quyén tự bảo vệ mình trước bat kỳ sự xâm phạm nao Trong quan hệ pháp luật hình sự, mối quan hệ giữa một bên là
người bị tình nghi phạm tội hay người bị buộc tội và một bên là đại diện các cơ
quan tiến hành tố tung chứng minh hành vi phạm tội của người bị tình nghỉ là có hành vi phạm tội Trong mối quan hệ này, “Người bị buộc tội là phạm một tội hình Sự CÓ quyền được coi là vô tội cho tới khi tội của người đó được chứng mình theo pháp ludt.2 Dé chỗng lại xu hướng áp đặt của các cơ quan tiến hành tô tụng, pháp luật đã dành cho người bị buộc tội quyền tự bảo vệ mình, chứng minh mình vô tội trước các cáo buộc của các cơ quan tiên hành tô tụng, đó chính là quyền bào chữa.
Quyền con người luôn được đề cập trong các đạo luật của mỗi quốc gia Qua lịch sử đấu tranh, tồn tại và phát triển, quyền đó vẫn luôn được ghi nhận và bảo đảm Những nguyên tắc về quyền con người, trong đó có quyền bào chữa luôn được hoàn thiện dần theo thời gian và đã được khăng định trong các văn bản pháp lý quan trọng Quyên bào chữa chính thức được quy định trong Tuyên ngôn về nhân quyền
của Liên Hợp quốc: “Bị cáo về một tội hình sự được suy đoán là vô tội cho đến khi
có đủ bằng thượng phạm pháp trong một phiên xử công khai với đây đủ bảo đảm
cân thiết cho quyên biện hộ”.
Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền năm 1948 (UDHR) đã ghi nhận các nguyên tắc cơ bản về quyền của con người phải đối mặt với những cáo buộc hình sự Tại Điều 10 của UDHR ghi nhận “Moi người déu bình dang về quyên được xét xử công bằng và công khai bởi một Toà án độc lập và khách quan để xác định các quyén va nghĩa vu cua họ, cũng như về bat cứ sự buộc tội nào đối với họ” Mặc dù không quy định trực tiếp quyền bào chữa nhưng quy định trên đã xác định quyền được có
? Khoản 2 Điều 14 Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị của Đại Hội đồng Liên hợp quốc năm 1966.
3 Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền của Đại Hội đồng Liên hợp quốc năm 1948.
Trang 14quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR) tại điểm d khoản 3 Điều 14 như sau: “Trong quá trình xét xử về một tội hình sự, mọi người déu có quyên được có mặt trong khi xét xử và được tự bào chữa hoặc thông qua sự trợ giúp pháp lý theo sự lựa chọn của minh; được thông báo về quyên này nếu chưa có sự trợ giúp pháp ly;
và được nhận sự trợ giúp pháp lý theo chỉ định trong trường hợp lợi ích của công lý
đòi hỏi và không phải trả tién cho sự trợ giúp đó nếu không có đủ điều kiện trả” Như vậy quy định tại Điều 14 ICCPR đã xác định nội dung của quyền bào chữa bao gồm quyền tự bào chữa và quyền nhờ người khác bào chữa trong đó bao gồm cả việc cung cấp tư van pháp luật miễn phí cho bị can, bị cáo không đủ kha năng chi
trả chi phí này.
Đối với Việt Nam, trong vai trò là một thành viên của Công ước của Liên hợp quốc, quyền bào chữa là một trong các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong tất cả các bản Hiến pháp của nước ta.
Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946, tại Điều 67 trong Chương các cơ quan tư pháp quy định: “Người bị cdo được quyên tự bào chữa lay hoặc mượn luật sư” Trong Hién pháp năm 1959 và Hiến pháp 1980 quyền bào chữa đều được quy định tại Chương Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, cụ thể Điều 101 Hiến pháp 1959 và Điều 133 Hiến pháp 1980 ghi nhận: “Quyển bào chữa của bị cáo được bảo đảm Hién pháp năm 1992 quy định quyền bào chữa tại Điều 132: “Quyên bào chữa của bị cáo được bảo đảm Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình T: 6 chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của minh và góp phan bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa” Như vay, Hién pháp các năm 1946, 1959, 1980, 1992 đều xếp quyên bao chữa trong chương về cơ quan tư pháp Quyền
bào chữa của người bị buộc tội chỉ được đảm bảo thực hiện trong phạm vi của giai
đoạn tại Tòa án nhân dân (giai đoạn xét xử) Đến Hiến pháp năm 2013, quyền bào chữa không chỉ được quy định là một nguyên tắc của hoạt động xét xử mà quyền bào chữa còn được mở rộng đối với “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khỏi tố, diéu tra, truy tố, xét xử” (khoản 4 Điều 31) Quyền bào chữa trong Hiến pháp năm 2013 được sắp xêp trong nhóm quyên cơ bản của công dân, quyên con người, xác định rõ
Trang 15Trong Hiến pháp của các quốc gia khác trên thế giới cũng ghi nhận quyền bào chữa một cách rất cụ thể Điều 48 Hiến pháp liên bang Nga năm 1993 quy định: “1 Mỗi người đều có quyên được trợ giúp pháp lý Trong những trường hop được pháp luật liên bang quy định, sự trợ giúp pháp lý không mat tiền 2 Mỗi người bị bắt, tạm giam, tạm giữ, người bị kết tội đều có quyên sử dụng trợ giúp pháp ly của luật sư từ thời điểm bị bắt, tạm giam, tạm giữ, bị buộc tội” Tại Điều 37 Hiến pháp Nhật Ban năm 1946 nêu rõ: “Bi cáo được luật sư bào chữa Nếu trong các quy trình, thủ tục, bị cáo không có tiền thuê luật su thì tòa án sẽ chỉ định một luật sư để bào chữa cho bị cáo” Hay trong quy định của khoản 4, khoản 5 Điều 12 Hiến pháp Hàn Quốc năm 1987: “Bát kỳ người nào bị bắt hoặc bị tạm giữ có quyên nhanh chóng có luật sư tư vấn Khi một bị cáo không thể tự bào chữa, Nhà nước sẽ chỉ định luật sư cho bị cáo theo quy định của pháp luật Không ai bị bắt hoặc bị giam giữ mà không được thông báo về lý do và có quyên được luật sư giúp đỡ” Ở các quốc gia khác trên thế giới quyền bào chữa hay được gọi dưới các hình thức khác như quyền có luật sư, quyền được trợ giúp pháp lý là quyền cơ bản của công dân và được bảo đảm thực hiện một cách chặt chẽ Các quy định này đều tuân các nội dung cơ bản trong Công ước của liên hợp quốc về các quyền dân sự, chính trị đó là người bị buộc tội có quyền được bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, trong trường hợp
không có người bào chữa thì được nhà nước chỉ định người bào chữa mà không
phải trả tiền.
Quyền bào chữa là một trong những chế định quan trọng và phức tạp, vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn cao Từ trước đến nay, quyền bào chữa đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu song xung quanh khái niệm, nội dung bản chat, chủ thé của quyền này còn nhiều ý kiến khác nhau Có thé ké đến một số quan điểm như sau:
PGS.TS Hoang Thị Sơn quan điểm: “Quyển bào chữa của bị can, bị cáo là tong thé các quyền mà pháp luật quy định bị can, bị cáo có thé sử dụng nhằm bác
* Hà Thái Thơ, Huỳnh Xuân Tình, Đảm bảo quyền bào chữa theo quy định của Hiến pháp 2013 và Bộ luật Tố
tụng hình sự 2013, http://www.lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dien-dan/item/1902-dam-bao-quyen-bao-chua-theo-quy-dinh-cua-hien-phap-2013-va-bo-luat-to-tung-hinh-su-2015.html, truy cập ngày 05/6/2019.
Trang 16bộ lời buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm cho bị can, bị cáo Đối với việc bảo vệ các quyên và lợi ích khác của bị can, bị cáo không trực tiếp liên quan đến việc bác
bỏ sự buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm cho bị can, bị cáo trong vụ án thì không
thuộc về giới hạn của quyền bào chữa Người bị tạm giữ, người bị kết án không được coi là đối tượng bị buộc tội nên van đề bào chữa không đặt ra với họ.
PGS.TS Pham Hong Hai cho rằng: “Quyên bào chữa là tổng hòa các hành vi to tung do nguoi bi tam gitt, bi can, bi cdo, nguoi bi kết án thực hiện trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật nhằm phú nhận một phan hay toàn bộ sự buộc tội của cơ quan tiễn hành tô tụng, làm giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự của mình trong vụ án hình sự" Theo quan điểm nay thì chủ thé của quyền bào chữa bao gồm: Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và người bị kết án.
Nhu vậy, xoay quanh khái niệm quyền bao chữa, nội dung bào chữa, phạm vi bào chữa, chủ thé bào chữa và cơ chế đảm bảo quyền bào chữa vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều, thiếu thống nhất Trong luận văn này, tác giả không đề cập đến việc phân tích từng quan điểm đó mà trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành để đưa ra một khái niệm riêng về quyền bào chữa của bị can, bị cáo.
Hiến pháp năm 2013 đã nêu rõ tại khoản 4 Điều 31: “Người bị bắt, tạm gilt, tam giam, khoi tố, diéu tra, truy 16, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật su hoặc người khác bào chữa”; Diém đ khoản 1 Điều 4 BLTTHS năm 2015 quy định: “Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, các quy định trên cho thấy không chỉ khi bị truy tố, xét xử mới được tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa mà ngay từ khi bị bắt, bị tạm giữ đã phát sinh quyền bào chữa Mọi hoạt động của các chủ thể trong TTHS như buộc tội, bào chữa hoặc xét xử đều nhằm đến việc tìm kiếm, đánh giá các chứng cứ gỡ tội, các chứng cứ buộc tội đối với người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo Mục đích của hoạt động bào chữa là nhằm bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của người bi tạm giữ, bi can, bị cáo trước các cơ quan THTT.
Š Hoàng Thị Sơn (2000), “Về khái niệm quyền bào chữa và việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo”,
Tap chí Luật hoc, (05), tr.42 Ộ
5 Phạm Hong Hải (1999), “Báo đảm quyên bào chữa của người bị buộc tội”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,
tr.29-30.
Trang 17Xét về bản chất pháp lý, giai đoạn TTHS tương ứng với chức năng nhất định trong hoạt động tư pháp hình sự và từng loại chủ thể có thâm quyền thực hiện cho nên có thé xem TTHS gồm các giai đoạn: khởi tố, điều tra, truy t6 và xét xử Các
giai đoạn này tương ứng với tên gọi riêng của người bị buộc tội đó là: Các giai đoạn
khởi tố, điều tra, truy tổ thi người bị buộc tội được gọi là bi can; giai đoạn xét xử người bị buộc tội được gọi là bi cáo.
Theo Từ điển tiếng Việt, “Quyên là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hoi.’ Cách giải thích này được hiểu rằng “Quyền” là quyền năng là pháp luật quy định cho mỗi chủ thể pháp luật, cho phép các chủ thé đó được làm một việc gì đó vì lợi ích của mình hoặc vì lợi ích của người khác Theo Từ điển Luật học, thuật ngữ “Quyên” được hiểu là “nhiing diéu mà pháp luật công nhận và bảo đảm thực hiện đối với cá nhân, tổ chức dé theo đó cá nhân, tổ chức được hưởng, được làm, được doi hỏi mà không ai được ngăn can, hạn chế”.Š Điều đó có nghĩa trong trường hợp quyên và lợi ich bị xâm phạm hoặc cần được bảo vệ thì mọi người đều có thể yêu cầu giải quyết.
Thuật ngữ “bào chữa” được hiểu là: dùng lý lẽ và chứng cứ để bênh vực cho
một bên đương sự nao đó thuộc một vụ án hình sự hay dân sự trước tòa án hoặc cho
việc nào đó bị lên án.” Đây là cách hiểu bào chữa theo nghĩa rộng, còn về cơ bản thuật ngữ “bào chữa” thường được đặt trong mối quan hệ với việc “buộc tội” trong TTHS chứ không sử dụng trong tố tụng dân sự Đây là việc dùng lý lẽ và chứng cứ dé bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp cho người bị buộc tội chống lại sự buộc tội từ phía cơ quan có thâm quyền tiễn hành tố tụng Trong các vụ việc dân sự, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự có quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình hoặc nhờ người khác bảo vệ lợi ích của mình nhưng xét về bản chất, đó không phải là việc bào chữa.
Từ những luận giải trên, có thê rút ra khái niệm quyền bào chữa của bị can, bị cáo như sau: Quyên bào chữa của bị can, bị cáo là tổng hợp các quyên mà pháp luật quy định cho phép bị can, bị cáo dùng dé bảo vệ họ trước các chủ thể tiến hành
tô tụng từ thời điểm bị buộc tội đến khi có quyết định của cơ quan tiễn hành tô tụng
về việc có tội hay không có tội, hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cua ho
trong các vụ an.
7 Viện ngôn ngữ học, Tir điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr.815.
8 Viện Khoa học pháp lý (2006), Tir điền Luat học, Nxb Tư pháp và Nxb Từ điên Bách khoa, tr 648.? Viện ngôn ngữ học, Từ điền tiếng Việt, Sdd, tr.38.
Trang 181.1.1.2 Khái niệm bảo dam quyên bào chữa của bị can, bị cáo
Dưới góc độ ngôn ngữ học, bảo đảm được hiểu là: “/am cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được hoặc có đây đủ những gi can thiét’.'° Hiéu theo nghĩa nay, bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo là làm cho chắc chắn bị can, bị cáo thực hiện được quyên bào chữa trong TTHS.
Dưới góc độ luật học, thuật ngữ “bảo đảm” được định nghĩa cụ thê hơn: “Bảo đảm là làm cho chắc chắn thực hiện được những điều can thiết, là trách nhiệm của một chủ thể (cá nhân hoặc tổ chức) phải lam cho quyên và lợi ích hợp pháp của bên kia chắc chắn được thực hiện, được giữ gìn, nếu xảy ra thiệt hại thì phải bồi thường”.!! Theo cách giải thích này, bảo đảm quyền bào chữa của bi can, bị cáo là tạo các điều kiện cần thiết dé bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa, các cơ quan, tô chức, cá nhân có trách nhiệm bảo đảm một cách chắc chắn điều đó Cũng như các quyền công dân dân khác, quyền bào chữa sẽ chỉ là nhu cầu và khả năng ở dạng tiềm năng và không thể trở thành hiện thực nếu không có các điều kiện, cơ chế bảo đảm dé thực hiện.
Bảo đảm quyền con người theo nghĩa rộng nhất bao hàm cả việc thực hiện, thúc đây quyên con người và bảo vệ quyền con người khi bị xâm hại Nhưng theo nghĩa hẹp như Hiến pháp năm 2013 diễn đạt thì bảo đảm chủ yếu là nội dung tích cực về thực hiện và thúc đây quyền con người, còn bảo vệ chỉ gồm các hoạt động phòng ngừa và xử lý các vi phạm quyén con người Bảo đảm thực hiện quyền con người là một chuỗi các hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau bắt đầu từ nhận thức, quan điểm của Dang cầm quyên; thé chế hóa thành pháp luật, thực thi pháp luật, xử lý các vi phạm pháp luật trên các mặt lập pháp, hành pháp, tư pháp ở tất cả các lĩnh vực với tư cách là các điều kiện bảo đảm thực hiện quyền con người !? Có thé nói, bảo đảm pháp lý bao gồm một hệ thống đó là: tư tưởng, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước; ý thức pháp luật của cán bộ, công chức và người dân;
tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước; ý chí chủ quan của mỗi chủ thê quyền.
Trong quan hệ pháp luật TTHS giữa các co quan THTT và bị can, bi cáo, cơ
quan THTT đứng ra bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo nên pháp luật quy định các cơ quan THTT có trách nhiệm tạo điều kiện, áp dụng các biện pháp
!9 Viên ngôn ngữ hoc, Tir điển tiếng Việt, Sdd, tr.38.!! Từ điển Luật học, tldd chú thích 8, tr.27.
'2 Nguyễn Văn Mạnh (2018), “Cơ chế kiểm soát quyền lực nhằm bao đảm thực hiện quyền con người ở ViệtNam hiện nay”, Tạp chí pháp luật về quyên con người, (01), tr.24.
Trang 19cần thiết để bị can, bị cáo thực hiện quyền của mình Bởi vậy, bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo phản ánh mối quan hệ tương quan giữa các chủ thể của TTHS Việc thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trước hết phụ thuộc vào khả năng tham gia tố tụng của chính họ Trong trường hợp, bị can, bị cáo có năng lực thì có thé thực hiện tốt quyền bào chữa, nếu không thì ngược lại Sự hỗ trợ pháp lý của luật sư và những người bào chữa khác có tác dụng rất lớn đối với việc thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo Vì vậy, việc thực hiện quyền bào chữa còn phụ thuộc phần nào vào sự hỗ trợ pháp lý của người bào chữa, nhất là trong những trường hợp nhận thức về pháp luật và năng lực tham gia tổ tụng của bị can, bị cáo có sự hạn chế Từ đó, nội dung của bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong TTHS bao gồm quyên tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa.
Từ những van dé được trình bày ở trên, có thé rút ra kết luận: Bao dam quyên bào chữa của bị can, bị cáo là việc tạo những điều kiện can thiết theo quy định cua pháp luật để bị can, bị cáo chắc chắn thực hiện được quyên bào chữa của mình.
1.1.2 Ý nghĩa, vai trò của việc quy định bảo đảm quyên bào chữa của bị
can, bị cáo
Quyền bào chữa là một quyền lợi đặc thù, cơ bản của công dân, được ghi nhận trong tat cả các bản Hiến pháp của nước ta Việc ghi nhận bảo đảm quyền bào chữa có ý nghĩa to lớn về mọi mặt, là một biểu hiện của tư tưởng bảo vệ quyền con người, quyền công dân Đồng thời, với tư cách là nguyên tắc cơ bản trong tô tụng hình sự, việc bảo đảm quyền bào chữa là tiêu chuẩn, yêu cầu trong hoạt động tố tụng; là cơ chế dé bị can, bị cáo tự bảo vệ mình và được bảo vệ Bảo đảm quyền bào chữa cua bị can, bi cáo luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động chính trị - xã hội, chính sách pháp luật, và thực tiễn áp dụng, cụ thé như sau:
Thứ nhất, việc quy định bảo đảm quyên bào chữa của bị can, bị cdo mang ÿ nghĩa chính trị sâu sắc.
Việc quy định và bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo là sự cam kết rõ ràng nhất của Việt Nam trong việc thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ các Công ước quốc tế mà Việt nam đã gia nhập trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân Hiến pháp và các văn bản pháp luật tố tụng ghi nhận nguyên tắc bảo đảm quyên bào chữa của bị can, bị cáo đã thể hiện chủ trương, quan điểm của Đảng, Nha nước trong van đề bảo đảm quyền con người; góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ
nghĩa, củng cô lòng tin của nhân dân vào hoạt động của các cơ quan tư pháp trong
Trang 20tố tụng hình sự Quy định bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo chính là thé hiện sự bảo đảm quyền con người, quyền công dân khi tham gia tố tụng, góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa Đồng thời, việc bảo đảm vay sẽ giúp quá trình xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế việc quy tội khách quan, hay quy tội chủ quan, thê hiện rõ nét bản chất của xã hội dân chủ.
Nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải bảo đảm tôn trọng pháp luật, tạo được ý
thức coi trọng pháp luật, xác định đúng trách nhiệm qua lại giữa Nhà nước va công
dân với việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Nhà nước có trách nhiệm tạo ra khung pháp lý và những điều kiện cần thiết khác dé người bị buộc tội
là người bào chữa của họ thực hiện hoạt động bào chữa có hiệu quả, phù hợp với
yêu cầu của xã hội Ngược lại, hoạt động bào chữa góp phần thực hiện các đòi hỏi của nhà nước pháp quyền Băng hoạt động bào chữa, người bị buộc tội, người bào chữa góp phần vào việc bảo đảm pháp chế, bảo đảm pháp luật được thực thi có hiệu qua, bảo đảm quyền con người !
Thứ hai, việc ghi nhận nguyên tắc bảo đảm quyên bào chữa trong tô tụng hình sự thể hiện tính nhân đạo và dân chủ của chính sách pháp luật Việt Nam.
Tính nhân dao của nguyên tắc bảo đảm quyên bào chữa của bị can, bị cáo trong TTHS được thé hiện trong một số trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật Cụ thể, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, người thân thích cũng có quyền yêu cau, nhờ người bào chữa cho bị can, bị cáo Nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thâm quyền THTT phải chỉ định người bào chữa cho họ theo quy định tại Điều 76 BLTTHS Theo đó, trong trường hợp bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình theo quy định tai BLHS; bị can, bị cáo là người chưa thành niên; người có nhược điểm về tâm thần hoặc thé chất ma họ hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tô chức mình '*
Việc ghi nhận bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo là biểu hiện của
tính dân chủ xã hội chủ nghĩa của pháp luật Trong TTHS, tính dân chủ là bảo đảm
!3 Nguyễn Thanh Giang (2018), Bao dam quyên bào chữa của người bị buộc tội trong xét xử sơ thẩm vụ án
hình Sự, Luận văn thạc sĩ Luật học, Dai học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr I3.
! Điêu 76 BLTTHS.
Trang 21quyền bình dang giữa những người tham gia tố tụng với các cơ quan, người THTT Các quyền tố tụng của bị can, bị cáo được quy định khá chỉ tiết và đầy đủ trong các
văn bản pháp luật, tạo cơ hội cho bị can, bị cáo có thể nắm rõ quyền, nghĩa vụ của
mình; tích cực, chủ động khi tham gia vào quan hệ tô tụng Trong từng giai đoạn tố tụng, bị can, bị cáo đều có quyền lựa chọn và quyết định có sử dụng quyền bào chữa hay không dé bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình Đồng thời, quy định này cũng dé các cơ quan THTT căn cứ vào đó tạo điều kiện cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa một cách hiệu quả nhất.
Thứ ba, ý nghĩa thực tiễn.
Quy định về bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của bi can, bi cáo sẽ tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho bị can, bị cáo khi tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS, dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính họ Đồng thời, quy định này còn có ý nghĩa hết sức tích cực trong việc bảo đảm cho các cơ quan, người THTT giải quyết các vụ án hình sự một cách khách quan và hiệu quả Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, người bị buộc tội, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác đều bình đăng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật của vụ án Nên đây là điều kiện bảo đảm cho hoạt động tố tụng hình sự khách quan, công băng, dân chủ, công khai Ngoài ra, quy định này là cơ sở phát sinh trách nhiệm của các cơ quan và người tiến hành t6 tụng trong việc bao đảm quyền bào chữa trong suốt các giai đoạn tố tụng, giúp ho nâng cao ý thức
trách nhiệm trong quá trình thi hành công vụ.
Bên cạnh đó, bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo cùng với việc bảo đảm các quyền khác được ghi nhận trong Hiến pháp và BLTTHS còn có ý nghĩa to
lớn trong việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa
góp phần vào công cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyên tại Việt
Nam; giáo dục ý thức tuân theo pháp luật của người dân.
1.1.3 Nội dung bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bi cáo
Quyền bào chữa trong Hiến pháp năm 2013 được quy định trong nhóm quyền cơ ban của công dân, quyền con người Hiến pháp đã xác định rõ quyền bao chữa là quyền con người, quyền công dân nên không chỉ các cơ quan có thâm quyền mà tất cả các cá nhân, t6 chức trong xã hội phải có trách nhiệm tôn trọng và được nhà nước bảo đảm thực hiện Từ khái niệm bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, ta có thê rút ra những nội dung cơ bản của bảo đảm quyên này như sau:
Trang 22Thứ nhất, bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo bang hệ thống pháp
luật hoàn chỉnh.
Nhà nước quy định bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo bằng pháp luật mà cụ thê là được thể hiện trong tất cả các bản Hiến pháp của nước ta từ trước tới nay Cùng với sự thay đổi của các bản Hiến pháp, BLTTHS các năm cũng có những quy định tương ứng về quyền bào chữa BLTTHS năm 1988 đã cụ thé hóa quyền bào chữa, b6 sung thêm bi can và ghi nhận yêu cầu bảo đảm quyền bào chữa cho các chủ thê này là một trong những nguyên tắc cơ bản trong TTHS nước ta Tai Điều 12 BLTTHS năm 1988 quy định “Bi can, bị cáo có quyên tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa Cơ quan điễu tra, Viện kiểm sát và Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ” BLTTHS năm 2003 tiếp tục ghi nhận việc bảo đảm quyền bào chữa là nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự, bên cạnh việc ghi nhận quyền bào chữa cho bi can, bị cáo như BLTTHS năm 1988 thì BLTTHS năm 2003 đã mở rộng đối tượng mới được hưởng quyền bào chữa là người bi tam giữ Cho đến nay, khi BLTTHS năm 2015 đang có hiệu lực thi hành thì việc bảo đảm quyền bào chữa ngày càng được hoàn thiện hơn dé phù hop với từng giai đoạn lịch sử và khả năng thực tế của các cơ quan tiễn hành tô tụng va người tiễn hành tô tụng trong quá trình giải quyết vụ án.
Thực hiện cải cách tư pháp và Hiến pháp năm 2013, ngoài BLTTHS năm 2015, nhiều văn bản luật khác ra đời nhăm tạo cơ chế pháp lý bảo đảm thực hiện quyền bào chữa như: Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sư năm 2012, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và nhiều văn bản dưới luật khác Các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về cơ bản đã đáp ứng được những đòi hỏi của các quy định quốc tế về bảo đảm quyên con người trong tố tụng hình sự, trong đó có quyền bào chữa Ngoài ra, Nhà nước cần chú trọng hoàn thiện các văn bản hướng dẫn một cách thống nhất dé đảm bảo thi hành, tránh việc áp dụng tùy tiện, thiếu thống nhất, đưa ra các chế tài nghiêm khắc để xử lý đối với các cá nhân, tổ chức không thực hiện, cũng như hậu quả của việc không bảo đảm quyền bào chữa.
Thứ hai, ở bat kỳ giai đoạn tố tụng nào, bị can và bị cáo đều có quyền sử dụng quyên bào chữa bao gồm quyên tự bào chữa và quyền nhờ người khác bao chữa.
Tự bao chữa là việc bi can, bi cáo tự mình thực hiện các hành vi tô tụng được
Trang 23pháp luật quy định nhằm đưa ra các chứng cứ dé bảo vệ các quyền và lợi ich hợp pháp của họ trước các cơ quan THTT trong các quá trình giải quyết vụ án hình sự Nhờ người khác bào chữa là việc bị can, bị cáo thông qua người khác dé thực hiện các quyền tố tụng được pháp luật quy định nhằm đưa ra các chứng cứ để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ trước các cơ quan THTT trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Quyền tự bào chữa và quyền nhờ người khác bào chữa là hai nội dung của quyền bào chữa, hai quyền này có tác dụng bổ sung cho nhau chứ không triệt tiêu lẫn nhau và có thé song song cùng tồn tại Điều này có nghĩa là khi bị can, bị cáo nhờ người khác bào chữa cho mình thì họ vẫn có quyền tự bào chữa
và ngược lại.
Việc tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa là quyền đặc thù của bị can, bị cáo Ké cả trong trường hợp người đại hiện, người thân thích của bị can, bi cáo nhờ người bảo chữa cho họ, hoặc trong trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa thì bi can, bị cáo vẫn có quyền chấp nhận, thay đổi hoặc từ chối người khác bào chữa cho mình Tuy nhiên, trong một sỐ trường hop, mặc dù bi can, bi cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không nhờ người khác bào chữa thì Tòa án vẫn phải
chỉ định người bào chữa cho họ theo quy định của pháp luật Đó là những trường
hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thé chất hoặc tinh thần, người bị truy tố về tội có mức cao nhất của khung hình phat là trên 20
năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Thứ ba, nhà nước quy định cụ thể trách nhiệm bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo đối với từng cơ quan THTT, người THTT trong BLTTHS và các văn bản pháp luật khác Cụ thể như sau:
Một là, Điều 16 BLTTHS đã nêu rõ “Co quan, người có thẩm quyên tiến hành tổ tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bao dam cho người bị buộc tội thực hiện day đủ quyên bào chữa theo quy định” Như vậy, BLTTHS khang định quyền bào chữa của người bị buộc tội đồng thời với nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng bảo đảm thực hiện quyền bào chữa Hay nói cách khác, quyền bào chữa và các quyền để thực hiện quyền bào chữa được pháp luật quy định đối với bị
can, bi cáo là nghĩa vụ tương ứng của các cơ quan THTT và người THTT Do đó,
việc không thực hiện, thực hiện không đúng hay không day đủ nghĩa vu của các cơ quan và các chức danh tố tụng sẽ vi phạm vào các quyên của bị can, bị cáo.
Ở mọi giai đoạn của quá trình TTHS — điều tra, truy tố, xét xử đều phải thực
Trang 24hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do BLTTHS quy định liên quan đến trách nhiệm bảo đảm quyền bào chữa, quyền của người bào chữa Cụ thé: trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng (Điều 71 BLTTHS năm 2015), trong đó có quyền bào chữa của người bị buộc tội (tự bao
chữa hoặc nhờ người khác bào chữa); trách nhiệm chỉ định người bao chữa cho
những người bị buộc tội theo quy định tại khoản 1 Điều 76 BLTTHS năm 2015; trách nhiệm tiếp nhận đăng ky bào chữa theo Điều 78 BLTTHS năm 2015; trách nhiệm báo trước một thời gian hợp lý về thời gian, địa điểm tiễn hành hoạt động tố tụng (lấy lời khai, hỏi cung ) cho người bào chữa và những người tham gia tô tụng khác để họ có quyền tham gia theo quy định của luật; trách nhiệm xem xét, giải quyết các yêu cầu, đề nghị, khiếu nại của người bị buộc tội
Hai là, yêu cầu các cơ quan, người THTT thực hiện đúng quy định của pháp luật, tôn trọng và tạo điều kiện dé người bao chữa thực hiện quyền tố tụng Trong đó, các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để người bào chữa tham gia vào quá trình tố tụng: tham gia hỏi cung bị can, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh luận dân chủ tại phiên tòa Nâng cao chất lượng công tô của Kiểm sát viên tại phiên tòa, bao đảm sự bình dang giữa Kiểm sát viên với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác Phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm
sát viên, người bào chữa và bị cáo Luật sư được bị can, bị cáo hoặc người đại diện,người thân thích của bị can, bị cáo nhờ bào chữa; trợ giúp viên pháp lý hoặc bảo
chữa viên nhân dân được tô chức cử dé bào chữa cho bị can, bị cáo có trách nhiệm thực hiện bào chữa cho bị can, bị cáo theo đúng quy định của pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp, sử dụng kiến thức, kỹ năng và mọi quyền năng được pháp luật quy định đề bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo.
Thứ tư, giới hạn của quyền bào chữa.
Theo Hiến pháp 2013, phạm vi hưởng quyền bào chữa là từ lúc một người bị bắt, bị áp dụng các biện pháp chế tài đến khi kết thúc việc xét xử Quyền bào chữa của bị can, bi cáo là dé bảo vệ mình trước các hành vi của các cơ quan THTT trong quan hệ pháp luật hình sự, nên quyền này phát sinh từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân bị hạn chế bởi các hoạt động tô tụng và kết thúc khi có quyết định của cơ quan THTT khang định người này có tội hoặc không có tội Như vậy, các hoạt động điều tra ban đầu không làm ảnh hưởng hay hạn chế các quyền lợi của
Trang 25cá nhân, cũng như những sự việc xảy ra sau khi đã có bản án, quyết định của cơ quan THTT chỉ là quyền bảo vệ dân sự, nên không thể xem là quyền bào chữa Trong một số trường hợp đặc biệt, khi những căn cứ của việc buộc tội không còn, các cơ quan có thâm quyên ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án thì quyền bào chữa sẽ kết thúc sớm hơn.
Thứ năm, việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo còn phụ thuộc vào nhiều yêu tổ khách quan va chủ quan.
Các yếu tố chủ quan bao gồm: Mt /à, trách nhiệm của người có thâm quyền THTT từ nhận thức, nhu cầu, năng lực, trình độ chuyên môn Quyền bào chữa của bị can, bị cáo đi liền với trách nhiệm của các cơ quan THTT Quyền bào chữa có được đảm bảo tốt nhất hay không phụ thuộc vào nhận thức, năng lực, đạo đức công
vụ và ý chí chu quan của những người THTT Hai /a, nhận thức, năng lực, trách
nhiệm va đạo đức nghề nghiệp của người bào chữa Sự tham gia của người bao chữa có vai trò quan trọng, góp phần cung cấp thêm chứng cứ có lợi cho bị can, bị cáo, đồng thời giúp cho hội đồng xét xử có nhận định khách quan hơn về vụ án Vậy nên, dé phát huy hết vai trò của mình, người bào chữa cần đáp ứng đủ những tiêu chuân mà pháp luật yêu cầu Ba /à, nhận thức của người dân nói chung và bị can, bị cáo nói riêng trong việc bảo đảm quyền bào chữa Nếu chính chủ thé của quyền bào chữa không nhận thức được quyên lợi của mình, không hiểu biết pháp luật, không có năng lực đề thực hiện thì quyền bào chữa không được bảo đảm một cách hiệu quả nhất.
Các yếu tố khách quan thuộc về môi trường thé chế (pháp luật, thiết chế, nguôn lực), môi trường kinh tế - xã hội, văn hóa (điều kiện, trình độ phát triển kinh tế - xã hội theo vùng, miền, địa bàn ), môi trường hội nhập quốc tế (các tác động của hội nhập kinh tế, pháp luật ) Trên thực tế, các yêu tô này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên việc thực hiện và bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo Do đó, đòi hỏi phải có những chính sách, giải pháp phù hợp với từng đối tượng, địa bàn nhằm đảm bảo sự bình đăng thực hiện quyền bào chữa và tiếp cận công lý của người bị buộc tdi.
1.1.4 Mối quan hệ giữa bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo với bảo đảm các quyền khác của người bị buộc tội trong pháp luật Việt Nam
1.1.4.1 Bảo đảm quyên bào chữa của bị can, bị cáo trong mỗi quan hệ với
quyên được suy đoán vô tội
Trang 26Pháp luật tố tụng hình sự ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều ghi nhận quyền suy đoán vô tội Ở Việt Nam, quyền này được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 tại Điều 31, khoản 1, theo đó: “Người bị buộc tội được coi là không có lội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản an kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật° Quy định này tiếp đó được cụ thé hóa trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 tại Điều 14 (đoạn 1) Trước đó, quyền được suy đoán vô tội cũng đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 (Điều 72), tuy nhiên, quy định trong Hiến pháp năm 2013 được xem là phù hợp và tiến bộ hơn.
Dé thi hành Hiến pháp, bao đảm sự phù hợp của pháp luật tố tụng hình sự với Hiến pháp, BLTTHS tại Điều 13 đã quy định “nguyên tắc suy đoán vô tội” với nội dung cụ thé hơn so với Điều 9 BLTTHS năm 2003 như sau: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thu tục do Bộ luật này quy định và có bản an kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật Khi không du và không thể làm sảng tỏ căn cứ dé buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyên tiễn hành tô tụng phải kết
luận người bị buộc tội không có tội.
Nguyên tắc này có mối quan hệ mật thiết với nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa, cũng như bảo đảm quyền của bị can, bị cáo được trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội Quy định này có ưu điểm là quyền của bị can, bị cáo cơ bản được bảo đảm, trách nhiệm của cơ quan THTT được nâng lên Bao đảm quyền bao chữa của bị can, bị cáo có quan hệ chặt chẽ với quyền được suy đoán vô tội bởi nếu đã bị coi là có tội ngay từ khi chưa xét xử thì việc thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo chỉ còn là hình thức Ngoài việc bảo đảm cho bị can, bị cáo tự bào chữa bằng việc tạo điều kiện thuận lợi dé họ thực hiện các quyền luật định như đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật để chứng minh sự vô tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì việc bảo đảm thuận lợi cho việc tham gia tố tụng của người bào chữa cũng vô cùng cần thiết.
Ngoài ra, yêu cầu về chứng minh tội và lỗi của người bị buộc tội cũng đặt ra van đề trách nhiệm chứng minh Nguyên tắc suy đoán vô tội đòi hỏi rằng trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về phía buộc tội Điều 15 BLTTHS năm 2015 quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyên tiễn hành tố tụng Người bị buộc tội có quyên nhưng không buộc phải chứng minh là
Trang 27mình vô toi’ Tức là, cùng với việc khăng định một người không thể bị coi là có tội
khi chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật cũng có nghĩa thừa nhận
bị can, bi cáo không có nghĩa vụ phải chứng minh sự vô tội của minh Bi can, bi cáo
luôn luôn được quyên tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa như Hiến pháp năm 2013 và BLTTHS năm 2015 đã xác định và thực hiện quyền đó bằng mọi biện pháp hợp pháp, trong đó có việc đưa ra chứng cứ chứng minh sự vô tội của mình. Muốn bảo đảm quyền bào chữa cho bị can, bị cáo đòi hỏi các cơ quan, người THTT phải quán triệt đầy đủ nội dung của quyền suy đoán vô tội dé tránh bỏ qua các cơ hội dé bi can, bị cáo gỡ tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của họ.
1.1.4.2 Bảo đảm quyên bao chữa của bị can, bị cáo trong mỗi quan hệ với quyên được xét xử kip thời, công bang, công khai
Quyền được xét xử kịp thời, công bằng, công khai là quyền cơ bản của người
bị buộc tội nói chung hay bị can, bị cáo nói riêng trong vụ án hình sự, được pháp
luật quốc gia và quốc tế ghi nhận và bảo vệ Nhằm bảo đảm cho việc xét xử được công bằng, công khai cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của mọi cá nhân, Điều 14.1 ICCPR quy định: “Tat cả mọi người đều bình dang trước tòa án và hội dong xét xử Bat kỳ người nào déu có quyên đòi hỏi việc xét xử công bằng và công khai do một tòa án có thẩm quyên, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật để quyết định về lời buộc tội trong vụ án hình sự hoặc xác định quyền và nghĩa vụ của người đó trong to tụng dén sự” Tương tu, tại Điều 10 Công ước Quốc tế về quyền dân sự, chính trị cũng quy định: mọi người đều bình đăng về quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án độc lập và khách quan để xác định các quyền và nghĩa vụ của họ, cũng như về bất cứ sự buộc tội nào đối
với họ.
Khoản 2 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai Trong trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai Cụ thê hóa nguyên tắc Hiến định trên, BLTTHS năm 2015 quy định nguyên tắc tắc Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai tại Điều 25 BLTTHS.
Trước hết nguyên tắc trên đòi hỏi tòa án phải xét xử không quá mức chậm trễ bởi vì “công ly bị trì hoãn tức là công lý bị chối bỏ”.!Š Xét xử kịp thời, không chậm
tré nhăm đảm bảo quyên con người của những người bị buộc tội Bởi lẽ, người bị
'S Pascal — Luật gia La Mã.
Trang 28buộc tội được coi la không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục luật định và có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật nhưng không có nghĩa quyền cơ bản của họ không bị ảnh hưởng Trong quá trình tố tụng, các biện pháp cưỡng chế tố tụng, biện pháp ngăn chặn hoàn toàn có thể được áp dụng đối với người bị buộc tội khi có căn cứ luật định, dẫn đến một số quyền con người của họ bị hạn chế Do đó, quá trình giải quyết vụ án càng kéo dài, việc xét xử không kịp thời trong mọi trường hợp đều gây anh hưởng bat lợi đến đối tượng bị buộc tội.! Cho nên, bảo đảm việc xét xử kip thời chính là hướng đến bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền bào chữa.
Quyền được xét xử kip thời, công băng, công khai còn được thê hiện ở việc
người bị buộc tội phải được xét xử bởi một phiên tòa mà ở đó họ được thực hiện các
quyền của mình mà Hiến pháp và pháp luật quy định như: được thông báo về phiên tòa, được biết mình bị xét xử về tội gi, được bào chữa hay nhờ người bao chữa, được tranh luận tại phiên tòa Khi quyền của các bên tham gia tố tụng được đảm
bảo và đúng trình tự, thủ tục luật định thì việc xét xử được coi là kip thời, công
băng, công khai Ngoài ra, công băng ở đây còn là sự ngang bang về quyền giữa các bên trong tổ tụng Các bên buộc tội với bên gỡ tội có quyền như nhau trong việc đưa ra chứng cứ, quan điểm, yêu cầu Quyền bào chữa có vai trò đặc biệt là quyền bảo vệ các quyền khác, bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo chính là một yêu tố cần thiết để bảo đảm quyền được xét xử kịp thời, công bằng, công khai.
1.1.4.3 Bảo đảm quyên bào chữa của bị can, bị cáo trong mỗi quan hệ với bảo đảm tranh tụng dân chi, bảo dam quyên bình dang trước pháp luật
Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên ghi nhận nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử tại khoản 5, Điều 103 Hiến pháp: “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo” Quy định này là nền tảng pháp lý cơ bản để nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa và đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo được thực thi trên thực tế Đồng thời, đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ với Viện kiểm sát nhân dân, hướng tới nên tố tụng tranh tụng công khai, bình đắng, hướng tới giải quyết vụ án khách quan, đúng sự thật, toàn diện và triệt dé Trên nền tảng nguyên tắc Hiến định, Điều 26 BLTTHS năm 2015 đã bổ sung nguyên tắc “Tranh tung trong xét xử được bảo
! Đào Thị Quỳnh Mai (2018), Nguyên tắc bảo đảm quyển bình đăng trước pháp luật theo pháp luật TTHS
Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.24.
Trang 29đảm” Quy định mới này là căn cứ pháp lý quan trong dé dam bảo quyền bao chữa nói riêng và quyền công dân, quyền con người nói chung.
BLTTHS năm 2015 đã quy định rõ các bên trong TTHS có khả năng, điều kiện ngang nhau trong việc đưa ra ý kiến, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, tìm hiểu các thông tin có trong hồ sơ vụ án và tranh luận dân chủ trước tòa án Đây là tiền đề quan trọng để các chủ thê thực hiện hoạt động tranh tụng bảo vệ quan điểm, quyền lợi của mình khi tham gia tố tụng mà việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bi cáo chính là biêu hiện tính dân chủ rõ nét trong hoạt động tranh tụng.
Bình dang trước pháp luật là một nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp và được cụ thé hóa trong BLTTHS Quyên bình đăng là quyền pháp lý cơ bản của mỗi công dân khi tham gia TTHS Trong cùng một vai trò của người tham gia tô tụng, họ có quyên, nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật TTHS Những người THTT và những người tham gia tố tụng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án là bình dang Nếu quyền binh đăng được đảm bảo thì đây là cơ sở, tiền đề bảo đảm cho việc thực hiện quyền bào chữa của các bên có hiệu quả Ngược lại, khi quyền bào chữa trong TTHS được bao đảm thực hiện có nghĩa đang góp phan bảo đảm quyền bình dang
trước pháp luật.
1.2 Quy định của pháp luật về bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo 1.2.1 Quy định của pháp luật về bảo đảm quyền tự bào chữa của bị can,
bị cáo
Tự bào chữa là một trong những hình thức dé bị can, bị cáo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật Tự bào chữa là quyền năng tô tụng đặc thù của bị can, bị cáo được pháp luật ghi nhận và bảo đảm cho phép bị can, bị cáo tự mình thực hiện các hành vi tố tụng và biện pháp bào chữa theo quy định của pháp luật nhằm minh oan, bác bỏ sự buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình Họ có thé đưa ra lý lẽ, các chứng cứ hoặc yêu cầu dé bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của họ khi không có sự tham gia của người bào chữa Quyên tự bào chữa của bị can, bị cáo được bảo đảm thực hiện xuyên suốt quá trình tố tụng từ khi bị tạm giữ đến khi có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
1.2.1.1 Bảo đảm quyên tự bào chữa của bị can
Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 BLTTHS năm 2015, bị can là người đã bị khởi tố về hình sự, tham gia tố tụng ở giai đoạn điều tra, truy tố và một phần giai
Trang 30đoạn xét xử sơ thâm Bị can có quyên tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 60 Bị can là đối tượng bị buộc tội trong vụ án, và để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp nói chung và quyền bào chữa nói riêng cho bị can, khoản 2 Điều 60 BLTTHS quy định cho bị can các quyền sau đây:
- Được biết ly do mình bị khởi tố.
Bị can cần phải được biết tội danh họ bị khởi tố Chỉ khi họ biết tội danh mà đang bị cơ quan có thâm quyên buộc tội thì họ mới có thé đưa ra những chứng cứ, lí
lẽ phủ nhận việc buộc tội BỊ can phải được giao nhận quyết định khởi tố bị can,
trong trường hợp có sự thay đối, bố sung quyết định khởi tố bị can, quyết định này cũng phải giao cho bị can.!” Việc giải thích cho bị can quyền, nghĩa vụ và ly do bị khởi tố cũng chính là để bị can nắm bắt được thông tin, chủ động trong việc thực hiện quyền bào chữa của họ Trách nhiệm giải thích cho bị can trong trường hợp này thuộc về Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và phải được ghi lại nội dung theo biên bản hỏi cung và đưa vào hồ sơ vụ án Điều này giúp cho bị can biết được các quyền dé chống lại khi bị xâm hại đến tinh mạng, sức khỏe một cách trái pháp luật.
- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ.
Khi giao quyết định khởi tố cho bị can, cơ quan điều tra phải thông báo, giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ của mình Việc thông báo, giải thích các quyền và nghĩa vụ dé bị can có thể hiểu rõ và thực hiện tốt các quyên và nghĩa vụ đó Khi không hiểu rõ quyền và nghĩa vụ pháp luật quy định, bị can sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra các quyết định, thực hiện các hành vi để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình Trên cơ sở được giải thích rõ về quyền và nghĩa vụ, bi can sẽ lựa chọn được hành vi có thé bảo vệ tối đa lợi ích của mình mà không trái với quy định pháp luật.
Đề bảo đảm quyền này cho bị can, pháp luật đã quy định trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa cụ của người tham gia tố tụng tại Điều 71 BLTTHS năm 2015 Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định khởi t6 bị can của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra phải giao ngay quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can Ngoài ra, tại Điều 4 Thông tư số 70/2011/TT-BCA ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ Công an quy định chỉ tiết thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền
'7 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tổ tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, 2018,
Hà Nội, tr 137.
Trang 31bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự cũng ghi rõ: Khi giao quyết định khởi tố bị can cho bị can, Điều tra viên phải đọc và giải thích cho họ biết rõ về quyên, nghĩa vụ của bị can theo quy định của BLTTHS.
- Trình bày lời khai, trình bày ý kiến.
Bị can có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến vụ án, đây là quyền chứ không phải là nghĩa vụ của họ Lời khai của bị can là một loại nguồn chứng cứ, trên cơ sở quy định của pháp luật, các cơ quan,
người THTT sẽ xem xét, đánh giá tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp
dé ra quyết định t6 tụng được chính xác Cơ quan điều tra không được dùng những biện pháp trái pháp luật dé buộc tội bị can phải khai báo, điều đó là vi phạm quyền của bị can và có thể dẫn tới sai lầm trong kết quả điều tra Do đó, việc bị can trình
bày lời khai trước cơ quan THTT là hoạt động quan trọng trong việc làm sáng tỏ
các tình tiết của vụ án, giúp bi can có thé thực hiện tốt hơn việc tự bào chữa dé bảo vệ quyền lợi của chính họ.
- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu.
Bị can có quyền cung cấp những chứng cứ, tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án Day được coi là một cách thức để bị can thực hiện quyền tự bào chữa của mình Khi nhận được các tài liệu, đồ vật do bị can cung cấp, Cơ quan điều tra phải tiến hành kiểm tra, đánh giá theo quy định pháp luật nhằm xác định tính liên quan của các tài, đồ vật đến vụ án.
- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thâm quyền tiến hành tổ tụng kiểm tra, đánh giá.
Sau khi đưa ra những chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu, dé có thé tự gỡ tội cho mình hoặc dùng làm tình tiết giảm nhẹ, bị can có quyền trình bày ý kiến của mình về những vật đó Nếu cần thiết, bị can có thể yêu cầu người có thâm quyền tiễn hành tố tụng kiểm tra, đánh giá về tính xác thực, đúng dan của những vật này.
- Đọc, ghi chép bản sao tài liệu tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu.
Cơ quan điều tra phải bảo đảm cho bị can xem xét tất cả những tài liệu liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội cũng như việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra để cho bị can biết mình bị buộc tội gì và băng những chứng cứ nào Từ đó, bị can có
thê thực hiện tôt quyên bào chữa của mình BỊ can được xem xét tài liệu sẽ giúp cho
Trang 32việc khắc phục những thiếu sót và không đầy đủ trong quá trình điều tra cũng như việc tiến hành điều tra được khách quan và toàn diện Điều này càng làm cho Điều tra viên có trách nhiệm hon trong quá trình tiến hành điều tra vụ án.
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tung của cơ quan, người có thẩm quyền tiễn hành tố tụng.
Khi có căn cứ cho rằng cơ quan, người THTT ban hành quyết định hoặc có hành vi tố tụng không đúng quy định của pháp luật, các tình tiết của vụ án, làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của bị can thì họ có quyền khiếu nại đến người có thâm quyền về quyết định hoặc hành vi đó Cùng với việc khiếu nại, bị can sẽ cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho khiếu nại của mình dé người có thẩm quyền xem xét, đánh giá và giải quyết khiếu nại Việc bảo đảm quyên khiếu nại cho bị can tạo cơ sở, điều kiện cho bảo đảm quyền bào chữa của họ Khi bị can thực hiện tốt quyên khiếu nại, họ cũng đang thực hiện quyền dé bảo đảm quyền bào chữa của
minh Qua đó, đòi hỏi các cơ quan, người THTT phải thận trọng, tuân thủ nghiêm
các quy định của pháp luật trong khi THTT, phải tôn trọng các quyền và lợi ích hợp
pháp của bị can.
1.2.1.2 Bảo đảm quyên tự bào chữa của bị cáo
Bị cáo là người đã bị tòa án quyết định đưa ra xét xử Bị cáo tham gia tố tụng từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử đến khi bản án hoặc quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật Việc bảo đảm quyền tự bào chữa của bị cáo trong giai đoạn này chịu ảnh hưởng từ các hoạt động tô tụng của Tòa án Do đó, để bảo đảm quyền tự bào chữa cho họ, khoản 2 Điều 61 BLTTHS quy định các quyền của bị cáo cụ thé như sau:
- Nhận các quyết định tố tụng: quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đôi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình
chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác.
Các quyết định tô tụng là những văn bản có liên quan trực tiếp đến quyên, nghĩa vụ của bị cáo, trong đó có quyền bào chữa Khi bị cáo được nhận được đầy đủ các quyết định này, họ sẽ tiếp cận được những thông tin cần thiết, có điều kiện tốt hơn trong việc thực hiện quyền bào chữa cũng như các quyền và nghĩa vụ tô tụng khác Cùng với thông tin được thé hiện trong kết luận điều tra, ban cáo trạng và các tình tiết của vụ án, việc nghiên cứu quyết định đưa vụ án ra xét xử cũng là cơ sở để bị cáo thực hiện quyền bào chữa.
Trang 33- Tham gia phiên tòa.
Trong tô tụng hình sự, phiên tòa có ý nghĩa rat quan trọng, tại đây moi tình tiết của vụ án, căn cứ buộc tội bị cáo, các tình tiết gỡ tội sẽ được xác định một cách công khai với sự tham gia của các bên tố tụng Tại phiên tòa, bị cáo bình dang với Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng khác trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ tại phiên tòa Vì vậy, việc bi cáo có quyền tham gia phiên tòa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc bị cáo thực hiện quyền tự bào chữa dé bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình Chỉ có tham gia phiên tòa thì bị cáo mới có thé nam được thông tin, tài liệu, chứng cứ từ đó đưa ra lý lẽ, chứng cứ gỡ tội phù hợp, đảm bảo quyền tự bào chữa của họ trước sự cáo buộc của Viện kiểm sát tại phiên tòa.
- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ.
Trong quá trình tham gia tố tụng tại các giai đoạn khác nhau với các tư cách khác nhau, bị cáo đã được các cơ quan THTT, người THTT giải thích quyền và nghĩa vụ cho họ Tuy nhiên, giai đoạn xét xử là giai đoạn có tính quyết định đến số phận pháp lý của bị cáo nên trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải giải thích quyền và nghĩa vụ của bị cáo tại phiên tòa trong đó có quyền bào chữa như đưa chứng cứ, tài liệu, đồ vật, tham gia xét hỏi, tranh luận Biết mình có những quyền gì và nghĩa vụ gì sẽ giúp cho bị cáo chủ động hơn, thực hiện tốt nhất quyền bào chữa dé bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình.
- Đề nghị giám định, định giá tài sản; thay đổi người tiễn hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tô tụng khác và người có thâm quyền THTT tham gia phiên tòa.
Bi cáo là người bi buộc tội trong vụ án hình sự và có quyết định đưa vụ án ra xét xử Việc xét xử như thế nào sẽ có tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của bị cáo Người THTT, người giám định, người phiên dịch có vai trò rất lớn trong việc giải quyết vụ án Vì vậy, để bảo đảm sự khách quan, công tâm của những THTT, tránh sự xâm phạm đến quyên và lợi ích của mình, bị cáo có quyền đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát hoặc Chánh án Tòa án có thâm quyền thay đổi người THTT, người giám định, người phiên dịch khi có căn cứ rõ ràng để cho rằng những người này không vô tư trong khi làm nhiệm vụ Việc bị cáo đề nghị thay đổi người THTT,
người giám định, người dịch thuật giúp việc đưa ra chứng cứ đê bào chữa được xem
Trang 34xét và đánh gia khách quan, trung thực hơn, tránh được sự thiên vi không có lợi cho
việc bào chữa cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ từ phía người có thâm quyền THTT.
- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu.
Phương tiện mà bị cáo sử dụng để tự bào chữa chính là các thông tin mà bị cáo nắm được có lợi cho mình Bị cáo có quyền đưa ra các tài liệu, đồ vật tại phiên tòa để gỡ tội, chứng minh bị cáo không phạm tội hoặc chứng minh những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo Hội đồng xét xử phải kiểm tra, xác minh, đánh giá các đồ vật, tài liệu mà bị cáo đưa ra dé cân nhac, đưa ra phán quyết Tuy nhiên, việc thực hiện quyền này của bị cáo cũng gặp rất nhiều khó khăn trong trường hợp bị cáo bị tạm giữ, tạm giam thì không có cơ hội dé thu tập tài liệu,
chứng cứ có lợi cho họ Ngoài ra, để có thêm nguồn tài liệu có lợi cho việc bào
chữa, pháp luật cũng quy định cho bị cáo có thể đưa ra những yêu cầu đối với Hội đồng xét xử tại phiên tòa như: yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng: yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét; yêu cầu xem biên bản phiên tòa
- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thâm quyền THTT kiểm tra, đánh giá.
Thông thường những chứng cứ, tài liệu, đồ vật này có ý nghĩa gỡ tội cho bị cáo, chứng minh bị cáo không phạm tội hoặc chứng minh những tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Do vậy, Hội đồng xét xử khi nhận được các chứng cứ, tài liệu, đồ vật do bị cáo cung cấp thì phải tiễn hành kiểm tra, đánh giá khách quan dé xác định các chứng cứ, tài liệu, đồ vật đó có phải là chứng cứ trong vụ án hay không? Giá trị của nó trong việc xác định sự thật của vụ án? Điều đó giúp cho quyền bào
chữa của bị cáo được bảo đảm một cách khách quan.
- Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống
lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.
Tại phiên toà trước Hội đồng xét xử, bị cáo có quyền được trình bày về lời khai của mình, hoặc ho có thé không buộc phải khai báo cũng như không buộc phải nhận mình có tội trước Hội đồng xét xử Theo đó, bị cáo có quyền tự mình đưa ra những lý lẽ, chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của bản thân trước sự buộc tội của Viện kiểm sát và các ý kiến bất lợi từ những người tham gia tố tụng Khi trình bày ý kiến
tranh luận tại phiên tòa, bi cáo phải được tao điều kiện dé trình bày hết ý kiến nhằm
làm rõ sự thật khách quan của vụ án, thực hiện tôt quyên tự bào chữa của mình.
Trang 35- Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý, tranh luận tại phiên tòa Khi thấy có tình tiết còn mâu thuẫn, chưa rõ hoặc không đúng với thực tế diễn biến của vụ án, bị cáo có quyền đề nghị được hỏi những người tham gia phiên tòa hoặc được đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi dé làm rõ, củng cô chứng cứ gỡ tội, chứng cứ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho họ Việc đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa sẽ làm tăng tính chủ động cho bị cáo, giúp bị cáo thực hiện quyền bào chữa của mình được tốt hơn, việc hỏi cũng như đối chất trực tiếp tại phiên tòa sẽ là căn cứ quan trọng làm cho việc xét xử được khách quan hơn cũng như tăng tính thuyết phục hơn.
- Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bố sung vào biên ban phiên tòa Dé tránh sai sót trong việc ghi chép lại quá trình diễn ra tại phiên tòa, bị cáo có quyền xem biên bản phiên tòa và yêu cầu ghi những sửa đổi, bố sung vào biên bản đó, điều này đồng nghĩa với việc bị cáo đồng ý với quá trình xét xử nếu không có những yêu cầu bồ sung hoặc thay đôi khác.
1.2.2 Quy định của pháp luật về bảo đảm quyền nhờ người khác bào chữa
của bị can, bị cáo
Nhờ người khác bao chữa là hình thức nhờ giúp đỡ về mặt pháp ly cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa cho bản thân, hoạt động này không chỉ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người bị buộc tội mà còn đảm bảo cho việc giải quyết vụ án khách quan, toàn diện, đầy đủ Dé bị can, bị cáo có kha năng tự bảo vệ các quyên, lợi ích hợp pháp của mình trước sự nghi ngờ, buộc tội của các cơ quan THTT, pháp luật đã quy định cho họ quyền tự bào chữa Tuy nhiên, đa số bị can, bị cáo còn hạn chế về trình độ hiểu biết pháp luật, kỹ năng bào chữa nên không phải bị can, bị cáo nào cũng có khả năng thực hiện hiệu quả quyền tự bào chữa Do đó, quy định về quyền nhờ người khác bào chữa là một bảo đảm quan trọng dé bị can, bị cáo thực hiện các quyền tố tụng để bào chữa cho mình trước sự nghi ngờ, buộc tội của cơ quan có thâm quyền hoặc trong những trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải có người bào chữa nhăm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, bảo đảm tính khách quan, tính hợp pháp cho các hoạt động tố tụng.
Khoản 2 Điều 72 BLTTHS năm 2015 quy định về người bào chữa có thể là: Luật sư, người đại diện của người bị buộc tội, bào chữa viên nhân dân, trợ giúp viên
pháp lý.
- Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của
Trang 36Luật Luật sư, thực hiện dịch vu pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tô chức nhằm bảo vệ các quyên, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật, góp phan bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân; quyên, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tô chức Ngoài việc thực hiện theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, Luật
Luật sư còn quy định trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý và thực hiện
các vụ việc theo chỉ định của các cơ quan tiễn hành tố tụng !Š
- Người đại diện của bị can, bị cáo có thể thực hiện bào chữa trong trường hợp người bị buộc tội là người có nhược điểm về thé chất mà không thể tự bào chữa, người có nhược điểm về tinh thần hoặc người dưới 18 tuổi Người đại diện có thé là cha mẹ đẻ, cha me nuôi, anh chi em ruột hoặc người giám hộ của họ Pháp luật không có quy định về những yêu cầu đối với người đại diện hợp pháp tuy nhiên dé thực hiện chức năng bào chữa có hiệu quả thì những người này phải có kiến thức về pháp luật.
- Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tô chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bao chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tô chức mình.!° Tiêu chuẩn của bào chữa viên nhân dân chưa thực sự cụ thể và chưa ngang bằng với trợ giúp viên pháp lý và luật sư, tuy nhiên đây cũng là đối tượng giúp tránh được sự thiếu hụt luật sư, đảm bảo tốt hơn quyền bào chữa cho bị can, bị cáo.
- Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tung dé bào chữa, bảo vệ cho người được trợ giúp pháp lý Những đối tượng được trợ giúp pháp lý là những người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người đưới 18 tudi; là nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình hay nạn nhân của hành vi mua bán người; người nhiễm HIV Hay một số đối tượng chính sách như: người có công với cách mạng, người nhiễm chất độc màu da cam, người cao tuổi, người khuyết tat 2° Những đối tượng này có nhu cầu nhờ người bào chữa nhưng do một số điều kiện nhất định nên Nhà nước có chính sách trợ giup pháp lý dé bảo dam cho đổi tượng nay được hưởng dich vụ pháp ly miễn phi.
Người bào chữa dù là luật sư; người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo;
!8 Khoản 12 Điều 1 Luật sửa đôi, bé sung một số điều của Luật Luật su năm 2012.
tà Khoản 3 Điêu 72 BLTTHS năm 2015.20 Điêu 7 Luật Trợ giúp pháp ly năm 2017.
Trang 37bào chữa viên nhân dân hay trợ giúp viên pháp lý, thì khi muốn thực hiện nhiệm vụ bào chữa đều phải được cơ quan THTT xem xét các điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật và chấp nhận dé họ thực hiện nhiệm vụ bào chữa trong vụ án do cơ quan tiến hành tố tung đó thụ lý.
Trong TTHS, người bào chữa là người tham gia tố tụng được đặt bên cạnh
những người bị buộc tội như bị can, bị cáo Xuất phat từ ý thức chu quan của minh,
bị can, bị cáo có thé từ chối người bào chữa ở bat kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng nếu họ thấy sự tham gia của người bào chữa không làm tốt hơn hoặc làm xấu đi tình trạng của họ Tuy nhiên, khi bị can, bị cáo đã đồng ý để người bào chữa tham gia t6 tung bào chữa cho ho thì người bào chữa sẽ nhân danh họ dé tiến hành các hoạt động nhăm thực hiện nhiệm vụ của của người bao chữa Ngoài ra, người bào chữa được pháp luật trao cho các quyền nhất định trong quá trình giải quyết vụ án nên họ có lợi thế hơn bị can, bị cáo trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những đối tượng này Hơn nữa, việc tham gia của người bào chữa không làm mất đi quyền tự mình bào chữa của bi can, bi cáo.
Khi tham gia tố tụng, người bào chữa có nhiệm vụ làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án và đưa ra những chứng cứ, lý lẽ để gỡ tội cho thân chủ mình, cùng thân chủ hợp thành một bên tranh tụng Đề người bào chữa thực hiện chức năng làm sáng tỏ những tình tiết gỡ tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo và giúp đỡ bị can, bị cáo về mặt pháp lý Điều 73 BLTTHS năm 2015 đã quy định đầy đủ và cụ thé hơn về quyên và nghĩa vụ của người bào chữa.
Quyền của người bào chữa:
- Người bào chữa được gặp và hỏi người bị buộc tội Trong mọi giai đoạn tô tụng, người bào chữa đều có quyền được gặp người bị buộc tội dé trao đổi những van đề liên quan đến vụ án, liên quan đến việc bào chữa Hoạt động này giúp cho người bào chữa có thé nắm bắt được đầy đủ các tình tiết của vụ án, các đặc điểm về nhân thân và diễn biến tâm lý, tâm tư, nguyện vọng của người được bao chữa Qua gặp gỡ, trao đối, người bào chữa giải thích những van đề về pháp luật và cũng có thé tác động đến người bị buộc tội dé họ có thái độ thành khan khai báo hơn.
- Có mặt khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyên tiễn hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi bị can Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyên kết thúc thì người bào chữa có thé hỏi bị can Việc tham gia vào quá trình hỏi cung bi can sẽ giúp cho người bào chữa năm bắt được các tình tiệt
Trang 38quan trọng về vụ án, thu thập chứng cứ cho luận chứng bào chữa của mình Đồng thời, sự có mặt của người bào chữa có ý nghĩa trong việc bảo đảm cho quyền bào chữa của bị can, củng cô tinh thần, ôn định tâm lý cho bị can, tránh việc bị mớm cung, ép cung, nhục hình từ phía co quan điều tra Việc có mặt khi lay lời khai sé giúp người bào chữa theo đõi được quá trình điều tra và tình hình chứng cứ, người bào chữa có thể phát hiện ra những tình tiết có ý nghĩa trong việc bào chữa cho bị can Qua đó giúp cho người bao chữa chuẩn bị cho việc bào chữa tốt hon.
- Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này Thông thường, người bào chữa thường có mặt trong các hoạt động điều tra mà qua đó giúp họ thu thập chứng có lợi cho thân chủ Sự có mặt của người bào chữa trong các hoạt động điều tra không chỉ có ý nghĩa đối với người bào chữa mà còn giúp hạn chế những thiếu sót, vi phạm của Điều tra viên như không làm rõ mối quan hệ giữa bị can với người bị hại, cỗ tình hủy bỏ chứng cứ, làm sai lệch hồ sơ vụ án
- Được cơ quan có thâm quyền THTT báo trước về thời gian, địa điểm lay lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này Dé có thé thực hiện được quyên có mặt khi lay lời khai của người bị tam giữ, hỏi cung bị can thì người bào chữa cần phải được biết trước về thời gian, địa điểm co quan điều tra tiễn hành lấy lời khai, hỏi cung cũng như các hoạt động điều tra khác Việc thông báo cho người bào chữa biết thời gian, địa điểm là trách nhiệm luật định của cơ quan điều tra.
- Được đề nghị thay đôi người THTT, người giám định, người phiên dich,
người định giá tài sản khi có căn cứ cho rằng những người này không vô tư, khách quan hoặc vi phạm tổ tụng Dé đề nghị của mình về việc thay đổi người THTT, người phiên dịch được xem xét giải quyết kịp thời, ngoài việc phải tuân thủ những căn cứ luật định thì việc đề nghị phải được đề đạt tới đúng người có thâm quyền quyết định Yêu cầu có căn cứ của người bào chữa được các chủ thể THTT giải quyết không những sẽ góp phan bảo vệ quyền và lợi ích của người được bao chữa mà còn giúp các chủ thể THTT hoàn thành nhiệm vụ của họ, đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động tố tụng.
- Được thu thập chứng cứ, tài liệu, yêu cầu; kiêm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thâm THTT kiểm tra, đánh giá Để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình
Trang 39bào chữa, người bi hại, người làm chứng và những người tham gia tố tụng khác dé hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; có quyền đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, đữ liệu liên quan đến bào chữa Tùy từng giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, chứng cứ, đồ vật có liên quan, người bào chữa phải kịp thời giao cho cơ quan có thâm quyền THTT để đưa vào hồ
SƠ vụ án.
- Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra Sau khi kết thúc giai đoạn điều tra, người bào chữa có quyên đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu có trong hồ sơ vụ án, nghiên cứu hồ sơ để biết được mọi tình tiết của vụ án, lời khai của người làm chứng mà trước đó người bào chữa chưa được biết tới Qua hoạt động này, người bào chữa nắm được toàn bộ nội dung vu án, trên co sở đó chuẩn bị cho việc bao
chữa, tham gia tranh tụng tại phiên tòa.
- Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa Vai trò của người bào chữa được thể hiện rõ nét nhất tại phiên tòa Việc tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa của người bào chữa nhằm mục đích làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án hình sự Tại phiên tòa, người bao chữa có quyên hỏi bị cáo và những người tham gia tố tụng khác về những tình tiết chưa rõ, chưa đầy đủ nhằm làm sáng tỏ các tình tiết trong vụ án, các tình tiết có lợi cho người được bao chữa Thông qua tranh luận, người bào chữa sẽ đưa ra những phân tích, lập luận, lý lẽ dé bảo vệ bị cáo, bác bỏ buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm đối với bị cáo.
Bên cạnh các quyền, người bào chữa có các nghĩa vụ nhằm bảo đảm quyền bào chữa hiệu quả, đúng pháp luật như: sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; giúp bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của họ; không được từ chối bào chữa cho bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận bào chữa, nếu không có lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan; tôn trọng sự thật; không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản và không được sử dụng thông tin đó vào mục đích xâm phạm
lợi ích của Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tô chức, cá nhan ”!
?! Khoản 2 Điều 73 BLTTHS năm 2015.
Trang 401.2.3 Trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo đảm quyên bào chữa cho bị can, bị cáo
Quyền bào chữa có ý nghĩa rất quan trọng đối với bị can, bị cáo Thông qua việc thực hiện quyền bào chữa, bị can, bị cáo có thé loại bỏ sự nghi ngờ, phủ nhận một phần hay toàn bộ sự buộc tội của các cơ quan THTT, làm giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm của họ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Nhưng để quyền bào chữa được thực hiện có hiệu quả, trách nhiệm của các cơ quan THTT đóng một vai trò quan trọng Do đó, bên cạnh các quy định về quyền tự bào chữa, quyền nhờ người khác bào chữa thì pháp luật cũng có các quy định cụ thê về trách nhiệm của các cơ quan THTT trong việc bảo đảm quyền bào chữa cho bi can, bi cáo giúp hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự khách quan, toàn diện và đúng pháp luật Trong bất cứ giai đoạn nao cua quá trình t6 tung, du bi can, bi cao tu bao chữa hay nhờ người khác bào chữa thi co quan, người có thẩm quyền THTT đều phải tôn trọng và tạo điều kiện đề họ thực hiện quyền của mình.
Đối với cơ quan điều tra: Cơ quan điều tra có nhiệm vụ điều tra vụ án, tiến hành mọi biện pháp pháp luật quy định dé xác định tội phạm và người phạm tội, lập hồ sơ đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan có liên quan áp dụng các biện pháp khắc phục, ngăn ngừa Kết quả của giai đoạn điều tra có tác động rất lớn đến kết quả giải quyết vụ án, là cơ sở dé Viện kiêm sát xem xét, quyết định có truy tố bị can ra trước Tòa án hay không: kết quả điều tra cũng là căn cứ dé Toa án xem xét, đưa ra quyết định đối với bị cáo Mọi hoạt động của Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra có thể ảnh hưởng trực tiếp đến số phận pháp lý của bị can, bị cáo Cơ quan điều tra phải tạo những điều kiện cho bị can thực hiện các quyền dé tự mình bào chữa hoặc nhờ người khác thực hiện quyền bào chữa như thông qua việc giải thích quyền bào chữa, giải thích các quyền, nghĩa vụ cho bị can Khi họ yêu cầu có người bào chữa thì phải tư vấn, hướng dẫn và tạo điều kiện cho họ mời người bao chữa và thực hiện các thủ tục dé người bao chữa tham gia tố tụng.
Đối với Viện kiểm sát: Viện kiểm sat với chức năng thực hành quyền công tổ và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động TTHS, Viện kiểm sát có quyền tham gia vào tất cả các giai đoạn tố tụng, có vai trò rất lớn trong việc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội Trong phạm vi chức năng của mình, Viện
kiêm sát phải tạo điêu kiện cân thiệt dé bị can, bi cáo có thê hưởng những quyên ma