1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích quan Điểm của hồ chí minh về Đặc trưng, bản chất của chủ nghĩa xã hội Ở việt nam Đảng ta vận dụng quan Điểm Đó như thế nào

53 31 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về đặc trưng, bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đảng ta vận dụng quan điểm đó như thế nào
Tác giả Huỳnh Mai Gia Minh, Huỳnh Thị Phương Như, Trần Hoàng Thiện, Nguyễn Minh Toàn, Nguyễn Trí Toàn, Đặng Văn Trung
Trường học Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Cần Thơ
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 7,8 MB

Nội dung

Ở Việt Nam, ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, với những trải nghiệm thực tiễn sâu sắc trong phong trào đầu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước tư bản phát

Trang 1

UY BAN NHAN DAN THANH PHO CAN THO TRUONG DAI HOC KY THUAT CONG NGHE CAN THO

TIEU LUAN

TU TUONG HO CHI MINH

PHAN TICH QUAN DIEM CUA HO CHÍ MINH

VE DAC TRUNG, BAN CHAT CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM DANG TA VAN DUNG QUAN DIEM DO NHU THE NAO

Trang 2

NHAN XET CUA GIANG VIEN

Trang 3

MUC LUC PHAN I: MỞ DẦU 22222222222222111222211221211212111221111120011122111 re 4 Dan 4

00.020)I9890) c1 -3 6 2.1 Một số khái niệm cơ bản 5222: 2222111222112221112211111211112101 11 6

2.1.1 Khái niệm Tư tưởng Hỗ Chí Minh 5s S11 S11111111111111512721 111.1 se 6

2.2 Tư tưởng Hỗ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ST SE 1E 1182121112121 72272 2e 7

2.3 Liên hệ đặt trưng, bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay II 2.3.1 Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, van MINN eens II

2.3.3 Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ

2.3.4 Có nền văn hóa tiên tiến, dam da ban sắc dân tộc -:552-552 22 252 24

2.3.5 Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn

2.3.6 Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đăng, đoàn kết, tôn trọng và giúp

2.3.7 Có nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì

Trang 4

2.3.8 Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thé gidi 38 2.4 Dang ta vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về đặc trưng của Chủ nghĩa xã hội ở

P Đo 1a 46 PHẦN 3: KẾT LUẬN 25::22221122221122221112221112211121111122111102111 11 E1 50 PHẢN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO - S222 21221112521511152111115211 11121155152 rsey 51

Trang 5

PHAN 1: MO DAU

1.1 Loi mé dau

Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, người đã được UNESCO tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Sở di đạt được như vậy là vì, trong suốt cuộc đời đi tìm con đường giải phóng cho dân tộc và đấu tranh vì hạnh phúc của nhân đân, Người đã biết tiếp thu những tỉnh hoa của các nền văn hóa khác nhau ở cả phương Đông lẫn phương Tây Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội là kết quả trực tiếp từ sự tiếp thu quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội Nhưng, trong quá trình tiêp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh

đã biết vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thê của Việt Nam, một nước có nền văn hóa phương Đông lâu đời Điều đó được thể hiện rõ trong nhiều luận điểm của Người khi nói về việc áp dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và kinh nghiệm nước ngoài vào hoàn cảnh

cụ thê của Việt Nam

Ở Việt Nam, ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, với những trải nghiệm thực tiễn sâu sắc trong phong trào đầu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước tư bản phát triển trên thế giới, tiếp thu những giá trị tỉnh hoa của nhân loại, đặc biệt là từ khi tiếp cận lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lénin, Hồ Chí Minh

đã đúc kết và đưa ra một tư tưởng hết sức đúng đắn, sâu sắc và cách mạng, đó là khắng

định độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa xã hội (CNXH) đang

được xây dựng ở Việt Nam với tư cách là một chế độ xã hội có những đặc điểm ưu việt mang mục tiêu tốt đẹp hướng đến con người - tất cả vì con người phát triển ngày càng toàn diện Con đường đi lên CNXH đã được Hồ Chí Minh và Đảng ta đã chọn lựa một cách sáng suốt và hoàn toàn đúng đắn vì phù hợp quy luật phát triển của nhân loại tiến

bộ Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một vấn đề cốt yếu trong

hệ thống các quan điểm về cách mạng Việt Nam, là một mắt xích quan trọng của vấn đề độc lập dân tộc của Việt Nam Con đường đi lên CNXH của dân tộc ta ngày càng mở ra nhiều thêm những ánh dương tươi đẹp dưới ánh sáng tư tưởng Hỗ Chí Minh về CNXH ở Việt Nam

Trang 6

1.2 Ly do chon dé tai

Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không phải là một khái niệm trừu tượng, mà là một

phản ánh của bản sắc dân tộc và lịch sử Đặc trưng của nó không chỉ đơn giản là lý thuyết

mà còn là một sự kết hợp phức tạp giữa lý tưởng và thực tiễn Bản chất của Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sự đoàn kết, sự hy sinh và quyết tâm của nhân dân trong việc xây đựng một xã hội bình đắng và công băng Việt Nam, như nhiều quốc gia khác, đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa Trong quá trình nảy, việc hiểu rõ về Chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là trong ngữ cảnh Việt Nam, là điều không thê phủ nhận Đề tài này được chọn vì nó mang lại một cái nhìn sâu sắc vào triết lý và cách tiếp cận của Hồ Chí Minh đối với đặc trưng, bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ đó được Đảng vận dụng dé xay dung

và phát triển đât nước ta thành xã hội công bằng, dân chủ và tiến bộ

1.3 Ý nghĩa đề tài

Việc phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về đặc trưng, bản chất của CNXH ở Việt Nam giúp ta có cái nhìn rõ hơn về tư tưởng vĩ đại của Người cũng như sự cố gắng của Đảng trong công cuộc vận dụng những quan điểm đó đề từng bước đưa đất nước ta phát triển Qua đó có thê thấy được tư tưởng Hỗ Chí Minh là tai san tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giảnh thắng lợi Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng tỏ, mặc dù tình hình trong nước và thế giới có những thay đổi nhanh chóng và sâu sắc, nhưng tính đúng đắn, sức sống, sự sáng tạo, phủ hợp với đặc điểm của cách mạng Việt Nam và xu thế thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp chủ yếu sử dụng là phương pháp phân tích văn bản kết hợp với nghiên

cứu hoạt động thực tiễn của chủ tịch Hỗ Chí Minh Hỗ Chí Minh đề lại những bài viết,

bài nói đã được tập hợp thành bộ sách toàn tập Nghiên cứu môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết phải dựa vào những tác phâm của Người

- Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp như: Phương pháp logic, phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học

Trang 7

PHAN 2: NOI DUNG

2.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1 Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam ( năm 2011) nêu khái

niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh" như sau:

Hình 1: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam ( năm 2011)

“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn điện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - LênIn vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các gia tri truyền thông tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tỉnh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tinh than

vô củng to lớn và quy giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thăng lợi"[1]

Khái niệm trên đây chỉ rõ nội hàm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, cơ sở hình thành cũng như ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh

2.1.2 Khái niệm chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa xã hội được tiếp cận theo bốn nghĩa:

- Là phong trào thực tiễn, phong trào đấu tranh của nhân dân lao động chống các giai cấp thống tri

- Là trào lưu tư tưởng, lý luận phản ánh lý tưởng giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức, bóc lột, bất công

Trang 8

- Là một khoa học - Chủ nghĩa xã hội khoa học, khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, khoa học về những quy luật và tính quy luật chính trị - xã hội của quá trình chuyền biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu

là chủ nghĩa xã hội, được xem là một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác - Lénin

- Là một chế độ xã hội hiện thực tốt đẹp, xã hội xã hội chủ nghĩa, g1ai đoạn đầu của hình

thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

2.2.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

Hồ Chí Minh không định nghĩa về chủ nghĩa xã hội Với cách diễn đạt dung di, dé hiệu, đễ nhớ, khái niệm “chủ nghĩa xã hội được Người tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau

bằng cach chỉ ra đặc trưng ở một lĩnh vực nảo đó (như kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, động lực, nguồn lực, v.v.) của chủ nghĩa xã hội Theo Người: “Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nan ban cing, lam cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh

phúc".[2]

So sánh các chế độ xã hội đã tổn tại trong lịch sử dé thay sự khác nhau về bản chất giữa chủ nghĩa xã hội với các chế độ khác, Hồ Chí Minh viết: “Trong xã hội có giai cấp bóc lột thống trị, chỉ có lợi ích cá nhân của một số rất ít người thuộc giai cấp thống trị là được thỏa mãn, còn lợi ích cá nhân của quần chúng lao động thì bị giày xéo Trái lại, trong chế

độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là chế độ đo nhân dân lao động làm chủ, thì mỗi người là ruột bộ phận của tập thế, giữ một vị trí nhất định và đóng góp một phần công lao trong xã hội Cho nên lợi ích cá nhân la nam trong loi ich cua tap thé, là một bộ phận của lợi ích tập thê Lợi ích chung của tập thể được bảo đảm thì lợi ích riêng của cá nhân mới có điều kiện được thỏa mãn"[3] Người khăng định mục đích của cách mạng Việt Nam là tiến đến chủ nghĩa xã hội, rồi đến chủ nghĩa cộng sản [4] vì: Chủ nghĩa cộng sản có hai giai đoạn Giai đoạn thấp, tức là chủ nghĩa xã hội; giai đoạn cao, tức là chủ nghĩa cộng sản Hai giai đoạn ấy giống nhau ở chỗ: Sức sản xuất đã phát triển cao; nền tảng kinh tế thì tư liệu sản xuất đều là của chung: không có giai cấp áp bức bóc lột Hai giai đoạn ay khác nhau ở chỗ: Chủ nghĩa xã hội vẫn còn chút ít vết tích xã hội cũ Xã hội cộng sản thì hoàn toàn không còn vét tích xã hội cũ.[5]

Trang 9

Như vậy, theo Hồ Chí Minh, xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội ở giai đoạn đầu của

xã hội cộng sản chủ nghĩa Mặc dủ còn tồn đọng tàn dư của xã hội cũ nhưng xã hội xã hội chủ nghĩa không còn áp bức, bóc lột, xã hội do nhân dân lao động làm chủ, trong đó con người sống ấm no, tự do, hạnh phúc, quyền lợi của cá nhân và tập thế vừa thống nhất, vừa gan bó chặt chế với nhau

2.2.2 Tiến lên chủ nghĩa xã hội là một tắt yếu khách quan

Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của C Mác khăng định sự phát triển của

xã hội loài người là quá trình lich sử - tự nhiên Theo quá trình này, “Sự sụp đỗ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yêu như nhau”[6] Vận dụng học thuyết của C Mác đề nghiên cứu về tiến trình lịch sử, Hồ Chí Minh cho răng: “Cách sản xuất và sức sản xuất phát triển và biến đôi mãi, do đó mà tư tưởng của n8ười, chế độ xã hội, v.v., cũng phát triển và biến đổi Chúng ta đều biết từ đời xưa đến đời nay, cách sản xuất từ chỗ dùng cành cây, búa đá đã phát triển dẫn đến máy móc, sức điện, sức nguyên tử Chế

độ xã hội cũng phát triển từ cộng sản nguyên thủy đến chế độ nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản chủ nghĩa và ngày nay gần một nửa loài người đang tiến lên chế

độ xã hội chủ nghĩa và chế độ cộng sản chủ nghĩa Sự phát triển và tiến bộ đó không ai

ngăn cản được”[7] Tuy nhiên, ngay từ năm 1953 Hồ Chí Minh đã nhận thấy: Tùy hoàn

cảnh, mà các dân tộc phát triển theo con đường khác nhau Có nước thì đi thắng đến chủ

nghĩa xã hội như Liên Xô Có nước thì phải kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên chủ

nghĩa xã hội như các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam ta [8] Người giải thích: Chế

độ dân chủ mới là chế độ dưới sự lãnh đạo của Đảng và giai cấp công nhân, nhân dân đã đánh đồ đề quốc và phong kiến; trên nền tảng công nông liên minh, nhân đân lao động lam chu, nhân dân dân chủ chuyên chính theo tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lénin.[8]

Hồ Chí Minh muốn khắng định, lịch sử xã hội loài người phát triển qua các chế độ

công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa rồi tiến lên xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa; nhưng lộ trình này không bắt buộc đối với tất cả các nước

mà nó diễn ra theo hại phương thức: Có thể trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa như Liên Xô và cũng có thể bỏ qua giai đoạn này như các nước Đông Âu, Trung Quốc,

Việt Nam.[8]

Như vậy, theo Hồ Chí Minh, tiến lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình tất yếu,

tuân theo những quy luật khách quan, trước hết là những quy luật trong sản xuất vật chất;

Trang 10

song, tùy theo bối cảnh cụ thể mà thời gian, phương thức tiến lên chủ nghĩa xã hội ở mỗi quốc gia sẽ điễn ra một cách khác nhau; trong đó, những nước đã trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa sẽ “đi thăng” lên chủ nghĩa xã hội Những nước chưa qua giai đoạn phát triển này có thê đi lên chủ nghĩa xã hội sau khi đã “đánh đô để quốc và phong kiến” dưới sự lãnh đạo của Đảng vô sản và được tư tưởng Mác - Lênin dẫn đường.[§] Với nhận định trên, Hồ Chí Minh đã cho thấy tính chất chung của các quy luật phát triển xã hội và tính đặc thù trong sự thế hiện các quy luật đó ở những quốc gia cụ thể, trong những điều kiện cụ thê

Đối với Việt Nam, hàng nghìn năm dưới ách thống trị tàn bạo của chế độ phong kiến, thực đân, nhiều khuynh hướng cứu dân, cứu nước đã được thử nghiệm nhưng đều không đem lại kết quả cudi cung ma dan tộc khát khao đạt được Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới là nguồn gốc của tự do, bình đẳng, bác ái, xóa bỏ những bức tường đài ngăn cản con người đoàn kết, yêu thương nhau [9] Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân loại nói chung, của Việt Nam nói riêng vừa là một tất yêu của lịch sử, vừa đáp ứng được khát vọng của những lực lượng tiễn bộ xã hội trong quá trình đấu tranh giải phóng mình 2.2.3 Một số đặt trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội

Là xã hội có ban chat khac han các xã hội khác đã tôn tại trong lịch sử, xã hội xã hội chủ nghĩa có nhiêu đặc trưng, song, nêu tiếp cận từ những lĩnh vực lớn của xã hội, xã hội xã hội chủ nghĩa có một số đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, về chính trị: Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hoi do nhan dan lam chi

Xã hội xã hội chủ nghĩa trước hệt là xã hội do nhân dân làm chủ, nhân dân là chủ dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản trên nên tảng liên mình công - nông Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, địa vị cao nhất là nhân dân Nhà nước là của dân, do dân và vì dân Mọi quyền lợi, quyên lực, quyên hạn thuộc vê nhân dân và mọi hoạt động xây dựng, bảo vệ đât nước, bảo vệ chê độ xã hội cũng thuộc về nhân dân

Những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về đặc trưng chính trị trong xã hội xã

hội chủ nghĩa không chỉ cho thấy tính nhân văn cao cả của Hồ Chí Minh mà còn cho thấy

Người nhận thức rất sâu sắc về sức mạnh, địa vị và vai trò của nhân dân; về sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội khi Đảng lãnh đạo dựa vào nhân dân, huy động được nhân lực, tài lực, trí lực của nhân dân đề đem lại lợi ích cho nhân dân

Trang 11

Thứ hai, về kinh tế: Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội có nền kinh tế phát triểm cao

dựa trên lực lượng sản xuất hién dai và chế độ công hữu về tr liệu sản xuất chủ yếu

Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội phát triển cao hơn chủ nghĩa

tư bản nên xã hội xã hội chú nghĩa phải có nền kinh tế phát triển cao hơn nền kinh tế của

xã hội tư bản chủ nghĩa, đó là nên kinh tế dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ

sở hữu tư liệu sản xuất tiền bộ

Lực lượng sản xuất hiện đại trong chủ nghĩa xã hội biêu hiện: Công cụ lao động, phương tiện lao động trong quá trình sản xuất đã "phát triển dần đến máy móc, sức điện, sức nguyên tử”[7] Quan hệ sản xuất trong xã hội xã hội chủ nghĩa được Hồ Chí Minh diễn đạt: Lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng, v.v làm của chung: là tư liệu sản xuất thuộc về

nhân dân[ 10] Đây là tư tưởng Hỗ Chí Minh về chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yêu

trong xã hội xã hội chủ nghĩa

Thứ: ba, về văn hóa, đạo đức và các quan hệ xã hội: Xã hội xã hội chủ nghĩa có trình

độ phát triển cao về văn hóa và đạo đức, bảo đảm sự công bằng, hợp lý trong các quan

hệ xã hội

Văn hóa, đạo đức thê hiện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống song trước hết là ở các quan hệ xã hội Sự phát triển cao về văn hóa và đạo đức của xã hội xã hội chủ nghĩa thể hiện: xã hội không còn hiện tượng người bóc lột người; con người được tôn trọng, được bảo đảm đôi xử công băng, bình đăng và các dân tộc đoàn kết, găn bó với nhau

Hồ Chí Minh cho rằng: Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới “chú ý xem xét những lợi ích

cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa m tilde an "[3] ; “chi ở trong chế độ xã

hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của mình, phát

huy tính cách riêng và sở trường riêng của mỉnh”[3]

Chủ nghĩa xã hội là cơ sở, là tiền đề đề tiến tới chế độ xã hội hòa bình, đoàn kết,

ấm no, tự do, hạnh phúc, bình đẳng, bác ái, việc lam cho mọi người và vì mọi người; không còn phân biệt chủng tộc, không còn gì có thế ngăn cản những người lao động hiểu nhau và thương yêu nhau[9]

Chủ nghĩa xã hội bảo đảm tính công băng và hợp lý trong các quan hệ xã hội Đó

là xã hội đem lại quyền bình đăng trước pháp luật cho mọi công dân; mọi cộng đồng người đoàn kết chặt chẽ trên cơ sở bình đắng về quyền lợi và nghĩa vụ; ai cũng phải lao

Trang 12

động và ai cũng có quyên lao động[ 1 I], ai cũng được hưởng thành quả lao động của minh

trên nguyên tắc làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít thì hưởng ít, không làm thì không

hưởng, tất nhiên là trừ những người chưa có khả năng lao động hoặc không còn khả năng lao động[10]

Thứ tr, về chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội: Chủ nghĩa xã hội là công trình tập thé của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Từ xã hội chiếm hữu nô lệ đến xã hội tư bản chủ nghĩa, cuộc đấu tranh của người lao động luôn điễn ra ngày càng quyết liệt nhằm thủ tiêu chế độ người bóc lột người Trong chế độ xã hội chủ nghĩa - chế độ của nhân dân, do nhân dân làm chủ, lợi ích của cá

nhân gắn liền với lợi ích của chế độ xã hội nên chính nhân dân là chủ thẻ, là lực lượng

quyết định tốc độ xây dựng và sự vững mạnh của chủ nghĩa xã hội [3] Trong sự nghiệp xây dựng này, Hè Chí Minh khăng định: “Cần có sự lãnh đạo của một đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân Chỉ có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thê của nước mỉnh thì mới có thê đưa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội

chủ nghĩa đến thành công”.[12]

2.3 Liên hệ đặt trưng, bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

2.3.1 Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn mình

Đặc trưng bao quát nhất của xã hội xã hội chủ nghĩa do nhân dân ta xây đựng được Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bố sung, phát triển năm 2011) khẳng định, là: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công băng, văn minh”

Giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là đặc trưng bao quát nhất của xã hội chủ nghĩa và là những giá trị xã hội tốt đẹp nhất, ước mơ ngàn đời của loài người, cho nên cũng là mục tiêu phấn đấu của chủ nghĩa xã hội Vì vậy, đây là đặc trưng phố quát,

có tính bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa, nó thể hiện sự khác nhau căn bản, sự tiễn bộ hon han cua chê độ xã hội chủ nghĩa so với các chê độ xã hội trước đó

Trang 13

- Thứ nhất “dân giàu”

Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội thể hiện ở chễ, có một nền sản xuất hiện đại dựa trên sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, tạo ra nguồn của cải vật chất déi dao, mang đến cho nhân dân cuộc sống giàu có, hạnh phúc Chủ nghĩa xã hội là một nắc thang trong sự phát triển của loài người, là chế độ xã hội thay thế chủ nghĩa tư bản, vì vậy, nó không chỉ phát triển hơn mà còn khác về bản chất so với các xã hội trước Những xã hội trước dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nên chỉ có một thiêu số nguodi giau co cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc, còn đại đa số quần chúng nhân dân lao động vẫn sống lầm than khổ cực Ngay cả trong chủ nghĩa tư bản, dù phát triên hơn so với các xã

hội trước đó, vẫn chỉ có thể được gọi là xã hội “người giàu” chứ không thể nói xã hội

“đân giàu”, nghĩa là, tất cả mọi người đều giàu Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải phóng

được tất cả mọi người, đảm bảo quyền lợi cho số đông trên cơ sở trình độ lực lượng sản xuất phát triển rất cao và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất Mục tiêu “đân giàu” được

Hồ Chí Minh nhắc đến nhiều lần: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội đề cho đời sống toàn dân

được ấm no, hạnh phúc”[6]; “Chủ nghĩa xã hội nhăm làm cho đời sống nhân dân ngày

càng sung sướng, ăn no, mặc ấm, được học hành, ốm đau có thuốc”[7]: “Mục đích của

chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân”[8] Hồ Chí Minh sử

dụng nhiều thuật ngữ khác nhau như “mọi người”, “toàn dân”, “nhân dân” đề thấy rằng, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là phải đem lại cuộc sống đầy đủ cho mọi người đân, chứ

không phải là cho một thiêu số người Nhân dan chỉ tin tưởng và quyết tâm xây dựng chủ

nghĩa xã hội khi xã hội đó mang lại những lợi ích thiết thân cho họ Do đó, việc nâng cao mức sống của người dân, làm cho dân giàu là mục tiêu hàng đầu của chủ nghĩa xã hội Nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước nghèo, lạc hậu, vì vậy, thực hiện mục tiêu đân giàu không thê nóng vội Người nhắc nhở, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, vẫn còn có sự chênh lệch thu nhập giữa các bộ phận dân cư, nhưng phải nâng cao thu nhập, đời sống vật chất của tất cả các bộ phận này theo phương châm:

* người nghèo thi đủ ăn Người đủ ăn thi khá giàu.Người khá giảu thì giàu thêm”[9]

Dé lam được điều đó, phải biết huy động sức mạnh của cả dân tộc, tạo điều kiện,

khuyến khích mọi người dân hăng hái lao động sản xuất

Trang 14

- Thứ hai “ước rmạnh:”

Cũng được Hồ Chí Minh đề cập trong quá trình lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Người viết: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu nước mạnh”[10] Ở đây, Người chưa giải thích rõ nội hàm của “nước mạnh”, nhưng có hàm ý sức mạnh tông hợp của quốc gia Sức mạnh đó bao gồm sức mạnh kinh tế, quân sự và văn hóa Nước có mạnh thì mới không bị lệ thuộc vào bên ngoài, bảo vệ được độc lập dân tộc Do đó, xây dựng chủ nghĩa xã hội là làm cho “nước mạnh”, tạo cơ sở vững chắc

để đảm bảo độc lập dân tộc Có lúc Hồ Chí Minh sử dụng từ “hùng cường” để thay cho

“hước mạnh”: “một xã hội bảo đảm cho đất nước phát triển rực rỡ một cách nhanh chóng chưa từng thấy, đưa quần chúng lao động đến một cuộc sống xứng đáng, vẻ vang và ngày càng phổn vinh, làm cho người lao động có một Tổ quốc tự do, hạnh phúc và hùng cường, ”[LL] Một đất nước hùng cường là một đất nước có nền kinh tế phát triển cao,

có sức cạnh tranh, ít bị tác động bởi những nhân tố bên ngoài; có một nền quốc phòng, quân sự mạnh với vũ khí hiện đại, có tiếng nói và vị thế, uy tín trên trường quốc té: có một nên văn hóa phát triển, đặc sắc, không bị mai một, đồng hóa bởi những yếu tố bên ngoài Hồ Chí Minh còn chỉ rõ mối quan hệ giữa “dân giàu” và “nước mạnh” Đây là mối

Dân và nước gắn liền với nhau, tông hợp sức mạnh của người dân sẽ trở thành sức mạnh của đất nước, đó là quan hệ giữa cái bộ phận và toàn thể Muốn cái toàn thể mạnh thì phải xây đựng, bồi đưỡng sức dân - cái bộ phận Mặt khác, nước có mạnh thì dân mới giàu Nước mạnh là điều kiện, là yếu tổ đề đảm bảo cho dân giàu Hồ Chí Minh cũng nhiều lần đặt “nước mạnh” trước “dân giàu” trong các bài nói, bài viết của Người: “Toản

cả nhân dân và Chính phủ nhất trí, chúng ta thế nào cũng đạt được độc lập, thống nhất, nước mạnh, dân giàu”[13]; “Đề làm cho nước mạnh, dân giàu, đế xây dựng chủ nghĩa xã hội, để góp phần xứng đáng vào công cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, để xây đắp hạnh phúc của mình và gia đình mình, đồng bào nông dân ta hãy hăng hái tiến lên”[14]

- Thứ ba “dân chủ”:

Củng với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh”, Hồ Chí Minh cũng coi “dân chủ” là một trong hệ mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Người viết: “ chúng ta tiên lên xây dựng một nước xã hội chủ nghĩa tức là một nước có một cuộc đời âm no, bình đăng, tự do va

Trang 15

độc lập, tức là nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” [15] Cụm mục tiêu “hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” được Người nhắc lại rất nhiều lần trong các bài viết của mình Đến tác phẩm cuối đời là Di chúc, Người van nói đến mục tiêu này “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đâu, xây dựng một

nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh ,”[16] Dân chủ

được Người coi là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội bởi xây dựng chủ nghĩa xã hội chính là

sự nghiệp của toàn dân: “Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sông vật chất và văn hoá

của nhân dân, và do nhân dân tự xây đựng lấy”[L7] Theo Hồ Chí Minh, để xây dựng

thành công chủ nghĩa xã hội, mọi người dân phải có ý thức làm chủ, nhận thức rõ trách nhiệm và bổn phận của mình đối với đất nước; Xây dựng chủ nghĩa xã hội là phát huy sức đân, lực dân, tài dân đề làm lợi cho dân Người viết: “Muốn cho chủ nghĩa cộng sản thực hiện được, cần phải có kỹ nghệ, nông nghiệp và tất cả mọi người đều được phát triển hết khả năng của mình”[18§] Hơn nữa, khi người dân tham gia vào mọi công việc thì mới đảm bảo sự nghiệp đó là vì lợi ích của nhân dân Do đó, đề phát huy được hết lực lượng, trí tuệ, tài năng, sáng kiến của nhân dân cũng như đảm bảo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa

xã hội là vì lợi ích của người dân thì phải phát huy dân chủ, người dân có điều kiện, cơ chế để tham gia vào mọi công việc của đất nước Vì vậy, dân chủ là động lực của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời cũng là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh còn khăng định dân chủ thực sự cũng chỉ có được trong chủ nghĩa xã hội Người viết: “Bọn tư bản thường bịa đặt rằng: Chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta không tôn trọng quyền lợi cá nhân của người công dân Nhưng thực tế thì chỉ có chế độ của chúng ta mới thật sự phục vụ lợi ích của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động, bảo đảm mọi quyền lợi của nhân dân, mở rộng dân chủ đề nhân dân thật sự tham gia quản

ly Nhà nước”[19] Những xã hội dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì người dân không bao giờ được tham gia quản lý nhà nước, và nều có, cũng chỉ là hình thức hoặc cắt xén (tham gia vào những công việc không quan trọng, quyết định) Chủ nghĩa xã hội đảmbảo quyền dân chủ, quyền tham gia quản lý nhà nước thực sự của người dân vì nó dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, người dân có quyền trong kinh tế, do đó, họ

có quyền trong chính trị Vì vậy, dân chủ là động lực nhưng cũng là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, chỉ khi nào người dân có quyền thực sự trong đời sông hàng ngày của họ thì

khi đó mới có chủ nghĩa xã hội

Trang 16

- Thứ tư “công bằng” :

“Không sợ thiếu, chỉ sợ không công băng

Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”

Hồ Chí Minh rất quan tâm đến “công bằng xã hội” vì đó là động lực đề phát triển

xã hội, xây dựng chủ nghĩa xã hội Người khắng định: “Có khi vật tư, hàng hoá không thiếu, mà phân phối không đúng, thì gây ra căng thăng không cần thiết Trong công tác lưu thông phân phối, có hai điều quan trọng phải luôn luôn nhớ: - “Không sợ thiếu, chỉ sợ

2909

bàng xã hội thì lòng dân không yên, dẫn tới bất ôn xã hội, kéo lùi sự phát triển Người

giải thích rất rõ nội hàm của công bằng xã hội: “Chủ nghĩa xã hội là công bàng hợp lý:

Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hướng ít, không làm thì không được hướng Những người

già yếu hoặc tàn tật sẽ được Nhà nước giúp đỡ chăm nom”[2I] Như vậy, công bằng xã hội là sự ngang nhau giữa người với người trong mỗi quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ, cống hiến nhiều hay ít sẽ quyết định mức độ hưởng thụ Do đó, công bằng xã hội không phải là cào băng, chủ nghĩa xã hội không phải là chia đều của cải cho tất cả mọi người Người chỉ rõ: “Đồng cam cộng khô là một tính thần cần phải có, nhưng nếu bình quân chủ nghĩa thì lại không đúng Bình quân chủ nghĩa là gì? Là ai cũng như ai, bằng hết”; “Bình quân chủ nghĩa là trái chủ nghĩa xã hội, thế là không đúng”[22] Chủ nghĩa

xã hội muốn cho dân giàu, tất cả mọi người cùng giàu, phân đấu cho người nghèo thì khá giả, người khá giả thi trở thành người giảu, người giảu thì giàu thêm chứ không phải là làm cho mọi người đều băng nhau về tài sản Người nhận thức rất rõ năng lực và ý chí, sự

cô găng của môi người là khác nhau, vì vậy, phân phối phải dựa trên năng lực: “Lao động nhiều thì được phân phối nhiều, lao động ít thì được phân phối ít Lao động khó thì được phân phối nhiều, lao động dễ thì được phân phối ít Không nên có tình trạng người giỏi, người kém, việc khó, việc dễ, cũng công điểm như nhau Đó là chủ nghĩa bình quân Phải tránh cu nghĩa bình quân.[23] Nêu thực hiện chủ nghĩa bình quân thì không ai có động lực để cô gắng Công bằng xã hội, hưởng thụ dựa trên cống hiến sẽ kích thích mọi người công hiến nhiều horn nữa để được hưởng thụ nhiều hem, sẽ phát huy được mọi nguồn lực

để phát triển đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội Với cách hiểu về công bằng xã hội như vậy, Hồ Chí Minh cũng khắng định trong chủ nghĩa xã hội không phải là mọi người đều có tài sản như nhau mà vần có chênh lệch tài sản, vẫn có người giàu hơm và nghèo

Trang 17

hơn Tuy nhiên, sự phân biệt giàu nghéo trong chủ nghĩa xã hội khác với các xã hội khác Giàu nghèo trong chủ nghĩa xã hội là do năng lực và sự công hiến của mỗi người là khác nhau Còn giàu nghèo trong các xã hội khác do nhiều nguyên nhân khác nhau, song nguyên nhân cơ bản là do chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, nên có những người không cần làm gì vẫn giàu hơn những người khác do tai san ma ho đang có, được hưởng, đo dùng tài sản đó đề đi bóc lột sức lao động của người khác

- Thứ năm “văn minh” :

Xây dựng xã hội văn minh cũng là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Theo Hồ Chí Minh, “văn minh” được hiểu đồng nghĩa với văn hóa; văn minh là sự đối lập với đã man, mông muội, lạc hậu; văn minh bao gồm cả van minh vat chat va van minh tinh than Người cho rằng, xã hội cũ tồn tại những phong tục, tập quán lạc hậu thiếu tính nhân văn,

vi vậy, chủ nghĩa xã hội phải xóa bỏ những phong tục tập quán cũ này và thay vào đó là

lối sống văn minh, hiện đại: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho [ ] những phong tục tập

quán không tốt dần dần được xóa bỏ [ ] Tóm lại, xã hội ngày càng tiến,vật chất ngày

càng tăng, tính thần ngày cảng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”[24] Chủ nghĩa xã hội không

chỉ thay đôi phong tục tập quán cũ mà đặc biệt phải thay đổi cả cách tư duy, nếp nghĩ, cách quan niệm cũ đề xây dựng một cách tư duy, cách suy nghĩ mới khoa học, hiện đại, tiến bộ Đó là một công việc vô cùng khó khăn, lâu dài, gian khô Người viết: “Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đối khó khăn nhất và sâu sắc nhất Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta Chúng

ta phải thay đôi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm Chúng ta phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xóa bỏ giai cấp bóc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới không có bóc lột áp bức”[25] Xã hội văn minh như Hồ Chí Minh quan niệm là xã hội mà quan hệ xã hội hài hòa, tốt đẹp, có tính nhân văn, phong tục tập quán lành mạnh, tiến bộ, mọi người có cách tư duy, suy nghĩ khoa học, hiện đại, có đạo đức và tỉnh thần vì mọi người, vì cộng đồng Đó là xã hội “ai cũng ấm no, sung

sướng, tự do; ai cũng thông thái và có đạo đức” [26]

2.3.2 Xã hội chủ nghĩa là xã hội do nhân dân làm chủ

“Làm chủ” được coi là bản chât và quyên tự nhiên của con người, bởi xã hội là xã hội của loài người, xã hội đó do con người tự xây dựng, tự quyết định sứ mệnh của mình; tuy nhiên trong thực tiễn lại là chuyện khác Lịch sử đấu tranh cho tiến bộ của nhân dân

Trang 18

các dân tộc trên thế giới chính là lịch sử đấu tranh giành và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân Chỉ đến chủ nghĩa xã hội, nhân dân mới thực sự có được quyền đó Cho nên

“nhân dân làm chủ xã hội” là đặc trưng quan trọng và quyết định nhất trong những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa Đặc trưng này không thế tách rời những yêu cầu “đân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Nói dân giàu, nước mạnh chính là thể hiện vai trò chủ thể của nhân dân đối với nhà nước - dân là chủ “Dân chủ” trong đặc trưng nêu trên chính là nền dân chủ của xã hội - xã hội vận hành theo chế độ và nguyên tac dan chủ Và chính nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng thể hiện xã hội “do nhân dân làm chủ” Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta; với bản chất nêu trên, nó vừa là mục tiêu, lại vừa là động lực của sự phát triên dat nước

Với quan niệm đân chủ nghĩa là dân là chủ và đân làm chú, Hồ Chí Minh không chỉ đặt nhân dân lên vị thế chủ thể xã hội, mà còn nói rõ mỗi quan hệ mật thiết, không thé

tách rời giữa vị thế chủ thê xã hội của nhân dân với hành động làm chủ xã hội của nhân

dân Người khẳng định: “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân”, là lợi ích thiết thực của nhân dân, là động lực thúc đây nhân dân hành động vì đất nước, vì dân tộc Với Hồ Chí Minh, dân chủ là động lực không chỉ cho những thành công của cách mạng giải phóng dân tộc, mà cả cho những thành công trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, qua gan mét thé ky lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trọn vẹn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và thành công trong công cuộc xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, được toàn thể nhân dân tin tưởng Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất cầm quyền là một lẽ đương nhiên

Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nên tảng tư tưởng, lay tap

trung đân chủ làm nguyên tắc tô chức cơ bản [27] Tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí

Minh không chỉ phản ánh tầm nhìn bao quát, sâu rộng về giá trị phổ quát này, mà còn là

tư tưởng đề thực hành trong thực tiễn nhằm xây dựng chế độ đân chủ trên một đất nước vừa được giải phóng khỏi sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa để quốc cách đây 75 năm Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ được phản ánh một cách chắt lọc, cô đọng, cụ thê, dê hiệu, dễ thực hành, biêu hiện ở 6a vớn đề cốt lõi sau:

Thứ nhất, khẳng định vai trò, địa vị của nhân đán trong chế độ chính trị dân chủ

17

Trang 19

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đân chủ là của quý báu nhất của nhân dân Nó được

hình thành trong quá trình đựng nước và giữ nước của dân tộc Đồng thời, nó phản ánh mỗi quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và nhân dân trong chế độ chính trị - xã hội nhất định Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định xây dựng một Nhà nước Việt Nam kiểu mới, đó là nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” Người tuyên bố dứt khoát: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ ”[28]

Chủ tịch Hồ Chí Minh khang định: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dan, vi dan là chủ”[29] Theo Người, ở nước ta, mọi quyền hành và lực lượng đều là của nhân dân, từ nhân dân mà ra Người nhấn mạnh răng: “NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ Bao nhiêu lợi ích đều vì đán Bao nhiêu quyền hạn đều cửa đân Công việc đôi mới, xây dựng là trách nhiệm ca đân Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là cồng việc của dân Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương đo đân cứ ra Đoàn thế từ Trung ương đến xã đo đân tổ chức nên Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đểu ở rơi đân”[30] Như vậy, nội dưng cơ bản và cốt lõi nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ là: Nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị - xã hội, thể chế chính trị đân chủ phải bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, nhân dân là người có quyền quyết định vận mệnh của quốc gia - dân tộc; nhân dân phải có trách nhiệm và nghĩa vụ xây dựng, củng cô và thực hành quyền lực của mình thông qua hệ thống chính trị và thê chế chính trị dân chủ, xây dựng và củng cố bộ máy quản lý nhà nước nhăm hướng tới phục

vụ lợi ích của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ

quan Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm Việc gì có hại đến dân, ta phải hết sức tránh Chúng ta phải

yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”[3 []

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định rõ mối quan hệ giữa nhân dân và Nhà nước:

“Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng Nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường Vậy nên Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một khối Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự đo, thì độc lập cũng chăng có nghĩa

ly 9i”[32]

18

Trang 20

Ngay từ năm 1927, trong cuốn “Đường Kách mệnh”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ đề trong tay một bọn ít người

Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc ”[33] Sau khi Cách

mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước cách mạng được thành lập, Người nhắn mạnh:

“Nước ta là nước ddn chú Bao nhiêu quyền hạn đều của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi đân” Đây là điểm khác biệt về bản chất giữa nhà nước dân chủ nhân dân với các nhà nước của giai cấp bóc lột từng tồn tại trong lịch sử

Theo Chủ tịch Hỗ Chí Minh, Nhờ zrước của đân là nhà nước mà ở đó tất cả quyền

lực thuộc về nhân dân, nhân dân là cz zh£ của quyền lực nhà nước Nhân dân là góc, là chủ của quyền lực nhà nước, bao nhiêu quyền hạn của Nhà nước đều là của nhân dân Do

đó, đội ngũ cán bộ của chính quyền các cấp là đầy tớ trung thành của nhân dân, là công bộc của nhân dân, chứ không phải là cha mẹ dân, cai trị dân như nhà nước của chế độ bóc lột trước đây Nhân dân là người có quyền quyết định các vấn đề hệ trọng liên quan đến vận mệnh quốc gia dân tộc Ngay trong Điều 32 Hiến pháp năm 1946 đã nêu rõ: “Những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra cho nhân dân phúc quyết” Thực chất ở đây là trưng cầu ý dân, một hình thức dân chủ trực tiếp được đề ra ở nước ta khá sớm Nhân dân bầu ra Quốc hội và chính quyền các cấp, có quyền kiểm soát nhà nước, giám sát và có quyền bãi miễn đại biêu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước cho nên nhân dân có quyền kiểm soát quyền lực nhà nước

Nhà nước do dân là nhà nước do nhân dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình, những đại biểu này thay mặt nhân dân tổ chức, điều hành các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương thông qua chế độ tông tuyên cử phổ thông đầu phiêu Đồng thời, Nhà nước do dân cũng là nhà nước mà nhân dân tham gia vào công việc của Nhà nước, ủng hộ, giúp đỡ cả về vật chất và tỉnh thần cho hoạt động của bộ máy nhà nước, thực hiện các nghĩa vụ và quyền hạn đối với Nhà nước trong khuôn khổ pháp luật cho phép Mặt khác, nhân dân tham gia góp ý xây dựng Nhà nước, kiểm soát và giám sát

19

Trang 21

quyền lực của Nhà nước “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”, nghĩa là Nhà nước không đáp ứng được nhu cầu và lợi ích chính đáng của nhân dân thi

nhân dân có quyền bãi miễn Chính phủ

Nhà nước vì đân là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phân đấu Nhà nước không có đặc quyên, đặc lợi, đứng trên nhân dân mà phải thực sự trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính, chí công,

vô tư Chủ tịch Hỗ Chí Minh đã nhiều lần nhắc nhờ: Việc gì có lợi cho dan thì dù nhỏ

cũng cô gắng làm Việc gì có hại cho dân thì dù nhỏ cũng có gắng tránh Nhà nước vì đân

là Nhà nước luôn đề cao ý thức trách nhiệm chính trị trước nhân dân Người cho rằng:

Nếu đân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu đân dốt, Đảng và Chính phủ có lỗi

Thứ ba, giải quyết môi quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân trên tỉnh thân dân chủ Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân là mối quan

hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ với nhau Nhân dân cần Nhà nước đề lãnh đạo và tổ chức lực lượng xây dựng, phát triển đất nước Mặt khác, Nhà nước phải dựa vào mọi nguồn lực của nhân đân đề phục vụ nhân đân Trong tư tưởng của Người, nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của Nhà nước là nguyên tắc tập trung dân chú Nhà nước phát huy dân chủ đến cao độ mới động viên được tất cả các lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên Đồng thời, phải tập trung cao độ đề thông nhất lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội

Bên cạnh việc đề cao dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nêu rõ vai trò của chuyên chính: Chế độ nào cũng có chuyên chính Vấn đề là chuyên chính với ai? Dân chủ

là của quý báu của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa đề đề phòng kẻ phá hoại

Có dân chủ thì cũng cần phải có chuyên chính đề giữ gìn dân chủ Chính vì lẽ đó, Chủ

tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến xây dựng một Nhà ước pháp quyên có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bảo cả nước và toàn thế ĐIỚI về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khang dinh tính hợp pháp của Chính phủ lâm thời Sau đó, Người tiễn hành xây dựng Hiến pháp dân

20

Trang 22

chủ, tổ chức Tổng tuyên cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ngày 2-3-1946, Quốc hội họp phiên

đầu tiên và bầu Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến Đây là

Chính phủ hợp hiến đầu tiên do nhân dân bầu ra, có đầy đủ tư cách và hiệu lực trong việc giải quyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của đất nước Cũng vào năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chú trọng đến việc xây dựng luật pháp, quản

lý đất nước bằng luật pháp và làm cho luật pháp có hiệu lực trong thực tế Theo Người, trong Nhà nước dân chủ nhân dân, dân chủ và pháp luật phải đi đôi với nhau, bảo đảm cho chính quyền hoạt động có hiệu lực, hiệu quả

Một nội dung rất quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyên của nhân dân, đo nhân dân, vì nhân dân là tập trung xây dựng một øển pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền lực của nhân dân Đề xây đựng một nền

pháp chế xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc đội ngũ cán

bộ, công chức, viên chức phải được đào tạo chính quy, am hiểu pháp luật, thành thạo nghiệp vụ quản lý hành chính ở tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Năm

1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 197 thành lập Ban Pháp lý học tại Trường

Đại học Việt Nam; năm 1950, ký Sắc lệnh số 76 ban hành “Quy chế công chức” đề bảo đảm công bằng trong thi tuyên, bổ nhiệm vào ngạch bậc hành chính Đây là cơ sở quan trọng đề xây dựng nền móng cho pháp quyền Việt Nam

Bên cạnh việc tập trung xây dựng thê chế quản lý đất nước thông qua pháp luật, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chú ý đến công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao trình độ giác ngộ và chấp hành pháp luật của nhân dân, nhân mạnh sự nêu gương của đội ngũ thực thi pháp luật Trong thư gửi Hội nghị tư pháp toàn quốc (tháng I -1946), Người căn dặn: Các bạn là những người thi hành pháp luật, lẽ tất nhiên các bạn phải nêu cao tấm gương “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tu†”.[34]

2.3.3 Có nền kinh tẾ phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan

hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuẤt

Đê có được một xã hội giàu mạnh, dân chủ, công băng, văn minh, điều tiên quyết là

xã hội đó phải có một nền kinh tế phát triển Bởi vì kinh tế là lực lượng vật chất, nguồn

21

Trang 23

sức mạnh nội tại của cơ thế xã hội, nó quyết định sự vững vàng và phát triển của xã hội Đến lượt mình, nền kinh tế đó chỉ có thể phát triển đựa trên lực lượng sản xuất hiện đại Mác đã khăng định: chủ nghĩa xã hội chỉ thực hiện được bởi “một nền đại công nghiệp” Nền đại công nghiệp phát triển trên cơ sở khoa học - công nghệ, là hiện thân và là yếu tố tạo nên lực lượng sản xuất hiện đại Lực lượng sản xuất hiện đại quyết định việc nâng cao năng suất của nên sản xuất - yếu tô quy định sự phát triển lên trình độ cao của phương thức sản xuất mới Trên cơ sở đó thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa tiến bộ phù hợp đề thúc đây lực lượng sản xuất phát triển

Từ lúc ra đi tìm đường cứu nước để giải phóng đồng bào, Hồ Chí Minh đã nghĩ đến một xã hội mới, một cuộc sống mới ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân Muốn có cuộc sông mới đó, trước tiên phải giành lại độc lập cho dân tộc, kế đó phải xây dựng đất nước vững mạnh cả về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa Người chỉ rõ: Nước độc lập

mà dân không được hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chăng có nghĩa lý gì

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải ra sức tăng gia

sản xuất, thực hành tiết kiệm tăng gia sản xuất phải đi đôi với tiết kiệm"[35]., "sản xuất

mà không tiết kiệm thì như gió vào nhà trồng"[36] Chúng ta còn phải dày công nghiên cứu đề thấu hiểu và tổ chức cuộc sông theo một chân lý bình thường nhưng vĩ đại mà Hồ Chủ tịch đã dạy "Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là con đường đi đến xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, xây dựng hạnh phúc cho nhân dân Tăng gia là tay phải của hạnh phúc, tiết kiệm là tay trái của hạnh phúc"[37] Thật vậy, sản xuất là cơ sở của đời sống xã hội Phải sản xuất mới có cái mà tiêu đùng, dù tiêu dùng mang tinh chat tinh thần, văn hóa thì vẫn phải trải qua sản xuất vật chất, vẫn nhờ vào sản xuất vật chất Tiêu dùng kích thích sản xuất phát triển, sản xuất phát triển lại mở rộng tiêu dùng, nâng cao tiêu dùng, trong đó sản xuất luôn luôn đóng vai trò mẫu số Người ta không thê đem tiêu dùng hết, mà một phần của cải phải đành đề tái sản xuất mở rộng không ngừng, làm cơ sở

đề tiêu dùng lau dai, dé phát triển tiêu dùng Không thê sống theo kiêu "xã hội tiêu đùng" không quan tâm đến sản xuất, không đếm xỉa đến sản xuất Mọi sản phâm đều là sự kết tinh của lao động, cả lao động chân tay và lao động trí óc, trong đó lao động trí óc ngày càng tăng lên, cho nên cả sản xuất và tiêu dùng đều phải với thái độ tôn trọng lao động

Có thê nói, đi đến đâu, nói với đối tượng nào và trong bắt cứ thời gian nào, hoàn cảnh nào, Bác Hỗ cũng dạy phải lao động cho tốt, phải sản xuất, phải tiết kiệm Khi Hồ Chủ tịch nói tăng gia sản xuât và tiết kiệm, nói sản xuất đi đôi với tiệt kiệm, là nói những vân

22

Trang 24

đề thuộc vào loại quy luật số một của kinh tế, của sự tồn tại và phát triển xã hội như C Mác từng chỉ ra, nó cảng mang tính khách quan và cảng vô cùng cần thiết trong hoàn cảnh từ kinh tế kém phát triển đang phấn đấu đi lên chủ nghĩa xã hội như nước ta Hơn nữa, tiết kiệm không chỉ có ý nghĩa thực hiện một quy luật kinh tế, mà còn đáp ứng những chi phí quốc phòng tương xứng trong bối cảnh mới

Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dặn lại: “Đđøg cần phải có kế hoạch

thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dan” [38]

Van dung va phat trién sang tao chu nghia Mac — Lénin vao hoan canh cu thể của nước ta, Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều luận điểm, tư tưởng chỉ đạo sảng suốt, có tính nguyên tắc Đó là:

Nước ta là một nước thuộc địa nữa phong kiến Kinh tế rất lạc hậu và gồm nhiều thành phần phức tạp, sức sản xuất chưa phát triển, đời sông vật chất và văn hóa của nhân dân thấp kém Do vậy, Người đã chỉ rõ: “ nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nên tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội có công nghiệp và nông nghệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiễn Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây

dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài”.[39]

- Phát triển mạnh cả công công nghiệp và nông nghiệp Người chỉ rõ: Nền kinh tế

xã hội chủ nghĩa có hai chân là công nghiệp và nông nghiệp, hai chân không đều nhau,

không thể lớn mạnh được Người giải thích rất rõ: Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa có hai

chân là công nghiệp và nông nghiệp, hai chân không đều nhau, không thể lớn mạnh được

Người giải thích rất rõ:

Nông nghiệp phải phát triển mạnh đề cung cấp đủ lương thực cho nhân dân; cung cấp đủ nguyên liệu (như bông, mía, chè ) cho nhà máy, cung cấp đủ nông sản (như lạc,

đỗ, day ) dé xuất khâu đối lấy máy mới

Công nghiệp phải phát triển mạnh để cung cấp đủ hàng tiêu dùng cần thiết cho nhân đân, trước hết là cho nông đân; cung cấp máy bơm nước, phân hóa học, thuốc trừ sâu đề đây mạnh nông nghiệp; và cung cấp dan máy cày, máy bừa cho các hợp tác xã nông nghiệp Công nghiệp phát triển thì nông nghiệp mới phát triển Cho nên công nghiệp và nông nghiệp phải giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau phát triển, như hai chân đi

khỏe và đi đều thì tiến bước sẽ nhanh và nhanh chóng đi đến mục đích Thực hiện liên

23

Trang 25

minh công nông để xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm no sung sướng cho nhân dân

2.3.4 Có nền văn hóa tiên tiễn, đậm đà bản sắc dân tộc

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của con I8ƯỜi và xã hội loài người Văn hóa là nền tang tinh thần của xã hội, định hướng cho sự phát triển bền vững của xã hội Văn hóa thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội và mọi hành vi của con người, điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của con người Theo Người, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa có gốc rễ, cội nguồn từ truyền thông văn hóa dân tộc, thê hiện tâm hồn, cốt cách, bản sắc của con người Việt Nam Nền văn hóa ấy kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử đựng nước và giữ nước Đó là truyền thống yêu nước thương nòi, tính thần đoàn kết, cỗ kết cộng đồng: tính thần nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tinh, dao lý; đức tính cần củ sáng tạo trong lao động sản xuất; tính thần dũng cảm, kiên cường bất khuất, mưu trí, gan dạ trong chống giặc ngoại xâm của con người Việt Nam [40] Trong suốt chặng đường hơn 83 năm lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đề quốc Mỹ xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tô quốc Việt Nam XHCN hiện nay, Đảng ta luôn nhận thức đúng dan vé vi trí, vai trò của văn hóa và thường xuyên quan tâm lãnh đạo, phát huy sức mạnh văn hóa đối với sự phát triển bền vững của đất nước.[41]

Thứ nhất, văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của cuộc sống Ngày nay quan điểm của Dang ta coi van hóa là nén tang tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội Nói như vậy, cũng có thê hiểu văn hóa là chìa khóa của sự phát triển Ngôn ngữ và cách diễn đạt ngày nay có nhiều thay đôi so với tắm mươi năm trước, nhưng bản chất vấn đề là khẳng định vai trò, sứ mệnh, vị trí của văn hóa

trong đời sống xã hội và loài người Đây chính là quan điểm của Hồ Chí Minh 80 năm

trước Người không nêu định nghĩa hay khái niệm văn hóa mà viết “ý nghĩa của văn hóa” Cách đặt vấn để của Bác có chủ đích Bởi trong quan niệm chung khi bàn về văn hóa, người ta thường chỉ tập trung vào kế ra văn hóa gồm những gì như văn học, nghệ thuật, lễ hội, du lịch, tín ngưỡng, mả ít quan tâm tới ý nghĩa, vai trò của văn hóa là cái cần thiết và quan trọng, thậm chí có ý nghĩa quyết định khi bàn về văn hóa Quan điểm

24

Trang 26

không có cái gì là văn hóa, nhưng cái gì cũng chứa đựng ý nghĩa và tỉnh thần văn hóa là theo cách tiêp cận đó

Thứ hai, mối quan hệ giữa văn hóa với con người Quan niệm của Hỗ Chí Minh cho thấy văn hóa là toàn bộ những sáng tạo và phát minh của con người, tức những giá trị vat chat va tinh than va những sáng tạo và phat minh đó lại nhằm phục vụ cho cuộc sống con người Quan niệm ngày nay, con người vừa là chủ thể sáng tạo ra văn hóa, vừa là khách thê thụ hưởng các giá trị văn hóa, đồng thời mang chở các giá trị văn hóa đề truyền cảm hứng trong đời sống xã hội Đảng ta nhân mạnh tạo môi trường văn hóa để xây đựng con người và con người lại làm cho môi trường văn hóa ngày một tốt hơn Nhiệm vụ quan trọng nhất của văn hóa là xây dựng con người

Thứ ba, phạm vị của văn hóa Cùng với ngôn ngữ, chữ viết, văn học, nghệ thuật,

Hồ Chí Minh chỉ ra văn hóa còn cả đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo và văn hóa vật thê như mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Cách tiếp cận của Bác có mấy điểm quan trọng cần làm rõ Một là, cách nhìn của Người là cơ sở để chúng ta đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu các lĩnh vực văn hóa khác nhau như văn hóa đạo đức, văn hóa pháp luật, văn hóa tôn giáo, văn hóa văn nghệ Hai là, Người khăng định khoa học, tôn giao la những khía cạnh thuộc văn hóa, điều mà một thời gian khá dải nhận thức của chúng ta chưa thể vươn tới Coi tôn giáo là một khía cạnh thuộc văn hóa đã khang định một cách

rõ ràng quan điểm của Đảng về tự do tín ngưỡng, lương giáo đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân tộc và mọi người có thế theo hay không theo một tôn giáo nào; đồng thời cũng tạo ra một sức mạnh nội sinh quan trọng khi tâm linh của con người được chú trọng và vun bồi

Ba là, văn hóa thể hiện ở phương thức sử dụng, ấn chứa trong đó có mối quan hệ giữa văn hóa và văn minh, điều mà ngày nay vẫn còn có sự lẫn lộn Văn minh không đồng nhất với văn hóa Văn minh nghiêng về trình độ phát triển của khoa học, kỹ thuật, của vật chất Không phải cứ trình độ văn minh cao là đi kèm văn hóa cao Vấn đề ở chỗ con người sử dụng văn minh như thế nào thì đó là thước đo trình độ văn hóa Chắng hạn ăn như thể nào, mặc như thé nào, tham gia giao thông như thế nào, sử đụng máy móc điện tử thông minh như thế nào, .đó mới đích thực là văn hóa Một ví dụ khác về hệ thống chính trị Một đảng trở thành đảng cầm quyền được hiểu là đạt tới một trình độ văn minh chính trị, nhưng phương thức sử dụng quyền lực đó như thế nào lại thuộc phạm trù văn hóa chính trị Nhin từ hôm nay, cụm từ “phương thức sử dụng” có ý nghĩa lớn trong văn

25

Ngày đăng: 21/11/2024, 18:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w