Để định nghĩa vật chất, Lênin đó đối lập vậtchất với ý thức, hiểu vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con ngườitrong cảm giác, vật chất tồn tại độc lập đối với cảm giác, với
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MÔI TRƯỜNG, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐÔ THỊ
BÀI TẬP LỚN Môn: Triết học Mác – Lênin
Đề 3: Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức Từ quan điểm này, hãy giải quyết vấn đề về mâu thuẫn giữa việc kiếm tiền và việc học tập của sinh viên hiện nay.
GVHD: TS Nguyễn Thị Lê Thư
Họ tên: Lê Minh Công
Mã SV: 11216521 Lớp: Triết học Mác - Lênin(221)_02
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
I Lý luận chung về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 4
1.1 Khái quát về Vật chất 4
1.2 Khái quát về ý thức 5
1.3 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 6
II Thực tiễn mâu thuẫn giữa việc kiếm tiền và việc học tập của sinh viên 8
2.1 Thực trạng 8
2.2 Mặt lợi và hại 9
2.3 Kết hợp hài hòa, định hướng tương lai 10
KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Để có thêm tiền trang trải cho cuộc sống, nhiều sinh viên đã tìm kiếm việc làm thêm và dành quá nhiều thời gian cho công việc thay vì việc học Vì mải mê kiếm tiền, không ít người đã phải gánh chịu hậu quả là kết quả học tập sa sút, thậm chí nhiều người còn phải bỏ học vì không thể theo kịp chương trình Bên cạnh đó, nhiều bạn sinh viên nói rằng một ngày 24 giờ đồng hồ là không đủ Giống như họ, bạn ước có được nhiều hơn thế vì ngoài việc học còn phải đi làm thêm Thực ra vấn
đề không nằm ở thời gian mà là bạn chưa biết cách cân bằng giữa học và làm them, biết cách quản lý thời gian sao cho hiệu quả Trong khuôn khổ bài tiểu luận, em đã chọn chủ đề 3 để làm đưa ra những phương hướng cải thiện tình trạng trên: “Phân tích quan điểm của triết học Mác- Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất
và ý thức Từ quan điểm này, hãy giải quyết vấn đề về mâu thuẫn giữa việc kiếm tiền và việc học tập của sinh viên hiện nay.”
Trang 4NỘI DUNG
I Lý luận chung về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
1.1 Khái quát về Vật chất
Vật chất là phạm trù rất phức tạp và có rất nhiều quan niệm khác nhau về vật chất đứng trên các giác độ khác nhau Nhưng theo Lênin định nghĩa: “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
Lênin chỉ rõ rằng, để định nghĩa vật chất, không thể làm theo cách thông thường là quy một khái niệm cần định nghĩa sang một khái niệm khác rộng hơn vì khái niệm vật chất là một khái niệm rộng nhất Để định nghĩa vật chất, Lênin đó đối lập vật chất với ý thức, hiểu vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, vật chất tồn tại độc lập đối với cảm giác, với ý thức, còn cảm giác,
ý thức phụ thuộc vào vật chất, phản ánh vật chất
Khi định nghĩa: “Vật chất là một phạm trù triết học”, Lênin một mặt muốn chỉ rõ vật chất là một khái niệm rộng nhất, rộng vô hạn, muốn phân biệt vật chất với tư cách là một phạm trù triết học, là kết quả của sự khái quát và trừu tượng, với những dạng vật chất cụ thể, với những “hạt nhỏ” cảm tính Vật chất với tư cách là phạm trù triết học không có những đặc tính cụ thể có thể cảm thụ được Định nghĩa vật chất như vậy khắc phục được những quan niệm siêu hình của chủ nghĩa duy vật cũ, đồng nhất vật chất với hình thức biểu hiện cụ thể của nó
Lênin đã cho rằng bản chất vốn nó có tự có, không do ai sinh ra, không thể tiêu diệt được, nó tồn tại bên ngoài và không lệ thuộc vào cảm giác, ý thức con người, vật chất là một thực tại khách quan, khác với quan niệm: “Ý niệm tuyệt đối” của chủ nghĩa duy tâm khách quan “Thượng đế” của tôn giáo “Vật tự nó không thể nắm
Trang 5được” của thuyết không thể biết, vật chất không phải là lực lượng siêu tự nhiên tồn tại lơ lửng ở đâu đó Trái lại phạm trù vật chất là kết quả của sự khái quát các sự vật, hiện tượng có thật, hiện thực, và do đó các đối tượng vật chất có thật, hiện thực
đó có khả năng tác động vào giác quan để gây ra cảm giác và nhờ đó mà ta có thể biết được, nắm bắt được đối tượng này Định nghĩa vật chất của Lênin đó khẳng định được câu trả lời của chủ nghĩa duy vật về cả hai mặt cơ bản của triết học, phân biệt về chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng như thuyết không thể biết
1.2 Khái quát về ý thức
Cũng như vật chất có rất nhiều các quan niệm về ý thức theo các trường phái khác nhau Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật ở đây khẳng định rằng ý thức là đặc tính là sản phẩm của vật chất, ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc của con người thông qua lao động và ngôn ngữ Mác nhấn mạnh rằng tinh thần, ý thức chẳng qua là cái vật chất được di chuyển vào bộ óc của con người và được cải biến ở trong đó
Ý thức là một hiện tầng lớp xã hội có kết cấu phức tạp bao gồm ý thức, tri thức, tình cảm, ý chí; trong đó tri thức là quan trong nhất là phương thức tồn tại của ý thức
Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức vì sự hình thành và phát triển của ý thức
có liên quan mật thiết với nhau trong quá trình nhận thức của con người và cải biến thế giới tự nhiên Tri thức càng được tích luỹ con người ngày càng đi sâu vào bản chất sự vật và cải tạo sự vật có hiệu quả hơn, tính năng động của ý thức cũng nhờ
đó mà tăng hơn Việc nhấn mạnh tri thức là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất của ý thức có ý nghĩa chống quan điểm giản đơn coi ý thức chỉ là tình cảm niềm tin, ý chí Quan điểm đó chính là biểu hiện của bệnh chủ quan duy ý chí, của niềm tin mù quáng, của sự tưởng tượng chủ quan Tuy nhiên việc nhấn mạnh yếu tố tri thức
Trang 6cũng không đồng nghĩa với việc phủ nhận và coi nhẹ vai trò của các nhân tố tình cảm ý chí
Tự ý thức cũng là một yếu tố quan trọng của ý thức Chủ nghĩa duy tâm coi tự ý thức là một thực thể độc lập, tự nó, có sẵn trong các cá nhân, biểu hiện quan hệ xã hội Trái lại chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng tự ý thức là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình thông qua quan hệ thế giới bên ngoài Khi phản ánh thế giới khách quan, con người tự phân biệt mình, đối lập mình với thế giới đó và tự nhận thức minh như là một thực thể hoạt động, có cảm giác, có tư duy, có các hành
vi đạo đức và có vị trí xã hội Mặt khác sự giao tiếp xã hội và hoạt động thực tiễn
xã hội đòi hỏi con người phải nhận rõ bản thân mình và tự điều chỉnh bản thân mình theo các quy tắc, các tiêu chuẩn mà xã hội đề ra Ngoài ra văn hoá cũng đóng vai trò “Cái gương soi” giúp cho con người tự ý thức được bản thân
1.3 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Lênin đã chỉ ra rằng, sự đối lập giữa vật chất và ý thức có nghĩa tuyệt đối trong phạm vi hết sức hạn chế: Trong trường hợp này, chỉ giới hạn trong vấn đề nhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì có trước và cái gì có sau Ngoài giới hạn đó thì không còn nghi ngờ gì nữa sự đối lập đó chỉ là tương đối Như vậy, để phân ranh giới chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, để xác định bản tính và thống nhất của thế giới, cần có sự đối lập tuyệt đối giữa vật chất và ý thức trong khi trả lời câu hỏi cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào Không như vậy sẽ lẫn lộn hai đường lối cơ bản trong triết học, lẫn lộn vật chất với ý thức và cuối cùng
sẽ xa dời quan điểm duy vật Song sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ là tương đối nếu như chúng là những nguyên tố, những mặt không thể thiếu được trong hoạt động của con người, đặc biệt là hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới của con người Bởi vì, ý thức tự nó không thể cải biến được sự vật, không có khả năng tự biến thành hiện thực
Trang 7Nhưng thông qua hoạt động thực tiễn của con người, ý thức có thể cải biến được tự nhiên, thâm nhập vào sự vật, hiện thực hoá những mục đích mà nó đề ra cho hoạt động của mình Điều này bắt nguồn từ chính ngay bản tính phản ánh sáng tạo và xã hội của ý thức và chính nhờ bản tính đó mà chỉ có con người có ý thức mới có khả năng cải biến và thống trị tự nhiên, biến tự nhiên xa lạ, hoang dã, thành tự nhiên trù phú, sinh động, tự nhiên của con người
Như vậy, tính tương đối trong sự đối lập giữa vật chất và ý thức thể hiện ở tính độc lập tương đối, tính năng động của ý thức Mặt khác, đời sống con người là sự thống nhất không thể tách rời giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần trong đó những nhu cầu tinh thần ngày càng phong phú và đa dạng và những nhu cầu vật chất cũng
bị tinh thần hoá Khẳng định tính tương đối của sự đối lập giữa vật chất và ý thức không có ý nghĩa là khẳng định rằng cả hai nhân tố có vai trò như nhau trong đời sống và hoạt động của con người Trái lại, triết học Mác-Lênin khẳng định rằng, trong hoạt động của con người, những nhân tố vật chất và ý thức có tác động qua lại, song sự tác động đó diễn ra trên cơ sở tính thứ nhất của nhân tố vật chất so với tính thứ hai của nhân tố ý thức
Trong hoạt động của con người, những nhu cầu vật chất xét đến cùng bao giờ cũng giữ vai trò quyết định, chi phối và quy định hoạt động của con người vì nhân tố vật chất quy định khả năng các nhân tố tinh thần có thể tham gia vào hoạt động của con người, tạo điều kiện cho nhân tố tinh thần hoặc nhân tố tinh thần khác biến thành hiện thực và qua đó quy định mục đích chủ trương biện pháp mà con người đề ra cho hoạt động của mình bằng cách chọn lọc, sửa chữa bổ sung, cụ thể hoá mục đích, chủ trương, biện pháp đó Hoạt động nhận thức của con người bao giờ cũng hướng đến mục tiêu để biến tự nhiên nhằm thoả mãn nhu cầu cuộc sống; hơn nữa, cuộc sống tinh thần của con người xét đến cùng bị chi phối và phụ thuộc vào việc thoả mãn nhu cầu vật chất và vào những điều kiện vật chất hiện có
Trang 8Khẳng định vai trò cơ sở, quyết định trực tiếp của nhân tố vật chất, triết học Mác -Lênin đồng thời cũng không coi nhẹ vai trò của nhân tố tinh thần, của tính năng động chủ quan Nhân tố ý thức có tác dụng trở lại quan trọng đối với nhân tố vật chất Hơn nữa, trong hoạt động của mình con người không thể để cho thế giới khách quan, quy luật khách quan chi phối mà chủ động hướng nó đi theo con đường có lợi của mình
II Thực tiễn mâu thuẫn giữa việc kiếm tiền và việc học tập của sinh viên
2.1 Thực trạng
Hiện lao động Việt Nam đang chiếm số lượng lớn trong độ tuổi từ 18-23, đặc biệt
là sinh viên đang theo học các trường cao đẳng, đại học của cả nước Nhiều người chọn làm thêm ngoài giờ học để tiếp xúc, học hỏi kỹ năng và tự kiếm thêm thu nhập
Có thể thấy ngày nay có rất nhiều hình thức làm việc bán thời gian như làm thêm, làm bán thời gian (part-time), giúp việc gia đình hay làm việc theo sản phẩm được trả lương Tùy từng công việc mà hình thức tuyển dụng khác nhau nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn công việc phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của mình
Sinh viên được tham gia các công việc bán thời gian và có thu nhập ổn định hàng tháng, nguồn thu nhập này cho phép họ trang trải chi phí sinh hoạt, học tập và các nhu cầu khác Đây là lý do tại sao nhu cầu đăng ký học tăng lên đáng kể
Sinh viên dành phần lớn thời gian để kiếm thêm thu nhập - trung bình 4,5 giờ một ngày, nhiều hơn thời gian họ dành cho các bài giảng và nhóm (3 giờ), học ở nhà (2,5 giờ) hoặc trong thư viện (1,6 giờ) Cần nhiều thời gian hơn Một nghiên cứu khác về chủ đề này cho thấy rằng làm việc hơn 20 giờ một tuần ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của học sinh
Trang 9Sinh viên làm việc bán thời gian sẽ được lương, tiền phải bỏ ra cho sức lao động, rõ ràng là sinh viên thích việc mình làm thực trạng việc làm thêm của sinh viên hiện nay giúp có thêm nhiều kỹ năng trong công việc và cuộc sống, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp Môi trường làm việc có thể giúp sinh viên làm quen với nhiều người, trau dồi thêm các kỹ năng giao tiếp Khi có kỹ năng giao tiếp tốt, sinh viên sẽ gặp gỡ nhiều người và mở rộng mối quan hệ
2.2 Mặt lợi và hại
Những tác động bên ngoài từ xã hội sẽ giúp sinh viên trưởng thành hơn, tự lập hơn
và biết quý trọng đồng tiền kiếm được Được trải nghiệm và được thực hành các kiến thức đã được học trên lớp cũng như học thêm được những kiến thức mới Đây
là tiền đề tốt để sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ không bỡ ngỡ khi bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp và tự tin hơn về kiến thức chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân
Bên cạnh những lợi ích có được từ việc làm thêm thì cũng có những tác hại không khỏi tránh được Tác hại đầu tiên chính là cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều đến việc học Sinh viên năm nhất thường chưa quen với cách học mới trong môi trường đại học, nên nếu đi làm thêm dễ bị căng thẳng, gây mệt mỏi, chán nản và gặp nhiều khó khăn trong học tập
Một tác hại khác là gặp phải tình trạng lừa đảo, vì họ muốn làm thêm, muốn làm ít, lương cao, làm việc ổn định, tăng ca nhiều nhưng lại tương đối đơn giản Các đối tượng lừa đảo này sử dụng các fanpage tuyển dụng ảo, sau đó sử dụng tên tuổi của các thương hiệu nổi tiếng như Lotte hay Circle K để đăng thông tin tuyển dụng làm nhiều ca, không giới hạn thời gian tuyển dụng, lương cao khiến sinh viên bị thu hút, đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường Hoặc là những hình thức đa cấp đi lừa đảo các bạn sinh viên còn non trẻ rồi hứa hẹn việc nhẹ lương cao sau đó lại biến
Trang 10Đi làm thêm đến 30-40 giờ mỗi tuần thì hầu như sinh viên sẽ còn rất ít thời gian để
tự học ở nhà, tức là suốt ngày chỉ quanh quẩn với vòng xoáy - đi học - đi làm - đi học - đi làm Nhưng nếu chỉ đi học trên trường mà không tự học, tự ôn bài, làm bài tập ở nhà thì sinh viên sẽ khó lòng tiếp thu kiến thức Thậm chí nếu công việc yêu cầu phải làm ca đêm, về khuya thì sẽ dễ bị thiếu ngủ, khiến buổi sáng chúng ta sẽ ngủ quên, đi học trễ hay thậm chí là cúp học luôn
Trường hợp này kéo dài sẽ khiến sinh viên bị mất căn bản, không hiểu nội dung bài học, càng học càng thấy bế tắc Đến gần ngày thi thì lại cuống cuồng lên ôn tập, nhưng cũng không ôn được nhiều vì còn bận đi làm thêm Thế là rủi ro rớt môn vì mải mê làm thêm kiếm tiền hoàn toàn có thể xảy ra Lúc đó thì đi làm được bao nhiêu tiền thì lại lấy tiền đó đóng tiền học lại hết trơn
2.3 Kết hợp hài hòa, định hướng tương lai
Là một người có kinh nghiệm trong việc tuyển dụng cho nhiều vị trí làm việc của công ty, anh Nguyễn Ngọc Tân - Trưởng phòng IT Công ty TNHH CatTour Việt Nam cho biết: “Được tiếp cận sớm với môi trường làm việc, sự trải nghiệm của cuộc sống thông qua những công việc làm thêm từ khi còn là sinh viên sẽ giúp các
em có được hiểu biết và nâng cao khả năng nhận thức về công việc và sự quan trọng của kiến thức, giúp các em có một cái nhìn tổng quan về cuộc sống và yếu tố cạnh tranh trong công việc và hiểu hơn về gia đình Nhưng nếu công việc kiếm được khoảng vài trăm ngàn đến vài triệu mà để lỡ dở học hành thì không đáng chút nào
Bởi vậy, khi quyết định đi làm thêm, các bạn sinh viên cần phải hướng tới là những công việc gần nhất với ngành học mà mình đang theo đuổi, vì nó sẽ giúp mình bắt nhịp dần với thuở sơ khai của công việc đó Và điều quan trọng là phải biết cân đối thời gian học và làm để không ảnh hưởng lớn tới nhiệm vụ học tập lâu dài của mình”
Trang 11Cho đến nay, vấn đề này vẫn nhận được nhiều ý kiến khác nhau, đặc biệt là từ phía phụ huynh học sinh, sinh viên Do các bạn vẫn chịu sự quản lý của nhà trường và gia đình, chưa hoàn thiện về chuyên môn, nhân sự, chưa thể có đủ điều kiện làm việc
Về phía gia đình, nhiều phụ huynh còn muốn con em mình tập trung vào bài vở tốt nhất trên lớp nên không ủng hộ việc làm thêm ngoài trời Họ cho rằng công việc chân tay kiếm tiền làm gián đoạn việc học và ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập thay vì tốt nghiệp đúng hạn Ngoài ra, việc đi làm sớm mang lại nhiều hệ lụy khác nhau, gặp phải trường hợp lừa đảo hoặc bị lợi dụng lao động …
Những người khác cho rằng sinh viên tiếp thu kiến thức trên lớp chỉ là lý thuyết Thực trạng sinh viên làm thêm tham gia thực hành bán thời gian và va chạm sớm,
là tiền đề giúp các em có thêm kinh nghiệm và sự tự tin sau khi ra trường Ngoài ra, nguồn thu nhập từ việc làm thêm có thể giúp các em trang trải chi phí sinh hoạt, học tập và nhiều nhu cầu khác, miễn là không ảnh hưởng đến quá trình học tập trên lớp
Thực tế, hiện nay, Nhà nước không có chế tài xử phạt sinh viên đi làm thêm hay các nhà tuyển dụng tuyển sinh viên/ học sinh, vì các nhà tuyển dụng hầu hết chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế nên hướng đi làm thêm cho sinh viên chưa thực sự tập trung Đi làm thêm nhưng hiệu quả không cao, lại kéo theo nhiều hệ lụy khác Những khoản thu nhập trước mắt từ việc đi làm thêm rất dễ làm cho sinh viên xao nhãng việc học hành Tuy nhiên, chúng ta cũng không phủ nhận có rất nhiều sinh viên biết kết hợp hài hòa giữa việc học và làm, tạo được thu nhập ngay khi ngồi trên ghế nhà trường mà vẫn hoàn thành tốt khóa học
Bởi vậy, ngay từ khi đón sinh viên vào trường, các thầy cô cần phải kết hợp giữa việc dạy lý thuyết và thực hành, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên để mỗi người có những hướng đi đúng đắn và tìm được công việc phù hợp với mình