1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích quan điểm của triết học mác lê nin về con người và bản chất của con người từ đó trình bày quan điểm của đảng ta về phát triển con người toàn diện và liên hệ với nhận thức và thực tiễn của bản thân về vấn đề này

23 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

2023 Bìa tieu luncuoi ky - Quan tri du

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI 3:

PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NINVỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜITỪ ĐÓ, TRÌNH BÀY QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ PHÁT

TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN VÀ LIÊN HỆ VỚI NHẬNTHỨC VÀ THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN VỀ VẤN ĐỀ NÀY

Giảng viên hướng dẫn: TS LÊ THỊ KIM CHISinh viên thực hiện: HỒ TIÊN ĐĂNGMSSV: 23900051

TPHCM, Tháng 04/2024

Trang 2

ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

1 Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội 4

2 Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người 5

3 Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử 6

4 Bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội 7

5 Vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người trong đời sống xã hội: 8

CHƯƠNG II: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀNDIỆN VÀ LIÊN HỆ VỚI NHẬN THỰC VÀ THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN VỀ VẤNĐỀ NÀY 12

1 Quan điểm của Đảng ta về phát triển con người toàn diện: 12

1.1 Quan điểm của Đảng ta về phát triển con người qua các thời kỳ 12

1.2 Hệ thống quan điểm của Đảng về mục tiêu phát triển vì con người 14

KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 4

1.Tầm quan trọng

LỜI MỞ ĐẦU

Con người là vấn đề trung tâm của sự phát triển, ở mọi giai đoạn, thời điểm lịchsử; có nhiều quan niệm khác nhau bàn luận về con người, song triết học Mác – Lêninvới quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử mới nhìn nhận, đánh giá đúngcon người, khẳng định con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội Điềuđó được thực tiễn lịch sử chứng minh và Đảng ta đã kế thừa, vận dụng linh hoạt,sáng tạo vào việc khơi dậy hệ giá trị văn hóa con người Việt Nam để xây dựng, kiếnthiết đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Như vậy, việc nghiên cứu và vận dụng quan điểm của triết học Mác – lê nin vềcon người và bản chất của con người trong quá trình xây dựng con người mới – conngười xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng và phát triển đất nước vững mạnh là vô cùngquan trọng.

2.Lý do chọn đề tài

Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa Xãhội, Đảng ta đã khẳng định: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồngthời là chủ thể phát triển Tôn trọng và bảo vệ các quyền con người, gắn quyền củacon người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân.Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường, từng tập thể laođộng, các đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc chăm lo xây dựng con ngườiViệt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có trí thức,sức khoẻ, lao động giỏi; sống có văn hoá, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chânchính”.Sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật mang lại nhiều lợi ích cho

làm gia tăng bất bình đẳng và các vấn đề xã hội Chiến lược pháttriển tập trung vào tăng trưởng kinh tế mà không chú trọng đến con người lànguyên nhân chính dẫn đến những hệ quả này.

Để giải quyết vấn đề này, cần xây dựng chiến lược phát triển coi trọng con ngườinhư trung tâm Phát triển kinh tế phải gắn liền với phát triển văn hóa, xã hội, tạo điềukiện cho con người phát triển toàn diện Đây là tiền đề để giải phóng con người vàxây dựng một xã hội công bằng, văn minh.

Việt Nam có nhiều lợi thế về địa chính trị, kinh tế và văn hóa, nhưng để trở thànhcường quốc kinh tế, cần có chiến lược phù hợp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trongbối cảnh hội nhập quốc tế đòi hỏi phải chú trọng phát triển con người, đây là mấuchốt cho sự thành công.

Trang 5

3 Nhiệm vụ của đề tài

Bài tiểu luận của em sẽ tập trung triển khai, phân tích các nội dung chủ yếu sauđây:

+ Cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin về con người

+ Quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển toàn diện con người từ đó liênhệ với nhận thức và thực tiễn của bản thân.

Hy vọng tiểu luận này em có thể góp phần vào việc làm rõ và ủng hộ đường lốicủa Đảng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

4 Sử dụng tài liệu chính

Từ giáo trình triết học – Nhà xuất bản lý luận chính trị và từ sự hướng dẫn của côChi Em xin chân thành cảm ơn Giảng viên - TS Lê Thị Kim Chi đã cung cấp nhiềukiến thức rất hữu ích để em thực hiện được bài tiểu luận này.

Trang 6

CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Có thể nói vấn đề con người là một trong những vấn đề quan trọng nhất của thế giớitừ trước tới nay Đó là vấn đề mà luôn được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu phântích một cách sâu sắc nhất Không những thế trong nhiều đề tài khoa học của xã hội xưavà nay thì đề tài con người là một trung tâm được các nhà nghiên cứu cổ đại đặc biệtchú ý Các lĩnh vực tâm lý học, sinh học, y học, triết học, xã hội học.v.v Từ rất sớmtrong lịch sử đã quan tâm đến con người và không ngừng nghiên cứu về nó Mỗi lĩnhvực nghiên cứu đó đều có ý nghĩa riêng đối vưói sự hiểu biết và làm lợi cho con người.Hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, lĩnh vực triết học lại có nhiều mâu thuẫn trong quanđiểm, nhận thức và nó đã gây nên sự đấu tranh không biết khi nào dừng Những lậptrường chính trị trình độ nhận thức và tâm lý của những người nghiên cứu khác nhau vàdo đó đã đưa ra những tư tưởng hướng giải quyết khác nhau.

Khi đề cập tới vấn đề con người các nhà triết học để tự hỏi: Thực chất con người làgì và để tìm cách trả lời câu hỏi đó phải giải quyết hàng loạt mâu thuẫn troch chính conngười Khi phân tích các nhà triết học cổ đại coi con người là một tiểu vũ trụ, là mộtthực thể nhỏ bé trong thế giới rộng lớn, bản chất con người là bản chất vũ trụ Conngười là vật cao quý nhất trong trời đất, là chúa tể của muôn loài Chỉ đứng sau thầnlinh Con người được chia làm hai phần là phần xác và phần hồn Chủ nghĩa duy tâm vàtôn giáo thì cho rằng: Phần hồn là do thượng đế sinh ra; quy định, chi phối mọi hoạtđộng của phần xác, linh hồn con người tồn tại mãi mãi Chủ nghĩa duy vật thì ngược lạihọ cho rằng phần xác quyết định và chi phối phần hồn, không có linh hồn nào là bất tửcả, và quá trình nhận thức đó không ngừng được phát hiện Càng ngày các nhà triết họctìm ra được bản chất của con người và không ngừng khắc phục lý luận trước đó.

Triết học thế kỷ XV - XVIII phát triển quan điểm triết học về con người trên cơ sởkhoa học tự nhiên đã khắc phục và bắt đầu phát triển Chủ nghĩa duy vật máy móc coicon người như một bộ máy vận động theo một quy luật cổ Học chủ nghĩa duy tâm chủquan và thuyết không thể biết một mặt coi cái tôi và cảm giác của cái tôi là trung tâmsáng tạo ra cái không tôi, mặt khả cho rằng cái tôi không có khả năng vượt quá cảm giáccủa mình nên về bản chất là nhỏ bé yếu ớt, phụ thuộc đấng tới cao Các nhà triết họcthuộc một mặt đề cao vai trò sáng tạo của lý tính người, mặt khác coi con người, mặtkhác coi con người là sản phẩm của tự nhiên và hoàn cảnh.

Các nhà triết học cổ điển đức, từ Cartơ đến Heghen đã phát triển quan điểm triêt họcvề con người theo hướng của chủ nghĩa duy tâm Đặc biệt Heghen quan niệm con ngườilà hiện thân của ý niệm tuyệt đối là con người ý thức và do đó đời sống con người chỉđược xem xét vè mặt tinh thần Song Heghen cũng là người đầu tiên thông qua việc xemxét cơ chế hoạt động của đời sống tinh thần mà phát hiện ra quy luật về sự phát triển của

Trang 7

đời sống tinh thần cá nhân Đồng thời Heghen cũng đã nghiên cứu bản chất quá trình tưduy khái quát các quy luật cơ bản của quá trình đó.

Sau khi đoạn tuyệt với chủ nghĩa duy tâm Heghen, phơ bách đã phê phán tính siêu tựnhiên, phi thể xác trong quan niệm triết học Heghen, ông quan niệm con người là sảnphẩm cảu tự nhiên, có bản năng tự nhiên, là con người sinh học trực quan, phụ thuộcvào hoàn cảnh, ông đã sử dụng thành tựu của khoa học tự nhiên để chứng minh mối liênhệ không thể chia cắt của tư duy với những quá trình vật chất diễn ra trong cơ thể conngười, song khi giải thích con người trong mối liên hệ cộng đồng thì phơ bách lại rơivào lập trường của chủ nghĩa duy tâm.

Tóm lại các quan niệm triết học nói trên đã đi đến những các thức lýluận xem xétngười một cá ch trừu tượng Đó là kết quả của việc tuyệt đối hoá phần hồn thành conngười trừu tượng Tự ý thức còn chủ nghĩa duy vật trực quan thì tuyệt đối hoá phần xácthành con người trừu tượng Sinh học, tuy nhiên họ vẫn còn nhiều hạn chế, các quanniệm nói trên đều chưa chú ý đầy đủ đến bản chất con người.

Sau này chủ nghĩa Mác đã kế thừa và khắc phục những mặt hạn chế đó, đồng thờiphát triển những quan niệm về con người đã có trong các học thuyết triết học trước đâyđể đi tới quan niệm về con người thiện thực, con người thực tiễn cải tạo tự nhiên và xãhội với tư cdách là con người hiện thực Con người vừa là sản phẩm của tự nhiên và xãhội đồng thời vừa là chủ thể cải tạo tự nhiên.

1 Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội

Sự “sinh động” ở đây có nghĩa là con người có thể chinh phục tự nhiên, cải tạo tựnhiên Tuy rằng con người đã bỏ xa giới động vật trong quá trình tiến hoá nhưng nhưthế không có nghĩa là con người đã lột bỏ tất cả những cái tự nhiên để không còn một sựliên hệ nào với tổ tiên của mình Con người là sản phẩm tự nhiên, là kết quả của quátrình tiến hoá lâu dài của giới hữu sinh, đã là con người thì phải trải qua giai đoạn sinhtrưởng, tử vong, mỗi con người đều có nhu cầu ăn, mặc ở, sinh hoạt Song con ngườikhong phải là động vật thuần tuý như các động vật khác mà xét trên khía cạnh xã hội thìcon người là động vật có tính xã hội, con người là sản phẩm của xã hội, mang bản tínhxã hội Những yếu tố xã hội là tất cả những quan hệ, những biến đổi xuất hiện do ảnhhưởng của các điều kiện xã hội khác nhau, những quy định về mặt xã hội toạ nên conngười Con người chỉ có thể tồn tịa được khi tiến hành lao động sản xuất của cải vậtchất để thoả mãn nhu cầu mình và chính lao động sản xuất là yếu tố quyết định hìnhthành con người và ý thức Lao động là nguồn gốc duy nhất của vật chất, vật chất quyếtđịnh tinh thần theo logic thì lao động là nguồn gốc của văn hoá vật chất và tinh thần.

Mặt khác trong lao động con người quan hệ với nhau trong lĩnh vực sản xuất, đó lànhững quan hệ nền tảng để từ đó hình thành các quan hệ xã hội khác trong các lĩnh vựcđời sống và tinh thần.

Trang 8

Chính vì con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội cho nên con người chịu sựchi phối của môi trường tự nhiên và xã hội cùng các quy luật biến đổi của chúng Cácquy luật tự nhiên như quy luật về sự phù hợp giữa cơ thể và môi trường, quy luật về quátrình trao đổi chất tác động tạo nên phương diện sinh học của con người Các quy luậttâm lý, ý thức hình thành và hoạt động trên nền tảng sinh học của con người hình thànhtư tưởng tình cảm khát vọng niềm tin, ý chí Các quy luật xã hội quy định mối quan hệgiữa người với người, điều chỉnh hành vi của con người Hệ thống các quy luật trêncũng tác động lên con người, tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh giữa sinh học cái xã hộitrong con người.

Với tư cách là con người xã hội, là con người hoạt động thực tiễn con người sản xuấtvà của cải vật chất, tác động vào tự nhiên để cải tạo tự nhiên, con người là chủ thể cảitạo tự nhiên Như vậy con người vừa do tự nhiên sinh ra, bị phụ thuộc vào tự nhiên vừatác động vào tự nhiên Tình cảm thống trị tự nhiên chỉ có con người mới khắc phụcđược tự nhiên bằng cách tạo ra những vật chất, hiện tượng không như tự nhiên bằngcách toạ ra những vật chất, hiện tượng không như tự nhiên vốn có bằng cách đó conngười đã biến đổi bộ mặt của tự nhiên, bắt tự nhiên phải phục vụ con người Tuy nó làsản phẩm của tự nhiên Một điều chắc chắn rằng có con người chỉ có thể thống trị tựnhiên nếu biết tuân theo và nắm bắt các quy luật của chính bản thân đó Quá trình cảibiến tự nhiên, con người cũng tạo ra lịch sử cho mình Con người không những là sảnphẩm của xã hội mà con người còn là chủ thể cải tạo chúng Bằng mọi hoạt động laođộng sản xuất con người sáng tạo ra toàn bộ nền văn hoá vật chất, tinh thần Bằng hoạtđộng cách mạng Con người đánh dấu thêm các trang sử mới cho chính mình mặc dù tựnhiên và xã hội đều vận động theo những quy luật khách quan song quá trình vận độngcủa con người luôn xuất phát từ nhu cầu, động cơ và hứng thú, theo đuổi những mụcđích nhất định và do đó đã tìm cách hạn chế hoặc mở rộng phạm vi tác dụng cuả quyluật cho phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình Nếu không có con người với tưcách là chủ thể sinh động nhất của xã hội thì không thể có xã hội, không thể có sự vậnđộng của xã hội mà vượt lên tất cả chính là của cải vật chất.

2 Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người

Phê phán quan niệm sai lầm của Phoiơbắc và của các nhà tư tương khác về conngười, kế thừa các quan niệm tiến bộ trong lịch sử tư tưởng nhân loại và dựa vào nhữngthành tựu của khoa học, chủ nghĩa Mác khẳng định con người vừa là sản phẩm của sựphát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người và củachính bản thân con người Mác đã khẳng định trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” rằng,tiền đề của lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của các ông là những conngười hiện thực đang hoạt động, lao động sản xuất và làm ra lịch sử của chính mình,làm cho họ trở thành những con người như đang tồn tại Cần lưu ý rằng con người làsản phẩm của lịch sử và của bản thân con người, nhưng con người, khác với con vật,

Trang 9

không thụ động để lịch sử làm mình thay đổi, mà con người còn là chủ thể của lịch sử.

3 Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử

Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người Bởivậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của giới hữu sinh Song,điều quan trọng hơn cả là, con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội.

C.Mác đã khẳng định: "Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sảnphẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục cái học thuyết ấy quên rằng chính nhữngcon người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáodục" Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăng-ghen cũng cho rằng: "Thú vậtcũng có một lịch sử, chính là lịch sử nguồn gốc của chúng và lịch sử phát triển dần dầncủa chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng Nhưng lịch sử ấy không phải do chúnglàm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đódiễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của chúng Ngược lại, conngười càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lạicàng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu" (C.Mác vàPh.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t.20, tr 476) Lịch sửchẳng qua chỉ là hoạt động có ý thức của chính bản thân con người.

Hoạt động lịch sử đầu tiên khiến con người tách khỏi con vật, có ý nghĩa sáng tạochân chính là hoạt động chế tạo công cụ lao động, hoạt động lao động sản xuất Nhờ chếtạo công cụ lao động mà con người tách khỏi loài vật, tách khỏi tự nhiên trở thành chủthể hoạt động thực tiễn xã hội.

Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động vàotự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đầy sự vận động phát triển của lịch sử xãhội Thế giới loài vật dựa vào những điều kiện có sẵn của tự nhiên Con người thì tráilại, thông qua hoạt động thực tiễn của mình để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên,tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình.

Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình Conngười là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bảnthân con người Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của conngười, vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội Trên cơ sở nắmbắt quy luật của lịch sử xã hội, con người thông qua hoạt động vật chất và tinh thần,thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do conngười đặt ra Không có hoạt động của con người thì cũng không tồn tại quy luật xã hội,và do đó, không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người.

Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm cho hoàncảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn Hoàn cảnh đó chính là toàn bộ môi trường

Trang 10

tự nhiên và xã hội tác động đến con người theo khuynh hướng phát triển nhằm đạt tớicác giá trị có tính mục đích, tự giác, có ý nghĩa định hướng giáo dục Thông qua đó, conngười tiếp nhận hoàn cảnh một cách tích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiềuphương diện khác nhau: hoạt động thực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con người, sựphát triển của phẩm chất trí tuệ và năng lực tư duy, các quy luật nhận thức hướng conngười tới hoạt động vật chất Đó là biện chứng của mối quan hệ giữa con người và hoàncảnh trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử xã hội loài người.

4 Bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội

Từ những quan niệm đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng, con người vượt lên thếgiới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hộivà quan hệ với chính bản thân con người Cả ba mối quan hệ đó, suy đến cùng, đềumang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, baotrùm tất cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến conngười.

Bởi vậy, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác đã nêu lên luận đề nổitiếng trong tác phẩm Luận cương về Feuerbach: "Bản chất con người không phải là mộtcái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất conngười là tổng hoà những quan hệ xã hội" (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chínhtrị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.3, tr 11).

Trên cơ sở vận dụng phép biện chứng duy vật, khi vạch ra bản chất con người Mácđặc biệt nhấn mạnh “trong tính hiện thực” Thực tiễn là đặc điểm cơ bản của con ngườihiện thực Luận đề trên đã chỉ rõ: Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong mộtđiều kiện lịch sử cụ thể nhất định Trong điều kiện lịch sử cụ thể đó, bằng hoạt độngthực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và pháttriển cả thể lực và tư duy trí tuệ Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội, con ngườimới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình.

"Bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội" – Các quan hệ xã hội tạonên bản chất của con người, nhưng không phải là sự kết hợp giản đơn hoặc là tổng cộngchúng lại với nhau mà là sự tổng hòa chúng; mỗi quan hệ xã hội có vị trí, vai trò khácnhau, có tác động qua lại, không tách rời nhau Các quan hệ xã hội có nhiều loại: Quanhệ quá khứ, quan hệ hiện tại, quan hệ vật chất, quan hệ tinh thần, quan hệ trực tiếp, giántiếp, tất nhiên hoặc ngẫu nhiên, bản chất hoặc hiện tượng, quan hệ kinh tế, quan hệ phikinh tế, Tất cả các quan hệ đó đều góp phần hình thành lên bản chất của con người.Tổng thể những quan hệ mà con người đã có, đang có và trong chừng mực nào đó nócòn bao hàm cả những quan hệ trong tương lai.

Bản chất con người không phải là cái gì nhất thành bất biến mà luôn vận động, pháttriển cùng với sự vận động phát triển, biến đổi của hoàn cảnh sống, với những biến đổi

Trang 11

của thời đại, gắn liền với phương thức sản xuất ra của cải vật chất Chính vì vậy mà thờiđại nào thì sản sinh ra con người của thời đại ấy.

Con người bao giờ cũng là con người riêng biệt, con người cụ thể ứng với nhữngthời đại, những giai đoạn lịch sử nhất định, với từng tập đoàn người Đồng thời nó cũngmang bản chất chung của nhân loại, phát triển trong toàn bộ lịch sử loài người Mỗi cánhân từ khi sinh ra buộc phải tiếp nhận những quan hệ xã hội đã có và đang có, nhưquan hệ gia đình, quan hệ bè bạn, đồng nghiệp, xã hội… Mỗi mối quan hệ là một gócđộ cá nhân được bộc lộ qua tính cách với các điểm mạnh yếu khác nhau Cá tính cánhân bị quyết định bởi môi trường sống, trong các ràng buộc về quan hệ kinh tế, vănhoá, giá trị tinh thần… Quá trình con người lớn lên, trưởng thành, nắm bắt văn hóa xãhội, hòa nhập vào xã hội, hòa nhập vào các quan hệ xã hội, quá trình xã hội hóa ấychính là quá trình hình thành bản chất con người Điều này không những là cơ sở đểphân biệt sự khác nhau giữa con người và con vật mà còn là cơ sở để phân biệt giữa cánhân với cá nhân trong cộng đồng Không những cho phép giải thích bản chất cộngđồng của loài người mà còn giải thích được bản chất đặc thù của cá nhân trong cộngđồng đó.

5 Vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người trong đời sống xã hội:

Do nhân thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề con người đạc biệt là vấnđề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta hiện nay Đảngvà nhân dân ta đã và đang xây dựng và phát triển đất nước toàn diện về nhiều mặt đặcbiệt là lĩnh vực kinh tế, nó phụ thuộc rất nhiều vào nhiều chiến lược con người: Cần đàotạo con người một cách có chiều sâu lấy tư tương và chủ nghĩa Mác - Lênin làm nềntảng, cũng như trên thế giới ở nước ta chiến lược con người nó có một ý nghĩa hết sứcquan trọng và để phát triển đúng hướng chiến lược đó cần có một chính sách phát triểncon người, không để con người đi lệch tư tưởng tuy nhiên trong thực tế không ít ngườisẽ ngang đi tìm khả năng phát triển nó trong chủ nghĩa tư bản Nhiều người trở về phụcsinh và tìm sự hoàn thiện con người trong các tôn giáo và các hệ tư tưởng truyền thống.Có người lại sáng tạo ra tư tưởng tôn giáo mới cho phù hợp với con người Việt Nam.Song nhìn lại một cách khách quan và khoa học sự tồn tại của chủ nghĩa Mác - Lênintrong xã hội Việt Nam có lẽ không ai có thể phủ nhận được vai trò ưu trội và triển vọngcuả nó trong sự nghiệp phát triển con người tạo đà cho bước phát triển tiếp theo của sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì một nước đang còn ở tình trạng kém phát triểnnhư nước ta không thể không xây dựng một chính sách phát triển lâu dài, có tầm nhìnxa trông rộng phát triển con người nâng cao chất lượng của người lao động Hơn bất cứmột lĩnh vực nghiên cứu nào khác, lĩnh vực phát triển con người là mục tiêu cao cả nhấtcủa toàn dân, đưa loài người tới một kỷ nguyên mới, mở ra nhiều khả năng để tìm ranhững con đường tối ưu đi tới tương lai con đường khả quan nhất cho sự nghiệp pháttriển con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Thực tiễn đã

Ngày đăng: 12/07/2024, 17:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w