1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp Đảm bảo an ninh môi trường nước dưới Đất xã phương tú, huyện Ứng hòa, thành phố hà nội

80 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Đảm Bảo An Ninh Môi Trường Nước Dưới Đất Xã Phương Tú, Huyện Ứng Hòa, Thành Phố Hà Nội
Tác giả Lê Hồng Sơn
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Hà
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị An ninh phi truyền thống
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,91 MB

Nội dung

Giải pháp Đảm bảo an ninh môi trường nước dưới Đất xã phương tú, huyện Ứng hòa, thành phố hà nội Giải pháp Đảm bảo an ninh môi trường nước dưới Đất xã phương tú, huyện Ứng hòa, thành phố hà nội

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH

-

LÊ HỒNG SƠN

GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG

NƯỚC DƯỚI ĐẤT XÃ PHƯƠNG TÚ, HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH

-

LÊ HỒNG SƠN

GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG

NƯỚC DƯỚI ĐẤT XÃ PHƯƠNG TÚ, HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống

Mã số : 8900201.05QTD

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ HOÀNG HÀ

HÀ NỘI - 2022

Trang 3

CAM KẾT

Tác giả cam kết rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động của chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian học và nghiên cứu và chưa được công bố trong bất cứ một chương trình nghiên cứu nào của người khác

Những kết quả nghiên cứu và tài liệu của người khác (trích dẫn, bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) được sử dụng trong luận văn

này đã được đồng ý và trích dẫn cụ thể

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, Trường Quản trị và Kinh doanh và pháp luật về những cam kết nói trên

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2022

Tác giả luận văn

Lê Hồng Sơn

Trang 4

Tôi xin cảm ơn Đề tài “Nghiên cứu biến tính một số sét bentonit Việt Nam bằng Al3+ kết hợp than sinh học để loại bỏ amoni trong nước” (Mã số 105.99-2017.313) do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) tài trợ đã cho phép sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài để thực hiện luận văn

Cùng với sự giúp đỡ từ nhiều phía, tôi cũng đã rất nỗ lực để hoàn thành luận văn một cách tốt nhất nhưng do những hạn chế nhất định về kiến thức, thời gian, thông tin nên sản phẩm chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Học viên rất mong nhận được sự cảm thông, đóng góp và bổ sung của các thầy, cô và bạn đọc để sản phẩm hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i

DANH MỤC BẢNG ii

DANH MỤC HÌNH iii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN NINH MÔI TRƯỜNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT 9

1.1 Tổng quan về an ninh phi truyền thống và an ninh môi trường 9

1.1.1 An ninh phi truyền thống 9

1.1.2 An ninh môi trường 12

1.2 An ninh môi trường nước dưới đất 14

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của môi trường nước dưới đất 14

1.2.2 Đánh giá an ninh môi trường nước dưới đất 17

1.3 Ảnh hưởng của mất an ninh môi trường nước dưới đất 25

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TẠI XÃ PHƯƠNG TÚ, HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 30

2.1 Giới thiệu xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội 30

2.1.1 Vị trí địa lý 30

2.1.2 Địa hình, khí hậu, thủy văn 30

2.1.3 Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội 30

2.2 Thực trạng khai thác, quản lý và sử dụng nước dưới đất xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội 31

2.2.1 Thực trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất xã Phương Tú 31

2.2.2 Dự báo nhu cầu sử dụng nước dưới đất xã Phương Tú 34

2.3 Đánh giá thực trạng về an ninh môi trường nước dưới đất xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội 35

Trang 6

2.3.1 Đặc điểm đối tượng khảo sát 35

2.3.2 Đánh giá an ninh môi trường nước dưới đất xã Phương Tú 37

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TẠI XÃ PHƯƠNG TÚ, HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 51

3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 51

3.2 Một số giải pháp góp phần đảm bảo an ninh môi trường nước dưới đất tại xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội 54

3.2.1 Nhóm giải pháp về chính sách, quản lý 54

3.2.2 Nhóm giải pháp về kỹ thuật, công nghệ 56

3.2.3 Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực 57

3.2.4 Nhóm giải pháp tuyên truyền, giáo dục 58

3.2.5 Nhóm giải pháp khác 59

KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 PHỤ LỤC

Trang 7

i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ANMT An ninh môi trường

ANPTT An ninh phi truyền thống

ANTT An ninh truyền thống

Trang 9

iii

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Giới tính của người tham gia phỏng vấn 35

Hình 2.2 Độ tuổi của người tham gia phỏng vấn 36

Hình 2.3 Nghề nghiệp của người tham gia phỏng vấn 36

Hình 2.4 Nguồn nước sử dụng cho ăn uống tại các hộ gia đình 37

Hình 2.5 Hàm lượng As (mg/l) trong mẫu nước dưới đất và nước dưới dất dùng cho sinh hoạt tại xã Phương Tú 38

Hình 2.6 Hàm lượng NH4+ (mg/l) trong mẫu nước dưới đất và nước dưới đất dùng cho sinh hoạt tại xã Phương Tú 39

Hình 2.7 Số hộ đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng nước uống 40

Hình 2.8 Số hộ đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng nước sinh hoạt 40

Hình 2.9 Số hộ đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng nước tưới tiêu 41

Hình 2.10 Số hộ đánh giá hệ thống xử lý nguồn nước 42

Hình 2.11 Số hộ đánh giá mức độ ổn định môi trường nước 42

Hình 2.12 Số hộ đánh giá về khả năng tiếp cận nguồn nước sạch 43

Hình 2.13 Số hộ đánh giá về chính sách chiến lược đảm bảo an ninh môi trường nước của địa phương 43

Hình 2.14 Số hộ đánh giá về tiềm lực đảm bảo ANMT nước 44

Hình 2.15 Số hộ đánh giá về chi phí quản lý môi trường 45

Hình 2.16 Số hộ đánh giá về chi phí quan trắc và xử lý môi trường 45

Hình 2.17 Số hộ đánh giá về chi phí mất khi ô nhiễm môi trường nước 46

Hình 2.18 Số hộ đánh giá về chi phí mất khi xảy ra xung đột giữa người dân và chính quyền về môi trường 46

Hình 2.19 Số hộ đánh giá về chi phí khắc phục ô nhiễm môi trường nước 47

Hình 2.20 Số hộ đánh giá về chi phí giải quyết xung đột giữa người dân và chính quyền về vấn đề môi trường 47

Trang 10

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Đảm bảo an ninh môi trường (ANMT) từ trước đến nay vẫn luôn là vấn

đề được sự quan tâm của toàn thế giớí và cần sự hợp tác chia sẻ giữa các quốc gia ANMT là một trong những nguy cơ lớn đe dọa an ninh con người và an ninh quốc gia, do vậy, việc đảm bảo ANMT là một trong những nhiệm vụ quan trọng đảm bảo an ninh quốc gia trong thời đại mới, đặc biệt trong bối cảnh biến động toàn cầu Cùng với ANMT, ANMT nước tuy không còn là vấn đề mới mẻ, nhưng ở nước ta nhận thức về ANMT nước vẫn còn hạn chế Việc đánh giá khoa học đến thực tiễn sử dụng nguồn nước vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo Sự suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mặt, nước ngầm, thiếu nước, khan hiếm nước, dùng nước lãng phí, xả thải nước chưa được xử lý… làm cho nguồn nước trên tất cả các hệ thống sông ngòi nội địa cạn kiệt,

bị ô nhiễm đã và đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng về ANMT nước

ANMT cũng đang là một trong những mối quan tâm của các cấp chính quyền cả nước, đặc biệt là tại một số huyện ngoại thành của Hà Nội Đây là một trong số các khu vực tại đồng bằng Sông Hồng có hàm lượng asen (As) trong nước dưới đất ở mức cao Bên cạnh ô nhiễm nguồn nước, riêng năm

2021 trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra hơn 10 vụ sụt lún nền đất do khai thác nước dưới đất, chủ yếu ở các huyện ngoại thành Những bất cập trong quản lý, khai thác nguồn tài nguyên nước dưới đất đã và đang dẫn đến không ít hệ lụy, đòi hỏi phải có hệ thống giải pháp đồng bộ Trước thực trạng này, Hà Nội đang tập trung siết chặt quản lý, giám sát chặt chẽ việc khai thác nước dưới đất

Theo Báo cáo thông tin tình hình phát triển kinh tế - an ninh - quốc phòng của 2020 của UBND huyện Ứng Hòa tại Hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội tổ chức ngày 15/12/2020, huyện Ứng Hòa

là địa phương có tỷ lệ sử dụng nước sạch sinh hoạt thuộc diện thấp nhất thành

Trang 11

2

phố Hà Nội Huyện có 57.928 hộ dân, nhưng chỉ 19.696 hộ ở các xã, thị trấn Vân Đình, Liên Bạt, Quảng Phú Cầu sử dụng nước sạch sinh hoạt do Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Đông cấp (đạt 34%), số còn lại sử dụng nước giếng khoan, nước mưa

Phương Tú là một xã thuộc huyện Ứng Hòa, đây là xã thuần nông nên nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động như sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp rất lớn và chủ yếu việc sử dụng nước được khai thác từ nguồn nước dưới đất Nguồn nước dưới đất bị khai thác tràn lan, không có quy hoạch và chưa được chứng nhận đảm bảo an toàn sử dụng Hiện nay nước sinh hoạt trên địa bàn xã Phương Tú đều sử dụng nguồn nước từ các giếng khoan khai thác từ dưới đất, do đó việc đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo ANMT nước dưới đất tại xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, thành phố

Hà Nội là một trong những ưu tiên hàng đầu của địa phương hiện nay Xuất

phát từ những lý do nêu trên học viên đã lựa chọn đề tài “Giải pháp đảm bảo

an ninh môi trường nước dưới đất xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, thành phố

Hà Nội” làm luận văn của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong những năm gần đây, ANMT đã được rất nhiều chính phủ các nước trên thế giới quan tâm, được đưa vào Chương trình Nghị sự Quốc tế tại Hội nghị Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Stockholm (Thụy Điển) năm 1972 Sự biến đổi tiêu cực của môi trường uy hiếp đối với sự phát triển và trở thành nguyên nhân của các căng thẳng và tiêu cực xã hội Chủ đề về ANMT đã được đề cập đến trong các nghiên cứu của nhiều học giả trên thế giới Obhodas và nnk (2010) đã nghiên cứu và đề xuất các giải pháp đảm bảo ANMT ven biển khu vực Địa Trung Hải Hertel và Baldos (2016) thông qua nghiên cứu của mình đã đánh giá vai trò của đảm bảo ANMT trong kỷ nguyên toàn cầu hóa Penn và nnk (2017) đã nghiên cứu bản chất của những thách thức về

an ninh môi trường nước ở vùng nông thôn Alaska, sử dụng khuôn khổ về

Trang 12

Các nghiên cứu trên thế giới về môi trường nước dưới đất chỉ ra rằng, việc ô nhiễm môi trường nước dưới đất đang trở thành một vấn đề phổ biến

và tác động trực tiếp tiêu cực đến các hệ sinh thái phụ thuộc vào chúng ngày càng tăng (Karar, 2012) Trong đó, As và F là 2 nguyên tố đã được xác định

có hàm lượng tương đối cao tại nhiều tầng chứa nước dưới đất trên thế giới và

có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi uống phải nước dưới đất bị ô nhiễm (Smedley và Kinniburgh, 2002) Ô nhiễm As được ghi nhận tại gần

108 quốc gia trên thế giới, đặc biệt Argentina, Mexico, Chile, Bangladesh, Ấn

Độ (Tây Bengal), Đài Loan có mức độ đặc biệt nghiêm trọng (Smedley và Kinniburgh, 2002, Shajia và nnk, 2020) Ước tính rằng, có hơn 180 triệu người từ Châu Á có thể gặp các vấn đề về sức khỏe do sử dụng nước dưới đất nhiễm As (Shajia và nnk, 2020) Không chỉ As, F cũng là một chất gây ô

Trang 13

4

nhiễm nước dưới đất phổ biến, có hơn 200 triệu người và hơn 25 quốc gia đang bị nhiễm độc F gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng (Vithanage và Bhattachary, 2015)

Tại Việt Nam, chất lượng môi trường đang có những biến đổi theo chiều hướng bất lợi, ANMT như một hiện tượng bức bách của đời sống xã hội, do

đó, bảo đảm ANMT được coi là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội Tại Đại hội XI, Đảng ta đã khẳng định: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội

và của mọi công dân” Khái niệm ANMT đã được đưa vào Luật Bảo vệ môi

trường năm 2014 “An ninh môi trường là việc bảo đảm không có tác động lớn của môi trường đến sự ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế của quốc gia” (Quốc hội, 2014) Ngoài ra, vấn đề bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi

khí hậu cũng là một nội dung quan trọng của Văn kiện Đại hội XII của Đảng Tuy nhiên các nghiên cứu về ANMT còn khá hạn chế Năm 2012, Nguyễn Ngọc Sinh và Nguyễn Đình Hòe đã cho rằng, ANMT tại Việt Nam đang bị xâm hại do hành động bất cẩn của chính người dân và không loại trừ do các yếu tố quốc tế,

từ đó chỉ ra 10 vấn đề bức xúc về ANMT Năm 2017, Trần Thị Thúy Hà chỉ ra nguyên nhân cơ bản của tình trạng xuống cấp của môi trường và đưa ra một số giải pháp nhằm giữ vững ANMT ở Việt Nam Tạ Đình Thi và nnk (2017) cũng nhấn mạnh, đảm bảo ANMT ở Việt Nam là vấn đề cấp thiết phải giải quyết nhằm góp phần đảm bảo an ninh quốc gia trong thời đại mới Vấn đề ANMT trong sự gắn kết với an ninh nguồn nước cũng được đề cập đến trong một số nghiên cứu ở Việt Nam Tác giả Phạm Thành Dung (2014) trong công trình

“An ninh nguồn nước chính là vấn đề An ninh phi truyền thống” đã nêu bật thực trạng và 4 dự báo những nguy cơ thách thức về an ninh nguồn nước ở Việt Nam đồng thời đề xuất 6 giải pháp đồng bộ nhằm phát triển bền vững tài nguyên nước quốc gia Trần Đình Hoà và nnk (2017) trong công trình “Thách

Trang 14

5

thức và một số giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước ở Việt Nam” đã trình bày một cái nhìn tổng quan về hiện trạng nguồn tài nguyên nước gồm cả hai yếu tố đó là lượng và chất, phân bố theo không gian và thời gian và những tồn tại trong quản lý khai thác nguồn nước, tiếp sau đó là bàn luận về các đề xuất mang tính định hướng nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước trong bối cảnh biến

đổi khí hậu ở Việt Nam Tác giả Bùi Đức Hiếu và nnk (2018) trong công trình

“An ninh nguồn nước và những thách thức đối với an ninh nguồn nước ở Việt Nam” đã đánh giá tổng quan các vấn đề về an ninh nguồn nước trên thế giới

và ở Việt Nam cũng như những thách thức của biến đổi khí hậu đến an ninh nguồn nước Các kết quả cho thấy Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn

đề mất an ninh nguồn nước khác nhau

Các nghiên cứu về môi trường nước dưới đất chỉ ra rằng, Việt Nam có tiềm năng nước dưới đất tương đối lớn, tuy nhiên do tác động của các yếu tố

tự nhiên, của con người khiến cho môi trường nước dưới đất có nhiều biến động và đi theo chiều hướng xấu đi như: giảm chất lượng, trữ lượng nước dưới đất, gia tăng nhiễm bẩn do khai thác quá mức Theo Berg và nnk (2006),

có khoảng 10 triệu người ở Việt Nam có nguy cơ bị bệnh do tiếp xúc As và mức độ ô nhiễm As ở miền bắc cao hơn miền nam Trong đó, Khu vực thủ đô

Hà Nội, ô nhiễm nước dưới đất xảy ra ở cả tầng chứa nước Holocen và tầng chứa nước Pleistocen, mùa khô thì nước bị ô nhiễm As cao hơn nhiều so với mùa mưa (Norrman và nnk, 2008; Dan va Dung, 2008) Các nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến hiện trạng môi trường mà chưa có nghiên cứu nào được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng ANMT nước dưới đất dựa theo phương trình quản trị an ninh phi truyền thống, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo ANMT tại khu vực này Chính vì vậy, đề tài luận văn đã kế thừa các kiến thức chung của các nghiên cứu trước, từ đó làm cơ sở vận dụng lý luận

và phương trình Quản trị ANPTT trong chương trình học để định lượng các

Trang 15

6

đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp cho đảm bảo ANMT nước dưới đất tại

xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Tổng quan các vấn đề lý luận về ANMT nước dưới đất;

- Đánh giá thực trạng ANMT nước dưới đất tại xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội;

- Đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo ANMT nước dưới đất tại xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng và giải pháp đảm bảo ANMT nước dưới đất tại xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội

- Không gian nghiên cứu luận văn: xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội;

- Thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung thu thập, nghiên cứu và sử dụng các dữ liệu liên quan đến công tác đảm bảo ANMT nước dưới đất tại địa phương giai đoạn năm 2018 - 2020 và thực hiện phỏng vấn vào tháng 3 năm

2022

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu của nghiên cứu, học viên đã sử dụng một

số phương pháp nghiên cứ như: phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, phương pháp phỏng vấn sâu và phỏng vấn bằng bảng hỏi, phương pháp xử lý

số liệu:

Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Đây là phương pháp cơ

bản, truyền thống được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Phương pháp này được thực hiện nhằm kế thừa, tổng hợp các số liệu, tài liệu đã có phục vụ đánh giá chất lượng nước dưới đất, đề xuất giải pháp quản lý, giải pháp kỹ thuật xử lý nước

Trang 16

+ Các tài liệu, số liệu liên quan đến vấn đề sử dụng nước sinh hoạt của khu vực;

+ Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến chất lượng nước dưới đất và chất lượng nước cho các mục đích sử dụng

+ Kế thừa kết quả số liệu khảo sát thực địa, lấy mẫu và phân tích mẫu khu vực xã Phương Tú để đánh giá một số tiêu chí đảm bảo an ninh môi trường thuộc đề tài Mã số 105.99-2017.313 do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) tài trợ và công trình liên quan (Hieu và nnk, 2022) Trong nghiên cứu này, các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước dưới đất trong 11 mẫu được lựa chọn và phân tích bao gồm As, Fe, NH4+

- Phương pháp phỏng vấn sâu và phỏng vấn bằng bảng hỏi: Phương

pháp thực hiện phỏng vấn sâu một số cán bộ chính quyền địa phương và người dân, phỏng vấn bảng hỏi theo hình thức phỏng vấn trực tiếp với người dân 6 thôn thuộc xã Phương Tú (50 phiếu) về hiện trạng sử dụng và thực trạng đảm bảo ANMT nước dưới đất tại xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, Hà Nội Xây dựng phiếu điều tra, xác định đối tượng và nội dung phỏng vấn Các thông tin chủ yếu thu thập trong phiếu khảo sát bao gồm:

+ Hiện trạng sử dụng nước xã Phương Tú

+ Hiện trạng chất lượng nước dưới đất xã Phương Tú

+ Hiện trạng quản lý của chính quyền địa phương xã Phương Tú

+ Đánh giá của người dân về chất lượng nước dưới đất

+ Mức độ hài lòng của người dân về công tác quản lý

- Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu từ nội dung phỏng vấn điều tra

Trang 17

8

trực tiếp người dân tại 6 thôn thuộc xã Phương Tú, số liệu phân tích môi trường và kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây đã được công bố Số liệu sau điều tra được nhập, mã hóa, thống kê, tính toán và xử lý trong Excel

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, hình vẽ, tài liệu tham khảo, phụ lục, mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1 Cở sở lý luận về an ninh môi trường nước dưới đất

Chương 2 Thực trạng đảm bảo an ninh môi trường nước dưới đất tại xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội

Chương 3 Một số giải pháp đảm bảo an ninh môi trường nước dưới đất tại xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa

Trang 18

9

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN NINH MÔI TRƯỜNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT 1.1 Tổng quan về an ninh phi truyền thống và an ninh môi trường

1.1.1 An ninh phi truyền thống

Tại Việt Nam, Luật An ninh quốc gia số 32/2004/QH11 ngày 03/12/2004 của Quốc hội đã xác định, an ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ Xã hội Chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Nội dung cơ bản của an ninh quốc gia là bảo

vệ lợi ích quốc gia và loại bỏ các mối đe dọa tới lợi ích đó

Trong bối cảnh hội nhập thế giới sâu, rộng cùng với sự phát triển như

vũ bão của công nghệ, truyền thông, mạng Internet, đầu tư, thương mại, du lịch, giao thoa các nền văn hóa… an ninh của mỗi quốc gia đang đứng trước các nguy

cơ mới, tiềm ẩn nhiều hiểm họa khó kiểm soát và dự báo như biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, tội phạm xuyên quốc gia … và những thách thức từ khủng hoảng, bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội

Từ những năm 90 của thế kỷ XX, các chuyên gia, nhà nghiên cứu về vấn đề an ninh nhận định những nguy cơ mới đe dọa nghiêm trọng đến an

ninh quốc gia và quốc tế nêu trên chính là vấn đề “an ninh phi truyền thống” (ANPTT) (Non-traditional security) hay “an ninh mềm”

So với An ninh truyền thống (ANTT) hay còn gọi là “an ninh cứng”, các rủi ro và khủng hoảng ANPTT xuất phát từ cả bên trong và bên ngoài quốc gia, cả chủ quan và khách quan trên các lĩnh vực và với tốc độ lan truyền nhanh, hậu quả lớn, khó lường và tác động tiêu cực đến an ninh quốc gia, an ninh con người và an ninh doanh nghiệp ANTT và ANPTT đều nằm trong nhóm các vấn đề an ninh, là hai mặt của khái niệm an ninh toàn diện

Quản trị tốt ANTT và ANPTT (những vấn đề an ninh mới) có một vị trí đặc biệt quan trọng để đảm bảo an ninh toàn cầu và an ninh của từng quốc gia

Trang 19

An ninh phi truyền thống (ANPTT)

Điểm chung ANTT - ANPTT

Điểm mới ANPTT

Cách tiếp cận lấy Nhà nước làm trung tâm

Là an ninh của nhà nước, con người và doanh nghiệp Cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm

Mối quan hệ biện chứng

Khái niệm mới khi hội nhập toàn cầu

Ổn định và phát triển bền vững của Nhà nước, con người (cộng đồng)

và doanh nghiệp

Mối quan hệ biện chứng

Phát triển theo xu thế hội nhập toàn cầu

- Doanh nghiệp

Mối quan hệ biện chứng

Đổi mới nhận thức

- Sức mạnh, nguồn lực cộng đồng;

- Sức mạnh & nguồn lực doanh nghiệp

Mối quan hệ biện chứng

Thay đổi nhận thức Phải chủ động

Trang 20

11

dung

An ninh truyền thống (ANTT)

An ninh phi truyền thống (ANPTT)

Điểm chung ANTT - ANPTT

Điểm mới ANPTT

do Đảng cầm quyền quyết định

- Quốc tế (*Ví dụ:

An ninh mạng…);

- Khu vực (*Ví dụ Đói, dịch bệnh );

- Nhà nước (* tùy tình huống);

- Con người/Cộng đồng;

- Doanh nghiệp

Mối quan hệ biện chứng

Tác động đa chiều, đa mức

độ, đa cấp độ,

đa lĩnh vực, xuyên biên giới…

Trên thế giới hiện nay, các chuyên gia, học giả đã đưa ra nhiều nhiều quan điểm và định nghĩa riêng về ANPTT Phần lớn các quan điểm đều cho ANPTT thường bao hàm các yếu tố phi quân sự, mở rộng phạm vi ra ngoài một quốc gia, tính lan truyền lớn do xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển của nhanh chóng của khoa học công nghệ và liên quan sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội và phát triển bền vững

Ở Việt Nam, khái niệm ANPTT được nhắc đến vào năm 2005 do một

số nhà nghiên cứu thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đưa ra trong các hội nghị ngành và một số cuộc hội thảo khoa học và tạp chí cộng sản Trong bối cảnh hợp tác toàn cầu hiện nay, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, có vị trí địa 12 lý đặc thù chính vì thế, chúng ta đang ngày càng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức trên tất cả các phương diện, lĩnh vực từ các vấn đề ANPTT Nhận định được vấn đề trên, tại Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) đã thông qua Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ

Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới, và đặc biệt nhấn mạnh đến các vấn đề ANPTT

Trang 21

12

Mặc dù, có nhiều quan điểm và góc nhìn khác nhau, nhưng các chuyên gia đều nhận định ANPTT và ANTT không có tính loại trừ nhau và là hai mặt cấu thành của an ninh quốc gia Đặc biệt, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số, biến đổi khí hậu khôn lường thì chất lượng môi trường sống của con người (đất, nước, không khí, tiếng ồn…) đang là vấn đề của ANPTT cần quan tâm và giải quyết cấp bách Chúng ta có thể nhận thấy, còn nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề ANPTT Tuy nhiên, các quan điểm đều thống nhất rằng, ANPTT bao gồm các yếu tố phi quân sự, mới xuất hiện và đe dọa đến loài người không kém gì các vấn đề ANTT

Từ những sự phân tích nói trên, chúng ta có thể khái quát ANPTT là việc bảo đảm an toàn, không có hiểm nguy cho cá nhân con người, quốc gia dân tộc và toàn nhân loại trước các mối đe dọa có nguồn gốc phi quân sự như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, khan hiếm nguồn lực, dịch bệnh lây lan nhanh, khủng hoảng tài chính, an ninh mạng, tội phạm nguy hiểm xuyên biên giới, chủ nghĩa hủng bố,… Các mối đe dọa ANPTT thường lan tỏa nhanh, ảnh hưởng rộng mang tính khu vực hoặc toàn cầu, do tác động bởi mặt trái của kinh tế thị trường, của toàn cầu hóa, của sử dụng thành tựu khoa học công nghệ

1.1.2 An ninh môi trường

Môi trường bao gồm “các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế,

xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên” (Điều 3,

Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 (Quốc hội, 2020))

Do đó vai trò của môi trường đối với cuộc sống của con người bao gồm:

- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật Con người chỉ có thể tồn tại và phát triển trong không gian môi trường

- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khí quyển, tài nguyên sinh học, tài nguyên khoáng sản, năng lượng…

Trang 22

13

- Môi trường là nơi chứa đựng và đồng hóa các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình Phế thải bao gồm nhiều dạng, nhưng chủ yếu chúng được tồn tại ở ba dạng: khí, rắn và lỏng Ngoài ra còn có các dạng khác như nhiệt, tiếng ồn, hóa chất nguyên tử, phân

tử, hợp chất và tất cả các phế thải do con người tạo ra đều đưa vào môi trường Tuy nhiên sức chứa và khả năng đồng hóa chất thải của môi trường là

có giới hạn

- Môi trường có tác động tích cực hoặc tiêu cực tới cuộc sống của con người, là nơi giảm nhẹ hoặc làm tăng các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất

Một trong những vấn đề ANPTT nổi cộm hiện nay và được nhiều học giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu là vấn đề an ninh môi trường (ANMT)

Đại hội đồng Liên hợp quốc lần đầu tiên đã đề cập tới khái niệm

ANMT vào năm 1987 trong một văn bản chính thức: “Quản lý nguồn tài nguyên không hợp lý, lãng phí đều uy hiếp đối với an ninh Sự biến đổi tiêu cực của môi trường đang uy hiếp đối với sự phát triển… trở thành nguyên nhân của các căng thẳng và tiêu cực xã hội, ảnh hưởng đến nhân loại như đói nghèo, mù chữ, dịch bệnh…”

Trong báo cáo phát triển con người của Liên hợp quốc (UNDP, 1994), ANMT chính thức được nhìn nhận như một trong bảy trụ cột của an ninh con người: an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh sức khỏe, ANMT, an ninh

cá nhân, an ninh cộng đồng, an ninh chính trị

Tại Việt Nam, xuất phát từ những nghiên cứu về ANPTT nói chung:

“ANMT có thể hiểu là trạng thái phản ánh năng lực tiếp cận an toàn, ổn định

và bền vững cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người”

(Nguyễn Văn Hưởng, 2016) Đảm bảo ANMT đòi hỏi sự tham gia của 03 chủ thể chính: (i) Nhà nước, (ii) Doanh nghiệp; và (iii) Cộng đồng cùng với sự vận dụng các công cụ chính như: Sức mạnh & nguồn lực Nhà nước; Sức

Trang 23

14

mạnh, nguồn lực cộng đồng; và sức mạnh nguồn lực của doanh nghiệp (Nguyễn Văn Hưởng, 2016)

Theo Trần Thị Thúy Hà (2017), có hai nguyên nhân chính gây ra tình

trạng mất ANMT ở Việt Nam hiện nay:

Thứ nhất, là mất ANMT do thiên tai Thiên tai là những biến đổi của

thiên nhiên làm thiệt hại đến con người và sản xuất Nói đến vấn đề thiên tai chúng ta không thể không nhắc đến biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu có thể nói là một trong những vẫn đề quan trọng hàng đầu của ANMT Biến đổi khí hậu gây ra rất nhiều biến động khiến môi trường, hệ sinh thái chuyển biến theo chiều hướng xấu Theo đánh giá của các tổ chức thế giới Việt Nam là một trong những quốc gia phải chịu ảnh hưởng của bão biển bão nhiệt đới và

áp thấp nhiệt đới Thiên tai, bão lũ hạn hán, do hiện tượng El_Nino diễn ra ngày cảng mạnh mẽ

Thứ hai là, mất ANMT do các hoạt động của con người Việc con

người khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên sẽ dẫn đến nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, mất cân bằng sinh thái và suy thoái môi trường nghiêm trọng Việc tăng dân số quá mức, việc sử dụng năng lượng không hợp

lý, sự khai thác quá độ tài nguyên thiên nhiên, sự phá hoại của quân sự đều gây mất ANMT Một số các hoạt động của con người gây cạn kiệt tài nguyên mất cân bằng sinh thái như việc xây dựng các công trình thủy điện, ô nhiễm môi trường ở một số khu vực trọng điểm như khu công nghiệp, khu đô thị lớn, làng nghề, các lưu vực sông, hoạt động khai thác khoáng sản,…

1.2 An ninh môi trường nước dưới đất

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của môi trường nước dưới đất

Theo Điều 2, Luật tài nguyên nước năm 2012, tài nguyên nước bao

gồm “nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Nước dưới đất là “nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất” (Quốc hội, năm 2012)

Trang 24

15

Như vậy có thể khái quát nước dưới đất là nước ngọt được chứa trong các lỗ rỗng của đất hoặc đá Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng chứa nước bên dưới mực nước ngầm Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm nông, nước ngầm sâu và nước chôn vùi Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người Nước ngầm cũng có những đặc điểm giống như nước mặt như: nguồn vào (bổ cấp), nguồn ra và chứa Sự khác biệt chủ yếu với nước mặt là do tốc độ luân chuyển chậm (dòng thấm rất chậm so với nước mặt), khả năng giữ nước ngầm nhìn chung lớn hơn nước mặt khi so sánh về lượng nước đầu vào Nguồn cung cấp nước cho nước ngầm là nước mặt thấm vào tầng chứa Các nguồn thoát tự nhiên như suối và thấm vào các đại dương

Theo độ sâu phân bố, có thể chia nước ngầm thành nước ngầm tầng mặt và nước ngầm tầng sâu Ðặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di chuyển nhanh trong các lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình Nước ngầm tầng mặt thường không có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt Do vậy, thành phần và mực nước biến đổi nhiều, phụ thuộc vào trạng thái của nước mặt Loại nước ngầm tầng mặt rất dễ bị ô nhiễm Nước ngầm tầng sâu thường nằm trong lớp đất đá xốp được ngăn cách bên trên và phía dưới bởi các lớp không thấm nước

Theo không gian phân bố, một lớp nước ngầm tầng sâu thường có ba vùng chức năng: Vùng khai thác nước có áp; Vùng thu nhận nước; Vùng chuyển tải nước

Vùng thu nhận và vùng khai thác nước thường cách nhau khá xa, từ vài chục đến vài trăm km Các lỗ khoan nước ở vùng khai thác thường có áp lực Ðây là loại nước ngầm có chất lượng tốt và lưu lượng ổn định Tại các khu vực phát triển đá cacbonat thường tồn tại loại nước ngầm Caster di chuyển theo các khe nứt Caster Vùng ven biển trong các dải cồn cát thường có các

Trang 25

16

thấu kính nước ngọt nằm trên mực nước biển

Có hai loại nước dưới đất:

- Nước dưới đất có áp lực: là dạng nước được giữ lại trong các tầng đá chứa nước, bị kẹp giữa hai lớp sét hoặc đá không thấm Do bị kẹp chặt giữa hai lớp đá không thấm nên nước có một áp lực rất lớn vì thế khi khai thác người ta dùng khoan xuyên qua lớp đá không thấm bên trên và chạm vào lớp nước này nó sẽ tự phun lên mà không cần phải bơm Loại nước dưới đất này thường ở sâu dưới mặt đất, có trữ lượng lớn và thời gian hình thành nó phải mất hàng trăm năm thậm chí hàng nghìn năm

- Nước dưới đất không có áp lực: là dạng nước được giữ lại trong các tầng đá chứa nước, bị chắn bởi lớp không thấm như sét Loại nước có áp suất rất yếu, nên muốn khai thác nó phải thì phải đào giếng xuyên qua tầng đá chứa rồi dùng bơm hút nước lên Nước loại này thường ở không sâu dưới mặt đất, có nhiều trong mùa mưa và ít dần trong mùa khô

Đặc tính chung về thành phần, tính chất của nước dưới đất là nước có

độ đục thấp, nhiệt độ và các thành phần hóa học ít thay đổi, nước không có oxy hóa trong môi trường khép kín là chủ yếu, thành phần của nước có thể thay đổi đột ngột với sự thay đổi độ đục và ô nhiễm khác nhau Những thay đổi này liên quan đến sự thay đổi lưu lượng của lớp nước sinh ra do nước mưa

Thành phần, tính chất nước dưới đất phụ thuộc vào nguồn gốc, cấu trúc địa chất của khu vực và độ sâu của lớp nước Trong nước dưới đất không chứa rong, tảo là yếu tố dễ gây ô nhiễm môi trường nước nhưng chúng lại chứa các tạp chất hoà tan do ảnh hưởng của điều kiện địa chất, các quá trình phong hoá và sinh hoá trong khu vực Ở những vùng có điều kiện phong hoá tốt, mưa nhiều hoặc bị ảnh hưởng của nguồn thải thì trong nước ngầm dễ bị ô nhiễm bởi các chất khoáng hoà tan, các chất hữu cơ Đặc điểm địa chất của khu vực ảnh hưởng lớn đến thành phần hoá học của nước ngầm vì nước luôn tiếp xúc với đất đá trong đó, nó có thể lưu thông hoặc bị giữ lại Giữa nước và

Trang 26

17

đất luôn hình thành nên sự cân bằng về thành phần hoá học, vì vậy thành phần của nước thể hiện thành phần của địa chất khu vực đó Tuy vậy, nước dưới đất có một số đặc tính chung là: độ đục thấp, nhiệt độ và thành phần hoá học

ít thay đổi theo thời gian, ngoài ra nước dưới đất thường chứa rất ít vi khuẩn, trừ trường hợp nguồn nước bị ảnh hưởng của nước bề mặt

Trong nước dưới đất thường không có mặt oxi hoà tan nhưng có hàm lượng CO2 cao, thường có hàm lượng sắt tổng cộng với các mức độ khác nhau, từ vài mg/l đến 100 mg/l hoặc lớn hơn, vượt xa tiêu chuẩn cho phép với nước ăn uống sinh hoạt (tiêu chuẩn cho phép đối với hàm lượng sắt trong nước ăn uống sinh hoạt là 0,3 mg/l, đối với khu vực đô thị là 0,5 mg/l đối với khu vực nông thôn) Do đó cần phải xử lý trước khi đưa vào sử dụng Một đặc điểm khác cần quan tâm là pH trong nước thường khá thấp, nhiều nơi pH giảm đến 3 - 4 (do hàm lượng CO2 cao), không thuận lợi cho việc sử lý nước

Các đặc tính của nước dưới đất: Nhiệt độ của nước dưới đất tương đối

ổn định; Độ đục thường thay đổi theo mùa; Độ màu thường thì không có màu, độ màu gây ra do chứa các chất của acid humic; Độ khoáng hoá thường không thay đổi; Sắt và mangan thường có mặt với các hàm lượng khác nhau; CO2 thường xâm thực với hàm lượng lớn; Ôxi hoà tan thường không có; H2S thỉnh thoảng có mặt trong nước ngầm; NH4+ thường có mặt trong nước dưới đất; Nitrat, Silic có hàm lượng đôi khi cao; Ít bị ảnh hưởng bởi các chất vô cơ và hữu cơ; Clo có thể bị ảnh hưởng hoặc không bị ảnh hưởng tuỳ theo khu vực

1.2.2 Đánh giá an ninh môi trường nước dưới đất

1.2.2.1 Phương trình quản trị ANMT nước dưới đất

Phương trình cơ bản về an ninh của một chủ thể và phương trình Quản trị ANMT được xây dựng dựa trên phương trình cơ bản ANPTT của một chủ thể, phương trình quản trị ANMT được xây dựng bao gồm các hợp phần sau (Nguyễn Thị Hoàng Hà và Hoàng Đình Phi, 2017):

Trang 27

18

QUẢN TRỊ AN NINH MÔI TRƯỜNG = (AN TOÀN + ỔN ĐỊNH + PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG) – (CHI PHÍ QUẢN TRỊ RỦI RO + CHI PHÍ MẤT DO KHỦNG HOẢNG + CHI PHÍ KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG)

hay QTANMT = (S1 + S2 + S3) – (C1 + C2 + C3)

Phương trình quản trị ANMT bao gồm được hiểu và đánh giá như sau: S1 - An toàn môi trường: chất lượng môi trường nước dưới đất, mức độ hài lòng của người dân về chất lượng nước,…;

S2 - Ổn định môi trường: đánh giá thông qua việc tiếp cận với nguồn nước; S3 - Phát triển bền vững: đánh giá thông qua các biện pháp, công cụ bảo vệ và phát triển môi trường (chiến lược, thể chế, chính sách, quy hoạch, tiềm lực kinh tế, khoa học công nghệ trong bảo vệ môi trường,…);

C1 - Chi phí quản trị rủi ro: chi phí quản lý, chi phí quan trắc chất lượng môi trường,…;

C2- Chi phí mất do khủng hoảng: chi phí mất do ô nhiễm môi trường (sức khỏe người dân, hoạt động sản xuất,…);

C3 - Chi phí khắc phục khủng hoảng: chi phí khắc phục ô nhiễm

1.2.2.2 Tiêu chí và thang đánh giá an ninh môi trường nước dưới đất

Việc xây dựng và lựa chọn các tiêu chí đánh giá thường dựa vào một

bộ tiêu chí đã có Tuy nhiên, tùy từng đặc trưng của nghiên cứu cụ thể lại có

sự điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới (nếu chưa có bộ tiêu chí phù hợp) Hiện nay, chưa có công bố (dạng bài báo khoa học hay dạng sách) nào liên quan đến vấn đề đánh giá định lượng công tác quản trị an ninh môi trường

Do đó, trong nghiên cứu luận văn này, học viên đề xuất bộ tiêu chí đánh giá hiện trạng ANMT nước dưới đất tại xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội dựa theo phương trình quản trị ANPTT nêu trên và tham khảo kết quả luận văn trước đó (Hà Phi Long, 2018) Bộ tiêu chí đánh giá cụ thể như

Trang 28

19

sau (Bảng 1.2):

Bảng 1.2 Bộ tiêu chí đánh giá thực trạng ANMT nước dưới đất xã

Phương Tú, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội Hợp

phần Hợp phần

Nhóm tiêu chí Tiêu chí đánh giá Ký

nước uống

S1-2

Mức độ hài lòng của người dân về chất lượng

nước sinh hoạt

S1-3

Mức độ hài lòng của người dân về chất lượng

nước tưới tiêu

nước

Mức ổn định môi trường

Khả năng tiếp cận nguồn nước sạch

Khả năng tiếp cận nguồn

S3 Phát triển bền

vững

Chính sách chiến lược đảm bảo

Chính sách chiến lược đảm bảo ANMT nước của

địa phương

S3-1

Trang 29

20

ANMT nước Chính sách chiến lược

đảm bảo ANMT nước của

nhà nước

S3-2

Tiềm lực đảm bảo an toàn an ninh nguồn nước

Tiềm lực đảm bảo an toàn

an ninh nguồn nước S3-3

C1 Chi phí quản

trị rủi ro

Chi phí quản

Chi phí quản trị an ninh

Chi phí quan trắc chất lượng môi

Trang 30

21

các xung đột giữa người dân và chính quyền về môi

trường nước

giữa người dân và chính

quyền về môi trường nước

Hiện nay, để đánh giá định lượng các đối tượng thường dùng nhiều thang đo khác nhau, ví dụ 0-10, 0-1, 0-100, 1-10, (Ness và nnk, 2007) Việc lựa chọn và tính toán theo từng thang đo phụ thuộc vào mục tiêu và đặc trưng của các nghiên cứu Trong nghiên cứu này, thang điểm từ 1 đến 10 được sử dụng để đánh giá ANMT theo phương trình quản trị ANPTT Trong đó:

- Đối với hợp phần an toàn, ổn định và phát triển bền vững môi trường nước (S1, S2, S3) được đánh giá như sau:

1 điểm: rất kém (ví dụ 100% số mẫu có hàm lượng một/một số thông

số môi trường vượt quá giới hạn cho phép theo Quy chuẩn Việt Nam)

5 điểm: trung bình (ví dụ 50% số mẫu có hàm lượng một/một số thông

số môi trường vượt quá giới hạn cho phép theo Quy chuẩn Việt Nam)

10 điểm: rất tốt (ví dụ các chỉ tiêu môi trường tại tất cả các điểm lấy mẫu đều nhỏ hơn giới hạn cho phép theo Quy chuẩn Việt Nam)

- Đối với hợp phần chi phí quản trị rủi ro, chi phí mất do khủng hoảng, chi phí khắc phục khủng hoảng (C1, C2, C3) được đánh giá như sau:

1 điểm: rất thấp/hoặc không bị khủng hoảng (ví dụ công tác quản trị rủi

ro môi trường được thực hiện nghiêm túc và có kết quả)

Trang 31

22

cho điểm từ 1-10, hợp phần S (S1, S2, S3) và hợp phần C (C1, C2, C3) được tính theo giá trị trung bình của các tiêu chí sử dụng trong nghiên cứu này

1.2.2.3 Công cụ quản trị ANMT

Các công cụ chủ yếu trong quản trị ANMT bao gồm:

- Công cụ pháp luật: Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận là công cụ rất quan trọng trong quản trị ANMT Bởi mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội muốn khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định pháp luật trong lĩnh vực này Trường hợp có chủ thể cố tình vi phạm thì pháp luật cũng quy định sẵn những chế tài nghiêm khắc để răn đe, trừng phạt những chủ thể đó

Hiện nay có rất nhiều quy định như: Luật bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước; Nghị định 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản; Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước; Nghị định 167/2018/NĐ-CP ngày 26/12/2018 của Chính phủ quy định việc hạn chế khai thác nước duới đất; Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của

Bộ Tài nguyên môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường; Quyết định 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 quy định Bảo

vệ tài nguyên nước dưới đất; Thông tư 08/2014/TT-BTNMT ngày 17/02/2014 quy định kỹ thuật lập bản đồ chất lượng nước dưới đất tỷ lệ 1:25.000; Thông

tư 10/2014/TT-BTNMT ngày 17/02/2014 quy định kỹ thuật lập bản đồ chất lượng nước dưới đất tỷ lệ 1:100.000; Thông tư 11/2014/TT-BTNMT ngày 17/02/2014 quy định kỹ thuật lập bản đồ chất lượng nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000; Thông tư 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/05/2014 quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước; Thông tư 40/2014/TT-BTNMT ngày 11/07/2014 quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất; Thông tư 08/2015/TT-

Trang 32

23

BTNMT ngày 26/02/2015 quy định kỹ thuật bơm nước thí nghiệm trong điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất; Thông tư 59/2015/TT-BTNMT ngày 14/12/2015 quy định kỹ thuật khoan điều tra, đánh giá và thăm dò nước dưới đất; Thông tư 75/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 quy định về bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất; Thông tư 34/2018/TT-BTNMT ngày 26/12/2018 quy định về phân loại

và yêu cầu trong thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất UBND thành phố Hà Nội; Quyết định 195/2005/QĐ-UB về việc cấp phép thăm dò, khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn thành phố Hà Nội do UBND thành phố Hà Nội ban hành ngày 22/11/2005; Quyết định số 161/QĐ-UBND ngày 09/01/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch vùng cấm, hạn chế và khai thác nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội;

- Công cụ kinh tế: Đây là công cụ rất hiệu quả trong quản trị ANMT Bởi vì lợi ích kinh tế luôn hấp dẫn để các chủ thể thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định nhằm mang lại lợi ích cho bản thân Sử dụng công

cụ kinh tế trong quản trị ANMT theo các hướng cơ bản sau: Khuyến khích lợi ích kinh tế cho những hành vi có lợi cho ANMT và trừng phạt bằng kinh tế đối với những hành vi tác động tiêu cực tới ANMT Công cụ kinh tế chủ yếu được sử dụng trong quản lý nhà nước bao gồm: thuế, phí, thưởng, phạt tiền Ngoài ra đầu tư tài chính từ các nguồn ngân sách nhà nước, xã hội hóa cho nguồn lực, cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bị hàng năm nhằm đảm bảo an toàn nguồn nước là rất quan trọng

- Quy hoạch tài nguyên nước: “Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt đông kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định” (Khoản 1 Điều 3 Luật Quy hoạch)

Trang 33

24

Tài nguyên nước tồn tại tự nhiên về trữ lượng, dòng chảy nhưng dưới tác động của con người cũng có sự thay đổi nhất định Quy hoạch tài nguyên nước không chỉ đơn thuần là sắp xếp tài nguyên nước mà cần có sự đánh giá trữ lượng, dòng chảy của tài nguyên nước trên các khu vực địa lý khác nhau Những thông tin đánh giá này góp phần quan trọng cho việc phát triển kinh tế

- xã hội từng nơi Chúng ta có thể khái quát: Quy hoạch tài nguyên nước được hiểu là việc đánh giá tổng thể tài nguyên nước làm cơ sở cho việc khai thác,

sử dụng tài nguyên nước phục vụ cho các hoạt động kinh tế - xã hội Ngoài ra quy hoạch tài nguyên nước còn góp phần phòng, chống các tác hại do nước gây ra Như vậy, quy hoạch tài nguyên nước là một trong những công cụ hữu hiệu trong quản trị ANMT

- Khoa học công nghệ: Sử dụng khoa học công nghệ trong quản trị ANMT là giải pháp không thể thiếu Khoa học kỹ thuật không chỉ giúp cho quá trình sử dụng tài nguyên nước hiệu quả hơn mà còn giúp giảm những tác hại do nước gây ra Ví dụ các thiết bị quan trắc tự động chất lượng nước để hạn chế các sự cố khi nồng độ các chất vượt quá ngưỡng quy chuẩn, các đồng

hồ đo áp lực dòng chảy để phát hiện rò rỉ thất thoát nước, các công nghệ xử lý nước ngày càng hoàn thiện giúp chúng ta xử lý được các chất thải trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt với mức chi phí phù hợp hơn

- Tuyên truyền giáo dục: Biện pháp tuyên truyền giáo dục có tác dụng tác động vào nhận thức của chủ thể dẫn tới thay đổi hành vi Đối tượng hướng đến của biện pháp này chủ yếu là người sử dụng tài nguyên nước Nội dung tuyên truyền giáo dục chủ yếu là việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước, cách thức phòng, tránh tác hại do nước gây ra Hình thức tuyên truyền giáo dục chủ yếu gồm: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, đài phát thanh, báo in, treo băng rôn, áp phích,… Hiệu quả của biện pháp tuyên truyền giáo dục tuy không rõ rệt như những biện pháp khác nhưng nó có tác dụng lâu dài, dần dần và chi phí thực hiện rẻ nên

Trang 34

25

trên thực tế người ta vẫn sử dụng biện pháp này trong quản trị ANMT Để đánh giá ANMT sinh hoạt cần kết hợp nhiều phương pháp định tính và định lượng cùng với khung lý thuyết và phương trình quản trị tương ứng

1.3 Ảnh hưởng của mất an ninh môi trường nước dưới đất

Ngày nay, suy thoái môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu, không chỉ

đe dọa an toàn, an ninh cá nhân mỗi con người, mà còn là một trong những nguy cơ lớn đe dọa an ninh quốc gia và sự sống còn của cả xã hội loài người

Suy thoái và ô nhiễm môi trường và những hiểm họa môi trường có thể gây suy yếu nền kinh tế, gia tăng đói nghèo, gia tăng bất ổn chính trị, thậm chí trở thành ngòi nổ cho các cuộc xung đột và chiến tranh ANMT là một thành

tố quan trọng của an ninh quốc gia, một phạm trù thuộc lĩnh vực ANPTT

Ở nước ta, bảo đảm ANMT nước được coi là một trong những nhiệm

vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã chỉ rõ

“Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khoẻ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường” (Trang 7 - Mục

(6) - Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030)

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại

hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, 2021 nêu rõ: “Quản lý chặt chẽ,

sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; tăng cường bảo vệ, cải thiện môi trường; chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

Xây dựng chiến lược, hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, trọng tâm là đất, nước và khoáng sản Xây dựng hệ

Trang 35

26

thống luật pháp, chính sách và cơ chế giám sát tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu, dự báo, cảnh báo thiên tai, ô nhiễm và thảm hoạ môi trường, dịch bệnh Ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật

về tài nguyên và môi trường Chủ động, tích cực hợp tác quốc tế trong việc chia sẻ thông tin, phối hợp nghiên cứu, quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên, bảo đảm an ninh sinh thái, an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.”

(Điểm (6) – Mục III: Về phương hướng, nhiệm vụ Nhiệm kỳ Đại Hội XIII và những năm tiếp theo)

Nghị quyết số 124/2020/QH14 ngày 10/11/2020 của Quốc hội về Kế

hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2021 giao “Chính phủ xây dựng Đề án An ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2045 trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp cuối năm 2021”

Nước dưới đất là nguồn tài nguyên quan trọng đối với chúng ta, tình hình lượng nước đang khai thác hàng ngày của Việt Nam là 10.531.243

m3/ngày (Bảng 1.3)

Bảng 1.3 Nguồn tài nguyên nước dưới đất ở Việt Nam

STT Thành phố, vùng

Lượng nước đang khai thác,

m 3/ngày

Tài nguyên

dự báo, m3/ngày

% khai thác so với tài nguyên

1 Đồng bằng Bắc Bộ 2.264.898 17.191.102 13,17 Trong đó Hà Nội 1.779.398 8.362.000 21,27

2 Đồng bằng Nam Bộ 3.602.447 23.843.731 15,11

Trang 36

Toàn lãnh thổ Việt Nam 10.531.243 172.599.897 6,1

Nguồn: Tài liệu điều tra thống kê của Liên đoàn quy hoạch và điều tra nguồn

tài nguyên nước miền Bắc, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2019

Nước dưới đất là một hợp phần quan trọng của tài nguyên nước, là nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp Hiện trữ lượng nước dưới đất của nước ta cung cấp từ 35 - 50% tổng lượng nước cấp sinh hoạt cho các đô thị trên toàn quốc Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nước quý giá này đang bị ô nhiễm

Nguồn nước dưới đất của Việt Nam khá phong phú nhờ mưa nhiều và phân bố rộng rãi khắp nơi, tập trung vào một số tầng chứa nước chính Trong đó 80% lượng nước dưới đất được khai thác từ các trầm tích thời kỳ Đệ Tứ, tập trung ở các đồng bằng lớn trong cả nước Tiếp đến là các thành tạo đá cacbonnat phân bố ở Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và một số vùng khác; các lớp phong hóa tạo bazan trẻ tập trung ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ

Hiện tổng trữ lượng khai thác nước dưới đất trên toàn quốc đạt gần 20 triệu m3, tổng công suất của hơn 300 nhà máy khai thác nguồn nước này vào khoảng 1,47 triệu m3/ngày Nhưng trên thực tế các nhà máy chỉ khai thác được

60 - 70% so với công suất thiết kế Vấn đề đáng báo động là nguồn nước dưới đất của Việt Nam đã và đang đối mặt với vấn đề xâm nhập mặn trên diện rộng, ô nhiễm vi sinh và ô nhiễm kim loại nặng nghiêm trọng, do khoan nước dưới đất thiếu quy hoạch và không có kế hoạch bảo vệ nguồn nước

Hoạt động phát triển các ngành công nghiệp và nông nghiệp là nguyên nhân gây nên chất ô nhiễm trong nước ngầm Nhiều nơi đã phát hiện dấu hiệu

Trang 37

28

ô nhiễm Coliform vượt quy chuẩn cho phép từ hàng trăm đến hàng nghìn lần

Nhiều nơi, nguồn nước ngầm đang phải đối mặt với vấn đề xâm nhập mặn trên diện rộng, ô nhiễm vi sinh, ô nhiễm kim loại nặng như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh do khoan nước dưới đất thiếu quy hoạch và không có

kế hoạch bảo vệ nguồn nước

Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường nguồn nước dưới đất của Việt Nam khá phong phú nhờ mưa nhiều Vấn đề đáng báo động là nguồn nước dưới đất của Việt Nam đang đối mặt với dấu hiệu ô nhiễm coliform vượt quy chuẩn cho phép từ hàng trăm đến hàng nghìn lần Tình trạng ô nhiễm phốt phát (P-PO4) cũng có xu hướng tăng theo thời gian

Tại Hà Nội, số giếng khoan có hàm lượng P-PO4 cao hơn mức cho phép (0,4mg/l) chiếm tới 71%

Ngoài ra, việc khai thác nước quá mức ở tầng holocen cũng làm cho hàm lượng asen trong nước dưới đất tăng lên rõ rệt, vượt mức giới hạn cho phép 10mg/l Đặc biệt, vùng ô nhiễm asen phân bố gần như trùng với diện tích phân bố của vùng có hàm lượng amoni cao, tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ

Nguồn nước ngầm ô nhiễm chủ yếu do tác động của sự phát triển công nghiệp, làng nghề cũng như sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp Riêng với ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp giấy và bột giấy, hàm lượng nước thải có chứa xyanua (CN-) và hàm lượng NH3 vượt đến 84 lần so với tiêu chuẩn cho phép

Hệ quả kéo theo từ việc mất ANMT nước dưới đất bao gồm:

- Tác động của ô nhiễm nguồn nước đến sức khỏe con người:

Bệnh tật có liên quan đến ô nhiễm nguồn nước là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt các bệnh như: bệnh ung thư, bệnh thiếu máu, bệnh Antai-Antai, bệnh viêm gan A, bệnh tả, bệnh đường tiêu hóa và các bệnh ngoài da Tác hại ô nhiễm môi trường nước đối với sức khỏe con

Trang 38

29

người chủ yếu do môi trường nước bị ô nhiễm vi trùng, vi khuẩn và các chất ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm kim loại nặng (Asen, Cadimi, thủy ngân, ) và ô nhiễm các hóa chất độc hại Khoảng 80% trường hợp bệnh lỵ và tiêu chảy là

do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra, chủ yếu ở các địa phương nghèo Đã có những trường hợp bị tử vong do sử dụng nước bẩn và ô nhiễm (chủ yếu là trẻ em) Bên cạnh các bệnh về đường tiêu hóa như: tiêu chảy, lỵ, ô nhiễm nguồn nước còn gây bệnh thiếu máu, ung thư, bệnh về da

Nguyên nhân chủ yếu do nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng như chì, cadimi, asen, Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người chết

do các bệnh liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư ngày càng tăng lên Ngoài ra, tỷ lệ trẻ em tử vong tại các khu vực bị ô nhiễm nguồn nước là rất cao

Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đối với sức khỏe con người có thể thông qua hai con đường: một là do ăn uống phải nước bị ô nhiễm hay các loại rau quả và thủy hải sản được nuôi trồng trong nước bị ô nhiễm; hai là do tiếp xúc với môi trường nước bị ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt và lao động

Theo thống kê của Bộ Y tế, gần một nửa trong số 26 bệnh truyền nhiễm

có nguyên nhân liên quan tới nguồn nước bị ô nhiễm điển hình nhất là bệnh tiêu chảy cấp Ngoài ra, có nhiều bệnh khác như tả, thương hàn, các bệnh về đường tiêu hoá, viêm gan A, viêm não, ung thư,

- Ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước đến thiệt hại về kinh tế:

Ô nhiễm môi trường nước cũng gây những thiệt hại kinh tế không nhỏ trong hoạt động sản xuất Vấn đề ô nhiễm nước dưới đất đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển kinh tế của toàn vùng Nguồn nước bị ô nhiễm bởi các chất xả thải của nhà máy, các khu công nghiệp đã gây thiệt hại không nhỏ tới kinh tế của các hộ gia đình

Trang 39

30

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TẠI XÃ PHƯƠNG TÚ, HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Giới thiệu xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội

2.1.1 Vị trí địa lý

Phương Tú là một trong 29 thị trấn và xã của huyện Ứng Hoà, TP Hà Nội, xã nằm ở ngay trung tâm của huyện Phía Bắc của xã Phương Tú giáp xã Phú Túc (huyện Phú Xuyên); phía Nam giáp xã Tảo Dương Văn (huyện Ứng Hoà); phía Đông giáp xã Trung Tú (huyện Ứng Hoà); phía Tây giáp thị trấn Vân Đình và xã Liên Bạt (huyện Ứng Hoà)

Xã Phương Tú gồm có 6 thôn, đó là Hậu Xá, Dương Khê, Nguyễn Xá, Động Phí, Phí Trạch và Ngọc Động

Phương Tú trải dài trên tỉnh lộ 428 nối quốc lộ 21B với quốc lộ 1A, đầu

xã lại có sông Nhuệ chảy qua Lợi thế cận lộ, cận giang đó tạo điều kiện thuận lợi cho xã về trao đổi kinh tế, giao lưu văn hóa

Xã có diện tích lớn nhất huyện Ứng Hòa với diện tích là 10,17 km2 và dân số tính đến năm 2020 là 24.211 người

2.1.2 Địa hình, khí hậu, thủy văn

Nhìn trung địa hình xã Phương Tú tương đối bằng phẳng, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm Nhiệt độ trung bình năm là 23,3 0C chênh lệch khá cao giữa các mùa Mùa hè lên tới 36-37 0C , trong khi mùa đông giảm xuống từ 9 - 10 0C Lượng mưa trung bình năm là 1.900 mm Số giờ nắng trong năm 1.400 giờ

Độ ẩm trung bình 70-85%

Mạng lưới thủy văn của xã gồm kênh mương, sông ngòi nguồn nước được lấy từ Sông Nhuệ

2.1.3 Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội

Xã Phương Tú có số dân cư đông với 13.455 khẩu, 3.645 hộ phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa, quy mô lớn; giao thông đường liên

Trang 40

Đời sống nhân dân trong xã có mức sống cao, thu nhập bình quân đạt 51,05 triệu đồng/người/năm

Dân cư của xã được phân bố tương đối tập trung, tỷ lệ lao động trong

độ tuổi chiếm khá cao so với tổng dân số chiếm 62,1% số lao động (UBND xã Phương Tú, 2020) Trình độ dân trí, trình độ lao động tương đối đồng đều, tỉ

lệ lao động qua đào tạo số lao động Công tác đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn được quan tâm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 61,17% (UBND xã Phương Tú, 2020) Trình độ dân trí của nông dân và kỹ năng sản xuất của nông dân có nhiều tiến bộ

2.2 Thực trạng khai thác, quản lý và sử dụng nước dưới đất xã Phương

Tú, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội

2.2.1 Thực trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất xã Phương Tú

Trữ lượng tài nguyên nước dưới đất tại xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội như sau (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ứng Hòa, năm 2020):

+ Trữ lượng khai thác tiềm năng: toàn vùng là 123.717m3/ngày;

+ Trữ lượng khai thác dự báo công trình: toàn vùng là 37.693 m3/ngày Theo số liệu của Phòng Tài Nguyên Môi trường huyện Ứng Hòa (năm 2020), thành phố Hà Nội thì toàn xã Phương Tú tình hình khai thác nước dưới đất xã Ứng Hòa khai thác nhiều nhất chiếm 22,71% trong cả huyện Trong đó việc khai thác nước dưới đất sử dụng cho nông nghiệp chiếm tới 66,86 %, sinh hoạt chiếm 29,06% và công nghiệp, 4,08%

Ngày đăng: 20/11/2024, 22:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
23. UNBD Thành phố Hà Nội (2013), Quyết định về việc phê duyệt “Quy hoạch nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định về việc phê duyệt “Quy hoạch nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Tác giả: UNBD Thành phố Hà Nội
Năm: 2013
31. Berg M., Luzi S., Trang P.T.K., Viet P.H., Giger W., Stüben D., 2006. Arsenic Removal from Groundwater by Household Sand Filters: Comparative Field Study, Model Calculations, and Health Benefits.Environmental Science and Technology 40 (17), 5567–5573 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Environmental Science and Technology
32. Dan N.V., N.T. Dung, 2008. Current status of groundwater pollution in Hanoi area, Journal of Hydrogeology. Geological Engineering of the North, Ha Noi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Hydrogeology
38. Karar E., 2012. Freshwater Governance for the 21st Century, Department of Environmental Sciences. University of California, Global Issues in Water Policy 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Global Issues in Water Policy
41. Norrman J., Charlotte J., Sparrenbom, Berg M., Dang D.N., Pham Q.N., Hakan R., Jack G., Sigvardsson E., Baric D., Moreskog J., Harm P, Ringdahl, Nguyen V.H., 2008. Arsenic mobilisation in a new well field for drinking water production along the Red River, Nam Du, Hanoi.Applied Geochemistry 11, 3127-3142 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Applied Geochemistry
45. Shajia E., Santos M., Sarath K.V., Prakash P., Deepchand V., Divya B.V. 2020. Arsenic contamination of groundwater: A global synopsis with focus on the Indian Peninsula. Geoscience Frontiers, 12(3), 101079 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Geoscience Frontiers
46. Smedley P.L., Kinniburgh D.G., 2002. A review of the source, behaviour and distribution of arsenic in netural weters. Applied Geochemistry (17), 517-568 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Applied Geochemistry
47. Vithanage M., Bhattachary P., 2015. Fluoride in Drinking Water: Health Effects and Remediation. Environmental Chemistry for a Sustainable World, 5, 105–151 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Environmental Chemistry for a Sustainable World
1. 2030WRG, 2017, Khuôn khổ kinh tế về nước và đánh giá thách thức của ngành nước Khác
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII, 2021. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, 2021 (Điểm (6) – Mục III: Về phương hướng, nhiệm vụ Nhiệm kỳ Đại Hội XIII và những năm tiếp theo) Khác
3. Bộ Tài nguyên và môi trường, 2018, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2018 - Môi trường nước các lưu vực sông Khác
4. Bùi Đức Hiếu, Tạ Đình Thi, Huỳnh Thị Lan Hương, Đào Minh Trang, 2018. An ninh nguồn nước và những thách thức đối với an ninh nguồn nước ở Việt Nam. Tạp chí Biến đổi khí hậu số 8 Khác
5. Hà Phi Long, 2018. Nghiên cứu đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh môi trường làng nghề tái chế chì thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Luận văn Thạc sỹ Quản trị An ninh phi truyền thống Khác
6. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Trang 7 - Mục (6) - Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030) Khác
7. Nghị quyết số 124/2020/QH14 ngày 10/11/2020 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2021 Khác
8. Nguyễn Ngọc Sinh và Nguyễn Đình Hòe, 2012. Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Bộ KH và ĐT) số 9+10/2012 Khác
9. Phạm Thành Dung, 2014. An ninh nguồn nước chính là vấn đề An ninh phi truyền thống. Tạp chí Giáo dục lý luận 220 Khác
10. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ứng Hòa, 2020. Báo cáo tình hình trữ lượng tài nguyên nước dưới đất và quy hoạch nguồn nước Khác
12. Hoàng Đình Phi, 2016. Tập bài giảng: Tổng quan về quản trị an ninh phi truyền thống. Hà Nội: Khoa Quản trị và Kinh doanh-Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
13. Nguyễn Thị Hoàng Hà và nhóm tác giả của chương trình Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống (2017), An ninh nguồn nước, Bài giảng Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w