1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn kinh tế và quản lý công nghiệp thời Đại của những con chíp lên ngôi

16 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thời đại của những con chíp lên ngôi
Tác giả Đỗ Quỳnh Gia Hân, Nguyễn Xuân Nhi Hòa, Nguyễn Ngọc Khanh, Nguyễn Khánh Vy
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Đông
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Khoa Kinh tế
Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý Công nghiệp
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 390,65 KB

Nội dung

Sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn đã dẫn đến việc thu nhỏ các sản phẩm điện tử với nhiều chức năng hơn, tiêu thụ điện năng thấp hơn và tốc độ cao hơn đã chỉ ra rằng “Ngành này

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP THỜI ĐẠI CỦA NHỮNG CON CHÍP LÊN NGÔI

GVHD: TS Nguyễn Thị Đông

Mã lớp học phần: 241EC1302 Nhóm sinh viên thực hiện:

Tp Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2024

1 Đỗ Quỳnh Gia Hân K224030430

2 Nguyễn Xuân Nhi Hòa K224030435

3 Nguyễn Ngọc Khanh K224030436

4 Nguyễn Khánh Vy K224030463

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Đông đã tạo điều kiện cho nhóm chúng em thực hiện đề tài: “Thời đại của những con chíp lên ngôi” Chúng em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình và hỗ trợ của cô trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này

Những phản hồi quý báu của cô đã giúp chúng em mở rộng kiến thức và hoàn thiện bài nghiên cứu này theo khả năng tốt nhất của mình Chúng em đã nỗ lực hết sức để áp dụng những gì đã học và khám phá thêm thông tin để hoàn thành bài luận Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tế nên trong quá trình hoàn thành chúng em không thể không tránh khỏi những thiếu sót

Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i

DANH MỤC HÌNH ẢNH ii

Tóm tắt 1

1 Giới thiệu 1

2 Khái quát chung về ngành công nghiệp bán dẫn 2

2.1 Khái niệm 2

2.2 Vai trò của ngành công nghiệp bán dẫn đối với nền kinh tế Việt Nam 2

3 Thực trạng của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam 3

3.1 Thực trạng của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam 3

3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam 5

3.2.1 Yếu tố kinh tế 5

3.2.2 Yếu tố xã hội 6

3.2.3 Yếu tố công nghệ 6

4 Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp 7

4.1 Định hướng phát triển 7

4.2 Đề xuất giải pháp 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

2 VNPT Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: So sánh mức lương hàng năm trong lĩnh vực sản xuất của một số nước trong

Trang 6

Tóm tắt

Ngành công nghiệp bán dẫn đã phát triển vượt bậc kể từ năm 1960 và ngày nay nó là một trong những ngành công nghiệp chủ chốt của thế giới (Nideborn & Strahle,

2007) Sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn đã dẫn đến việc thu nhỏ các sản phẩm điện tử với nhiều chức năng hơn, tiêu thụ điện năng thấp hơn và tốc độ cao hơn

đã chỉ ra rằng “Ngành này sản xuất các sản phẩm điện tử linh kiện từ vật liệu bán dẫn, bao gồm bóng bán dẫn, diode, vi mạch và nhiều linh kiện khác, sử dụng các vật liệu như silic và các chất bán dẫn hợp chất khác Công nghiệp bán dẫn góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử, viễn thông và là thành phần thiết yếu cho các thiết bị thông minh phục vụ nhu cầu số hóa, điện toán đám mây và thu nhỏ chip điện tử” (Long & Linh, 2024)

1 Giới thiệu

Ngành công nghiệp bán dẫn, với quy mô khổng lồ lên đến 600 tỷ USD và vẫn đang không ngừng tăng trưởng, là một trong những trụ cột của nền kinh tế toàn cầu

của sự chuyển dịch trong chuỗi cung ứng ngành bán dẫn trên thế giới, có thể lý giải bởi nhiều lý do như do sự căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc dẫn đến quan ngại trong việc gián đoạn chuỗi cung ứng, đồng thời nhu cầu của chip bán dẫn ngày càng tăng, khiến các ông lớn trong ngành bán dẫn tại Đài Loan phải mở rộng sản xuất sang các nước có chi phí sản xuất và nguồn nhân công giá rẻ như các nước tại Đông Nam Á Đây chính là cơ hội vàng cho Việt Nam Vì thế, ông Đặng Thành Chung - trưởng bộ phận thị trường Việt Nam FCC Partners và Liên minh ảnh hưởng Đông Nam Á (SIA) đã chia sẻ “Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện quyết tâm cao để phát triển ngành bán dẫn trong nước, trong đó đã ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030, xác định công nghiệp bán dẫn là ngành công nghệ cao, được ưu tiên Việt Nam cũng có chiến lược thu hút đầu tư hợp lý, có kinh nghiệm thu hút các doanh nghiệp lớn như Samsung, Hana Micron, Intel…” (VnEconomy, 2024)

Trang 7

2 Khái quát chung về ngành công nghiệp bán dẫn

2.1 Khái niệm

Theo định nghĩa của FPT.Semiconductor: “Bán dẫn, về cơ bản, là các vật liệu

có khả năng dẫn điện không hoàn toàn, cho phép điều chỉnh dòng điện và tín hiệu một cách linh hoạt Điều này không chỉ giúp tạo ra các mạch tích hợp phức tạp mà còn mở ra cánh cửa cho việc phát triển các sản phẩm và ứng dụng công nghệ cao”

Từ những thiết bị điện tử cơ bản cho đến những công nghệ phức tạp, ngành công nghiệp bán dẫn đã thực sự hình thành nên bức tranh toàn cảnh của cuộc sống hiện đại Những sản phẩm này không chỉ phục vụ nhu cầu cá nhân mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội, tạo ra hàng triệu việc làm và góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế toàn cầu

2.2 Vai trò của ngành công nghiệp bán dẫn đối với nền kinh tế Việt Nam

Chất bán dẫn có ảnh hưởng kinh tế đáng kể, góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp như trí tuệ nhân tạo, IoT và điện toán đám mây Hiện nay, công nghệ chip bán dẫn là công nghệ nền tảng và là điều kiện tiên quyết cho nhiều công nghệ mới nổi có tính chất “xương sống” của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, như AI, IoT,

ML, điện toán lượng tử, ô tô thông minh Ngược lại, những công nghệ mới này cũng

sẽ là động lực cho tăng trưởng tương lai của ngành bán dẫn

Theo thống kê của tổ chức Thương mại Chất bán dẫn Thế giới (WSTS), thị trường chất bán dẫn dự kiến sẽ hồi sinh vào năm tới Triển vọng đến năm 2024 cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bán dẫn trên toàn thế giới, với dự đoán mức tăng 13,1%, đạt định giá 588 tỷ USD (Linh, 2023)

Nói tóm lại, chất bán dẫn đại diện cho những đỉnh cao chỉ huy của nền kinh tế

kỹ thuật số toàn cầu hiện đại và điều này giải thích tại sao vị trí dẫn đầu trong ngành này lại cạnh tranh quyết liệt như vậy giữa các quốc gia, trong đó có Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC), các quốc gia Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Hoa Kỳ (Ezell, 2024)

Trang 8

3 Thực trạng của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

3.1 Thực trạng của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam hiện đang ở giai đoạn khai thác dịch

vụ, lắp ráp thiết bị với các thành phần chính và vi mạch nhập khẩu Hiện tại, chỉ có hai công ty, Tập đoàn Công nghiệp Công nghệ cao Viettel và Công ty Cổ phần Bán dẫn FPT, tham gia vào giai đoạn thiết kế bán dẫn Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong ngành công nghiệp bán dẫn vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp vi mạch bán dẫn từ nước ngoài Công nghệ sản xuất các thành phần và mạch bán dẫn vẫn chưa được làm chủ, dẫn đến việc Việt Nam không thể chủ động tạo ra các sản phẩm điện tử có hàm lượng trí tuệ cao và giá trị gia tăng lớn Do đó, Việt Nam vẫn chưa tạo ra được các sản phẩm điện tử mới với đột phá công nghệ phục vụ các mục đích quan trọng quốc gia

Tuy nhiên, Việt Nam có nền tảng vững chắc trong lĩnh vực STEM với nhiều khoản đầu tư vào lĩnh vực sản xuất điện tử Đáng chú ý là Việt Nam có hơn 50 công

ty vi mạch như Intel (Hoa Kỳ) và Renesas Việt Nam (Nhật Bản) Năm 2022, xuất khẩu điện thoại di động mang lại 57,9 tỷ USD cho Việt Nam, và xuất khẩu máy tính, phụ tùng và linh kiện điện tử đạt 55,54 tỷ USD (Thông tấn xã Việt Nam, 2023)

Có thể thấy rằng việc phát triển ngành công nghiệp vi mạch của Việt Nam với nguồn lực trong nước và tăng giá trị gia tăng của các sản phẩm điện tử trong nước sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu điện tử hàng đầu thế giới Năm 2020, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 12 trên thế giới

từ vị trí thứ 47 vào năm 2001 và đứng thứ 3 trong ASEAN về xuất khẩu điện tử Việc đầu tư của các công ty trong và ngoài nước vào ngành bán dẫn và thiết bị điện tử đã khiến Việt Nam trở thành một điểm đến tiềm năng cho ngành bán dẫn tại Đông Nam

Á

Tuy vậy, hiện nay nguồn lao động ngành bán dẫn của Việt Nam có kỹ năng, có chuyên môn, nhưng chi phí lao động lại khá thấp Số tiền lương mà các tập đoàn phải trả cho kỹ sư công nghệ thông tin ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với các quốc gia/vùng lãnh thổ lân cận Cụ thể, theo thống kê vào năm nay của trang web Salary Explorer,

Trang 9

các kỹ sư ở Việt Nam kiếm được trung bình 706 USD mỗi tháng, trong khi ở Malaysia

là 1.532 USD, Thái Lan là 2.884 USD, Hàn Quốc là 2.970 USD, Đài Loan là 4.119 USD và Singapore là 6.619 USD (Kiên, 2024) Mặc dù mức lương thấp hơn so với các láng giềng, nhưng năng suất và trình độ làm việc của kỹ sư Việt Nam nhận được đánh giá cao từ một số tập đoàn lớn Theo đó, nhà cung cấp dịch vụ thiết kế chip trí tuệ nhân tạo hàng đầu (AI) của Đài Loan là Alchip Technologiescho biết đang mở rộng nhóm R&D sang Việt Nam, vì cho rằng lực lượng kỹ sư của quốc gia này có tài năng và đầy triển vọng, tận tụy, luôn khao khát học hỏi

Với lợi thế về chi phí nhân lực cạnh tranh, cùng với những nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Việt Nam đang trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, để tận dụng tối đa cơ hội này, Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa, như việc xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành, tăng cường hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp, đồng thời tạo ra một môi trường đầu tư ổn định và minh bạch (Anh N , 2024) Đồng thời, để đạt được mục tiêu đào tạo khoảng 50.000 kỹ sư chuyên ngành chip và bán dẫn từ nay đến năm 2030 như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã nêu, chính phủ phải phát triển các chính sách trong các lĩnh vực như ưu đãi doanh nghiệp, giáo dục, chương trình đào tạo và thuế (Mạnh, 2024)

Đơn vị: USD/người/năm

Nguồn: tradingeconomics, 2023

Hình 1: So sánh mức lương hàng năm trong lĩnh vực sản xuất của một số nước trong

Trang 10

Ngoài ra, việc Đài Loan chuyển dịch chuỗi cung ứng sang các nước Đông Nam

Á thì đây chính là cơ hội vàng với Việt Nam, chính vì thế mà hiện nay chính phủ Việt Nam đã và đang xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNBD Việt Nam hiện đang dồn khá nhiều nguồn lực lực để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Minh chứng rõ nét nhất là việc Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030, trong đó ưu tiên hàng đầu là phát triển công nghiệp bán dẫn Chiến lược này, kết hợp với việc thu hút đầu tư hiệu quả từ các tập đoàn lớn như Samsung, Hana Micron và Intel, đã khẳng định quyết tâm đưa Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất chip quan trọng trên thế giới (Mạnh, 2024)

Mặc dù Việt Nam đã nỗ lực trong sản xuất chip bán dẫn, nhưng một số khía cạnh của các chính sách hiện tại có thể cản trở sự phát triển của doanh nghiệp so với các nước khác, đặc biệt là Đài Loan Mặc dù Nghị định 94/2020/NĐ-CP của Chính phủ đã hứa hẹn giảm thuế cho các công ty bán dẫn và miễn thuế nhập khẩu, cần có thêm nhiều chính sách hơn nữa để tạo động lực cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu

tư mới và tạo thêm việc làm cho các kỹ sư IC của Việt Nam

3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

3.2.1 Yếu tố kinh tế

Yếu tố kinh tế đã có những tác động rõ rệt lên ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam, đặc biệt trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển nguồn nhân lực, chính sách ưu đãi, và hạ tầng Hiện nay, thách thức lớn nhất là Việt Nam vẫn thiếu một hệ sinh thái bán dẫn toàn diện, bao gồm các nhà cung cấp trong nước, các công

ty thiết kế, cơ sở thử nghiệm và các viện nghiên cứu Cụ thể hơn, trong ba công đoạn chính của một quy trình sản xuất bán dẫn, Việt Nam hiện chủ yếu chỉ tham gia vào giai đoạn ATP Tuy nhiên, ATP là giai đoạn có giá trị thấp nhất trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn, chỉ chiếm khoảng 6% giá trị của một con chip thành phẩm Hiện nay,

cả FPT và Viettel đều đang cố gắng theo đuổi mô hình “fabless”, tức là chịu trách nhiệm thiết kế chip, và cung ứng sản phẩm ra thị trường, còn công đoạn sản xuất phải

Trang 11

nhờ cậy vào bên ngoài Tuy nhiên điều này có một số bất cập như việc phải mở rộng

về số lượng doanh nghiệp nội địa, cũng như thách thức về thị trường tiêu thụ (Kiên,

Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở, hạ tầng còn hạn chế, đặc biệt trong vấn đề giao thông, làm tăng chi phí vận chuyển và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh (Mạnh,

3.2.2 Yếu tố xã hội

Việt Nam có lực lượng lao động trẻ và dồi dào, tạo ra nguồn nhân lực tiềm năng cho ngành (Anh N Q., 2023).Tuy nhiên, vẫn đang đối mặt về vấn đề thiếu hụt kỹ sư

có tay nghề cao Khoảng 20% sản phẩm bị ảnh hưởng do thiếu nhân lực, các công ty phải tăng lương lên tới 30-40% để giữ chân nhân tài Bên cạnh đó, khối lượng công việc lớn sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và chất lượng sản phẩm, tình trạng này vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành vừa làm chậm quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam (Tân, 2023)

3.2.3 Yếu tố công nghệ

Công nghệ đã có tác động mạnh mẽ đến ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam, chủ yếu thông qua việc cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao năng suất và thúc đẩy phát triển các sản phẩm mới Các yếu tố công nghệ như trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật (IoT), và sản xuất tự động đã cải thiện hiệu quả trong sản xuất và mở ra cơ hội mới cho ngành công nghiệp này Ngoài ra, các dây chuyền sản xuất bán dẫn tại Việt Nam đang dần được tự động hóa với công nghệ điều khiển và giám sát từ xa Điều này giúp nâng cao hiệu suất và giảm thiểu sai sót trong quy trình sản xuất, từ đó cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng tính cạnh tranh Mặc dù nhiều tập đoàn bán dẫn hàng đầu thế giới như Samsung, LG và Qualcomm đã đặt trụ sở R&D tại Việt Nam, tạo cơ hội cho chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhưng Việt Nam vẫn cần tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng (Hoài, 2023)

Trang 12

4 Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp

4.1 Định hướng phát triển

Đến nay, Chính phủ cũng đã nhiều đề án để phát triển công nghệ bán dẫn, các

đề án cũng đã mang lại thành công nhất định Gần đây nhất là đã thông qua nghị quyết

số 1018/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký vào ngày 21/09/2024 ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn cho sự phát triển vào tương lai đến năm 2050 Định hướng phát triển của chiến lược này được chia làm ba giai đoạn, với những mục tiêu cụ thể

là thay vì trực tiếp đầu tư vào nhà máy sản xuất bán dẫn thì Việt Nam cần tranh thủ nắm bắt cơ hội, phát huy ngoại giao giữa các nước, chủ động đề xuất hợp tác, tích cực khuyến khích, kêu gọi sự đầu tư đến từ nhiều nơi khác nhau

Ngoài ra cần tích cực thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI bởi các yếu tố về nguồn nhân lực dồi dào, lợi thế về chính trị, việc thu hút đầu tư FDI sẽ giúp mở rộng thị trường sản xuất, mang lại những tác động tích cực đến sự phát triển của kinh tế và nguồn nhân lực Đồng thời đẩy mạnh sự phát triển tự cường vào các giai đoạn sau, bởi hiện tại ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam vẫn còn phụ thuộc phần lớn vào công ty nước ngoài, nguồn doanh thu thu về không nhiều bới chỉ đảm nhiệm chủ yếu các giai đoạn đơn giản như đóng gói, kiểm nghiệm… Trên hết là phải tập trung đầu

tư vào hệ thống các nhà máy thiết kế các sản phẩm bán dẫn quy mô vừa và nhỏ, đi theo đó là các nhà máy đóng gói, kiểm nghiệm để tạo ra những sản phẩm bán dẫn tốt nhất và giảm sự phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài, ưu tiên sự phát triển theo hướng “việt hóa” Đẩy mạnh quy mô doanh thu với công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam với mục tiêu đạt trung bình 25-100 tỷ USD/ năm (qua từng giai đoạn), giá trị gia tăng phải đạt từ 10-25% mỗi năm (qua từng giai đoạn)

4.2 Đề xuất giải pháp

Hiện nay, việc tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành bán dẫn được ưu tiên hàng đầu, giải quyết được bài toán nguồn nhân lực cho lĩnh vực này sẽ nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu; đồng thời thu

Ngày đăng: 20/11/2024, 20:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w