Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài tập trung đi sâu tìm hiểu tiền tệ đã trải qua các hình thái như thếnào, chỉ ra rõ các đặc trưng của từng hình thái tiền tệ, chúng đã ra đời như th
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
=====000=====
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ TRONG LỊCH SỬ
Họ và tên
Lớp
Mã sinh viên
Số báo danh
Giảng viên giảng dạy
: : : : :
TRI115(HK1.2223).K61.5
TS Vũ Thị Quế Anh
Hà Nội, tháng 12 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
1 Vấn đề nghiên cứu 2
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
I BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ 3
II SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ TRONG LỊCH SỬ 3
1 Hóa tệ - Tiền tệ hàng hóa ( Commodity Money ) 4
1.1 Hóa tệ phi kim loại 4
1.2 Hóa tệ kim loại ( kim tệ ) 5
2 Tín tệ ( Token Money ) 7
2.1 Tiền kim loại ( Coin ) 7
2.2 Tiền giấy ( Paper Money ) 7
3 Bút tệ ( Bank Money ) 9
4 Tiền điện tử ( Electronic Money ) 10
KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
1
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
1 Vấn đề nghiên cứu
Ngày nay, hình thái tiền tệ đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa Nhờ có tiền tệ mà hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa trở nên dễ dàng hơn, nhờ đó các cá nhân, doanh nghiệp và nền kinh tế có thể thỏa mãn được mục đích của mình Tuy nhiên, tiền tệ không phải là phạm trù tự nhiên, nó được ra đời và phát triển qua các giai đoạn khác nhau, sự thay thế nhau của các loại tiền trong từng thời kỳ Hình dạng của tiền ngày nay rất hoàn thiện và ngày càng đa dạng gắn liền với
sự phát triển của khoa học công nghệ
Ở Việt Nam cũng vậy, chúng ta đã chứng kiến sự thay thế lẫn nhau của các hình thái tiền tệ ( kim loại, giấy, polime, thẻ…) Điều đó chứng tỏ lịch sử tiền tệ cũng chịu ảnh hưởng của lịch sử xã hội Sự thay đổi đi lên của tiền tệ điều đó cũng là một phần để đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước Tuy nhiên để có thể có được các dạng tiền tệ như ngày hôm nay thì tiền đã trải qua một quá trình ra đời và hoàn thiện rất là lâu dài
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài tập trung đi sâu tìm hiểu tiền tệ đã trải qua các hình thái như thế nào, chỉ ra rõ các đặc trưng của từng hình thái tiền tệ, chúng đã ra đời như thế nào, các đặc tính ưu việt của hình thái tiền tệ so với các hình thái trước đó, các hạn chế của hình thái tiền tệ để lý giải tại sao nó không còn được sử dụng nữa Qua đó giúp hình dung sâu sắc hơn về khái niệm tiền
2
Trang 4I BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ
Theo kinh tế học thì “Tiền tệ là tiền khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện thanh toán, là đồng tiền được luật pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay nền kinh tế” Theo định nghĩa này tiền tệ còn có thể gọi là tiền lưu thông
Còn theo triết học Marx-Lenin, dựa theo nghiên cứu về lịch sử và bản chất tiền tệ của K.Marx, định nghĩa: “Tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hoá làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hoá khác, nó thể hiển lao động
xã hội và biểu hiển quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá” Có sự khác biệt về cách định nghĩa về tiền tệ bởi vì những nhà kinh tế học trước K.Marx giải thích tiền tệ dựa vào hình thái phát triển cao nhất của giá trị hàng hoá và cho rằng tiền tệ là sản phẩm của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá; trong khi K.Marx nghiên cứu tiền tệ từ lịch sử phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá, từ sự phát triển của các hình thái giá trị hàng hoá để tìm ra nguồn gốc và bản chất của tiền tệ
II SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ TRONG LỊCH SỬ
Nếu không có tiền tệ, thương mại diễn ra dựa trên trao đổi hàng hóa, đổi hàng hóa dịch
vụ này lấy hàng hóa dịch vụ khác Mỗi một giao dịch khi đó đòi hỏi phải có sự trùng khớp về nhu cầu, là việc người này có hàng hóa mà người kia cần và người kia cũng phải có hàng hóa mà người này cần thì giao dịch mới diễn ra Phần lớn mọi người sẽ phải tiêu tốn rất nhiều thời gian để tìm đối tác của mình để trao đổi – một sự lãng phí rất lớn về nguồn lực Việc tìm kiếm này sẽ trở nên không cần thiết nữa khi có tiền tệ, một nhóm các tài sản mà mọi người sử dụng chung để mua hàng hóa và dịch vụ
3
Trang 5Người bán hàng hóa và dịch vụ ( ví dụ chiếc áo) sẵn sàng nhận tiền của bạn khi bạn mua chiếc áo bởi vì ông ta biết rằng ông ta có thể sử dụng khoản tiền đó để mua các hàng hóa và dịch vụ khác
Để phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là những nhu cầu liên quan đến hoạt động sản xuất, lưu thông và trao đổi hàng hóa, tiền tệ không ngừng phát triển
và lần lượt tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau
Để một vật thể có tác dụng là tiền, nó phải được chấp nhận rộng rãi, tức là mọi người đều phải sẵn lòng nhận nó trong việc thanh toán mua hàng hóa Một vật thể nếu rõ ràng có giá trị đối với mọi người thì có thể được chọn làm tiền Trong quá trình phát triển, tiền tệ đã trải qua 4 hình thái trong lịch sử : Hóa tệ, tín tệ, bút tệ và tiền điện tử
1 Hóa tệ - Tiền tệ hàng hóa ( Commodity Money )
Đây là hình thái cổ xưa và sơ khai nhất của tiền tệ, được sử dụng trong điều kiện khi
mà nền kinh tế hàng hóa tiền tệ chưa phát triển Khi tồn tại dưới hình thức một hàng hóa có giá trị cố hữu, tiền được gọi là Tiền hàng hóa Thuật ngữ có giá trị cố hữu hàm
ý hàng hóa đó có giá trị sử dụng ngay cả khi nó không được sử dụng làm tiền Những hàng hóa đó bản thân nó có giá trị vì để làm ra hàng hóa đó cần tốn sức lao động và giá trị của hàng hóa đó chính là lượng lao động được kết tinh trong sản phẩm đó Loại tiền tệ này có hai đặc điểm chung: Hàng hóa dùng làm tiền tệ trong trao đổi phải có giá trị thực sự và giá trị của vật trung gian trao đổi này phải ngang bằng với giá trị hàng hóa đem ra trao đổi, tức là trao đổi ngang giá một hàng hóa thông thường lấy hàng hóa đặc biệt – tiền tệ
Tùy theo đặc điểm của từng địa phương, từng vùng miền, từng khu vực, từng quốc gia người ta lựa chọn những hàng hóa khác nhau làm tiền tệ Nhưng nhìn chung, hóa tệ có thể chia ra làm hai loại : Hóa tệ phi kim loại (nonmetalic commodity money) và hóa tệ kim loại (metalic commodity money)
1.1 Hóa tệ phi kim loại
Hóa tệ phi kim loại là những hàng hóa bình thường không phải là kim loại được sử dụng để làm tiền tệ như vỏ ốc, vỏ sò, hạt ca cao, da thú, gạo… Đây là hình thái cổ xưa nhất của tiền tệ, rất thường dùng trong các xã hội cổ truyền Tùy theo từng quốc gia,
4
Trang 6từng địa phương, người ta dùng những loại hàng hóa khác nhau làm tiền tệ Trong lịch
sử con người đã từng sử dụng rất nhiều loại hàng hóa khác nhau làm tiền tệ
Hóa tệ phi kim loại đã đáp ứng được nhu cầu mua bán và trao đổi hàng hóa cơ bản của con người Tuy nhiên, hóa tệ phi kim loại bộc lộ nhiều bất tiện trong việc trao đổi và mua bán hàng hóa
Thứ nhất, hóa tệ phi kim loại có tính chất không đồng nhất và chỉ được công nhận trong từng khu vực, từng địa phương Giữa các vùng lãnh thổ khác nhau có thể có những quy định về tiền tệ khác nhau Ví dụ như ở Nga tuần lộc được sử dụng làm tiền
tệ nhưng ở Trung Quốc tiền tệ được sử dụng là lụa Do đó việc trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các vùng lãnh thổ khác nhau vẫn trở nên khó khăn Thứ hai, nó khó phân chia hay gộp lại Ví dụ, với quốc gia sử dụng tiền tệ là bò, khi muốn mua một hàng hóa có giá trị chỉ bằng nửa con bò nhưng vì con bò không thể chia đôi nên nếu muốn mua hàng hóa đó chỉ có thể mua gấp đôi số lượng mong muốn Ngoài ra, hóa tệ phi kim loại còn bộc lộ những khuyết điểm như khó bảo quản, dễ hư hỏng, khó vận chuyển Những thuộc tính kém linh hoạt, tiện lợi này dần dần khiến cho hóa tệ phi kim loại không thể tồn tại lâu dài, dần dần biến mất khỏi lưu thông và được thay thế bằng dạng hóa tệ thứ hai: Hóa tệ kim loại
1.2 Hóa tệ kim loại ( kim tệ )
Hóa tệ kim loại cũng là loại tiền tệ xuất phát từ hàng hóa nhưng hàng hóa ở đây dưới dạng các kim loại, thường là các kim loại quý như vàng, bạc, đồng
Kể từ khi phát hiện ra kim loại, người ta đã phát hiện ra rằng kim loại, về bản chất, có thể khắc phục những nhược điểm của tiền tệ phi kim loại, chẳng hạn như bền hơn, dễ bảo quản hơn, vận chuyển đơn giản hơn và đáng chú ý là có thể được chia thành các đơn vị Bên cạnh đó, kim loại còn có những thuộc tính ưu việt hơn như chất lượng, trọng lượng có thể xác định chính xác Với những thuộc tính ưu việt này, người ta có khuynh hướng nhanh chóng chuyển sang sử dụng kim loại làm tiền tệ
Lúc đầu những kim loại rẻ như đồng, kẽm, chì được sử dụng làm tiền tệ, nhưng về sau này người ta nhận thấy trong số những loại kim loại tìm thấy có bạc và vàng là hai thứ kim loại ưu việt hơn hết, nếu sử dụng làm tiền tệ Nhưng trong thực tiễn lưu thông hóa
5
Trang 7Discover more
from:
Document continues below
Kinh tế chính trị
Trường Đại học…
999+ documents
Go to course
Trang 8tệ kim loại, chỉ có vàng được sử dụng thành tiền tệ phổ biến và lâu dài nhất, bạc rồi đồng chỉ được sử dụng thay thế khi thiếu vàng làm tiền tệ
Vàng là những hàng hóa có giá trị rất lớn Sở dĩ vì chúng rất hiếm, vậy nên để tìm kiếm, khai thác và chế tác vàng và bạc, con người phải bỏ ra một lượng lao động hao phí rất lớn Do đó với một lượng và thể tích nhỏ nhưng chứa đựng một giá trị lớn Hơn nữa, vàng dễ dàng nhận biết, khó làm giả được dựa vào màu sắc độ dẻo và khối lượng riêng của nó Khi đóng vai trò tiền tệ, vàng dễ phân chia mà không làm ảnh hưởng đến giá trị vốn có bởi tính dẻo cao, tạo sự thuận lợi nhất định trong việc biểu hiện giá và lưu thông hàng hóa dễ dàng trên thị trường Vàng không mất giá trị theo thời gian và
có thể lưu trữ trong thời gian dài mà không bị tiêu hao hay hỏng hóc
Tiền vàng đã có một giai đoạn lâu dài trong lịch sử Đây là minh chứng cho những hiệu quả to lớn của nó đối với nền kinh tế Một sự thực là các hệ thống thanh toán dựa trên vàng vẫn còn được duy trì cho đến thế kỷ XX, chính xác là năm 1971 Thậm chí ngày nay, mặc dù không còn bất kỳ đồng tiền vàng nào được lưu hành, nhiều quốc gia, nhiều người vẫn xem vàng như một kho lưu trữ giá trị Tuy nhiên, tiền vàng vẫn không thể đáp ứng nhu cầu trao đổi của xã hội khi nền kinh tế sản xuất và trao đổi sản phẩm phát triển đến mức cao, bất chấp một số trường hợp cụ thể cực kỳ thuận lợi cho việc sử dụng nó Việc sử dụng tiền vàng đã trở nên cồng kềnh hơn và không còn đóng vai trò
là tiền do một số yếu tố sau:
Thứ nhất, quy mô nền kinh tế sản xuất ngày càng phát triển, các chủng loại hàng hóa ngày càng đa dạng, trong khi đó lượng vàng sản xuất ra không đáp ứng đủ nhu cầu về tiền tệ của nền kinh tế Thứ hai, giá trị của vàng ngày một tăng lên và có sự chênh lệch nhất định so với các loại hàng hóa khác trên thị trường Vàng là một loại kim loại không quá hiếm nhưng việc khai thác là có giới hạn, điều này khiến vàng trở nên hạn hẹp hơn khiến giá trị của nó tăng lên Do đó vàng không thể đáp ứng được nhu cầu trao đổi mua bán những hàng hóa có giá trị nhỏ hơn Thứ ba, vàng khó thực hiện lưu thông với số lượng lớn, khó vận chuyện nếu thực hiện các cuộc giao dịch xuyên quốc gia vì đặc tính khá nặng Ví dụ, nếu muốn mua những hàng hóa có giá trị lớn như một căn nhà, sẽ phải thuê một xe tải lớn chỉ để vận chuyển tiền thanh toán Điều này trở thành gánh nặng không nhỏ cho các thương nhân Thứ tư, các nhà kinh tế cho rằng việc sử dụng tiền tệ kim loại được xem như việc lãng phí tài nguyên vốn đã có hạn
6
Giáo trình Kinh tế chính trị Mac-Lenin Kinh tế
chính trị 99% (272)
226
Đề tài Nguồn gốc và bản chất của giá trị… Kinh tế
chính trị 99% (89)
17
Tiểu luận Tác động của đại dịch Covid-… Kinh tế
chính trị 98% (66)
32
Tiểu luận Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị 100% (33)
23
Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư… Kinh tế
chính trị 98% (165)
14
Tiểu luận - Tieu luan kinh te chinh tri Kinh tế
chính trị 98% (60)
11
Trang 9Khi sử dụng tiền vàng, xã hội đã phải cắt đi nhu cầu sử dụng trang sức hoặc trong những ngành sử dụng vàng làm nguyên liệu sản xuất Ngoài ra, việc sử dụng tiền vàng khiến cho một vài cá nhân trong xã hội lợi dụng những thiếu sót để thu lợi ích cá nhân
Do khi sử dụng một thời gian dài đồng tiền vàng sẽ bị hao mòn Lợi dụng điều đó, một
số cá nhân đã mài các thỏi tiền vàng đó để đem đi bán do việc hao mòn một lượng nhỏ của tiền vàng không ai để ý và sẽ không bị phát hiện Điều này khiến cho tiền vàng trở nên không còn công bằng
Với những hạn chế như vậy, nền kinh tế phải tìm kiếm một hình thái tiền tệ phù hợp hơn
2 Tín tệ ( Token Money )
Tín tệ là một loại tiền tệ mà bản thân nó không có giá trị, được sử dụng chỉ nhờ vào sự tín nhiệm của mọi người Do vậy, nó còn có tên gọi khác là chỉ tệ
Có hai loại tín tệ là tín tệ kim loại và tiền giấy
2.1 Tiền kim loại ( Coin )
Tín tệ kim loại là loại tín tệ được đúc bằng kim loại rẻ tiền thay vì đúc bằng kim loại quí như bạc hay vàng
Tiền kim loại thuộc hình thái tín tệ khác với tiền kim loại thuộc hình thái hóa tệ ở chỗ: Trong hóa tệ kim loại giá trị của kim loại làm thành tiền bằng giá trị ghi trên bề mặt của đồng tiền Còn ở tín tệ kim loại, giá trị chất kim loại đúc thành tiền và giá trị ghi trên bề mặt của đồng tiền không có liên hệ gì với nhau; có thể gắn cho nó một giá trị nào cũng được Việc sử dụng kim loại để đúc những đồng tiền lẻ thuận tiện cho việc lưu thông và giá trị thực của kim loại nhỏ hơn giá trị biểu hiện
Tiến xa hơn một bước nữa, thay vì sử dụng kim loại quí như vàng hay bạc để đúc tiền, người ta có thể sử dụng kim loại rẻ tiền để đúc tiền và đưa vào lưu thông thay thế cho tiền vàng và tiền bạc không xuất hiện trong lưu thông nhằm mục tiêu tiết kiệm vàng bạc của quốc gia và giảm bớt sự căng thẳng do thiếu vàng bạc làm phương tiện lưu thông khi nền kinh tế ngày càng phát triển
Vì vậy, ngày nay nhiều quốc gia sử dụng kim loại kém giá trị để đúc tiền lẻ nhằm phục
vụ cho những nhu cầu thực tế thay cho tiền giấy
2.2 Tiền giấy ( Paper Money )
7
Trang 10Ngoại trừ các loại tiền làm bằng kim loại quý có giá trị cao để kỷ niệm và không đưa vào trong lưu thông, tiền xu kim loại thường được sử dụng cho các đơn vị tiền tệ có giá trị thấp hơn còn tiền giấy được sử dụng cho những mệnh giá cao hơn
Tiền giấy bao gồm tiền giấy khả hoán và tiền giấy bất khả hoán
2.2.1 Tiền giấy khả hoán
Tiền giấy khả hoán là thứ tiền được lưu hành thay cho tiền vàng hay tiền bạc ký thác ở ngân hàng Bất cứ lúc nào mọi người cũng có thể đem tiền giấy khả hoán đó đổi lấy vàng hay bạc có giá trị tương đương với giá trị được ghi trên tiền giấy khả hoán đó Trong thuật ngữ tài chính, một tờ giấy bạc là một tờ giấy hứa trả cho người nào đó tiền Ban đầu, các đồng giấy bạc là một lời hứa trả cho người mang nó một khoản kim loại quý được chứa trong các kho ngầm ở đâu đó Bằng cách này, giá trị của kim loại được chứa ở kho đã ủng hộ giấy bạc có thể chuyển đổi quyền sở hữu để đổi lấy hàng hóa và dịch vụ Sự ra đời những giấy chứng nhận như vậy đã giúp cho việc giao dịch với những khoản tiền lớn cũng như việc vận chuyển chúng trở nên thuận lợi hơn rất nhiều
Dần dần các giấy chứng nhận nói trên được chuẩn hóa thành các tờ tiền giấy có in mệnh giá và có khả năng đổi ra vàng một cách tự do theo hàm lượng vàng quy định cho đồng tiền đó Việc đổi tiền từ giấy ra vàng được thực hiện tại các ngân hàng phát hành ra nó
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, để siết chặt quản lý trong việc phát hành tiền giấy, các nhà nước đã ngăn cấm các ngân hàng thương mại phát hành giấy bạc ngân hàng Mọi việc phát hành chỉ do một ngân hàng duy nhất gọi là Ngân hàng Trung ương ( NTHW ) thực hiện Vì thế ngày nay nói đến giấy bạc ngân hàng nghĩa là giấy bạc của NHTW Hàm lượng vàng của đồng tiền bấy giờ được quy định theo từng nước Vì vậy
mà người ta gọi tiền giấy này là tiền pháp định ( Fiat money )
Ở giai đoạn này, các chính phủ và ngân hàng trở thành những nhân tố chính trong việc cung ứng tiền tệ Họ phát hành ra tiền và cố định giá vàng tính bằng đồng tiền trong nước của họ Chính phủ luôn sẵn sàng mua và bán đúng lượng mà dân cư muốn giao dịch tại mức giá cố định này Khi đó, khả năng của Chính phủ trong việc cung ứng tiền
8