1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài cặp phạm trù cái chung – cái riêng vận dụng cặp phạm trù này trong việc tìm hiểu mối quan hệ giữa việt nam và asean trong giai Đoạn hiện nay

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cặp Phạm Trù Cái Chung – Cái Riêng. Vận Dụng Cặp Phạm Trù Này Trong Việc Tìm Hiểu Mối Quan Hệ Giữa Việt Nam Và ASEAN Trong Giai Đoạn Hiện Nay
Người hướng dẫn TS. An Thị Ngọc Trinh
Trường học Đại Học Bách Khoa
Chuyên ngành Khoa Học Ứng Dụng
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 548,35 KB

Nội dung

Ý NGHĨA CỦA CẶP PHẠM TRÙ CÁI CHUNG – CÁI RIÊNG ĐỐI VỚI VIỆC TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VIỆT NAM VÀ ASEAN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.... Khái niệm cái chung Cái chung là phạm trù

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL

Môn: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN – SP1031

Nhóm/Lớp: – Tên nhóm:

Đề tài:

CẶP PHẠM TRÙ CÁI CHUNG – CÁI RIÊNG VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NÀY TRONG VIỆC TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA

VIỆT NAM VÀ ASEAN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Tỷ lệ % thành viên nhóm tham gia BTL

Trang 4

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG TIỂU LUẬN

6 Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông

(The Declaration on the Conduct of Parties in the East Sea) DOC

10 Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á

(The Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia) TAC

Trang 5

MỤC LỤC

I PHẦN MỞ ĐẦU 1

II PHẦN NỘI DUNG 3

Chương 1 CẶP PHẠM TRÙ CÁI CHUNG – CÁI RIÊNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 3

1.1 Những khái niệm cơ bản 3

1.1.1 Khái niệm cái riêng 3

1.1.2 Khái niệm cái chung 3

1.1.3 Khái niệm cái đơn nhất 4

1.2 Mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù cái chung – cái riêng 4

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù cái chung – cái riêng 7

Chương 2 Ý NGHĨA CỦA CẶP PHẠM TRÙ CÁI CHUNG – CÁI RIÊNG ĐỐI VỚI VIỆC TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VIỆT NAM VÀ ASEAN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 8

2.1 Khái quát về ASEAN 8

2.2 Tìm hiểu tiến trình Việt Nam gia nhập ASEAN 9

2.3 Đánh giá mối quan hệ biện chứng giữa Việt Nam và ASEAN trong giai đoạn hiện nay 10

2.3.1 Những kết quả đạt được trong mối quan hệ biện chứng giữa Việt Nam và ASEAN giai đoạn hiện nay 10

2.3.2 Những hạn chế nhất định trong mối quan hệ biện chứng giữa Việt Nam và ASEAN giai đoạn hiện nay 13

2.4 Đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế trong mối quan hệ biện chứng giữa Việt Nam và ASEAN giai đoạn hiện nay 15

III KẾT LUẬN 19

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 6

1

I PHẦN MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài và ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài này đối với thực tiễn

Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâu dài và có nguồn gốc, bản chất xã hội của lao động và sự phát triển văn minh của quan hệ giữa con người với con người Trong xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển phải có mối liên kết chặt chẽ với nhau Rộng hơn, ở phạm vi quốc tế, một quốc gia muốn phát triển phải liên kết với các quốc gia khác.1

Với bối cảnh quá trình toàn cầu hóa – hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam cũng

là một đất nước tuân theo điều ấy Vì thế, hiểu được mối quan hệ giữa Việt Nam với các hiệp hội và tổ chức quốc tế, khu vực – cụ thể là ASEAN – là điều thiết yếu và cấp bách đến sự tồn tại và phát triển của nước ta

Đồng thời nghiên cứu về vấn đề trên còn nhằm phục vụ cho mục đích học tập tại Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với mục đích giáo dục sinh viên có khả năng khai thác, xử lý tài liệu; trình bày, phân tích, khái quát những nội dung liên quan đến chủ đề; vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề

do thực tiễn đặt ra; có khả năng lập kế hoạch, làm việc nhóm hiệu quả, đáp ứng các mục tiêu Chính vì vậy việc lựa chọn đề tài “Cặp phạm trù cái chung – cái riêng Vận dụng cặp phạm trù này trong việc tìm hiểu mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trong giai đoạn hiện nay” là thực sự cần thiết

Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu đầu tiên là làm rõ nội dung về cặp phạm trù cái chung – cái riêng của phép biện chứng duy vật; tiếp theo đó là vận dụng ý nghĩa cặp phạm trù này vào việc nghiên cứu mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN Từ đó ta nhận ra vị trí, vai trò của Việt Nam trong mối quan hệ và đề xuất đường lối phát triển, các giải pháp, chính sách nhằm cải thiện quan hệ tổng thể Việt Nam – ASEAN nhằm đạt đến các lợi ích chung

1 Bộ Tư pháp (4/10/2018), KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Truy cập từ https://moj.gov.vn/tttp/tintuc/Pages/thuong-mai-tai-chinh.aspx?ItemID=5

Trang 7

2

Đối tượng nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu cặp phạm trù cái chung – cái riêng của phép biện chứng duy vật Bên cạnh đó, nhóm còn nghiên cứu về mối quan hệ biện chứng Việt Nam – ASEAN, với phạm vi nghiên cứu tập trung vào kết quả và hạn chế nổi bật về nhiều mặt trong mối quan hệ Việt Nam – ASEAN trong suốt quá trình tham gia vào ASEAN

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện và hoàn thành bài tiểu luận này, nhóm đã sử dụng 03 phương pháp:

– Phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết: nhóm lựa chọn các thông tin lý thuyết thông qua giáo trình Triết học Mác – Lênin (2021);

– Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết: từ những thông tin lý thuyết

thu thập được, nhóm phân chia, sắp xếp chúng thành một hệ thống chặt chẽ;

– Phương pháp lịch sử: nhóm tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu dựa trên quá trình

hình thành và phát triển của nó – cụ thể là mối quan hệ của Việt Nam và ASEAN

Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02 chương và 06 tiểu tiết

Trang 8

3

II PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CẶP PHẠM TRÙ CÁI CHUNG – CÁI RIÊNG CỦA PHÉP BIỆN

CHỨNG DUY VẬT 1.1 Những khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm cái riêng

Cái riêng là phạm trù triết học để chỉ một sự vật, hiện tượng nhất định

– Quan điểm về vật chất trong triết học của George Berkeley cũng là một cài riêng Berkeley, một triết gia trực giác, cho rằng không có tồn tại vật chất độc lập và rằng thực tại chỉ tồn tại thông qua ý thức Đây là một quan điểm riêng biệt và không được chấp nhận trong các hệ thống triết học khác như triết học vật chất của Descartes hay triết học duy vật học.3

1.1.2 Khái niệm cái chung

Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở một sự vật, một hiện tượng, mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng (nhiều cái riêng) khác

Sau đây là 03 ví dụ cụ thể:

– Toà nhà Landmark 81 và Bitexco Financial tuy là hai cái riêng, nhưng đều có những cái chung là cao, nhiều tầng, có thang máy thang bộ, ở Thành phố Hồ Chí Minh, hiện đại…;

2 Stanford Encyclopedia of Philosophy (28/7/2020), Immanuel Kant Truy cập từ

https://plato.stanford.edu/entries/kant/#ThePraAut

3 Stanford Encyclopedia of Philosophy (19/1/2011), George Berkeley Truy cập từ

https://plato.stanford.edu/entries/berkeley/#2.1.1

Trang 9

4

– Đạo đức là một khái niệm chung được nghiên cứu và tranh luận trong nhiều trường phái triết học khác nhau Mặc dù có những khác biệt trong cách hiểu và định nghĩa, nhưng tất cả các triết gia đều quan tâm đến vấn đề nghĩa vụ, giá trị, và hành vi đạo đức;

– Tự do là một khái niệm chung trong triết học và đã được nghiên cứu từ nhiều góc

độ khác nhau Mặc dù có những khác biệt trong cách hiểu và định nghĩa, nhưng tất cả các triết gia đều quan tâm đến những vấn đề như quyền tự do cá nhân, tự do ý thức và hành động, và tầm quan trọng của tự do đối với con người

1.1.3 Khái niệm cái đơn nhất

Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm chỉ vốn có ở một sự vật, hiện tượng (một cái riêng) nào đó mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào khác

Sau đây là 03 ví dụ cụ thể:

– Toà nhà Landmark 81 là toà nhà cao nhất Việt Nam hiện tại với độ cao 461,2m

Độ cao đó là cái đơn nhất vì không có toà nhà nào tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung có độ cao này;

– Mặt trăng là cái đơn nhất vì không có hành tinh hoặc vật thể vệ tinh nào khác trong hệ Mặt trời có hình dạng, màu sắc, vị trí và quỹ đạo như chính nó;

– Dấu vân tay của mỗi người là cái đơn nhất vì không có bất kì ai có dấu vân tay trùng nhau

1.2 Mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù cái chung – cái riêng

Trong lịch sử triết học có hai xu hướng là duy thực và duy danh đối lập nhau giải quyết vấn đề quan hệ giữa cái riêng và cái chung Các nhà duy thực khẳng định, cái chung tồn tại độc lập, và cái riêng là cái thứ yếu, tạm thời, do cái chung sinh ra Các nhà duy danh thì hoàn toàn ngược lại Tuy cùng coi cái riêng là duy nhất có thực, song các nhà duy danh giải quyết khác nhau vấn đề hình thức tồn tại của nó Một số người (như Occam) cho rằng, cái riêng tồn tại như đối tượng vật chất cảm tính; số khác (như Berkeley) lại coi cảm giác là hình thức tồn tại của cái riêng

Trang 10

5

Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc phục những khiếm khuyết của cả hai xu hướng đó trong việc lý giải mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng Cả cái chung lẫn cái đơn nhất đều không tồn tại độc lập, tự thân, vì chúng là thuộc tính nên phải gắn với đối tượng xác định; chỉ cái riêng (đối tượng, quá trình, hiện tượng riêng) mới tồn tại độc lập Còn cái chung và cái đơn nhất đều chỉ tồn tại trong cái riêng, như là các mặt của cái riêng

Thứ nhất, cái chung không tồn tại độc lập, mà là một mặt của cái riêng và liên hệ không tách rời với cái đơn nhất, như cái đơn nhất liên hệ chặt chẽ với cái chung

“Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao quát một cách đại khái tất cả mọi vật riêng lẻ Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy đủ vào cái chung ” Cái riêng không vĩnh cửu mà xuất hiện, tồn tại một thời gian xác định rồi biến thành cái riêng khác, rồi lại thành cái riêng khác nữa cứ thế đến vô cùng Lênin viết: “Bất cứ cái riêng nào cũng thông qua hàng nghìn sự chuyển hóa mà liên hệ với những cái riêng thuộc loại khác (sự vật, hiện tượng, quá trình)” Cái riêng “chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung”

và có khả năng chuyển hóa ở những điều kiện phù hợp thành cái riêng bất kỳ khác

Thứ hai, mọi cái riêng đều là sự thống nhất của các mặt đối lập, vừa là cái đơn nhất vừa là cái chung

Thông qua những thuộc tính, những đặc điểm không lặp lại của mình, cái riêng thể hiện là cái đơn nhất; nhưng thông qua những thuộc tính lặp lại ở các đối tượng khác thì lại thể hiện là cái chung Trong khi là những mặt của cái riêng, cái đơn nhất và cái chung không đơn giản tồn tại trong cái riêng, mà gắn bó hữu cơ với nhau và trong những điều kiện xác định chuyển hóa vào nhau

Ví dụ: Trong nghệ thuật hội họa, hoạ sĩ sẽ có cái chung bao gồm việc sử dụng màu sắc, kỹ thuật vẽ, và cách phối hợp các yếu tố trên bức tranh để tạo nên một tác phẩm hài hòa và thú vị Tuy nhiên, mỗi họa sĩ sẽ có phong cách và đặc điểm riêng biệt của mình – đó chính là cái đơn nhất của họ Một họa sĩ có thể chú trọng vào chủ đề tự nhiên và sử dụng màu sắc tươi sáng, trong khi họa sĩ khác có thể ưa chuộng phong cách trừu tượng

và sử dụng màu sắc đậm Bức tranh hoàn thành của mỗi hoạ sĩ là cái riêng – đó chính là

sự thống nhất giữa cái đơn nhất và cái chung

Trang 11

6

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng trong nghệ thuật hội họa giúp chúng ta hiểu rõ cách mà sự đa dạng của phong cách và ý tưởng cá nhân góp phần vào

sự phát triển và thúc đẩy sự đa dạng và tiến bộ của nghệ thuật

Thứ ba, mối liên hệ giữa cái đơn nhất với cái chung thể hiện trước hết ở mối liên

hệ lẫn nhau trong một thể thống nhất gồm các mặt, các yếu tố đơn lẻ vốn có trong một

sự vật, hiện tượng này và các mặt, các yếu tố được lặp lại ở nó và trong các sự vật, hiện tượng khác

Mối liên hệ giữa cái chung với cái riêng biểu hiện ở mối liên hệ lẫn nhau giữa các thuộc tính (hay các bộ phận) cùng có ở nhiều đối tượng với từng đối tượng đó được xét như cái toàn bộ

Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung; không có cái riêng tồn tại độc lập tuyệt đối tách rời cái chung, mà tất yếu nó phải tồn tại trong mối liên hệ với cái chung Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung Ví dụ: mỗi loài mèo

cụ thể sẽ có những đặc điểm độc đáo, riêng biệt; như mèo Sphynx có lông rất ít hoặc không có lông, mèo Ba Tư có bộ lông dày và bồng bềnh, trong khi mèo Anh có bộ lông dày mượt và đuôi cụt…

Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình Cái chung không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng mà nó phải tồn tại trong từng cái riêng cụ thể, xác định Cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng Ví dụ: hầu hết những con mèo đều có một số đặc điểm chung, không quan trọng chúng là mèo của loài nào hay từ vùng nào Những đặc điểm ấy bao gồm cách cư

xử như săn mồi, thói quen vệ sinh bản thân, và khả năng leo trèo

Bên cạnh cái chung thì bất cứ đối tượng (cái riêng) nào cũng còn có cái đơn nhất, tức là bên cạnh những mặt được lặp lại còn có những mặt không lặp lại, những mặt cá biệt Ví dụ: những con mèo có thể có những đặc điểm hình dáng khác nhau như màu lông, hình dạng tai mũi mắt, tính cách…

Như vậy, cái riêng là cái toàn bộ, cái chung chỉ là bộ phận, bởi bên cạnh cái chung thì bất cứ đối tượng (cái riêng) nào cũng còn có cái đơn nhất, tức là bên cạnh những mặt được lặp lại còn có những mặt không lặp lại, những mặt cá biệt; vì vậy, bất cứ sự vật, hiện tượng riêng lẻ nào cũng là sự thống nhất giữa các mặt đối lập đó Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hoá cho nhau trong những điều kiện xác định

Trang 12

7

Cái riêng là tổng hợp của cái chung và cái đơn nhất; còn cái chung biểu hiện tính phổ biến, tính quy luật của nhiều cái riêng

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù cái chung – cái riêng

Thứ nhất, nếu bất cứ cái chung nào cũng chỉ tồn tại trong cái riêng, như một thuộc

tính chung của một số cái riêng, nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với cái đơn nhất và mối liên hệ đó đem lại cho cái chung một hình thức riêng biệt, thì các phương pháp thực tiễn dựa trên việc vận dụng một quy luật chung nào đó đều không thể như nhau đối với mọi

sự vật, hiện tượng (cái riêng) có liên hệ với cái chung đó

Cần phải nhận thức cái chung để vận dụng vào cái riêng trong hoạt động nhận thức

và thực tiễn

Thứ hai, nếu bất kỳ một phương pháp nào cũng bao hàm cả cái chung lẫn cái đơn

nhất thì khi sử dụng một kinh nghiệm nào đó trong điều kiện khác không nên sử dụng hình thức hiện có của nó, mà chỉ nên rút ra những mặt chung đối với trường hợp đó, chỉ rút ra những cái thích hợp với điều kiện nhất định đó

Cần cụ thể hóa cái chung trong mỗi điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, khắc phục bệnh giáo điều, siêu hình, máy móc hoặc cục bộ, địa phương

Thứ ba, trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định “cái

đơn nhất” có thể biến thành “cái chung” và ngược lại “cái chung” có thể biến thành “cái đơn nhất”, nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để

“cái đơn nhất” có lợi cho con người trở thành “cái chung” và “cái chung” bất lợi trở thành “cái đơn nhất”

Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, phải biết tận dụng các điều kiện cho sự chuyển hóa giữa cái đơn nhất và cái chung theo những mục đích nhất định, bởi vì giữa cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện cụ thể

Trang 13

Với mong muốn mở rộng thêm thành viên, ASEAN đã kết nạp Brunei vào ngày 7/1/1984 Việt Nam trở thành thành viên thứ 07 của ASEAN vào ngày 28/7/1995 Tiếp đến, ASEAN đã lần lượt kết nạp Lào và Myanmar vào ngày 23/7/1997 và Campuchia vào ngày 30/4/1999, hiện thực hóa ý tưởng quy tụ đủ 10 nước Đông Nam Á dưới “mái nhà chung ASEAN”

ASEAN gồm 10 nước thành viên với sự đa dạng về chế độ chính trị, văn hóa, ngôn ngữ, trình độ phát triển, gắn kết với nhau vì mục tiêu chung, hướng đến người dân và lấy người dân làm trung tâm, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực và trên thế giới.4

Chuyển mình sang giai đoạn phát triển mới, ngày 31/12/2015, ASEAN chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN nhằm xây dựng một Cộng đồng hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm, trên nền tảng pháp lý là Hiến chương ASEAN và Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025 ASEAN tập trung triển khai các kế hoạch tổng thể trên

cả 3 trụ cột gồm chính trị – an ninh, kinh tế và văn hóa – xã hội; mở rộng và làm sâu sắc

quan hệ đối ngoại, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình, đồng thời tăng cường kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển

Trải qua hơn nửa thế kỷ, ASEAN đã trở thành một tổ chức khu vực đoàn kết, thống nhất, vững mạnh và năng động, đóng vai trò trung tâm trong các cơ chế, tiến trình hợp tác ở khu vực, đóng góp duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.5

4 Báo Nhân Dân điện tử (6/8/2022), Quá trình ASEAN trở thành tổ chức khu vực gồm 10 thành viên diễn ra như

thế nào? Truy cập từ https://special.nhandan.vn/quatrinh_gianhap_asean/index.html

5 Báo Nhân Dân điện tử (6/8/2022), Thông tin cơ bản về ASEAN Truy cập từ

https://special.nhandan.vn/asean/index.html

Ngày đăng: 20/11/2024, 20:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w