1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận vận dụng được mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức trong nhận thức và hoạt động thực tiễn

16 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 483,87 KB

Nội dung

Trong cặp phạm trù này, phép biện chứng duy vật chủ yếu muốn nói đến hình thức bên trong gắn liền với nội dung, là cơ cấu của nội dung chứ không chỉ nói đến hình thức bề ngoài của sự vật

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ( Phân hiệu tại tỉnh Đắk Lắk )

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: TRIẾT HỌC MÁC- LÊ NIN

Đề bài 03: Vận dụng được mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức trong nhận thức và hoạt động thực tiễn Tên: Vũ Nguyễn Khôi Nguyên

Lớp: 4738B

Nhóm: 03

MSSV: 473845

Buôn Ma Thuột,26/10/2022

Trang 2

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ………1

NỘI DUNG………2

I Sơ lược về nội dung và hình thức ……… 2

1) Khái niệm……….2

2) Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức……… 3

2.1) Nội dung và hình thức thống nhất gắn bó với nhau………3

2.2) Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận động và phát triển của sự vật………5

2.3) Sự tác động trở lại của hình thức đối nội dung………6

2.4) Nội dung và hình thức có thể chuyển hóa cho nhau………8

II Ý nghĩa của phương pháp luận……… 8

III Liên hệ với quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên…………10

KẾT LUẬN………12

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ……… 13

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo chủ nghĩa Mac-Lê nin thì bất cứ sự vật nào cũng có hình thức bề ngoài của

nó nhưng phép biện chứng duy vật chú ý chủ yếu đến hình thức bên trong của sự vật, nghĩa là cơ cấu bên trong của nội dung Trong cặp phạm trù này, phép biện chứng duy vật chủ yếu muốn nói đến hình thức bên trong gắn liền với nội dung, là

cơ cấu của nội dung chứ không chỉ nói đến hình thức bề ngoài của sự vật

Triết học là dạng tri thức lý luận xuất hiện sớm nhất trong lịch sử các loại hình lý luận của nhân loại Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu thực tiễn nhận thức và giải thích thế giới.Ngày nay, triết học là một bộ phận không thể tách rời cùng với

sự phát triển của xã hội Những vấn đề triết học, về lý luận nhận thức và thực tiễn, phương pháp biện chứng luôn là cơ sở, là phương hướng, là tôn chỉ cho hoạt động thực tiễn, xây dựng và phát triển xã hội

Triết học Mác Lê nin là bộ phận lý luận nghiên cứu những qui luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, xây dựng thế giới quan và phươngpháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng Một trong số những quan điểm đúng đắn mà chủ nghĩa Mác-Lênin đã đưa ra phải nói tới mối quanhệ biện chứng của cặp phạm trù nội dung-hình thức Nội dung và hình thức là mộtcặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lenin

và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến; dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa nội dung tức phạm trù chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, và hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó Theo chủ nghĩa Mác-Lênin thì bất cứ sự vật nào cũng có hình thức bề ngoài của nó nhưng phép biện chứng duy vật chú ý chủ yếu đến hình thức bên trong của sự vật,nghĩa là cơ cấu bên trong của nội dung Trong cặp phạm trù này, phép biện chứng duy vật chủ yếu muốn nói đến hình thức bên trong gắn liền với nội dung, là cơ cấu của nội dung chứ không chỉ nói đến hình thức bề ngoài của sự vật Và để hiểu rõ hơn về vấn đề này,thì sau đây chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu kỹ hơn về chúng

1

Trang 4

NỘI DUNG

I Sơ lược về nội dung và hình thức

1) Khái niệm

+ Nội dung là phạm trù triết học dùng để chỉ tổng thể tất cả các mặt , yếu tố tạo nên sự vật , hiện tượng

+ Hình thức là phạm trù triết học dùng để chỉ phương thức tồn tại , biểu hiện và phát triển của sự vật, hiện tượng ấy; là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố cấu thành nội dung của sự vật , hiện tượng và không chỉ là cái biểu hiện ra bên ngoài , mà còn là cái thể hiện cấu trúc bên trong của sự vật, hiện tượng

Ví dụ:

+ Ở mỗi phân tử nước (H2O), các yếu tố vật chất cấu thành nên nó là 2 nguyên tử hidro,và 1 nguyên tử oxi gọi là nội dung, còn cách thức liên kết hoá học H-O-H chínhlà hình thức

+ Trong cơ thể con người, nội dung là các bộ phận (như chân,tay), cơ quan, quá trình trong cơ thể Còn hình thức là tổng thể các phương thức liên kết, các mối liên

hệ của các bộ phận, cơ quan, quá trình tạo nên cơ thể

+:Ở thực vật (cụ thể là cây ) : các bộ phận như lá, rễ, quả, thân ,củ… là toàn bộ các yếu tố vật chất tạo nên 1 cơ thể sống của cây

+Các quá trình: các mối liên hệ giữa các bộ phận cơ thể ,các quá trình sinh lý :hô hấp, quang hợp, dinh dưỡng… là hình thức của cây

+Rễ có nhiều loại: rễ củ, rễ chùm ,rễ cọc

+ Hình thức lá có nhiều loại khác nhau: lá sen, lá phong

+Quả có nhiều loại khác nhau: quả cam, quả táo

- Theo chủ nghĩa Mac-Lê nin thì bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng có hình thức bên trong và hình thức bên ngoài nhưng phép biện chứng duy vật chú ý chủ yếu đến hình thức bên trong của sựvật (tức là cơ cấu bên trong của nội dung) Trong

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

cặp phạm trù này, phép biện chứng duy vật chủ yếu muốn nói đến hình thức bên trong gắn liền với nội dung, là cơ cấu của nội dung chứ không chỉ nói đến hình thức bề ngoài của sự vật

+Ví dụ : nội dung của một tác phẩm văn học là toàn bộ các sự kiện, các nhân vật của đời sống hiện thực mà tác phẩm đó phản ánh;

- hình thức bên trong của tác phẩm đó là kiểu chữ, cách trình bày,màu sắc, khổ chữ, thể loại, , bố cục tác phẩm v.v.;

- hình thức bên ngoài của tác phẩm là màu sắc trang trí bìa, kiểu chữ, khổ chữ v.v

Vì vậy ,Ta có thể nói yếu tố tạo nên giá trị của một tác phẩm văn học ngoài nội dung ra thì chủ yếu là do hình thức bên trong của nó quyết định

2) Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức

Nội dung và hình thức sẽ thống nhất và gắn bó với nhau Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức là mối quan hệ biện chứng.Trong đó nội dung sẽ quyết định hình thức,còn hình thức sẽ tác động trả lại nội dung

Nội dung và hình thức thống nhất với nhau vì nội dung là những mặt, những yếu

tố, những quá trình tạo nên sự vật, còn hình thức là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nội dung Nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất Không có hình thức nào tồn tại thuần túy không chứa đựng nội dung, ngược lại cũng không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức xác định Nội dung nào có hình thức đó

Nội dung và hình thức không tồn tại tách rời nhau, nhưng không hẳn lúc nào nội dung và hình thức cũng phù hợp với nhau Không phải một nội dung bao giờ cũng chỉ được thể hiện ra trong một hình thức nhất định, và một hình thức luôn chỉ chứa một nội dung nhất định, mà một nội dung trong quá trình phát triển có thể có nhiều hình thức thể hiện, ngược lại, một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau, một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung khác nhau

2.1 Nội dung và hình thức thống nhất gắn bó với nhau

Nội dung và hình thức gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau Bất

kì sự vật nào cũng có nội dung và hình thức Không có một hình thức nào lại không chứa đựng một nội dung nhất định, cũng như không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức xác định Khi khẳng định nội dung và hình thức

3

Trang 6

tồn tại không tách rời nhau, không có nghĩa là chúng ta khẳng định một nội dung bao giờ cũng chỉ gắn liền với một hình thức nhất định và một hình thức chỉ chứa đựng một nội dung nhất định Cùng 1 nội dung có thể được thể hiện qua nhiều hình thức ngược lại, cùng một hình thức có thể truyền tải được nhiều nội dung khác nhau

*Thể hiện ở các điểm sau:

+ Nội dung và hình thức là 2 phương diện cấu thành nên mỗi sự vật,hiện tượng Bất kì sự vật nào cũng có cả nội dung và hình thức Không có hình thức nào mà không chứa nội dung và cũng không nội dung nào mà không tồn tại trong một hình thức nhất định Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì nội dung là toàn bộ những mặt, những yếu tố, những quá trình hợp thành cơ sở tồn tại và phát triển của sự vật Còn hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là cách thức tổ chức kết cấu của nội dung Điều đó có nghĩa là các yếu tố vừa góp phần tạo nên nội dung, vừa tham gia vào các mối liên hệ tạo nên hình thức Vì vậy, nội dung và hình thức không bao giờ tách rời nhau được

+ Tuy nhiên, khi khẳng định nội dung và hình thức tồn tại không tách rời nhau, không có nghĩa là chúng ta khẳng định một nội dung bao giờ cũng chỉ gắn liền với một hình thức nhất định, và một hình thức luôn luôn chỉ chứa đựng một nội dung nhất định Cùng một nội dung trong quá trình phát triển có thể có nhiều hình thức thể hiện, ngược lại, cùng một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau

Ví dụ: Nội dung một quyển sách như thế nào thì mới quyết định phải làm trang bìa như thế nào, nếu như nội dung vui nhộn nhưng trang bìa có cách bố trí tiêu đề và màu bìa là gam màu buồn thì không thể tạo sự hứng khởi cho người đọc quyết định đọc quyển sách đó

Ví dụ: Một nội dung có thể biểu hiện qua nhiều hình thức:

+ Nội dung ca ngợi cậu bé thông minh là người thông minh, lanh lợi ,dũng cảm,trung thực có thể biểu hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau như truyện, nhạc, kịch,

+ Quá trình sản xuất một sản phẩm có thể bao gồm những yếu tố , nội dung giống nhau như: con người, công cụ sản xuất , vật liệu nhưng cách tổ chức, phân công quá trình sản xuất có thể khác nhau

4

Trang 7

Ví dụ: Một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung

+ Cám là người xấu xí, ích kỉ ;với nội dung ông Trương Ba là người lương thiện,ngay thẳng có thể được biểu hiện trong cùng một hình thức đó là kịch + Cùng một hình thức tổ chức sản xuất như nhau nhưng được thực hiện trong những ngành, những khu vực, với những yếu tố vật chất khác nhau, sản xuất ra những sản phẩm khác nhau

2.2 Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận động phát triển của sự vật

Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận động phát triển của sự vật vì khuynh hướng chủ đạo của nội dung là biến đổi, còn khuynh hướng chủ đạo của hình thức là tương đối bền vững, chậm biến đổi hơn so với nội dung

Nội dung có khuynh hướng biến đổi, còn hình thức có khuynh hướng ổn định tương đối, biến đổi chậm hơn nội dung Vì vậy, sự biến đổi và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ nộidung, nội dung biến đổi trước, hình thức biến đổi sau cho phù hợp với nội dung

Dưới sự tác động lẫn nhau của những mặt trong sự vật, hoặc giữa các sự vật với nhau trước hết làm cho các yếu tố của nội dung biến đổi trước, còn những mối liên kết giữa các yếu tố của nội dung, tức hình thức thì chưa biến đổi ngay, vì vậy hình thức sẽ trở nên lạc hậu hơn so với nội dung và sẽ trở thành nhân tố kìm hãm nội dung phát triển Do xu hướng chung của sự phát triển của sự vật, hình thức không thể kìm hãm mãi sự phát triển của nội dung mà sẽ phải thay đổi cho phù hợp với nội dung mới

Điều này, theo Ph.Ăng-ghen nó còn áp dụng cho chính học thuyết của Chủ nghĩa Mác-Lenin Theo ông thì: Mỗi lần có một phát minh vạch thời đại, ngay cả trong lĩnh vực khoa học tự nhiên thì chủ nghĩa duy vật không tránh khỏi phải tự thay đổi hình thức của nó

* Điều này thể hiện ở chỗ là:

+ Nội dung sẽ có khuynh hướng chủ đạo là biến đổi.Còn hình thức tương đối bền vững,ổn định =>Sự biến đổi phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến

5

Trang 8

đổi phát triển của nội dung,còn hình thức cũng biến đổi nhưng chậm hơn,ít hơn so với nội dung

+ Sự biến đổi, phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ nội dung sẽ kéo theo sự biến đổi của hình thức cho phù hợp với nó Khi nội dung biến đổi thì hình thức buộc phải biến đổi theo cho phù hợp với nội dung mới

Ví dụ: Nội dung mối quan hệ giữa anh A và chị B là quan hệ bạn bè => khi đó hình thức quan hệ giữa 2 người sẽ không có giấy chứng nhận kết hôn Cho đến khi anh A và chị B kết hôn,thì nội dung quan hệ đã thay đổi,nên hình thức quan hệ này buộc phải thay đổi theo(có giấy chứng nhận kết hôn)

Ví dụ: Sự phát triển sự sống (nội dung) của con bướm trải qua 4 hình thức tồn tại nhất định:trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành.Vòng đời phát triển của loài bướm nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường,nguồn thức ăn.Mỗi hình thức tồn tại phù hợp với từng giai đoạn phát triển của sự sống

Ví dụ:Trong mỗi phương thức sản xuất, thì lực lượng sản xuất là nội dung và quan

hệ sản xuất là hình thức Lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất, cách mạng nhất, luôn luôn biến đổi Sự biến đổi của lực lượng sản xuất đến một mức độ nào đó sẽ mâu thuẫn sâu sắc với quan hệ sản xuất; quan hệ sản xuất do biến đổi chậm hơn, và lúc này trở nên lạc hậu hơn so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trở thành yếu tố kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển Để giải phóng và phát triển hơn nữa lực lượng sản xuất, đòi hỏi phải phá bỏ quan hệ sản xuất , thay vào đó là quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất Như vậy, sự biến đổi của nội dung quy định sự biến đổi hình thức

2.3 Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung

*Sự tác động của hình thức

Hình thức do nội dung quyết định nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động ngược trở lại nội dung Sự tác động của hình thức đến nội dung thể hiện ở chỗ:

·Nếu phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nội dung phát triển

·Nếu không phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự phát triển của nội dung

6

Trang 9

* Điều này thể hiện ở chỗ là: trong mối quan hệ với tác phẩm văn học thì việc trang trí tác phẩm là hình thức bên ngoài của tác phẩm, nhưng xét trong quan hệ khác, việc trang trí tác phẩm cũng dc coi như là nội dung công việc của người họa

sỹ trình bày

+ Tuy nội dung giữ vai trò quyết định với hình thức nhưng điều đó không có nghĩa

là hình thức chỉ “ngoan ngoãn” đi theo nội dung Trái lại, hình thức luôn độc lập nhất định và tác động tích cực trở lại nội dung:

*Khi hình thức phù hợp với nội dung, hình thức sẽ thúc đẩy sự phát triển của nội dung Ngược lại,nếu không phù hợp, hình thức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự phát triển nội dung

*Sự tác động qua lại giữa nội dung và hình thức diễn ra trong suốt quá trình phát triển của sự vật

+ Lúc đầu, những biến đổi trong nội dung chưa ảnh hưởng đến hệ thống mối liên

hệ tương đối bền vững của hình thức Nhưng khi những biến đổi đó tiếp tục diễn ra thì tới một lúc nào đó, hệ thống mối liên hệ tương đối cứng nhắc đó trở nên chật hẹp và kìm hãm sự phát triển của nội dung Lúc này, hình thức không phù hợp với nội dung nữa

+ Tới một lúc nào đó, nội dung và hình thức xung đột sâu sắc Nội dung mới sẽ phá bỏ hình thức cũ, hình thức mới sẽ hình thành Trên cơ sở hình thức mới, nội dung mới tiếp tục biến đổi, phát triển và chuyển sang trạng thái mới về chất

Ví dụ :

- Học có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức, không nhất thiết theo hình thức truyền thống mà có thể dưới những hình thức phù hợp, có thể làm tăng hiệu quả học tập như: đóng kịch, trò chơi, tham quan, diễn đàn, …Một môn học khi được học dưới hình thứctrực tiếp sẽ có hiệu quả hơn hình thức học online

- Trong các hình thái kinh tế – xã hội có giai cấp đối kháng, lúc đầu quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất, là hình thức phát triển của nó Nhưng do lực lượng sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định thì quan hệ sản xuất trở thành lạc hậu không còn phù hợp với lực lượng sản xuất và bắt đầu kìm hãm sự phát triểm của lực lượng sản xuất Sự không phù hợp ấy tiếp tục tăng lên và cuối cùng dẫn đến xung đột giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, làm cho cách mạng

7

Trang 10

xã hội nổ ra Cuộc cách mạng ấy thủ tiêu quan hệ sản xuất cũ và thay vào đó quan

hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất, nó trở thành yếu tố thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển

2.4 Nội dung và hình thức có thể chuyển hóa cho nhau

Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức còn biểu hiện ở sự chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng Cái trong điều kiện này hay quan hệ này là nội dung thì trong điềukiện khác hay quan hệ khác là hình thức, và ngược lại

Ví dụ: Trong mối quan hệ với tác phẩm văn học thì việc trang trí màu sắc, kiểu chữ, hình ảnh trên bìa tác phẩm là hình thức bên ngoài của tác phẩm, nhưng xét trong quan hệ khác, việc trang trí màu sắc, kiểu chữ, hình ảnh trên bìa của một tác phẩm như thế nào lại là nội dung công việc của người họa sỹ trình bày, vẽ bìa

II Ý nghĩa phương pháp luận

=>Do nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau nên trong hoạt động thực tiễn,ta không được tách rời nội dung và hình thức.Ở đây cần chống lại 2 thái cực sai lầm:

·Tuyệt đối hoá hình thức,xem thường nội dung

Ví dụ: Trong cuộc sống, nhiều người chỉ xem trọng vẻ bề ngoài mà coi nhẹ vẻ đẹp tâm hồn của người khác

·Tuyệt đối hoá nội dung,xem thường hình thức

-> Cần tận dụng sự đa dạng của hình thức trong việc thể hiện nội dung

Ví dụ: Trong cuộc sống mà chỉ biết đến rèn luyện nhân cách,tâm hồn mà không chú ý đến phương tiện vật chất tối thiểu thì cũng không được

Hình thức của sự vật, hiện tượng do nội dung của nó quyết định, là kết quả những thay đổi của nội dung và để đáp ứng những thay đổi đó, thì sự thay đổi hình thức phải dựa vào những thay đổi thích hợp của nội dung quyết định nó; do vậy,

8

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w