1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu về biểu tượng chiếc bánh chưng ngày tết việt nam và tteokguk trong ngày lễ seollal của hàn quốc

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu về biểu tượng chiếc bánh chưng ngày Tết Việt Nam và Tteokguk trong ngày lễ Seollal của Hàn Quốc
Tác giả Nguyễn Diệu Thuỳ
Trường học Trường Đại học Hà Nội, Khoa Ngôn Ngữ Hàn Quốc – CLC
Chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 26,46 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI KHOA NGÔN NGỮ HÀN QUỐC – CLC ------ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NGHIÊN CỨU VỀ BIỂU TƯỢNG CHIẾC BÁNH CHƯNG NGÀY TẾT VIỆT NAM VÀ TTEOKGUK TRONG NGÀY LỄ SEOL

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI KHOA NGÔN NGỮ HÀN QUỐC – CLC

- -ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU VỀ BIỂU TƯỢNG CHIẾC BÁNH CHƯNG NGÀY TẾT VIỆT NAM VÀ TTEOKGUK TRONG NGÀY

LỄ SEOLLAL CỦA HÀN QUỐC

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Diệu Thuỳ

Mã sinh viên: 2207170125 Lớp: 1H22-C

Trang 2

NGHIÊN CỨU VỀ BIỂU TƯỢNG CHIẾC BÁNH CHƯNG NGÀY TẾT VIỆT NAM VÀ TTEOKGUK TRONG NGÀY

LỄ SELLA CỦA HÀN QUỐC

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do lựa chọn đề tài:

- Nền văn hoá là yếu tố phản ánh bản sắc dân tộc và sự phát triển đa dạng của đất nước qua từng lịch sử thăng trầm => để tìm hiểu về 1 đất nước ta nhất định phải nghiên cứu, xem xét nền văn hoá của đẩt nước đó Là một sinh viên ngôn ngữ Hàn => văn hoá Hàn Quốc được chúng tôi ưu tiên tìm hiểu hàng đầu, đặc biệt là nền văn hoá ẩm thực

- Nhắc đến nền ẩm thực không thể bỏ qua hình ảnh mâm cỗ ngày Tết

- Trong khi ngày Tết Việt Nam luôn gắn với hình ảnh bánh chưng xanh nhân nhuỵ vàng thì tteokguk – món canh bánh gạo thơm dẻo lại là hình ảnh đặc trưng luôn xuất hiện trên bàn thờ tổ tiên của người Hàn

2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu:

- Tìm hiểu thêm về nền ẩm thực của Hàn Quốc => tìm được nét tương đồng và khác biệt của hai món ăn đặc trưng ngày Tết của 2 đất nước

- Khám phá được phong tục, văn hoá của 2 đất nước qua hình tượng chiếc bánh chưng và tteokguk

3 Phạm vi nghiên cứu:

Trang 3

- Đối tượng nghiên cứu: bánh chưng trong ngày Tết và tteokguk trong lễ Seolla.

- Vấn đề nghiên cứu: ý nghĩa biểu tượng, nguồn gốc, phân loại của 2 món ăn truyền thống này

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Thu thập, chọn lọc, tổng hợp, so sánh, đối chiếu

II PHẦN NỘI DUNG:

Chương 1: Khái quát chung về Tết ở Việt Nam và Hàn Quốc:

1 Tết ở Việt Nam

2 Tết ở Hàn Quốc

Chương 2: Món ăn truyền thống ngày Tết – bánh chưng và tteokguk:

1 Bánh chưng

2 Tteokguk

Chương 3: So sánh bánh chưng và tteokguk trong ngày Tết Việt Nam và Hàn Quốc:

1 Nét tương đồng

1.1 Ý nghĩa biểu tượng

1.2 Trong sinh hoạt ngày Tết

2 Điểm khác biệt

2.1 Ý nghĩa biểu tượng

2.2 Trong sinh hoạt ngày Tết

III KẾT LUẬN

Trang 4

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

NGHIÊN CỨU VỀ BIỂU TƯỢNG CHIẾC BÁNH CHƯNG NGÀY TẾT VIỆT NAM VÀ TTEOKGUK TRONG NGÀY

LỄ SEOLLAL CỦA HÀN QUỐC

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do lựa chọn đề tài:

Đối với mỗi quốc gia, văn hoá có vị trí vô cùng quan trọng Nền văn hóa là yếu tố phản ánh bản sắc dân tộc và sự phát triển đa dạng của đất nước qua từng thời kỳ lịch sử thăng trầm Do vậy, để tìm hiểu về một đất nước, ta nhất định phải nghiên cứu, xem xét nền văn hoá của đất nước đó Là sinh viên đang theo học ngôn ngữ Hàn Quốc, phải tìm hiểu, học hỏi về một thứ tiếng mới nên việc khám phá văn hoá Hàn Quốc được ưu tiên hàng đầu Hàn Quốc từ lâu đã có nhiều sự hợp tác với Việt Nam và cũng là đất nước nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực: âm nhạc, lịch sử, phong tục tập quán … nên trước đó tôi đã được tiếp xúc ít nhiều với nền văn hoá đa dạng này Sau khi được học tập chuyên sâu, tôi thực sự ấn tượng và

có hứng thú muốn tìm hiểu kĩ hơn về văn hoá Hàn Quốc, đặc biệt là nền văn hoá

ẩm thực phong phú của họ Nhắc đến ẩm thực, hình ảnh không thể bỏ qua chính

là mâm cỗ ngày Tết Giống với Việt Nam, mâm cổ Tết của người Hàn Quốc cũng

đa dạng, cầu kì cả về hình thức lẫn lễ nghi Dù trải qua sự thay đổi của thời gian thì bánh chưng xanh, nhân nhuỵ vàng luôn là nét đẹp, là món ăn không thể thiếu

Trang 6

trong bàn ăn Tết của người Việt và tteokguk – món canh bánh gạo thơm dẻo đậm

đà lại là hình ảnh đặc trưng, luôn xuất hiện trên bàn thờ tổ tiên của người Hàn

2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu:

Tôi đã quyết định lấy đề tài “Tteokguk – món ăn truyền thống ngày Seollal của Hàn Quốc và bánh chưng – món ăn truyền thống ngày Tết của Việt Nam.” Làm bài nghiên cứu để tìm hiểu về văn hoá ẩm thực của Hàn Quốc và từ đó thấy được những nét đẹp trong ngày lễ Tết của cả hai nước, tìm ra được những nét tương đồng và nét khác biệt của hai món ăn đặc trưng ngày Tết ở hai đất nước mang màu sắc văn hoá Á châu này

3 Phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: bánh chưng trong ngày Tết và tteokguk trong lễ Seollal

- Vấn đề nghiên cứu: ý nghĩa biểu tượng, nguồn gốc, phân loại của 2 món ăn truyền thống này

4 Phương pháp nghiên cứu:

Thứ nhất, tôi đã thu thập, chọn lọc, tổng hợp các thông tin trên mạng, các tài liệu văn hoá cũng như đọc các quyển sách về ngày Tết, Tteokguk ( 떡떡 ), bánh chưng… để đưa ra những khái niệm, những luận điểm súc tích và cô đọng nhất Thứ hai, tôi dựa trên các thông tin đã tìm hiểu để áp dụng phương pháp so sánh, đối chiếu giữa bánh chưng và trên nhiều phương diện khác nhau

II PHẦN NỘI DUNG:

Chương 1: Khái quát chung về Tết ở Việt Nam và Hàn Quốc:

Trang 7

Việt Nam và Hàn Quốc đều song song sử dụng hai loại lịch: dương lịch và

âm lịch Những ngày lễ quan trọng chủ yếu trong năm sẽ được tính theo âm lịch

Đó là Tết Nguyên Đán, Tết Thượng nguyên (tức Tết rằm tháng giêng), Tết Hàn thực, lễ Phật đản mùng 8 tháng 4, Tết Đoan ngọ, Tết Trung nguyên (rằm tháng bảy), Tết Trung thu (rằm tháng tám), Tết Hạ nguyên (rằm tháng mười) và Tết ông Công ông Táo (23 tháng chạp) Trong đó, Tết Nguyên Đán là Tết lớn nhất trong năm Người dân Việt Nam và Hàn Quốc rẩt coi trọng ngày Tết này Đồng thời, ngày Tết Seollal (떡떡 ) cũng như Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là một dịp để mọi người từ khắp nơi trở về nhà sum họp cùng gia đình để ôn lại những chuyện năm cũ, cầu ước những điều tốt đẹp cho năm mới, để làm lễ chúc sức khoẻ, bày

tỏ lòng biết ơn hiếu thảo nhớ mong với công sinh thành dưỡng dục của ông bà cha mẹ, chai sẻ tình yêu thương với anh chị em, người thân, họ hàng Mặt khác, việc thờ cúng tổ tiên vào ngày này rất được coi trọng Mọi người cho rằng, Tết đến, mỗi người được thêm một tuổi, tục lệ mừng tuổi là nét chung nhất của cả hai dân tộc Hai nước có tập quán đẹp là đầu xuân năm mới, có lời chúc tụng tốt lành, nhưng ở Việt Nam, lời chúc tụng thường tuỳ theo ý mình, chúc “An khang thịnh vượng”, “Vạn sự như ý” … mà không có một câu chúc chuẩn mực chung Ngày nay, câu chúc “Chúc mừng năm mới” tạm có thể coi là câu chúc chung nhất, được đăng tải nhiều nhất trên các tờ lịch, báo chí, truyền hình mỗi khi năm hết Tết đến nhưng lại là câu nói nhập từ phương tây “Happy New Year” Ở Hàn Quốc, họ cũng chúc nhau nhiều điều tốt lành nhân dịp năm mới, nhưng câu chúc

Trang 8

chuẩn mực mà ai cũng nói “떡떡 떡 떡떡 떡떡떡떡”, câu chúc đó có ý nghĩa là “Năm mới, chúc nhận được nhiều phúc”

1 Tết ở Việt Nam:

Tại Việt Nam, Tết Nguyên Đán được tổ chức đầu tháng giêng Âm lịch nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch Tết ở Việt Nam chính thức diễn ra trong ba ngày đầu tiên của năm, từ ngày mùng 1 Tết cho đến mùng 3 Tết, và những ngày còn lại chính là thời gian để mọi người nghir ngơi, thư giãn sau một năm làm việc vất vả Đây là ngày lễ lớn nhất trong năm ở Việt Nam nên thời gian nghỉ cũng sẽ là nhiều nhất trong năm Đối với học sinh và sinh viên, sẽ được nghỉ trong khoảng từ 7-14 ngày Riêng với công nhân, viên chức nhà nước thì được nghỉ ít hơn khoảng từ 7-10 ngày

Ngoài thời gian nghỉ Tết thì những công việc chuẩn bị trước thềm năm mới cũng không thể thiếu khi nhắc tới Tết Việt Nam Nhà nhà sẽ dọn dẹp, sắm sửa đồ mới để xua tan vận rủi của năm cũ và đón chào những điều tốt đẹp trong năm mới Song song với đó, mâm cỗ Tết cũng độc đáo và đậm nét Việt, luôn luôn có

sự hiện diện của những món ăn truyền thống, không cầu kì mà giản dị, dân dã như tính cách con người Việt Nam: Bánh Chưng, dưa hành, xôi, nem rán, thịt gà luộc, canh măng,… Những món ăn này sẽ được đặt ở trên bàn thờ, nơi vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà Vào những ngày đầu năm, người dân Việt Nam rất thích đi chùa, đền, đình,… để cầu mong sức khoẻ, may mắn, hạnh phúc, tiền tài trong năm mới Theo đó, Việt Nam cũng có các ngày lễ và lễ hội lớn dịp lễ Tết thu hút một lượng đông đảo khách thập phương đến tham gia và cúng bái

Trang 9

2 Tết ở Hàn Quốc

Tương tự Việt Nam, ngày nay đa số người Hàn vẫn tính các ngày quan trọng của

họ và tổ chức kỉ niệm các ngày đó theo lịch âm ( lễ cưới, Tết Trung Thu…) vì với họ khoảng thời gian may mắn trong năm Seollal ( 떡떡) – Tết truyền thống của người Hàn Quốc là một trong những ngày lễ quan trọng cũng tính theo lịch

âm

( ngày 1/1), được bắt đầu với tiếng chuông ở đỉnh chuông Bosingak vang lên và đặc biệt khác với các nước khác chỉ có duy nhất một Tết thì Hàn Quốc tổ chức đến hai Tết trong đó Tết chính thức là Seollal ( 떡떡) Seollal ( 떡떡) thường được kéo dài trong ba ngày, từ ngày 30 Tết cho đến ngày mùng 2 Tết âm lịch Mâm

cỗ cúng đêm giao thừa của người Hàn Quốc thường có tới 20 món trong đó không thể thiếu món Tteoguk ( 떡떡) Bàn thừo cúng được bày giữa nhà, trên có các bài vị tổ tiên Vào ngày này, người Hàn Quốc sẽ diện bộ Hanbok đẹp mắt, sạch sẽ nhất và hành lễ với người lớn tuổi trong gia đình Với trẻ em thì ngày Tết là dịp để thoả sức tham gia vào các trò chơi truyền thống như: kéo co, thả diều ,bập bênh, Yutnori,…

Chương 2: Món ăn truyền thống ngày Tết – bánh chưng và tteokguk:

Dù là Seollal (떡떡) hay Tết Nguyên Đán thì trong những ngày đó cũng sẽ có rất nhiều hoạt động diễn ra Một trong những phần không thể không chú ý tới của những ngày này chính là ẩm thực, bàn ăn ngày Tết Nếu như ở Việt Nam, bánh chưng là hình ảnh, mùi vị không thể nào bỏ qua trong ngày Tết Nguyên Đán thì

Trang 10

vào ngày Seollal (떡떡), Tteokguk (떡떡) – món canh bánh gạo sẽ là món ăn nhất định phải có mặt trên bàn ăn đa dạng và phong phú của người Hàn Quốc

1 Bánh chưng

1.1 Nguồn gốc:

Bánh chưng lâu nay vẫn được coi là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt, ban đầu được làm ra nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và với đất trời Bánh Chưng thường được làm vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm) Bánh Chưng là loại bánh có bề dày lịch sử lâu đời, được sử sách nhắc đến nhiều lần trong nền ẩm thực truyền thống Việt Nam Đồng thời nó còn có vị trí vô cùng đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt Tuy nhiên theo như nghiên cứu, nguồn gốc thực sự của Bánh Chưng vẫn là ẩn số và còn rất nhiều tranh cãi xung quanh nó Từ thực tế đó, tôi không thể nào đưa ra khẳng định chính xác Bánh Chưng được ra đời lúc nào

1.2 Phân loại:

Việt Nam với ba miền văn hoá Bắc – Trung – Nam, với mỗi miền đều đón Tết theo mỗi cách riêng biệt nhưng tựu chung lại vô cùng hoà hợp mang đậm bản sắc Việt Nam Với Bánh Chưng cũng không ngoại lệ, mỗi vùng miền lại có loại Bánh Chưng riêng và cách ăn riêng nhưng đều phát huy, kế thừa được tính truyền thống của chiếc Bánh Chưng từ xưa kia Ở đất Bắc, hình ảnh của chiếc Bánh Chưng là gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn trong chiếc bánh vuông vắn, lá dong xanh

Trang 11

mướt Nếu miền Bắc là chiếc bánh truyền thống xa xưa thì riêng ở miền Nam, người dân ở đây lại có “Bánh Chưng” của riêng mình gọi là bánh tét Nguyên liệu vẫn vậy nhưng bánh được gói thành hình trụ dài Bánh tét thường được gói với ít đỗ và rất ít hoặc không có thịt, để có thể ăn được đến cả những ngày sau Tết Bánh tét dùng lá chuối thay lá dong Miền Trung – cầu nối giữa hai miền Bắc – Nam là nơi giao thoa sự kết hợp văn hoá cổ truyền của đất Bắc và văn hoá mới phong phú của vùng đất phương Nam Do đó, ngày Tết ở miền Trung họ gói

cả Bánh Chưng và bánh tét Ngoài ra, ở một số vùng miền núi của nước ta cũng

có loại Bánh Chưng mang nét đặc biệt của riêng mình

2 Tteokguk

2.1 Nguồn gốc:

Phong tục ăn canh bánh gạo tteokguk vào ngày Tết của Hàn Quốc đến nay vẫn chưa được xác định rõ nguồn gốc từ khi nào nhưng theo cuốn sách “Các phong tục thời đại Joseon” được viết năm 1946 đã đưa ra suy đoán rằng phong tục này được bắt nguồn từ thời cổ đại

Tteokguk (떡 떡 ) theo tiếng Hán còn có tên là Byeongtang ( 떡 떡 ) hoặc Byeonggang (떡 떡 ) “Byeong” ( 떡) có nghĩa là bánh gạo, còn “tang ( 떡)” hoặc

“gang (떡)” có nghĩa là canh Khi ăn một bát tteokguk vào ngày đầu tiên của năm mới nghĩa là bạn đã thêm một tuổi nữa Và ở Hàn Quốc vào dịp đầu năm thay vì hỏi là: “Bạn bao nhiêu tuổi ?” thì bạn sẽ được hỏi: “ Đã ăn bao nhiêu bát tteokguk rồi ?” và câu trả lời cho câu hỏi này sẽ là số tuổi của người được hỏi chứ không phải số bát canh bánh gạo đã ăn trong ngày Vào ngày đầu tiên cũng

Trang 12

là ngày bắt đầu cho sự hy vọng về những may mắn, hạnh phúc và bình an, người Hàn Quốc sẽ ăn tteokguk được làm từ gạo trắng với niềm tin rằng mình sẽ có nhiều quyết định sáng suốt trong năm mới

2.2 Phân loại:

Tuỳ vào từng vùng miền mà sẽ có từng cách chế biến khác nhau: như ở miền Bắc, người ta thường thêm bánh bao vào tteokguk hay ở ChungChong, bánh Tteok được cắt lát chéo … Tteokguk được chế biến với thịt bò thái lát mỏng nhưng ngoài ra ở một số vùng thì nó còn được làm bằng những nguyên liệu khác như ở vùng Jeolla người ta cho thêm hải sản hay như ở ChungChong người ta còn có món tteokguk được làm từ đậu nảy mầm và sò

Chương 3: So sánh Bánh Chưng và Tteokguk trong ngày Tết Việt Nam và Hàn Quốc:

1 Nét tương đồng

1.1 Ý nghĩa biểu tượng:

Cả hai món bánh đều là món ăn của quốc gia, đại diện cho hình ảnh dân tộc, mang trong mình ý nghĩa biểu trưng truyền thống uống nước nhớ nguồn và những nét đẹp trong phẩm chất của con người Chúng luôn tồn tại trong tâm thức

Trang 13

của mỗi con người, là biểu tượng văn hoá luôn hiện hữu, bất di bất dịch Chúng đặc trưng cho hình ảnh mỗi quốc gia, thể hiện nét độc đáo trong văn hoá ẩm thực Việt Nam và Hàn Quốc cùng xuất phát điểm là nước nông nghiệp, nên người dân coi hạt lúa là thứ quà quý nhất mà thượng đế đã ban tặng Chính vì thế Bánh Chưng và Tteokguk đều được làm từ gạo nếp nhằm nhấn mạnh và gợi nhớ cho thế hệ sau tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên Nói một cách chính xác, Bánh Chưng và Tteokguk chính là hiện thân cho nền văn minh lúa nước Hai món ăn tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam và con người xứ sở kim chi Bánh Chưng với màu xanh bình dị, vuông vức thể hiện như là con người Việt Nam mộc mạc giản dị nhưng vô cùng kiên cường, giàu tình cảm Tteokguk đại diện cho sự thuần khiết sạch sẽ, là màu trắng trên lá

cờ thái cực của con người Hàn Quốc

1.2 Trong sinh hoạt ngày Tết:

Việt Nam và Hàn Quốc trong khoảnh khắc ngày Tết cũng mang nhiều nét tương đồng Giây phúc gia đình Hàn Quốc quây quần bên nhau ăn canh bánh gạo trong sáng đầu năm mới cũng giống như hình ảnh gia đình Việt Nam cùng nhau ngồi đồng ấm yên vui bên nồi Bánh Chưng, canh nồi bánh suốt đêm và tràn ngập tiếng cười Và hai món ăn này đều được để ở chính giữa bàn thờ để dâng cúng tổ tiên

2 Điểm khác biệt

2.1 Ý nghĩa biểu tượng:

Trang 14

Đối với con người Việt Nam, Bánh Chưng xanh, nhân nhuỵ vàng, thịt mỡ chín… là màu mỡ của lúa chín đồng quê gọi nhớ đến niềm mơ ước an cư lạc nghiệp của ông cha tổ tiên Nó đại diện cho nguồn gốc đất nước, hướng con người đến truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn”

Đối với người Hàn Quốc, bắt đầu một năm mới là khởi đầu của những điều mới mẻ và để lại tất cả những gì đã qua của năm cũ, bánh tteok trong tteokguk có màu trắng tượng trưng cho sự trong sáng thuần khiết, trong sạch nhất được mang đến trong năm mới Ngày đầu năm ăn tteokguk có ý nghĩa nghênh tiếp ánh sáng mặt trời, từ bỏ cái cũ, đón lấy cái mới, ngoài ra còn có ý nghĩa đem lại may mắn

về tiền bạc và thành công

2.2 Trong sinh hoạt ngày Tết:

Hai đất nước có hai cách cúng lễ riêng với hai loại bánh: Bánh Chưng được coi là món ăn bắt buộc phải có trong mâm cúng ngày Tết Việt Nam Sau ba ngày Tết cúng thì người Việt sẽ lạy tạ hạ bánh để ăn Tết Ngược lại, tteokguk được bày biện cẩn thận lên trên bàn thờ cúng tổ tiên của người Hàn được bày biện bên cạnh 19 món ăn khác Tteokguk thường được đặt ở vị trí ngay bên cạnh bài vị Sau khi cúng lạy tổ tiên thì họ sẽ hạ bàn ăn và thưởng thức món ăn Tteokguk được dùng ngay chứ không cúng dài ngày như bánh Chưng

III KẾT LUẬN:

Qua bài nghiên cứu, tôi đã khái quát được khái niệm Tết ở Việt Nam và Hàn Quốc, chỉ ra được nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi, phân loại của Bánh Chưng và Tteokguk Từ đó, chỉ ra được điểm tương đồng và khác biệt về ý nghĩa biểu

Ngày đăng: 18/11/2024, 14:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w