Khái niệm Theo khoản 1 điều 3 Luật trọng tài thương mại năm 2010 thì “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
TIỂU LUẬN MÔN: PHÁP LUẬT KINH DOANH
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRANH CHẤP ĐƯỢC GIẢI QUYẾT BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI ĐÁNH GIÁ CÁC ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT NÀY.
Họ tên sinh viên: Hồ Thị Thanh Trúc – 3121420467
Nguyễn Thụy Đoan Trang - 3121320435 Phùng Thị Bích Trâm - 3121320443 Nguyễn Thị Thanh Trúc - 3121320470 Nguyễn Thanh Trúc - 3121330450
TP.HỒ CHÍ MINH, ngày 23 tháng 11 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
I KHÁI QUÁT 4
1 Khái niệm 4
1.1 Đặc điểm của trọng tài thương mại 4
1.2 Vai trò của trọng tài thương mại 5
2 Các hình thức của trọng tài thương mại 5
2.1 Trọng tài vụ việc 5
2.2 Trọng tài thường trực 6
II ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 6
1 Để tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài thương mại cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: 6
1.1 Có thỏa thuận trọng tài 6
1.2 Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài 8
1.3 Thỏa thuận trọng tài không vô hiệu 8
1.4 Thỏa thuận trọng tài không thuộc các trường hợp không thực hiện được 9
2 Điều kiện về hiệu lực đối với chủ thể là cá nhân 10
3 Điều kiện về hiệu lực đối với chủ thể là tổ chức 10
III ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 11
Căn cứ pháp luật 11
1 Ưu điềm 11
2 Nhược điểm 12
KẾT LUẬN 14
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc xảy ra các tranh chấp thương mại là điều không thể tránh khỏi Hiện có rất nhiều phương pháp giải quyết tranh chấp nhưng phương pháp giải quyết tranh chấp là luật mà trọng tài dùng để xem xét thực hiện nghĩa vụ của các bên tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng Luật này được gọi là luật áp dụng cho hợp đồng Trong thương mại quốc tế, luật của rất nhiều nước liên quan đến quan hệ của các bên trong hợp đồng và cùng có khả năng điều chỉnh hợp đồng ngang nhau Giữa các nguồn luật đó luôn tồn tại hiện tượng xung đột luật, vì thế khi đưa tranh chấp ra trọng tài, các bên đương
sự phải thỏa thuận thống nhất về luật áp dụng trong hợp đồng Các nguồn luật áp dụng trong thương mại quốc tế bao gồm: các điều ước quốc thế, luật quốc gia và các nguồn luật bổ trợ Trong quá trình đàm phán hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, điều khoản luật áp dụng thường đượcghi một cách rõ ràng trong hợp đồng để tránh tình trạng khó xác định luật điều chỉnh các quan hệ hợp đồng Việc thỏa thuận luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một vấn
đề phức tạp, cho nên các chủ thể ký kết không những phải thông thạo luật của nước mình mà còn phải tìm hiểu kỹ luật của nước khác quan hệ với hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của mình, tránh được những thiệt thòi do sự thiếu hiểu biết pháp luật gây ra Tuy nhiên việc áp dụng luật của quốc gia nào để giải quyết tranh chấp trong hợp đồng đôi khi không chỉ phụ thuộc vào ý chủ quan của một chủ thể mà thường bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác như: tương quan lực lượng giữa các bên tham gia hợp đồng, do điều kiện đặc thù khi triển khai hợp đồng đó… Đôi khi các bên thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng sau khi
Trang 4hợp đồng đã được ký kết Trường hợp này thường xảy ra khi ký kết hợp đồng, vì một lý do khách quan nào đó, các bên tiến hành rất nhanh chóng (để chớp thời cơ…) nên chưa kịp nêu điều khoản luật áp dụng trong hợp đồng Trong trường hợp các bên không lựa chọn luật thì chỉ khi xảy ra tranh chấp, cơ quan tài phán
sẽ quyết định chọn luật Ngoài nguồn luật quốc gia thì việc giải quyết nội dung tranh chấp trong trọng tài thương mại quốc tế còn có các nguồn luật khác như: điều ước quốc tế, tập quán quốc tế… Trong khuôn khổ bài tiểu luận này nhóm sinh viên sẽ đi sâu tìm hiểu khả năng áp dụng các nguồn luật trên để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thương mại quốc tế bằng phương thức trọng tài
Trang 5I KHÁI QUÁT
1 Khái niệm
Theo khoản 1 điều 3 Luật trọng tài thương mại năm 2010 thì “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này”
Theo đó, trọng tài thương mại là một hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, được thực hiện bởi Hội đồng trọng tài hoặc một trọng tài viên duy nhất với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết tranh chấp bằng việc đưa ra một phán quyết trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên tranh chấp và có hiệu lực bắt buộc đối với các bên Trọng tài là một cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, được thành lập tự nguyện bởi các trọng tài viên để giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại bởi các bên tranh chấp
1.1 Đặc điểm của trọng tài thương mại
– Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp cụ thể nào đó khi các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận lựa chọn trọng tài để giải quyết
– Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba khách quan để giúp các bên giải quyết bất đồng Tuy nhiên, quyết định của trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài có tính chất ràng buộc pháp lý đối với các bên tranh chấp như một bản án của Tòa án
– Trọng tài là một phương thức giải quyết Phi chính phủ nên không mang tính quyền lực Nhà nước như Tòa án, tuy nhiên vẫn được điều chỉnh bằng pháp luật
cụ thể
Trang 6– Trọng tài thường nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan quyền lực Nhà nước trong quá trình tố tụng như sự hỗ trợ của Tòa án khi ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1.2 Vai trò của trọng tài thương mại
Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp mềm dẻo, nhanh chóng, thuận lợi cho các bên Trọng tài thương mại đảm bảo tối đa quyền tự do thỏa thuận của các bên, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên, nâng cao được hiệu quả kinh doanh; đảm bảo được bí mật trong quá trình giải quyết tranh chấp; mang tính thân thiện tạo khả năng tiếp tục duy trì mối quan hệ của các bên; là cơ chế giải quyết tranh chấp trung lập cho các bên; các phán quyết của trọng tài có thể được công nhận và cho thi hành ở nước ngoài; mang tính chuyên môn cao, không đại diện cho quyền lực Nhà nước nên thích hợp để giải quyết các tranh chấp giữa các bên có quốc tịch khác nhau
2 Các hình thức của trọng tài thương mại
2.1 Trọng tài vụ việc
Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ việc và sẽ chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ việc đó Bản chất của trọng tài vụ việc được thể hiện qua các đặc trưng cơ bản sau: – Được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong tranh chấp
– Không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành, không có danh sách trọng tài viên Trọng tài viên được các bên chọn hoặc chỉ định có thể là người có tên trong hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của bất kỳ trung tâm trọng tài nào
Trang 7– Quy tắc tố tụng của trọng tài vụ việc để giải quyết vụ tranh chấp có thể do các bên thỏa thuận xây dựng hoặc lựa chọn từ bất kỳ một quy tắc tố tụng nào của các trung tâm trọng tài
Trọng tài vụ việc tuy được quy định trong Luật trọng tài thương mại 2010 nhưng chưa phát triển trên thực tế, một phần vì nếu lựa chọn sử dụng trọng tài vụ việc, các bên phải tự thực hiện toàn bộ quy trình với hội đồng trọng tài mà không có
sự hỗ trợ bởi một Ban thư ký thường trực và vì vậy cần có kinh nghiệm tham gia
tố tụng trọng tài trước đó
2.2 Trọng tài thường trực
Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế) là hình thức trọng tài được tổ chức chặt chẽ, có bộ máy, trụ sở làm việc thường xuyên, thường có danh sách trọng tài viên hoạt động theo điều lệ và quy tắc tố tụng riêng Hầu hết các tổ chức trọng tài lớn, có uy tín trên thế giới đều được thành lập theo mô hình này dưới những tên gọi như trung tâm trọng tài, ủy ban trọng tài, viên trọng tài, hội đồng trọng tài quốc gia và quốc tế… nhưng chủ yếu và phổ biến được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài
II ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
1 Để tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài thương mại cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
1.1 Có thỏa thuận trọng tài
Đây là điều kiện tiên quyết khi xem xét khả năng tranh chấp được trọng tài thương mại giải quyết Luật trọng tài thương mại 2010 quy định thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi có tranh chấp xảy ra nhưng phải
Trang 8được xác lập bằng văn bản, dưới dạng điều khoản trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng
- Các hình thức thỏa thuận trọng tài (Điều 16)
+ Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
+ Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
+ Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
+ Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
+ Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận
- Đặc điểm của thỏa thuận trọng tài, vai trò
* Đặc điểm:
+ Tính tự nguyện: Khi nói đến thỏa thuận thì nó phải thể hiện được thiện chí của các bên cùng thống nhất vấn đề sau một quá trình đàm phán, thỏa thuận Bản chất của thỏa thuận là sự tự nguyện thống nhất ý chí của các bên về một vấn
đề nào đó Việc lựa chọn giải quyết tranh chấp là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của các bên, các bên có toàn quyền quyết định Do đó thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, đòi hỏi ở các bên phải hoàn toàn có sự tự nguyện
Trang 9+ Tính độc lập: Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài ở đây được xét trong mối quan hệ với hợp đồng Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không làm ảnh hưởng đến điều khoản thỏa thuận trọng tài Như vậy,
dù thỏa thuận trọng tài dưới dạng là một điều khoản trong hợp đồng hay là một thỏa thuận trọng tài riêng biệt đều tồn tại độc lập với hợp đồng
* Vai trò: Thỏa thuận trọng tài có vai trò quan trọng trong tố tụng trọng tài thương mại cũng như trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh Thỏa thuận trọng tài là yếu tố cơ bản cần thiết, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ hoạt động trọng tài kể từ lúc khởi đầu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cho đến khi kết thúc quá trình tố tụng trọng tài và thỏa thuận trọng tài cũng là căn cứ để công nhận và thi hành quyết định trọng tài
1.2 Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài
Mặc dù các bên đã có thỏa thuận tranh chấp phát sinh được giải quyết theo cơ chế trọng tài thương mại, tuy nhiên, vẫn phải xét xem tranh chấp đó có thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại hay không Pháp luật quy định 3 loại tranh chấp mà trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết như sau:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại
- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài
1.3 Thỏa thuận trọng tài không vô hiệu
Theo Điều 18 Luật Trọng tài thương mại, thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu trong các trường hợp sau:
Trang 10- Lĩnh vực mà tranh chấp đó phát sinh không thuộc thẩm quyền của Trọng tài.
- Chủ thể xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền hoặc không có năng lực hành vi dân sự
- Thỏa thuận về trọng tài được xác lập dưới hình thức không phù hợp
- Trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài, một trong các bên bị lừa dối, cưỡng ép, đe dọa và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu -Thỏa thuận về trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật
Thỏa thuận về trọng tài vô hiệu sẽ dẫn đến hậu quả là vụ việc không được giải quyết tại trọng tài Nếu các bên không thỏa thuận lại thì tranh chấp đó sẽ được giải quyết theo một trong ba hình thức giải quyết tranh chấp còn lại theo luật tố tụng là thương lượng, hòa giải và Tòa án
1.4 Thỏa thuận trọng tài không thuộc các trường hợp không thực hiện được
Các trường hợp thỏa thuận về trọng tài không thể thực hiện được quy định tại Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP bao gồm:
- Các bên đã thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức trọng tài kế thừa, và không thỏa thuận lựa chọn được Trung tâm trọng tài khác để giải quyết tranh chấp
- Trọng tài viên không thể tham gia giải quyết tranh chấp tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan trong trường hợp các bên đã có thỏa thuận về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc hoặc Trung tâm trọng tài, Tòa án không thể tìm được Trọng tài viên như đã thỏa thuận của các bên và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trọng tài viên khác thay thế
Trang 11- Tại thời điểm xảy ra tranh chấp Trung tâm trọng tài từ chối việc chỉ định Trọng tài viên hoặc chính Trọng tài viên từ chối việc được chỉ định, đồng thời các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế trong trường hợp các bên đã có thỏa thuận lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc
- Các bên thỏa thuận áp dụng Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác với Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài mà các bên đã thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp và điều lệ của Trung tâm trọng tài đó không cho phép áp dụng Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác và các bên cũng không thỏa thuận được về việc lựa chọn Quy tắc tố tụng trọng tài thay thế
- Người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn Trọng tài giải quyết tranh chấp theo Điều 17 Luật Trọng tài thương mại
2 Điều kiện về hiệu lực đối với chủ thể là cá nhân
Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống hoặc tổ chức còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự Những người này có quyền và nghĩa vụ đối với cá nhân tham gia thỏa thuận trọng tài mà mình có liên quan
Trang 123 Điều kiện về hiệu lực đối với chủ thể là tổ chức
Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác
III ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
Hiện nay, tranh chấp trong thương mại, các bên có nhiều cách giải quyết Việc lựa chọn các phương thức giải quyết cũng là yếu tố cho các bên về quyền và lợi ích Ưu và nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Căn cứ pháp luật
– Luật Trọng tài Thương Mại 2010
– Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP
– Chương 32 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015
– Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014
1 Ưu điềm
– Khác với tòa án là có hai cấp xét xử thông thường là sơ thẩm và phúc thẩm, ngoài ra Tòa án có xét xử đặc biệt là giám đốc thẩm và tái thẩm; thì trọng tài chỉ
có một cấp xét xử Do đó, quyết định của trọng tài là chung thẩm Quyết định này có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên; các bên không thể kháng cáo hay kháng nghị như xét xử tại Tòa án