1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thuyết trình môn chủ nghĩa xã hội khoa học vấn Đề dân tộc và giả quyết vấn Đề dân tộc trong thời kỳ quá Độ lên chủ nghĩa xã hội Ở việt nam hiện nay

32 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn Đề Dân Tộc Và Giải Quyết Vấn Đề Dân Tộc Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Phương Linh, Nguyễn Ngọc Linh, Trần Lan Anh, Đào Trang, Đăng Hải Yến, Khương Duy
Người hướng dẫn TS. Lờ Thị Hồng
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Thể loại bài thuyết trình
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 886,11 KB

Nội dung

triển kinh tế, văn hóa, xã hôi vùng đồng bào dân tộc thiểu số …Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các cấp

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Chủ đề :

“ Vấn đề dân tộc và giả quyết vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay”

Trang 2

Nhóm 6: Nguyễn Phương Linh Nguyễn Ngọc Linh

Trần Lan Anh

Đào Trang

Đăng Hải Yến

Khương Duy

Lớp TC: Chủ nghĩa xã hội khoa học_27

Gv hướng dẫn: TS Lê Thị Hồng

PHẦN MỞ ĐẦU

Độc lập dân tộc gắn với chủ quyền quốc gia đang là một xu thế của thế giới.Mỗi quốc gia dân tộc, dù lớn hay

Trang 3

nhỏ, đều cố gắng khẳng định giá trị dân tộc Đảng ta quan niệm: Tiến lên CNXH

là một quá trình vận động, chuyển hóaliên tục, không ngừng phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoànthiện hơn Các đặc trưng của xã hội chủ nghĩa cũng luôn luôn vận động, chuyểnhóa và phát triển Với một quốc gia đa tộc người như Việt Nam thì vấn đềdântộc chính là yếu tố cốt lõi quyết định vận mệnh của đất nước.Vì lý do đó, Nhóm 6 quyết định lựa chọn chủ đề cho bài thuyết trình là: “Vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay”

Thứ nhất, Có sự chênh lệch về số

dân giữa các tộc người

Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó, dân tộc Kinh có khoảng 82 triệu người, chiếm 85,3% dân số cả

Trang 4

nước; 53 dân tộc thiểu số có 14,15 triệu người, chiếm 14,7% dân số

Tỉ lệ số dân giữa các dân tộc cũng không đồng đều, có dân tộc với số dân lớn hơn 1 triệu người, nhưng

có dân tộc chỉ có vài ba trăm

Thứ hai, Các dân tộc cư trú xen kẽ

lẫn nhau

Việt nam là nơi chuyển cư của nhiều dân tộc ở khu vực Đông Nam Á Tính chất chuyển cư như vậy đã tạo nên một bản đồ cư trú của các dân tộc trở nên phân tán, xen kẽ và làm cho các dân tộc ở Việt Nam không có lãnh thổ tộc người riêng Vì vậy ở Việt Nam không có một dân tộc nào cư trú tập trung và duy nhất trên một địa bàn

Đặc điểm này một mặt tạo thuận lợi giao lưu giữa các dân tộc mặt khác cũng gây ra nhiều xung đột, tạo kẽ hở để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá nước ta

Thứ ba, Các dân tộc thiểu số ở

Việt Nam phân bố chủ yếu ở địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng

Trang 5

Mặc dù chỉ chiếm 14,7% dân số nhưng các dân tộc thiểu số lại cư trú trên ¾ diện tích lãnh thổ và ở những vị trí trọng yếu của đất nước Một số dân tộc còn có quan

hệ dòng tộc với các dân tộc ở nước láng giềng và khu vực

Thứ tư, Các dân tộc ở Việt nam có

trình độ phát triển không đều Các dân tộc ỏ nước ta có sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Về xã hôi, trình độ tổ chức đời sống quan hệ

xã hội của các dân tộc thiểu số khác nhau Về kinh tế, trình độ phát triển rất khác nhau: một số ít các dân tộc còn duy trì kinh tế chiếm đoạt, dựa vào khai thác tự nhiên, còn đại bộ phận đã chuyển sang phương thức tiến bộ hơn Về văn hóa, trình độ dân trí của nhiều dân tộc thiểu số còn thấp

Thứ năm, Các dân tộc Việt Nam

có truyền thống đoàn kết, gắn bó lâu đời trong cộng đồng dân tộc-quốc gia thống nhất

Trang 6

Đặc trưng này hình thành do yêu cầu của quá trình cải biến tự nhiên

và nhu cầu hợp sức đấu trang chống giặc ngoại xâm

Đoàn kết dân tộc trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc

ta, là một trong những nguyên nhân quan trọng giúp dân ta thắng lợi chống giặc ngoại xâm bảo vệ nền hòa bình đất nước

Thứ sáu, Mỗi dân tộc có bản sắc

văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa Việt Nam thống nhất Việt Nam là quốc gia đa dân tộc Trong văn hóa của mỗi dân tộc đều

có những sắc thái riêng độc đáo góp phần làm cho nền văn hóa ViệtNam thống nhất trong đa dạng

Từ các đặc điểm cơ bản của dân tộc Việt Nam, Đảng và Nhà nước

ta luôn luôn quan tâm đến chính sách dân tộc, xem đó là vấn đề chính trị - xã hội rộng lớn gắn liền với thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Trang 7

1.2 QUAN ĐIỂM VÀ CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC

1.2.1 Quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc

Đảng cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đến nay đã thực hiện nhất quánnhững nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – lênin về dân tộc Trong mỗi thời kì cách mạng, Đảng và Nhà nước ta coi việc giải quyết đúng đắn về vấn đề dân tộc

là nhiệm vụ có tính chiến lược nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp,cũng như tiềm năng của từng dân tộc và đưa đất nước lên quá độ chủ nghĩa xã hôi

Đại hội XII khẳng định: “đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của đất nước Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát

Trang 8

triển kinh tế, văn hóa, xã hôi vùng đồng bào dân tộc thiểu số …Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các cấp Chống kì thị dân tộc, nghiêm trị những âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”.

Tựu trung, quan điểm của Đảng ta

về vấn đề dân tộc thể hiện ở những nội dung sau:

-Về vấn đề dân tộc và đoàn kết dântộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâudài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của Cách mạng Việt Nam

-Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Kiên quyết

Trang 9

đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc.

-Phát triển toàn diện chính trị, kinh

tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc vàmiền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hôi, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chúng của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất -Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế -

xã hội các vùng miền dân tộc và miền núi, trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo

vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực,

tữ cường của đồng bào các dân tộc,

Trang 10

đồng thời tang cường sự quan tâm

hỗ trợ của Trung ương và sự giúp

đỡ của các địa phương trong cả nước

-Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ củatoàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành và toàn bộ

hệ thống chính trị

1.3 CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT

NAM

Về chính trị, thực hiện bình đẳng,

đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc.Chính sách dân tộc góp phần nâng cao tính tích cực chính trị của côngdân đồng thời nâng cao nhận thức của các dân tộc thiểu số về tầm quan trọng của vấn đề dân tộc, đoàn kết các dân tộc, thống nhất mục tiêu chung là độc lập dân tộc

và chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Trang 11

Về kinh tế, là các chủ trương,

chính sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm phát huy tiềm năng phát triển, từng bước khắc phục khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, các dân tộc Thực hiện chính sách kinh tế thôngqua các chương trình, dự án phát triển kinh tế ở các vùng dân tộc thiểu số, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Về văn hóa, xây dựng nền văn hóa

Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người, phát triển ngôn ngữ, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, nâng cao trình độ văn hóa cho nhândân các dân tộc

Đào tạo cán bộ văn hóa, xây dựng môi trường, thiết chế văn hóa phù hợp với điều kiện của các tộc người trong quốc gia đa dân tộc Đồng thời, mở rộng giao lưu văn hóa với các quốc gia, các khu vực

Trang 12

và trên thế giới Đấu tranh chống tệnạn xã hôi, chống diễn biến hòa bình trên mặt trận tư tưởng – văn hóa ở nước ta hiện nay.

Về xã hội, thực hiện chính sách xã

hội, đảm bảo an sinh xa hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số Từng bước thực hiện bình đẳng xã hôi, công bằng thông qua việc thựchiện chính sách phát triển kinh tế -

xã hội, xóa đói giảm nghèo, dân số,

y tế, giáo dục trên cơ sở chú ý đến tính đặc thù của mỗi vùng, mỗi dântộc

Về an ninh và quốc phòng, tăng

cường sức mạnh bảo vệ tổ quốc trên cơ sở đảm bảo ổn định chính trị, thực hiện tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trên từng địa bàn Tăng cường quan hệ quân dân, tạo thế trận quốc phòng toàn dân trong vùng đồng bào dân tộc sinh sống

Thực hiện đúng chính sách dân tộc

ở Việt Nam hiện nay là phải phát triển toàn diện về chính trị, kinh tế,

Trang 13

xã hội, văn hóa, quốc phòng – an ninh các địa bàn vùng dân tộc thiểu

số, vùng biên giới, rừng núi, hải đảo của tổ quốc

Ta thấy, chính sách dân tộc của

Đảng và nhà nước mang tính chất toàn diện, tổng hợp, bao trùm tất cảcác lĩnh vực của đời sống xã hội, liên quan đến mỗi dân tộc và quan

hệ giữa các dân tộc trong cộng đồng quốc gia Phát triển kinh tế -

xã hội của các dân tộc là nền tảng

để tăng cường đoàn kết và thực hiện quyền bình đẳng dân tộc, là cơ

sở để từng bước khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc Do đó, chính sáchdân tộc của Đảng và nhà nước ta mang tính cách mạng và tiến bô, đồng thời cong mang tính nhân vănsâu sắc

1.4 ĐIỂM MỚI TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC.

Trang 14

Đối với đồng bào các dân tộc thiểu

số, bổ sung quan điểm: Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển Chú trọng tính đặc thù của từng vùng đồng bào dân tộc thiểu

số trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc Đặc biệt là: “Có cơ chế thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững” Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số Huy động, phân bổ, sử dụng, quản

lý hiệu quả các nguồn lực để đầu tưphát triển, tạo chuyển biến căn bản

về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng

có đông đồng bào dân tộc thiểu số Chống kỳ thị dân tộc, dân tộc cực đoan, dân tộc hẹp hòi; nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dântộc

Trang 15

Phát huy đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn 2021-2025 chính là

cơ sở để khối đại đoàn kết toàn dântộc không ngừng được củng cố, trởthành cội nguồn sức mạnh để đất nước ta vươn lên phát triển mạnh

mẽ, hoàn thành những mục tiêu màĐảng ta đã xác định

lệ trên tất cả các phương diện kinh

tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh

- Hệ thống chủ trương, chính sách, pháp luật về vấn đề dân tộc mang tính toàn diện trên các lĩnh vực và phủ kín các địa bàn vùng dân tộc, miền núi, đặc biệt là những chủ trương, chính sách liên quan đến xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội:

Trang 16

Nhiều văn bản có nội dung quy định cụ thể các chế độ, chính sách được sửa đổi, bổ sung thường xuyên để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tình hình thực hiện chính sách dân tộc đối với các vùng, miền hoặc các đối tượng cụ thể.

Trong nhiều chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số( DTTS)

đã thể hiện rõ quan điểm, tư duy đổi mới như coi trọng tính công khai, minh bạch, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; chú trọng vai trò chủ thể thực hiện chính sách của người dân, v.v

Nhiều chính sách dân tộc khi đi vào cuộc sống đã phát huy hiểu quả tốt, được đa số đồng bào ủng

hộ

Theo kết quả khảo sát cho thấy, trong số người DTTS được hỏi, có 92,6% trả lời chính sách dân tộc của Nhà nước tốt và khá tốt, chỉ có 2,8% trả lời chưa thật tốt và 4,6% trả lời khó đánh giá

Trang 17

→ Như vậy, chủ trương, chính sách, pháp luật được Đảng và Nhà nước ta xây dựng ngày càng toàn diện, đồng bộ, minh bạch, dân chủ,công bằng và nâng cao tính hiệu quả trong giải quyết vấn đề dân tộc.

Trong thực tế, nhiều chính sách, pháp luật về dân tộc, nhất là đối với đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đãphát huy hiệu quả cao, thể hiện rõ

ở các thành tựu đạt được trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội:

- Về kinh tế, vùng đồng bào DTTS

có những bước phát triển tiến bộ rõrệt, đời sống đồng bào được nâng lên, diện mạo vùng DTTS khởi sắcvới hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện

Nền kinh tế đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống người dân Tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng miền núi phía

Trang 18

Bắc đạt hơn 10%, miền Trung và Nam bộ 12%, Tây Nguyên là 12,5%

Mặt bằng thu nhập và điều kiện sinh hoạt của đồng bào DTTS không ngừng được nâng cao, nhiều

hộ đã vươn lên thoát nghèo và có cuộc sống khá giả

- Về chính trị, quyền bình đẳng giữa các dân tộc theo quy định của Hiến pháp được thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Các dân tộc chung sống hòa hợp, đồng thuận, tôn trọng, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau và đều tích cực tham gia vào quá trình phát triển đất nước

Hệ thống chính trị cơ sở ở các vùng DTTS thường xuyên được kiện toàn, hoạt động ngày càng hiệu lực, hiệu quả

Đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ người DTTS được quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới

Trang 19

- Về văn hóa, sự nghiệp phát triển văn hóa vùng đồng bào DTTS thu được nhiều kết quả

Thiết chế văn hóa ngày càng hoàn thiện

Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS được bảo tồn

và phát huy

Ý thức của đồng bào DTTS trong giữ gìn các giá trị truyền thống tốt đẹp, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội và thựchiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới được nâng lên

- Về phát triển xã hội, sự nghiệp giáo dục và chăm sóc sức khỏe đồng bào DTTS có bước phát triển mới

Cơ sở vật chất trường lớp được đầu

tư nâng cấp, hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú được củng cố,phát triển về quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động

Các chính sách về giáo dục, đào tạo, chế độ cho giáo viên và học sinh được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng đã tạo điều

Trang 20

kiện nâng cao chất lượng dạy và học, thu hút con em đồng bào DTTS đến trường

Công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường ở vùng đồng bào DTTS ngày càng được cải thiện và có bước phát triển vượt bậc

Công tác xóa đói, giảm nghèo vùngDTTS thu được kết quả đáng ghi nhận

- Về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công tác dân tộc, đã tăng

Trang 21

cường phối hợp với các đối tác quốc tế trong việc nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về công tác dân tộc; khuyến khích việc giúp đỡ, hỗ trợ đầu tư phát triển vùng DTTS

2.2 Một số bất cập, hạn chế

Việc giải quyết vấn đề dân tộc trong thời gian qua còn một số bất cập, hạn chế cần khắc phục

- Trong xây dựng và triển khai chính sách pháp luật về dân tộc:

Thiếu quy định về quy trình xây dựng chính sách; chưa phân định

rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cấp trong ban hành chế độ chính sách Nhiều vấn đề của DTTS đã được Đảng xác định trong các văn kiện, nghị quyết nhưng chưa hoặc thể hiện chưa đầy đủ trong các văn bảnluật, pháp lệnh, nghị quyết Còn thiếu một số chính sách phát triển bền vững cho vùng đồng bào DTTS Mặt khác, nhiều nội dung chính sách dân tộc còn có sự chồngchéo, chưa sát hợp với thực tiễn hoặc thiếu nguồn lực thực thi, làm

Ngày đăng: 19/11/2024, 17:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w