Mục đích và nội dung nghiên cứuMục đích của đề tài là dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấnđề cơ cấu xã hội-giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp, phân tích tầm quan t
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Đ
Ề TÀI CƠ CẤU XÃ HỘI – GIAI CẤP VÀ LIÊN :
MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG THỜI KÌ QUÁ
ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LIÊN HỆ VỚI VAI TRÒ THANH NIÊN, SINH VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn : Võ Minh Tuấn
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Trường Lớp : K23KTDNH
Mã sinh viên : 23A4020419
Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2021
Trang 2A MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích và nội dung nghiên cứu 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
4 Cơ cấu lý luận và phương pháp nghiên cứu 2
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2
B NỘI DUNG 2
Phần 1: Phần lý luận 2
1.1 Cơ cấu xã hội – giai cấp và vấn đề liên minh 2
1.1.1 Khái niệm cơ cấu xã hội – giai cấp 2
1.1.2 Vị trí của cơ cấu xã hội – giai cấp trong cơ cấu xã hội 3
1.1.3 Sự biến đổi tính quy luật của cơ cấu 3
1.2 Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ 4
1.2.1 Xét từ góc độ chính trị 4
1.2.2 Xét từ góc độ kinh tế 4
1.3 Cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh 4
1.3.1 Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ 4
1.3.2 Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ 6
1.3.2.1 Nội dung liên minh 6
1.3.2.2 Xây dựng cơ cấu xã hội – giai cấp 6
Phần 2: Liên hệ thực tế và liên hệ bản thân 7
2.1 Liên hệ thực tế 7
2.1.1 Liên hệ thực tiễn liên minh kinh tế “6 nhà” 7
2.1.2 Quan điểm cá nhân 8
2.2 Liên hệ bản thân 9
Trang 32.2.1 Liên hệ với vai trò của thanh niên, sinh
viên 9
2.2.2 Liên hệ bản
thân 10
C KẾT LUẬN 11
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 4A MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề bài.
Để thực hiện công cuộc đổi mới đất nước thì Đảng ta phải có một hệ thống chính sách phù hợp nhằm tác động vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị xã hội, văn hóa-tư tưởng Và để đạt được mục tiêu thì chúng ta cần phải đánh giá được thực trạng và cơ cấu xã hội Đặc biệt là phải tìm hiểu và đánh giá được sự biến động của cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp
Cơ cấu xã hội-giai cấp và liên minh giai cấp là một trong những vấn đề tất yếu của xã hội và được các nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu vì vậy đây
là chủ đề mà em chọn để viết tiểu luận và em mong rằng sau khi bài viết hoàn thành thì em có thể hiểu được một phần nào đó sự biến đổi cơ cấu xã hội-giai cấp và sự liên minh giai cấp ở nước ta
2 Mục đích và nội dung nghiên cứu
Mục đích của đề tài là dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn
đề cơ cấu xã hội-giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp, phân tích tầm quan trọng và tính tất yếu của giai cấp, cấp liên minh giai cấp, tầng lớp trong đó liên hệ thực tiễn liên minh kinh tế 6 nhà ở nước ta hiện nay
Để đạt được những mục đích ấy cần phải tìm hiểu kỹ cơ cấu-gai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp, nắm vững được lý luận, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề này, đặc biệt là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và vận dụng vào liên minh kinh tế 6 nhà
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp
Phạm vi nghiên cứu: Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay
Trang 54 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật với các phương pháp như: thống nhất logic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa về hệ thống hóa
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Làm rõ được những tính chất, nội dung cơ bản của cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Ý nghĩa thực tiễn: Dựa vào đặc điểm nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay chỉ ra tầm quan trọng của liên minh kinh tế 6 nhà, cùng với đó là những khó khăn còn đang tồn tại và phương hướng giải quyết
B NỘI DUNG
Phần 1: Phần lý luận
1.1 Cơ cấu xã hội-giai cấp và vấn đề liên minh giai cấp trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội.
1.1.1 Khái niệm cơ cấu xã hội – giai cấp
Cơ cấu xã hội là những cộng đồng người cùng toàn bộ những mối quan hệ xã hội do sự tác động lẫn nhau của cộng đồng ấy tạo nên
Cơ cấu xã hội có nhiều loại, như: cơ cấu xã hội - dân cư, cơ cấu xã hội - nghề nghiệp, cơ cấu xã hội - giai cấp, cơ cấu xã hội - dân tộc, cấu xã hội - tôn giáo
Cơ cấu xã hội - giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại khách quan trong một chế độ xã hội nhất định, thông qua những mối quan hệ về sở
Trang 6hữu tư liệu sản xuất, về tổ chức quản lý quá trình sản xuất, về địa vị chính trị
-xã hội giữa các giai cấp và tầng lớp đó
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cơ cấu - giai cấp là tổng thể các giai cấp, tầng lớp, các nhóm xã hội có mối quan hệ hợp tác và gắn bó chặt chẽ với nhau Yếu tố quyết định mối quan hệ đó là họ cùng chung sức cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Các giai cấp, tầng lớp xã hội và các nhóm xã hội cơ bản trong cơ cấu xã hội - giai cấp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, tầng lớp doanh nhân, tầng lớp tiểu chủ, tầng lớp thanh niên, phụ nữ…
1.1.2 Vị trí của cơ cấu xã hội – giai cấp trong cơ cấu xã hội
Trong hệ thống cơ cấu xã hội, mỗi loại cơ cấu xã hội có vị trí, vai trò khác nhau và tác động lẫn nhau, trong đó cơ cấu xã hội – giai cấp có vị trí quan trọng hàng đầu và chi phối các loại hình cơ cấu xã hội khác vì hai lý do cơ bản sau:
Một là, cơ cấu xã hội – giai cấp liên quan tới các đảng phái chính trị và nhà nước, đến việc sở hữu tư liệu sản xuất, quản lý tổ chức lao động và phân phối thu nhập trong một hệ thống sản xuất
Hai là, sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sự biến đổi của các cơ cấu xã hội và tác động đến sự biến đổi của toàn bộ cơ cấu
xã hội
Tuy nhiên, mặc dù cơ cấu xã hội – giai cấp giữa vị trí quan trọng song không nên vì thế mà tuyệt đối hóa nó mà xem nhẹ các loại hình cơ cấu xã hội khác
1.1.3 Sự biến đổi tính quy luật của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Cơ cấu xã hội – giai cấp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thường xuyên có những biến đổi mang tính quy luật sau:
Trang 74 Một là, cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi gắn liền và bị quy định bởi cơ cấu kinh tế của thời kỳ quá độ, có tính khác biệt ở mỗi nước
Hai là, cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi phức tạp, đa dạng, làm xuất hiện cá tầng lớp xã hội mới như doanh nhân, tiểu chủ, giàu có, trung lưu, …
Ba là, cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi trong mỗi quan hệ vừa đấu tranh, vừa liên minh, từng bước xóa bỏ bất bình đẳng xã hội dẫn đến sự xích lại gần nhau
1.2 Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1.2.1 Xét từ góc độ chính trị
Liên minh công nông- nông- tri thức là nhu cầu nội tại của cách mạng xã hội
chủ nghĩa tạo nên động lực cách mạng, đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, là điều kiện quyết định thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành chính quyền và công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội
1.2.2 Xét từ góc độ kinh tế
Liên minh công- nông- tri thức được hình thành xuất phát từ yêu cầu khách quan của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và dịch chuyển cơ cấu từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn đòi hỏi phải có sự gắn bó thống nhất giữa sản xuất vật chất và khoa học kỹ thuật trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại; nó cũng xuất phát từ chính nhu cầu và lợi ích kinh tế chung của các giai tầng: công nhân, nông dân phải dựa vào đội ngũ tri thức để thực hiện mục tiêu của mình và dần được trí thức hóa, trí thức chỉ phát huy khả năng của mình khi phục vụ sản xuất, gắn bó với công nhân, nông dân
1.3 Cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1.3.1 Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Trang 8Trong thời gian quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cơ cấu xã hội - giai cấp ở Việt Nam có hai đặc điểm kết nối bật lên sau:
Một là, biển đối với xã hội - giai cấp vừa đảm bảo tính quy luật, vừa mang đặc thù của xã hội Việt Nam
Trong thời gian quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, cơ cấu xã hội - giai cấp cũng vận động, biến đổi theo đúng quy luật: đó là sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp bị chi phối bởi những biến đổi trong cơ cấu kinh tế, dẫn đến việc hình thành một cơ cấu xã hội-giai cấp đa dạng; đồng thời, sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp ở Việt Nam mang tính riêng của thời kỳ quá độ ở nước ta
Hai là, trong sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp, vi tri, vai trò của các giai tầng ngày càng được khẳng định
Cơ cấu xã hội -giai cấp của Việt Nam ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bao gồm những giai cấp, tầng lớp cơ bản sau:
Giai cấp công nhân có vai trò quan trọng đặc biệt là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giữ vị trí tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, là lực lượng đi đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
là lực lượng cốt lõi trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và đội ngũ trí thức
Giai cấp nông dân có vị trí chiến lược trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, là cơ sở và là lực lượng quan trọng trong xây dựng cũng như bảo vệ Tổ quốc
Tầng lớp trí thức là lực lượng lao động đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức, và xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đặc bản sắc dân tộc, hội nhập quốc tế
Trang 96 Tầng lớp doanh nhân trực tiếp đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trong gia đình, là lực lượng quan trọng và đông đảo trong đội ngũ lao động tạo dựng nên xã hội và góp phần lớn vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
Tầng lớp thanh niên là trụ cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
1.3.2 Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1.3.2.1 Nội dung của liên minh
Nội dung kinh tế: tạo nên cơ sở kỹ thuật của liên minh, đóng vai trò quan trọng nhất và có tính quyết định Nội dung kinh tế của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức ở nước ta thực chất là sự hợp tác, đồng thời mở rộng liên kết với các lực lượng khác, đặc biệt là đội ngũ doanh nhân… để xây dựng nền kinh tế mới xã hội chủ nghĩa hiện đại Nội dung chính trị: tạo nên cơ sở chính trị - xã hội cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hình thành sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc
Nội dung văn hóa xã hội: tạo nên cơ sở của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hóa văn hóa nhân loại
1.3.2.2 Xây dựng cơ cấu xã hội – giai cấp và tăng cường liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Gồm những nội dung sau:
Trang 10Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đảm bảo tiến độ, công bằng xã hội, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩu sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp theo hướng tích cực… Xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách xã hội tổng thể nhằm tạo sự biến đổi tích cực trong cơ cấu xã hội, nhất là các chính sách liên quan đến cơ cấu
xã hội – giai cấp
Tạo sự đồng thuận và phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất giữa các lực lượng trong khối liên minh và toàn xã hội
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, đẩy mạnh phát triển khỏa học và công nghệ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò của các chủ thể trong khối liên minh
Đổi mới hoạt động của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc nhằm tăng cường khối liên minh và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
Phần 2: Liên hệ thực tế và liên hệ bản thân
2.1 Liên hệ thực tế
2.1.1 Liên hệ thực tiễn liên minh kinh tế “6 nhà” (Nhà nước- Nhà khoa học- Nhà doanh nghiệp- Nhà nông- Nhà ngân hàng- Nhà phân phối) hiện nay ở Việt Nam.
Trong thời kỳ hội nhập, yêu cầu về nông sản có sức cạnh tranh là sản phẩm phải sạch, ngon, số lượng lớn, giá thành rẻ và có chiến lược thị trường tốt Cái gốc của vấn đề là từ bước quy hoạch, ở đâu trồng cây gì cho phù hợp, nguồn cung ứng giống tốt, liên kết và hỗ trợ giữa nông dân và doanh nghiệp như thế nào? Do đó trong sản xuất nông nghiệp hiện nay rất cần sự “Liên kết 6 nhà” gồm: Nhà nông - nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà băng (ngân hàng) và nhà báo
Những năm gần đây, nông nghiệp đang nổi lên là nhóm ngành tăng trưởng mạnh về xuất khẩu Mặc dù đại dịch COVID-19 hoành hoành nhưng 9 tháng
Trang 118 năm 2020, tổng trị giá xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 30,05 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019 Trị giá xuất siêu đạt khoảng 7,2 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2019
Do liên kết trong 6 nhà còn nhiều vướng mắc, nên hiện nay thương hiệu của nông sản nước ta vẫn chưa thực sự tạo được sự chú ý ở các thị trường thế giới
Ví dụ câu chuyện đưa các sản phẩm nông sản vào siêu thị hiện còn nhiều bất cập Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung nói rằng cần có sự công bằng trong việc tiếp cận nhà phân phối Mỗi siêu thị có quyền đưa ra các tiêu chuẩn riêng nhưng Bộ Công Thương cần có vai trò trọng tài để đảm bảo công bằng trong tiêu thụ hàng hoá
Ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội nói: “Siêu thị chiếm dụng vốn rất “hợp lý”, nhiều nơi chiết khấu từ 30% đến 35% rồi nợ tiền hàng đến 3 tháng Các sở công thương rất ít có ý kiến về vấn đề này”
2.1.2 Quan điểm cá nhân
Để duy trì được mối quan hệ liên minh bền vững lâu dài, Nhà nước và Chính phủ cần có một số giải pháp như:
Đầu tiên cần vận động nông dân thay đổi thói quen sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, hướng tới thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác, … để tăng quy mô sản xuất hàng hóa; đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
Thứ hai, cần cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách hỗ trợ công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nông nghiệp, nhất là vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, vùng xã trung tâm, trong đó tập trung cho đào tạo dài hạn đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật ở các lĩnh vực then chốt như: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin và khoa học quản lý… Mặt
Trang 12khác, có chính sách hướng vào việc đãi ngộ nhân tài phục vụ ở nông thôn, nông nghiệp, nhằm thu hút người giỏi quản lý và lãnh đạo về với nông thôn Thứ ba, chú trọng đầu tư phát triển khoa học – kỹ thuật và ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp Đầu tư cho cán bộ, người lao động được học tập nâng cao trình độ khoa học công nghệ Có chính sách khuyến khích các công trình nghiên cứu, các sản phẩm có tính ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến
Thứ tư, cần tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc về các thiết kế tài chính, công khai minh bách thông tin, thúc đẩy mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, nhằm hướng tới xây dựng một môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh
2.2 Liên hệ bản thân
2.2.1 Liên hệ với vai trò của thanh niên, sinh viên trong cơ cấu giai cấp ở Việt Nam hiện nay?
Thanh niên là là một tầng lớp xã hội có lực lượng hùng hậu chiếm đông đảo trong dân số cả nước Có sức khỏe, học vấn, tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ những khoa học công nghệ hiện đại Thanh niên Việt Nam có mặt trong mọi giai cấp: nông dân, công nhân và đội ngũ trí thức; có mặt trong tất cả địa phương, các ngành kinh tế, văn hóa, quốc phòng và an ninh
Thanh niên Việt nam giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống chính trị và nền văn hóa nước ta Họ là nguồn nhân lực chủ chốt quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong các giai đoạn lịch sử, thanh niên Việt Nam luôn giữ vị trí quan trọng, thể hiện tinh thần xả thân, hy sinh vì nhân dân, là lực lượng chủ chốt trong