1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cơ cấu xã hội giai cấp và liên minh giai cấp tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Có thể thấy rằng, vấn đề “Cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớptrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” hiện nay là một vấn đề vô cùngquan trọng, gắn liền

Trang 1

NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.

LIÊN HỆ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NGÂN HÀNGTRONG VIỆC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN

ĐẠI DỊCH COVID-19 HIỆN NAY.

Giảng viên hướng dẫn : Võ Minh Tuấn Sinh viên thực hiện : Diệp Thu Trang Lớp : K23CLC-KTA

Mã sinh viên : 23A4020389

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2021

Trang 2

Phần 2 Phần liên hệ thực tế và liên hệ bản thân 8

2.1 Liên minh kinh tế “6 nhà” hiện nay ở Việt Nam và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sau giãn cách xã hội để tạo điều kiện phát triển kinh tế- xã hội 8

2.2 Phương hướng giải quyết thể hiện vai trò của Nhà nước và Nhà ngân hàng đối với doanh nghiệp sau giãn cách xã hội 10

2.3 Nhận thức của bản thân về vấn đề liên minh 11

2.4 Liên hệ bản thân 13

KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã và đang chuyển từ giai đoạn xây dựng chủnghĩa xã hội theo mô hình tập trung quan liêu, bao cấp sang mô hình kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa; nền kinh tế cơ bản là “khép kín” sang nền kinh tế “mở”đối với khu vực và thế giới, kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiệncông bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và từng bước đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa Những thành công đó đều nhờ vào sự vận động của cơ cấu xã hội - giai cấpvà sự đóng góp của liên minh giai cấp do Đảng cộng sản lãnh đạo

Về cơ cấu xã hội - giai cấp, đã có những thay đổi trên nhiều phương diện, từ quanhệ đến tư liệu sản xuất, vai trò tổ chức, quản lý lao động, và sản xuất cho đến thu nhập,đời sống Về liên minh giai cấp hay liên minh công – nông – tri thức, nhờ vào sự lãnhđạo của Đảng, liên minh giai cấp giờ đã lớn mạnh hơn, trưởng thành hơn trở thành chỗdựa vững chắc cho Đảng và nhân dân Do những xu thế mới trên thế giới liên tục thayđổi, lực lượng liên minh trở nên đa dạng, phong phú, đồng thời chất lượng lao độngngày càng nâng cao, cải thiện đóng góp mạnh mẽ cho công cuộc đổi mới đất nước Songbên cạnh đó, liên minh vẫn cần phải khắc phục một số nhược điểm về lực lượng sảnxuất và phương hướng đổi mới

Có thể thấy rằng, vấn đề “Cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớptrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” hiện nay là một vấn đề vô cùngquan trọng, gắn liền với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước của dân tộcta Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài này để tìm hiểu và nghiên cứu.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: là giúp người đọc nắm được kiến thức nền tảng về cơ cấuxã hội – giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội ở nước ta Liên hệ liên minh kinh tế “6 nhà” ở Việt Nam hiện nay

Nhiệm vụ nghiên cứu: là làm rõ hơn nội dung về cơ cấu xã hội – giai cấp và liênminh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Liên hệ liênminh kinh tế “6 nhà” ở Việt Nam hiện nay để từ đó đưa ra một số phương án giải quyếtphù hợp.

Trang 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớptrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta để từ đó liên hệ thực tiễn liên minhkinh tế “6 nhà”

Phạm vi nghiên cứu: cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớptrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong xã hội hiện nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề vấn đề cơ cấu xãhội – giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Phương pháp nghiên cứu: được thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp cácphương pháp chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.Trong đó có sử dụng các phương pháp logic và lịch sử; phân tích và tổng hợp; gắn lý

luận với thực tiễn để thực hiện mục đích và nhiệm vụ tiểu luận đặt ra

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa lý luận: Phản ánh bức tranh cơ cấu xã hội – giai cấp khi mới hình thànhcác thành phần kinh tế hoặc phản ánh cơ cấu của một giai cấp, tầng lớp xã hội cụ thể.

Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất những định hướng chính sách đối với từng giai cấp,

tầng lớp cụ thể

Trang 5

NỘI DUNGPhần 1 Phần lý luận

1.1 Khái quát chung về cơ cấu xã hội - giai cấp và vấn đề liên minh giai cấp trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Cơ cấu xã hội là các cộng đồng người cùng toàn bộ những mối quan hệ xã hội do

sự tác động lẫn nhau của các cộng đồng đó tạo nên Trong hệ thống cơ cấu xã hội, mỗiloại cơ cấu xã hội có một vị trí khác nhau và tác động lẫn nhau, trong đó cơ cấu xã hội-giai cấp có vị trí quan trọng hàng đầu và chi phối các cơ cấu xã hội khác

Cơ cấu xã hội - giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại khách

quan trong một chế độ xã hội nhất định, thông qua những mối quan hệ về sở hữu tư liệusản xuất, về tổ chức quản lý sản xuất, về địa vị chính trị - xã hội giữa các giai tầng đó.Cơ cấu xã hội-giai cấp liên quan đến các đảng phái chính trị và nhà nước, đến việc sởhữu tư liệu sản xuất, tổ chức quản lý lao động, và phân phối thu nhập trong một hệthống sản xuất Sự biến đổi của cơ cấu xã hội-giai cấp tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sự biếnđổi của các cơ cấu xã hội khác và tác động đến sự biến đổi của toàn bộ cơ cấu xã hội.

Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cơ cấu xã hội - giai cấp biến đổi mangtính quy luật Sự biến đổi ấy phức tạp, đa dạng, làm xuất hiện các tầng lớp xã hội mới;gắn liền và bị quy định bởi cơ cấu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Bêncạnh đó, cơ cấu xã hội - giai cấp biến đổi trong mối quan hệ vừa đấu tranh, vừa liênminh, từng bước xóa bỏ bất bình đẳng xã hội và dẫn đến xích lại gần gũi nhau.

Liên minh công - nông - trí thức, xét từ góc độ chính trị là nhu cầu nội tại của

cách mạng XHCN tạo nên động lực của cách mạng, đảm bảo vai trò lãnh đạo của giaicấp công nhân, là điều kiện quyết định thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành chính quyềnvà công cuộc cải tạo và xây dựng CNXH

Xét từ góc độ kinh tế, liên minh công - nông - trí thức được hình thành xuất pháttừ yêu cầu khách quan của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và chuyển dịch cơcấu từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn đòi hỏi phải có sự gắn bó thống nhất giữa sản xuấtvật chất và khoa học kỹ thuật trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiệnđại; nó cũng xuất phát từ chính nhu cầu và lợi ích kinh tế chung của các giai tầng: côngnhân, nông dân phải dựa vào đội ngũ trí thức để thực hiện mục tiêu của mình và dầnđược trí thức hoá, trí thức chỉ phát huy khả năng của mình khi phục vụ sản xuất, gắn bóvới công nhân, nông dân.

Trang 6

Có thể thấy trong cơ cấu xã hội - giai cấp, giai cấp công nhân là lực lượng tiêubiểu trong phương thức sản xuất mới giữ vai trò chủ đạo, tiên phong trong quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới Mốiquan hệ liên minh giữa giai cấp công nhân nông dân và đội ngũ tri thức ngày càng giữ vịtrí nền tảng chính trị - xã hội, từ đó tạo nên sự thống nhất của cơ cấu xã hội giai cấptrong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Như vậy, lliên minh giai cấp, tầng lớptrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau giữa cácgiai cấp, tầng lớp xã hội nhằm thực hiện nhu cầu và lợi ích của chủ thể trong khối liênminh Đồng thời tạo động lực thực hiện thắng lợi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội

1.2 Cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Sau thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đuổi thực dânđế quốc và thống nhất đất nước, cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.Trong thời kỳ này, sự biến đổi cơ cấu xã hội-giai cấp vừa tuân theo tính quy luật chung,vừa mang tính đặc thù của xã hội Việt Nam: sự biến đổi ấy bị chi phối bởi những biếnđổi trong cơ cấu kinh tế, dẫn đến việc hình thành một cơ cấu xã hội - giai cấp đa dạng;đồng thời, sự biến đổi ấy ở Việt Nam mang đặc tính riêng của thời kỳ quá độ ở nước ta.Từ đại hội VI (1986) dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam chuyển mạnh sang cơ chếthị trường với việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp, vị trí, vai trò của các giai cấp, tầng lớpngày càng được khẳng định Cơ cấu xã hội – giai cấp của Việt Nam ở thời kì quá độ lênchủ nghĩa xã hội hội bao gồm một số giai cấp, tầng lớp sau

Giai cấp công nhân có vị trí quan trọng hàng đầu, là giai cấp lãnh đạo cách mạng

thông qua Đảng Cộng sản Trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ trungtâm của giai cấp công nhân là phát triển kinh tế tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước Đồng thời, đây cũng là lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhânvới giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Giai cấp nông dân cùng với nông nghiệp, nông thôn có vị trí chiến lược, gắn liền

với công cuộc xây dựng nông thôn mới, là cơ sở và là lực lượng xây dựng cũng như bảovệ Tổ quốc Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, có sự biến đổi đa dạng về cơcấu giai cấp; có xu hướng giảm dần về số lượng và tỉ lệ trong cơ cấu xã hội giai cấp.

Trang 7

Đội ngũ trí thức là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt trong tiến trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức, và xây dựng nền văn hóa tiên tiếnđậm đà bản sắc dân tộc, hội nhập quốc tế Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trựctiếp nâng tâm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạocủa Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị.

Đội ngũ doanh nhân trực tiếp đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất

nước, xây dựng nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

Tóm lại, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, các giai cấp, tầnglớp xã hội biến đổi liên tục trong nội tại mỗi giai cấp, tầng lớp hoặc xuất hiện thêm cácnhóm xã hội mới Trong quá trình này, cần phải có những giải pháp sát thực, đồng bộ vàtác động tích cực để các giai cấp, tầng lớp có thể khẳng định vị trí xứng đáng và pháthuy đầy đủ, hiệu quả vai trò của mình trong cơ cấu xã hội và trong sự nghiệp phát triểncủa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

1.3 Liên minh giai cấp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Trong một nước nông nghiệp đại đa số dân cư là nông dân thì vấn đề giai cấpcông nhân liên minh với họ là điều tất yếu V.I Lênin đặc biệt lưu ý mối liên minh công,

nông trong các giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội: "Nguyên tắc cao nhất của chuyênchính là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân để giai cấp vô sản cóthể giữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước" Qua mối liên minh này, lực

lượng đông đảo nhất trong xã hội là nông dân, công nhân được tập hợp về mục tiêuchung là xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích của toàn thể dân tộc Đây là điều kiện đểgiai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo Đó chính là tính tất yếu về mặt chính trị - xãhội, là yếu tố tiên quyết

Liên minh công - nông - trí thức là nhu cầu giữ vững vai trò lãnh đạo của giai cấpcông nhân, nhu cầu tự giải phóng của nông dân và nhu cầu phát triển của trí thức Liênminh công – nông – trí thức là sự hợp tác toàn diện giữa công nhân, nông dân và trí thứctrong tất cả các mặt khác nhau của đời sống xã hội.

1.3.1 Nội dung của liên minh

Về kinh tế đây là nội dung cơ bản, quyết định nhất, là cơ sở vật chất – kỹ thuật

vững chắc của liên minh trong thời kỳ quá độ Là sự kết hợp và giải quyết đúng đắn cáclợi ích kinh tế giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Thể hiệnthông qua hoạt động kinh tế giữa công nghiệp, nông nghiệp, giữa các ngành sản xuất vật

Trang 8

chất với nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sản xuất, giữa các trường đại học, các trungtâm nghiên cứu với cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.

Về chính trị: nhu cầu, lợi ích chính trị cơ bản của công nhân, nông dân, trí thức

và của cả dân tộc là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Nguyên tắc chính trị của liênminh là do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Trong thời kỳ quá độ, liên minh công,nông, trí thức là nền tảng chính trị – xã hội và kinh tế của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, lànòng cốt của Mặt trận Tổ quốc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; nhằmcủng cố, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, giữ vững vai tròlãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, ổn định chính trị, xã hội, phát huy quyền làmchủ của nhân dân.

Về văn hóa xã hội: là sự đoàn kết, hợp tác của công nhân, nông dân, trí thức để

xây dựng nền văn hóa mới, con người mới và xã hội văn minh Nội dung văn hóa - xãhội này của liên minh thực chất là đáp ứng nghĩa vụ và quyền lợi, trước hết về đời sốngtinh thần của công nhân, nông dân, trí thức và thông qua những vấn đề cơ bản sau: tăngtrưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc vănhoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xóa đói,giảm nghèo; thực hiện tốt chính sách xã hội.

1.3.2 Phương hướng xây dựng cơ cấu xã hội - giai cấp và tăng cường liên minh giaicấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giải quyết tốt mối quan hệ giữa

tăng trưởng kinh tế với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, tạo môi trường và điều kiệnthúc đấy sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp theo hướng tích cực.

Hai là, xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách xã hội tổng thể nhằm tạo sự

biến đổi tích cực trong cơ cấu xã hội, nhất là các chính sách liên quan đến cơ cấu xã giai cấp.

hội-Ba là, tạo sự đồng thuận và phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất giữa các lực

lượng trong khối liên minh và toàn xã hội.

Bốn là, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, đẩy mạnh phát triển khoa học và

công nghệ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò của các chủ thểtrong khối liên minh.

Trang 9

Năm là, đổi mới hoạt động của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc nhằm tăng

cường khối liên minh và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân

Phần 2 Phần liên hệ thực tế và liên hệ bản thân

2.1 Liên minh kinh tế “6 nhà” hiện nay ở Việt Nam và giải pháp hỗ trợ doanhnghiệp sau giãn cách xã hội để tạo điều kiện phát triển kinh tế- xã hội.

Năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn, nhất là đại dịch 19, bão lũ sạt lở đất nghiêm trọng xảy ra tại khu vực miền Trung đã tác động, ảnh hưởngrất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân Và để nền kinh tế hồi phục nhanh chóng

Covid-và phát triển bền vững, liên minh kinh tế “6 nhà”, nhà nước – nhà khoa học – nhàdoanh nghiệp – nhà nông – nhà ngân hàng – nhà phân phối cần hợp tác và có những

chính sách hỗ trợ kịp thời lẫn nhau Mô hình liên kết “6 nhà” đã khá phổ biến, thông quahơn 1.000 chuỗi, với khoảng 1.400 sản phẩm, hơn 3.100 điểm trưng bày, giới thiệu, tiêuthụ sản phẩm nông sản an toàn trên toàn quốc

Mặc dù đại dịch COVID-19 hoành hoành nhưng 9 tháng năm 2020, tổng trị giáxuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 30,05 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm2019 Trị giá xuất siêu đạt khoảng 7,2 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2019.Tuy nhiên, hiện nay thương hiệu của nông sản Việt vẫn chưa thực sự tạo được sự chú ýtrên thị trường thế giới nguyên nhân mấu chốt của tình trạng nêu trên được chỉ ra là bởimối quan hệ liên kết trong “6 nhà” còn không ít vướng mắc cần giải quyết.

Với nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương cần có sự hỗ trợ hợp

lý, thiết thực đối với các doanh nghiệp Chính phủ phải tạo ra một môi trường kinhdoanh thông thoáng, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế trênthị trường Bên cạnh đó, cần tạo ra hành lang pháp lý phù hợp, đảm bảo cho sự liên kếtcác nhà còn lại chặt chẽ và hiệu quả Cần có những cơ chế hợp lý trong việc giải quyếttranh chấp trong liên kết giữa các nhà, đặc biệt là hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm giữa nhà doanh nghiệp và nhà nông Cần có một chế tài phù hợp để hỗ trợ giảiquyết tranh chấp hợp đồng thu mua giữa doanh nghiệp và người sản xuất Bởi vốn dànhcho lĩnh vực nông nghiệp là không hề nhỏ, nhưng hiệu quả vẫn còn hạn chế Cần đẩymạnh việc tích tụ ruộng, đất và phát triển bảo hiểm dành cho nông nghiệp để có thể thúcđẩy nhiều hơn nữa doanh nghiệp và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vựcnày Hiện nay, với nông sản, nếu có sự liên kết tốt thì thay vì bán sản phẩm thô dướidạng nguyên liệu chúng ta phải tìm cách chế biến và bảo quản để tạo thế quân bình giữa

Trang 10

cung - cầu, đồng thời điều chỉnh được giá bán Ngược lại, khi sức mua giảm, phải cónhững biện pháp tiếp thị để kích cầu thị trường.

Với nhà khoa học, vấn đề ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp cũnglà một vấn đề được quan tâm Khoa học công nghệ là giải pháp đột phá để phát triểnnông nghiệp xanh, nông nghiệp có giá trị gia tăng cao, tỷ trọng hàm lượng giá trị khoahọc công nghệ đã đóng góp trên 30% tổng giá trị gia tăng trong nông nghiệp Các nhàkhoa học có vai trò quan trọng trong việc tạo “đầu vào” có chất lượng cao, giảm giáthành nhờ công nghệ… nhưng hiện nay, việc liên kết với các “nhà” còn lại khá lúngtúng và hiệu quả chưa cao Nhất là việc liên kết với người nông dân để “xã hội hóa” cáccông nghệ hiệu quả Theo GS.TS Ngô Xuân Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công

nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật (Bộ Khoa học và công nghệ) “điểm yếu của nôngnghiệp Việt Nam là khâu thu hoạch, chế biến đa dạng hóa sản phẩm” Việt Nam là nước

có điều kiện thiên nhiên ưu đãi và có nhiều mặt hàng nông sản được người nước ngoàiưa chuộng nhưng những năm trước đây các doanh nghiệp chỉ tập trung sản xuất nhiềumà chưa quan tâm đến việc sản phẩm làm ra bán cho thị trường nào, bao bì mẫu mã rasao Điều này khiến cho những ưu điểm vốn có không thể phát huy Thêm vào đó, thựctrạng ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ bởihiện nay trên mạng xã hội tràn ngập nhiều thông tin không chính thống, có thể dễ dàngtìm kiếm các kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật trồng, lai tạo, ghép giống…sai lệch, khônghiệu quả Vậy nên, việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất làkhông đơn giản với những nông dân Vì vậy, vai trò định hướng của Nhà nước, nhàkhoa học để khoa học công nghệ phù hợp với trình độ chuyên môn và phù hợp với nhậnthức, phù hợp với mô hình, loại hình nông nghiệp, nghĩa là phù hợp trong điều kiện thựctế sản xuất cho bà con nông dân rất quan trọng.

Với nhà ngân hàng, trong thời gian tới cần tăng cường hơn nữa nguồn vốn tín

dụng nông nghiệp, đặc biệt tín dụng cho vay theo chuỗi giá trị nông sản, thông qua thựchiện các biện pháp đơn giản hóa thủ tục cho vay; phát triển dịch vụ tư vấn hỗ trợ vayvốn và sử dụng vốn vay; bố trí nguồn ngân sách thỏa đáng để thực hiện các chính sáchưu đãi nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.Ngoài ra, cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung hệ thống các cơ chế, chính sách khoa họccông nghệ phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp bao gồm các Luật, Nghị định, Quyếtđịnh của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm khuyến khích

Ngày đăng: 19/06/2024, 18:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN