1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cơ cấu xã hội giai cấp và liên minh giai cấp

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Tác giả Lê Thị Thanh Mai, Nguyễn Trà My, Hoàng Thị Mỹ, Phạm Vũ Tuyết Nga, Đinh Thị Ngọc, Nguyễn Thị Nguyệt, Nông Thị Minh Phương, Nguyễn Tiến Quân, Lê Thị Quý, Nguyễn Thị Quỳnh, Lưu Trọng Tấn, Nguyễn Thị Ngọc Thanh, Đào Nguyên Thảo
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 4,39 MB

Nội dung

+ Nếu tính tất cả những người làm kinh doanh, những hộ kinh doanh cá thể thì độingũ doanh nhân của Việt Nam đã đạt tới 10 triệu người.-Trong đội ngũ này có doanh nhân với tiềm lực kinh t

Trang 1

NHÓM 4 I.Thành viên:

1- Lê Thị Thanh Mai

2- Nguyễn Trà My

3- Hoàng Thị Mỹ

4- Phạm Vũ Tuyết Nga

5- Đinh Thị Ngọc

6- Nguyễn Thị Nguyệt

7- Nông Thị Minh Phương

8- Nguyễn Tiến Quân

9- Lê Thị Quý

10- Nguyễn Thị Quỳnh

11- Lưu Trọng Tấn

12- Nguyễn Thị Ngọc Thanh

13- Đào Nguyên Thảo

II Nội dung

CƠ CẤU XÃ HỘI – GIAI CẤP VÀ LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ

NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1, Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

-Sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp vừa đảm bảo tính quy luật phổ biến, vừa mang tính đặc thù của xã hội Việt Nam

-Trong sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp, vị trí, vai trò của các giai cấp, tầng lớp xã hội ngày càng được khẳng định

* ĐỘI NGŨ DOANH NHÂN

Trang 2

- Khái niệm: Giai cấp doanh nhân là một tầng lớp xã hội mới xuất hiện trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Họ là những người sở hữu, quản lý và điều hành các doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Vai trò:

Lực lượng chủ chốt trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Doanh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ, tạo việc

làm và thu nhập cho người lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Doanh

nhân là những người tiên phong trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Góp phần hội nhập quốc tế: Doanh nhân Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào

các hoạt động hội nhập quốc tế, góp phần đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh

tế khu vực và thế giới.

-Hiện nay ở Việt Nam, đội ngũ doanh nhân phát triển nhanh cả về số lượng và quy

mô với vai trò không ngừng tăng lên

+ Nhiều những doanh nhân, doanh nghiệp lớn với thương hiệu vươn tầm khu vực

và thế giới, đang thể hiện vai trò quan trọng trong phát triển các ngành, địa phương, dẫn dắt doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp trong ngành phát triển Tiêu biểu có: Vietjet Air, THACO, Vingroup, Viettel, FPT, VNPT, Vietcombank, BIDV, BRG, Tập đoàn TH, Geleximco, Tập đoàn Phú Thái, PNJ, Doji, Vinamilk, Lộc Trời, Thái Bình Shoes (TBS)…

Trang 4

+ Nếu tính tất cả những người làm kinh doanh, những hộ kinh doanh cá thể thì đội ngũ doanh nhân của Việt Nam đã đạt tới 10 triệu người.

-Trong đội ngũ này có doanh nhân với tiềm lực kinh tế lớn, có doanh nhân vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, đang đóng góp tích cực vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quyết việc làm cho người lao động và

tham gia giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo.

+ Hàng năm, các doanh nghiệp SME đóng góp khoảng 40% GDP, nộp ngân sách nhà nước 30%, đóng góp giá trị sản lượng công nghiệp 33%, giá trị hàng hóa xuất khẩu 30% và thu hút gần 60% lao động.

+ Đến 2023 Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, thị trường lao động trong nước tiếp tục ghi nhận những gam màu sáng khi số người có việc làm tiếp tục tăng (Hiện tổng số người có việc làm cả nước là gần 52 triệu người, so với quý II, tăng hơn 87.000 người Thu nhập của người lao động cũng tăng 146.000 đồng lên mức từ gần 6 triệu đồng đến hơn 8 triệu đồng.)

+ Nhiều doanh nghiệp đã tham gia ủng hộ Tháng cao điểm “Vì người nghèo” và

an ninh xã hội năm 2023 Ngay tại Lễ phát động tối 3/10, chương trình đã tiếp nhận được hơn 50 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn TNG Holdings Vietnam ủng hộ 200 triệu.

Trang 5

Tháng cao điểm “Vì người nghèo” 2021 + Tại lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Điện Biên (tổ chức tối 9/5/2024, tại TP Điện Biên Phủ), lãnh đạo Tập đoàn T&T Group đã chính thức trao biển tài trợ 5 tỷ đồng (100 căn nhà) ủng hộ chương trình Nhà Đại đoàn kết của tỉnh Điện Biên; đồng thời trao chìa khóa tượng trưng cho một số hộ dân được hỗ trợ nhà Đại đoàn kết.

-Vì vậy, xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có năng lực, trình độ và phẩm chất, uy tín cao sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững và bảo đảm độc lập, tự chủ của nền kinh tế Đại hội XIII của Đảng yêu cầu: "Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng, chất lượng, có tính thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức, tiến bộ

và trình độ quản trị kinh doanh giỏi "

+ Mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới, 05 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn

Trang 7

ĐỘI

NG

Ũ

DO

AN

H

NH

ÂN

Đóng góp tích cực vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giả quyết việc làm cho người lao động

Tham gia giải quyết các vấn đề an sinh x hội, xóa đói, giảm nghèo

Đặc biệt được Đảng chủ trương xây dựn thành một đội ngũ vững mạnh, có năng lực, trình độ, uy tín, phẩm chất

Trang 8

2, Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

-Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tăng cường giai cấp doanh nhân việt nam trong thời kỳ quá độ:

+ Tạo cơ chế, môi trường thuận lợi cho doanh nhân phát triển cả về số lượng

và chất lượng, có trình độ quản lý, kinh doanh giỏi, có đạo đức nghề nghiệp

và trách nhiệm xã hội cao

+ Có cơ chế, chính sách đảm bảo quyền lợi của đội ngũ doanh nhân + Tôn vinh những doanh nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước

Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam vinh danh các doanh nhân

-Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tăng cường giai cấp doanh nhân việt nam hiện nay:

+ Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực hiện mục tiêu phát triển đất nước

 Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, Nhân dân, tạo sự thống nhất cao trong Đảng và xã hội về vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ doanh nhân trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước

Trang 9

 Tập trung tuyên truyền, vận động đội ngũ doanh nhân nhận thức sâu sắc, đầy đủ về vai trò, sứ mệnh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, nêu cao tinh thần yêu nước, thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

 Khuyến khích đội ngũ doanh nhân phấn đấu, xây dựng đạo đức, văn hoá kinh doanh; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách

Hồ Chí Minh; nêu cao trách nhiệm xã hội, tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước Chú trọng tôn vinh, biểu dương các tấm gương doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu Phát huy vai trò của các cơ quan báo chí trong việc thông tin, tuyên truyền, cổ

vũ đội ngũ doanh nhân Việt Nam

+ Hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển

và cống hiến

o Bảo đảm khuôn khổ pháp luật ổn định, đồng bộ, thống nhất, minh bạch, bình đẳng, nhất là trong tiếp cận nguồn lực về đất đai, tài chính, công nghệ; thực hiện phương thức đối tác công - tư; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, đối tượng phục vụ; kiểm soát, xoá bỏ đặc quyền, độc quyền trong sản xuất, kinh doanh

o Tăng cường quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt

là cải cách thủ tục hành chính để nâng cao hiệu quả thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Từng bước mở rộng, hoàn thiện cơ chế đối thoại, tham vấn của các cơ quan dân cử,

cơ quan quản lý nhà nước với đội ngũ doanh nhân trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

o Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát, bảo đảm công khai, minh bạch trong quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, công chức, viên chức với doanh nhân, doanh nghiệp; có cơ chế ngăn ngừa, xử lý nghiêm hành vi nhũng nhiễu, cản trở, tham nhũng, tiêu cực đối với doanh nhân, doanh nghiệp

+ Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh ngang tầm mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới

o Có chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp quy mô lớn

o Có chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mở rộng quy mô, nâng cao sức cạnh tranh, năng lực sản xuất, phát triển mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa

Trang 10

học công nghệ, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu Khuyến khích hộ kinh doanh cá thể đủ điều kiện chuyển đổi thành doanh nghiệp

o Khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong toàn xã hội, nhất là trong các lĩnh vực mới, trong thế hệ trẻ Có chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển doanh nhân nữ, doanh nhân trẻ, doanh nhân dân tộc thiểu số, doanh nhân hoạt động ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn Quan tâm phát triển kinh tế hợp tác với vai trò nòng cốt của hợp tác xã

o Xây dựng Chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân, khuyến khích doanh nhân ở tất cả các thành phần kinh tế tham gia, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng các vấn đề mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp

+ Xây dựng đạo đức, văn hoá kinh doanh, phát huy tinh thần dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

 Hoàn thiện và vận động đội ngũ doanh nhân phấn đấu thực hiện chuẩn mực đạo đức, văn hoá kinh doanh, gắn với bản sắc dân tộc và tiếp cận được tinh hoa văn hoá kinh doanh thế giới

 Nâng cao ý thức, trách nhiệm của doanh nhân, doanh nghiệp đối với

xã hội, nhất là trong cung ứng sản phẩm, dịch vụ bảo đảm chất lượng; giữ gìn uy tín, thương hiệu doanh nghiệp; chú trọng bảo vệ môi trường; lên án, ngăn chặn, kiên quyết xử lý doanh nhân, doanh nghiệp

vi phạm đạo đức, văn hoá kinh doanh, vi phạm pháp luật

 Đồng thời, khuyến khích doanh nhân, doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội, tham gia tích cực các hoạt động giúp đỡ cho người có hoàn cảnh khó khăn, địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo

+ Tăng cường đoàn kết, hợp tác, liên kết giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng

o Thúc đẩy hợp tác, liên kết, phối hợp hoạt động trong đội ngũ doanh nhân; giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức thông qua các hình thức đa dạng, phù hợp, gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, trách nhiệm xã hội, góp phần xây dựng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc

o Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ, thực chất giữa doanh nghiệp và người lao động, đẩy mạnh ký kết thoả ước lao động tập thể, giải quyết hài hoà lợi ích doanh nghiệp và người lao động; định kỳ tổ chức đối thoại, hội nghị người lao động trong doanh nghiệp

Trang 11

o Quan tâm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động, nhất là

về tiêu chuẩn, an toàn lao động, an sinh, phúc lợi xã hội, dân chủ ở cơ

sở, hạn chế tối đa tranh chấp lao động

o Khai thác thế mạnh, thúc đẩy liên kết, hợp tác giữa doanh nhân, doanh nghiệp với nông dân theo hướng xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị

o Đẩy mạnh liên kết, hợp tác giữa doanh nhân, doanh nghiệp với đội ngũ trí thức, nhất là các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, các trung tâm, viện nghiên cứu, các trường đại học… thúc đẩy doanh nghiệp tiếp cận khoa học công nghệ thông qua đội ngũ trí thức

o Tăng cường liên kết, hợp tác giữa các tổ chức của doanh nhân, doanh nghiệp và giữa doanh nhân, doanh nghiệp; giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp lớn; giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

+ Phát huy vai trò của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức đại diện đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp

 Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên đoàn Thương mại

và Công nghiệp Việt Nam, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nhân, doanh nghiệp; phát triển hội viên, phát triển tổ chức ngày càng vững mạnh; là cầu nối vững chắc giữa Đảng với doanh nhân, góp phần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân

o Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Đảng đối với việc xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân

o Đẩy mạnh thực hiện chủ trương kết nạp đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn, điều kiện

o Đổi mới phương thức quản lý nhà nước theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 12

THÀNH TỰU CỦA CÁC CHÍNH SÁCH TRÊN

 Trong 9 tháng năm 2022, chúng ta đã đạt được kết quả tích cực trong điều

hành kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát (chỉ số giá tiêu dùng bình quân

9 tháng tăng 2,73%)

Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế (thu ngân sách nhà nước 9 tháng ước đạt 94% dự toán, tăng 22%)

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 559 tỷ USD, tăng 15,1%, xuất siêu 6,52

tỷ USD; an ninh lương thực được bảo đảm

Cung ứng lao động cơ bản đáp ứng nhu cầu, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tăng 1,1% so tháng trước và tăng 21,8% so cùng kỳ

 Các ngành, lĩnh vực kinh tế đều phục hồi, có bước phát triển mạnh; số doanh nghiệp thành lập mới và trở lại hoạt động trên 163 nghìn, gấp 1,44 lần số doanh nghiệp rút lui; xuất siêu hơn 6,5 tỷ USD

 Việt Nam cũng là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, vốn FDI thực hiện đạt 15.3 tỷ USD

 Về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam và dự báo lạc quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta trong năm 2022 và 2023 thuộc nhóm cao nhất Đông Nam Á Việt Nam đã trở thành nền kinh tế lớn thứ tư của ASEAN và thứ 40 của thế giới, quy mô thương mại quốc tế nằm trong TOP 20 của thế giới

 Sự đóng góp của đội ngũ doanh nhân vô cùng quan trọng đối với việc góp ý xây dựng thể chế chính sách, thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước

về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, thực chất, hiệu quả trong tình hình mới

Trang 14

III Đánh giá độ tích cực của các thành viên

STT theo

ds lớp

cực

Tích cực

Chưa tích cực

Không tham gia

50 Nguyễn Thị Ngọc Thanh R

Ngày đăng: 21/08/2024, 15:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w