1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quan Điểm hồ chí minh về nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá Độ Ở việt nam liên hệ với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Ở việt nam hiện nay

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam. Liên hệ với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Nguyễn Ngọc Quỳnh Chi, Phùng Nguyễn Minh Anh, Vũ Thị Anh Thư, Trịnh Khánh Linh, Nguyễn Mỹ Ngọc
Người hướng dẫn Nguyễn Hải Yến
Trường học Học viện Ngân hàng International School of Banking Academy
Chuyên ngành Khoa học chính trị/Kinh tế chính trị
Thể loại Bài tập nhóm
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 266,53 KB

Nội dung

Vận dụng lý luận cách mạng không ngừng, lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác Lênin, xuất phát từ đặc điểm thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định;” Con đườ

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG INTERNATIONAL SCHOOL OF BANKING ACADEMY

BÀI TẬP NHÓM

Chủ đề: Quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng chủ nghĩa

xã hội trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam Liên hệ với công cuộc xây

dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

Giảng viên: Nguyễn Hải Yến Lớp: CityU 9C

Thành viên nhóm:

1 Nguyễn Ngọc Quỳnh Chi – CA9-094

2 Phùng Nguyễn Minh Anh – CA9-084

3 Vũ Thị Anh Thư – CA9-163

4 Trịnh Khánh Linh – CA9-042

5 Nguyễn Mỹ Ngọc – CA9-142

Trang 2

ĐIỂM THÀNH PHẦN

Trang 3

MỤC LỤC

1 Tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của thời kì quá độ 4

1.1 Tính chất 4

1.2 Đặc điểm 4

1.3 Nhiệm vụ 4

a) Về chính trị 5

b) Về kinh tế 5

c) Về văn hóa 5

d) Về các quan hệ xã hội 5

2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng Chủ nghĩa xã hội của nước ta trong thời kỳ quá độ 5

3 Nguyên tắc và biện pháp xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ 6

3.1 Nguyên tắc 6

3.2 Biện pháp xây dựng 8

4 Công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay 8

4.1 Thực trạng 8

4.2 Đề xuất 10

4.3 Giải pháp 11

4.4 Liên hệ với sinh viên hiện nay 12

Trang 4

1 Tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của thời kì quá độ

1.1 Tính chất

Thời kì quá độ là thời kỳ cải biến sâu sắc trên mọi mặt của đời sống xã hội nên có tính tuần

tự, dần dần, phức tạp, khó khăn

Vận dụng lý luận cách mạng không ngừng, lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác Lênin, xuất phát từ đặc điểm thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định;” Con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên Chủ nghĩa xã hội” Đây là loại hình quá độ gián tiếp phù hợp với đặc điểm của Việt Nam

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là thời kỳ cải biến xã hội cũ thành xã hội mới – một xã hội chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta Thời kỳ dân tộc ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩa và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm; phải xóa bỏ giai cấp bóc lột; phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc trong điều kiện nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, mới thoát khỏi ách thực dân, phong kiến nên nó là công cuộc biến đổi sâu sắc nhất, khó khăn nhất, thậm chí còn khó khăn, phức tạp hơn cả việc đánh giặc, vì vậy, tiến lên CNXH không thể một sớm một chiều, ngày một ngày hai mà phải làm dần dần

1.2 Đặc điểm

Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ ở Việt Nam là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH, không trải qua giai đoạn phát triển TBCN Bước vào thời kỳ quá độ, Việt Nam cũng có những đặc điểm giống như đặc điểm của các nước các khi bước vào thời này như sự tồn tại đan xen giữa các yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những yếu tố của xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống; là giai đoạn đầu, khi các yếu tố của xã hội cũ còn cụm lại thành một thế lực thì

có khi nó còn chiến thắng những yếu tố của xã hội mới vừa xuất hiện Song, Hồ Chí Minh nhận thấy đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH mà không cần trải qua giai đoạn phát triển TBCN Cùng với những đặc điểm khác và mục tiêu của CNXH, đặc điểm này quy định nhiệm vụ của dân tộc ta trong thời kỳ quá độ

1.3 Nhiệm vụ

Trang 5

Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam gồm 2 nội dung lớn:

Một là, xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho CNXH, xây dựng các tiền đề về kinh

tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho HCM

Hai là, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trong đó lấy xây dựng làm trọng tâm, làm nội dung cốt yếu nhất, chủ chốt, lâu dài

Đi sâu vào chi tiết nhiệm vụ của từng lĩnh vực trong đời sống:

a) Về chính trị, phải xây dựng được chế độ dân chủ vì đây là bản chất của CNXH Muốn xây dựng được chế dân chủ, theo Hồ Chí Minh, phải chống tất cả các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, trước hết ở trong Đảng, trong bộ máy chính quyền từ cấp cơ sở đến Trung ương đồng thời phải bồi dưỡng, giáo dục để nhân dân có tri thức, có năng lực làm chủ chế độ xã hội

b) Về kinh tế, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta còn nghèo nàn, kỹ thuật lạc hậu, Hồ Chí Minh xác định nhiệm vụ quan trọng nhất của thời kỳ quá độ là phải cải tạo nền kinh tế cũ, xây dựng nền kinh tế mới có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại Đây là quá trình xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của CNXH Giữa cải tạo và xây dựng thì xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài và phải luôn gắn với việc thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân

c) Về văn hóa, phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa

đế quốc; đồng thời, phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ trên thế giới để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng

d) Về các quan hệ xã hội, phải thay đổi triệt để những quan hệ cũ đã trở thành thói quen trong lối sống, nếp sống của con người; xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, tôn trọng con người, chú ý xem xét nhũng lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn

để mỗi người có điều kiện cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình trong sự hài hòa với đời sống chung, với lợi ích chung của tập thể

2 Quan điểm của HCM về nội dung xây dựng CNXH của nước ta trong thời kỳ quá độ

Trên lĩnh vực chính trị, nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng; quan tâm củng cố mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên minh công

Trang 6

nhân - nông dân - trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhằm không ngừng tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc vì sự nghiệp xây dựng CNXH

Trên lĩnh vực kinh tế, người quan tâm nhiều đến các mặt như: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý kinh tế, tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hoá XHCN, trong cơ cấu kinh tế chú ý đến cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần, cơ cấu vùng Người nhấn mạnh lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, củng cố hệ thống thương nghiệp làm cầu nối tốt nhất giữa các ngành sản xuất xã hội, thoả mãn nhu cầu thiết yếu của nhân dân

Ở nước ta, Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triền cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và đa hình thức sở hữu về TLSX trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH Về cơ cấu thành phần kinh tế, bao gồm kinh tế quốc doanh, hợp tác xã, kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghệ,

tư bản tư nhân, tư bản của nhà nước

Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, xây dựng nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng và mấu chốt của văn hóa là xây dựng con người có đạo đức cách mạng, con người mới xã hội chủ nghĩa với đức - tài gắn bó hữu cơ với nhau, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, trung thành với sự nghiệp cách mạng xây dựng nền văn hóa mới, lối sống mới Về xã hội, thực hiện sự phân phối theo lao động, thi hành chính sách xã hội vì toàn dân, bình đẳng

Mấu chốt của vấn đề xã hội là đảm bảo công bằng xã hội hướng vào phát triển con người, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài, vừa là mục tiêu, vừa là động của sự phát triển xã hội

3 Nguyên tắc và biện pháp xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ

3.1 Nguyên tắc

Xác định xây dựng chủ nghĩa xã hội là quá trình sâu sắc nhưng phức tạp, lâu dài, khó khăn, gian khổ, đòi hỏi tính năng động, sáng tạo, song, theo Hồ Chí Minh, tính năng động, sáng tạo ấy phải tuân thủ nhiều nguyên tắc, đó là:

Thứ nhất, mọi tư tưởng, hành động phải được thực hiện trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa Mác–Lênin là khoa học về cách mạng của quần chúng

bị áp bức và bóc lột; là khoa học về sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở tất cả các nước; khoa học

về xây dựng chủ nghĩa cộng sản nên theo Người, cuộc cách mạng mà giai cấp công nhân thực hiện chỉ có thể đạt được thành tựu trên cơ sở trung thành sắt đá với những nguyên tắc của chủ nghĩa

Trang 7

Mác-Lênin Chính vì vậy Người luôn nhắc nhở, khuyến khích, động viên mọi người phải không ngừng “học lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin”, phải “cụ thể hóa chủ nghĩa Mác-Lênin cho thích hợp với điều kiện hoàn cảnh từng lúc và từng nơi”

Thứ hai, phải giữ vững độc lập dân tộc Tự do cho đồng bào, độc lập cho Tổ quốc là mục đích của Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước Khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Người đã khẳng định “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” Ngay cả điều mong muốn cuối cùng của Người trước khi từ trần cũng là đất nước thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh vì trong tư tưởng của Người, đối với một dân tộc thì “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” Độc lập dân tộc

là mục tiêu trước hết của mỗi dân tộc; còn đặt trong mối quan hệ với chủ nghĩa xã hội thì độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc trường tồn với đầy đủ ý nghĩa chân chính của nó

Thứ ba, phải đoàn kết, học tập kinh nghiệm của các nước anh em Xác định “Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của lực lượng hòa bình, dân chủ, xã hội chủ nghĩa trên thế giới”, Hồ Chí Minh quan niệm “sự đoàn kết giữa lực lượng các nước xã hội chủ nghĩa và sự đoàn kết nhất trí giữa các đảng cộng sản và công nhân tất cả các nước có ý nghĩa quan trọng bậc nhất” Trong sự đoàn kết này, cách mạng Việt Nam phải học tập kinh nghiệm của các nước anh em song không được áp đặt những kinh nghiệm ấy một cách máy móc mà phải vận dụng nó một cách sáng tạo Mặc dù đánh giá rất cao thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, song Hồ Chí Minh khẳng định “Ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử địa lý khác…

ta có thể đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội”

Thứ tư, xây phải đi đôi với chống Theo Hồ Chí Minh, muốn đạt được và giữ được thành quả của cách mạng thì cùng với việc xây dựng các lĩnh vực của đời sống xã hội phải chống lại mọi hình thức của các thế lực cản trở, phá hoại sự phát triển của cách mạng Người căn dặn: “đối với

kẻ địch phải luôn tỉnh táo, giữ vững lập trường, quyết không vì hoàn cảnh hòa bình mà mất cảnh giác Phải luôn sẵn sàng đập tan mọi âm mưu độc ác của kẻ địch, bảo vệ những thành quả của cách mạng, bảo vệ lao động hòa bình của nhân dân” Phải chống lại “căn bệnh” “Nghe những lời bình luận không đúng cũng làm thinh, không biện bác… Ai nói sao, ai làm gì cũng mặc kệ” Đối với tàn dư của xã hội cũ “phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm” Đối với mỗi người phải đánh thắng kẻ địch bên trong là chủ nghĩa

Trang 8

cá nhân bởi chủ nghĩa cá nhân như một thứ vi trùng độc hại, sản sinh ra bệnh tham lam, bệnh kiêu

ngạo, bệnh háo danh, bệnh vô tổ chức, vô kỷ luật, v.v – những thứ bệnh không chỉ làm hại cho người đó mà còn làm hại đến nhân dân, đến tổ chức đảng

3.2 Biện pháp xây dựng

Thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng, lấy xây dựng làm chính Xây dựng CNXH phải có kế hoạch, biện pháp, quyết tâm để thực hiện thắng lợi

kế hoạch Trong điều kiện nước ta, biện pháp cơ bản, quyết định, lâu dài trong xây dựng CNXH là

đem của dân, sức dân, tài dân làm lợi cho dân dưới sự lãnh đạo của Đảng

4 Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

4.1 Thực trạng

Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học

Một là, trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu

lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản…

Hai là, tổng kết thực tiễn đổi mới cùng với nghiên cứu lý luận giúp chúng ta hình thành được mô hình CNXH Việt Nam Chính nhờ tổng kết thực tiễn, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu nhưng Đảng ta đã hình thành nhận thức tổng quát về mô hình CNXH Việt Nam Từ tổng kết thực tiễn xây dựng CNXH ở Việt Nam, nhất là hơn 35 năm đổi mới mà Đảng ta đã nhận thức sâu sắc rằng quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội”

Trang 9

Ba là, tổng kết thực tiễn đổi mới cùng với nghiên cứu lý luận giúp chúng ta xác định rõ và đúng nội hàm của “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” Trước đây nhận thức về “bỏ qua” chế độ TBCN cũng giản đơn, thiếu thống nhất Hiện nay, qua tổng kết thực tiễn xây dựng CNXH ở nước

ta cho thấy “Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế

độ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải bỏ qua cả những thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản Đương nhiên, việc kế thừa những thành tựu này phải có chọn lọc trên quan điểm khoa học, phát triển”

Bốn là, tổng kết thực tiễn đổi mới cùng với nghiên cứu lý luận giúp chúng ta bổ sung, phát triển một số vấn đề lý luận về CNXH Việt Nam Điều này thể hiện ở những điểm sau:

i) Đưa ra quan niệm về phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN Đây là kết quả tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam vừa có những đặc trưng của nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường lại vừa có những đặc trưng rất Việt Nam Đó là có sự quản lý của nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng XHCN nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

ii) Đưa ra mô hình nhà nước pháp quyền XHCN là hình thức tối ưu thực hiện quyền làm chủ của nhân dân Chúng ta nhận thức rằng, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về bản chất khác với nhà nước pháp quyền tư sản là ở chỗ: pháp quyền dưới chế độ tư bản chủ nghĩa về thực chất là công cụ bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, còn pháp quyền dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân Thông qua thực thi pháp luật, Nhà nước bảo đảm các điều kiện để nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm hại lợi ích của Tổ quốc và nhân dân

iii)Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc Chính tổng kết thực tiễn đổi mới, nghiên cứu lý luận đã giúp Đảng ta phát triển lý luận về vai trò, vị trí của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng CNXH Chúng

ta coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và

Trang 10

bảo vệ Tổ quốc; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

iv) Nắm vững và xử lý tốt các quan hệ lớn trong thời kỳ quá độ lên CNXH Đảng ta nhận thức rõ trong thời kỳ quá độ lên CNXH, khi thực hiện các định hướng lớn xây dựng CNXH chúng

ta phải nhận thức và xử lý tốt các quan hệ lớn Chúng ta cần tiếp tục nắm vững và xử lý tốt các mối quan hệ lớn Đối với Việt Nam đi lên CNXH từ xuất phát điểm thấp lại bị ảnh hưởng bởi các cuộc chiến tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc Đó là những mối quan hệ lớn, phản ánh các quy luật mang tính biện chứng, những vấn đề lý luận cốt lõi về đường lối đổi mới của Đảng ta, đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng và đầy đủ, quán triệt sâu sắc và thực hiện thật tốt, có hiệu quả Tuyệt đối không được cực đoan, phiến diện

Qua những đánh giá trên chúng ta thấy tổng kết thực tiễn có vai trò to lớn trong bổ sung, phát triển

lý luận về CNXH Tuy nhiên, đất nước ta đã qua 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng ta đã qua 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, song hiện vẫn còn không ít vấn đề lý luận, thực tiễn chưa được luận giải thấu đáo và làm sáng tỏ; vẫn còn những vấn đề mới mà thực tiễn phát triển của thế giới, nhất là của Việt Nam đặt ra cần được nghiên cứu, tổng kết để góp phần phát triển, hoàn thiện đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, Do vậy chúng ta phải không ngừng đẩy mạnh tổng kết thực tiễn nâng tầm lý luận của Đảng

4.2 Đề xuất

Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải

vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế

đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, "cá lớn nuốt cá bé" vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên

để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường Và chúng

ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con

Ngày đăng: 31/10/2024, 06:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w