1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

-TRẦN BÁ TRIỀU

VẤN ĐỀ GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP.ĐẤU TRANH GIAI CẤP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

HIỆN NAYLớp: QLGD B1K11Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Trình độ: Thạc sĩ

Giảng viên giảng dạy:TS LƯƠNG THANH TÂN

ĐỒNG THÁP, NĂM 2023

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các sốliệu và kết quả nghiên cứu nêu trong tiểu luận là trung thực, được các đồngtác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một côngtrình nào khác.

Tác giả tiểu luận

Trần Bá Triều

Trang 3

Sau thời gian học tập và nghiên cứu, được sự giúp đỡ tận tình của quýthầy, cô Trường Đại học Đồng Tháp, chúng tôi có điều kiện thực hiện và hoànthành bài tiểu luận giữa kỳ

Với tình cảm chân thành, chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến TS Lương Thanh Tân – người đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ vàđịnh hướng cho chúng tôi trong suốt quá trình học môn Triết học này.

Trong quá trình thực hiện, với hạn hẹp về thời gian nghiên cứu, chắcchắn tiểu luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Chúng tôi rấtmong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy, cô để tiểu luận hoànthiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn !

Tác giả tiểu luận

Trần Bá Triều

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo 2

5 Kết cấu tiểu luận 2

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP VÀ ĐẤUTRANH GIAI CẤP 3

1 Định nghĩa giai cấp và đấu tranh giai cấp 3

2 Tính tất yếu của đấu tranh giai cấp 4

3 Bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề đấu tranh giai cấp 5

CHƯƠNG 2 ĐẤU TRANH GIAI CẤP TRONG THỜI KỲ QUÁĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 7

1 Đặc thù của đấu tranh giai cấp ở Việt Nam 7

2 Đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay 8

3 Ý nghĩa phương pháp luận việc vận dụng lý luận về giai cấp và đấu tranhgiai cấp của C.Mác để giải quyết vấn đề này ở nước ta hiện nay 12

KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 5

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trong lịch sử triết học có rất nhiều quan niệm khác nhau về quan hệ giaicấp và đấu tranh giai cấp Có quan điểm cho rằng đấu tranh giai cấp là mangtính vĩnh cửu và tuyệt đối, hoặc phủ nhận quá trình đấu tranh giai cấp tronglịch sử.

Đấu tranh giai cấp không phải là cuộc “đấu tranh” giữa các cá nhân cụthể, mà là cuộc đấu tranh giữa những tập đoàn người to lớn khác nhau thôngqua sự lãnh đạo của các tổ chức chính trị (chính đảng) của các giai cấp nhấtđịnh với các hệ thống chính trị xã hội trong các thời đại khác nhau

Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, Đảng ta chủ trương phát triển kinhtế nhiều thành phần nhằm tạo điều kiện để mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong xãhội có thể phát huy hết tiềm năng của mình, góp phần làm cho dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Trong bối cảnh đó, có quan điểm chorằng, không nên đặt vấn đề đấu tranh giai cấp vì nó sẽ dẫn đến phân tán lựclượng, chia rẽ lực lượng Đây là một quan điểm không đúng, vì sự tồn tại củacác thành phần kinh tế tức là còn sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có nghĩalà còn tồn tại các giai cấp trong xã hội, do vậy không thể loại bỏ đấu tranhgiai cấp Đấu tranh giai cấp cũng là một tất yếu khách quan trong mọi xã hộicó giai cấp Sẽ là ảo tưởng nếu cho rằng: xã hội Việt Nam hiện nay không cònsự khác biệt giai cấp, không còn mâu thuẫn giai cấp, không còn đấu tranh giaicấp Nhưng, cũng sẽ là sai lầm nếu phân chia các giai cấp trong xã hội ViệtNam hiện nay thành hai lực lượng đối kháng về mặt lợi ích.

Để làm rõ nội dung trên, tôi đã chọn chủ đề “Vấn đề giai cấp và đấutranh giai cấp Đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hộiở Việt Nam hiện nay” làm đề tài của tiểu luận Vì đây vẫn còn là vấn đề có ý

nghĩa lý luận và thực tiễn chính trị nóng bỏng …

Trang 6

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Nêu rõ nội dung cơ bản của vấn đề đấu tranh giai cấp; tính tất yếu củađấu tranh giai cấp; bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-ninvề đấu tranh giai cấp.

Vận dụng lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp của C.Mác để giải quyết vấn đề này ở nước ta hiện nay.

4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo

Phương pháp nghiên cứu: Tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứuDuy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đặc biệt coi trọng và sử dụng chủ yếuphương pháp logic lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh.

Nguồn tư liệu tham khảo: Một số giáo trình triết học và các tài liệu cóliên quan (có phụ lục đính kèm).

5 Kết cấu tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và danh mục tài liêutham khảo Trong đó phần nội dung thể hiện ở 2 chương.

Trang 7

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP1 Định nghĩa giai cấp và đấu tranh giai cấp1.1 Định nghĩa giai cấp:

“Người ta gọi giai cấp là những tập đoàn to lớn gồm những người khácnhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịchsử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được phápluật quy định và thừa nhận), đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họtrong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởngthụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng Giai cấp lànhững tập đoàn người, mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tậpđoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinhtế xã hội nhất định”.

Sự xuất hiện giai cấp chủ yếu do nguyên nhân kinh tế và nguyên nhânchiến tranh, trong đó nguyên nhân kinh tế là chủ yếu Do lực lượng sản xuấtphát triển, năng xuất lao động ngày càng cao, sản phẩm xã hội từng bước códư thừa, những người trước đây do xã hội bầu ra chủ yếu là để chấp hànhchức năng xã hội thì giời đây bằng cách nào đó họ liên kết lại với nhau chiếmlấy sản phẩm dư thừa đó, họ trở thành những người giàu có, những người cócủa, xã hội có kẻ giàu, người nghèo, giai cấp xuất hiện.

1.2 Đấu tranh giai cấp trong lịch sử

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, cũng như sự xuất hiệngiai cấp thì đấu tranh giai cấp cũng là một hiện tượng có tính chất lịch sử, cónghĩa là nó chỉ xuất hiện và tồn tại ở trong xã hội có giai cấp, trong nhữngđiều kiện lịch sử nhất định Đó là cuộc cuộc đấu tranh giữa những giai cấp màcó lợi ích của họ khác nhau và đối lập nhau Lê-nin đã từng khẳng định rằng:Thực chất của đấu tranh giai cấp là đấu tranh giữa bộ phận nhân dân này

Trang 8

chống một bộ phận khác, đấu tranh của quần chúng cùng khổ, bị áp bức vàlao động chống bọn có đặc quyền đặc lợi Bọn áp bức và ăn bám, đấu tranhgiữa những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống nhữngngười hữu sản hay giai cấp tư sản Điều đó có nghĩa rằng đấu tranh giai cấp làmột hiện tượng mang tính khách quan và quy luật chung và phổ biến của xãhội có giai cấp

Theo V.Lênin, đấu tranh giai cấp là: “cuộc đấu tranh của quần chúng bịtước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọnáp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuêhay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản”.

Lịch sử xã hội loài người từ khi có sự phân chia thành giai cấp đến naylà lịch sử đấu tranh giai cấp.

Nguyên nhân của đấu tranh giai cấp trước hết do có sự khác biệt về lợiích cơ bản (nhất là lợi ích kinh tế), đó còn là do áp lực về mặt tinh thần, bấtbình đẳng xã hội v.v.

Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực thúc đẩy xã hội có giaicấp phát triển C Mác và Ph.Ăngghen từng nói rằng: không phải sự phê phánmà cách mạng mới là động lực của lịch sử, của tôn giáo, của triết học và củamọi lý luận khác.

Đấu tranh gia cấp không chỉ có tác dụng lật đổ giai cấp thống trị mà còncó tác dụng quét sạch mọi sự thói nát của chế độ cũ đang tồn tại trong xã hội.

2 Tính tất yếu trong đấu tranh giai cấp

Theo C.Mác, trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị chiếm đoạt laođộng của các giai cấp và tầng lớp bị trị Các giai cấp, tầng lớp bị trị khôngnhững bị chiếm đoạt kết quả lao động mà họ còn bị áp bức về chính trị, tưtưởng và tinh thần Bởi sự hình thành giai cấp cũng là sự hình thành các lợiích khác nhau Lợi ích giai cấp không phải do ý thức giai cấp quy định mà dođịa vị kinh tế - xã hội của giai cấp ấy tạo nên một cách khách quan Giai cấp

Trang 9

bóc lột bao giờ cũng dùng mọi biện pháp và phương tiện bảo vệ địa vị giaicấp của họ, duy trì củng cố chế độ kinh tế xã hội cho phép họ được hưởngnhững đặc quyền, đặc lợi giai cấp Lợi ích cơ bản của giai cấp bị trị đối lậpvới lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tớiđấu tranh giai cấp.

Nguyên nhân sâu xa dẫn tới đấu tranh giai cấp, theo C.Mác là mâuthuẫn giữa trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuấtđã lỗi thời Sự phát triển khách quan của lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đếnviệc xã hội phải xóa bỏ bằng cách này hay cách khác quan hệ sản xuất cũ vàthay thế nó bằng một kiểu quan hệ sản xuất mới, phù hợp với trình độ pháttriển của lực lượng sản xuất: “Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng,các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sảnxuất hiện có trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển.Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất Khi đó bắt đầuthời đại một cuộc cách mạng xã hội” đó chính là cách mạng xã hội hay đấutranh giai cấp.

3 Bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin vềvấn đề đấu tranh giai cấp

Đấu tranh giai cấp là một quá trình phức tạp trong sự vận động của lịchsử - xã hội, một xu thế tất yếu, khách quan của xã hội có giai cấp Trong“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” (năm 1848), C.Mác và Ph.Ăngghen đã

viết: “Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sửđấu tranh giai cấp.

Đấu tranh giai cấp có nguyên nhân khách quan từ sự phát triển mangtính xã hội hóa ngày càng sâu rộng của lực lượng sản xuất mâu thuẫn vớiquan hệ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Biểu hiện của mâu thuẫn nàyvề phương diện xã hội: mâu thuẫn giữa một bên là giai cấp cách mạng, tiến bộ

Trang 10

đại diện cho phương thức sản xuất mới một bên là giai cấp thống trị, bóc lột,đại diện cho những lợi ích gắn với quan hệ sản xuất lỡi thời, lạc hậu Mâuthuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tự nó không giải quyếtđược, mà phải thông qua cuộc đấu tranh của giai cấp bị trị lật đỗ giai cấpthống trị, sau đó mới xóa bỏ được quan hệ sản xuất cũ xây dựng quan hệ sảnxuất mới cho phù hợp với trình độ sản xuất mới của lực lượng sản xuất Với ýnghĩa ấy đấu tranh giai cấp được coi là động lực trực tiếp của sự phát triểnlịch sử chứ không phải là sự gây rối, phá hoại Trong xã hội có giai cấp đốikháng về mặt lợi ích thì tất yếu có đấu tranh giai cấp.

Đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là cuộc đấu trạnh khácvề chất so với các cuộc đấu tranh trước đó trong lịch sử Bởi mục tiêu là thayđổi về căn bản sở hữu tư nhân bằng sở hữu xã hội Giai cấp vô sản cần phảisử dụng nền chuyên chính của mình để tiếp tục cuộc đấu tranh trong điều kiệnmới Như vậy, ngay từ khi giai cấp vô sản ra đời thì cuộc đấu tranh của nó vớigiai cấp tư sản và các giai cấp bóc lột khác cũng xuất hiện Cuộc đấu tranh đódiễn ra thường xuyên, liên tục cả khi giai cấp vô sản chưa giành được chínhquyền từ tay giai cấp thống trị cũ, lẫn khi đã thiết lập được chính quyền cáchmạng của mình và sử dụng chính quyền ấy như một công cụ để xây dựng xãhội mới.

Trước khi giành được chính quyền, nội dung của đấu tranh giai cấpgiữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là đấu tranh kinh tế, đấu tranh tư tưởng,đấu tranh chính trị Sau khi giành được chính quyền, thiết lập nền chuyênchính của giai cấp vô sản, mục tiêu và hình thức đấu tranh giai cấp cũng thay

đổi V.I.Lênin viết: “Trong điều kiện chuyên chính vô sản, những hình thứcđấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản không thể giống như trước được”.

Trang 11

CHƯƠNG 2 ĐẤU TRANH GIAI CẤP TRONG THỜI KỲ QUÁĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1 Đặc thù của vấn đề giai cấp ở Việt Nam

Tại Đại hội lần thứ IV (tháng 12-1976) Đảng ta đã chỉ ra tính chất củaquá trình cách mạng XHCN ở nước ta là “quá trình đấu tranh giai cấp gay go,phức tạp giữa hai giai cấp tư sản và vô sản, giữa hai con đường tư bản chủnghĩa và xã hội chủ nghĩa” Trong quá trình đó, chúng ta phải kết hợp chặtchẽ giữa cải tạo với xây dựng Trong cải tạo có xây dựng và trong xây dựngcó cải tạo, trong đó xây dựng là chủ yếu Chúng ta vừa xóa bỏ cái cũ, vừa xâydựng cái mới “từ gốc đến ngọn Phải tạo ra cả lực lượng sản xuất mới lẫnquan hệ sản xuất mới; tạo ra cả cơ sở kinh tế mới lẫn kiến trúc thượng tầngmới.” 1

Đại hội VI (tháng 12-1986) Đảng ta tiếp tục khẳng định: Thời kỳ quáđộ ở nước ta, do tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ, bỏqua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đương nhiên phải lâu dài và rất khókhăn Đó là một thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện, triệt để nhằmxây dựng từ đầu một chế độ xã hội mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sảnxuất và kiến trúc thượng tầng Đó là một thời kỳ đấu tranh giai cấp phức tạp,đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trên tất cảcác lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm giải quyết vấn đề “ ai thắng ai” Tinh2thần đó tiếp tục được khẳng định trong các kỳ đại hội tiếp theo và đến Đại hộilần thứ IX, Đảng ta đã chỉ ra nội dung, thực chất của cuộc đấu tranh giai cấphiện nay ở Việt Nam, là: thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo,kém phát triển; thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức bất công; đấu tranhngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái; đấutranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù

1Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội IV, Nxb ST 1977, tr49-59

Trang 12

địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủnghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.3

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập thế giới hiện nay, mặc dùvấn đề “đấu tranh giai cấp” không được đề cập nhiều như trước đây, nhưngtrên thực tế “ đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, chiến tranh cục bộ, xungđột vũ trang.tiếp tục diễn biến phức tạp” Điều đó cho thấy 4 tính chất gay go,phức tạp, lâu dài, gian khó của cuộc đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện

nay không chỉ ở nước ta mà trên phạm vi toàn thế giới.

2 Đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam, đấu tranh trong giai đoạn quá độ là tất yếu Bởi lẽ, ở nướcta hiện nay còn có những lực lượng đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của nhândân, của cách mạng, của Đảng Chúng ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội trong đó có cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, cái cáchmạng, tiến bộ và cái bảo thủ, trì trệ, v.v nên đấu tranh giai cấp là tất yếu Đạihội IX của Đảng đã xác định rõ thực chất “mối quan hệ giữa các giai cấp, cáctầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoànkết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sựlãnh đạo của Đảng”; Nội dung chủ yếu cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Namhiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướngxã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển, thực hiệncông bằng xã hội, chống áp bức, bất công, đấu tranh ngăn chặn, khắc phụcnhững tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái, đấu tranh làm thất bại mọi âmmưu và hành động chống phá các thế lực thù địch; bảo vệ nền độc lập dân tộc,xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnhphúc.

Những nội dung của cuộc đấu tranh giai cấp trên đây là rất lớn lao vàphức tạp Để thực hiện được nhiệm vụ đó, chúng ta phải sử dụng nhiều hình

3Đảng Cộng sản Việt Nam, VănkiệnĐạihội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb CTQG 2005, tr 635

Ngày đăng: 31/07/2024, 17:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w