1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

VẬN DỤNG QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAYI.. Vì vậy trong bài thảo luận này, n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA: MARKETING

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Đề tài:

NỘI DUNG QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI? Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUY LUẬT NÀY TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

CHƯƠNG I NỘI DUNG QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI

I PHẠM TRÙ CHẤT, LƯỢNG

Trang 2

1 Vị trí của quy luật

1.1 Định nghĩa1.2 Các loại quy luật

2 Phạm trù chất

2.1 Khái niệm

2.2 Đặc điểm/Tính chất2.3 Ví dụ

3 Phạm trù lượng

3.1 Khái niệm3.2 Đặc điểm/Tính chất3.3 Ví dụ

II MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CHẤT VÀ LƯỢNG1 Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất1.1 Độ

1.2 Điểm nút1.3 Bước nhảy

1.4 Hình thức của bước nhảy

2 Sự thay đổi về chất tác động trở lại dẫn đến sự thay đổi về lượngIII Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN

CHƯƠNG II VẬN DỤNG QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

I THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA1 Khái niệm về thời kỳ quá độ

2 Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH3 Thực trạng quá độ lên chủ nghĩa xã hội

3.1 Về con đường đi lên của chủ nghĩa xã hội nước ta

Trang 3

3.2 Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là phù hợp với xu thế của thời đại hiệnnay

3.3 Xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là chế độ xã hội ưu việt và vì nhân dân3.4 Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là phù hợp với xu thế của thời đại hiệnnay

3.5 Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ gắn với thực hiện độc lập, tự chủ và hiện đại hóa đất nước

3.6 Về định hướng phát triển lí luận tới

3.7 Giá trị của nhận thức đúng đắn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiệnnay

II NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNGĐỔI - CHẤT ĐỔI TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA1 Những thành tựu

2 Những hạn chế

3 Nguyên nhân của những hạn chế

III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC HẠN CHẾ VÀ TIẾP TỤC QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI

1 Phương hướng để khắc phục hạn chế và tiếp tục quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời gian tới

2 Giải pháp để đưa đất nước tiếp tục quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong thời gian tớiLời kết

Lời mở đầu

Trong đời sống hằng ngày, đằng sau các hiện tượng muôn hình muôn vẻ, con người dần dần nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính lặp lạicủa các hiện tượng, từ đó hình thành nên khái niệm “quy luật” Với tư cáchlà phạm trù của lý luận nhận thức, khái niệm “quy luật” là sản phẩm của tư duy khoa học, phản ánh sự liên hệ của các sự vật và tính chỉnh thể của chúng.

Các quy luật của tự nhiên, của xã hội cũng như của tư duy con người đều mang tính khách quan Con người không thể tạo ra hoặc tự ý xoá bỏ được quy luật mà chỉ nhận thức và vận dụng nó trong thực tiễn.

Trang 4

Vì vậy trong bài thảo luận này, nhóm em xin được trình bày những cơ sở lýluận chung của quy luật lượng - chất, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam hiện nay.

Quy luật “từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương thức của sự vận động, phát triển Nhận thức được quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng Nếu nhận thức không đúng quy luật này sẽ dẫnđến tư tưởng tả khuynh, hữu khuynh Tả khuynh là phủ nhận sự tích lũy vềlượng, muốn có ngay sự thay đổi về chất, còn hữu khuynh là khi chất đã biến đổi vượt quá giới hạn độ nhưng không dám thực hiện sự thay đổi căn bản về chất.

CHƯƠNG I NỘI DUNG QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI

I PHẠM TRÙ CHẤT, LƯỢNG1 Vị trí của quy luật

1.1 Định nghĩa

- Định nghĩa quy luật: Là mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững, tất yếu giữa các đối tượng và nhất định tác động khi có điều kiện phù hợp.

1.2 Các loại quy luật

1.2.1 Căn cứ vào trình độ tính phổ biếna) Các quy luật riêng

Trang 5

- Khái niệm: Quy luật riêng là các quy luật biểu hiện những mối liên hệ đặc trưng cho một phạm vi nhất định những hiện tượng cùng loại.

- Ví dụ: Quy luật vật lý, quy luật hóa học, quy luật sinh học,…b) Các quy luật chung

- Khái niệm: Quy luật chung là những quy luật tác động trong các lĩnh vực có mối liên quan mật thiết với nhau, có phạm vi tác động rộng hơn so với quy luật riêng.

- Ví dụ: Các vệ tinh luôn quay quanh trục ngôi sao chính của nó, như Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất; Quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng Quy luật này được áp dụng cho cả vật lý, hóa học, sinh học…c) Những quy luật phổ biến

- Khái niệm: Quy luật phổ biến là quy luật tác động trong tất cả, hoặc hầu hết các lĩnh vực, bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy.

- Ví dụ: Ba quy luật của phép biện chứng duy vật:

+ Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.

+ Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.+ Quy luật phủ định của phủ định.

1.2.2 Căn cứ vào lĩnh vực tác độnga) Quy luật tự nhiên

- Khái niệm: Quy luật tự nhiên là quy luật của thế giới vô sinh và hữu sinh Đây là những quy luật nảy sinh, tác động không cần có sự tham gia của con người, mặc dù một số quy luật tự nhiên cũng tồn tại trong con người.- Ví dụ:

+ Quy luật trao đổi chất của các sinh vật sống, bao gồm con người, động vật, thực vật…

+ Quy luật hình thành, hoạt động của núi lửa.b) Quy luật xã hội

Trang 6

- Khái niệm: Quy luật xã hội là quy luật hoạt động của con người trong các quan hệ xã hội; chúng không thể nảy sinh và tác động nếu thiếu hoạt động có ý thức của con người Mặc dù liên quan con người, nhưng con người không thể sáng tạo ra hay hủy bỏ các quy luật xã hội Do đó, các quy luật xã hội vẫn mang tính khách quan.

- Ví dụ:

+ Quy luật đồng nhất trong tư duy.+ Quy luật cấm mâu thuẫn.+ Quy luật bài chung.

2 Phạm trù chất

2.1 Khái niệm

Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn cócủa sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng để nói lên nó là cái gì, phân biệt nó vớicái khác.

2.2 Đặc điểm/Tính chất

- Chất thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật hiện tượng.

- Mỗi sự vật hiện tượng đều có quá trình tồn tại, phát triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có chất riêng.

- Chất và sự vật hiện tượng có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau.

Trang 7

- Chất của sự vật hiện tượng biểu lộ qua thuộc tính của nó, thuộc tính của sự vật hiện tượng có thuộc tính cơ bản và không cơ bản.

- Chất của sự vật hiện tượng còn được quy định bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành kết cấu của sự vật hiện tượng.

2.3 Ví dụ

- Nguyên tố đồng có khối lượng nguyên tử là 63,54 đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083, nhiệt độ sôi là 2880ºC … Những tính chất này nói lên tính chất riêng của đồng, phân biệt nó với các kim loại khác.

- Thuộc tính của đường là ngọt; thuộc tính của muối là mặn.

3 Phạm trù lượng

3.1 Khái niệm

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng cũng như của các thuộc tính của nó.

3.3 Ví dụ

- Lượng của sinh viên Trường Đại Học Thương Mại.

- Khi ta nói đến lượng nguyên tố hóa học trong một phân tử nước H O 2nghĩa là gồm hai nguyên tử Hiđro và một nguyên tử oxi.

Trang 8

- Có những lượng ta có thể xác định được như trọng lượng cơ thể hay chiều cao của một con người

-Có những lượng phải bằng khái quát, trừu tượng chúng ta mới nhận thức được như lượng tri thức hiểu biết của một lớp học cao hay thấp….- Trong mối quan hệ của một lớp học có học viên là đảng viên và học viên là đoàn viên là nói đến lượng của một lớp học Nhưng trong mối quan hệ lãnh đạo thì học viên là đảng viên và học viên là đoàn viên khác nhau về chất.

II MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CHẤT VÀ LƯỢNG 1 Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất1.1 Độ

1.1.1 Khái niệm

Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất,nó là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự biến đổi về lượng chưa dẫn đến sựthay đổi về chất, sự vật vẫn là nó chưa là cái khác.

1.1.2 Đặc điểm/Tính chất

Trong phạm vi một độ nhất định hai mặt chất và lượng tác động qua lại lẫn nhau làm cho sự vật vận động Mọi sự thay đổi về lượng đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật, nhưng không phải những thay đổi vềlượng nào cũng dẫn đến thay đổi về chất Chỉ trong trường hợp khi sự thayđổi về lượng đạt tới mức phá vỡ độ cũ thì chất của sự vật mới thay đổi, sự vật chuyển thành sự vật khác.

1.1.3 Ví dụ

- Người sống lâu nhất thế giới từng được biết đến có tuổi thọ 146 tuổi Nênvới dữ kiện này, ta có thể thấy giới hạn từ 0 – 146 năm là “độ” của con người xét về mặt tuổi Diễn đạt một cách chính xác hơn: Sự thống nhất giữa trạng thái còn sống và số tuổi từ 0 – 146 là “độ tồn tại” của con người.(Thuật ngữ “độ tuổi” mà chúng ta hay dùng cũng ít nhiều liên quan ở đây).Người học viên trung cấp kỹ thuật ô tô khi vào trường học tập, trong hai năm học người học viên đó phải tích lũy những kiến thức những học phần

Trang 9

theo quy định Sự tích lũy những kiến thức đó chính là sự thay đổi về lượng nhưng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất Khoảng hai năm học tập và tích lũy đó gọi là độ.

1.2 Điểm nút

1.2.1 Khái niệm

Tại thời điểm xảy ra bước nhảy gọi là điểm nút Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật.1.2.2 Đặc điểm/Tính chất

Sự vật tích lũy đủ về lượng tại điểm nút sẽ làm cho chất mới của nó ra đời.Lượng mới và chất mới của sự vật thống nhất với nhau tạo nên độ mới và điểm nút mới của sự vật đó, quá trình này diễn ra liên tiếp trong sự vật và vì vậy sự vật luôn phát triển chừng nào nó còn tồn tại.

1.2.3 Ví dụ

- Người học viên khi ra trường trở thành người nhân viên chuyên môn kỹ thuật sẽ được bổ sung những yếu tố mới về mặt phẩm chất đạo đức, về năng lực chuyên môn… sẽ giúp người nhân viên biến đổi nhanh hơn về chất.

+ Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện bằng việc loại bỏ dần những yếu tố, những bộ phận chất cũ xảy ra trong một thời gian dài mới loại bỏ hoàn toàn chất cũ thành chất mới.

1.3.2 Đặc điểm/Tính chất

Trang 10

- Sự thay đổi về chất diễn ra dưới nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, được quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự vật Đó là các bước nhảy: lớn và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, tự phát và tự giác…- Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển đồng thời đó cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật Trong thế giới, luôn luôn diễn ra quá trình biến đổi tuần tự về lượng dẫn đến sự nhảy vọt về chất, tạo ra một đường nút liên tục, thể hiện cách thức vận động và phát triển của sự vật từ thấp đến cao Engels khái quát tính tất yếu này: “Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất.

1.4 Hình thức của bước nhảy

- Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa vềchất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra.

- Tùy vào sự vật, hiện tượng, tùy vào mâu thuẫn vốn có của chúng và vào điều kiện, trong đó diễn ra sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng mà có nhiều hình thức bước nhảy.

- Căn cứ vào thời gian của sự thay đổi về chất:

+ Bước nhảy đột biến: là bước nhảy xảy ra trong thời gian ngắn làm thay đổi bản chất của sự vật Bước nhảy này diễn ra bằng một sự bùng nổ mãnh liệt.

Ví dụ: Khối lượng Uranium 235 được tăng đến khối lượng tới hạn thì sẽ xảy ra một vụ nổ nguyên tử trong chốc lát.

Trang 11

+ Bước nhảy dần dần: là bước nhảy được thực hiện bằng việc loại bỏ dần những yếu tố, những bộ phận chất cũ xảy ra trong một thời gian dài mới loại bỏ hoàn toàn chất cũ thành chất mới.

Ví dụ: Từ chất của một sinh viên sang chất của một cử nhân phải có quá trình tích lũy kiến thức nâu dài suốt 4 năm.

- Căn cứ vào quy mô và nhịp độ

+ Bước nhảy toàn bộ: là bước nhảy làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ở tất cả các mặt các bộ phận các yếu tố cấu thành nên sự vật.Ví dụ: học sinh nhận giấy trúng tuyển vào đại học thì lúc này chất chuyển đổi hoàn toàn sang chất sinh viên.

+ Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi một số yếu tố 1 số bộ phận của sự vật.

Ví dụ: từ chất sinh viên chuyển sang chất của một cử nhân thì sinh viên đó phải từng bước hoàn thành các học phần của

mình

2 Sự thay đổi về chất tác động trở lại dẫn đến sự thay đổi về lượng

Chất mới của sự vật chỉ có thể xuất hiện khi sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật Chất mới tác động tới lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện: làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

Từ đó có thể thấy với bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng Sự thay đổi dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy.

Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại với lượng dẫn đến sự thay đổi của lượng mới Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành cách thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên xã hội và tư duy.

III Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN

-Thứ nhất, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết tích luỹ về lượng để có biến đổi về chất không được nôn nóng cũng như không

Trang 12

được báo thủ Bước nhảy làm cho chất mới ra đời, thay thế chất cũ là hìnhthức tất yếu của sự vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng, nhưng sự thay đổi về chất do thực hiện bước nhảy gây nên chỉ xảy ra khi lượng đã thay đổi đến giới hạn, tức là đến điểm nút, đến độ nên muốn tạo ra bước nhảy thì phải thực hiện quá trình tích lũy về lượng.

-Thứ hai, khi lượng đã đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách quan của sự vận động của sự vật, hiện tượng; tư tưởng nôn nóng thường biểu hiện ở chỗ không chú ý thỏa đáng đến sự tích lũy về lượng mà cho rằng, sự phát triển của sự vật, hiện tượng chỉ là những bước nhảy liên tục; ngược lại, tư tưởng bảo thủ thường biểu hiện ở chỗ không dám thực hiện bước nhảy, coi sự phát triển chi là những thay đổi về lượng Do vậy, cần khắc phục cả hai biểu hiện trên.

-Thứ ba, tác động của quy luật này đòi hỏi phải có thái độ khách quan, khoa học và quyết tâm thực hiện bước nhảy; tuy đều có tính khách quan, nhưng quy luật xã hội chỉ diễn ra thông qua hoạt động có ý thức của con người; do vậy, khi thực hiện bước nhảy trong lĩnh vực xã hội, tuy vẫn phải tuân theo điều kiện khách quan, nhưng cũng phải chú ý đến điều kiện chủ quan Nói cách khác, trong hoạt động thực tiễn, không những cần xác định quy mô và nhịp điệu bước nhảy một cách khách quan, khoa học, chống giáo điều, rập khuôn, mà còn phải có quyết tâm và nghị lực để thực hiện bước nhảy khi điều kiện đã chín muồi, chủ động nắm bắt thời cơ thực hiện kịp thời bước nhảy khi điều kiện cho phép, chuyển thay đổi mang tính tiến hóa sang thay đổi mang tính cách mạng.

-Thứ tư, quy luật yêu cầu phải nhận thức được sự thay đổi về chất còn phụthuộc vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng do đó, phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp để tác động vào phương thức liên kết đó trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật của chúng.

CHƯƠNG II VẬN DỤNG QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

I THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA 1 Khái niệm về thời kỳ quá độ

Trang 13

- Thời kỳ quá độ là giai đoạn thể hiện sự chuyển giao trong chế độ xã hội Mang đến các đặc điểm phản ánh khi chuyển giao giữa Tư bản chủ nghĩa sang Xã hội chủ nghĩa Đây được xem là tất yếu trong nhu cầu đất nước nếu muốn đi lên Chủ nghĩa xã hội.

- Thời kỳ quá độ là thời kỳ diễn ra với giai đoạn trong thay đổi tính chất xã hội Cải tạo cách mạng xã hội Tư bản chủ nghĩa thành xã hội Xã hội chủ nghĩa Khi đó hàng loạt các chính sách được thay đổi đáp ứng với chiến lược đề ra Kết quả sau thời kỳ này là quốc gia tiến lên chủ nghĩa xã hội Ởmột số quốc gia, có thể có bước nhảy vọt lên Chủ nghĩa xã hội mà không trải qua Tư bản chủ nghĩa.

- Đặc trưng kinh tế của thời kỳ quá độ lên CNXH là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần Nhiệm vụ cơ bản của nhà nước trong thời kỳ quá độ, một mặt là phát huy đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân lao động, chuyên chính với mọi hoạt động chống chủ nghĩa xã hội, mặt khác từng bước cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH.

2 Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH

- Ở nước ta, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bắt đầu từ năm 1954 ở miền Bắc và từ năm 1975, sau khi đất nước đã hoàn toàn độc lập và cả nước thống nhất, cách mạng dân tộc - dân chủ nhân dân đã hoàn toàn thắng lợi trên phạm vi cả nước thì cả nước cùng tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, cùng quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

- Thời kỳ quá độ là thời kỳ lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào đi lên chủ nghĩa xã hội cũng đều phải trải qua, ngay cả đối với những nước đã có nền kinh tế rất phát triển, bởi lẽ ở các nước này, tuy lực lượng sản xuất đã phát triển cao, nhưng vẫn còn cần phải cải tạo và cần xây dựng quan hệ sản xuất mới, xây dựng nền văn hoá mới Dĩ nhiên đối với những nước thuộc loại này, về khách quan có nhiều thuận lợi hơn, thời kỳ quá độ có thểsẽ diễn ra ngắn hơn Đối với nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, thì lại càng phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài.

- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một thời kỳ lịch sử mà: "nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên tiến Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa,

Trang 14

chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài" (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.10, tr 13).

- Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một tất yếu lịch sử đối với nước ta, vì:

+Toàn thế giới đã bước vào thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Thực tiễn đã khẳng định chủ nghĩa tư bản là chế độ xã hội đãlỗi thời về mặt lịch sử, sớm hay muộn cũng phải được thay bằng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là giai đoạn xã hội chủ nghĩa Cho dù hiện nay, với những cố gắng để thích nghi với tình hình mới, chủ nghĩa tư bản thế giới vẫn đang có những thành tựu phát triển nhưng vẫn không vượt ra khỏi những mâu thuẫn cơ bản của nó, những mâu thuẫn này không dịu đi mà ngày càng phát triển gay gắt và sâu sắc Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của loài người Đặc điểm của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới Chủ nghĩa xã hội khoa học, tự do, dân chủ và nhân đạo mà nhân dân ta và loài người tiến bộ đang vươn tới luôn đại diện cho những giá trị tiến bộ của nhân loại, đại diện lợi ích của người lao động, là hình thái kinh tế - xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản Quá trình cáchmạng đó vì sự nghiệp cao cả là giải phóng con người, vì sự phát triển tự do và toàn diện của con người, vì tiến bộ chung của loài người Đi theo dòng chảy của thời đại cũng tức là đi theo quy luật phát triển tự nhiên của lịch sử.

- Cách mạng Việt Nam phát triển theo con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Tính tất yếu lịch sử ấy xuất hiện từ những năm 20 của thế kỷ XX Nhờ đi con đường ấy, nhân dân ta đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công, đã tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc Ngày nay, chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội mới giữ vững được độc lập, tự do cho dân tộc, mới thực hiện được mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Sự lựa chọn con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta, như vậy là sự lựa chọn của chính lịch sử dân tộc lại vừa phù hợp với xu thế của thời đại Điều đó cũng đã thể hiện sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta là một tất yếu lịch sử.

Ngày đăng: 10/08/2024, 22:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w