Thuộc tính của sự vật có thuộc tính cơ bản và thuộc tính khôngcơ bản.● Ví dụ: Kim loại có các thuộc tính như:● Dẻo dai: Kim loại thường có khả năng co dãn và uốn congmà không bị vỡ.● Dẫn
Trang 1BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài: “Nội dung quy luật lượng - chất của triết học Mác – Lênin, ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quy luật đó và lấy ví dụ vận dụng thực tiễn
công tác anh/chị”
Giảng viên hướng dẫn: T.S Đào Mạnh Ninh
Họ và tên: Nguyễn Trọng Lập
Mã học viên: B23CHIS051
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin
Hà Nội – 2024
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Kính gửi thầy hướng dẫn – TS.Đào Mạnh Ninh,
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy vì sự hướng dẫn và đồng hành trong quá trình học môn triết học nâng cao của em Dưới sự chỉ dạy tận tâm và kiến thức của thầy, em đã có cơ hội khám phá và tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực triết học Em rất biết ơn vì đã có cơ hội được học hỏi từ thầy Sự hướng dẫn của thầy đã giúp em hoàn thành tiểu luận này cũng như phát triển khả năng nghiên cứu và phân tích của mình
Em xin trân trọng cảm ơn!
1
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
MỤC LỤC 2
1 Nội dung quy luật lượng - chất của triết học Mác – Lênin 2
1.1 Khái niệm chất và lượng 2
1.1.1 Khái niệm chất: 2
1.1.2 Khái niệm lượng 4
1.1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất 5
2 Ý nghĩa phương pháp luận 8
3 Ví dụ vận dụng thực tiễn công tác 9
3.1 Sự khác nhau giữa môi trường đi học và đi làm 9
3.2 Hình thức động cơ làm việc 10
3.3 Phương pháp làm việc hiệu quả, tối ưu 10
3.4 Có ý thức tốt trong môi trường làm việc 15
3.5 Giải trí, sinh hoạt điều độ, tham gia hoạt động ngoại khóa 15
3.6 Nâng cao kĩ năng mềm 16
4 Kết luận 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
1. Nội dung quy luật lượng - chất của triết học Mác – Lênin 1.1 Khái niệm chất và lượng
1.1.1 Khái niệm chất:
- Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó mà không phải là cái khác
- Quan hệ giữa chất và thuộc tính của sự vật:
● Chất của sự vật được tạo thành bởi các thuộc tính khách quan vốn
có của nó, là căn cứ để ta phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự
Trang 4vật, hiện tượng khác Thuộc tính của sự vật bộc lộ ra thông qua sự tác động qua lại của sự vật đó với các sự vật khác
Ví dụ: cái bảng có những thuộc tính riêng giúp ta phân biệt nó
với cái bàn
● Nhưng không phải bất kỳ thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật Thuộc tính của sự vật có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không
cơ bản
● Ví dụ: Kim loại có các thuộc tính như:
● Dẻo dai: Kim loại thường có khả năng co dãn và uốn cong
mà không bị vỡ
● Dẫn điện: Bộc lộ khi thanh kim loại được đặt trong sự chênh lệch về điện áp
● Mỗi sự vật có rất nhiều thuộc tính; mỗi thuộc tính lại biểu hiện một chất của sự vật, do đó, mỗi sự vật, hiện tượng không phải chỉ có một chất mà có nhiều chất Giữa sự vật, hiện tượng và các chất của
nó là luôn gắn liền với nhau, không thể tách rời chúng
● Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất căn bản của sự vật Chính chúng quy định sự tồn tại, sự vận động và sự phát triển của sự vật, chỉ khi nào chúng thay đổi hay mất đi thì sự vật mới thay đổi hay mất đi Bởi vậy, sự phân chia thuộc tính thành thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản cũng chỉ mang tính tương đối
● Trong mối liên hệ cụ thể này, thuộc tính này là thuộc tính cơ bản thể hiện chất của sự vật, trong mối liên hệ cụ thể khác sẽ có thêm thuộc tính khác hay thuộc tính khác là thuộc tính cơ bản
Ví dụ: trong mối quan hệ với động vật thì các thuộc tính có khả
năng chế tạo, sử dụng công cụ, có tư duy là thuộc tính cơ bản của con người còn những thuộc tính khác không là thuộc tính cơ bản Song trong quan hệ giữa những con người cụ thể với nhau thì
3
Trang 5những thuộc tính của con người về nhân dạng, về dấu vân tay, lại trở thành thuộc tính cơ bản.Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa con người, các thuộc tính như nhân dạng và dấu vân tay có thể được coi
là cơ bản vì chúng là những đặc điểm đặc biệt của từng cá nhân, đóng vai trò quan trọng trong việc phân biệt và nhận dạng cá nhân
● Chất của sự vật không những được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành mà còn bởi cấu trúc của sự vật, bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật đó Trong hiện thực các sự vật được tạo thành bởi các yếu tố như nhau, song chất của chúng lại khác
Ví dụ: Than chì và kim cương đều có cùng thành phần hóa học
do các nguyên tố Cacbon tạo nên nhưng do phương thức liên kết giữa các nguyên tử Cacbon là khác nhau, vì thế chất của chúng hoàn toàn khác nhau Kim cương rất cứng, còn than chì lại mềm Trong một tập thể nhất định nếu phương thức liên kết giữa các cá nhân biến đổi thì tập thể đó có thể trở nên vững mạnh, hoặc sẽ trở thành yếu kém, nghĩa là chất của tập thể biến đổi
1.1.2 Khái niệm lượng
- Lượng là một phạm trù triết học chỉ tính quy định vốn có của sự vật về các phương diện (số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, trình độ, nhịp điệu của quá trình vận động và phát triển của sự vật) Lượng còn biểu hiện ở kích thước dài hay ngắn, số lượng lớn hay nhỏ, tổng số ít hay nhiều, trình độ cao hay thấp, tốc độ vận động nhanh hay chậm, màu sắc đậm hay nhạt
- Đặc điểm cơ bản của lượng là tính khách quan vì nó là một dạng biểu hiện của vật chất, chiếm một vị trí nhất định trong không gian và tồn tại trong thời gian nhất định
● Trong sự vật, hiện tượng có nhiều loại lượng khác nhau; có lượng là yếu tố quy định bên trong, có lượng chỉ thể hiện yếu tố bên ngoài
Trang 6của sự vật, hiện tượng; sự vật, hiện tượng càng phức tạp thì lượng của chúng cũng phức tạp theo
● Trong tự nhiên và phần nhiều trong xã hội, lượng có thể đo, đếm được; nhưng trong một số trường hợp của xã hội và nhất là trong tư duy lượng khó đo được bằng số liệu cụ thể mà chỉ có thể nhận biết được bằng năng lực trừu tượng hóa
- Tính tương đối giữa lượng và chất:
● Sự phân biệt chất và lượng của sự vật chỉ mang tính tương đối, phụ thuộc vào từng mối quan hệ xác định Có những tính quy định, trong mối quan hệ này là chất, nhưng trong mối quan hệ khác lại biểu thị lượng
1.1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất.
- Chất và lượng của sự vật là hai mặt của cùng một sự vật, chúng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau: tương ứng với một loại lượng nhất định thì cũng có một loại chất tương ứng và ngược lại
- Sự thay đổi về lượng làm cho chất biến đổi theo, nhưng không phải bất cứ sự thay đổi nào về lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi căn bản chất của sự vật Chất chỉ thay đổi khi lượng tăng lên hay giảm đi tới một giới hạn nhất định Như vậy, sự thay đổi về lượng tạo điều kiện cho chất đổi và kết quả là sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới ra đời
● Độ: là phạm trù dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, là giới hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng mà trong đó, sự thay đổi
về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất; sự vật, hiện tượng vẫn
là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác
● Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ
sự thay đổi về lượng Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất
5
Trang 7định thì sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất Giới hạn đó chính là điểm nút
● Điểm nút: phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật Sự vật tích lũy đủ về lượng tại điểm nút sẽ làm cho chất mới của nó ra đời Lượng mới và chất mới của sự vật thống nhất với nhau tạo nên độ mới và điểm nút mới của sự vật đó, quá trình này diễn ra liên tiếp trong sự vật và vì vậy sự vật luôn phát triển chừng nào
nó còn tồn tại
● Bước nhảy: là phạm trù chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó tạo ra, là bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi về lượng
● Bước nhảy là sự kết thúc của một giai đoạn phát triển của sự vật
và là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới Đó là sự gián đoạn trong quá trình vận động và phát triển liên tục của sự vật Có thể nói trong quá trình phát triển của sự vật, sự gián đoạn
là tiền đề cho sự liên tục và sự liên tục là sự kế tiếp của hàng loạt
sự gián đoạn
● Sự vật, hiện tượng mới xuất hiện là do bước nhảy được thực hiện; trong sự vật, hiện tượng mới đó lượng lại biến đổi, đến điểm nút mới, lại xảy ra bước nhảy mới Cứ như thế, sự vận động của sự vật, hiện tượng diễn ra, lúc thì biến đổi tuần tự về lượng, lúc thì nhảy vọt về chất, tạo nên một đường dài thay thế nhau vô tận sự vật, hiện tượng cũ bằng sự vật, hiện tượng mới Quy luật lượng đổi - chất đổi còn nói lên chiều ngược lại, nghĩa là khi chất mới đã khẳng định mình, nó tạo ra lượng mới phù hợp để có sự thống nhất mới giữa chất và lượng Bản thân chất mới được tạo thành cũng thúc đẩy sự thay đổi tương ứng của lượng để cho lượng này trở nên phù hợp hơn với chất mới đó
Trang 8● Các hình thức cơ bản của bước nhảy:
● Với bản chất của mỗi sự vật, hiện tượng và mối quan hệ của
nó với các sự vật, hiện tượng khác, để đủ lượng tác động làm thay đổi chất thì ta cần thực hiện một lượng bước nhảy xác định, từ đó tạo nên sự phong phú và đa dạng của bước nhảy
● Căn cứ vào quy mô của bước nhảy, có bước nhảy toànbộvà bước nhảycụcbộ
● Bước nhảy toàn bộ làm cho tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố của sự vật, hiện tượng thay đổi
● Bước nhảy cục bộ chỉ làm thay đổi một số mặt, một số yếu tố, một số bộ phận của chúng
● Sự phân biệt bước nhảy toàn bộ hay cục bộ chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi chúng đều là kết quả của quá trình thay đổi
về lượng
● Căn cứ vào nhịp điệu của bước nhảy, có bước nhảy tứcthời
và bước nhảydầndần
● Bước nhảy tức thời làm chất của sự vật, hiện tượng biến đổi mau chóng ở tất cả các bộ phận của nó
● Bước nhảy dần dần là quá trình thay đổi về chất diễn ra bằng cách tích lũy dần những yếu tố của chất mới và loại
bỏ dần các yếu tố của chất cũ, trong trường hợp này sự vật, hiện tượng biến đổi chậm hơn
- Sự thay đổi về chất dẫn tới sự thay đổi về lượng Chất mới xuất hiện
sẽ làm thay đổi kết cấu quy mô tồn tại của sự vật, làm thay đổi nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật
- Mọi sự vật, hiện tượng đều có sự thống nhất về chất; với sự tích lũy
về lượng khi vượt qua giới hạn nào đó gọi là điểm nút thì bước nhảy
7
Trang 9được hình thành và chất của sự vật, hiện tượng bắt đầu được thay đổi Khi chất được hình thành thì sẽ có tác động trở lại tới lượng của
sự vật, hiện tượng, quy định nên điểm nút và độ mới Quá trình đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng vận động, phát triển
⇨ Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng Sự thay đổi dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại với lượng dẫn đến sự thay đổi của lượng mới Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành cách thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên,
xã hội và tư duy
2 Ý nghĩa phương pháp luận
- Vì bất kì sự vật nào cũng có hai phương diện chất và lượng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau,
do đó trong nhận thức cần phải coi trọng cả hai chỉ tiêu, tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật
- Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại phản ánh cơ chế, cách thức của mọi quá trình phát triển
Đó là cơ sở phương pháp luận chung cho mọi cơ chế phát triển với các yêu cầu cơ bản như:
● Thứnhất, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết tích lũy về lượng để có biến đổi về chất; không được nôn nóng cũng như không được bảo thủ Bước nhảy làm cho chất mới
ra đời, thay thế chất cũ là hình thức tất yếu của sự vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng; những sự thay đổi về chất do thực hiện bước nhảy gây nên chỉ xảy ra khi lượng đã thay đổi đến giới hạn, tức là đến điểm nút, đến độ nên muốn tạo ra bước nhảy thì phải thực hiện quá trình tích lũy về lượng
Trang 10● Thứhai, khi lượng đã đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy
là yêu cầu khách quan của sự vận động của sự vật, hiện tượng; tư tưởng nôn nóng thường biểu hiện ở chỗ không chú ý thỏa đáng đến sự tích lũy về lượng mà cho rằng, sự phát triển của sự vật, hiện tượng chỉ là những bước nhảy liên tục; ngược lại, tư tưởng bảo thủ thường biểu hiện ở chỗ không dám thực hiện bước nhảy, coi sự phát triển chỉ là những thay đổi về lượng Do vậy, cần khắc phục cả hai biểu hiện trên
● Thứ ba, sự tác động của quy luật này đòi hỏi phải có thái độ khách quan, khoa học và quyết tâm thực hiện bước nhảy; tuy đều
có tính khách quan, những quy luật xã hội chỉ diễn ra thông qua hoạt động có ý thức của con người; do vậy, khi thực hiện bước nhảy trong lĩnh vực xã hội, tuy vẫn phải tuân theo điều kiện khách quan, nhưng cũng phải chú ý đến điều kiện chủ quan Nói cách khác, trong hoạt động thực tiễn, không những cần xác định quy mô và nhịp điệu bước nhảy một cách khách quan, khoa học, chống giáo điều, rập khuôn, mà còn phải có quyết tâm và nghị lực để thực hiện bước nhảy khi điều kiện đã chín muồi, chủ động nắm bắt thời cơ thực hiện kịp thời bước nhảy khi điều kiện cho phép, chuyển thay đổi mang tính tiến hóa sang thay đổi mang tính cách mạng
● Thứtư, quy luật yêu cầu phải nhận thức được sự thay đổi về chất còn phụ thuộc vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành
sự vật, hiện tượng; do đó, phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp để tác động vào phương thức liên kết đó trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật của chúng
3 Ví dụ vận dụng thực tiễn công tác
3.1 Sự khác nhau giữa môi trường đi học và đi làm
- Áp lực về công việc nhiều hơn đè nặng
9
Trang 11- Có trách nhiệm với công việc được giao, ý thức hoàn thành công việc đúng hạn
- Cạnh tranh với các công ty đối thủ, không ngừng nâng cao kiến thức mới
- Cần tìm tòi kiến thức mới, kiến thức mình chưa biết phải tự tìm tòi, học hỏi không có người hướng dẫn tận tình
- Luôn luôn học hỏi, tìm tòi, mở mang sự hiểu biết bản thân, cần nâng cao trình độ (bằng việc học lên thạc sĩ, tiến sĩ,…)
- Đòi hỏi mỗi cá nhân sẽ nghiêm ngặt về thời gian vào làm, nghỉ ngơi
và tan ca
3.2 Hình thức động cơ làm việc
- Việc xác định động cơ làm việc cho bản thân vô cùng quan trọng Trong môi trường các công việc đòi hỏi trình độ, học vấn cao thì động cơ chính là mồi lửa châm ngòi cho sức mạnh, niềm đam mê thăng tiến cao hơn cho mỗi cá nhân.Động cơ là kim chỉ nam xác định hành động và quy định thái độ của con người đối với hành động ấy
- Động cơ làm việc cần được xác định cụ thể gồm sự cạnh tranh, đam
mê sáng tạo, khao khát học hỏi, sự hỗ trợ và tương tác tích cực, cùng với tinh thần tự chủ và tự quản lý Đây là những yếu tố quan trọng giúp bản thân thành công trong công việc và đạt được mục tiêu cá nhân và chung của tổ chức
- Việc hình thành động cơ làm việc cần phải đi sâu vào tâm tư, tình cảm của cá nhân và tùy thuộc vào hoàn cảnh của cá nhân
3.3 Phương pháp làm việc hiệu quả, tối ưu
Sau khi hình thành động cơ làm việc thành công thì bước tiếp theo là xác định phương pháp làm việc hiệu quả Nếu phương pháp làm việc
Trang 12hiệu quả thì với động lực có sẵn từ trước sẽ giúp cá nhân phóng như bay về đích, luôn hăng say với công việc và có vị trí làm việc cao hơn
- Vận dụng quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng thành những
sự thay đổi về chất và ngược lại vào hoạt động tích lũy kiến thức, tích lũy kinh nghiệm phục vụ cho công tác
● Tri thức là hành trang không thể thiếu của mỗi người Từ khi sinh
ra, chúng ta đã tích lũy tri thức theo từng giai đoạn phát triển: từ những điều cơ bản nhất như ngôn ngữ, đồ vật, màu sắc,… đến những kiến thức về các lĩnh vực trong cuộc sống như văn học, toán học, lịch sử Đặc biệt là những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta được tiếp thu những tri thức cơ bản về cuộc sống trong lĩnh vực tự nhiên và xã hội Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cũng trang bị thêm cho mình những kiến thức thực tiễn, những
kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống sau này Tuy nhiên, 12 năm học trung học và phổ thông và những năm trên giảng đường đại học vẫn là thời điểm chúng ta trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất mà mỗi người đều phải biết trong xã hội ngày nay Nhưng khi đi ra làm việc đòi hỏi con người ta phải luôn luôn trong trạng thái học hỏi tiếp thu cái mới, trau dồi, bổ sung kiến thức còn thiếu Nếu không có tính tự giác tìm tòi, học hỏi chúng
ta sẽ không đủ kiến thức để phục vụ trong công tác của chúng ta
- Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng trong quá trình tích lũy kiến thức, tích lũy kinh nghiệm phục vụ công tác
● Quá trình học tập và phát triển của mỗi cá nhân thực sự là một hành trình dài và đầy thách thức Đúng như bạn đã mô tả, từ việc tích lũy tri thức và kinh nghiệm đến việc áp dụng chúng trong công việc và cuộc sống hàng ngày, mỗi bước di chuyển là một phần của quá trình chuyển hóa từ "lượng" sang "chất".Tích lũy tri thức và kinh nghiệm không chỉ xảy ra qua việc ngồi trong lớp học, mà còn thông
11