Do đó, đồ án này lần đầu tiên đề cập chi tiết việc vận dụng mô hình học tập trải nghiệm của Kolb vào hoạt động tổ chức sự kiện trước đó của SV để kiểm chứng tính hiệu quả của hoạt động t
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Hoạt động trải nghiệm
2.1.1 Trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “trải nghiệm theo nghĩa phổ biến nhất là bất kỳ một trạng thái nào có sắc thái cảm xúc được cá nhân cảm nhận, trải qua, và tích lũy thành phần (cùng với kiến thức, nhận thức ) trong đời sống tâm lý của mỗi người Theo nghĩa hẹp hơn, chuyên sâu hơn của tâm lý học, trải nghiệm là những dấu hiệu bên trong, giúp cá nhân nhận thức được ý nghĩa của các sự kiện đang diễn ra, chuyển thành ý kiến riêng của mình, và từ đó góp phần tự giác lựa chọn các động cơ cần thiết, điều chỉnh hành vi của cá nhân.”
Trải nghiệm luôn gắn liền với thực tiễn cuộc sống và các hoạt động của con người, đặc biệt là những điều kiện và hoàn cảnh mà con người trải qua Trải nghiệm có thể được xem như một hoạt động giáo dục, nơi mà cá nhân, dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau trong đời sống nhà trường và xã hội với vai trò chủ thể Qua đó, họ phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất tốt đẹp và khai thác tiềm năng sáng tạo của mình Nhà giáo dục không tổ chức hay phân công một cách trực tiếp mà chỉ hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát tập thể hoặc cá nhân tham gia, hoặc đảm nhận vai trò tổ chức hoạt động, giúp người học trở nên chủ động và tích cực trong các hoạt động
Hoạt động trải nghiệm bao gồm những trải nghiệm có mục tiêu và nội dung rõ ràng Nội dung được triển khai theo chủ đề phù hợp với từng cấp học, yêu cầu người tham gia phải tự giác, chủ động mới có thể đạt hiệu quả Các hoạt động được liên kết với nhau theo quy trình cụ thể và được thể hiện qua các kịch bản Sự thành công của kịch bản phụ thuộc vào mức độ tích cực của người chủ trì và người tham gia Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động rất đa dạng và phong phú, có thể kích thích sự hứng thú và tập trung sự chú ý của người học
Tài liệu tập huấn kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2015 [1] đã chỉ ra: “Trong hoạt động trải nghiệm, HS thực hành và áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã học trong các môn học, đồng thời tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức cũng như khả năng ứng dụng vào thực tiễn Khi được yêu cầu tham gia trải nghiệm, HS phải thực hiện các hoạt động và hoàn thành một sản phẩm, sản phẩm này Đồ án Tốt nghiệp
20 là kết quả của quá trình trải nghiệm Sản phẩm không theo bất kỳ khuôn mẫu nào, thể hiện sự sáng tạo của HS trong việc giải quyết vấn đề được đặt ra Với nội dung và hình thức như vậy, HĐTN đóng vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của HS” Địa điểm tổ chức HĐTN rất đa dạng, bao gồm trong và ngoài trường học như lớp học, thư viện, phòng đa năng, phòng truyền thống, khuôn viên trường, vườn trường, công viên, vườn hoa, bảo tàng, di tích lịch sử , các điểm tham quan, công trình công cộng, nhà thợ thủ công, làng nghề, cơ sở sản xuất hoặc các địa điểm bên ngoài nhà trường liên quan đến chủ đề của HĐTN
2.1.2 Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm Đặc điểm chính của HĐTN là mọi người tự nguyện trực tiếp tham gia vào các hoạt động khác nhau và tự mình trải nghiệm, trải nghiệm trong thực tế Họ năng động, chủ động và sáng tạo trong tương tác, giao tiếp với các nhóm, cá nhân và cộng đồng Nhờ đó, họ hiểu bản thân hơn và khám phá những khả năng tiềm ẩn của mình
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018) [2] nhận định rằng: ‘‘Trải nghiệm luôn bao gồm hai yếu tố không thể tách rời: hành động và xúc cảm Thiếu một trong hai yếu tố này sẽ không mang lại hiệu quả Kết quả của trải nghiệm là sự hình thành kinh nghiệm mới, năng lực mới, thái độ và giá trị mới…”
HĐTN đề cao vai trò chủ động của các thành viên tham gia, yêu cầu họ phải dồn hết tâm huyết và sự tập trung vào công việc Trong quá trình tham gia, họ không chỉ phải phát huy hết khả năng diễn xuất mà còn phải thể hiện cảm xúc của mình Điều quan trọng là phải nhấn mạnh đến các quy trình, hoạt động kỹ thuật và kết quả tổng thể
HĐTN thường được thiết kế theo các chủ đề cụ thể, trong đó nội dung chủ đề cần kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tế Mức độ yêu cầu của từng chủ đề cần được điều chỉnh thích hợp với khả năng, trình độ của người học, cũng như tùy theo điều kiện thực tế Quá trình thực hiện yêu cầu đảm bảo an toàn hoặc giám sát chặt chẽ để bảo vệ người học
2.1.3 Các hoạt động trải nghiệm trong môi trường học tập
Do đề tài tập trung về vấn đề giáo dục nên nhóm tập trung liệt kê đến các hoạt động về lĩnh vực giáo dục, phần lớn các trường có những hoạt động để rèn luyện kỹ năng, giáo dục
Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường (Diệp, B N ,2015) [8] gồm các hoạt động như sau: Đồ án Tốt nghiệp
Hoạt động câu lạc bộ (CLB ) bao gồm CLB họat động thực tế, CLB thể dục thể thao, CLB văn hóa nghệ thuật, CLB võ thuật, CLB học thuật, CLB trò chơi dân gian… Đây là cơ hội tuyệt vời để các HS/SV chia sẻ kiến thức và hiểu biết của mình về những lĩnh vực họ quan tâm Tham gia CLB giúp phát triển nhiều kỹ năng quan trọng như kỹ năng giao tiếp, lắng nghe và biểu đạt ý kiến, trình bày suy nghĩ và ý tưởng, viết, chụp ảnh, hợp tác và làm việc nhóm, cũng như ra quyết định và giải quyết vấn đề Nhờ các hoạt động của CLB, GV có thể hiểu và quan tâm đến nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng và mục đích của người học hơn CLB thường hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, thống nhất và có lịch trình sinh hoạt định kỳ
Tổ chức trò chơi là một cách hiệu quả để phát triển tư duy, tính sáng tạo, nhằm tăng hứng thú và dễ tiếp thu kiến thức mới Nó cũng giúp chuyển tải tri thức từ các lĩnh vực khác nhau và tạo môi trường thân thiện
Tổ chức diễn đàn cung cấp một nền tảng cho người học truyền tải ý kiến trực tiếp với bạn bè và những người xung quanh, giúp họ khẳng định vai trò và tiếng nói của bản thân Nó cũng giúp
GV nhận biết những vấn đề quan trọng và phản hồi từ người học, qua đó giúp họ hoạch định chính sách và phương án giáo dục thích hợp hơn
Trên sân khấu tương tác, các hoạt động được tổ chức nhằm giúp người học hiểu rõ hơn và phát triển khả năng suy nghĩ, đưa ra quan điểm và xử lý tình huống thực tế trong cuộc sống Qua việc tham gia, người học cũng có cơ hội rèn luyện kỹ năng như phát hiện vấn đề, phân tích tình huống, đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề, cũng như trau dồi khả năng sáng tạo và linh hoạt trong việc đối mặt với những thay đổi của cuộc sống
Học tập trải nghiệm
2.2.1 Định nghĩa học tập trải nghiệm
HTTN là việc học bằng cách trực tiếp tham gia vào các tình huống cụ thể, sau đó suy ngẫm và nhớ lại những gì đã quan sát, phân tích, đưa ra kiến thức mới dựa trên giả thuyết đã đưa ra và sau đó là áp dụng vào các tình huống khác HTTN tập trung vào chu trình khép kín từ tham gia trải nghiệm đến phản ánh, phân tích, và cuối cùng là vận dụng kiến thức Đây là cách để người học và các bên liên quan như nhà trường, gia đình, và xã hội tham gia vào việc xây dựng kiến thức, kinh nghiệm từ các tình huống ở thực tiễn , từ đó phát triển và thử nghiệm những kiến thức mới
Lý thuyết HTTN giải thích cách chúng ta học thông qua việc biến đổi kinh nghiệm thành tri thức Điều này nói về việc học từ trải nghiệm cá nhân theo hai cách chính: một là học từ Đồ án Tốt nghiệp
23 những trải nghiệm cụ thể, rời rạc và hai là xây dựng khái niệm trừu tượng Ngoài ra, lý thuyết cũng nói về việc chuyển đổi kinh nghiệm thông qua quan sát kết hợp suy ngẫm và thử nghiệm tích cực
HTTN có mối liên kết chặt chẽ giữa học qua trải nghiệm, học thông qua làm và học qua thực hành Học qua trải nghiệm giúp bạn tiếp cận kiến thức một cách sinh động và thú vị, giúp bạn học hỏi và phát triển kỹ năng một cách tự nhiên Học thông qua làm là khi bạn tự mình thực hành và trải nghiệm kiến thức, từ đó tự rút ra kinh nghiệm và hiểu biết mới Học thông qua thực hành là việc áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, giúp củng cố và mở rộng hiểu biết của bạn Hai phương thức học này có những điểm khác biệt, nhưng đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập Học qua làm nhấn mạnh vào thao tác kỹ thuật, trong khi học qua trải nghiệm tạo ra cảm giác, cảm xúc, suy ngẫm và nhiều trạng thái tâm lý khác Học qua làm và học qua thực hành đều là các giai đoạn quan trọng trong quá trình học từ trải nghiệm
2.2.2 Lợi ích của học tập trải nghiệm
Phương pháp học trải nghiệm đã được đề cập và nghiên cứu trong nhiều bài báo và nghiên cứu khoa học cả trong và ngoài nước, và được ứng dụng một cách hiệu quả trong việc phát triển năng lực của người học Trong một bài viết của trường Đại học Hải Dương [19], đã nhấn mạnh những điểm mạnh của phương pháp này: “Thông qua các hoạt động thực tế và hữu ích, phương pháp học trải nghiệm giúp học sinh xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc cùng hệ thống kiến thức cần thiết cho tương lai”
➢ Tăng tính chủ động, sáng tạo cho người học
Thông qua việc tham gia vào nhiều hoạt động trong nhiều vai trò khác nhau, từ vai trò trưởng BTC đến thành viên của các bộ phận trong sự kiện của CLB hoặc của trường
Tham gia vào những hoạt động như vậy là cơ hội tuyệt vời để người tham gia học được nhiều kỹ năng quản lý, giao tiếp và xử lý tình huống Cũng như hiểu rõ hơn về cách TCSK Khi đối mặt với những thử thách mới, các bạn sẽ phát triển khả năng thích ứng, tư duy sáng tạo linh hoạt và khả năng phân tích để tìm ra cách giải quyết vấn đề Sự tự chủ và sáng tạo sẽ được thể hiện rõ ràng khi các bạn tự mình làm việc và đương đầu với những thử thách
➢ Tăng khả năng ghi nhớ kiến thức Đồ án Tốt nghiệp
Phương pháp HTTN không chỉ giúp người học tập trung vào việc sử dụng nhiều giác quan để tiếp thu, ghi nhớ những thông tin mà còn giúp cho HS trực tiếp tham gia các HĐTN, bày tỏ ý kiến và thể hiện quan điểm của bản thân về các đề tài liên quan Điều này giúp người học cảm thấy thú vị và tập trung hơn vào học tập, giảm thiểu cảm giác chán nản trong quá trình học
➢ Tăng sự thú vị cho GV và người học
GV không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà trong phương pháp HTTN còn chuyển sang vai trò xây dựng, định hướng và hướng dẫn trong quá trình học Điều này giúp GV linh hoạt trong việc vận dụng phương pháp HTTN trong quá trình dạy học và giảm cảm giác buồn chán của HS do không có sự tương tác giữa người học và GV
➢ Tăng khả năng ứng dụng các kỹ năng vào thực tế
Phương pháp HTTN cũng giúp HS phát triển các kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết trình, giải quyết các tình huống phát sinh và những kỹ năng cần thiết để sinh tồn Những kỹ năng này được rèn luyện bởi các HĐTN, từ đó giúp HS áp dụng kiến thức vào thực tế một cách hiệu quả.
Mô hình học tập trải nghiệm của David A Kolb
David A Kolb - nhà lí luận giáo dục nổi tiếng người Mỹ, đặc biệt được biết đến với lý thuyết HTTN vào cuối thế kỷ XX Trong các nghiên cứu của mình, ông đã xây dựng sự kết nối giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa khái niệm trừu tượng và ví dụ cụ thể, cũng như giữa lĩnh vực cảm xúc và nhận thức thông qua một mô hình về quá trình HTTN
Mô hình HTTN của Kolb được coi là một trong những mô hình lý thuyết quan trọng và phổ biến nhất trong lĩnh vực giáo dục Ông Kolb đã đề xuất mô hình này vào năm 1984 và tiếp tục phát triển nó từ đó Mô hình này bao gồm bốn giai đoạn chính: trải nghiệm, phản ánh, suy nghĩ và thực hành, và tất cả các giai đoạn này đều liên quan đến tình huống học tập và nội dung môn học
Tuy vậy, để học tập hiệu quả theo mô hình này, quan trọng là người học phải hoàn thành toàn bộ chu trình học tập, vì không có giai đoạn nào có hiệu quả tương đương cả chu trình Kolb đã lấy cảm hứng từ các nhà giáo dục và nhà tâm lý học hàng đầu của thế kỷ 20 như Kurt Lewin, John Dewey và Jean Piaget để phát triển mô hình của mình Ông đã cố gắng tích hợp các chủ đề chung từ công trình của họ vào một khuôn khổ hệ thống, nhằm giải quyết những thách thức trong lĩnh vực học tập và giáo dục của thế kỷ 21 Điều này cho thấy sự liên kết và phát triển tiếp nối trong lĩnh vực giáo dục (Kolb, 1984)[15] Đồ án Tốt nghiệp
Theo Kim, O D T, (2019) [20] với bốn bước của chu trình HTTN - trải nghiệm, phản ánh, suy nghĩ và hành động - cung cấp một khung lý thuyết mạnh mẽ để hiểu và giải thích quá trình học tập của người học Mô hình này không chỉ giúp nhận biết và hiểu được trải nghiệm học tập mà còn hướng dẫn về cách tối ưu hóa trải nghiệm giáo dục bằng cách kích thích mọi giác quan và khuyến khích sự tương tác tích cực giữa trải nghiệm, phản ánh, suy nghĩ và hành động
Hình 2.3.1 Mô hình học tập trải nghiệm của David A Kolb
Giai đoạn 1: Trải nghiệm cụ thể là thời điểm người học tiếp xúc trực tiếp với những hoạt động và tình huống cụ thể, thực tế Ở giai đoạn này, người học sử dụng những kiến thức và kỹ năng có sẵn để thực hiện tình huống học tập Chính sự tham gia tích cực của người học, chất lượng của tình huống cụ thể và mức độ thực tế của trải nghiệm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của trải nghiệm học tập Điều này đặt nền tảng cho các giai đoạn tiếp theo của quá trình HTTN
Giai đoạn 2: Quan sát, đối chiếu, phản hồi: trong giai đoạn này, người học tiến hành quan sát, phân tích và đánh giá các sự kiện và tình huống dựa trên kinh nghiệm cá nhân của họ Họ cố gắng hiểu rõ hơn về những gì đang diễn ra bằng cách đối chiếu thông tin và dữ liệu từ trải nghiệm trước đó Qua đó, họ tìm kiếm nguyên nhân, bản chất của vấn đề và mối quan hệ giữa các yếu tố Quan sát, phân tích và phản hồi cũng giúp họ chia sẻ ý kiến, cảm xúc và tìm kiếm giải pháp để giải quyết vấn đề Quá trình này thường đi từ việc ghi nhận thông tin đến việc hiểu rõ hơn về nguyên nhân và mối quan hệ của vấn đề Đồ án Tốt nghiệp
Giai đoạn 3: Khái quát hóa trừu tượng: Khi người học tự xây dựng một tầm nhận thức mới dựa trên việc quan sát, suy tưởng và phản ánh sâu sắc về mọi thông tin Ở đây, họ tự tạo ra các khái niệm mới, hay một "lý thuyết mới" về nội dung liên quan Qua việc khái niệm hóa, những kinh nghiệm rời rạc trước đó sẽ được kết tinh thành tri thức có ý nghĩa Nếu thiếu giai đoạn này, những trải nghiệm chỉ là những thông tin rời rạc, không thể tạo thành tri thức có cấu trúc Giai đoạn này kết thúc bằng việc người học tự lập kế hoạch cho các nội dung học tập tiếp theo, chuẩn bị cho việc kiểm chứng và kết luận xem những khái niệm mới đó có đúng hay không
Giai đoạn 4: Còn được gọi là "thực hành chủ động": Ở giai đoạn này, người học áp dụng kiến thức và kinh nghiệm thu được để xử lý các tình huống học tập mới thông qua việc thực hiện các thử nghiệm trong thực tế Họ có xu hướng học từ những kinh nghiệm thực tiễn, sẵn lòng tham gia trải nghiệm và thực hành ngay những gì họ học được Họ cũng thích làm việc nhóm, lắng nghe ý kiến của người khác, và thử nghiệm nhiều phương án khác nhau trước khi đưa ra kết luận Điều này giúp họ phát triển kỹ năng thực hành và làm việc nhóm, cũng như làm giàu thêm kiến thức và hiểu biết của mình thông qua trải nghiệm thực tế
2.3.1 Ưu và nhược điểm của mô hình học tập trải nghiệm
➢ Ưu điểm của mô hình HTTN:
Theo Tổ chức Giáo Dục FPT [32], mô hình HTTN của David A Kolb mang lại nhiều lợi ích cho quá trình giảng dạy và học tập Việc kết hợp giữa giảng dạy truyền thống và học tập thực hành giúp người học vận dụng lý thuyết vào thực tế và trải nghiệm kết quả, từ đó nâng cao hiệu quả học tập Đồng thời, việc sử dụng nhiều công cụ giảng dạy song song và kết hợp với các phong cách ưu tiên khác nhau giúp tăng hứng thú học tập và đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của các đối tượng HS Những phong cách giảng dạy đa dạng như các chuyến đi thực tế, bài tập đóng vai, trò chơi tương tác trong lớp học, giúp tạo ra môi trường học tập đa dạng và phong phú, giúp người học tiếp xúc và học tập bằng nhiều hình thức khác nhau, từ đó tối ưu hóa quá trình học tập và nâng cao hiệu suất học tập
➢ Nhược điểm của mô hình HTTN:
Tổ chức Giáo Dục FPT [32] cũng đưa ra một số nhược điểm của mô hình HTTN:
Việc áp dụng mô hình HTTN có thể gặp phải một số khó khăn và hạn chế nhất định Đối với một số GV, việc thích ứng với các kỹ thuật học tập đa dạng trong một tình huống nhóm có thể gây Đồ án Tốt nghiệp
27 khó khăn, đặc biệt đối với những môn học có tính đặc thù như triết học, tâm lý học Đòi hỏi GV cần có kỹ năng và kinh nghiệm để thấu hiểu và tương tác với các đối tượng học sinh khác nhau, điều này đòi hỏi thời gian và nỗ lực để nắm bắt và áp dụng mô hình một cách hiệu quả
Ngoài ra, để áp dụng mô hình này một cách hiệu quả, GV cần phải có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về cách học của học sinh Điều này có thể đòi hỏi thời gian và công sức đầu tư vào việc nghiên cứu và thử nghiệm các phương pháp giảng dạy phù hợp Trong quá trình này, có thể xảy ra việc áp dụng những phương pháp không phù hợp với đối tượng học sinh, và đòi hỏi sự linh hoạt và điều chỉnh từ phía GV
Tóm lại, mặc dù mô hình HTTN mang lại nhiều lợi ích cho quá trình học tập, nhưng việc áp dụng nó cũng đòi hỏi sự linh hoạt, kiên nhẫn và nỗ lực từ phía GV để thích nghi và tối ưu hóa quá trình giảng dạy.
Tổng quan về Tổ chức sự kiện
2.4.1 Cơ sở lý luận về TCSK
Theo định nghĩa từ từ điển tiếng Việt, sự kiện là một sự việc quan trọng đang diễn ra, có ý nghĩa đối với đời sống xã hội Tuy nhiên, từ góc độ khác, theo Goldblatt [11] sự kiện là một thời điểm duy nhất trong thời gian, thường đi kèm với lễ và nghi thức để đáp ứng những nhu cầu cụ thể Anton Shone và Bryn Parry [30] định nghĩa sự kiện là hiện tượng phát sinh từ những dịp không thường xuyên, có mục tiêu giải trí, văn hóa hoặc cá nhân Trong lĩnh vực TCSK ở Việt Nam, người ta thường hiểu sự kiện là các hoạt động diễn ra trong các lĩnh vực như thể thao, thương mại, giải trí, lễ hội, hội thảo, hội nghị Tuy nhiên, việc định nghĩa hoạt động nào được coi là "sự kiện" vẫn còn phụ thuộc vào quan điểm và ngữ cảnh cụ thể
Có hai cách hiểu về "sự kiện" Một cách là nhìn vào những hoạt động lớn, quan trọng như hội nghị, SEAGAMES, cuộc thi hoa hậu toàn quốc Còn một cách khác là hiểu "sự kiện" gần với
"sự việc" hơn, bao gồm cả những hoạt động cá nhân, gia đình hoặc xã hội như đám cưới, sinh nhật
Theo Lưu, V N (2009) [24]: TCSK là sự kết hợp các hoạt động với việc sử dụng máy móc và công cụ lao động giúp chúng ta thực hiện các dịch vụ một cách hiệu quả, đảm bảo mọi công việc chuẩn bị và hoạt động sự kiện diễn ra đúng theo kế hoạch trong không gian và thời gian nhất định Quá trình này kéo dài từ việc chuẩn bị đến việc thực hiện trong không gian cụ thể, tất cả đều theo kế hoạch, kịch bản đã được chuẩn bị trước đó Quá trình này bao gồm việc sử dụng Đồ án Tốt nghiệp
28 máy móc, thiết bị để tạo ra sản phẩm cụ thể như phòng ở, thiết bị âm thanh, ánh sang, cũng như các dịch vụ như thiết kế thiệp mời, vận chuyển, lưu trú, nhằm phục vụ các hoạt động sự kiện và các hoạt động liên quan khác
Thế giới TCSK rất đa dạng, vì thế cách phân loại sự kiện cũng không kém phần phong phú Mỗi cách phản ánh một góc nhìn khác nhau của chuyên gia Theo Ágnes Raffay-Danyi, Ph.D [28], sự kiện thường được phân loại theo ba tiêu chí chính:
Thứ nhất là quy mô: Sự kiện được phân thành ba loại: lớn, vừa và nhỏ, dựa trên tầm cỡ của tính chất sự kiện
Thứ hai là hình thức: Có nhiều hình thức sự kiện đa dạng, từ lễ hội tôn giáo đến các sự kiện thương mại, giáo dục, chính trị
Thứ ba là mục đích: Mỗi sự kiện đều có một mục đích nhất định, có thể phân loại thành bốn loại: kỷ niệm, giáo dục và khoa học, tiếp thị, họp mặt Theo Joe Gold Blatt: “Tất cả các sự kiện nằm một trong bốn mục đích: kỷ niệm, giáo dục, tiếp thị, họp mặt Vì vậy, chúng ta có thể phân loại sự kiện thành bốn loại theo mục đích như sau: lễ kỷ niệm, sự kiện giáo dục và khoa học, sự kiện tiếp thị, sự kiện hội họp”
Lập kế hoạch sự kiện là bước cần thiết để đảm bảo sự thành công của một sự kiện Quy trình này có thể được chia thành ba giai đoạn chính: trước, trong và sau sự kiện Mỗi sự kiện đều có những đặc điểm riêng, và việc lập kế hoạch cẩn thận trước sự kiện là chìa khóa để tổ chức thành công một sự kiện
➢ Giai đoạn trước khi diễn ra sự kiện
Là giai đoạn quan trọng để chuẩn bị cẩn thận và tổ chức mọi công việc một cách hiệu quả Dưới đây là các bước cần thực hiện trong giai đoạn này:
Xác định chủ đề sự kiện: Chủ đề sự kiện quyết định hướng đi và nội dung của kế hoạch tổ chức Để chọn chủ đề phù hợp, người tổ chức cần tìm hiểu ý kiến của khách hàng và các yếu tố văn hóa địa phương Đồ án Tốt nghiệp
Lập kịch bản chương trình: Kịch bản chương trình là bản thiết kế về những hoạt động sẽ diễn ra trong sự kiện Đây là bước quan trọng nhất để đảm bảo sự kiện diễn ra một cách suôn sẻ và hấp dẫn
Phân công công việc: Để đảm bảo mọi công việc được thực hiện đúng và đủ, người tổ chức cần phân công công việc cho các thành viên trong nhóm tổ chức Việc này giúp tăng cường hiệu quả làm việc và đảm bảo mọi khía cạnh của sự kiện được quản lý tốt
Bằng cách thực hiện các bước này một cách kỹ lưỡng, người TCSK có thể chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để tổ chức một sự kiện thành công
➢ Giai đoạn Tổ chức sự kiện Đây chính là trọng tâm của một quy trình TCSK, mọi công tác chuẩn bị, lập kế hoạch,… tất cả những cố gắng của bao nhiêu con người đều nằm ở công tác tổ chức diễn ra sự kiện
- Chào đón khách mời, khai mạc sự kiện một cách chuyên nghiệp
- Quản lý và điều hành các hoạt động theo kịch bản đã được chuẩn bị sẵn
- Tổ chức phục vụ ẩm thực tại sự kiện nếu có trong kế hoạch
- Tổ chức các hoạt động giải trí như giao lưu văn nghệ, bốc thăm trúng thưởng để làm cho sự kiện thêm phần sinh động
- Tổ chức phục vụ lưu trú và vận chuyển cho khách mời trong suốt sự kiện nếu được yêu cầu
- Trong suốt quá trình diễn ra sự kiện, đội ngũ hậu cần và các bộ phận phụ trách như âm thanh, ánh sáng sự kiện sẽ hoạt động để đảm bảo mọi công việc diễn ra suôn sẻ Người TCSK sẽ điều hành, giám sát và quản lý mọi hoạt động một cách chặt chẽ để đảm bảo sự kiện thành công và làm hài người tham gia sự kiện cũng như khách mời
➢ Giai đoạn sau khi kết thúc sự kiện
• Thu dọn đồ đạc, vật dụng, thiết bị để trả lại mặt bằng
Khi các khách mời đã ra về thì lúc này BTC chương trình sẽ thực hiện quy trình hậu cần và thanh toán hợp đồng như sau:
Thu dọn và vệ sinh: Các vật dụng, công cụ, dụng cụ và thiết bị sử dụng trong sự kiện sẽ được thu dọn để trả về kho hàng Bộ phận vệ sinh sẽ làm sạch sân khấu và dọn dẹp các vật dụng dư thừa, rác để trả lại mặt bằng như trước khi TCSK Đồ án Tốt nghiệp
Đề cương chi tiết môn học TCSK ngành QTNH&DVAU
- Mô tả tóm tắt học phần Đồ án Tốt nghiệp
Sau khi học xong môn TCSK SV sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản về công tác TCSK như: Cách thức tổ chức, những yếu tố ảnh hưởng đến việc TCSK; việc lên kế hoạch, thực hiện, theo dõi, xử lý tình huống khi tổ chức một số sự kiện phổ biến trong lĩnh vực Kinh tế gia đình và những kỹ năng quan trọng cần thiết cho quá trình TCSK…
Bảng 2.2 Bảng mục tiêu học phần
MÔ TẢ MỤC TIÊU HỌC PHẦN CHUẨN ĐẦU
G1 Kiến thức xã hội: xu hướng phát triển thị trường sự kiện ngày nay
Kiến thức cơ bản về chuyên môn: sự kiện, TCSK, quy trình TCSK …
G2 Khả năng xây dựng kế hoạch, kịch bản sự kiện, dự trù kinh phí TCSK …
G3 Kỹ năng mềm cần có trong công tác TCSK 3.1, 3.2, 3.3
G4 Khả năng tổ chức một số sự kiện phổ biến trong chuyên ngành Kinh tế gia đình phù hợp nhu cầu xã hội và doanh nghiệp
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM DỰA TRÊN MÔ HÌNH HỌC TẬP DAVID A KOLB CHO MÔN HỌC TCSK
Nghiên cứu giai đoạn 1: Trải nghiệm cụ thể
Ở giai đoạn 1, người học phải được cung cấp đầy đủ kiến thức nền của môn TCSK Qua đó, họ bắt đầu tiếp xúc trực tiếp với một hoặc nhiều tình huống thực tiễn liên quan về TCSK Để diễn giải cho giai đoạn này, nhóm chúng tôi đưa ra phương pháp giảng dạy của giáo viên và học tập của SV:
Hoạt động người dạy Hoạt động người học
- GV cần phải đảm bảo rằng họ cung cấp đầy đủ kiến thức cơ bản về môn học cho SV thông qua các phương tiện giảng dạy trực tiếp, cung cấp tài liệu tham khảo và hướng dẫn cách học hiệu quả
- SV phải lĩnh hội hết các kiến thức của môn TCSK qua hình thức: lên lớp, làm bài tập, đọc các tài liệu mà GV đã cung cấp để tham khảo,…
- GV cần xây dựng những HĐTN tương ứng với các giai đoạn TCSK
- SV cần phải tham gia đầy đủ và hoàn thiện những công việc của Đồ án Tốt nghiệp
HĐTN do GV yêu cầu
- GV cần triển khai một hoặc nhiều
HĐTN cụ thể với các quy mô nhỏ hoặc quy mô lớn tùy theo điều kiện thực tế và giám sát, hướng dẫn SV thực hiện
- SV tích cực triển khai HĐTN và nghiêm túc thực hiện theo yêu cầu của
Nghiên cứu giai đoạn 2: Phản ánh qua quan sát
Ở giai đoạn 2 chính là giai đoạn rất quan trọng mà trong đó người dạy cần phải theo sát người học và người học cần phải tham gia vào hoạt động và sau đó có thể nhận thấy những sai sót trong quá trình diễn ra hoạt động Việc này đòi hỏi cần sự tham gia tích cực từ hai bên để đảm bảo rằng những kinh nghiệm rút ra được sẽ là bước đệm cho những phát triển tiếp theo Để diễn giải cho giai đoạn này, nhóm chúng tôi đã đưa ra các phương pháp sau đây:
Hoạt động người dạy Hoạt động người học
- GV cần hướng dẫn SV trong việc nắm vững kỹ năng xây dựng và triển khai kế hoạch để vận hành sự kiện hiệu quả nhất
- SV cần phải tiếp cận và tham gia vào việc xác định mục đích trải nghiệm hoạt động, khảo sát nhu cầu tham gia, địa điểm để tổ chức và cơ sở vật chất, ấn định thời gian trải nghiệm, xây dựng đội ngũ ban tổ chức, và lập kế hoạch về kinh phí tổ chức
- GV theo sát, hỗ trợ SV cân nhắc và quản lý các yếu tố quan trọng như khảo sát địa điểm tổ chức, đối tượng tham dự, thời gian tổ chức, ban tổ chức, nguồn lực kinh phí và nội dung chương trình
-SV dùng lượng kiến thức vốn có của mình để hiểu về vấn đề ảnh hưởng cho chương trình và tìm ra phương án phù hợp với chương trình Thậm chí SV có thể linh động đưa ra những phương án tức thời để đối phó với vấn đề phát sinh nhưng vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng sự kiện
- GV cần đảm bảo rằng SV có đủ thông tin và công cụ để có thể đánh giá tác động của hoàn cảnh thực tế đã ảnh hưởng đến hoạt động diễn ra chương trình, bao gồm điều kiện kinh tế, điều kiện giao thông, môi trường
- SV tham gia hoạt động, quan sát và suy ngẫm về các sai sót trong quá trình diễn ra, kết hợp với những kinh nghiệm sẵn có để có thể đưa ra nhận xét Bằng cách tích cực tham gia vào quá trình này, SV có thể phát triển kỹ Đồ án Tốt nghiệp
34 xung quanh và không gian tổ chức năng tự quản lý và độc lập giải quyết vấn đề.
Nghiên cứu giai đoạn 3: Khái quát hóa trừu tượng
Trong quá trình hướng dẫn và tham gia vào những hoạt động cụ thể trong học tập, GV và
SV đóng vai trò quan trọng trong việc cũng cố và phát triển những kỹ năng cần thiết để cung cấp thêm các kiến thức Việc xác định ưu điểm và nhược điểm của kế hoạch trong quá trình học của SV là một phần không thể thiếu Sự phối hợp chặt chẽ giữa người học và người dạy vô cùng thiết yếu để bảo đảm quá trình diễn ra theo hệ thống nhất định, đồng thời mang lại hiệu quả cao Vì vậy, nhóm chúng tôi đã đưa ra các vai trò và hoạt động của cả người dạy và người học ở quá trình được trình bày sau đây:
Hoạt động người dạy Hoạt động người học
- GV cần bám sát hoạt động của SV để giúp SV nhận thấy được ưu điểm và giúp SV tận dụng điểm mạnh để nâng cao chất lượng, hiệu quả của sự kiện cũng như: gợi mở các giải pháp để SV chủ động giải quyết tình huống
- SV tiến hành tự đánh giá các hoạt động như tìm hiểu bản chất và tình huống, quan sát và suy ngẫm về hoạt động đã trải qua, đưa ra phương án đề xuất và thử nghiệm cách hoạt động, liên kết với các kinh nghiệm đã có để hình thành kiến thức mới và phát triển
Giai đoạn này đã giúp đánh dấu sự trưởng thành ở nhận thức và đã củng cố những kinh nghiệm mới của SV.
Nghiên cứu giai đoạn 4: Thực hành chủ động
Giai đoạn này, người dạy phải hướng dẫn người học vận dụng các kinh nghiệm đã học trước đó để cũng cố và phát triển cá hoạt động tiếp theo Người học phải tận dụng những kinh nghiệm đã rút ra được để thực hành một hay nhiều hoạt động kế tiếp Trong đó người học và người dạy phải thực hiện trong việc hướng dẫn và hỗ trợ nhau trong quá trình này, từ những kết quả được phân tích đến việc điều chỉnh và cải thiện kế hoạch học tập Chúng tôi đã đề ra những hoạt động như sau:
Hoạt động người dạy Hoạt động người học
- GV tổng kết ưu và khuyết điểm - Tổng kết và rút kinh nghiệm cho bản Đồ án Tốt nghiệp
35 sau sự kiệu để người học bao quát vấn đề và rút kinh nghiệm thân
- Mở rộng kiến thức cho SV trong việc áp dụng kiến thức mới vào thực tế nhằm giúp việc học tập được hiệu quả
- Tham gia vào công việc thu thập dữ liệu và ý kiến từ sau sự kiện để tự đánh giá hoạt động tổ chức vừa qua
- GV cần tổ chức HĐTN mới - Tích lũy kinh nghiệm, đề xuất giải pháp để hoạt động hiệu quả hơn trong hoạt động trải nghiệm kế tiếp Đồ án Tốt nghiệp
CHƯƠNG 4: VẬN DỤNG MÔ HÌNH HỌC TẬP CỦA DAVID A KOLB VÀO MÔN
HỌC TCSK NGÀNH QTNH&DVAU
HĐTN “Giao lưu văn hoá ẩm thực Việt – Lào” được chọn như trải nghiệm quý báu cho SV ngành QTNH&DVAU và môn học TCSK Sự tương đồng văn hoá giữa hai nước cung cấp nền tảng lý tưởng cho việc khám phá và hiểu sâu hơn về đa dạng của ẩm thực truyền thống
Sự tham gia đa dạng của SV Lào không chỉ làm phong phú môi trường học tập mà còn tạo điều kiện cho sự trao đổi văn hoá và học hỏi giữa hai quốc gia Cơ sở vật chất và đầu tư kinh phí cần được chú trọng để đảm bảo sự kiện diễn ra một cách suôn sẻ và thành công Việc tham gia các môn chuyên ngành liên quan giúp SV hiểu rõ hơn về quy trình TCSK và mang lại trải nghiệm học tập thực tế và hữu ích
Khi TCSK này không áp dụng bất kỳ mô hình học tập nào khác ngoài việc vận dụng mô hình HTTN của David A Kolb nhằm kiểm định tính hiệu quả của chương trình Mô hình này tập trung vào quá trình học thông qua trải nghiệm, từ đó giúp phát hiện những sai sót trong quá trình dạy và học để họ có thể điều chỉnh hoạt động dạy và học để cải thiện chất lượng môn học và tối ưu hóa trải nghiệm của SV
Hình 4.1 Thành viên Ban tổ chức chương trình
TRẢI NGHIỆM MÔ HÌNH HỌC TẬP CỦA DAVID A KOLB VÀO MÔN HỌC TỔ CHỨC SỰ KIỆN (TCSK) NGÀNH QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG VÀ DỊCH VỤ ĂN UỐNG (QTNH&DVAU)
Thực nghiệm bước 1: Trải nghiệm cụ thể
Trong giai đoạn này, nhóm chúng tôi sẽ phân tích một hoạt động thực tế được tổ chức cho môn TCSK Đó là sự kiện “Giao lưu văn hoá ẩm thực Việt – Lào” được diễn ra vào 14h00 ngày 19 Tháng 11 năm 2023 tại sảnh Nhà hàng Cây đa trường ĐH SPKT
Hình 4.1.1 Sự kiện Giao lưu văn hoá Với thành phần BTC là SV lớp chúng tôi (20159A) với sự hướng dẫn của GV Phụ trách môn học
Trong quá trình TCSK, kiến thức môn học và HĐTN được diễn ra song song, GV đề cập đến các lý thuyết học tập để áp dụng trong chương trình và sinh tiếp tiếp thu để thực hiện lập kế hoạch chi tiết cho sự kiện, mỗi giai đoạn trong lý thuyết sẽ tương ứng với một công việc cụ thể để BTC xây dựng kế hoạch ẩm thực Việt – Lào
Trước khi sự kiện diễn ra BTC đã hoàn tất các công việc cụ thể theo đúng quy trình của TCSK gồm có:
• Xây dựng ấn phẩm truyền thông chèn hình ảnh vào
Tập thể lớp xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, nổi bật là chiếc logo công ty TNHH Ares Đồ án Tốt nghiệp
Logo được gắn từ cổng chào, trên background chào đón khách mời, đến trên nền sân khấu, các vật dụng như ly nước, thực đơn trên bàn tiệc, thực đơn quầy bánh, trên áo nhân viên…
Hình 4.1.4: Logo trên áo nhân viên Hình 4.1.5: Logo trên thực đơn
Hình 4.1.2: Logo ARES Hình 4.1.3: Logo trên ly Đồ án Tốt nghiệp
Hình 4.1.6: Logo trên background Đồ án Tốt nghiệp
• Công tác tri ân khách mời
Công tác quà tặng cho khách mời là một phần quan trọng trong việc TCSK hoặc chương trình Điều này không chỉ tạo ra ấn tượng tốt đẹp mà còn là một cách để tri ân và gửi đi thông điệp tôn trọng và sự quan tâm đến khách mời Nhận thấy được điều đó nhóm chúng tôi đã chuẩn bị quà tặng gửi tặng khách mời như sau:
Hình 4.1.7: Logo trên quà tặng Đồ án Tốt nghiệp
• Xây dựng thực đơn chương trình
Theo như thông tin đã được nhận từ bộ phận lễ tân với chủ đề là “Giao lưu văn hóa ẩm thức Việt – Lào” với số lượng là 50 khách Nên bộ phận bếp đã lên ý tưởng cho chủ đề này là 3 món Lào 1 món Việt và 1 món kết hợp của món ăn Việt – Lào.
Hình 4.1.8: Thực đơn bữa tiệc Đồ án Tốt nghiệp
• Thiết kế tiền sảnh Ý tưởng sắp xếp bàn ghế và không gian nhà hàng
Khi nhà hàng chúng tôi nhận được thông tin về sự kiện “Giao lưu văn hóa ẩm thực Việt – Lào” và kết hợp với lễ tri ân thầy cô Chúng tôi đã bắt đầu cho việc tìm hiểu về sự kiện, nắm được hết thông tin và hiểu được yêu cầu của khách hàng về sự kiện Chúng tôi bắt đầu lên ý tưởng cho không gian sự kiện, cách bày trí các khu vực và cách trang trí để sự kiện có thể thành công như khách hàng mong đợi Diện tích tiêu chuẩn của khu vực quầy bar và sảnh chiếm 60% diện tích của sảnh Diện tích bếp chiếm 30% Còn lại 10% là khu vực nhà vệ sinh
Hình 4.1.9: Sơ đồ layout nhà hàng ARES Các khu vực sẽ được phân bố theo sơ đồ bên dưới Diện tích của 1 bàn ăn dành cho 6 người là: 2m x 0,8m Khoảng cách từ sân khấu đến bàn ăn là: 1,6m Khoảng cách giữa hai bàn ăn với nhau là 0,8m và từ bàn ắn đến lối đi là 1m Sảnh tiệc gồm 6 bàn, 1 bàn dành cho 6 người Bàn 1, 2 dành cho khách VIP bao gồm thầy cô cơ hữu và nhà tài trợ, thầy cô khách mời
Trang trí layout nhà hàng
• Khăn trải bàn: màu đỏ đô kết hợp với màu của gỗ và màu trắng của ghế tạo nên một sự trang trọng và tao nhã
• Khăn ăn: màu trắng tạo nên sự tương phản với khăn trải bàn Ánh sáng: sẽ được phân bố theo như cách sắp xếp ở mục trên
• Hoa: chúng tôi chọn hoa hướng dương và hoa bi, chúng sẽ được đặt trên mỗi bàn ăn Đặt biệt sẽ có hai lãng hoa đặt trên sân khấu và ở cổng vào
• Khu vực quầy line bánh: được trưng bày các sản phẩm của nhà tài trợ và sản phẩm của nhà hàng
• Sân khấu: sẽ được đặt ở trung tâm
• Quầy lễ tân: sẽ được đặt ngay cửa ra vào để kiểm tra thông tin của khách hàng Đồ án Tốt nghiệp
• Sự kiện đã được diễn ra thành công với thành phần Khách mời hơn 10 người tham dự Món ăn được trang trí rất bắt mắt như sau:
Hình 4.1.11: Món ăn Việt Nam: lẩu cá thác lác
Hình 4.1.12: Món ăn Lào: Mốc Kai
Hình 4.1.12: Món ăn Lào: Lạp Hình 4.1.13: Món ăn Lào: Giỏi đu đủ Đồ án Tốt nghiệp
Hình 4.1.14: Món ăn Lào: Gỏi cuốn tóp mỡ
Thực nghiệm bước 2
Phản ánh qua quan sát
Trong quá trình vận hành thực tế, sự kiện phát sinh nhiều sai sót chủ quan và khách quan mà BTC SV không thể kiểm soát được Các sai sót này phần lớn xuất hiện trong quá trình vận hành thực tế và gần như không có trong lý thuyết môn học
Các sai sót của sự kiện “Giao lưu văn hoá ẩm thực Việt – Lào” mà BTC SV 20159A đã ghi nhận và liệt kê theo bảng sau đây:
Bảng 4.6 Những sai sót và lý do trong quá trình thực hiện thực tế
Giai đoạn Sai sót từ trải nghiệm thực tế Lý do từ trải nghiệm thực tế
Trước khi bắt đầu sự kiện Đón tiếp khách mời:
- Khách mời đến không đúng giờ, không đúng địa điểm
- BTC không nhận dạng được khách mời
- Thiệp không ghi chú nội dung quan trọng cho thông tin
- Khách quan từ khách mời
- BTC không tìm hiểu thông tin, hình ảnh của khách mời Đồ án Tốt nghiệp
- Chưa sắp xếp vị trí khách mời hợp lý
- Quá trình diễn chưa chưa đúng theo kịch bản
- BTC chưa nắm rõ quy trình để đề ra kịch bản hợp lý
- BTC nên lường rõ trước những phát sinh
- Thời gian chạy chương trình không đúng theo kịch bản chi tiết
- Quản lý thời gian không hiệu quả
- Nhân sự phân chia chưa hợp lý
- BTC lần đầu tiên va chạm
- Lực lượng BTC là SV nên chưa đủ kinh nghiệm
- Cơ sở vật chất, trang trí - Kinh phí còn hạn chế
- Không lưu trữ tài liệu đầy đủ
- BTC chưa nhận ra nội dung quan trọng của cuối chương trình Đồ án Tốt nghiệp
- Thiếu kế hoạch sau sự kiện - BTC không nắm rõ tầm quan trọng sau sự kiện
Thực nghiệm bước 3: Khái quát hóa trừu tượng
Từ những sai sót trên, BTC là SV cần rút ra những rút ra kinh nghiệm thực tế cho việc vận hành một chương trình và đưa ra những những phương án khắc phục các vấn đề vừa gặp phải sau chương trình cần tiến hành các khảo sát
Bảng 4.7 Những kinh nghiệm được đúc kết sau quá trình thực hiện
Giai đoạn Rút kinh nghiệm
Trước khi bắt đầu sự kiện
- Nắm rõ, tìm hiểu kỹ thông tin khách mời thật chu đáo
- Cần ghi rõ những thông tin cụ thể trên thiệp mời
- Xếp sơ đồ vị trí khách mời phù hợp
- BTC cần nắm quy trình để đề ra kịch bản hợp lý
- BTC cần liệt kê những phát sinh
- BTC cần đưa ra chương trình chi tiết cụ thể hơn và có dự trù thời gian hợp lý
- BTC là SV nên cần phân chia nhân sự hợp lý hơn để phù hợp với tính chất của sự kiện
- BTC cần đề xuất những phương án như gửi nhiều thư mời tài trợ, để có thêm nhiều kinh phí đầu tư cho chương trình Đồ án Tốt nghiệp
- BTC nên lưu trữ tài liệu tại thư mục cá nhân của mình để hỗ trợ cho các chương trình sắp sắp đến
- Thiếu kế hoạch sau sự kiện: Không có kế hoạch rõ ràng cho việc làm sau sự kiện có thể làm mất đi cơ hội để thực hiện một kế hoạch mới
Nhìn chung, SV có những phản hồi khá tích cực sau khi sự kiện “Giao lưu văn hóa ẩm thực Việt Lào” được diễn ra Kết quả dữ liệu thu thập từ trang Google Docs của 102 cá nhân SV ngành QTNH&DVAU thu thập trong số 43 SV tham gia sự kiện cho thấy được các nhóm thông tin như sau:
Biểu đồ 4.3.1 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm câu trả lời cho câu hỏi khảo sát “Bạn đã từng tham gia sự kiện giao lưu ẩm thực Việt Lào do SV ngành QTNH&AU tổ chức chưa ?”
Nhận xét: Dựa trên biểu đồ 4.3.1 tỉ lệ tham gia sự kiện giao lưu ẩm thực Việt Lào đạt tỉ lệ 42,2% người tham gia so với 57,8% người chưa từng tham gia Với sự trên lệch giá trị trên có thể thấy điểm cần được cải thiện hoạt động quảng bá và thu hút thêm sự quan tâm của sinh viên – giảng viên tại trường ở lần chương trình tiếp theo Đồ án Tốt nghiệp
Biểu đồ 4.3.2 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm câu trả lời cho câu hỏi khảo sát “Bạn vui lòng cho biết tại sao bạn biết đến sự kiện giao lưu văn hóa ẩm thực Việt Lào?”
Nhận xét: Điểm thành công của sự kiện nhờ sự ủng hộ tham dự của tham gia, cầu nối giữa sự kiện và người tham gia đến từ các phương thức tiếp cận Trong hình 4.3.2 thể hiện tỉ lệ phương thức tiếp cận của sự kiện đến người tham dự, chiếm tỉ lệ lớn nhất đến từ phương thức qua bạn bè đạt 62,8%, 27,9% biết qua thành viên BTC và 9,3% biết qua mạng xã hội trên tổng số 43 sinh viên tham dự sự kiện Giao lưu văn hoá ẩm thực Việt Lào Kết quả này chỉ ra vai trò quan trọng của mối quan hệ cá nhân trong việc thông báo và quảng bá sự kiện
Biểu đồ 4.3.3 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm câu trả lời cho câu hỏi khảo sát “Bạn là thành viên ban tổ chức hay là khách tham dự của sự kiện giao lưu văn hóa ẩm thực Việt - Lào?”
Nhận xét: Bảng trên mô tả phản hồi từ người tham gia sự kiện Giao lưu văn hoá ẩm thực Việt -
Lào về tư cách của họ trong sự kiện Theo bảng này: Đồ án Tốt nghiệp
- 53,5% là thành viên của Ban Tổ chức (BTC)
- 46,5% là khách tham dự sự kiện
Từ kết quả trên cho ta thấy sự đa dạng trong người tham gia, với một phần lớn là các thành viên của BTC, trong khi còn lại là khách tham dự
Biểu đồ 4.3.4 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm câu trả lời cho câu hỏi khảo sát “Bạn mong đợi gì trước khi tham gia sự kiện giao lưu văn hóa ẩm thực Việt – Lào?”
Nhận xét: Kết quả này cho thấy sự đa dạng trong mong đợi của người tham gia, từ việc thưởng thức ẩm thực đến việc học hỏi và giao lưu.
Biểu đồ 4.3.5 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm câu trả lời cho câu hỏi khảo sát “Bạn đánh giá gì về nội dung tổ chức và thiết kế trang trí sự kiện giao lưu văn hóa ẩm thực Việt - Lào?”
Nhận xét: Điều này cho thấy sự thành công và hiệu quả của việc áp dụng mô hình học tập của
David A Kolb trong tổ chức sự kiện này Đồ án Tốt nghiệp
Biểu đồ 4.3.6 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm câu trả lời cho câu hỏi khảo sát “Bạn có thấy bản thân được cập nhật những kiến thức hay kỹ năng gì mới sau sự kiện Việt Lào không?”
Nhận xét: Kết quả này cho thấy sự đa dạng trong việc người tham gia sự kiện nhận được những kiến thức và kỹ năng mới, đặc biệt là về văn hóa và ẩm thực, cũng như về chuyên ngành tổ chức sự kiện
Biểu đồ 4.3.7 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm câu trả lời cho câu hỏi khảo sát Đóng vai trò là người tham gia hoặc ban tổ chức chương trình giao lưu văn hóa ẩm thực Việt - Lào, bạn có những ý kiến đóng góp gì để cải thiện chất lượng các sự kiện do SV tổ chức trong tương lai? Nhận xét: Kết quả này cho thấy sự mong đợi và sẵn lòng hỗ trợ trong việc cải thiện chất lượng các sự kiện trong tương lai, nhưng cũng có một phần nhỏ không có ý kiến đóng góp Điều này có thể đề Đồ án Tốt nghiệp
51 xuất cần một cơ chế hoặc một phương tiện để khuyến khích sự tham gia và phản hồi tích cực từ mọi người tham gia
Thực nghiệm bước 4: Thực hành chủ động
Sau sự kiện Giao lưu Văn hoá Ẩm thực Việt – Lào, sự kiện kế tiếp đã được triển khai đó là cuộc thi Cấp khoa Đầu bếp Chay tài năng 2023 với thành phần BTC là SV của lớp
Hình 4.4.1 Hình ảnh Ban tổ chức và các thầy cô
Trước sự kiện, BTC đã tiến hành truyền thông rõ ràng đến SV đăng ký và kết quả là đã thu hút được hơn 30 đội thi tham dự
Nhờ vào việc học từ những thiếu sót từ sự kiện trước đó, BTC đã chuẩn bị kỹ lưỡng và TCSK một cách suôn sẻ Ở giai đoạn này, sự kiện “Giao lưu văn hóa ẩm thực Việt – Lào” đã thu hút sự chú ý, tham gia từ SV ngành QTNH&DVAU Tuy nhiên, BTC là SV đã gặp phải nhiều sai sót và đã rút ra được kinh nghiệm, từ đó đề xuất để nâng cao chất lượng và thu hút ngày càng nhiều
SV, cần có sự chủ động trong tổ chức và thiết kế sự kiện, cũng như đảm bảo nội dung phù hợp và cơ hội học hỏi thực tế Đồ án Tốt nghiệp
52 Điều quan trọng nhất là việc chuẩn bị kỹ lưỡng trước sự kiện, từ việc xác định rõ mục tiêu và đối tượng tham dự, đến việc lựa chọn địa điểm và thời gian tổ chức phù hợp Ngoài ra, việc tạo ra một kế hoạch quảng bá và tiếp thị hiệu quả sẽ giúp thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu và tăng cơ hội tham gia Chương trình đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách mời, BGK cuộc thi và các thí sinh tham gia Điều này không chỉ thể hiện sự đánh giá cao về chất lượng tổ chức mà còn tạo ra một môi trường tích cực và động viên cho tất cả mọi người tham gia.
Việc chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ giữa các nhóm tổ chức không chỉ tạo ra một môi trường hợp tác tích cực mà còn giúp nâng cao hiệu quả, chất lượng của sự kiện cuối cùng
4.5 Đánh giá về sự hài lòng của SV QTNH&DVAU đối với phong cách học tập kết hợp HĐTN
Bảng 4.5.1 Đã tham gia vào ban TCSK hoặc dự án chuyên ngành QTNH&DVAU chưa? Nếu đã từng thì đó là sự kiện gì? (Khảo sát vận dụng mô hình học tập của David A Kolb trong môn học
Bảng 4.5.2 Bạn có mong muốn được tham gia vào nhiều dự án hoặc hoạt động ngoại khóa chuyên ngành QTNH & DVAU không? (khảo sát vận dụng mô hình học tập của David A Kolb trong môn học TCSK ngành QTNH&DVAU)
Không có nhu cầu tham gia vì nội dung không phù hợp 29,4%
GV phụ trách môn học không chủ động tổ chức hoạt động ứng dụng 37,3%
Lý do khác (bận việc cá nhân, hiện đã đi làm, ) 4% Đồ án Tốt nghiệp
Bảng 4.5.3 Rào cản lớn nhất làm bạn hạn chế tham gia các hoạt động ngoại khóa hay sự kiện, dự án chuyên ngành QTNH&DVAU là gì? (Có thể chọn nhiều đáp án)? (khảo sát vận dụng mô hình học tập của David A Kolb trong môn học TCSK ngành QTNH&DVAU)
Môn Tổ chức dịch vụ ăn uống 77,5%
Hoá học thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm 1%
Lý do khác (bận việc cá nhân, hiện đã đi làm, ) 4%
Hầu hết các môn học chuyên ngành cần tăng cường ngoại khoá 1%
Bảng 4.5.4 Theo bạn, các môn học nào trong CTĐT ngành QTNH&DVAU cần tăng cường các hoạt động ngoại khóa hay sự kiện, dự án để SV nắm bắt kiến thức thực tế hơn (Có thể chọn nhiều đáp án)? (khảo sát vận dụng mô hình học tập của David A Kolb trong môn học TCSK ngành
Nội dung Tỷ lệ Đã từng 42,2%*
Bảng 4.5.5 Bạn thường mong đợi gì trước khi tham gia một sự kiện/ hoạt động ngoại khóa chuyên ngành QTNH&DVAU? (khảo sát vận dụng mô hình học tập của David A Kolb trong môn học
Nội dung Tỷ lệ Đồ án Tốt nghiệp
Kỹ năng cứng (Kiến thức chuyên ngành) 28,8
Kỹ năng mềm (Giao tiếp, giải quyết vấn đề, ) 67,8
Không học được kỹ năng gì 3,4%
Từ các bảng thống kê này, có thể nhận thấy rằng SV ngành QTNH&DVAU có nhu cầu và mong muốn tham gia các hoạt động ngoại khóa để nắm bắt kiến thức và kỹ năng thực tế Tuy nhiên, họ gặp nhiều rào cản trong việc thực hiện điều này, đặc biệt là về mặt thời gian và sự hợp tác từ phía giáo viên Các kết quả này có thể được sử dụng để cải thiện chương trình đào tạo và tăng cường sự kết nối giữa lý thuyết và thực tiễn trong ngành QTNH&DVAU. Đồ án Tốt nghiệp
CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN VÀ KẾT LUẬN
Mô hình Akolb được đề cập trong đề tài này chủ yếu là một hình thức để nhóm tác giả kiểm tra tính phù hợp của công tác đưa ra các hoạt động cụ thể của GV với khả năng nhận thức của SV ở các giai đoạn Sau khi ráp từng giai đoạn của mô hình A Klob với quá trình sự kiện “Giao lưu văn hóa ẩm thực Việt – Lào” và “Cuộc thi đầu bếp chay” đã diễn ra, nhóm tác giả nhận thấy:
Trên thực tế, việc tổ chức chương trình chỉ bám sát theo hướng dẫn của GV, khiến lý thuyết và thực hành diễn ra song song mà không có sự liên kết chặt chẽ, dẫn đến việc người học khó có thể tổng quan và hiểu sâu kiến thức Với mô hình HTTN của Kolb, việc triển khai môn học TCSK trong thời gian ngắn gặp nhiều khó khăn Để khắc phục những thiếu sót này và nâng cao hiệu quả dạy và học có thể thực hiện các bước sau:
Kết hợp giữa lý thuyết với thực hành có chủ đích: Thiết kế các bài giảng lý thuyết đi kèm với các bài tập thực hành liên quan ngay lập tức sau đó Điều này giúp sinh viên dễ dàng áp dụng kiến thức mới học vào thực tế, từ đó tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành
Tăng cường thời gian và phân bổ hợp lý: Kéo dài thời gian dành cho môn học TCSK để có thể triển khai mô hình HTTN của Kolb một cách đầy đủ Phân bổ thời gian hợp lý cho từng giai đoạn của mô hình: trải nghiệm cụ thể, quan sát phản chiếu, khái niệm hóa trừu tượng và thử nghiệm tích cực