Là một thành viên trong gia đình em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì trước những biến đổi đó để gia đình mình thực sự là một tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc và sự hài hòa trong
Trang 1BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-oOo -
BÀI TẬP LỚN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề tài: Phân tích những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay
Là một thành viên trong gia đình em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì trước những biến đổi đó để gia đình mình thực sự là một
tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc và sự hài hòa trong đời sống
cá nhân của mỗi thành viên
Sinh viên thực hiện: Vương Ngọc Bích
Mã sinh viên: 11220832
Lớp: Quản trị Marketing 64A
Hà Nội, 6/2023
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………
NỘI DUNG………
I Khái niệm về gia đình……….……
1 Sự biến đổi về quy mô, kết cấu của gia đình Việt Nam ………
1.1 Sự biến đổi về quy mô gia đình ………
1.2 Sự biến đổi về kết cấu gia đình ……….……
2 Sự biến đổi trong thực hiện các chức năng của gia đình ……….…
2.1 Sự biến đổi chức năng tái sản xuất con người ………
2.2 Sự biến đổi chức năng kinh tế, tổ chức tiêu dùng ………
2.3 Sự biến đổi chức năng giáo dục (xã hội hóa) ………
2.4 Sự biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm ………… …
3 Sự biến đổi trong các mối quan hệ gia đình ………
3.1 Sự biến đổi quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng ………
3.2 Sự biến đổi giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình ………
II TRÁCH NHIỆM CỦA BẢN THÂN TRƯỚC SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH………
III DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………
Trang 3MỞ ĐẦU
Có thể nói gia đình là vấn đề của mọi dân tộc và thời đại Gia đình là môi trường quen thuộc đối với tất cả mọi người khi bất cứ cá nhân nào cũng đều trực tiếp tham gia vào quá trình tạo lập, xây dựng gia đình Mỗi một gia đình được coi là một tế bào của xã hội, bao gồm nhiều lĩnh vực phong phú nhưng cũng rất phức tạp, đầy mâu thuẫn và biến động Do đó, gia đình là vấn đề trọng yếu mà các dân tộc trong mọi thời đại đều dành sự quan tâm sâu sắc đến Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa mà thực chất là chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp vụ và quản lý kinh tế xã hội Và cùng với sự phát triển về các mặt khác của xã hội, các vấn đề mới cũng đã nảy sinh, trong đó vấn đề gia đình với nhiều biến đổi phức tạp, bên cạnh những biến đổi tích cực thì gia đình Việt Nam ngày nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề mang tính tiêu cực do chịu sự chi phối lớn từ nền kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội của đất nước Xuất phát từ bối cảnh trên đặt ra câu hỏi: Thực trạng của gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới này như thế nào? Giải pháp xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam hiện nay? Với mục đích trả lời cho những câu hỏi trên, em chọn đề tài “ Phân tích vị trí của gia đình trong xã hội ? Là một thành viên trong gia đình em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì để làm cho gia đình mình thực sự là một tế bào tốt của xã hội, một tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc và sự hài hòa trong dời sống cá nhân của mỗi thành viên?”
Trang 4NỘI DUNG
I Khái niệm về gia đình
Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt, có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội C.Mác và Ph.Ăngghen, khi đề cập đến gia đình đã cho rằng:” hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó
là gia đình”
Cơ sở hình thành gia đình là hai mối quan hệ cơ bản, quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống
Trong gia đình, ngoài hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ với con cái, còn có các mối quan hệ khác, quan hệ giữa ông bà với cháu chắt, giữa anh chị em với nhau, giữa cô, dì, chú bác với cháu, quan hệ cha mẹ nuôi với con nuôi Các quan hệ này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và biến đổi, phát triển phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và thể chế chính trị - xã hội Như vậy, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng
cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình
I SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM
1 Sự biến đổi về quy mô, kết cấu của gia đình Việt Nam
1.1 Sự biến đổi về quy mô gia đình
Gia đình Việt Nam ngày nay có thể được coi là “gia đình quá độ” trong bước chuyển biến từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại “Gia đình đơn” (hay còn gọi là gia đình hạt nhân) đang trở nên rất phổ biến ở các đô thị và
ở cả nông thôn, thay thế cho kiểu “gia đình truyền thống” (gia đình bao gồm nhiều thế hệ cùng chung sống với nhau) từng giữ vai trò chủ đạo trước đây Như vậy, sự giải thể hình thái cũ và hình thành hình thái mới là một điều tất yếu
Quy mô gia đình ngày nay tồn tại theo xu hướng thu nhỏ hơn so với trước kia, số thành viên trong gia đình trở nên ít đi Nếu như gia đình truyền thống xưa có thể tồn tại đến ba, bốn thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà thì hiện nay, quy mô gia đình ngày càng được thu nhỏ lại Gia đình Việt Nam hiện đại chỉ có hai thế hệ cùng sống chung: cha mẹ - con cái, số con trong gia đình cũng không nhiều như trước,mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con, cá biệt còn số ít gia đình đơn thân, nhưng phổ biến nhất vẫn là loại gia đình hạt nhân quy mô nhỏ Mỗi thành viên trong gia đình đều muốn được có khoảng không gian riêng, thoải mái để làm những gì mình thích, không phải
Trang 5bận tâm đến sự nhận xét của người khác Do có công ăn việc làm ổn định, con cái đến tuổi kết hôn cũng không phải phụ thuộc kinh tế nhiều vào cha mẹ, từ đó sẽ nảy sinh
ra nhu cầu ở riêng cho thuận tiện về sinh hoạt Mặt khác, việc duy trì gia đình truyền thống sẽ kìm hãm sự tự do, làm cho cái tôi, cá tính riêng, năng lực của con người không có cơ hội phát triển, dẫn đến sự thiếu hụt về lực lượng nhân tài cho đất nước trong thời buổi công nghiệp hóa hiện đại hóa
Quy mô gia đình Việt Nam ngày càng được thu nhỏ, đáp ứng những nhu cầu và điều kiện thời đại mới đặt ra: Sự bình đẳng nam- nữ được đề cao hơn, cuộc sống riêng tư của con người được tôn trọng hơn, tránh được những mâu thuẫn trong đời sống gia đình truyền thống Sự biến đổi của quy mô gia đình cho thấy chính nó đang làm chức năng tích cực, thay đổi chính bản thân gia đình và đây là thay đổi hệ thống xã hội, làm cho xã hội trở nên thích nghi và phù hợp hơn với tình hình mới, thời đại mới
1.2 Sự biến đổi về kết cấu gia đình
Gia đình Việt Nam hiện đại có sự thay đổi về kết cấu so với gia đình ở thời kì phong kiến, người đàn ông làm trụ cột gia đình và có quyền quyết định toàn bộ các công việc quan trọng trong gia đình, trong khi đó, người phụ nữ phải nghe theo chồng, họ không hề có quyền đưa ra quyết định Nguyên nhân gây ra là do thời kì này
bị ảnh hưởng bởi nho giáo, người phụ nữ trong gia đình luôn phải tuân theo “ tam tòng tứ đức” Trong đó:
“Tam tòng”: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử Tức là khi ở nhà thì phải theo cha, lấy chồng thì phải theo chồng, chồng mất thì phải theo con trai Như vậy, dù ở hoàn cảnh nào người phụ nữ cũng chịu cảnh bị lệ thuộc và không có tiếng nói trong xã hội phong kiến
“Tứ đức”: Tứ đức là các tiêu chuẩn về vẻ đẹp của người phụ nữ xưa: công, dung, ngôn, hạnh Người phụ nữ phải biết khéo léo trong công việc; nhan sắc phải xinh đẹp; lời ăn tiếng nói phải biết đúng mực; phải biết nết na, thùy mị
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kết cấu gia đình thay đổi, ở thời kì này, sự bình đẳng giới giữa nam và nữ được nâng lên nhiều so với thời kỳ trước, người phụ
nữ được giải phóng khỏi những “xiềng xích vô hình” của xã hội cũ Một minh chứng
rõ ràng đó là chế độ hôn nhân một vợ một chồng thay vì đàn ông năm thê bảy thiếp Vậy nên quyền quyết định trong gia đình sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn
Họ ngày càng được đối xử bình đẳng hơn và có nhiều điều kiện để phát triển, nâng cao vị thế xã hội của mình; vai trò của họ trong cuộc sống, trong sản xuất, ngày càng trở nên quan trọng hơn, gánh nặng gia đình cũng dần được chia sẻ từ hai phía Bình đẳng giới nói riêng và bình đẳng nói chung được tôn trọng làm cho mỗi người được tự do phát triển mà không phải chịu nhiều ràng buộc bởi các định kiến xã hội truyền thống
Trang 6Ngoài ra, ở thời kỳ này, các “gia đình khuyết” trở nên phổ biến hơn so với thời kỳ trước Một gia đình khuyết tức là gia đình không có đầy đủ cả bố mẹ và con cái Kết cấu của gia đình khuyết có thể thiếu đi bố hoặc mẹ, kiểu gia đình khuyết này là gia đình đơn thân Còn một loại gia đình khuyết khác đó là gia đình có vợ chồng nhưng không thể sinh con hoặc không có ý định sinh con vì một lý do nào đó
2 Sự biến đổi trong thực hiện các chức năng của gia đình
2.1 Sự biến đổi chức năng tái sản xuất con người
Sự biến đổi chức năng tái sản xuất con người vai trò gia đình trong việc đáp ứng nhu cầu tình dục rõ ràng là giảm đi trong bối cảnh xã hội đang hàng ngày thay đổi, kể
cả trong nước và trên thế giới, khi quan niệm về quan hệ tình dục trước hôn nhân và ngoài hôn nhân không còn khắt khe như trong các xã hội truyền thống
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, người phụ nữ không lấy chồng nhưng có con thường phải chịu sự lên án gay gắt của xã hội, cộng đồng và gia đình
Hiện nay, hôn nhân vẫn là quyết định hệ trọng trong cuộc đời của người phụ nữ Tuy vậy, cùng với sự tiếp nhận văn hóa phương Tây cộng với quyền cá nhân ngày càng được pháp luật bảo vệ, người phụ nữ ngày càng có quyền quyết định việc kết hôn và
có con Quyền làm mẹ không chỉ thể hiện sự biến đổi trong nhận thức mà còn là biểu hiện của sự nhân văn trong bảo vệ quyền của phụ nữ
Ở Việt Nam đã và đang thực hiện kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến
2 con vừa đảm bảo được sức khỏe cho mẹ lại đảm bảo được chất lượng về cuộc sống cho gia đình và có điều kiện chăm sóc, dạy bảo các con Quy mô gia đình ngày nay tồn tại xu hướng thu nhỏ so với trước kia, số thành viên trong gia đình trở nên ít đi Gia đình Việt Nam hiện đại chỉ có hai thế hệ là cha mẹ và con cái, số con trong gia đình cũng không nhiều như trước
Đối với gia đình truyền thống, chức năng sinh sản là chức năng đầu tiên và quan trọng nhất, tuy nhiên, hiện nay tại TP.HCM, chức năng này không phải quan trọng nhất, thực tế cho thấy ở địa phương này, mức sinh giảm nghiêm trọng ở các cặp vợ chồng Nguyên nhân của vấn đề này do áp lực của cuộc sống công nghiệp, công việc, kinh tế gia đình làm xuất hiện xu hướng kết hôn muộn, sinh con muộn, sinh ít và không muốn sinh con ngày càng gia tăng Chính vì vậy có thể nói, chức năng kinh tế đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các gia đình hiện đại
2.2 Sự biến đổi chức năng kinh tế, tổ chức tiêu dùng
Vai trò gia đình trong tổ chức lao động ở các vùng nông thôn ngày càng bị hạn chế trong những điều kiện dân số ngày càng đông, đất đai canh tác ngày càng bị thu hẹp
Trang 7Sự dôi dư lao động ngày càng nhiều đã đẩy một tỷ lệ lớn những người trong độ tuổi lao động đi tìm kiếm công việc ở bên ngoài, đi tới các khu công nghiệp hay ra thành phố Ở thành phố Hà Nội hiện nay, ước tính có khoảng 80- 85.000 phụ nữ từ các vùng nông thôn ra làm nghề giúp việc gia đình Từ đó, gia đình dần mất đi vai trò của đơn vị sản xuất và vai trò là đơn vị tiêu dùng ngày càng thể hiện rõ ràng hơn (Theo
“Chức năng gia đình và sự biến đổi từ tiếp cận lý thuyết cấu trúc chức năng”, số 7- 2018) Một nghiên cứu của nhóm tác giả Đặng Thị Ánh Tuyết, Hà Việt Hùng và Phan Thuận (2016) cho thấy, trong quá trình hiện đại hóa, các chức năng gia đình đang thay đổi khá mạnh mẽ, trong đó sự biến đổi chức năng kinh tế của gia đình đã dẫn tới
sự thay đổi các chức năng khác của gia đình
Khi bước sang xã hội công nghiệp hiện đại, gia đình có thay đổi nhanh chóng Gia đình không còn thực hiện nhiều chức năng như trước nữa, mà có sự chuyển giao bớt các chức năng của gia đình cho các thể chế khác Gia đình mất đi nhiều chức năng và các thành viên của gia đình tham gia vào tất cả những chức năng của gia đình, nhưng với tư cách cá nhân, không phải với tư cách thành viên gia đình Một đặc điểm nổi bật trong biến đổi gia đình ở các xã hội công nghiệp hóa là sản xuất tách rời khỏi nhà
ở, các thành viên gia đình rời nhà đi làm để kiếm thu nhập mua các hàng hóa mà trước kia gia đình có thể sản xuất được
Chức năng kinh tế của gia đình ở mỗi chế độ xã hội đều có nội dung khác nhau Trong xã hội phong kiến, mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế, còn hiện nay, gia đình không còn là một đơn vị kinh tế nữa, mà chức năng kinh tế chủ yếu của gia đình là tổ chức đời sống của mọi thành viên trong gia đình, thỏa mãn những nhu cầu về vật chất
và tinh thần của các thành viên trong gia đình, Với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường thì kinh tế gia đình chiếm một tỷ trọng đáng kể và có vai trò quan trọng đối với đời sống gia đình, do vậy đây cũng là một chức năng chủ yếu của gia đình
2.3 Sự biến đổi chức năng giáo dục (xã hội hóa)
Chức năng giáo dục của gia đình là chức năng xã hội quan trọng của gia đình nhằm tạo ra người con hiếu thảo, người công dân có ích cho xã hội bởi gia đình là trường học đầu tiên, cha mẹ là những người thầy cô giáo đầu tiên trong cuộc đời mỗi con người Do đó nội dung của giáo dục gia đình cũng phải toàn diện bao gồm cả tri thức, kinh nghiệm, đạo đức, lối sống, ý thức cộng đồng, cách cư xử
Sự phát triển của nền kinh tế trong mỗi giai đoạn lịch sử luôn có những tác động tới các yếu tố xã hội khác Đối với việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình, có thể thấy sự khác biệt rõ rệt giữa giai đoạn hiện nay và giai đoạn phong kiến khi trình
độ kinh tế-xã hội có sự khác biệt đáng kể Nền kinh tế thị trường đã tạo cơ hội cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình có điều kiện tích lũy, làm giàu và tự do đầu tư vào các hoạt động theo nhu cầu Nhờ đó chức năng giáo dục của gia đình được cải thiện đáng kể
Trang 8Trong gia đình con trai và con gái đều được tới trường học tập và được chuẩn bị cơ
sở vật chất cần thiết cho việc thực hiện giáo dục tại gia đình
Sự phát triển của khoa học, công nghệ tạo điều kiện để con người có cơ hội tiếp xúc với các ứng dụng mới Sự phổ biến internet, điện thoại di động đã có những tác động không nhỏ tới việc giáo dục nói chung và giáo dục tại gia đình nói riêng Điều này đã giúp việc thực hiện chức năng giáo dục ngày càng mở rộng, việc học tập và thiết bị kết nối dễ dàng hơn
Về mặt chính trị, sự ổn định của môi trường chính trị là một yếu tố góp phần phát triển mọi mặt của giáo dục Khi môi trường sống có trật tự, ổn định thì việc thực hiện các chức năng của gia đình, trong đó có chức năng giáo dục sẽ được đầu tư hơn về mặt thời gian, công sức, qua đó sẽ thu được những hiệu quả như mong đợi
Về ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, sự tác động của phong tục, tập quán có những ảnh hưởng nhất định đối với đời sống Trong thời kỳ phong kiến, do ảnh hưởng sâu đậm của tư tưởng Nho giáo nên trong gia đình, sự giáo dục thường được thực hiện bởi người đàn ông – người giữ vai trò gia trưởng Điều này đã hạn chế sự hiểu biết của mỗi cá nhân đối với các vấn đề xã hội bên ngoài gia đình Ngày nay, với việc tăng cường quyền bình đẳng giới, trong gia đình và ngoài xã hội người phụ nữ được tôn trọng và được trao quyền nhiều hơn, cả trong giáo dục con cái
Việc pháp luật ghi nhận trách nhiệm giáo dục con cái là của cha mẹ và quyền lợi của trẻ em trong gia đình là cơ sở pháp lý đảm bảo việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình Các quy định trong Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Giáo dục cho thấy mối quan hệ giữa gia đình và pháp luật về việc giáo dục mỗi cá nhân – công dân Nói cách khác, việc thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục trong gia đình cũng chính là một trong các cách nhằm thực hiện chức năng giáo dục của gia đình
2.4 Sự biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm
Trong số các giá trị đạo đức, tâm lý, tình cảm của gia đình, giá trị chung thủy là giá trị rất được coi trọng trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được người dân đánh giá cao nhất, sau đó là đến các giá trị tình yêu thương, bình đẳng, có con, chia sẻ việc nhà, hòa hợp, có thu nhập Theo kết quả khảo sát từ Trần Thị Minh Thi (2019) “Các giá trị
56,7% coi chung thủy là “rất quan trọng” trong hôn nhân Đồng thời, nghiên cứu cho thấy hiện tượng bảo lưu những tiêu chuẩn kép khắt khe với phụ nữ và xu hướng
vị tha hơn cho nam giới trong vấn đề chung thủy (giá trị “chung thủy quan trọng hơn với phụ nữ” có tỷ lệ đồng ý cao là 66,2%) Điều này cho thấy, chung thủy vẫn là
Trang 9thước đo phẩm giá của người phụ nữ khi họ được kỳ vọng là nhân tố giữ gìn cho sự
êm ấm, tốt đẹp của gia đình và xã hội
Hiêṇ nay, các gia đình ngày càng nhận thức cao về tầm quan trọng của trách nhiệm, chia sẻ trong đời sống gia đình Đó là viêc Ÿ chia sẻ những mối quan tâm, lắng nghe tâm tư, suy nghĩ của các thành viên trong gia đình Các gia đình có mức độ hiện đại hóa càng cao, mang nhiều đặc điểm hiện đại, như sống ở đô thị, có việc làm, có học vấn cao, mức sống cao, các khu vực kinh tế phát triển hơn thì các giá trị chia sẻ và trân trọng càng được các cặp vợ chồng thể hiện rõ Tuy nhiên thực tế cho thấy, người phụ nữ vẫn chưa bình đẳng thực sự với nam giới, thể hiện trong tỷ lệ được người chồng chia sẻ, lắng nghe tâm tư và chia sẻ suy nghĩ
3 Sự biến đổi trong các mối quan hệ gia đình
3.1 Sự biến đổi quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng
Trong thực tế, hôn nhân và gia đình Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức, biến đổi lớn Dưới tác động của cơ chế thị trường, khoa học công nghệ hiện đại, toàn cầu hóa các gia đình phải gánh chịu nhiều mặt trái như: quan hệ vợ chồng - gia đình lỏng lẻo; gia tăng tỷ lệ ly hôn, ly thân, ngoại tình, quan hệ tình dục trước hôn nhân và ngoài hôn nhân, chung sống không kết hôn Đồng thời, xuất hiện nhiều bi kịch, thảm án gia đình, người già neo đơn, trẻ em sống ích kỷ, bạo hành trong gia đình, xâm hại tình dục Ví dụ: Cha đẻ hãm hiếp, cưỡng bức con ruột có thai Hệ lụy
là giá trị truyền thống trong gia đình bị coi nhẹ, gia đình truyền thống bị phá vỡ, lung lay và hiện tượng gia tăng dân số hộ gia đình đơn thân, độc thân, kết hôn đồng tính, sinh con ngoài giá thú Ngoài ra, sức ép từ cuộc sống hiện đại (công việc căng thẳng, không ổn định, di chuyển nhiều ) cũng khiến cho hôn nhân trở nên khó khăn với nhiều người trong xã hội Ví dụ: Có những người bận kiếm tiền đến nỗi không thiết tha gì đến việc lấy vợ, lấy chồng
Trong gia đình truyền thống, người chồng là trụ cột của gia đình, mọi quyền lực trong gia đình đều thuộc về người đàn ông Người chồng là chủ sở hữu tài sản của gia đình, người quyết định các công việc quan trọng của gia đình như: đất đai, nhà cửa, cưới xin v.v
Trong gia đình Việt Nam hiện đại, ngoài mô hình người đàn ông - người chồng làm chủ gia đình ra thì còn có ít nhất hai mô hình khác cùng tồn tại Đó là mô hình người phụ nữ - người vợ làm chủ gia đình và mô hình cả hai vợ chồng cùng làm chủ gia đình Người chủ gia đình được quan niệm là người có phẩm chất, năng lực và đóng góp vượt trội, được các thành viên trong gia đình coi trọng Ngoài ra, mô hình người chủ gia đình phải là người làm ra được tài chính, tức là kiếm được nhiều tiền cho thấy một đòi hỏi mới về phẩm chất của người lãnh đạo gia đình trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế
Trang 103.2 Sự biến đổi giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình
Những biến đổi trong mối quan hệ vợ chồng hiện nay dẫn đến mâu thuẫn và đấu tranh giữa các giá trị, chuẩn mực văn hóa truyền thống với các giá trị, chuẩn mực văn hóa hiện đại Quá trình đó đòi hỏi phải xác lập những giá trị, chuẩn mực văn hóa mới trong quan hệ vợ chồng phù hợp với sự phát triển kinh tế, pháp luật, đạo đức trong xã hội mới để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bảo đảm sự kết hợp hài hòa lợi ích giữa cá nhân, gia đình và xã hội
Trong gia đình truyền thống, cha mẹ có uy quyền tuyệt đối với con cái và con cái phải có bổn phận phục tùng uy quyền của cha mẹ Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, người ta ít đề cập tới trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái nhưng lại nhấn mạnh tới bổn phận của con cái đối với cha mẹ Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này bắt nguồn từ quan niệm đạo Hiếu truyền thống, quan niệm này đòi hỏi con cái phải thành kính và phụng dưỡng cha mẹ Trong khi đó, với quan niệm “trời sinh voi thì trời sinh cỏ”, cha mẹ có thể sinh nhiều con cái nhưng trách nhiệm, nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục không phải lúc nào cũng đi cùng Thậm chí, không ít gia đình, trẻ em bị
“đánh cắp” tuổi thơ, phải lao động nặng nhọc, phải gánh nặng các bổn phận và trách nhiệm, phải có “hiếu” đối với cha mẹ
Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái hiện nay, có một xu hướng đảo ngược
so với truyền thống Nếu như trong gia đình truyền thống, mối quan hệ giữa cha mẹ
và con cái được nhấn mạnh theo nguyên tắc: quyền của cha mẹ và bổn phận của trẻ
em, thì trong gia đình hiện nay nguyên tắc đó được nhấn mạnh theo chiều hướng ngược lại, đó là: quyền của trẻ em và bổn phận của cha mẹ Hiện nay, vai trò giáo dục và kiểm soát con cái của cha mẹ trong gia đình ngày càng mờ nhạt Hiện tượng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, đặc biệt do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây
và sự tác động của chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước nên quyền trẻ em được coi trọng mà trong gia đình thì cha mẹ phải là người đầu tiên gương mẫu thực hiện quyền đó Việc công nhận quyền trẻ em đã làm thay đổi căn bản những giá trị, chuẩn mực văn hóa trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái Như vậy, có thể thấy không phải cha mẹ hiện nay muốn từ bỏ quyền kiểm soát trẻ em mà chính là do thời đại mới đã không chấp nhận để cha mẹ kiểm soát trẻ em theo các chuẩn mực truyền thống Đó là sự khủng hoảng của thiết chế gia đình trong việc kiểm soát trẻ em hiện nay Đánh giá một cách khách quan, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế thị trường
đã tác động toàn diện đến gia đình hiện nay
Trước hết, về phía trẻ em, môi trường sinh hoạt, học tập của trẻ em được mở rộng nên tất yếu dẫn đến sự giảm sút vai trò của cha mẹ trong việc kiểm soát con cái Nếu trong gia đình truyền thống, không gian sinh sống của trẻ em chủ yếu bó hẹp trong phạm vi hẹp, mọi hành vi của trẻ em đều được kiểm soát bởi gia đình, họ hàng và