1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận Đặc Điểm tâm lý của phạm nhân và tập thể phạm nhân trong quá trình cải tạo

27 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc điểm tâm lý của phạm nhân và tập thể phạm nhân trong quá trình cải tạo
Tác giả Nguyễn Bảo Thụy Khanh, Nguyễn Đăng Khoa, Võ Thị Diễm Phúc, Nguyễn Quỳnh Như, Đinh Thị Phương Thuỳ, Trần Thị Cẩm Tú, Nguyễn Thị Lan Tường, Phan Thị Tường Vy
Người hướng dẫn PGS.TS Phan Thị Tố Oanh
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 644,68 KB

Nội dung

Đặc điểm của hoạt động giáo dục Mục đích của hoạt động giáo dục trong giai đoạn cải tạo nhằm giáo dục, nângcao nhận thức cho phạm nhân để họ không tái phạm sau khi chấp hành án.. Đ

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

 BỘ MÔN: TÂM LÝ HỌC TƯ PHÁP

TÊN TIỂU LUẬN:

ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA PHẠM NHÂN

VÀ TẬP THỂ PHẠM NHÂN TRONG QUÁ

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

 BỘ MÔN: TÂM LÝ HỌC TƯ PHÁP

TÊN TIỂU LUẬN:

ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA PHẠM NHÂN VÀ

TẬP THỂ PHẠM NHÂN TRONG QUÁ TRÌNH

Trang 3

DANH SÁCH, NHIỆM VỤ PHÂN CÔNG VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THÀNH

VIÊN THEO NHÓM:

Thời gian thực hiện

Kết quả thực hiện

Đánh giá thang điểm 10

1 Nguyễn Bảo ThụyKhanh 21076081 Làm nội dungphần 1.1 và

1.2.1

Từ 28/01 đến 06/02

Đạt 8.5

2 Nguyễn Đăng Khoa 21041251 Tổng hợp wordcho bài tiểu

luận, làm PPT.

Từ 28/01 đến 25/02

3 Võ Thị Diễm Phúc 21045591 Viết kết luận.

Từ 28/01 đến 06/02

4 Nguyễn QuỳnhNhư 21040571 phần chương 3.Làm nội dung

Từ 28/01 đến 06/02

5 Đinh Thị PhươngThuỳ 21069861

Làm nội dung phần 1.2.2 và 1.2.3;

Thuyết trình.

Từ 28/01 đến 06/02

6 Trần Thị Cẩm Tú 21068951

Phân công giám sát công việc, làm nội dung phần chương 2, tổng hợp word, soạn biên bản họp nhóm.

Từ 28/01 đến 25/02

7 Nguyễn Thị LanTường 21018621 Viết mở đầu vàthuyết trình

Từ 28/01 đến 06/02

Đạt 8.5

8 Phan Thị Tường Vy 21018791 Làm nội dungphần 1.3.1 và

1.3.2

Từ 28/01 đến Đạt 8.5

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại họcCông Nghiệp TP.HCM đã đưa môn học Tâm lý học tư pháp vào chương trình giảngdạy Đặc biệt, nhóm em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên bộ môn PGS.TS cô Phan Thị

Tố Oanh đã luôn đồng hành giảng dạy giải đáp những thắc mắc, truyền đạt những kiếnthức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua và xin gửi lời cảm ơnsâu sắc đến tập thể lớp DHLQT17B đã đồng hành và giúp đỡ nhóm của chúng mình vàgửi lời cảm ơn đến các thành viên trong nhóm vì đã luôn nỗ lực học tập và hoàn thiệnnhững nội dung phân công đúng hẹn Trong khoảng thời gian vừa qua sau nhiều tuầntham gia lớp Tâm lý học tư pháp của cô, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiếnthức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiếnthức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước trên con đường tương lai sau này

Bộ môn Tâm lý học tư pháp là môn học thú vị và bổ ích Đảm bảo cung cấp đủkiến thức chuyên môn, gắn liền quá trình học tập của sinh viên Khoa Luật Tuy nhiên,bên cạnh đó vì vốn kiến thức, kỹ năng của chúng em còn nhiều hạn chế và khả năngtiếp thu thực tế còn nhiều hạn chế Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng có lẽ bàitiểu luận của chúng em khó tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chínhxác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của nhóm em được chính xác vàhoàn thiện hơn nữa

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Phương pháp nghiên cứu 1

II NỘI DUNG 2

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẶC TÂM LÝ CỦA PHẠM NHÂN VÀ TẬP THỂ PHẠM NHÂN TRONG QUÁ TRÌNH CẢI TẠO 2

1.1 Khái niệm chung về phạm nhân và tập thể phạm nhân 2

1.2 Cấu trúc tâm lý của hoạt động cải tạo 2

1.2.1 Đặc điểm của hoạt động giáo dục 2

1.2.2 Đặc điểm của hoạt động thiết kế 4

1.2.3 Đặc điểm của hoạt động nhận thức 4

1.3 Đặc điểm tâm lý của phạm nhân và nhóm phạm nhân 6

1.3.1 Đặc điểm tâm lý của phạm nhân 6

1.3.2 Đặc điểm tâm lý của nhóm phạm nhân 8

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA PHẠM NHÂN VÀ TẬP THỂ PHẠM NHÂN TRONG QUÁ TRÌNH CẢI TẠO 9

2.1 Thực trạng về tâm lý của phạm nhân và tập thể phạm nhân 9

2.2 Vấn đề thích nghi với cuộc sống của người mãn hạn tù 10

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ PHẠM NHÂN VÀ TẬP THỂ PHẠM NHÂN TRONG QUÁ TRÌNH CẢI TẠO 12

3.1 Khuyến nghị về phạm nhân trong quá trình cải tạo 12

3.2 Khuyến nghị về tập thể phạm nhân trong quá trình cải tạo 13

III KẾT LUẬN 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 6

I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong tất cả các nhóm xã hội, phạm nhân là nhóm người đặc biệt Họ là nhữngngười đã phạm lỗi lầm nghiêm trọng trong quá khứ, bị đưa ra xét xử, bị kết án tù và hiệnđang phải chấp hành hình phạt tù tại trại giam Theo tâm lý học pháp lý, ở phạm nhân cónhiều nét nhân cách tiêu cực, có nhiều biểu hiện lệch lạc trong lĩnh vực động cơ

Ngoài ra, trong tâm lý học tội phạm từ lâu cũng đã tồn tại quan điểm cho rằng,phạm nhân là những người có nhiều điểm tâm lý không phù hợp với yêu cầu, đòi hỏicủa xã hội và đây chính là một trong những nguyên nhân đưa họ đến hành vi phạmtội Thời gian phạm nhân chấp hành hình phạt tại trại giam là thời gian diễn ra nhiềudiễn biến tâm lý phức tạp trong con người họ Đây có lẽ là một trong những lí dokhiến không ít nhà tâm lý học chọn phạm nhân làm khách thể nghiên cứu, thậm chítrong tâm lý học còn xuất hiện nhiều chuyên ngành nghiên cứu về phạm nhân: tâm lýhọc tội phạm, tâm lý học cải tạo Và hôm nay, nhóm em xin được tìm hiểu đề tài "Đặcđiểm tâm lý của phạm nhân và tập thể phạm nhân trong quá trình cải tạo"

2 Mục tiêu nghiên cứu

Làm rõ đặc điểm tính cách, tâm lý của phạm nhân, những điêm tích cực, tiêu cực

Từ đó, đưa ra kiến nghị cho công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân tại trại giam, trại cảitạo

3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp sử dụng văn bản, tài liệu lưu trữ

- Tổng hợp, thống kê và phân tích số liệu

- Phương pháp quan sát

Trang 7

II NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẶC TÂM LÝ CỦA PHẠM NHÂN VÀ

TẬP THỂ PHẠM NHÂN TRONG QUÁ TRÌNH CẢI TẠO

1.1 Khái niệm chung về phạm nhân và tập thể phạm nhân

Phạm nhân là người đã bị Tòa án tuyên là đã có tội phải chịu hình phạt và bản

án đã có hiệu lực pháp luật Đây là những người có khiếm khuyết trong nhân cách, cónhững đặc điểm tâm lý tiêu cực, những thói quen xấu và chúng chính là nguyên nhânbên trong đưa họ đến lỗi lầm Cũng chính vì những lệch lạc trong tâm lý mà họ lànhững người không phù hợp với yêu cầu của xã hội, mâu thuẫn và đối kháng với cácchuẩn mực xã hội

Tập thể phạm nhân bị tước quyền tự do và tập trung giam giữ để cải tạo hìnhthành nên nhóm phạm nhân

1.2 Cấu trúc tâm lý của hoạt động cải tạo

1.2.1 Đặc điểm của hoạt động giáo dục

Mục đích của hoạt động giáo dục trong giai đoạn cải tạo nhằm giáo dục, nângcao nhận thức cho phạm nhân để họ không tái phạm sau khi chấp hành án Giáo dụcphạm nhân là lĩnh vực công việc bao gồm tất cả các hoạt động từ tiếp nhận tội phạmvào trại giam, tổ chức phân loại, thực hiện chính sách, chính trị, pháp luật, văn hóa,giáo dục đạo đức, lối sống Đây được coi là công việc gian khổ và phức tạp nhấttrong tù, bởi mục đích của nó là thay đổi những quan niệm, suy nghĩ, cảm xúc khôngđúng đắn, nhằm khôi phục và hoàn thiện nhân cách

Thực trạng các hoạt động: Xuất phát từ nhiệm vụ của hoạt động giáo dục trong

giai đoạn cải tạo qua lao động, cải tạo phạm nhân chiếm vị trí chủ đạo trong hoạtđộng giáo dục, là chức năng cơ bản, quan trọng nhất được thực hiện trong hoạt động

Trang 8

Hoạt động giáo dục là bắt buộc: Nếu trong giai đoạn điều tra, xét xử, hoạt động

giáo dục chỉ mang tính chất thuyết phục, tức là bằng cách phân tích, giải thích, cungcấp thông tin, khơi dậy những cảm xúc tích cực giúp bị cáo, để bị cáo nhận ra lỗi lầmcủa mình và có thái độ đúng đắn thì ở giai đoạn tiếp theo hoạt động giáo dục mangtính chất bắt buộc

Tuy nhiên trong quá trình cải tạo, phạm nhân thường sẽ trải qua nhiều biến đổitâm lý và trạng thái tinh thần khác nhau Đây là một số đặc điểm tâm lý phổ biến củaphạm nhân trong quá trình cải tạo:

Thất vọng và tuyệt vọng: Phạm nhân thường đối mặt với cảm giác thất vọng

và tuyệt vọng do hậu quả của hành vi phạm tội của họ và điều kiện sống trongtù Họ có thể cảm thấy mất hy vọng về tương lai và khó khăn trong việc tinvào khả năng thay đổi

Cảm giác cô đơn và cô lập: Phạm nhân thường phải đối mặt với sự cô đơn và

cô lập ở trong tù Họ có thể cảm thấy bị cô lập khỏi xã hội và không có ai hiểuhọ

Giận dữ và căm phẫn: Một số phạm nhân sẽ có thể trải qua cảm xúc giận dữ

và căm phẫn đối với hệ thống pháp luật và xã hội do họ cảm thấy bất công vàbản thân mình bị đặt vào tình thế khó khăn

Lo lắng và sợ hãi: thường trải qua cảm giác lo lắng và sợ hãi về tương lai,

bao gồm nỗi sợ không thể thay đổi, lo sợ bị phản bội, hoặc lo sợ không thểhòa nhập trở lại xã hội sau khi được thả tự do

Sự cần được hỗ trợ tâm lý: Phạm nhân thường cần được hỗ trợ tâm lý trong

quá trình cải tạo để giúp họ giải quyết các vấn đề tâm lý và tinh thần, cũngnhư hỗ trợ trong việc phát triển kỹ năng và chiến lược để tái hòa nhập vào xãhội

Trang 9

1.2.2 Đặc điểm của hoạt động thiết kế

Trong giai đoạn cải tạo, hoạt động thiết kế có những đặc điểm đặc trưng sau đây:

 Chủ thể tiến hành: cán bộ giám thị, quản giáo trại cải tạo

 Vị trí trong cấu trúc: hoạt động thiết kế chiếm vị trí quan trọng là hoạt động cơbản trong cấu trúc

 Nội dung của hoạt động thiết kế: hoạt động thiết kế ở giai đoạn này có hai nộidung cơ bản sau:

Thứ nhất: dự đoán và lập kế hoạch tiến hành các biện pháp giáo dục đối với

từng phạm nhân và nhóm phạm nhân

Việc dự đoán và lập kế hoạch giáo dục từng phạm nhân và nhóm phạm nhânphải dựa trên cơ sở nhận thức các đặc điểm tâm lý của phạm nhân, những khiếmkhuyết trong nhân cách của họ và làm rõ ảnh hưởng của điều kiện, hoàn cảnh sống ởtrại đối với phạm nhân Chúng ta biết rằng, mỗi con người là một chủ thể, luôn cónhững cái riêng của mình Vì vậy, kế hoạch và biện pháp giáo dục cũng cần đượcphân hóa phù hợp với từng trường hợp cụ thể

Thứ hai: đưa ra các quyết định cần thiết để đảm bảo hiệu quả cho quá trình giáo

dục phạm nhân

Những quyết định được đưa ra đối với phạm nhân trong thời gian chấp hành ánphạt tù tại trại giam không nằm ngoài mục đích giáo dục phạm nhân Đối với nhữngphạm nhân tích cực lao động, học tập hoặc lập công thì được biểu dương, tăng thêm

số lần gặp thân nhân, số lượng quà do thân nhân gửi đến, được thưởng tiền, hiện vậthoặc giảm thời hạn chấp hành phạt tù theo quy định của pháp luật

1.2.3 Đặc điểm của hoạt động nhận thức

Muốn giáo dục phạm nhân có hiệu quả cần phải hiểu bản chất nhân cách của

họ, ảnh hưởng của điều kiện, hoàn cảnh sống ở trại giam đến quá trình giáo dục Vìvậy, hoạt động nhận thức trong giai đoạn cải tạo là cơ sở của hoạt động giáo dục

Trang 10

Nội dung của hoạt động nhận thức trong giai đoạn cải tạo bao gồm:

 Nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện phạm tội của từng phạm nhân Trong giaiđoạn điều tra và giai đoạn xét xử vấn đề này cũng đã được các cơ quan tiếnhành tố tụng nghiên cứu Tuy nhiên, để giáo dục phạm nhân có hiệu quả, cơquan thi hành án cần nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện phạm tội của phạmnhân một cách cụ thể rõ ràng hơn Điều này cho phép những người làm côngtác giáo dục phạm nhân thấy được những đặc điểm tiêu cực trong nhân cáchcủa từng phạm nhân, nguyên nhân hình thành và phát triển của chúng, từ đó dựkiến con đường và biện pháp giáo dục họ

 Nghiên cứu đặc điểm tâm lý, nhân cách của phạm nhân Việc nghiên cứu đặcđiểm tâm lý, nhân cách của phạm nhân cần chỉ ra được những yếu tố tiêu cựccần hạn chế, loại bỏ Thực tế cho thấy rằng, không phải người phạm tội nàocũng có khuynh hướng chống đối xã hội: có những người do hoàn cảnh đưađẩy Nếu được phát hiện, khơi dậy, những yếu tố tích cực, những điểm sángcòn lại trong con người phạm nhân sẽ là cơ sở thuận lợi để “cải tổ” lại conngười của họ, đưa họ trở thành người có ích cho xã hội

Một nội dung quan trọng nữa của hoạt động nhận thức trong giai đoạn cải tạo lànghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện, hoàn cảnh sống, các quan hệ giao tiếp ở trại đốivới phạm nhân Việc làm rõ ảnh hưởng của điều kiện, hoàn cảnh sống, của các quan

hệ giao tiếp ở trại đến từng phạm nhân giúp cho việc xác định, điều chỉnh các biệnpháp giáo dục cần thiết đối với họ, phòng ngừa những tình huống xấu có thể xảy ra

Để làm rõ các nội dung trên của hoạt động nhận thức trong giai đoạn cải tạo, cóthể sử dụng các phương pháp sau đây:

Thu thập nghiên cứu những thông tin về phạm nhân, về nguyên nhân, điều kiệnphạm tội của họ từ người thân, từ hồ sơ, tài liệu của các cơ quan tiến hành tố tụng.Quan sát phạm nhân trong quá trình sống, lao động, học tập ở trại giam

Trang 11

Trò chuyện với phạm nhân Cùng với quan sát, trò chuyện là một phương pháp

có hiệu quả và tiện lợi trong điều kiện của trại giam Khi trò chuyện với phạm nhânvới mục đích tìm hiểu thông tin về họ thì cần chú ý tạo cho họ cảm giác tự nhiên,thoải mái, muốn nói về bản thân mình Người quản giáo cần phải biết rằng, trò chuyệncòn có tính trị liệu Nó giúp phạm nhân giải tỏa căng thẳng, lo lắng, hận thù, giúp họlấy lại sự cân bằng tâm lý

1.3 Đặc điểm tâm lý của phạm nhân và nhóm phạm nhân

1.3.1 Đặc điểm tâm lý của phạm nhân

Tâm lý, ứng xử của phạm nhân trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trạigiam phụ thuộc nhiều vào thái độ của họ đối với bản án và mức hình phạt mà họphải chấp hành Tuy nhiên cũng có những tâm lý khác như:

Đối với những phạm nhân đã hoàn toàn hối hận thì họ thích nghi với môi trường,tham gia tích cực vào các hoạt động của trại, tích cực cải tạo tốt để sớm trở về với giađình

Đối với những phạm nhân cho rằng bị oan hoặc cho mức án quá nặng, không nhậnthức được hành vi nguy hiểm của mình thì thờ ơ, lạnh nhạt với các hoạt động của trại,nếu có cũng là đối phó, phản kháng, mang tính chiếu lệ, có khi trốn trại nếu có điều kiện

Đối với những phạm nhân phạm tội chuyên nghiệp, phạm tội nhiều lần hoặcphạm tội nguy hiểm thì có thể là lạnh nhạt với cuộc sống trong trại có thể là giả tạochấp hành tốt nội quy trại nhưng sẵn sàng phản kháng, trốn trại khi có sơ hở Ngoài rađặc điểm tâm lý của phạm nhân còn tùy thuộc từng giai đoạn khác nhau

Nhóm thứ nhất: bao gồm những phạm nhân nhận thức được lỗi lầm của

mình, có thái độ ăn năn hối cải và chấp nhận sự trừng trị của luật pháp Đây là nhữngphạm nhân thích nghi nhanh với điều kiện, hoàn cảnh sống tại nơi tạm giam-cải tạo,tích cực lao động, tuân thủ chấp hành hình phạt, tuân theo lời quản giáo, quản lý vàthực hiện đúng quy định

Trang 12

Trong thời gian chấp hành án phạt tù tại nơi tạm gian phạm nhân thường xuấthiện một số trạng thái tâm lý đặc trưng:

Trạng thái tâm lý bị ức chế do nhiều nhu cầu không được thỏa mãn hoặc thỏamãn không đầy đủ Ví dụ: Phạm nhân hy vọng vụ án sẽ được xem xét lại và sẽ cónhững thay đổi tích cực đối với phạm nhân, hy vọng thời gian chấp hành hình phạt sẽgiảm xuống, sẽ có thêm những yếu tố giảm nhẹ hình phạt

Trong chờ cũng là một trong những nỗi chịu đựng của con người, bồn chồn,chờ đợi mong ngóng sự thay đổi tích cực Trong trường hợp kéo dài vô vọng, nó sẽgây ảnh hưởng tiêu cực đến phạm nhân, làm phạm nhân bị căng thẳng và trở nên tuyệtvọng Trạng thái bi quan tuyệt vọng Trạng thái này thường biểu hiện ở sự chán nản,thủ động, thờ ơ, bất cần, của phạm nhân đối với các hoạt động tại trại tạm giam vàgay khó khan cho việc giáo dục phạm nhân Thái độ sống tiêu cực luôn nhìn nhận vấnđề một cách trầm trọng đến mức không thể giải quyết được Ở một số phạm nhântrạng thái này có thể đưa họ đến những hành động liều lĩnh, cùng quẫn Họ có thể làm

ra những chuyện gây tổn thương cho cơ thể của mình hay bạn chung trại, có nhữnghành động khó có thể kiểm sốt, ảnh hưởng đến hoạt động của phạm nhân trong quátrình chấp hành hình phạt trong trại giam

Giai đoạn thích nghi, phạm nhân dần chấp nhận cuộc sống thực tại của mình, chấp nhận điều kiện sống ở trại Họ bắt đầu quan tâm đến những gì diễn ra

xung quanh, đến các công việc được giao Nói cách khác, họ dần đi vào nề nếpđược thiết lập ở trại, tiếp nhận các hoạt động giáo dục với thái độ không còn thờ ơ Ởgiai đoạn này, các tác động giáo dục bắt đầu đem lại những kết quả nhất định

Giai đoạn trước khi mãn hạn tù: sự mong chờ ngày mãn hạn tù làm cho những

ngày tháng còn lại ở trại trở nên nặng nề đối với phạm nhân Bên cạnh đó phạm nhâncòn băn khoăn, lo nghĩ về cuộc sống tương lai, về thái độ của người thân, bạn bè vàcủa cộng đồng nói chung với họ Vì vậy, ở giai đoạn này tâm lý của phạm nhân căng

Trang 13

1.3.2 Đặc điểm tâm lý của nhóm phạm nhân

Việc tổ chức nhóm phạm nhân, chuyển phạm nhân từ phận sang phận khácban giám thị trại định phạm nhân buộc phải thực định tại điểm b, khoản 2, Điều 17Luật thi hành án hình sự 2019 Việc được xếp vào nhóm phạm nhân có tâm lý phùhợp sẽ giúp phạm nhân đó cảm thấy sẽ thích nghi với hoàn cảnh sống trong trại cảitạo Tạo môi trường đồng cảm, gắn bó như một gia đình thu nhỏ cho nhóm phạmnhân cải tạo, họ sẽ cảm thấy yêu và quý trọng cuộc sống này hơn Con người luônchịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi tâm lý đám đông, khi phạm nhân nhận thấy được cácphạm nhân khác trong nhóm có những chuyển biến tâm lý tốt lên họ cũng dễ bị ảnhhưởng theo Qua đó thúc đẩy tinh thần tích cực cải tạo cho nhóm phạm nhân

Các thành viên của nhóm phạm nhân có những lệch lạc trong tâm lý vàchuẩn mực hành vi Người phạm tội bị kết án, điều này đồng nghĩa với việc, họđược xác định là người có lệch lạc trong chuẩn mực đạo đức và hành vi Họ lànhững người có hại cho xã hội Muốn để xã hội chấp nhận họ như một thành viênthì việc cải tạo lại họ là điều bắt buộc và được đảm bảo bằng các chế độ đặc biệtcủa trại cải tạo

Ví dụ, đối với các phạm nhân có mức án 2 hay 3 năm tù thì mức độ lệch lạc trongnhân cách của họ không nhiều hơn, có thể áp dụng các biện pháp mang tính thuyết phụcnhiều hơn Còn đối với các phạm nhân có mức án từ 10 năm trở lên mà họ phải chấphành là quá nghiêm khắc, không tương xứng với tính chất và mức độ lỗi lầm của họ.Những phạm nhân này thường có biểu hiện ức chế, dễ có những phản ứng chống đốiquản giáo Trong trường hợp này, sau khi hiểu được tâm lý của phạm nhân, cán bộ quảngiáo áp dụng những biện giáo dục mềm mỏng như: cho họ tìm hiểu về các quy định phápluật và giải thích cho họ hiểu tại sao họ phải chịu hình phạt như vậy, để phạm nhân thamgia các hoạt động tập thể sao những giờ lao động làm xóa đi trạng thái tâm lý ức chế từ

đó cho thấy việc cải tạo không phải là hình phạt nặng nề như họ nghĩ Khi phạm nhân đã

Ngày đăng: 18/11/2024, 18:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w