Trong đó có sự khác biệt nhất định đối với việc quy định ngưỡng tuổichính xác của trẻ em ở từng quốc gia, tuy nhiên mọi quan điểm đều thốngnhất quan điểm cho rằng trẻ em là đối tượng yếu
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Trang 2Họ và tên sinh viên: Nguyễn Công Sỉ
Ngày sinh: 27/12/2002 Mã phách: ………
Lớp: 20CTXH Khoa: Tâm lý – Giáo Dục
Tên Tiểu luận: : Phân tích đặc điểm tâm lý của trẻ em lang thang đường phố Từ đó rút ra những lưu ý cần thiết khi làm công tác xã hội với nhóm đối tượng này
Học phần: Tâm Lý Học Phát
Giảng viên phụ trách: TS Hồ Thị Thuý Hằng
Sinh viên kí tên
Nguyễn Công Sỉ
Trang 3MỤC LỤC Trang
1 Lời mở đầu 1
2 Nội dung 3
2.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn về trẻ em lang thang đường phố 3
2.1.1 Khái niệm 3
2.1.1.1 Khái niệm trẻ em 3
2.1.1.2 Khái niệm trẻ em lang thang 3
2.1.1.3 Một số đặc điểm chung của trẻ em lang thang 5
2.1.2 Quan điểm của đảng và nhà nước về việc giải quyết vấn đề trẻ em lang thang đường phố 6
2.2 Thực trạng và đặc điểm tâm lý của trẻ em lang thang đường phố 8
2.2.1 Thực trạng trẻ em lang thang Việt Nam 8
2.2.2 Thực trạng trẻ em lang thang tại TP Hà Nội 9
2.2.3 Thực trạng trẻ em lang thang tại TP HCM 10
2.2.4 Đặc điểm tâm lý của trẻ em lang thang đường phố 11
2.4 Những lưu ý cần thiết khi làm công tác xã hội với Trẻ em lang thang 14
3 Kết luận 17
Trang 4Lời Mở Đầu
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước Một dân tộc muốn tồn tại
và phát triển không thể không quan tâm đến thế hệ trẻ - lớp người sẽ kế tục sựnghiệp trong tương lai Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã từng nói: “Trẻ
em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” Trẻ em là những mầm sống, những búp non tương lai đang lớn lên từng ngày, từng giờ trong sự chăm sóc, dạy dỗ của gia đình, nhà trường và trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc, niềm hi vọng của biết bao gia đình
Hiện nay quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển, báo động tình trạng trẻ
em lang thang, trẻ em đi làm sớm tập trung đông ở các khu công nghiệp, khu
đô thị lớn ngày càng tăng Đó là những nơi phải gánh chịu nạn di dân từ mọi miền đất nước, trẻ em lang thang rất dễ trở thành nạn nhân của tình trạng bóc lột sức lao động Do bị bóc lột sức lao động đã làm ảnh hưởng đến tinh thần
Trang 5một ngày không xa khắp nơi trên đất nước mình không còn tình trạng trẻ em lang thang “ Hãy lau khô giọt nước mắt bằng trái tim con người Việt Nam”
Đó chính là thông điệp mà sinh viên muốn gửi tới thông qua bài viết này
Trang 6Khái niệm “Trẻ em” hiện nay và tồn tại ở hầu hết các quốc gia trên thếgiới Trong đó có sự khác biệt nhất định đối với việc quy định ngưỡng tuổichính xác của trẻ em ở từng quốc gia, tuy nhiên mọi quan điểm đều thốngnhất quan điểm cho rằng trẻ em là đối tượng yếu thế, cần được chăm sóc, bảo
vệ và hưởng các quyền lợi tốt nhất để phát triển
Theo luật BVCS&GDTE của Việt Nam 2004 thì trẻ em là công dân dưới 16tuổi, Nhìn chung trẻ em có ít quyền hơn người lớn và được xếp vào nhómkhông để đứa ra những quyết định quan trọng và về mặt pháp luật phải cóngười giám hộ
2.1.1.2 Khái niệm trẻ em lang thang đường phố
Trẻ em lang thang không phải là hiện tượng mới mẻ, đó là sản phẩm của sựnghèo đói, của quá trình đô thị hóa, của những gia đình tan vỡ hay quá đôngcon, do chiến tranh hoặc rủi ro tai nạn, dịch bệnh, thiên tai và những biến đổi
về kinh tế - xã hội Trên thế giới trẻ em lang thanng được gọi theo nhiều cáchkhác nhau: Trẻ em đường phố, trẻ em lang thang, trẻ không nhà, trẻ bụi đời…Tuy trong quan niệm còn khác nhau, nhưng về cơ bản, các nước đều cho rằngtrẻ lang thang là nhóm trẻ kiếm sống bằng các hoạt động trên đường phố
Trang 7Trẻ lang thang thường sống tập trung ở các đô thị Đối với một số em langthang là giải pháp thoát tạm thời hoặc vĩnh viễn ra khỏi các gia đình tan vỡhoặc bạo lực, một số trẻ khác lang thang nhằm mục đích kiếm thêm thu nhậpcho gia đình Ngoài ra, việc phân phối không đều và không công bằng cácnguồn lực, thiếu các cơ hội, thiếu cơ hội, sự tan vỡ các giá trị gia đình truyềnthống và cơ cấu cộng đồng đã tước đi quyền chăm sóc của trẻ em và sự hỗ trợ
để trẻ em phát triển lành mạnh Bị đẩy ra đường để tìm cuộc sống tre trởthành lang thang và phải sống bằng đủ nghề: ăn xin, bán vé số, nhặt phế liệu,
đi làm thuê và thậm chí là trộm cắp…
Đây là đối tượng dễ bị tổn thương thường là nạn nhân của sự bóc lột và làmdụng về kinh tế , thể lực và tình dục…Nhiều em phải lao động trong hoàncảnh nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất,trí tuệ và tinh thần Các em là đối tượng của sự bỏ rơi, bị hất hủi, xua đuổi, bịlãng quên và không được học hành
Hình 1 Những đứa trẻ lang thang đường phố
Có thể chia trẻ em lang thang thành các nhóm như sau:
- Trẻ em ban ngày lang thang kiếm sống trên đường phố, tối trở về vớigia đình
Trang 8- Trẻ em lang thang kiếm sống trên đường phố ít khi về thăm gia đình.Đây là nhóm trẻ em có gia đình, nhưng gia đình có hoàn cảnh khókhăn.
- Trẻ em có gia đình nhưng không có mối quan hệ tốt với gia đình gồm
số trẻ em bỏ nhà ra đi (do bị đánh đập, bị đối xử thô bạo, hoặc do đuađòi, thích sống tiêu hao, tự do )
- Trẻ em hoàn toàn bị bỏ rơi, bao gồm trẻ em mô côi không ai nương tựa,không người chăm sóc, các em phải tự kiếm sống nuôi lấy bản thân
2.1.1.3 Một số đặc điểm chung của trẻ em lang thang
- Những biểu hiện lệch lạc về nhân cách
+ Đá số trẻ em có trình độ học vấn thấp, thất học, không được giáo dụcđầy đủ những điều sơ đẳng dẫn đến nhận thức chính trị xã hội thấp, khôngquan tâm tới các vấn đề văn hóa, xã hội, chính trị
+ Đa số thiếu hoài bảo, không ổn định lý tưởng sống, thiếu lòng tin vì bị
xô đẩy của hoàn cảnh, thiếu tự trong, sống mặc cảm, tự ti và nghi ngờ, thiếutrung thực vì luôn luôn phải cảnh giác đề phòng
+ Muốn chối bỏ quá khứ bất hạnh, một số muốn trả thù đời, có những hành
vi, thói quen ứng xử thiếu văn hóa, sợ pháp luật nên thường lẫn tránh gặpchính quyền hoặc những người thi hành công vụ
- Một số biể hiện tích cực của trẻ em lang thang
+ Lanh lợi tháo vát có khả năng tự lập tự khẳng định
+ Có sức chịu đựng về thể lực và kháng bệnh tốt
+ Dễ thích ứng với sự thay đổi trong hoàn cảnh sống
+ Mong muốn được che chở, được giúp đỡ
Trang 9+ Dễ chia sẻ, đùm bọc nhau trong hoạn nạn, biết hỗ trợ lẫn nhau và tự tổchức cuộc sống bên lề xã hội
+ Đa số mơ ước được sống, được học hành, được vui như các bạn cùng lứa
2.1.2 Quan điểm của đảng và nhà nước về giải quyết vấn đề trẻ em lang thang đường phố
Đảng ta đã khẳng định: Đi đôi với phát triển, tăng trưởng kinh tế phải quantâm giải quyết tốt các vấn đề xã hội Kinh tế phát triển là cơ sở, nguồn lựcđảm bảo cho các chương trình xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa phát triển Songphát triển xã hội với nền giáo dục, y tế, văn hóa phát triển sẽ thúc đẩy kinh tếphát triển nhanh và bền vững
- Chính phủ ban hành chỉ thị 06/1998/CT-TTg ngày 23/1/1998 về việctăng cường công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ngăn ngừa vàgiải quyết tình trạng trẻ em lang thang
- Bộ Công an đã có kế koạch 05/6/1998 về việc triển khai thực hiện chỉthị 06/1998/CT-TTg trong đó có kế hoạch điều tra khảo sát cơ bản thựctrạng tình hình trẻ em lang thang để có cơ sở đề ra chủ trương biệnpháp cụ thể
- Bộ Giáo dục – Đào tạo đã tổ chức nhiều lớp học phí chính quy như:Lóp học tình thương, lớp học phổ cập… Nhằm đáp ứng nhu cầu cơbản đạt chương trình phổ cập giáo dục tiểu học cho các em lang thang
- Bộ Lao động Thương binh và xã hội đã tăng cường đầu tư mở rộng vànâng cao năng lực của mạng lưới “ Trung tâm bảo trợ xã hội”
Trang 10
- Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam phối hợp cùng với cáccấp, các ngành, các tổ chức lãnh đạo nhiều mô hình bảo vệ, chăm sócgiáo dục trẻ em lang thang Tổ chức dạy học, dạy nghề, hỗ trợ vốn, tạoviệc làm giúp trẻ em lang thang đoàn tụ với gia đình
- Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 167/TTg ngày 8/4/1994 về việcsửa đổi bổ xung chế độ tài chính đối với đối tượng cứu trợ xã hội, BộLĐTB – XH cùng bộ tài chính ban hành thông tư số 22/LB-TT ngày21/7/1994 hướng dẫn các địa phương thực hiện
- Theo NĐ 168-2004/NĐ-CP ngày 20/9/2004 thì đối tượng lang thangđược trợ cấp sinh hoạt 7000đ/người/ngày với thời gian quy định khôngquá 15 ngày, khi đưa về tập trung tại cơ sở bảo trợ xã hội chờ xem xét Xuất phát từ quan điểm đó, Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng đến công tác
xã hội, đến việc giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình pháttriển, trong đó có vấn đề giải quyết tình trạng trẻ em lang thang
Trang 11Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng phòng ngừa và giải quyết tìnhtrạng trẻ emlang thanng là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và toàn xãhội.
2.2 Thực trạng và đặc điểm tâm lý của trẻ em lang thang đường phố 2.2.1 Thực trạng trẻ em lang thang Việt Nam
Hình 2 Tình hình trẻ em lang thang Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014
Năm 2009 trẻ em lang thang Việt Nam còn 22,974 em thấp hơn so với năm2008(28.528 em); năm 2013 lại giảm xuống còn 15.062 em, và ước tính năm
2014 số trẻ em lang thang Việt Nam còn 13.000 em Có rất nhiều vấn đề đặt
ra đối với tình trạngTELT, tuy nhiên nổi lên một số tình hìnhbức xúc có liênquan đến các vấn đề xã hội cần quan tâm nghiên cứu và giải quyết Số lượngtrẻ em lang thang biến động thất thường và có xu hướng tăng ở hai thành phốlớn là Hà Nội và TP HCM Bên cạnh đó tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệttính đến cuối năm 2009 là 1.537.179 em, chiến 6,5%tổng số trẻ em dưới 16tuổi Nếu tính cả 4nhóm trẻ em khác (trẻ em bị buôn bán, bắt cóc trẻ em bịngược đãi, bạo lực;trẻ emsống trong gia đình nghèo và trẻ em bịtai nạnthương tích), tổng số trẻ em cóhoàn cảnh đặc biệt là 4.288.265
Trang 12em,chiếm 18,2% tổng số trẻ em dưới 16tuổi Đây là nhóm đối tượng cónguy cơ cao trở thành trẻ em lang thang.
Tóm lại, trẻ em lang thang có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn như: rất dễ bị lạmdụng xâm hại, dễ bị lạm dụng bóc lột sức lao động và nguy cơ bị buôn bán Các em hầu hết đã bỏ học, trình độ học vấn thấp vìđa số trẻ em lang thang bỏhọc từ rất sớm, thậm chí cómột số mù chữ Theo điều tra của Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội, trẻ em lang thang từ 6 -16 tuổi chưa từng đi họcchiếm 4,7%;34% bỏ học ở bậc tiểu học; 58,7% bỏ học ở cấp trung học cơ sở
và 2,6% bỏ học ở cấp trung học phổ thông Qua khảo sát trẻ em lang thang trởthành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ biết chữ là 73,9%; không biết chữ là26,1%; có 12,9% học lớp 1;39,5% học lớp 5 trở lên và rất ít trẻ em lang thang
có trình độ trung học phổ thông 14 Vẫn còn 40% trẻ em lang thang chưa họchết tiểu học, và theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứuThanh niên kết hợpvới Uỷ ban Dân số và Gia đình Trẻ em Việt Nam có 50% trẻ em lang thangdưới 15 tuổi và 25% trẻ em lang thang trên 15 tuổi có nhu cầu tiếp tục được đihọc Tuy nhiên nhu cầu học tập của các em rất đa dạng, không chỉ học vănhoá mà các em còn có nhu cầu học nghề Theo báo cáo 14 Chỉ tiêu BVTEnăm 2012-Cục BVCSTE Bộ LĐTB – XH khảo sát của Hà Nội, có 46,6%TELTcó trình độ từ mù chữ đến tiểu học; 51,7% có trình độ trung học cơ sở;94,1% các em thích đi học và 71,1% thích được học nghề; 47,3 em cho rằngnếu được học nghề chắc chắn các em sẽ kiếm được việc làm tốt hơn và sẽkhông đi lang thang nữa
2.2.2 Thực trạng trẻ em lang thang tại TP Hà Nội
Hà Nội, Thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của cả nướcđang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây Chính vì vậy Hà Nộiđang trở thành trung tâm thu hút những dòng người từ nông thôn ra tìm kế
Trang 13sinh nhai Trong số dòng người di cư ra thành thị có TELT Số lượng trẻ emlang thang tăng lên hàng năm.
Tháng 7/1999, Uỷ ban chăm sóc trẻ em thành phố Hà Nội phối hợp vớingành công an khảo sát trong 1 tuần tại Hà Nội có khoảng 4.558 trẻ langthang chủ yếu là ở độ tuổi từ 8-17 tuổi, trong đó nam chiếm 53%, nữ chiếm47% tăng gấp 2 lần so với năm 1997 (2772 em và hơn 4 lần so với năm 1996(1054 trẻ) Đa số trẻ đến Hà Nội lang thang kiếm sống là từ các vùng quê ra.Tỉnh Thanh Hoá 21%, Hà Nam 6,5%, Hưng Yên 8%, Hà Tây 14%, NamĐịnh 9,4% Số tỉnh trẻ em lang thang đến Hà Nội đã tăng từ 11 tỉnh năm 1992lên 36 tỉnh năm 1999 Riêng Hà Nội 13,7% thì chủ yếu thuộc 2 huyện SócSơn và Đông Anh
Cuộc điều tra này còn cho thấy 68% trẻ lang thang còn cha mẹ, 9,5% là trẻ
mồ côi, trong đó mồ côi cả cha mẹ chỉ có 1,4%, số trẻ có bố mẹ bỏ nhau hoặcsống ly thân chỉ chiếm 6,5%, những trường hợp khác chiếm 15,7% Số trẻlang thang được phỏng vấn có tới 30,58% là con của các gia đình có từ 5 contrở lên, 40,68% là con các gia đình có từ 3-4 con, 3,16% trẻ lang thang là concủa các gia đình con một Hầu hết số trẻ em này đều có trình độ văn hoá thấp,
số em chưa bao giờ đi học chiếm 11%, trẻ lang thang không biết chữ chiếm4,7% có trình độ cấp 1 chiếm 34% cấp 2 chiếm 58,7% có trình độ cấp 3chiếm 2,6%
Loại công việc kiếm sống hàng ngày của trẻ em nông thôn ra Hà Nội kiếmsống phải làm rất nhiều loại công việc khác nhau Đó là những công việc bịcoi rẻ, người nghèo ở Hà Nội (kể cả người lớn và trẻ em) không mấy ai làm.Công việc cực nhọc, vất vả nhưng mức thu nhập lại rất thấp
2.2.3 Thực trạng trẻ em lang thang tại TP Hồ Chí Minh
Theo thống kê, TP HCM hiện có khoảng 1.500 trẻ em lang thang kiếm sống,chủ yếu là lao động tại các cơ sở sản xuất tư nhân và hộ gia đình kinh doanh
Trang 14nhỏ lẻ, tập trung nhiều nhất ở quận Tân Phú, Bình Tân Trong số này, chiếm30% là trẻ nhập cư đến từ 35 tỉnh, thành, chủ yếu đến từ các tỉnh Nghệ An,
Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Giang
Các em thường lang thang đánh giày, bán báo, bán vé số, gom, lục rác, bánhoa quả trên các thuyền ghe dọc tuyến kênh quận 4, quận 8 kiếm sống hoặcđược “tuyển dụng” vào làm việc trong các quán ăn, nhà hàng, khách sạn…với những công việc đơn giản, không đòi hỏi cao về trình độ chuyên mônnhư: Bưng bê, rửa chén bát, quét dọn, trông xe cho khách…
2.2.4 Đặc điểm tâm lý của trẻ em lang thang đường phố
Trẻ em lang thang là những đứa trẻ thường xuyên kiếm sống hàng ngàytrên đường phố bằng những công việc khác nhau, chỗ ăn ở không cố định vàhầu như là những việc không được tốt lắm so với những gì mà chúng ta mongmuốn ở trẻ
Cho dù là trẻ còn sống với gia đình hay không thì trẻ vẫn thiếu đi sự quan tâm
và chăm sóc của gia đình đối với trẻ Sự tổn thương về mặt tinh thần và tìnhcảm của trẻ là nguyên nhân gây nên những hậu quả nghiêm trọng Quan trọnghơn hết là chúng đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại
Một số đặc điểm tâm lý của trẻ lang thang đường phố Những khó khăn vàcạm bẫy trong cuộc sống mưu sinh của trẻ lang thang đã tạo nên một sốđặc điểm tâm lý riêng biệt so với những trẻ em cùng độ tuổi.
- Thích sống tự do, không chịu sống trong khuôn khổ: Do khi sống trênđường phố, các em được tự do đi lại, ăn uống, sinh hoạt, có nhiều mốiquan hệ, không bị ràng buộc bởi những quy định Vì thế nếu các emđược đưa vào Trung tâm Bảo trợ thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong việcthích ứng với những quy định, điều lệ Một số em dần quen và thích
Trang 15ứng, nhưng một số lại bỏ trốn ra ngoài, mặc dù biết cuộc sống bênngoài có nhiều cạm bẫy, nguy hiểm.
- Luôn có cơ chế tự vệ : Mặc dù tự nhận thức được sự hạn chế về khảnăng của bản thân nhưng do phải thường xuyên đối đầu với nhữngnguy cơ đe doạ đến tính mạng, đến việc kiếm sống nên các em luônphải cảnh giác, trong trạng thái phòng ngự bất kể những gì có thể làmtổn hại đến mình.
- Có lòng thương người, sẵn sàng giúp đỡ những người yếu thế: Các emrất dễ thông cảm, đồng cảm với những người có cùng hoàn cảnh khókhăn như người già yếu, người nghèo, người cô đơn không nơi nươngtựa, người bị bỏ rơi, người gặp hoạn nạn… thường được các em sẵn