1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thực tập cơ sở ngành chi nhánh cảng chùa vẽ – công ty cổ phần cảng hải phòng

30 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo thực tập cơ sở ngành chi nhánh cảng chùa vẽ – công ty cổ phần cảng hải phòng
Tác giả Nguyễn Mạnh Hoàn
Trường học Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam
Chuyên ngành Kinh tế vận tải biển
Thể loại Báo cáo thực tập cơ sở ngành
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 3,08 MB

Nội dung

Chuyên ngành Kinh tế vận tải biển trường Đại học Hàng Hải Việt Nam giúptrang bị cho sinh viên khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng và lý thuyết để quản lý nhà nước về vận tải biển, q

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH

Trang 2

HẢI PHÒNG - 2022

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà như hiện nay, vận tải biển đóng vaitrò không nhỏ, trong đó phải kể đến hoạt động của các cảng, các công ty vận tải biển

và các cảng biển Họ phải đương đầu với sự cạnh tranh quốc tế càng ngày càng gay gắt

và quyết liệt Bằng sự nỗ lực và phấn đấu không ngừng trong thời gian qua ngành vậntải biển Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, đội tàu tăng lên nhanh chóng cả về

số lượng và chủng loại, thị trường vận tải biển mở rộng sang cả khu vực Bắc Mỹ, Nam

Mỹ, Châu Đại Dương, Tây Âu và Tây Phi Với Việt Nam, lợi thế nhờ có đường bờbiển dài khoảng 3.200 km và nhiều cảng biển lớn dọc suốt chiều dài đất nước, kinh tếbiển hay vận tải biển ở nước ta đang ngày càng được chú trọng đầu tư và phát triển vớinhững dự án rót vốn nước ngoài đang, và sẽ mang lại một nguồn lợi nhuận thật lớncho Việt Nam cũng như các nước đầu tư Với hệ thống cảng ngày càng hiện đại cùngtrang thiết bị ngày một tân tiến hơn, hứa hẹn một tương lai tiềm năng cho ngành vậntải biển

Chuyên ngành Kinh tế vận tải biển trường Đại học Hàng Hải Việt Nam giúptrang bị cho sinh viên khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng và lý thuyết để quản

lý nhà nước về vận tải biển, quản lý các doanh nghiệp vận tải biển và các doanhnghiệp kinh doanh cảng, có khả năng định hướng, quyết định phát triển doanh nghiệptrong từng thời điểm – giai đoạn thích hợp

Trong thời gian thực tập cơ sở ngành Kinh tế vận tải biển dưới sự hướng dẫntận tình của các thầy cô, em có cơ hội được tìm hiểu rõ hơn về tổng quan vận tải biển,

về Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ - Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng và Công ty Cổ phầnThương mại và Tiếp vận Nam Dương Nhờ đó giúp em hiểu hơn về cơ cấu, mô hìnhhoạt động đang được áp dụng thực tế tại cảng cũng như hoạt động của công ty vềchuyên ngành vận tải nói chung và vận tải biển nói riêng.Và trong bài báo cáo thực tập

cơ sở ngành này, em xin trình bày nội dung báo cáo gồm 3 phần:

Chương 1: Tổng quan về đợt Thực tập Cơ sở ngành Kinh tế vận tải biển

Chương 2: Tìm hiểu về Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ – Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng.Chương 3: Tìm hiểu về Công ty Cổ phần Thương mại và Tiếp vận Nam Dương

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Trường Đại học Hàng Hải nói chung vàcác thầy cô bộ môn Kinh tế vận tải biển khoa Kinh Tế nói riêng, cùng ban lãnh đạoChi nhánh Cảng Chùa Vẽ – Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng và Công ty Cổ phầnThương mại và Tiếp vận Nam Dương đã tạo điều kiện tốt nhất để em tiếp cận nhữnghoạt động thực tế giúp em hoàn thành báo cáo này

Trang 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỢT THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH KINH TẾ

- Thời gian thực tập: Từ 13h30 đến 15h30, ngày 04 tháng 08 năm 2022

Khi em đến Trung tâm Đào tạo Logistics tiểu vùng Mekong – Nhật Bản tại ViệtNam, em được giáo viên của trung tâm dẫn đi tham quan các công trình và thiết bị củatrung tâm như: kho hàng mô phỏng, xe nâng, container,… Bên cạnh đó, giáo viên củatrung tâm còn giảng dạy các thông tin về nghiệp vụ liên quan đến ngành vận tải và cácyêu cầu an toàn trong lao động

Mở đầu buổi thực tập, giáo viên có giới thiệu về Trung tâm Đào tạo Logisticstiểu vùng Mekong – Nhật Bản tại Việt Nam Đây là dự án được đầu tư bởi chính phủNhật Bản cả về vốn và kĩ thuật với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực trong hoạt độngLogistics nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động của các nước thuộc tiểu vùngMekong (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam); tăng cường năng lực phát triển,quản lý và vận hành mạng Logistics khu vực Dự án này có hiệu quả cao khi vừa đàotạo được các nhân lực logistics chất lượng cao, vừa là môi trường thực tập cho sinhviên tiếp xúc thực tế

Việc tiếp xúc với kho mô phỏng của trung tâm có diện tích 540 m2 bao gồmnhiều trang thiết bị đào tạo: xe nâng, pallet, băng chuyền, giá đỡ hàng hoá,… đã cho

em thấy cái nhìn thực tế hơn về kho hàng và các nghiệp vụ liên quan Rời xa lý thuyếttrong sách, khi đi thực tập đã cho em thấy những khó khăn mà khi bước vào công việcmới phát sinh Cơ bản nhất là việc điều phối xe chở hàng đến cửa kho nào để xếp dỡhàng nhanh nhất; hay khi giao, nhận hàng hoá phải kiểm tra thật kĩ hoá đơn liên quan

và tem mác dán trên sản phẩm;… Tất cả các bước kiểm tra đều phải đạt yêu cầu vềquy định nhà nước, về an toàn lao động

Khi lao động, việc ưu tiên nhất là đảm bảo an toàn Từ việc lên, xuống xe nângphải đảm bảo quy tắc 3 điểm (tay trái cầm chắc tay vịn, tay phải cầm tựa ghế, bướcchân trái lên trước và ngược lại) Hay tránh các điểm mù của xe đầu kéo khi di chuyểnnói chung và di chuyển trong cảng nói riêng Đặc biệt, đảm bảo phòng tránh cháy nổkho hàng; bảo quản hàng hoá đạt chuẩn yêu cầu kĩ thuật Đây là vấn đề được giáo viênlưu ý chúng em rất kĩ và phải tuyệt đối chấp hành

Ngoài các kiến thức được giảng dạy thực tế, em được thực hành một số tìnhhuống thực tế: tìm và loại bỏ hàng hoá không đạt yêu cầu, lên xuống xe nâng, quan sátcác điểm mù của xe chở hàng,… Tham gia các tình huống này đã cho em thấy sự cầnthiết của đợt thực tập cơ sở ngành này Từ đó, rút ra nhưng kinh nghiệm cho bản thân

để tích luỹ thành các kĩ năng phù hợp cho công việc của mình trong tương lai

Trang 7

Hình 1.1: Kho mô phỏng của Trung tâm Đào tạo Logistics tiểu vùng Mekong - Nhật Bản tại Việt Nam

Hình 1.2: Giáo viên của Trung tâm đang hướng dẫn sinh viên thực tập

Trang 8

1.2 Thực tập tại Phòng Mô phỏng khai thác Cảng

- Địa điểm: Tầng 5 - Nhà A4 – trường Đại học Hàng Hải Việt Nam

- Thời gian: 7h00 đến 9h00, ngày 12 tháng 08 năm 2022

Phòng Mô phỏng khai thác Cảng của trường ĐHHH Việt Nam với nhiều trangthiết bị hiện đại phục vụ cho sinh viên tiếp cận với các công việc khai thác cảng Tạiđây em được giảng viên khoa Kinh Tế - trường ĐHHH Việt Nam giới thiệu về các nộidung liên quan đến khai thác cảng biển Từ đó giúp sinh viên có những cái nhìn thực tếhơn về chuyên ngành Kinh tế vận tải nói chung và Kinh tế vận tải biển nói riêng

Trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay, vận tải đóng vai trò rất quan trọng, liênkết các nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách không gian địa lý nhằm giảm chi phí, giáthành sản phầm và thúc đẩy thương mại phát triển Với đặc điểm nổi bật của vận tảiđường biển: vận chuyển được nhiều loại hàng, khối lượng vận chuyển lớn, chi phí rẻ,

có thể giao nhận khắp nơi,… đã làm cho ngành vận tải biển trở thành ngành kinhdoanh dịch vụ đầy tiêm năng Bên cạnh đó, Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi nằmtrên đường hàng hải quốc tế, bờ biển dài, có cảng biển nước sâu Đây là điều kiện đểphát triển ngành vận tải biển của Việt Nam, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển củakinh tế đất nước

Việt Nam có 3 tuyến đường biển quốc tế lớn: tuyến đường biển từ Việt Namsang Châu Âu; tuyến đường biển Việt Nam - Châu Mỹ; tuyến đường biển Việt Nam –Hồng Kông – Nhật Bản Đây là các tuyến hàng hải quan trọng giúp cho ngành vận tảibiển của Việt Nam phát triển, từ đó sinh viên có thấy được các vấn đề mà ngành kinh

tế vận chuyển bằng đường biển tập trung giải quyết Các vấn đề này tập trung chủ yếuvề: nhu cầu hàng hoá, chi phí vận tải, nhân tố ảnh hưởng đến thị trường,…

Qua phòng Mô phỏng khai thác Cảng, em có thể nắm bắt được quy trình xuấtnhập khẩu hàng hoá; các kiến thức cơ bản về hoạt động của các bộ phận trong công tylogistics Đây là cơ hội để em có thể tìm hiểu thực tế các công việc mà mình có thểlàm được, để từ đó chủ động tìm tòi các kiến thức, tư duy sáng tạo để giải quyết cácvấn đề và không ngừng cố gắng, định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường

1.3 Thực tập tại Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ – Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng

- Thời gian: 9h30 đến 11h, ngày 17 tháng 08 năm 2022

- Địa điểm: Cảng Chùa Vẽ, Số 5 đường Chùa Vẽ, Phường Đông Hải 1, Quận

Hải An, Hải Phòng

Cảng Chùa Vẽ nằm trong cụm Cảng Hải Phòng với nhiều trang thiết bị hiệnđại, đáp ứng được nhu cầu xếp dỡ hàng hoá ra vào cảng Khi đến đây thực tập, em có

cơ hội quan sát thực tế hoạt động thực tế của cảng, được người đại diện công ty dẫnnhóm thực tập giới thiệu về các thông tin cần nắm bắt khi đến làm việc trong cảng.Bác đại diện công ty đưa nhóm đi tham quan các khu vực xếp container và giải thíchcác câu hỏi: tác dụng của phân loại cont, xếp cont thế nào mới đảm bảo an toàn, làmthế nào để ra vào cảng,… Bên cạnh đó, bác còn giảng kĩ các vấn đề về an toàn laođộng, về các quy trình xếp dỡ hàng hiệu quả, về các khó khăn thực tế khi làm việc ở

Trang 9

cảng,… Đây là các kiến thức không có trong sách mà đòi hỏi phải biết trong làm việcthực tế, nên em thấy được tầm quan trọng của thực tập cơ sở ngành.

1.4 Tiếp xúc doanh nghiệp trong ngành Kinh tế vận tải biển

1.4.1 Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOSCO)

Ngày 13/08/2022, đại diện công ty đã có buổi gặp gỡ sinh viên trường ĐHHHViệt Nam để chia sẻ các kiến thức về đàm phán, kí kết và thực hiện hợp đồng thuê tàuchuyến Bên cạnh đó, đại diện công ty còn giới thiệu thêm về các loại tàu phù hợp vớitừng đối tượng khách hàng, giải thích một số thuật ngữ chuyên ngành Ngoài ra, họcòn chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm thực tế về đàm phán, kí kết hợp đồng và giảiđáp các thắc mắc về công việc và vấn đề gặp phải cho sinh viên

1.4.2 Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong (Bee Logistics)

Ngày 20/08/2022, đại diện công ty đã tiếp xúc với sinh viên của các nhóm thựctập để giao lưu, giới thiệu về công ty, chia sẻ các kiến thức cần thiết trong công việc đểsinh viên có cái nhìn thực tế hơn Các quản lý của công ty lần lượt giới thiệu về BeeLogistics, chia sẻ quy trình xuất nhập khẩu và các vấn đề liên quan nhân sự Qua cácchia sẻ của họ, em đã thấy được cơ hội việc làm trong ngành Kinh tế vận tải biển, địnhhướng công việc và giải đáp các thắc mắc

Hình 1.3: Công ty Bee Logistics giai đáp thắc mắc cho sinh viên

1.4.3 Công ty Cổ phần Hàng Hải Seven Seas

Ngày 27/08/2022, đại diện công ty có trình bày chuyên đề về hoạt động kinhdoanh vận tải thuỷ Không chỉ vận tải đường biển, vận tải thuỷ nội địa cũng phải triển

Trang 10

giao thương giữa các vùng miền, thúc đấy kinh tế tiến bộ Đại diện công ty giới thiệuthông tin công ty, các vấn đề thực tế khi vận chuyện hàng hoá đường thuỷ nội địa đểsinh viên có tư duy xử lý vấn đề Bên cạnh đó, đại diện công ty cũng giải đáp nhiệttình các thắc mắc của sinh viên tham gia.

1.4.4 Công ty Cổ phần Thương mại và Tiếp vận Nam Dương

Trong ngày 27/08/2022, đại diện công ty đã đến gặp gỡ sinh viên thực tập đểgiới thiệu và chia sẻ các thông tin về công ty, cũng như các nghiệp vụ liên quan đếnchuyên ngành kinh tế vận tải Bên cạnh đó, anh Tâm - đại diện phía công ty, cũng làcựu sinh viên trường Đại học Hàng hải Việt Nam có chia sẻ kinh nghiệm thực tập,cũng như tích luỹ kinh nghiệm từ sớm giúp cho sinh viên khi ra trường đi làm sẽkhông bị bỡ ngỡ với các tình huống thực tế

Hình 1.4: Công ty CP Thương mại và Tiếp vận Nam Dương trao đổi với sinh viên

Trang 11

CHƯƠNG 2: Tìm hiểu về Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ – Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng

2.1 Thông tin cơ bản

-Tên giao dịch : Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng

-Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ

OF HAI PHONG JSC, VIET NAM

- Địa chỉ đơn vị khai thác cảng : 8A Trần Phú, Máy Tơ, Ngô Quyền,

- Công năng khai thác cảng : Cầu cảng Container

- Diện tích bến cảng (ha) : 20,21 (ha)

- Năng lực thông qua của bến cảng (T/N) : 7.250.000 (T/N)

- Cơ quan QLNN chuyên ngành Hàng Hải : Cảng vụ Hàng Hải Hải Phòng

Hình 2.1: Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ trên gg maps

Nằm trong phạm vi hữu ngạn sông Cấm, cách trung tâm thành phố 4km và cáchphao số “0” khoảng 20 hải lý, tàu vào cảng phải qua luồng Nam Triệu và kênh đào

Trang 12

Đình Vũ Cảng Chùa Vẽ là điểm trung chuyển hàng hoá cho các tỉnh phía Nam TrungQuốc và Bắc Lào Trọng tải tối đa mà càng cho phép tàu đi qua là khoảng 10.000 tấn.

Hình 2.2: Sơ đồ tổng thể Cảng Chùa Vẽ

2.2 Lịch sử hình thành qua các giai đoạn

- Năm 1984, triều đình phong kiến phản động nhà Nguyễn chính thức nộp đất

Hải Phòng cho thực dân Pháp

- Năm 1986, thực dân Pháp cấp tốc làm một số cầu nối Bến cảng được xây dựng

trên bờ phải của sông Cửa Cấm cách biển khoảng 4km với quy mô đơn giản, cơ sở vậtchất thô sơ, ít ỏi

- Ngày 24/11/1929, 500 anh chị em công nhân làm kíp sáng đã tụ họp phản đối

một tên cai đánh công nhân đồng thời đấu tranh đòi nước uống và giành được thắnglợi Ngày này đã được chọn làm ngày “Đoàn kết – Kiên cường – Sáng tạo” của côngnhân viên Cảng Hải Phòng

- Ngày 13/5/1955, Hải Phòng hoàn toàn được giải phóng, ta tiếp quản cảng Hải

Phòng và Cảng được tu sửa, mở rộng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tếquốc dân

- Tháng 5/1977, Cảng Chùa Vẽ đã được thành lập do yêu cầu của cảng mở rộng

để tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng hóa Bến cảng nằm ở hữu ngạn sông CửaCấm, cách trung tâm Cảng Hải Phòng 4km về phía Đông Trước khi ra đời, xí nghiệpchỉ là một bãi bồi phù sa và chỉ có đoạn cầu tàu dài 105km cho thuyền và sà lan cậpbến, hàng hóa vận chuyển qua đây chủ yếu là hàng quân sự Cảng Chùa Vẽ khi mớithành lập gồm 2 khu vực:

Khu vực 1 (Khu vực chính – Khu Chùa Vẽ) : xây dựng các phòng ban

làm việc, giao dịch,… Nằm cạnh ngã ba Bình Hải, giáp với cảng Cấm Cảng

có 350m cầu tàu

Trang 13

Khu vực 2 (Bãi Đoạn Xá) : nằm cách khu vực 1 khoảng 1000m về phía

Đình Vũ Tại đây đất đai rộng nhưng chỉ sử dụng được một phần nhỏ 350mcầu tàu và 15000 m2 bãi

- Năm 1981, về cơ bản Cảng đã hoàn thành giai đoạn cải tạo và hoàn thiện các

bến đáp ứng được nhu cầu xếp dỡ hàng hóa Đến năm 2001 khả năng thông qua củaCảng đạt tới 7 triệu tấn/năm

- Vào giữa tháng 6 năm 1995, hai khu vực Chùa Vẽ và Đoạn Xá đã được tách

làm hai xí nghiệp riêng Khu Chùa Vẽ trước kia nay đổi thành Xí nghiệp Xếp dỡ Đoạn

Xá và khu vực Đoạn Xá cũ nay lấy tên là Xí nghiệp Xếp dỡ Chùa Vẽ

- Sau 2 năm 1995 – 1996, được Bộ Giao thông vận tải và Cảng Hải Phòng đầu

tư xây dựng phát triển, xí nghiệp đã thay đổi cơ bản về quy mô Xây dựng 495m cầutàu và 150000 m2 bãi để khai thác mặt hàng container, xây mới 3200 m2 kho khai tháchàng lẻ và một số công trình phục vụ sản xuất và sinh hoạt Xí nghiệp cũng được trang

bị một số phương tiện, thiết bị tiên tiến phù hợp với yêu cầu sản xuất

- Tháng 7 năm 2014, Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ chính thức đổi tên thành Công

ty Cổ phần Cảng Hải Phòng – Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ

Hình 2.5 Toàn cảnh Cảng Chùa Vẽ

2.3 Chức năng, nhiệm vụ

2.3.1 Chức năng

- Cảng là khu vực thu hút và giải tỏa hàng hóa.

- Thực hiện việc bốc, xếp dỡ hàng hóa.

- Cung cấp các dịch vụ cho tàu như một mắt xích trong dây chuyền.

Trang 14

- Là điểm luân chuyển hàng hóa và hành khách.

- Là nơi tiếp nhận những đầu mối giao thông giữa hệ thống vận tải tròn nước và

nước ngoài

- Cơ sở phát triển thương mại thông qua Cảng.

2.3.2 Nhiệm vụ

- Kí kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hóa với chủ hàng.

- Giao hàng xuất khẩu cho phương tiện vận tải và nhận hàng nhập khẩu từ

phương tiện vận tải nếu được ủy thác

- Kết toán việc giao nhận hàng hóa và lập các chứng từ cần thiết.

- Tiến hành xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hóa.

Điện thoại: 0225.3827102Email: khoanb@haiphongport.com.vn2

Hà Văn QuảngPhó Giám đốc

Điện thoại: 0225.3765224Email: quanghv@haiphongport.com.vn3

Cao Tiến TùngPhó Giám đốc

Điện thoại: 0225.3765117Email: tungct@haiphongport.com.vn

2.4.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh Cảng Chùa Vẽ

Hình 2.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh Cảng Chùa Vẽ

a) Giám đốc

Là người điều hành mọi hoạt động của Cảng Là người chịu trách nhiệm trướccác cơ quan quản lý, cơ quan Nhà nước về toàn bộ hoạt động thu nộp các khoản choNhà nước và cấp trên

b) Các phó giám đốc

Trang 15

Được thay mặt cho giám đốc phụ trách một lĩnh vực chuyên môn của mình theochức năng và quyền hạn được giao.

+ Phó giám đốc khai thác: có nhiệm vụ phụ trách khai thác kinh doanh, chỉ

đạo tổ chức khai thác khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu qua Cảng hiệu quả

+ Phó giám đốc kho hàng: Chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác quản lý giao

nhận kho hàng, đội container và kho CFS

+ Phó giám đốc kĩ thuật: Chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc quản lý, sử

dụng các loại phương tiện, thiết bị, cơ giới phục vụ cho xếp dỡ, vận chuyểnhàng hoá Đảm bảo điều kiện cho sửa chữa và vận hành phương tiện, thiết bị.c) Các ban nghiệp vụ và các đơn vị trực tiếp sản xuất:

 Các ban nghiệp vụ

- Ban kỹ thuật và vật tư: Tham mưu cho lãnh đạo về công tác kỹ thuật, vật tư,

quy trình vận hành an toàn xếp dỡ và an toàn lao động Xây dựng kế hoạch muasắm, sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị, vật tư, bồi dưỡng cán bộ công nhânviên

- Ban tổ chức lao động, tiền lương: Tham mưu giám đốc về công tác cán bộ, tổ

chức sắp xếp bộ máy điều hành sản xuất, đảm bảo các chế độ chính sách liênquan Tổ chức sử dụng lao động hợp lý với ngành nghề đào tạo, tính toán tiềnlương cho nhân viên theo đúng chính sách của Nhà nước và quy định của Cảng

- Ban kinh doanh: Triển khai kế hoạch từng tháng, từng quý cho các đơn vị thực

hiện, viết hoá đơn thu cước, theo dõi tình hình chi tiêu kinh tế, nghiên cứu tìmhiểu thị trường Tham mưu cho Giám đốc ký kết hợp đồng vận chuyển hànghoá và chăm sóc khách hàng

- Ban tài chính kế toán: Chịu sự chỉ đạo của Giám đốc về công tác thống kê, kế

toán, tổ chức hạch toán quá trình sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trướcGiám đốc, Nhà nước về công tác hạch toán và chấp hành chế độ kế toán tàichính

- Ban hành chính y tế: Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực công tác thi đua

tuyên truyền, tiếp đón các đoàn khách, hội nghị, lễ tết,…

- Ban tin học: Chịu trách nhiệm mua sắm thiết bị máy tính, đào tạo cán bộ, công

nhân viên nâng cao trình độ sự dụng máy tính

 Các đơn vị trực tiếp sản xuất

- Đội cơ giới: Quản lý trực tiếp các phương tiện, thiết bị phục vụ sản xuất Tổ

chức xếp dỡ, vận chuyển hàng hoá trong cảng theo kế hoạch

- Đội cần trục: Quản lý các cần trục, đảm bảo sự dụng có hiệu quả, đảm bảo an

toàn, sẵn sàng phục vụ

- Đội bốc xếp: Đảm bảo công tác bốp xếp hàng hoá đáp ứng yêu cầu năng suất,

chất lượng và giải phóng tàu nhanh

- Đội vệ sinh công nghiệp: Chịu trách nhiệm vệ sinh cầu tàu, kho bãi đảm bảo

vệ sinh công nghiệp, phục vụ khai thác, xếp dỡ hàng hoá

Ngày đăng: 18/11/2024, 18:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w