1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến và các vấn Đề liên quan trong hoạt Động thương mại quốc tế mà các nhà xuất khẩu (việt nam) cần lưu Ý

14 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến và các vấn đề liên quan trong hoạt động thương mại quốc tế mà các nhà xuất khẩu (Việt Nam) cần lưu ý
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Diễm, Nguyễn Phước An, Nguyễn Ngọc Linh, Trương Thị Khánh Ngân, Dương Thị Tuyết Nguyên, Nguyễn Đức Khôi Nguyên, Lê Thị Yến Nhi, Nguyễn Thị Tú Quyên, Tăng Huyền Thoại
Người hướng dẫn TS. Bùi Công Sơn
Trường học Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giao dịch thương mại quốc tế
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 412,67 KB

Nội dung

HỒ CHÍ MINHKHOA KINH TẾ QUỐC TẾ  BÀI TIỂU LUẬN MÔN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến và các vấn đề liên quan trong hoạt động thương mại quốc tế

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ



BÀI TIỂU LUẬN

MÔN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến và các vấn

đề liên quan trong hoạt động thương mại quốc tế mà các

nhà xuất khẩu (Việt Nam) cần lưu ý

GVHD: TS Bùi Công Sơn

Lớp: INB712_241_1_D01

Thành viên nhóm 8:

1 Nguyễn Thị Hồng Diễm (nhóm trưởng) 030838220020

2 Nguyễn Phước An 030838220002

3 Nguyễn Ngọc Linh 030838220105

4 Trương Thị Khánh Ngân 030838220148

5 Dương Thị Tuyết Nguyên 030838220155

6 Nguyễn Đức Khôi Nguyên 030838220158

7 Lê Thị Yến Nhi 030838220170

8 Nguyễn Thị Tú Quyên 030838220211

9 Tăng Huyền Thoại 030838220235

TP.HCM, tháng 11 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

1 Các phương thức thanh toán phổ biến 3

1.1 Phương thức chuyển tiền 3

1.2 Phương thức nhờ thu 2

1.3 Phương thức tín dụng chứng từ 3

2 Các vấn đề liên quan trong hoạt động thương mại quốc tế mà các nhà xuất khẩu (Việt Nam) cần lưu ý 4

2.1 Rào cản thuế quan và phi thuế quan 4

2.2 Biến động tỷ giá 4

2.3 Sự bất ổn về chính trị và địa chính trị 4

2.4 Các rào cản văn hóa và ngôn ngữ 5

2.5 Rủi ro an ninh và môi trường 5

2.6 Logistics và cơ sở hạ tầng 5

2.7 Nguy cơ bị lừa đảo 5

2.8 Tác động của công nghệ 4.0 và AI trong thương mại quốc tế 6

II LIÊN HỆ THỰC TẾ 6

1 Thực trạng về hoạt động thương mại quốc tế của các nhà xuất khẩu Việt Nam hiện nay 6

2 Thương vụ triệu đô 7

2.1 Giới thiệu vấn đề: Cẩn trọng trong giao dịch quốc tế - Bài học từ vụ lừa đảo 100 container hạt điều 7

2.2 Các hành động khắc phục từ phía Việt Nam 8

2.3 Kết quả 8

2.4 Nguyên nhân 9

3 Bài học rút ra và đề xuất giải pháp 9

3.1 Bài học rút ra 9

3.2 Đề xuất giải pháp 10

KẾT LUẬN 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Quy trình thanh toán trả trước 2

Hình 2: Quy trình thanh toán trả sau 2

Hình 3: Quy trình thanh toán trong phương thức tín dụng chứng từ 3

Hình 4: Ông Bạch Khánh Nhựt - Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), chia sẻ tại hội thảo về vụ việc gần 100 container hạt điều bị lừa xuất khẩu sang Ý 9

Trang 3

MỞ ĐẦU

Các hoạt động thương mại quốc tế phức tạp hơn rất nhiều lần so với thương mại nội địa do sự khác nhau về văn hoá, tập quán thương mại, địa lý giữa các quốc gia Trong đó, việc lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của các giao dịch giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau Ba phương thức được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là phương thức chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ Các phương pháp này phổ biến do khả năng đáp ứng các nhu cầu đa dạng về mức độ an toàn, chi phí, và sự tin cậy giữa các bên Mỗi phương thức mang lại những lợi ích riêng biệt, giúp người bán và người mua có thể lựa chọn giải pháp thanh toán tốt nhất dựa trên quy mô giao dịch và mối quan hệ hợp tác [1] Tuy nhiên, nếu không xem xét cẩn thận trước khi lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp có thể sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro giao dịch gây ảnh hưởng đến

sự phát triển của doanh nghiệp hay thậm chí nền kinh tế quốc gia đối với các giao dịch có giá trị lớn Bài luận này như hồi chuông cảnh báo dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần cẩn trọng hơn trong việc hợp tác với các đối tác nước ngoài đặc biệt là trong việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 Các phương thức thanh toán phổ biến

1.1 Phương thức chuyển tiền

1.1.1 Khái niệm

Phương thức thanh toán chuyển tiền là phương thức thanh toán mà người có nhu cầu chuyển tiền sẽ đến ngân hàng phục vụ mình để đề nghị chuyển một số tiền xác định vào một khoảng thời gian nhất định cho người hưởng thụ ở nước ngoài

Có hai cách thức: chuyển tiền trả trước và chuyển tiền trả sau [2] Đây là phương thức thanh toán an toàn và tốt nhất trong thương mại quốc tế đối với các nhà xuất khẩu, khi họ chỉ giao hàng cho người mua sau khi nhận được thanh toán từ người mua Dựa trên các điều khoản đã thỏa thuận, khoản thanh toán có thể là toàn bộ hoặc một phần Tuy nhiên, vì trong trường hợp này, người mua phải chịu rủi ro giao dịch nên hầu hết các nhà nhập khẩu không

có xu hướng lựa chọn các thỏa thuận ứng trước tiền mặt [23]

Hình 1: Quy trình thanh toán trả trước

Trang 4

Ngược lại, điều khoản thanh toán trả sau quy định rằng người nhập khẩu có thể trì hoãn thanh toán cho đến khi người xuất khẩu giao hàng

Hình 2: Quy trình thanh toán trả sau

1.1.2 Nhận xét

Phương thức thanh toán chuyển tiền là một phương thức thanh toán đơn giản Ưu điểm của phương thức này là nhanh, hồ sơ đơn giản và phí thanh toán thường thấp hơn các phương thức thanh toán khác [3] Tuy nhiên, các ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán, trách nhiệm thanh toán hoàn toàn thuộc về phía nhập khẩu Do đó, nếu thanh toán trước khi giao hàng thì người xuất khẩu có lợi còn thanh toán sau khi giao hàng thì người nhập khẩu có lợi Hay nói cách khác, phương thức chuyển tiền thiên lệch lợi ích giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu quá lớn Cũng chính vì vậy mà phương thức thanh toán này thông thường chỉ được dùng trong trường hợp các bên tin tưởng lẫn nhau [4]

1.2 Phương thức nhờ thu

1.2.1 Khái niệm

Trong phương thức nhờ thu, người bán sau khi giao hàng sẽ lập bộ chứng từ nhờ thu gửi đến ngân hàng phục vụ mình để chuyển giao chứng từ cho ngân hàng thu hộ yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán, chấp nhận thanh toán hay chấp nhận các điều kiện khác để đổi lấy bộ chứng từ [6]

1.2.2 Phân loại nhờ thu

Nhờ thu bao gồm nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ Tuy nhiên, đối với nhờ thu trơn rủi ro hơn đối với nhờ thu kèm chứng từ do quá trình giao nhận hàng không căn cứ vào chứng từ thương mại mà chỉ dựa vào chứng từ tài chính Phương thức nhờ thu trơn chỉ nên áp dụng khi hai bên mua bán hoàn toàn tin tưởng lẫn nhau

Đối với nhờ thu kèm chứng từ, ngân hàng chỉ trao chứng từ cho nhà nhập khẩu trên

cơ sở nhà nhập khẩu đáp ứng các điều kiện trao chứng từ trong chỉ định nhờ thu quy định như D/P (Document Against Payment), D/A (Document Against Acceptance) và nhiều điều kiện khác, do đó nhờ thu kèm chứng từ ít rủi ro hơn so với nhờ thu trơn

1.2.3 Nhận xét

Phương thức nhờ thu thường có chi phí thấp và thủ tục đơn giản Trung hòa được tính

an toàn và tính rủi ro so với phương thức ứng trước và phương thức ghi sổ Tuy nhiên, phương thức nhờ thu được sử dụng phổ biến khi hai bên là những đối tác lâu năm, tin tưởng nhau Do ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian, không chịu trách nhiệm về rủi ro gian lận trong giao dịch Nếu ngân hàng nhờ thu thực hiện sai lệnh nhờ thu thì hậu quả do người xuất khẩu gánh chịu

Trang 5

1.3 Phương thức tín dụng chứng từ

1.3.1 Khái niệm

Tín dụng chứng từ là một thỏa thuận không hủy ngang, là cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi bộ chứng từ xuất trình phù hợp [5]

Hình 3: Quy trình thanh toán trong phương thức tín dụng chứng từ

1.3.2 Nhận xét

Trong phương thức tín dụng chứng từ ngân hàng phát hàng có thể trung hòa rủi ro của hai bên Trong trường hợp các bên khi chưa có sự tín nhiệm lẫn nhau, bằng phương thức tín dụng chứng từ, nhà nhập khẩu ngoài việc nhận được đảm bảo thanh toán từ ngân hàng phát hành, còn nhận được sự hỗ trợ từ ngân hàng phục vụ người xuất khẩu tư vấn để xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với thư tín dụng Về phía người mua ngoài việc nhận được tài trợ, ngân hàng cũng sẽ tư vấn cho nhà nhập khẩu về những điều khoản trong hợp đồng để xây dựng một thư tín dụng chặt chẽ, có lợi, đảm bảo nhận được hàng đúng thời hạn Ngoài ra, phương thức tín dụng giúp ngân hàng đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ Thông qua nghiệp vụ thanh toán bằng L/C nên ngân hàng sẽ có một nguồn thu ổn định từ việc mở, sửa đổi, điều chỉnh L/C, phí thông báo, xác nhận L/C

2 Các vấn đề liên quan trong hoạt động thương mại quốc tế mà các nhà xuất khẩu (Việt Nam) cần lưu ý

2.1 Rào cản thuế quan và phi thuế quan

Rào cản thuế quan là mức thuế suất mà các quốc gia nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa từ Việt Nam Mặc dù Việt Nam đã ký kết nhiều FTA giúp giảm hoặc xóa bỏ thuế quan, nhưng vẫn còn những thách thức về mức thuế với một số thị trường và sản phẩm cụ thể

Điển hình là ở thị trường Mỹ, Việt Nam là một trong những đối tác thương mại lớn của Mỹ Tuy nhiên, một số mặt hàng vẫn phải chịu thuế cao, đặc biệt là mặt hàng giày dép và quần áo Theo số liệu năm 2021 từ Bộ Công Thương , mặc dù hiệp định TPP (nay là CPTPP) giúp giảm thuế, nhiều mặt hàng dệt may Việt Nam vẫn phải chịu mức thuế từ 8 - 12% [7]

Bên cạnh đó thị trường Mỹ thì thị trường EU cũng là một thách thức lớn đối với các nhà xuất khẩu của Việt Nam Mặc dù Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)

Trang 6

có hiệu lực từ năm 2020 đã giúp giảm mạnh thuế quan với nhiều mặt hàng, một số sản phẩm như nông sản chế biến, và thủy sản vẫn phải đối mặt với lộ trình giảm thuế dần, thường kéo dài từ 3-7 năm Trong thời gian này, các mặt hàng này vẫn phải chịu thuế ở mức 3 - 10% [8]

Một số rào cản phi thuế quan thường liên quan đến các quy định, tiêu chuẩn, và quy trình nhập khẩu mà hàng xuất khẩu Việt Nam cần phải đáp ứng Các quy định này thường bao gồm quy định về kiểm dịch động thực vật (SPS - Sanitary and Phytosanitary measures), quy định về chất lượng sản phẩm, bao bì, ghi nhãn và các quy định về môi trường và xã hội trong sản xuất

Hàng xuất khẩu Việt Nam vẫn chưa thể đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường như Nhật Bản, EU, Mỹ… Trong năm 2021, nhiều sản phẩm nông sản Việt Nam như xoài và thanh long xuất khẩu sang Nhật đã bị kiểm tra gắt gao về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và dư lượng thuốc trừ sâu Theo báo cáo từ Bộ NN&PTNT, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2021, đã có hơn 20 lô hàng nông sản từ Việt Nam bị trả lại do không đạt chuẩn về

dư lượng hóa chất [9]

2.2 Biến động tỷ giá

Biến động tỷ giá là một trong những thách thức lớn đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam Tỷ giá hối đoái giữa VND và các ngoại tệ mạnh như USD, EUR, và JPY có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Khi USD suy yếu so với VND trong năm 2021, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản như cá tra gặp khó khăn vì lợi nhuận giảm Khách hàng nước ngoài yêu cầu giảm giá sản phẩm do giá trị USD thấp hơn, trong khi chi phí sản xuất trong nước vẫn giữ nguyên hoặc tăng do giá nguyên liệu và chi phí vận chuyển tăng Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế

2.3 Sự bất ổn về chính trị và địa chính trị

Việt Nam là một nước đang phát triển nên dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động đến từ bất ổn về chính trị và địa chính trị, vì thế sự ổn định chính trị của các quốc gia đối tác xuất khẩu luôn là vấn đề cần được quan tâm Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng tác động đáng kể đến thị trường xuất khẩu của Việt Nam một cách gián tiếp khi mà Mỹ áp thuế cao đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, nhiều công ty chuyển hướng sản xuất sang Việt Nam để tránh thuế Tuy nhiên, Mỹ bắt đầu tăng cường giám sát hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam để đảm bảo không có tình trạng “tránh thuế” thông qua việc hàng hóa Trung Quốc được dán mác Việt Nam Điều này khiến một số doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn trong việc chứng minh nguồn gốc sản phẩm

2.4 Các rào cản văn hóa và ngôn ngữ

Để hàng hoá xuất khẩu đạt được sự tin dùng ở các quốc gia trên thế giới, bên cạnh việc sản phẩm chất lượng thì các nhà xuất khẩu cần phải am hiểu về văn hoá, ngôn ngữ của các quốc gia này Bên cạnh đó, vẫn còn một số nhà xuất khẩu vẫn thiếu khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ khác, gây hiểu lầm trong hợp đồng và yêu cầu kỹ thuật; Sản phẩm Việt Nam có thể không phù hợp với khẩu vị hoặc tiêu chuẩn tiêu dùng của thị trường quốc tế, như yêu cầu sản phẩm hữu cơ hoặc tiêu chuẩn Halal

Trang 7

2.5 Rủi ro an ninh và môi trường

Trong thương mại quốc tế, các doanh nghiệp xuất khẩu đối mặt với nhiều rủi ro liên quan đến an ninh mạng và các yếu tố môi trường Đặc biệt, ngành logistics và chuỗi cung ứng

dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công mạng, gây rủi ro mất mát dữ liệu và gián đoạn hoạt động Trong bối cảnh công nghệ phát triển, các hệ thống quản lý hiện đại và kết nối dữ liệu toàn cầu ngày càng phổ biến, nhưng điều này cũng làm tăng nguy cơ bị hack và đánh cắp thông tin nhạy cảm Vì vậy, bảo mật mạng trở thành một yếu tố then chốt mà các doanh nghiệp cần chú trọng để tránh thiệt hại

Về mặt môi trường, các yêu cầu ngày càng khắt khe từ các thị trường phát triển như

EU, Mỹ trong việc bảo vệ môi trường và giảm thiểu khí thải đang tạo ra áp lực cho các doanh nghiệp Việt Nam, đòi hỏi họ phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn liên quan đến phát triển bền vững và quản lý rủi ro môi trường

2.6 Logistics và cơ sở hạ tầng

Logistics và cơ sở hạ tầng vẫn là một trong những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam Mặc dù đã có những bước tiến nhất định trong việc nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông và logistics, nhưng chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng vẫn còn cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, chi phí logistics ở Việt Nam chiếm khoảng 20-25% GDP, cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 10-12% [10] Các cảng biển và kho bãi ở Việt Nam vẫn chưa

đủ hiện đại để xử lý khối lượng hàng hóa lớn một cách hiệu quả, dẫn đến sự chậm trễ trong quá trình vận chuyển và tăng chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu

2.7 Nguy cơ bị lừa đảo

Nguy cơ bị lừa đảo trong giao dịch thương mại quốc tế là mối đe dọa không nhỏ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường toàn cầu hóa và phức tạp Các phương thức lừa đảo phổ biến bao gồm việc sử dụng các hợp đồng giả mạo, gửi hàng không đúng quy cách, hoặc sử dụng các phương thức thanh toán không an toàn Theo

Bộ Công Thương, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã gặp phải các vụ lừa đảo quốc tế khi giao dịch với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là khi ký hợp đồng mà không có sự bảo lãnh từ các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính đáng tin cậy Để tránh bị lừa đảo, các doanh nghiệp cần thận trọng trong việc lựa chọn đối tác, kiểm tra kỹ lưỡng thông tin, và đảm bảo sử dụng các phương thức thanh toán an toàn, như thư tín dụng (L/C) hoặc bảo lãnh ngân hàng

2.8 Tác động của công nghệ 4.0 và AI trong thương mại quốc tế

Công nghệ 4.0 và trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra sự thay đổi lớn trong lĩnh vực thương mại quốc tế Những công nghệ tiên tiến này giúp tối ưu hóa chuỗi cung ứng, cải thiện quá trình sản xuất và vận hành, từ đó giảm chi phí và nâng cao hiệu suất cho các doanh nghiệp xuất khẩu Ví dụ, AI có thể được sử dụng để dự đoán xu hướng thị trường, tối ưu hóa việc vận chuyển và quản lý kho bãi Công nghệ blockchain giúp cải thiện tính minh bạch và

an toàn trong các giao dịch thương mại quốc tế Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ 4.0 cũng đặt ra thách thức về chi phí đầu tư ban đầu và yêu cầu về kỹ năng công nghệ cao đối với lực lượng lao động Các doanh nghiệp cần nhanh chóng nắm bắt các cơ hội này để không bị tụt hậu trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt

Trang 8

II LIÊN HỆ THỰC TẾ

1 Thực trạng về hoạt động thương mại quốc tế của các nhà xuất khẩu Việt Nam hiện nay

Trong thời gian gần đây thì các nhà xuất khẩu nước ta đã gặp khá nhiều trường hợp

bị lừa đảo bằng nhiều thủ đoạn tinh vi trong đó có các hành vi lừa đảo lợi dụng các khoảng trống trong các phương thức thanh toán quốc tế Những vụ lừa gạt trong mua bán hàng hóa qua biên giới không phải là tình huống hiếm gặp đối với các doanh nghiệp Việt Nam Với tâm lý chủ quan và sự thiếu hiểu biết trong giao dịch ngoài biên giới, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn tiếp tục trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo mang tầm cỡ quốc tế Sau đây là một số trường hợp tiêu biểu trong vài năm trở lại đây của nước ta:

Câu chuyện năm 2023, doanh nghiệp Việt Nam xuất 2 container hồ tiêu, 1 container quế, 1 container hoa hồi và 1 container điều với tổng giá trị lô hàng: 516.761 USD vào thị trường Dubai – UAE nghi bị lừa đảo [11,12] Theo giải trình của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam ký với khách hàng tại Dubai mua bán theo hình thức nhờ thu hộ D/P Các ngân hàng Việt Nam dùng dịch vụ DHL chuyển phát bộ chứng từ gốc tới ngân hàng Ajman Bank và nhân viên ngân hàng Ajman Bank đã xác nhận ký nhận thành công 5 bộ chứng từ Tuy nhiên, sau đó không rõ vì lý do gì các bộ chứng từ gốc không còn lưu tại ngân hàng Ajman nên các ngân hàng Việt Nam đã liên tục yêu cầu ngân hàng Ajman thanh toán Nhận thấy sự trì hoãn, chây ì từ phía cả ngân hàng và người mua nên các doanh nghiệp xuất khẩu đã kiểm tra trên hệ thống hãng tàu thì phát hiện cả 4 container hàng đều biến mất khỏi cảng Sau gần 3 tháng, với sự phối hợp, hợp tác giữa các bên, từ ngày 10/10 đến ngày 12/10, ngân hàng Ajman Bank (UAE) đã hoàn lại tiền cho các doanh nghiệp, với tổng số tiền 354.990,42 USD (khoảng 8,3 tỷ đồng) cho 4 lô hàng Tuy nhiên, 1 lô hàng còn lại thì không thể lấy lại

Câu chuyện năm 2022, một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại Thành phố Hồ Chí Minh đã gửi công văn "cầu cứu" đến các cơ quan ngoại giao Việt Nam về việc đối tác ở Sri Lanka lừa đảo chiếm đoạt 2 lô hàng với giá trị tài sản lên đến gần 113.000 USD [13] Đối tác tại Sri Lanka là doanh nghiệp Northern Star Trading Colombo PVT Theo hợp đồng ban đầu, điều kiện giao hàng là CIF Colombo (giao hàng tại cảng Colombo), điều kiện thanh toán là D/P 100%; nhờ thu qua ngân hàng Theo doanh nghiệp này, sau khi giao hàng và hoàn thành

bộ chứng từ của lô hàng đầu tiên, bên mua lấy lý do phí thanh toán D/P qua ngân hàng cao, nên yêu cầu đổi sang phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện (T/T) Đối tác lấy lý do

lô hàng phải được hải quan Colombo kiểm hóa và xin giấy phép nhập khẩu, yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam gửi trước 1/3 vận đơn gốc để thực hiện các thủ tục trên và cam kết sau khi xin được giấy phép sẽ thanh toán đầy đủ tiền hàng để phía Việt Nam gửi toàn bộ các chứng

từ gốc còn lại Tuy nhiên, sau khi doanh nghiệp Việt Nam gửi 1/3 vận đơn gốc của cả 2 lô hàng thì đối tác đã nhận hàng và biến mất

Câu chuyện năm 2019, thương vụ Việt Nam tại Algeria nhận được thư của một doanh nghiệp xuất khẩu tiêu của Việt Nam nhờ hỗ trợ đòi tiền hàng một doanh nghiệp tại Senegal doanh nghiệp này được doanh nghiệp Việt Nam tìm thấy qua mạng Internet có tên GSN INTERNATIONAL GSN INTERNATIONAL đã mua 1 container tiêu đen từ Việt Nam trị giá 61.750 USD [14] Hình thức thanh toán là trả tiền ngay khi giao chứng từ CAD 100% at sight thông qua ngân hàng, người bán không yêu cầu tiền đặt cọc Ngân hàng của người mua

Trang 9

là Ngân hàng Công Thương Senegal VDN/BICIS Qua doanh nghiệp chuyển phát nhanh DHL và hãng tàu, được biết người mua đã nhận bộ chứng từ, lấy hàng ra khỏi cảng song không thanh toán cho doanh nghiệp Việt Nam Sau đó, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã liên lạc với người mua nhiều lần nhưng không được Ngân hàng người bán cũng đã liên lạc với ngân hàng người mua tại Senegal thì được biết người ký nhận bộ chứng từ (do khách hàng giới thiệu) không làm việc tại ngân hàng này Thương vụ Việt Nam tại Algeria đã gửi thư kèm theo các chứng từ liên quan tới Đại sứ quán Senegal tại Algeria, Bộ Thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Senegal cũng như Ngân hàng VDN/BICIS để nhờ hỗ trợ, yêu cầu khách thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu Việt Nam Tuy nhiên, phía Senegal không có hồi âm

Đây là một trong số những vụ tiêu biểu trong 5 năm trở lại đây liên quan đến vụ việc lừa đảo thông qua các hình thức thanh toán Để làm rõ hơn về vấn đề này, nhóm mình có phân tích một case study về vụ 100 container việt nam xuất sang Ý và Thổ Nhĩ Kỳ để có thể hiểu và rút ra các bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp việc nam trong tương lai

2 Thương vụ triệu đô

2.1 Giới thiệu vấn đề: Cẩn trọng trong giao dịch quốc tế - Bài học từ vụ lừa đảo 100 container hạt điều

Ngày 8/3/2022, Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) đã khẩn cấp gửi công văn đến Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Italia, cùng các cơ quan liên quan, yêu cầu hỗ trợ giải quyết một vụ lừa đảo liên quan đến 100 container hạt điều xuất khẩu sang thị trường châu Âu, cụ thể là Thổ Nhĩ Kỳ và Italia có nguy cơ bị mất hàng do thất lạc bộ chứng từ gốc

Vụ việc bắt nguồn từ cuộc giao dịch khi các doanh nghiệp Việt Nam đã ký kết hợp đồng bán 100 container hạt điều tương đương 20 triệu USD sang Thổ Nhĩ Kỳ và Italia thông qua công ty môi giới Kim Hạnh Việt Phương thức thanh toán trong hợp đồng là “Nhờ thu kèm chứng từ (D/P)” Đây là hình thức thanh toán quốc tế trong đó người bán gửi hàng, nhờ ngân hàng của mình gửi bộ chứng từ cho ngân hàng người mua và ủy thác ngân hàng đó giữ

bộ chứng từ giao hàng cho đến khi người mua tiến hành thanh toán đơn hàng mới đưa bộ chứng từ gốc Phương thức này đảm bảo người bán giữ quyền sở hữu hàng hóa cho đến khi nhận đủ thanh toán

Vấn đề bắt đầu phát sinh khi doanh nghiệp tiến hành gửi các lô container đầu tiên cùng với bộ chứng từ Trong quá trình ngân hàng Việt Nam gửi hồ sơ nhờ thu tới ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ của bên mua theo hướng dẫn, số SWIFT của ngân hàng bên mua có thay đổi, thể hiện sự không nhất quán trong ngân hàng của người mua Tiếp đó, sau khi Ngân hàng được cho là của người mua nhận được bộ chứng từ gốc, đã thông báo người mua không phải khách hàng của họ và trả lại bộ chứng từ, nhưng không nói rõ là trả theo hình thức nào Ngân hàng phía Việt Nam đã liên tục liên hệ nhiều lần nhưng không nhận được câu trả lời Có thể thấy, ở thị trường Thổ Nhĩ Kỳ đã phát sinh 2 vấn đề là khách hàng cung cấp thông tin giả mạo về ngân hàng bên mua và rủi ro thất lạc bộ chứng từ gốc do ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ không cung cấp đầy đủ thông tin về việc trao trả lại bộ chứng từ

Còn đối với hồ sơ nhờ thu gửi đến Italia, ngân hàng tại đây thông báo họ đã nhận được bộ chứng từ nhưng chỉ là bản sao chứ không phải bản gốc Vấn đề tiếp theo cũng xuất hiện ở thị trường Italia khi có nguy cơ bộ chứng từ gốc đã bị đánh cắp hoặc đánh tráo trong

Trang 10

lúc vận chuyển và những kẻ lừa đảo có được bộ chứng từ gốc sẽ có thể hoàn toàn cướp trắng một số container hạt điều nếu các doanh nghiệp Việt Nam không phát hiện kịp thời

Như vậy, vấn đề trở nên vô cùng nghiêm trọng khi doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu điều sang hai thị trường này không biết bộ chứng từ gốc đang ở đâu, và phải đối mặt với khả năng bị mất trắng một số container bởi bất kỳ ai sở hữu bộ chứng từ gốc đều có thể đến hãng tàu để nhận hàng [15]

2.2 Các hành động khắc phục từ phía Việt Nam

Ngay khi nhận được thông tin và xét thấy có dấu hiệu lừa đảo, VINACAS đã phối hợp với Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam cùng những cơ quan liên quan đã nỗ lực đàm phán, khiếu nại để giảm thiệt hại tối đa cho doanh nghiệp

Các biện pháp được thực hiện như dừng lại ngay các container chưa giao hàng; Yêu cầu các hãng vận tải ngừng vận chuyển và quay lại các container đang quá cảnh tại cảng Singapore, và yêu cầu đơn vị chuyển phát chứng từ không giao chứng từ gốc cho ngân hàng phía người mua mà trả lại cho doanh nghiệp Việt Nam; Nỗ lực đòi lại quyền sở hữu đối với các container bị mất chứng từ gốc, đồng thời tìm cách bán cho các khách hàng khác trong khu vực

2.3 Kết quả

Nhờ những biện pháp nhanh chóng và sự hỗ trợ từ nhiều phía, đến ngày 16/6/2022, các doanh nghiệp Việt Nam đã giành lại quyền kiểm soát đối với toàn bộ 100 container hạt điều Thiệt hại tài chính đã được giảm thiểu đáng kể, chỉ bao gồm một phần chi phí lưu kho, vận chuyển và việc bán hàng với giá thấp hơn So với nguy cơ mất trắng, kết quả này đã giúp giảm thiểu đáng kể rủi ro cho doanh nghiệp

Hình 4: Ông Bạch Khánh Nhựt - Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), chia

sẻ tại hội thảo về vụ việc gần 100 container hạt điều bị lừa xuất khẩu sang Ý

2.4 Nguyên nhân

Mặc dù đã có những hành động nhanh chóng và khắc phục được tổn thất kịp thời, nhưng đây vẫn là hồi chuông cảnh báo cho các doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế Chúng ta không thể trách các thương nhân Việt Nam không có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ mà là họ quá cả tin để suýt mất trắng công sức

Ngày đăng: 18/11/2024, 15:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w