1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ac hãy phân tích một khía cạnh bất kỳ của văn hóa việt nam Để làm rõ mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch, từ Đó Đề xuất những giải pháp Để phát triển du lịch Ở việt nam dựa trên các thế mạnh văn hóa

22 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn hóa tổ chức phường, hội & ứng dụng trong phát triển du lịch Việt Nam
Tác giả Phạm Mạnh Trung
Người hướng dẫn TS. Trương Văn Minh
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Cơ sở Văn hóa Việt Nam
Thể loại Bài thi tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 205,87 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKhoa Quan hệ quốc tế---***--- MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM BÀI THI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ ĐỀ TÀI: VĂN HÓA TỔ C

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Khoa Quan hệ quốc tế -*** -

MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM BÀI THI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

ĐỀ TÀI:

VĂN HÓA TỔ CHỨC PHƯỜNG, HỘI & ỨNG DỤNG TRONG PHÁT TRIỂN

DU LỊCH VIỆT NAM

ĐỀ BÀI: A/C hãy phân tích một khía cạnh bất kỳ của văn hóa Việt Nam để làm rõ mối quan hệ

giữa văn hóa và du lịch, từ đó đề xuất những giải pháp để phát triển du lịch ở Việt Nam dựatrên các thế mạnh văn hóa

Sinh viên thực hiện: Phạm Mạnh Trung MSSV: 2457061083

Giảng viên môn học: TS Trương Văn Minh

Mã học phần: 2418DAI012L04

Trang 2

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 10, 2024

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 4

LỜI CAM ĐOAN 4

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Mục tiêu nghiên cứu 5

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

3 Đối tượng nghiên cứu 6

4 Phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Bố cục đề tài 6

PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ TỔ CHỨC PHƯỜNG, HỘI 7

1.1 Nguồn gốc hình thành và khái niệm phường, hội 7

1.2 Đặc trưng cơ bản của tổ chức phường, hội – tính dân chủ làng xã 8

1.3 Biểu hiện của tổ chức phường, hội trong đời sống người Việt 9

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 10

CHƯƠNG 2: VĂN HÓA TỔ CHỨC PHƯỜNG, HỘI VỚI DU LỊCH 10

2.1 Quan hệ tổ chức phường, hội nói riêng và văn hóa nói chung với du lịch 10

2.1.1 Văn hóa là nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn 11

2.1.2 Du lịch góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa 12

2.2 Thực trạng khai thác tổ chức phường, hội trong việc phát triển du lịch 12

2.2.1 Những thành tựu đạt được 13

2.2.2 Những hạn chế còn tồn tại 14

2.3 Giải pháp phát triển du lịch dựa trên các thế mạnh về tổ chức phường, hội và văn hóa chung của dân tộc 15

Trang 3

2.3.1 Hoàn thiện cơ chế, chính sách 15

2.3.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch 16

2.3.3 Quảng bá, xúc tiến du lịch 16

2.3.4 Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tổ chức phường, hội 17

2.4 Học tập và tiếp thu một số mô hình khai thác văn hóa tổ chức phường, hội hiệu quả ở trong và ngoài nước 18

2.4.1 Một số mô hình ở nước ta 18

2.4.2 Một số mô hình quốc tế 19

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 19

PHẦN KẾT LUẬN 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tiểu luận “Văn hóa tổ chức phường, hội và ứng dụng trong phát triển dulịch Việt Nam”, em xin được bày tỏ lòng biết ơn đến giảng viên, TS Trương Văn Minh đãtruyền đạt cho em những nền tảng kiến thức, kỹ năng cần thiết cũng như đã cho em những lờikhuyên hữu ích để em có thể hoàn thiện bài tiểu luận của mình

Mặc dù, đã rất cố gắng nhưng do trình độ chuyên môn còn hạn chế nên trong quá trìnhnghiên cứu và tìm kiếm tài liệu em còn gặp nhiều khó khăn và không tránh khỏi những sai sót.Vậy nên, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp cũng như phản hồi từ phía thầy, cô đểbài tiểu luận này được bổ sung và hoàn thiện hơn

Em xin trân trọng cảm ơn!

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan, bài tiểu luận này là sản phẩm do chính em tự tìm hiểu thực hiện và tuânthủ đầy đủ các nguyên tắc, kết cấu của một bài tiểu luận Các cơ sở lí luận và kiến thức đượctrình bày trong bài tiểu luận là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, xác thực từ cáctrang thông tin chính thống và không bịa đặt bất cứ thông tin nào về trích dẫn

Cá nhân em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có bất kỳ sự không trung thực nào vềthông tin được sử dụng trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và xu thế toàn cầu hóa hiện nay, văn hóa khôngchỉ là di sản quý báu cần được bảo tồn và phát huy mà còn là nguồn lực nội sinh quan trọngcho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong ngành du lịch GS.TSKH Trần Ngọc Thêm

định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.” [1] Nhờ những đặc trưng, chức năng nổi bật của văn hóa mà

ngày nay hình thức du lịch văn hóa đang dần khẳng định được vị thế chủ đạo, thu hút mộtlượng lớn du khách quốc tế có mong muốn khám phá, trải nghiệm những nét đẹp văn hóa đặctrưng của mỗi quốc gia Việt Nam ta, với bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa phong phú đadạng, đang sở hữu những tiềm năng to lớn để phát triển loại hình du lịch đặc thù này

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 2019, Việt Nam đón trên 18 triệu lượtkhách quốc tế, trong đó loại hình du lịch văn hóa chiếm tỷ trọng đáng kể [2] Văn hóa phườnghội, với những nét độc đáo, đặc sắc mang đậm bản sắc dân tộc, đã và đang trở thành một trongnhững nhân tố then chốt thu hút khách du lịch ở cả trong và ngoài nước Hình ảnh những làngnghề truyền thống với những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo, những lễ hội phường hộiđặc sắc, những phong tục tập quán đặc trưng đã và đang góp phần kiến tạo nên một diện mạoriêng biệt cho du lịch Việt Nam

Qua quá trình nghiên cứu và tổng hợp, nhận thấy được tiềm năng của việc phát triểnnhững đặc tính của tổ chức phường, hội trong đời sống văn hóa vào phát triển du lịch, tác giảquyết định lựa chọn đề tài “Văn hóa tổ chức phường, hội và ứng dụng trong phát triển du lịchViệt Nam” làm đề tài chính thức cho bài tiểu luận này

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nêu khái quát về tổ chức phường, hội, từ đó chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa văn hóa và

du lịch thông qua loại hình văn hóa này, đồng thời đề xuất những phương án giúp phát triển dulịch Việt Nam dựa trên những thế mạnh về văn hóa

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 6

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, cần thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:

- Tổng quan, hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến văn hóa phường, hội

- Tiến hành phân tích mối quan hệ giữa phường, hội nói riêng và văn hóa nói chung với

4 Đối tượng nghiên cứu

Văn hóa tổ chức phường, hội và ứng dụng trong phát triển du lịch Việt Nam

5 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Văn hóa Việt Nam

Phạm vi nội dung: Văn hóa Việt, đời sống tổ chức văn hóa phường hội, du lịch Việt Nam

6 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tài liệu: tiến hành thu thập và nghiên cứu, phân tích các số liệu, thông tin lấy

từ các sách, báo, tạp chí khoa học, các diễn đàn, giáo trình, website chính thống và các côngtrình nghiên cứu có liên quan trước đó Phương pháp này giúp tìm hiểu cơ sở lý luận, chỉ ra cáckhái niệm, ý nghĩa cũng như nội dung về văn hóa tổ chức phường, hội và ứng dụng trong dulịch Việt Nam

Quan sát thực tế kết hợp kiểm nghiệm, lập luận: thực hiện quan sát thực tiễn các hiệntượng có liên quan đến tổ chức phường, hội trong đời sống xã hội người Việt thông qua: cáchoạt động kinh tế như trao đổi, buôn bán hàng hóa, tổ chức lễ hội,…Phương pháp này giúp tácgiả có căn cứ thực tiễn để kiểm chứng cho các phần cơ sở lý luận

7 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của tiểu luận gồm 02phần chính:

Chương 1: Khái lược về tổ chức phường, hội

Chương 2: Văn hóa tổ chức phường, hội với du lịch

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ TỔ CHỨC PHƯỜNG, HỘI

1.1 Nguồn gốc hình thành và khái niệm phường, hội

Khởi nguồn từ nền sản xuất nông nghiệp lúa nước với đặc trưng là tinh thần cộng đồng và

ý thức tương thân tương ái trong xã hội người Việt, tổ chức phường, hội là một nét đặc trưngtrong đời sống văn hóa nước ta Trong quá trình lao động và sinh hoạt, những người lao độngcùng làm chung một nghề nghiệp dần tự phát hình thành nên các nhóm nghề nghiệp, cùng nhautrao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật và hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống sản xuất

Trong một làng, ngoài phần lớn những người làm nông nghiệp thì những bộ phận dân cưsinh sống bằng nghề khác thường sẽ liên kết chặt chẽ với nhau, làm xuất hiện loại hình tổ chứctheo nghề nghiệp gọi là PHƯỜNG Ngày nay, phường thường được hiểu là đơn vị hành chính ở

đô thị, dưới cấp quận và phường cũng chỉ phường bạn, phường hội, tức là những bạn cùngnghề làm ăn, liên kết với nhau thành các nhóm, các hội lớn nhỏ và hỗ trợ nhau trong công việcbuôn bán kinh doanh Ngoài phường, những người có cùng sở thích, thú vui và đẳng cấp cũng

có thể liên kết lại với nhau tạo thành một HỘI [3]

Trong khi đó vào thế kỷ X đến XIII ở Châu Âu, khái niệm phường hội (guilds) được hiểu

là một loại tổ chức thương mại hoặc nghề nghiệp, hoạt động với mục tiêu là bảo vệ lợi ích kinh

tế cho các thành viên (hội thợ rèn, hội thợ mộc…) Những loại hình này bấy giờ đóng vai tròquan trọng với nền kinh tế Nhưng khi nền công nghiệp dần phát triển, những phường hội nàydần đánh mất vai trò, cho đến nay loại hình này chỉ còn tồn tại lẻ tẻ chủ yếu là dưới dạng nhữnghội từ thiện, hảo tâm Còn ở nước ta, các phường hội đầu tiên được ghi nhận xuất hiện từ thời

Lý - Trần Ban đầu, phường hội chủ yếu chỉ mang tính chất tự phát giữa những người lao độngvới nhau, xuất phát từ nhu cầu kết nối những người cùng ngành nghề để giúp đỡ nhau trongcuộc sống, duy trì tay và bảo tồn nghề, sau đó dần được tổ chức chặt chẽ hơn dưới sự giám sátcủa chính quyền làng hoặc địa phương, vừa chịu quản lý của các chức sắc quan lại, vừa phục

vụ các nhu cầu cho cộng đồng Ngày nay, theo quy định của pháp luật, việc thành lập phườngcần đạt những tiêu chuẩn nhất định về dân số, lao động, hạ tầng… (62/2011/NĐ-CP) và muốnthành lập hội cũng cần phải được xin giấy phép từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quyđịnh pháp luật hiện hành, chịu sự giám sát của chính quyền, nhà nước

Trang 8

Sự ra đời của các phường hội không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác sản xuất giữanhững người lao động buôn bán với nhau, mà còn góp phần gìn giữ và phát triển nghề truyềnthống, truyền dạy lại nghề nghiệp và còn để củng cố tình đoàn kết trong cộng đồng [6] Tục

ngữ “Buôn có bạn, bán có phường” cũng từ ấy mà ra Sự hình thành và phát triển của các

phường hội gắn liền với sự phát triển của các làng nghề truyền thống Mỗi làng nghề thường cómột hoặc nhiều phường hội tương ứng với các ngành nghề thủ công đặc trưng của làng

Phường thường mang tính địa phương, chuyên môn và quy mô nhỏ hơn nhiều so với hội,mục đích chính là để hợp tác sản xuất, trao đổi, bảo vệ quyền lợi và cùng phát triển kinh tế(phường gốm Bát Tràng, phường đúc đồng Ngũ Xã, phường chài…) Trong khi đó, quy mô hội

có thể trải rộng nhiều đối tượng, khu vực và thiên và sinh hoạt văn hóa, giao lưu, chia sẻ kinhnghiệm nhiều hơn (hội Lim, hội chùa Hương, hội đền Kiếp Bạc…)

1.2 Đặc trưng cơ bản của tổ chức phường, hội – tính dân chủ làng xã

Tổ chức nông thôn theo phường hội mang nặng đặc trưng của tính dân chủ làng xã –

nghĩa là những người cùng phường hội có trách nhiệm tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng pháttriển [5]

+ Tính cộng đồng: Các thành viên gắn bó bởi lợi ích chung, tình cảm đồng nghiệp, tinh thần

tương thân tương ái Tính cộng đồng được biểu hiện rõ nét qua các hoạt động chung như: cùngnhau giúp đỡ làm kinh tế, tổ chức lễ hội, họp mặt, thăm hỏi, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khókhăn

Việc thành lập phường hội chủ yếu để bảo đảm sự đồng đều và quyền lợi trong việc sảnxuất cũng như trong khâu mua nguyên liệu và bán sản phẩm, hạn chế việc cạnh tranh lẫn nhaugiữa những người cùng nghề Đồng thời, họ còn đoàn kết với nhau nhằm chống buôn bán phágiá hoặc bị giai cấp thống trị hạch sách, cướp bóc Một người nào đó dám tự tiện tranh kháchbán phá giá sẽ bị cả hội tẩy chay, “bao vây cấm vận” cả đầu vào lẫn đầu ra, dẫn đến việc người

đó không còn chỗ đứng mưu sinh trong khu vực đó nữa Ngược lại, một người khi gặp rủi ro,thua lỗ sẽ được cả hội, những người “cùng hội cùng thuyền” xúm vào hỗ trợ, giúp thoát khỏithế cảnh nợ nần Người ta còn giúp nhau trong việc cung cấp thông tin, chia sẻ cơ hội, bí kíp vàcách thức hành nghề Phường hội là một “nghiệp đoàn” vô cùng hữu hiệu với dân buôn bán [8]

Trang 9

+ Tính tự trị: Mỗi phường hội đều có các quy chế, quy định riêng để quản lý và điều hành hoạt

động Các thành viên tự bầu ra ban lãnh đạo, tự quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt độngcủa phường hội Tính tự trị giúp phường hội linh hoạt trong việc tổ chức và điều hành các hoạtđộng, phù hợp với đặc thù của từng ngành nghề

Ở nước ta, những người thợ dù ở đâu cũng có xu hướng đều họp nhau thành các phường

Ở đô thị lớn, phường ở trong phố, còn ở thôn quê thì rải rác khắp làng, không phân thành khuriêng (trừ dân ngụ cư thường sống tách biệt) Phường nghề nước ta không phải là tổ chức nghềnghiệp chặt chẽ, ức chế bên trong và cạnh tranh với bên ngoài, mà thường chỉ giúp nhau trongsinh hoạt như hiếu hỉ Đứng đầu phường là trùm phường được bầu hàng năm, không thế tậphay đặc quyền đặc lợi, là đại diện cho phường trong quan hệ với chính quyền địa phương vàvới các phường khác; tổ chức công việc cho thợ, giám sát thu chi quỹ, điều tiết các quan hệtrong phường Sinh hoạt tập thể phường hàng năm diễn ra vào ngày giỗ và sinh nhật của tổnghề [4]

+ Tính đa dạng: Văn hóa phường hội Việt Nam rất đa dạng, phong phú, thể hiện ở sự khác biệt

về ngành nghề, quy mô, hình thức tổ chức và hoạt động của các phường hội trên khắp cả nước.Mỗi phường hội đều mang những nét đặc trưng riêng, phản ánh bản sắc văn hóa từng khu vực

Sự đa dạng này tạo nên một bức tranh sinh động về văn hóa Việt Nam

Phường hội là tổ chức của những người lao động cùng ngành nghề trong một khu vực.Tuy vậy, có nơi do sự phát triển của việc phân công lao động, một nghề lớn lại chia thànhnhiều nghề khác nhau thì mỗi nghề mới này lại lập thành một phường hội riêng Ví dụ: nghềgia công kim loại có các phường như phường rèn dao kéo, phường đúc nồi ; hoặc như ngànhdệt gồm các phường kéo sợi, phường dệt, phường nhuộm…

+ Tính truyền thống: Phường hội đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ và truyền lại những

giá trị văn hóa truyền thống như: nghề nghiệp, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ thuật, bí kíp, phongtục tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng Thông qua các hoạt động ấy, phường hội góp phần duy trì

và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

1.3 Biểu hiện của tổ chức phường, hội trong đời sống người Việt

Ở nước ta, văn hóa phường hội dường như xuất hiện rất rõ nét, biểu hiện ở nhiều loại hình

và hình thức tổ chức khác nhau:

Trang 10

Lễ hội: Là dịp các thành viên tổ chức ngày lễ tưởng nhớ tổ nghề, cảm tạ, khấn vái cầu

mong phù hộ, may mắn trong công việc, đồng thời cũng là dịp để giao lưu, gặp gỡ, thắt chặttình đoàn kết cộng đồng (Lễ hội làng gốm Bát Tràng với nghi thức rước thần Bạch Mã, lễ hộirước Thành hoàng làng Vạn Phúc, lễ hội đúc đồng Ngũ Xã với màn trình diễn đúc đồng nghệthuật )

Nghề truyền thống: Thông qua việc truyền dạy nghề, tổ chức sản xuất, quảng bá sản

phẩm, các phường hội đã giúp duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, tạo ra nhữngsản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, tinh xảo, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Nhiều sảnphẩm của các làng nghề đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế (gốm ChuĐậu, chiếu Nga Sơn, tranh Đông Hồ…)

Tín ngưỡng: Nhiều phường hội có các vị thần, thánh tổ nghề được thờ cúng Tín ngưỡng

thờ tổ nghề là một nét đẹp văn hóa, thể hiện lòng biết ơn của các thế hệ sau đối với nhữngngười đi trước đã sáng lập và phát triển nghề, đồng thời cũng là niềm tin, chỗ dựa tinh thần chonhững người làm nghề (người làm gốm thờ thần Bạch Mã, dệt lụa thì thờ bà tổ nghề ươm tơ dệtlụa, làm giấy thờ ông tổ nghề Cai Lun )

Đời sống tinh thần: Phường hội là không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nơi giao lưu,

gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, tâm tư, tình cảm giữa các thành viên Các hoạt độngvăn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng được tổ chức thường xuyên góp phần làm phong phúđời sống tinh thần của người dân lao động Phường hội đồng thời cũng là nơi giáo dục truyềnthống cho thế hệ trẻ, góp phần bồi dưỡng nhân cách và tình yêu quê hương đất nước

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Tóm lại, văn hóa tổ chức phường hội Việt Nam được hình thành từ nền sản xuất nôngnghiệp lúa nước, mang đậm tính cộng đồng, tự trị, và tính truyền thống Ngoài mục đích hỗ trợkinh tế và tương trợ cộng đồng, nét văn hóa này ở nước ta còn mang đậm giá trị tinh thần vàđóng vai trò bảo tồn nghề truyền thống qua nhiều thế hệ Phường thường tập trung vào cácngành nghề kinh tế, quy mô nhỏ chủ yếu ở mức vừa và nhỏ, còn hội thường tập trung vào cácvấn đề về sinh hoạt văn hóa cộng đồng giữa người – người với nhau Nhờ sự đa dạng về cácngành nghề và quy mô, các tổ chức phường hội đã góp phần quan trọng trong việc gìn giữ vàphát triển các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc qua các lễ hội, nghề truyền thống, tín ngưỡng

Trang 11

và đời sống tinh thần phong phú của người dân lao động Nét đẹp văn hóa này không chỉ làminh chứng cho bản sắc văn hóa dân tộc mà còn tiềm ẩn những giá trị to lớn, có thể khai thác

để phục vụ cho sự phát triển của đất nước

CHƯƠNG 2: VĂN HÓA TỔ CHỨC PHƯỜNG, HỘI VÀ DU LỊCH

2.1 Quan hệ tổ chức phường, hội nói riêng và văn hóa nói chung với du lịch

Bởi là một nét đặc trưng trong văn hóa Việt Nam, vậy nên văn hóa tổ chức phường, hộivới du lịch có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, tạo nên tính cộng hưởng vàthúc đẩy sự phát triển chung của cả hai Các tổ chức phường hội là nguồn tài nguyên du lịchquý giá, trong khi du lịch cũng đồng thời góp phần giúp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóaphường hội

Nhưng đồng thời, nếu không được kiểm soát chặt chẽ, du lịch cũng có thể gây ra nhữngtác động tiêu cực ngược lại đến văn hóa Chẳng hạn như vấn đề thương mại hóa các lễ hội cóthể làm mất đi tính thiêng liêng của các nghi thức, phong tục dân tộc truyền thống Ngoài ra, sốlượng khách du lịch quá tải tại một số điểm làng nghề hoặc lễ hội có thể gây áp lực lên cơ sở hạtầng, dẫn đến ô nhiễm môi trường và làm giảm chất lượng trải nghiệm của du khách

2.1.1 Văn hóa là nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn

Sản phẩm du lịch đặc sắc: Các lễ hội, nghi thức, hoạt động văn hóa, nghệ thuật của

phường hội là những sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, mang đậm bản sắc văn hóa của từngkhu vực, vùng địa phương riêng biệt Chính sự độc đáo, mới lạ và hấp dẫn này đã thu hút dukhách, đặc biệt là du khách quốc tế mong muốn tìm hiểu và trải nghiệm những nét đẹp văn hóabản địa riêng có của Việt Nam (hội chọi trâu Đồ Sơn có những màn đấu trâu kịch tích, đậmmàu sắc tâm linh; hội đua thuyền sông Hương náo nhiệt, thể hiện tinh thần đoàn kết sôi động,náo nhiệt; lễ cầu ngư với nghi thức cầu bình an, mùa màng bội thu…)

Trải nghiệm với các làng nghề: Các làng nghề truyền thống với những sản phẩm thủ công

mỹ nghệ tinh xảo, quy trình sản xuất độc đáo là điểm đến lý tưởng để trải nghiệm, khám phá vàmua sắm Du khách có thể tham gia vào các hoạt động thủ công như làm gốm, dệt lụa, làm giấy

dó, chế tác đồ đồng từ đó hiểu hơn về sự khéo léo, tỉ mỉ của người thợ tại các phường, hộinghề

Ngày đăng: 18/11/2024, 14:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w