Đặc biệt, khuynh hướng trọng tình cảm, thiên về âm tính đang là một trong những nét đặc sắc trong nền văn hóa Việt Nam, đặc trưng ấy đã và đang được biểu hiện rõ ràng, ấn tượng trong từn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC UEH KHOA NGOẠI NGỮ KINH TẾ
BÀI TIỂU LUẬN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: ĐẠI CƯƠNG VĂN HÓA VIỆT NAM
ĐỀ TÀI Những biểu hiện của tính trọng âm trong các lĩnh vực của văn hóa Việt Nam Theo anh (chị), hiện nay Việt Nam có cần phải chuyển đổi đặc trưng văn hóa
này không? Tại sao?
Giảng viên hướng dẫn : Phạm Thành Tâm
Mã lớp học phần : 23D1LAW51103802 Sinh viên thực hiện : Lâm Ngọc Phương Uyên
Mã số sinh viên : 31221023415
Lớp : AV002
Trang 2Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 5 năm 2023
MỤC LỤC
I Những biểu hiện của tính trọng âm trong các lĩnh vực văn hóa Việt Nam 1
1 Trong đời sống sinh hoạt 1
1.1 Các đặc trưng trong giao tiếp cơ bản của người Việt Nam 1
1.2 Đời sống nghệ thuật và kinh doanh2
2 Trong đời sống về nhân cách và tinh thần 2
2.1 Tính trọng nữ trong văn hóa Việt 3
2.2 Tính nghệ thuật trong đời sống tinh thần 3
2.3 Tính nhẫn nại, chịu đựng 3
2.4 Tính nghệ thuật trong lối vận dụng ngôn từ 3
3 Đặc trưng văn hóa trong bữa ăn của gia đình Việt 4
4 Nghệ thuật thanh sắc và hình khối 4
4.1 Nghệ thuật thanh sắc 4
4.2 Nghệ thuật hình khối 4
II Theo anh (chị), hiện nay Việt Nam có cần phải chuyển đổi đặc trưng văn hóa này hay không? Tại sao? 5
Trang 3I Những biểu hiện của tính trọng âm trong các lĩnh vực văn hóa Việt Nam
Các tư tưởng nhận thức, hành động của Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung, đều đã và đang chịu sự tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến từ loại hình văn hóa gốc nông nghiệp Đặc biệt, khuynh hướng trọng tình cảm, thiên về âm tính đang là một trong những nét đặc sắc trong nền văn hóa Việt Nam, đặc trưng ấy đã và đang được biểu hiện
rõ ràng, ấn tượng trong từng lĩnh vực văn hóa nước nhà
1 Trong đời sống sinh hoạt
1.1 Các đặc trưng trong giao tiếp cơ bản của người Việt Nam
Giao tiếp là một trong những hình thái biểu hiện giúp bộc lộ rõ nhất văn hóa của cá nhân nói riêng và cộng đồng, dân tộc nói chung
a Về thái độ trong giao tiếp
Việt Nam do ở tận cùng phía Đông-Nam nên thuộc loại văn hóa gốc nông nghiệp Và bởi
là một nước nông nghiệp, nên đời sống con người mang tính thời vụ hơn, từ đó con người chủ yếu sống phụ thuộc, nương tựa lẫn nhau Vì lẽ đó mà con người Việt Nam có ý thức rất cao trong việc tạo ra và gìn giữ các mối quan hệ tốt trong cộng đồng người Do ảnh hưởng ít nhiều của văn hóa nông nghệp và đặc trưng trọng âm nên người Việt thường lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử Đặc trưng ấy đã được thể hiện từ rất lâu trước kia thông qua những câu ca dao, tục ngữ như: Kim vàng ai nỡ uốn câu, người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời; Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng;
Trang 4Mặc dù tổng quan là lấy sự hài hòa âm dương làm trọng, biểu hiện rất rõ ở cách sống của cộng đồng người Việt vừa có lí vừa có tình, nhưng sâu bên trong tiềm thức, con người Việt Nam vẫn nghiêng về âm tính hơn, vẫn thiên về mặt tình cảm hơn: Tình ngay lí gian; Một bồ cái lí không bằng một tí cái tình, Vấn đề ấy thể hiện ngay cả trong cách sử dụng
từ ngữ sinh hoạt thường ngày, con người ta thường sẽ sử dụng cụm từ “Tình nghĩa”, chứ
ít ai nói “Nghĩa tình”
Như đã đề cập, đời sống của con người Việt Nam chủ yếu sống phụ thuộc, nương tựa và nâng đỡ lẫn nhau, và để duy trì, giữ gìn các mối quan hệ đó, trong cộng đồng người Việt
đã xuất hiện hai biểu hiện tính cách đặc biệt:
Theo góc độ đối tượng giao tiếp, “hiếu khách” là một trong hai loại tính cách biểu trưng cho việc “thích giao tiếp” của người Việt Nam Tính hiếu khách là một trong những nét đặc trưng truyền thống trong nét văn hóa người Việt, tính cách ấy được truyền tải và nối tiếp qua bao thế hệ, bất kể là dân tộc hay tầng lớp nào Có khách đến chơi nhà, dù thân hay quen, già trẻ gái trai, người Việt dù thế nào cũng đón tiếp theo cách tận tâm và thân tình nhất, giúp những người đến thăm cảm thấy tiện nghi và thoải mái nhất: Khách đến nhà, không trà cũng bánh,
Theo góc độ của chủ thể giao tiếp, tính thăm viếng là hành vi biểu hiện tình cảm, tình nghĩa của con người Việt Nam Thăm viếng không còn chỉ dừng lại ở mức độ công việc như văn hóa phương Tây mà còn là biểu hiện cho sự bền chặt, gắn bó trong các mối quan
hệ Đối
Trang 5với các mối quan hệ cách biệt về khoảng cách địa lý, vào những dịp lễ đặc biệt, người Việt vẫn cố gắng dành ra những khoảng thời gian để đến nhà thăm hỏi sức khỏe, trao cho nhau những lời chúc thật lòng nhất
Sự cởi mở, tính hiếu khách, nhiệt tình, xởi lởi là cầu nối, là cơ sở làm khăng khít thêm tình cảm giữa người với người, giúp các mối quan hệ trở nên gắn bó hơn Thế nhưng, lối sống trọng tình nghĩa “vô tình hay cố ý” khiến cho thực trạng “đi cửa sau, chạy cửa sau” trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết “Đi cửa sau” trở thành nguyên nhân trực tiếp dẫn đến
tư tưởng coi thường pháp luật, kỷ luật, phá vỡ đi trật tự của xã hội
b Về hệ thống xưng hô, vai vế
Trong khi các nước phương Tây hoặc Trung Hoa chỉ vận dụng các đại từ nhân xưng trung hòa trong các mối quan hệ, thì Việt Nam lại có hệ thống từ ngữ phong phú hơn các nước bạn Lối sống, cách sống và cách chiêm nghiệm của người Việt đã chịu sự tác động sâu sắc của truyền thống văn hóa nông nghiệp lâu đời, khiến cho con người sống tình cảm hơn, lấy tình nghĩa làm cơ sở để khởi nguồn cho những hành động sau đó, vì thế nên
hệ thống từ ngữ xưng hô cũng có tính chất thân mật hóa cao
Tùy vào thời điểm, hoàn cảnh của cuộc hội thoại mà con người Việt Nam có thể lựa chọn những từ ngữ phù hợp nhất Có thể thấy ngoài đại từ nhân xưng như: tôi, chúng tôi, hắn, còn có một lượng lớn các từ ngữ khác tồn tại hằng ngày trong quá trình sinh hoạt
và giao tiếp của cộng đồng người Việt như: anh/chị-em, ông/bà-cháu,
2
Trang 6Đối với người Việt Nam, việc xưng hô là nền móng, tiền đề cho việc phát triển mối quan
hệ giữa những người trong cuộc hội thoại, “phản ánh trình độ nhận thức, thái độ tình
cảm của người nói với người nghe, thậm chí còn có thể bộc lộ nhân cách con người ” 1
1.2 Đời sống nghệ thuật và kinh doanh
Trong khi các nền văn hóa phương Tây, các nền văn hóa thiên về yếu tố Trọng dương có
xu hướng làm ra các sản phẩm nghệ thuật mang khuynh hướng to lớn, vĩ đại, thì nền văn hóa Trọng âm nói chung và cộng đồng người Việt nói riêng lại cho ra đời những sản phẩm nghệ thuật mang tính tinh xảo, tỉ mỉ, không hẳn gọi là nhỏ nhắn, nhưng cũng không thật sự ưa chuộng các sản phẩm to lớn, khổng lồ
Trong đời sống sinh hoạt, trước khi khai trương, khởi nghiệp, người Việt thường có xu hướng xem lịch hoàng đạo để nắm rõ ngày giờ vì họ quan niệm rằng, khi hành sự theo giờ hoàng đạo, mọi thứ sẽ trở nên suôn sẻ, mang lại kết quả như mong muốn Đây là một nét đặc trưng trong truyền thống và hiện nay vẫn còn được duy trì bởi một cộng đồng người Việt
2 Trong đời sống về nhân cách và tinh thần
2.1 Tính trọng nữ trong văn hóa Việt
Từ xưa đến nay, người phụ nữ trong gia đình Việt luôn được xem là người chia sẻ trách nhiệm về kinh tế, cũng như đảm nhận nhiệm vụ chính trong tổ chức đời sống sinh hoạt và vật chất của mỗi gia đình Theo quan niệm âm dương, phụ nữ ưa tĩnh, ổn định nên thuộc
âm, còn nam giới ưa thay đổi nên thuộc dương Tục ngữ Việt Nam không ít những câu ca
1 Tuyển tập Việt Nam học, tr.138
2
Trang 7ngợi về đức tính cũng như khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ: “Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng”, “Phúc đức tại mẫu”, Vì lẽ đó, trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ của con người Việt Nam cũng xuất hiện những tư ngữ ẩn ý, ví như từ “cái”, vốn được hiểu là những sự vật, sự việc “lớn lao, quan trọng, thiết yếu”, ta có một số cụm từ như: sông cái, đường cái, ngón cái,
2.2 Tính nghệ thuật trong đời sống tinh thần
Kurt Stern-nhà văn người Đức từng nhận xét rằng “Việt Nam là đất nước của thơ ca và chiến tranh” Thật vậy, khuynh hướng thơ ca là sản phẩm trong thời gian dài chịu ảnh hưởng của nên văn hóa gốc nông nghiệp, do tính trọng âm, trọng tình cảm hình thành Đồng thời, do bản chất “tĩnh” của văn hóa nông nghiệp, các nhà văn, nhà thơ thường có khuynh hướng thiên về bộc lộ cảm xúc tâm lý, tình cảm với những bút pháp, và lối diễn đạt mềm mại nhưng không kém phần mạnh mẽ, dữ dội
2.3 Tính nhẫn nại, chịu đựng
Lịch sử dân tộc Việt Nam qua bao thời kì, qua bao trận chiến đã đủ cho chúng ta thấy được tính nhẫn nại, chịu đựng của cha ông ta hết sức rõ nét Trài qua hơn mấy nghìn năm Bắc thuộc, trải qua biết bao nhiêu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc
Mĩ, người Việt đã thể hiện được tính kiên cường, bất khuất, chịu đựng, nhẫn nhịn Dù cho kẻ thù có mạnh đến mấy, dù cho quân địch có đông thế nào, chúng ta vẫn cứ “băng
băng” về phía trước với lí tưởng “Trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi” 2
2 Thơ chúc Tết–Bác Hồ, 1947
2
Trang 8Thế hệ sau này vẫn tiếp bước đức tính quý báu ấy của cha ông ta, người Việt Nam kiên cường, nhẫn nại và làm việc hết mình trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Những giá trị ấy được tích trữ và đúc kết qua các ca dao, tục ngữ như: “Có chí thì nên”,
“Quá tam ba bận”, “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
2.4 Tính nghệ thuật trong lối vận dụng ngôn từ
Tiếng Việt được biết đến rộng rãi trên khắp Thế giới với đặc điểm đa dạng thanh sắc và
âm điệu, đó cũng là một trong những sản phẩm của nền văn hóa trọng âm
Về mặt từ ngữ, chất nghệ thuật này được biểu hiện ở những biến thể của từ ngữ, những biến thể này khiến cho lớp nghĩa của từ vựng ấy trở nên đa sắc thái hơn Ví như xanh rờn, xanh lè, xanh um, hay đỏ rực, đỏ cháy, Và như đã đề cập ở trên, người Việt có khuynh hướng thiên về thơ ca, nhưng không phải ngẫu nhiên mà trong thơ ca của chúng ta lại xuất hiện hàng loạt những từ láy, câu điệp Chính nhờ vào sức biểu cảm mạnh mà từ láy đem tới, Huy Cận, Nguyễn Duy mới gột tả được nỗi lòng của bản thân qua những câu thơ ngắn ngủi, nhờ vào sức biểu cảm mà Nguyễn Đình Chiểu, Hàn Mặc Tử mới khiến cho lòng người thồn thức qua những câu thơ
3 Đặc trưng văn hóa trong bữa ăn của gia đình Việt
Trong gia đình người Việt, mọi người thường quây quần bên mâm cơm sau khi kết thúc một ngày dài làm việc và học tập đầy vất vả Việc quây quần và tụ họp với nhau qua các bữa ăn thể hiện được tính Trọng âm trong nét văn hóa của người Việt, tăng thêm sự khăng khít, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình Khác với các bữa ăn các nước phương Tây-tránh nói chuyện trong lúc dùng bữa, thì văn hóa bữa ăn của dân tộc Việt
2
Trang 9Nam lại trái ngược hoàn toàn Mọi người thường trò chuyện với nhau, kể cho nhau nghe những câu chuyện đã gặp, đã trải qua trong suốt ngày dài ấy, thi thoảng sẽ cùng nhau thảo luận về một số vấn đề chung nào đó và cùng nhau đưa ra cảm nhận, ý kiến cá nhân của mình
Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng bận rộn hơn với vòng xoay của cuộc sống, dẫn đến các gia đình Việt ít có thời gian hơn để quây quần với nhau trong các bữa
ăn Thế nhưng, nét văn hóa ấy vẫn được kế thừa và giữ gìn
4 Nghệ thuật thanh sắc và hình khối
Lĩnh vực nghệ thuật cũng chịu không ít sự ảnh hưởng của lối sống trọng tình nghĩa, khiến cho nghệ thuật thanh sắc và hình khối mang đậm tính biểu cảm
4.1 Nghệ thuật thanh sắc
Trong khi âm nhạc của các nền văn hóa phương Tây lại ưa chuộng cái dạng nhạc pop, mang âm hưởng mạnh mẽ, dứt khoát, tiết tấu nhanh, thì cộng đồng người Việt thế hệ trước lại ưa thích các làn điệu dân ca với âm hưởng nhẹ nhàng, sâu lắng, mang đậm tính trữ tình nhằm gợi lên nỗi lòng man mác, nỗi niềm nhớ trông về quê hương,
Thế hệ những năm sau này lại có nhiều cơ hội hơn để tiếp xúc với đa dạng các loại văn hóa và âm nhạc trên khắp thế giới, tuy thế, những nét truyền thống trong nền văn hóa và
âm nhạc nước nhà vẫn được lưu truyền và nhận được sự ủng hộ nhất định của số đông khán giả
2
Trang 104.2 Nghệ thuật hình khối
Tương tự nghệ thuật thanh sắc, hình khối cũng thể hiện rõ nét tính biểu cảm đặc trưng của văn hóa gốc nông nghiệp Lịch sử Việt Nam trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, trải qua các cuộc chiến tranh tàn khốc lớn có, nhỏ có, thế nhưng, loại hình nghệ thuật của Việt Nam lại ít khi tạo ra các đề tài về chiến tranh với cảnh đầu rơi, máu chảy rùng rợn Thay vào đó, cha ông ta với lối sống trọng âm, thiên về tình cảm, đã cho ra đời hàng loạt các tác phẩm cỗ vũ tinh thần chiến sĩ, khẳng định chủ quyền đất nước, ca ngợi sự hào hùng, những chiến tích oanh liệt của quân dân ta trong suốt chiều dài lịch sử,
II Theo anh (chị), hiện nay Việt Nam có cần phải chuyển đổi đặc trưng văn hóa này không? Tại sao?
Đặc trưng văn hóa là một trong những nhân tố tất yếu phản ánh lối sống, phong tục, trình
độ văn hóa của xã hội, dân tộc, quốc gia Rõ ràng, đặc trưng văn hóa gốc nông nghiệp vẫn đem đến một số những giá trị văn hóa phi vật thể cả về mặt tinh thần lẫn vật chất, thế nhưng, muốn tồn tại và phát triển lâu dài, các đặc trưng ấy cần phải ứng với lối sống, và các yêu cầu của con người ở thời đại mới
Về mặt tích cực, văn hóa Trọng âm vẫn tạo cho người Việt có tính cách thân thiện, hào phóng, dễ thích nghi với điều kiện sống xung quanh, cũng như biết cách điều hòa các mối quan hệ giữa người với người, nhờ đó mà các mối quan hệ hữu nghị , hợp tác làm ăn cũng trở nên suôn sẻ, thành công hơn Đặc trưng văn hóa này cũng khiến cho người Việt
có những các nhìn bớt khắc khe hơn về vai trò và vị trí của người phụ nữ trong xã hội, cộng đồng Việt Nam Ngoài ra, với khuynh hướng thơ ca lãng mạn, người Việt có cái
2
Trang 11nhìn đa chiều hơn về cuộc sống, cảm được cái ưu tư, cái hạnh phúc, cái nhớ mong, Luận điểm ấy có thể nhìn thấy rõ qua hàng loạt các nhà thi sĩ đình đám của Việt Nam như Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Nguyễn Đình Chiểu,
Thế nhưng, đặc trưng văn hóa vừa phải là những giá trị mang tính truyền thống, được hun đúc và mài dũa qua hàng ngàn thập niên, nhưng cũng vừa phải đáp ứng được các nhu cầu của thời đại đổi mới và phát triển Ví như vấn đề xem lịch hoàng đạo trước khi triển khai các sự việc, tuy hành động ấy không sai, nhưng nếu cứ để vấn đề đó xảy ra vượt mức kiểm soát sẽ dẫn đến tình trạng mê tín dị đoan, gây khó khăn cho quá trình đưa ra các quyết định
Hơn nữa, lối sống trọng tình nghĩa cũng vô tình đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe trong đời sống xã hội, khiến cho một bộ phận con người “thu mình” lại với thế giới này, bởi lẽ,
họ sợ rằng nếu những hành động hay câu nói của họ đi chệch khỏi quỹ đạo “chuẩn mực”
ấy, họ sẽ đối mặt với nguy cơ bị chỉ trích và “loại trừ” khỏi vòng tròn xã hội Xã hội sẽ phát triển như thế nào nếu các cá nhân luôn bị gò bó, áp mình trong những vòng tròn khuôn phép Ngày nay, khi xã hội phát triển, thời đại đổi mới nhanh hơn, lớp trẻ hiện nay
đã tiếp thu được những tinh hoa và có cho mình những nhận thức đúng đắn về quy tắc và lối sống xã hội Nhiều bạn trẻ đã dám bức phá, vươn ra khỏi vòng an toàn để được tự do phát triển bản thân, đóng góp một phần vào sự phát triển vượt bậc của Tổ Quốc
Thật vậy, “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, “văn hóa còn, thì dân tộc còn”3, có những lĩnh vực trong đặc trưng văn hóa Trọng âm cần thay đổi, nhưng vẫn có một số lĩnh
3 Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (24/11/1946) - Chủ tịch Hồ Chí Minh
2
Trang 12vực cần tiếp thu và phát triển như âm nhạc, lối sinh hoạt, Ta cần tiếp tục nhận thức và phát triển hơn nữa những giá trị văn hóa truyền thống quý báu Vì con người chính là sức mạnh nội sinh thúc đẩy sự phát triển của đất nước
2