1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo học phần cơ sở văn hóa việt nam đề tài diễn trình lịch sử văn hóa việt nam 1858 1945

12 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Diễn trình lịch sử văn hóa Việt Nam 1858 - 1945
Tác giả Nhóm 7
Người hướng dẫn PTS. Phạm Thị Tú Trinh
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Bài báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 146,76 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦUNăm 1943, Hồ Chí Minh đã đưa ra một quan niệm văn hóa vừa cụ thể, vừa kháiquát hết sức tinh tế: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài ngườimới sáng tạo và phát

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

- -BÀI BÁO CÁOHỌC PHẦN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM Đề tài:

DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM

1858 - 1945

Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Tú Trinh

Nhóm thực hiện : Nhóm 7 Lớp : 23SNV2

- Đà Nẵng, 10/2023 –

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 2

PHẦN NỘI DUNG 3

1.1 Bối cảnh lịch sử 3

1.1.1 Người Pháp xâm lược và dân tộc Việt Nam chống xâm lược 3

1.1.2 Chính sách văn hóa của người Pháp 4

1.2 Thành tựu văn hóa 5

1.2.1 Văn hóa vật chất 5

1.2.2 Văn hóa tinh thần 6

1.2.2.1 Báo chí ra đời và phát triển 6

1.2.2.2 Bước chuyển mình của văn học 7

KẾT LUẬN 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Năm 1943, Hồ Chí Minh đã đưa ra một quan niệm văn hóa vừa cụ thể, vừa kháiquát hết sức tinh tế: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài ngườimới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôngiáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở vàcác phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá,văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nómà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏicủa sự sinh tồn” Văn hóa là một điều gì đó không thể tách biệt với con người, màở đây, ta thấy rằng nó có mối quan hệ khăng khít, tác động lẫn nhau Văn hóa chứađựng tất cả những gì xung quanh ta, là điều quan trọng góp phần thúc đẩy xã hộitiến bộ, văn minh Như trong bài chia sẻ về vai trò của văn hóa và con người trongsự phát triển của xã hội hiện nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định:“Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực để pháttriển đất nước và bảo vệ Tổ quốc” Văn hóa giữ vị trí đặc biệt và có vai trò quantrọng trong sự điều tiết, vận động mọi mặt của xã hội; là động lực trực tiếp thúcđẩy sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội; kích thích sự sáng tạo và đánh thứcnhững năng lực tiềm ẩn của con người Sự tiếp xúc, giao thoa giữa các nền văn hoáluôn luôn diễn ra trong quá trình phát triển của nhân loại Đó là một nhu cầu tấtyếu, một quy luật của sự phát triển Trong quá trình giao thoa văn hóa, có thể xảyra hiện tượng các yếu tố của nền văn hoá này thâm nhập vào nền văn hoá kia hoặcnền văn hóa này vay mượn các yếu tố của nền văn hoá kia rồi cải biến điều chỉnhcho phù hợp dẫn đến sự tiếp biến văn hóa Việt Nam cũng không ngoại lệ Sự tiếpxúc giao thoa giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa nhân loại, đặc biệt là với vănhóa phương Tây đã diễn ra mạnh mẽ vào những năm 1858 đến 1945, trong điềukiện thực dân Pháp xâm lược thống trị và khai thác thuộc địa Việt Nam Đó chínhlà quá trình hội nhập để bổ sung những yếu tố mới tiến bộ, hiện đại vào nền vănhóa truyền thống, làm giàu đẹp hơn, phong phú hơn, hiện đại hơn nền văn hóa dântộc trong điều kiện lịch sử mới

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

1.1 Bối cảnh lịch sử

Sơ lược về bối cảnh quốc tế: Chủ nghĩa tư bản được xác lập và trở thành hệ thống

trên thế giới dẫn đến sự tăng nhanh về nhu cầu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.Cuộc chạy đua tranh giành thị trường diễn ra khốc liệt, các nước tư bản nhòm ngó,xâm lược các nước nhỏ, biến các nước nhỏ thành thuộc địa, thị trường tiêu thụ nhưAnh xâm lược Ấn Độ, Pháp chiếm hầu hết Tây Phi, Bắc Phi… có cả Việt Nam.1.1.1 Người Pháp xâm lược và dân tộc Việt Nam chống xâm lược

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam với lí do triều đình Huếngược đãi các giáo sĩ và cự tuyệt không nhận quốc thư của Pháp đòi tự do buônbán- mở đầu thời kì thực dân Pháp xâm lược nước ta Năm 1859, khi không thắngnổi quân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của nhà Nguyễn thực dân Pháp vào NamBộ và tiến công thành Gia Định Triều đình nhà Nguyễn phân vân có phái chủchiến có phái chủ hòa Năm 1862, thực dân Pháp đã chiếm được các tỉnh thành ởGia Định Năm 1867, chúng lại chiếm nốt ba tỉnh ở miền Tây đặt ách cai trị ở NamBộ Năm 1873, người Pháp bắt đầu đánh ra Bắc Bộ Năm 1874, triều đình nhàNguyễn kí với Pháp một hiệp ước đầu hàng (gọi là hiệp ước Giáp Tuất) gồm 22khoản trong đó có những khoản chủ yếu là công nhận chủ quyền ở Pháp ở Lụctỉnh, thay đổi chính sách với đạo Thiên Chúa, mở cửa cho Pháp tự do buôn bán.Năm 1882, thực dân Pháp đánh thành Hà Nội Năm 1883, chúng lại đánh kinhthành Huế, ngày 25/08/1883 triều Nguyễn phải kí tại Huế “Hiệp định hòa bình”(hiệp ước Hácmăng), thừa nhận Pháp đặt quyền thống trị trên toàn bộ đất nướcViệt Nam Đồng thời, người Pháp tước bỏ quyền ngoại giao của triều đình Huế,nói như Ăngghen: dân tộc Việt Nam đã mất hành động độc lập trong lịch sử

Đứng trước vận mệnh lớn lao của dân tộc, nhân dân Việt Nam liên tục đứng lênchống Pháp Tất cả các phong trào yêu nước chống Pháp, bảo vệ độc lập dân tộctuy rất kiên cường nhưng đều bị thất bại Trong đó ta phải kể đến các phong tràoyêu nước tiêu biểu như: Phong trào Cần Vương do các văn thân, sĩ phu yêu nướclãnh đạo, diễn ra sôi nổi trong cả nước và kéo dài hơn 10 năm từ 1885 đến 1896;các cuộc đấu tranh của nhân dân các địa phương trung du miền núi, nổi bật nhất làkhởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo (1884 - 1913); các cuộc khởinghĩa: Hương Khê (1885 - 1896) do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo;cuộc nổi dậy ở Hưng Hóa (1885 - 1889) của Nguyễn Quang Bích; phong trào yêunước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinhlãnh đạo; cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo

Trang 5

Công cuộc bình định Việt Nam của thực dân Pháp căn bản hoàn thành và chúngbắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa Bắt đầu từ Pon Dume với nhiệm kì Toànbộ Đông Dương (1897-1902) cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương bắt đầu Tácđộng của cuộc khai thác thuộc địa này với xã hội cổ truyền rất mạnh mẽ Nhữngnăm hai mươi của thế kỉ XX, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở ĐôngDương được đẩy nhanh về tốc độ lẫn bề rộng và bề sâu, tư bản Pháp đầu tư rấtnhiều vào nông nghiệp Cả hai lần khai thác thuộc địa của thực dân Pháp không hềchủ trương xóa bỏ các quan hệ kinh tế cổ truyền mà chủ trương duy trì quan hệ ấy,vậy nên diện mạo văn hóa Việt Nam thời kì này sẽ bao gồm quan hệ tư bản thựcdân và quan hệ phong kiến.

1.1.2 Chính sách văn hóa của người Pháp

Lĩnh vực văn hóa: tổ chức xã hội, chính sách chia để trị của thực dân Pháp chỉ tác

động ở bề nổi bên trên với cả ba vùng Bắc, Trung, Nam Thực dân Pháp vẫn duytrì cơ cấu tổ chức xã hội làng xã như một công cụ để phục vụ cho chính quyềnthuộc địa Tác động ngoài ý muốn của chính quyền cai trị đối với văn hóa từ tháiđộ này là sự tạo điều kiện để văn hóa, nhất là văn hóa dân gian người Việt đượcgiữ vững bởi vì cơ cấu làng xã không bị phá vỡ

Lĩnh vực giáo dục: ban đầu người Pháp duy trì Nho học với chế độ khoa cử đã lỗi

thời nhằm lợi dụng Nho giáo để duy trì trật tự xã hội Việc này kéo dài mãi đếnđầu thế kỉ XX, ở Trung Kì năm 1918, ở Bắc Kì năm 1915 mới bãi bỏ chế độ thi cửbằng chữ Hán Tuy nhiên, để có công chức cho chính quyền thuộc địa, thực dânPháp vẫn phải mở các cơ sở đào tạo loại này Năm 1897, chúng mở trường Hậu bổở Hà Nội, cải tổ trường Quốc Tử Giám ở Huế, mở trường sư phạm sơ cấp ở HàNội Đồng thời, đối phó với các phong trào yêu nước như: Đông Kinh Nghĩa Thục,Đông Du, Duy Tân, người Pháp cùng với Nam triều thành lập bộ Học, sửa đổi quychế thi Hương và thi Hội Mục đích giáo dục của chính quyền thuộc địa khônghoàn toàn là vì nâng cao dân trí cho người dân thuộc địa, mà chủ yếu nhằm đào tạora một đội ngũ công chức, để phục vụ cho nhà nước bảo hộ Một tầng lớp trí thứcmới xuất hiện sẽ thay thế địa vị của lớp nho sĩ cũ trong xã hội, trên văn đàn Đồngthời, nếu như trong suốt hơn hai thế kỉ cho đến năm 60 của thế kỉ XIX, chữ Quốcngữ chỉ dùng trong nội bộ đạo Thiên Chúa, để in các sách đạo thì sau khi chiếmđược Nam Kì, người Pháp đã nhìn thấy chữ Quốc ngữ là công cụ thuận lợi choviệc cai trị và đồng hóa văn hóa, vì thế, họ khuyến khích học chữ Quốc ngữ Trongtrường học ở Nam Kì, chữ Quốc ngữ được dạy trong các trường học, trong cáccông văn giấy tờ bên cạnh chữ Nho Như vậy, ban đầu, đi từ thứ chữ dùng trongnội bộ đạo Thiên Chúa tới chỗ phổ cập, chữ Quốc ngữ được truyền bá bằngphương pháp cưỡng chế

Tiểu kết: Chính sách về phương diện văn hóa của người Pháp ở giai đoạn này

nhằm phục vụ cho sự cai trị và các công cuộc khai thác thuộc địa của chính quốc.Những chính sách ấy tác động trực tiếp đến văn hóa Việt Nam thời kì này

Trang 6

1.2 Thành tựu văn hóa

Giai đoạn này có hai đặc trưng văn hóa lớn:– Tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hóa Việt–Pháp– Giao lưu văn hóa tự nhiên Việt Nam với thế giới Đông Tây.1.2.1 Văn hóa vật chất

Ngay từ đầu, người Pháp đã triển khai phát triển đô thị, công nghiệp và giao thông,đương nhiên là với mục đích rất rõ ràng: khai thác thuộc địa Từ cuối thế kỉ XIX,tính chất của đô thị ở Việt Nam không còn như trước đây nữa Tính chất là mộttrung tâm chính trị văn hóa không còn đậm đặc như trước, tính chất là một trungtâm công – thương nghiệp đã rõ nét hơn Đầu thế kỉ XX, Hà Nội đã là một đô thịsầm uất, có nhiều người buôn bán, tập trung các nhà máy, sở giao dịch, trụ sở cáccông ty Hải Phòng trở thành một hải cảng lớn thứ hai ở Đông Dương Ở phíaNam, Sài Gòn – Chợ Lớn trở thành một đô thị của công nghiệp, thương nghiệp.Rải rác trên cả nước các thị trấn, thị xã như Nam Định, Hải Dương, Hồng Gai,Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Biên Hòa, Mỹ Tho dần phát triển

Sự phát triển các đô thị dẫn đến sự phát triển của kiến trúc đô thị Các kiến trúckiểu Tây phương được đưa vào Việt Nam nhưng được Việt Nam hóa khiến cáccông trình này không “lạc điệu” giữa những công trình kiến trúc cổ truyền Chẳnghạn, toà nhà của trường Đại học Đông Dương (nay là trường Đại học Quốc gia HàNội), Viện Viễn Đông Bác Cổ (nay là Viện Bảo tàng Lịch sử), Bộ Ngoại giao, PhủToàn quyền, Thư viện Quốc gia…, ở Hà Nội Hệ thống mái ngói, bố cục kiểu tamquan, mái hiên, mái che cửa sổ ra xa để tránh nắng chiếu và mưa hắt khiến cho cáccông trình này ăn nhập với môi trường xung quanh Ở thành phố Sài Gòn, tòa ĐôChánh (nay là trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố), được xây từ năm 1898, dù đặtviên đá đầu từ năm 1873 đến năm 1909 mới hoàn thành, Tòa án được xây từ năm1891 đến năm 1895 thì hoàn thành… Các công trình kiến trúc đô thị Sài Gòn chiathành hai giai đoạn: giai đoạn bình định bằng bạo lực, kiến trúc được “bê nguyênxi nghệ thuật địa phương mà họ khinh miệt″ Nhưng ở giai đoạn sau các công trìnhkiến trúc, văn hóa, xã hội đã chú ý hơn đến yếu tố địa lí, khí hậu và nghệ thuật địaphương

Cùng với sự phát triển của đô thị trong hơn một trăm năm là sự phát triển giaothông vận tải, hàng chục vạn dân phu, dân đinh Việt Nam được huy động để tạo rahệ thống cầu đường Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã tạo ra những conđường liên tỉnh dài tới 20 ngàn km Đường thủy, nhất là ở Nam Bộ được tu bổ,khai thông tới năm 1914 tổng số độ dài đường thủy đã tới 1745 km Đường sắt làmột phương tiện giao thông quan trọng phục vụ đắc lực cho cuộc khai thác thuộc

Trang 7

địa nên được người Pháp chú trọng đầu tư Bắt đầu là đường Sài Gòn – Mỹ Thodài 71 km và Phủ Lạng Thương – Lạng Sơn dài 58 km Tới năm 1912, hệ thốngđường sắt ở Việt Nam đã hình thành với 2059 km Đường sắt Hà Nội – Sài Gònđược hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 1936 Hệ thống đường sá và đô thị pháttriển tạo cho diện mạo văn hóa vật chất giai đoạn này có những khác biệt so vớicác giai đoạn trước.

Tiểu kết: Có thể nói, các chính sách thực dân Pháp sử dụng vào nước ta trong quá

trình đô hộ đã tàn phá tiềm năng kinh tế Việt Nam một cách nặng nề, biến nước tathành một nước nô lệ, phụ thuộc vào Pháp, làm tăng sự giàu có cho tư sản Pháp vàbần cùng hoá đến tận cùng đời sống của nhân dân Song, nhìn từ một góc độ khác,ta cũng thấy công cuộc khai thác thuộc địa của tư bản Pháp đã tạo nên một hệthống cơ sở vật chất mới, hiện đại ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuậtphương Tây vào đất nước ta Những cơ sở vật chất của kinh tế tư bản mọc lên trênnền móng của nền nông nghiệp truyền thống đã tạo ra diện mạo mới của nền vănhóa vật chất Việt Nam Điều đáng quan tâm là cơ sở vật chất được xây dựng trongthời kì này phát triển khá mạnh Hệ thống đường sá và đô thị phát triển tạo chodiện mạo văn hoá vật chất ở giai đoạn này có những khác biệt so với giai đoạntrước Một loạt cơ sở vật chất mới xuất hiện và đưa vào sử dụng phổ biến, trong đócó hệ thống đường giao thông hiện đại với đường sắt, đường bộ, đường thủy nốiliền các trung tâm khai thác với đô thị toả ra khắp nông thôn

1.2.2 Văn hóa tinh thần

1.2.2.1 Báo chí ra đời và phát triển

Khởi điểm để báo chí ra đời ở Việt Nam là từ ý đồ của thực dân Pháp cần có mộtthứ vũ khí nhằm tuyên truyền cho chính quyền thuộc địa Do vậy, báo chí ra đời ởSài Gòn trước tiên Lúc đầu là tờ báo bằng tiếng Pháp Le Bulletin official del’Expédition de la Cochinchine và tờ Le Bulletindescommuné bằng chữ Hán Ngày15/4/1865, tờ Gia Định báo ra đời Sau tờ Gia Định báo là tờ Phan yên báo Năm1888, tờ Thông loại khóa trình của Trương Vĩnh Ký được phát hành Năm 1901, tờbáo thứ ba bằng chữ Quốc ngữ ra mắt bạn đọc là tờ Nông cổ mín đàm Sau đó, tờLục tỉnh tân văn ra mắt bạn đọc số đầu ngày 15/11/1907 Giữa hai cuộc chiến tranhthế giới, ở Sài Gòn, báo chí ra đời rất nhiều như: Nữ giới chung, Phụ nữ tân văn,Đuốc nhà Nam…Ở Hà Nội, có các báo bằng chữ Quốc ngữ như: Đăng cổ tùngbáo, Hữu Thanh, Thực nghiệp dân báo, Nam phong, Trung Bắc tân văn… Nóichung, những tờ báo bằng chữ Quốc ngữ ở cả ba miền trong thời kì này, dù vô tìnhhay hữu ý đều góp phần vào sự phát triển của văn học chữ Quốc ngữ

Ngoài những tờ báo bằng chữ Quốc ngữ, một thế kỉ này ở cả ba đô thị: Hà Nội,Huế, Sài Gòn đều có những tờ báo bằng chữ Pháp, có thể đó là những tờ báo củachính quyền thuộc địa nhằm phục vụ chính quyền đó nhưng cũng có thể có những

Trang 8

tờ báo tiến bộ chẳng hạn như tờ L’Annam, tờ La Cloche fêlée (Chuông rè) ở SàiGòn, tờ Notre voix (Tiếng nói của chúng ta) tờ Le Travail (Lao động), tờRassemblement (Tập hợp), tờ Enavant (Tiến lên) ở Hà Nội trong thời kì 1936–1939.

Tiểu kết: Trong giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1945, việc dùng chữ Quốc ngữ để

làm báo đã là bước đột biến của diễn trình văn hóa Báo chí du nhập vào Việt Namkéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề gắn liền với lĩnh vực này như sản xuấtgiấy in, in ấn, lưu hành, phân phối báo chí và quảng cáo

1.2.2.2 Bước chuyển mình của văn học

Sau khi đã phát triển tới đỉnh cao rực rỡ ở thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX, vănhọc ở nửa sau thế kỉ XIX, đi vào cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Nhà thơyêu nước Nguyễn Đình Chiểu là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận này Cùngvới ông là một thế hệ các nhà văn thơ yêu nước như: Phan Văn Trị, Hồ HuânNghiệp, Đoàn Hữu Trưng, Phạm Văn Nghị… Sau đó là thế hệ Nguyễn Khuyến,Trần Tế Xương… Sau thế hệ này là thế hệ các nhà nho như: Phan Bội Châu, PhanChâu Trinh, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền… về phương diện chính trị, văn họclúc này là một thứ vũ khí của quần chúng để chống kẻ thù cướp nước, cổ động chosự tiến bộ xã hội Do tác động khách quan, văn học giai đoạn này đã có bước pháttriển nhanh chóng cả về nội dung và hình thức Trước hết là sự sử dụng chữ Quốcngữ để sáng tác văn học Với việc phổ biến chữ Quốc ngữ, mảng văn học bằng chữQuốc ngữ đã phát triển Ban đầu, chữ Quốc ngữ được dùng để phiên âm các sáchchữ Nôm, chữ Hán, chữ Pháp Hàng loạt các tác phẩm chữ Hán như: “Đại học”,“Trung dung”, “Kinh thi” , các truyện thơ Nôm như “Truyện Kiều”, các truyệndân gian, câu hò, câu hát được ra mắt bạn đọc bằng chữ Quốc ngữ ở Nam Bộ.Không thể không ghi công đầu cho một số trí thức ở Nam Bộ cuối thế kỉ XIX như:Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trần Phong Sắc…, trong lĩnh vực này

Mặt khác là sự phát triển của những sáng tác bằng chữ Quốc ngữ, như kí sự là thểloại sớm ra đời với tác phẩm “Chuyến đi Bắc Kì” năm Ất Hợi (1876) của TrươngVĩnh Ký; tiểu thuyết bằng chữ Quốc ngữ cũng ra đời ở Nam Bộ sớm nhất Đầutiên, phải kể tới “Truyện thầy Lazarô Phiền” của Nguyễn Trọng Quản, nếu coi đâylà một truyện dài, một tiểu thuyết bằng chữ Quốc ngữ thì nó đã ra mắt bạn đọc từnăm 1887 Sau đó là “Phan yên ngoại sử tiết phụ gian truân” của Trương DuyToản ra mắt bạn đọc vào năm 1910 Cũng năm này Trần Chánh Chiếu có “HoàngTố Anh hàm oan” Thập niên hai mươi của thế kỉ XX, tiểu thuyết bằng chữ Quốcngữ có khá nhiều tác giả: Phạm Duy Tốn với truyện ngắn “Sống chết mặc bay”(1918) Đó là Tân Dân Tử với “Giọt máu chung tình” (1926), là Lê Hoằng Mưuvới “Hà Hương phong nguyệt”

Trang 9

Vào thập niên ba mươi, bốn mươi, văn xuôi bằng chữ Quốc Ngữ đã có một bướctiến bộ vượt bậc Nhóm Tự lực văn đoàn với Nhất Linh, Khái Hưng, HoàngĐạo…, đã cho ra mắt bạn đọc một loạt tác phẩm như “Nửa chừng xuân”, “Đoạntuyệt”, “Đời mưa gió”… Bên cạnh nhóm Tự Lực văn đoàn là các nhà văn hiệnthực phê phán như: Ngô Tất Tố với “Tắt đèn”, Nam Cao với “Chí Phèo”, VũTrọng Phụng với “Giông tố”, “Số đỏ” Sự trong sáng của tiếng Việt trong các tácphẩm này là bước tiến của văn xuôi bằng chữ Quốc ngữ Cùng với kí, tiểu thuyết làthơ Phong trào thơ mới xuất hiện với một loạt tên tuổi như: Thế Lữ, Xuân Diệu,Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử…, khẳng định sự chuyển mình của văn họcViệt Nam theo hướng hiện đại, sự thay thế vẻ vang của văn học bằng chữ Quốcngữ trong đời sống văn hóa.

Mặt khác, sự chuyển mình của văn học Việt Nam giai đoạn này không chỉ ởphương diện hình thức Cái tôi cá nhân, sự ý thức về cá nhân, tình yêu lứa đôi xuấthiện trong các tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn, trong các tập thơ của các nhàthơ mới là một hiện tượng mới trong văn hóa Việt Nam Chưa bao giờ tiếng nói từhạnh phúc cá nhân lại cháy bỏng như vậy trong văn học Việt Nam:

“Mau lên chứ Vội vàng lên với chứ Em, em ơi tình non sắp già rồi”

Tuy nhiên, nhìn ở phương diện công dân, sáng tạo của nhóm Tự lực văn đoàn, củaphong trào thơ mới, quả có ý nghĩa như đồng chí Trường Chinh nhận định: “mộttiếng thở dài chống chế độ thuộc địa” Cùng với những tác giả, tác phẩm này, sựxuất hiện của hệ tư tưởng Mác xít trong đời sống văn hóa đã dẫn tới sự xuất hiệncủa bộ phận các tác giả cách mạng Thời kì từ 1931 – 1935 là cuộc đấu tranh giữaquan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và các quan điểm đối lập Trên tờ Phụ nữ thờiđàm, đồng chí Hải Triều đã viết nhiều bài về nguyên lí, quan điểm của chủ nghĩaduy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Năm 1943, Đảng Cộng sản ĐôngDương đưa ra Đề cương về cách mạng văn hóa Việt Nam với ba nguyên tắc: dântộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa Chính vì vậy, bản Đề cương có ý nghĩanhư một cương lĩnh văn hóa dân chủ mới Về sáng tác, thơ Tố Hữu và đáng kể hơncả là các sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng nói tiêu biểu cho dòng vănhọc cách mạng này

Tiểu kết: Văn học giai đoạn này phát triển mạnh mẽ với các sáng tác bằng chữ

Quốc ngữ, đánh dấu bước chuyển biến quan trọng của văn học Việt Nam đi từphạm trù văn học trung đại sang phạm trù văn học hiện đại

Trang 10

KẾT LUẬN

So với tiến trình lịch sử 4000 năm của dân tộc Việt Nam, thời kì lịch sử nàyngắn nhưng nó lại là giai đoạn chứa nhiều biến động căn bản về phương diệnlịch sử xã hội, văn hóa vì thế có những đặc điểm khác biệt với những giai đoạntrước Diễn trình văn hoá Việt Nam từ 1858 đến 1945 gần một trăm năm, bắt đầutừ Nam đến Bắc; từ thành thị đến nông thôn; văn hoá Việt Nam đã có nhữngbiến thiên từ kiến trúc đô thị đến các phương tiện giao thông, từ thơ Đường sangthơ mới, từ văn vần sang văn xuôi, từ chữ Hán, chữ Nôm đến chữ Quốc ngữ, đạtđược những thành tựu văn hóa nổi bật, phát triển theo xu hướng và dòng chảythời gian, tất cả đều đi tới hoà nhập với thế giới hiện đại Mặc dù bị chi phối bởicác thế lực xâm lược nhưng dân tộc ta không bị đồng hóa mà vẫn duy trì, bảo vệbản sắc văn hoá Việt Nam Bởi vậy sau giai đoạn này lại là một lần văn hoá ViệtNam phát triển tiếp nối mạch phát triển ở các thời kì trước, vừa mang giá trị lịchsử vừa mang ở tầm vóc thời đại mới Đây chính là niềm tự hào to lớn của mộtdân tộc ta

Ngày đăng: 04/09/2024, 15:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w