1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận con người và tính Đạo Đức tính thiện và tính Ác

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Con người và tính Đạo Đức - Tính thiện và tính Ác
Tác giả Đỗ Lê Thục Anh
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng
Trường học Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 295,42 KB

Nội dung

Thuyết tính thiện của Mạnh Tử 2.1 Từ quan niệm “tính” của Khổng Tử đến quan niện “tính thiện” của Mạnh Tử Khổng Tử 551- 479 tr.CN Là một trong những người đầu tiên đưa ra khái niệm về t

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



TIỂU LUẬN

CON NGƯỜI VÀ TÍNH ĐẠO ĐỨC - TÍNH THIỆN VÀ

TÍNH ÁC

Họ và tên: Đỗ Lê Thục Anh Lớp: K25A1 QTKD Huế

Mã số học viên: C24062001 Môn học: Triết học

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng

Huế, ngày 10 tháng 10 năm 2024.

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Vấn đề nghiên cứu: Bản chất của con người là thiện hay ác, là tốt hay xấu? 4

3 Mục tiêu đề tài: Đề tài này thảo luận về khái niệm thiện ác, đạo đức, trách nhiệm luân lý của con người trước những lựa chọn đúng sai, nhằm hướng tới giúp con người tốt đẹp hơn, đề cao vai trò của giáo dục và rèn luyện 4

PHẦN II: NỘI DUNG 5

1 Quan điểm về thuyết tính thiện và thuyết tính ác 5

2 Thuyết tính thiện của Mạnh Tử 6

2.1 Từ quan niệm “tính” của Khổng Tử đến quan niện “tính thiện” của Mạnh Tử Khổng Tử (551- 479 tr.CN) 6

2.2 Nội dung tính thiện trong triết học Mạnh Tử 7

3 Thuyết tính ác của Tuân Tử 8

4 Các nhà tư tưởng chủ chốt và quan điểm của họ về hai thuyết 10

4.1 Sự đối lập và bổ túc lẫn nhau của học thuyết Tính ác và học thuyết Tính thiện 10

4.2 Tiêu chuẩn phân biệt thiện - ác 11

4.3 Cải tạo tính ác bằng Lễ nghĩa văn lý 12

PHẦN III: KẾT LUẬN 14

PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

● Mối liên hệ giữa đạo đức và kinh tế học

Trong lĩnh vực kinh tế, các quyết định và hành động của cá nhân và tổ chức không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận mà còn đến cộng đồng và xã hội Đạo đức kinh doanh, bao gồm tính minh bạch, trách nhiệm xã hội và công bằng trong giao dịch, là những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng, đối tác và thị trường Nghiên cứu về tính đạo đức giúp các nhà kinh tế và doanh nghiệp hiểu rõ hơn về trách nhiệm luân lý của họ trong việc quản lý tài nguyên và phục vụ lợi ích chung

● Xung đột giữa lợi ích cá nhân và cộng đồng

Đề tài thiện và ác giúp làm sáng tỏ những tình huống mà lợi ích kinh tế có thể mâu thuẫn với lợi ích xã hội Ví dụ, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu, các vấn đề như lao động giá rẻ, khai thác tài nguyên thiên nhiên hay gian lận tài chính thường gây ra xung đột giữa lợi ích cá nhân và thiệt hại cho cộng đồng Hiểu về thiện và ác sẽ giúp định hình cách tiếp cận có đạo đức trong quản lý và phát triển kinh tế

● Phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội

Một trong những trọng tâm của kinh tế hiện đại là phát triển bền vững và quản trị doanh nghiệp có đạo đức Nghiên cứu về vấn đề thiện và ác trong triết học giúp làm rõ các vấn đề liên quan đến môi trường, công bằng xã hội và quyền con người trong hoạt động kinh tế, từ đó đưa ra các chính sách phát triển không chỉ mang lại lợi nhuận mà còn đảm bảo sự công bằng và lợi ích lâu dài cho xã hội

● Ra quyết định trong kinh doanh

Trang 4

Những câu hỏi liên quan đến thiện và ác thường hiện hữu trong quá trình ra quyết định kinh doanh, chẳng hạn như quyết định về đầu tư, phân phối lợi nhuận hay trả lương công bằng Đạo đức nghề nghiệp kinh tế không chỉ là tuân thủ luật pháp mà còn bao gồm việc đánh giá sâu sắc hơn về ảnh hưởng đạo đức của các hành động lên nhân viên, khách hàng và toàn bộ xã hội

Vì vậy, việc chọn đề tài này sẽ giúp kết nối các khía cạnh luân lý, đạo đức với các quyết định kinh tế, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh vừa hiệu quả vừa có trách nhiệm xã hội

Trang 5

2 Vấn đề nghiên cứu: Bản chất của con người là thiện hay ác, là tốt hay xấu?

3 Mục tiêu đề tài: Đề tài này thảo luận về khái niệm thiện ác, đạo đức, trách

nhiệm luân lý của con người trước những lựa chọn đúng sai, nhằm hướng tới giúp con người tốt đẹp hơn, đề cao vai trò của giáo dục và rèn luyện

Trang 6

PHẦN II: NỘI DUNG

1 Quan điểm về thuyết tính thiện và thuyết tính ác

Chúng ta đã biết Sigmund Freud ví tâm lý con người như một tảng băng, trong đó ý thức chỉ là phần nổi bên trên, còn phần lớn chìm bên dưới là vô thức Đáy của vô thức là những bản năng nguyên sơ, có ngay từ lúc mới sinh, được Freud gọi là “ id” Chẳng hạn khi bị đói thì bản năng “id” thúc giục em bé khóc đòi ăn, v.v Bản năng này là hoàn toàn tự nhiên, không đạo đức và cũng không

vô đạo đức

Sau vài năm tuổi, khi đứa trẻ bắt đầu biết phân biệt bản thân với môi trường xung quanh, trong tâm thức của nó sẽ dần dần hình thành nên “cái tôi” (ego) – tâm lý muốn thoả mãn bản năng “id” bằng cách giành giật những điều

kiện tốt nhất trong môi trường xung quanh về cho mình Freud nhận xét: “ Trẻ

em hoàn toàn vị kỷ; chúng có những đòi hỏi mãnh liệt và nằng nặc đòi thoả mãn những đòi hỏi đó”.

Từ khi mới sinh ra, trước khi những thành tố khác của tính cách bắt đầu thành hình thì trẻ đã bị thống trị bởi bản năng Thỏa mãn những nhu cầu cơ bản nhất như đồ ăn, thức uống, trạng thái thoải mái là những nhiệm vụ tối quan trọng nhất

Khi con người lớn lên, rõ ràng vấn đề ít nhiều sẽ xuất hiện nếu ta hành xử tùy ý để thỏa mãn nhu cầu của bản năng bất cứ khi nào ta cảm thấy bị thôi thúc,

có nhu cầu và ham muốn Cũng may là những thành tố khác của tính cách dần hình thành khi ta lớn lên, cho phép ta kiểm soát những đòi hỏi của bản năng và hành xử theo cách được xã hội chấp nhận

Trang 7

Cái tôi ấy sẽ phát triển ngày càng sâu sắc hơn và đeo đẳng suốt đời người,

ngay cả khi đã hình thành ý thức: “ Ở đâu có bản năng id, ở đó cái tôi sẽ có mặt”, Freud kết luận.

Đó chính là bản năng vị kỷ, vụ lợi – nguồn gốc tạo nên “tính ác” trong con người – mà Tuân tử và Hàn Phi đã từng lên án từ hơn 2200 năm trước

2 Thuyết tính thiện của Mạnh Tử

2.1 Từ quan niệm “tính” của Khổng Tử đến quan niện “tính thiện” của Mạnh Tử Khổng Tử (551- 479 tr.CN)

Là một trong những người đầu tiên đưa ra khái niệm về tính Con người trong tư tưởng của Khổng Tử là do trời sinh, trời dưỡng, trong đó, tính là cái bẩm sinh tự nhiên nguyên sơ ban đầu của con người có được từ trời và bản chất của tính người vốn là lành, ai cũng có Khổng Tử, người đặt nền móng cho học thuyết của Nho gia đã viết “Người ta thảy đều gần giống nhau, vì ai nấy đều có bản tính lành, nhưng bởi nhiễm thói quen, nên họ thành ra xa nhau”

Tiếp tục tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử cũng cho rằng bản tính con người ta là thiện và ai cũng có thể trở thành thánh thiện Mạnh Tử cho rằng, tính thiện con người được biểu hiện ở bốn đức lớn: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí Bốn đức lớn đó nó bắt nguồn từ “tứ đoan”, bốn đầu mối của thiện Nó tiềm ẩn vốn có trong con người nó như mầm cây trong hạt giống, nó như tứ chi trong cơ thể và

nó không phải ở ngoài vào mà tất cả có sẵn nơi tính mình, mình không có là do mình chẵng nghĩ tới Cho nên nói rằng nhân, nghĩa, lễ, trí hễ cầu thì được, bỏ thì mất; được mất là do con người Ai biết nuôi dưỡng, khuyếch sung những đầu mối của nhân, nghĩa, lễ, trí thì tứ đoan sẽ nâng lên thành tứ đức dồi dào, phong phú hơn người nhiều lần

Theo Mạnh Tử con người đều có chung những quan năng và khả năng cảm nhận các sự vật, hiện tượng thế giới xung quanh như mùi vị, âm thanh, màu sắc… như nhau Nó là cái tiên thiên, bẩm sinh vốn có của con người, là mẫu số

Trang 8

chung, điểm tương đồng cội nguồn bản tính thiện của muôn người trong xã hội Tâm cũng là một trong ba nguồn gốc của tính thiện Con người muốn tích thiện

và làm thiện, muốn trở thành người có đạo đức cao thượng của bậc quân tử, thánh nhân, giữ được nhân, nghĩa, lễ, trí thì phải hướng nội, nhìn ngược lại ở tâm, lấy tâm làm chuẩn cho nhận thức, hành động chứ không phải hướng ra bên ngoài để nhận thức Đó chính là quá trình nhận thức và tu dưỡng, “tận tâm” (hết lòng); đạt tới sự hiểu biết sâu sắc về tính (trí tính) và cao hơn hết hiểu biết cả trời (tri thiên); nhằm thực hiện hoàn hảo, trọn vẹn và sâu sắc nhất những chuẩn mực cơ bản của đạo làm người mà trời phú cho là nhân, nghĩa, lễ, trí để trở thành thánh thiện

2.2 Nội dung tính thiện trong triết học Mạnh Tử

Trọng tâm của quan niệm về tính thiện, nó được biểu hiện trong bốn đức

lớn là nhân, nghĩa, lễ, trí

Phạm trù nhân: Kế thừa tư tưởng của Khổng Tử trong bối cảnh thời Chiến quốc, Mạnh Tử đã phát triển và làm phong phú phạm trù nhân với những sắc thái mới, có chiều sâu nội tâm hơn Nhân không chỉ là thuộc tính vốn có, mà còn

là thuộc tính cần phải có của con người Thực chất của đạo làm người là thương người và yêu người Người có nhân phải biết thường xuyên khuếch sung, trải rộng tình thương yêu của mình đến muôn loài, muôn vật Nhưng nhân ái phải có phân biệt thứ bậc, có gần xa, có trên dưới, trước hết phải yêu thương những người thân trong gia đình, kế đến là người có tài, có đức, rồi sau đó là người bình thường, đồng thời biết trọng dụng những người tài đức, lên án những kẻ bất nhân Trên cơ sở đó, Mạnh Tử đề xuất đường lối chính trị là nhân trị

Phạm trù nghĩa: Mạnh Tử cho rằng nghĩa cũng như nhân là một trong bốn đức tính – biểu hiện bản tính thiện của con người do trời phú (nhân, nghĩa, lễ, trí) Đầu mối của nhân là “lòng thương xót” (Trắc ẩn chi tâm, nhân chi đoan dã); thì đầu mối của nghĩa là “lòng hổ thẹn” (Tu ố chi tâm, nghĩa chi đoan giã) và

“lòng hổ thẹn” là cái vốn có trong tâm con người Vậy nên nghĩa chính là việc

Trang 9

thi hành cái lý (lẽ đương nhiên tự bản thân, bản tính con người) Theo ông, khi lòng hổ thẹn không còn, đức nghĩa bị phế bỏ thì các đức khác của tính thiện con người như nhân, lễ, trí cũng sẽ mất luôn Điều đó đòi hỏi lương tâm, hành vi con người gắn với nghĩa vụ, bổn phận, trách nhiệm, tức gắn nghĩa với nhân Trên cơ

sở đó Mạnh Tử đưa ra đường lối chính trị nhân chính

Phạm trù lễ: Cũng giống như Khổng Tử, lễ trong tư tưởng của Mạnh Tử là những nghi thức, quy tắc, chuẩn mực… mang tính khuôn phép rất chặt chẻ, nghiêm ngặt và tất yếu mọi người từ thứ dân cho đến quân tử, thánh nhân ai cũng phải tự giác tuân theo Theo Mạnh Tử, lễ cũng như nhân, nghĩa cùng chung nguồn gốc từ tứ đoan, trong đó lòng từ nhượng (biết cung kính) là đầu mối của lễ, mang tính bẩm sinh, có sẵn trong tâm do trời phú cho Lễ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, đối với dân, nhờ có lễ mới giữ được bản tính lành vốn có của mình, và chú tâm thực hành nhân nghĩa Lễ giúp cho, phận làm con giữ được chữ hiếu với cha mẹ, giúp cho người quân tử giữ được mực trung Lễ còn là sự cung kính xuất phát từ thiện tâm, thiện ý của con người

Sự cung kính ấy bao hàm cả bề dưới đối với bề trên và bề trên đối với bề dưới Vận dụng lễ phải tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể sao cho phù hợp đúng với lẽ phải Đó là phép biến hóa của người thực thi lễ

Phạm trù trí: Nếu lòng trắc ẩn là đầu mối của nhân, lòng tu ố là đầu mối của nghĩa, lòng từ nhượng là đầu mối của lễ, thì lòng biết phải trái là đầu mối của trí do trời phú cho con người Người có trí không chỉ nhận thức và hành động được theo nhân, nghĩa, lễ mà còn biết giáo dục, lôi cuốn mọi người cùng nhận thức, hành động Trí cũng có nguồn gốc từ tâm Trí là một trong bốn đức quý biểu hiện thiện có sẵn trong tâm của con người Mạnh Tử gọi đó là lương tri, lương năng của con người Người có trí phải là người biết được việc nào nên làm và không nên làm, nắm bắt được bản chất của việc làm, xác định được sự vật thật giả để hành động cho hợp với đạo trung

Trang 10

3 Thuyết tính ác của Tuân Tử

Nhân chi sơ tính bản ác là gì? Học thuyết tính ác của Tuân Tử có nghĩa rằng, con người sinh ra vốn dĩ là ác Có được thiện là do quá trình bồi dưỡng, giáo dục mà có Ông cho rằng, con người khi sinh ra có đầy đủ dục vọng như ham lợi, ham sắc,… Nếu như con người cứ phát triển theo dục vọng thì mối quan hệ giữa người và người sẽ phát sinh ra tranh đấu và tạo nên một xã hội hỗn loạn Do đó mới cần phải có “lễ” để điều chỉnh, sửa đổi bản tính ác của con người Tuy nhiên, ông lại tin rằng chỉ có giới tinh hoa mới làm được điều này Theo Tuân Tử, “ác” trong sự đối lập với sự “thiện”: “Xưa nay, thiên hạ gọi

là thiện những gì hợp với sự “chính lí bình trị” gọi là ác những gì hợp với sự

“thiên hiểm bội loạn” Đó là thiện và ác” Điều này có nghĩa là những gì mang lại thái bình thịnh trị, đất nước ấm êm thì đó là “thiện” Ngược lại điều gì mang lại hỗn loạn vô lối, chiến tranh bạo lực thì đó là “ác” Theo đó ông nhìn thiện ác trong bình diện của chính trị như những gì ông đã chứng kiến về thời buổi ông

đã sống

Với Tuân Tử cái gì đi ngược với đạo đức luân lý của xã hội, đi ngược lại với thái bình thịnh trị là ác Theo Tuân Tử: “Tính” là cái trời sinh ra đã có, vốn thế, không thể học cũng không thể làm ra được Đó là bản tính tự nhiên của mỗi con người Tính thì ai cũng như ai, đều ác cả: tính của thánh nhân cũng như tính người thường Ông bà ta cũng thường nói “cha mẹ sinh con trời sinh tính” để nói đến cái gì đó bên trong con người không thể thay thế hoặc làm ra Bên cạnh đó, ông còn nói thêm tính của con người tự nhiên là ích kỷ, quy về mình mình, ham muốn hưởng thụ

Nếu theo học thuyết, con người có phải hoàn toàn là khuynh hướng ác? Theo Tuân Tử, không hẳn là thế, trong con người tự bản chất từ khi sinh ra đã

có “khuynh hướng xấu” Nhưng nơi con người còn có yếu tố giúp con người hướng đến sự thiện Ông nhận thấy con người vẫn có thể hướng thiện ngang qua

“tâm” Hơn nữa, ông nói rằng: nhờ tâm, người ta mới có thể hiểu được đạo lý:

Trang 11

“Ông thường ví Tâm như là mâm nước Khi nước lặng yên không bị khuấy động thì bụi bặm lắng xuống, nước trong sáng như gương phản ánh rõ ràng từng sợi râu, lông, tóc Tâm mà tĩnh lặng cũng có thể soi chiếu đến tận cùng cái lý của vạn sự vạn vật

Từ việc thấy được “khuynh hướng ác” trong con người và yếu tố giúp con người có thể hướng thiện là tâm Giờ đây, Tuân Tử đưa ra đường hướng để giúp con người trở nên người tốt Theo ông, giống như cây bị cong, bị vênh muốn uốn cho thẳng thì trước hết cần phải luộc, phải hơ nóng và phải có khuôn để uốn Dao bị cùn thì cần mài, dũa mới bén được Như vậy, tính con người cũng thế, muốn có điều thiện, muốn trở nên người tốt thì họ cần được dạy dỗ, cần được giáo dục Để giáo dục con người trở nên tốt thì việc đầu tiên là giáo dục tâm Giáo dục tâm trong con người có nghĩa là giáo dục về ý thức, về sự hiểu biết Khi tâm trong con người được giáo dục, được huấn luyện, nó sẽ giúp con người phân định hoặc nhận ra được điều gì là tốt, điều gì là xấu, điều gì nên làm

và điều gì không nên làm Tư tưởng này đã được một học trò xuất sắc của ông là Hàn Phi phát triển lên thành một học thuyết, được gọi là “học thuyết pháp trị” Một học thuyết đến nay vẫn còn gây nên nhiều tranh cãi, kẻ khen, người chê đều không thiếu

4 Các nhà tư tưởng chủ chốt và quan điểm của họ về hai thuyết

4.1 Sự đối lập và bổ túc lẫn nhau của học thuyết Tính ác và học thuyết Tính thiện

Tuân Tử cho rằng: “Tính giả thiên chi hưu” Nghĩa là khi sinh ra, người ta

đã sẵn cái nhân tính tự nhiên Nhân tính đó, ví như tờ giấy trắng, được nhuộm màu gì sẽ ra màu đó, sẽ ghi lại tất thảy những điều mà thế giới bên ngoài viết lên mình Sở dĩ tính người thành ra ác, là bởi lòng dục Lòng dục theo quan niệm của Tuân Tử chính là khởi nguồn của mọi dục vọng, khởi nguồn của tranh đoạt, bất nhân, cái ác

Trang 12

Mạnh Tử cho rằng tron con gười có một phần thiện (chỉ con người mới có)

và một phần ác (người và cầm thú đều đó) Mạnh Tử cho rằng con người là động vật duy nhất có tính thiện, còn tính ác là thuộc về cầm thú Ranh giới thiện

ác mong manh, Mạnh muốn nhắc nhở mọi người phải giữ gìn bản chất tốt đẹp của mình

Quan niệm về tính thiện của Mạnh Tử xoay quanh Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín - đó là những mầm thiện bên trong con người Tuân Tử thì cho rằng khi sinh

ra con người đã có lòng dục, đã có tính ác, với những ham muốn, mong cầu, còn nhân, lễ, nghĩa, đều do thánh nhân đặt ra, con người phải trải qua quá trình giáo hóa mới có được Đó gọi là ngụy

Mạnh Tử chủ trương tính thiện, do đó cần khuếch dung cải thiện (bốn đầu mối) Tuân Tử chủ trương tính ác, do đó phải uốn nắn cải tính Tùy phương pháp giáo dục của đôi bên có khác nhau, nhưng phương tiện giáo dục lại giống nhau Mọi người nghĩ rằng, Tuân Tử sẽ dùng hình để trị ác Nhưng ông cũng giống Mạnh, dùng lễ nghĩa văn lý mà thôi, có chăng chỉ là bổ sung “công phu tích ngụy” Công phu này cũng là tư thiện, tích thiện - suy nghĩ về điều thiện, hành thiện thành thói quen, sửa lại tính của mình thì lâu dần sẽ có thể thành thánh nhân

Nhìn trên một góc độ bao quát hơn, ta sẽ thấy hai thuyết này bổ túc cho nhau thay vì trái ngược Mạnh Tử nhắc đến lương tri nhưng lại không để ý đúng mực tới tính dục Tuân Tử nhắc nhiều tới lòng dục để ta đề phòng Mạnh Tử đề xướng tính thiện để ta hành thiện Tuân Tử khẳng định tính ác để ta giữ mình, sửa mình, không làm việc ác Một bên khuyến khích điều thiện, một bên cảnh giác tránh ác

Một hậu bối của các ông, Đái Đông Nguyên (triết gia đời Thanh), bảo: “Cái thuyết tính ác ấy ( ) như còn cùng với thuyết tính thiện, phát minh lẫn nhau”

Ngày đăng: 16/11/2024, 16:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w