1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận cuối kì con người và cuộc sốngtrongtruyệnngắn biển cứu rỗi của võthị hảo

21 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Con người và cuộc sống trong truyện ngắn Biển cứu rỗi của Võ Thị Hảo
Tác giả Lê Thanh Trúc
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Thùy Trang
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Tiểu luận cuối kì
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,33 MB

Nội dung

Tuy nhiên sau 1986, do hiện thực cuộc sống thay đổi, văn học phảithay đổi cho phù hợp với hiện thực, yêu cầu tái hiện lịch sử phải gắn liền với đòihỏi đi sâu vào số phận và diễn biến của

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN

-

-TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

CON NGƯỜI VÀ CUỘC SỐNG TRONG TRUYỆN NGẮN BIỂN CỨU RỖI CỦA VÕ THỊ HẢO

HỌC PHẦN: LITR153801 - HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI CỦA VĂN HỌC QUỐC NGỮ VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – 05/2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

CON NGƯỜI VÀ CUỘC SỐNG TRONG TRUYỆN NGẮN BIỂN CỨU RỖI CỦA VÕ THỊ HẢO

HỌC PHẦN: LITR153801 - HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI CỦA VĂN HỌC QUỐC NGỮ VIỆT NAM

Họ và tên: LÊ THANH TRÚC

MSSV: 46.01.606.099

Nhóm: 2

GVHD: TS PHẠM THỊ THÙY TRANG

Thành phố Hồ Chí Minh – 05/2024

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 2

1.1 Tác giả Võ Thị Hảo 2

1.2 Truyện ngắn Biển cứu rỗi 2

CHƯƠNG 2: ĐIỂM ĐẶC SẮC TRONG VIỆC THỂ HIỆN CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI QUA TRUYỆN NGẮN BIỂN CỨU RỖI CỦA VÕ THỊ HẢO 3

2.1 Số phận con người sau bi kịch của chiến tranh 3

2.2 Hiện thực cuộc sống sau chiến tranh 4

CHƯƠNG 3: ĐẶC SẮC NGHỆ THUỆT TRONG TRUYỆN NGẮN BIỂN CỨU RỖI CỦA VÕ THỊ HẢO 5

3.1 Ngôn từ sinh động 5

3.2 Xây dựng tâm lý nhân vật 6

CHƯƠNG 4: NHỮNG LÝ DO ĐỘC GIẢ NÊN ĐỌC BIỂN CỮU RỖI CỦA VÕ THỊ HẢO KHI MUỐN TÌM HIỂU VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI KỲ NÀY 6

KẾT LUẬN 8

Trang 4

MỞ ĐẦU

Từ 1986 tới nay, bối cảnh lịch sử của Việt Nam có nhiều sự thay đổi Mặc

dù còn có nhiều những hạn chế, tiêu cực, nhưng về cơ bản đất nước đã gặt háiđược nhiều thành công, không chỉ phát triển kinh tế đất nước theo định hướng xãhội chủ nghĩa, mà đời sống nhân dân ngày một nâng cao ngang tầm với các nướctrong khu vực và thế giới Văn hoá, văn nghệ cũng có sự nhìn nhận, phát triểnđúng đắn hoà nhập với khu vực và thế giới Tất cả những yếu tố đó đã ảnh hưởnglớn đến đời sống văn học Các sáng tác văn học trước 1986, phần lớn là nhữngsáng tác gắn liền với cuộc chiến tranh anh dũng của dân tộc Điểm nổi bật củacác sáng tác thời kì này là tính thời sự, và mang sức động viên cổ vũ lớn với đốivới dân tộc Tuy nhiên sau 1986, do hiện thực cuộc sống thay đổi, văn học phảithay đổi cho phù hợp với hiện thực, yêu cầu tái hiện lịch sử phải gắn liền với đòihỏi đi sâu vào số phận và diễn biến của con người; viết về cuộc chiến tranh hômqua phải đặt trong tương quan với những yêu cầu của cuộc sống hôm nay Đếnvới Biển cứu rỗi của Võ Thị Hảo, ta sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về những khíacạnh hiện thực của con người cũng như đời sống sau chiến tranh

Trang 5

Đường chân trời khiến cho các nhà hội hoạ không khỏi kinh ngạc Giản dị trong

đời thường nhưng mạnh mẽ trong văn chương là điều dễ nhận thấy ở nhà văn này

1.2 Truyện ngắn Biển cứu rỗi

Sự nghiệp văn chương của Võ Thị Hảo xuất hiện chính thức và đều đặn

vào những năm 90 của thề kỉ XX Ngay từ truyện ngắn đầu tay Người gánh nước

thuê in trên báo năm 1989 cô đã gây được sự ấn tượng đến người đọc Tiếp đến

là những tập truyện ngắn Biển cứu rỗi, Hồn trinh nữ, Chuông vọng cuối chiều,

Người sót lại của rừng cười, cho đến nay cô đã ra mắt bạn đọc mười tập truyện

ngắn và hai tiểu thuyết Giàn thiêu và Dạ tiệc quỷ Cô đã vinh dự được nhận giải

nhì tiểu thuyết và truyện ngắn của Nhà xuất bản Hà Nội 1993, giải thưởng 5 nămvăn học Hà Nội 1990-1995

Được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1993 do nhà xuất bản Hà Nội phát

hành, truyện ngắn Biển cứu rỗi nằm trong tập truyện ngắn cùng tên của Võ Thị

Hảo Tác phẩm nói về sự đoạn tuyệt của chiến tranh đã qua và khai chiến với hòabình hiện tại Với bút pháp chắc nịch, những nhân vật mang màu sắc riêng biệttrong không khí hậu chiến, cô viết nên truyện ngắn ấy với một niềm tin của cô vềmột xã hội tan chiến nhưng không tàn chiến

Trang 6

CHƯƠNG 2: ĐIỂM ĐẶC SẮC TRONG VIỆC THỂ HIỆN CUỘC SỐNG

VÀ CON NGƯỜI QUA TRUYỆN NGẮN BIỂN CỨU RỖI CỦA VÕ THỊ HẢO

2.1 Số phận con người sau bi kịch của chiến tranh

Sau 1986, các nhà văn vẫn viết về chiến tranh nhưng chiến tranh khôngchỉ được nói tới với những chiến công bi tráng mà còn được nhìn nhận ở khíacạnh nguyên nhân dẫn đến những khổ đau cho con người Chiến tranh qua đinhưng tàn tích của nó còn để lại sâu đậm trong hiện tại Chiến tranh là nhữngvinh quang, là chiến thắng nhưng cũng là những mất mát, tổn thương, cay đắng,

là nguyên nhân của những bi kịch của con người

Chiến tranh đã lấy đi của người lính hình hài và một phần thân xác Giã từđời lính anh trở về với một con mắt giả, thân hình gầy còm ốm yếu của bao ngày

ăn đói mặc rét nơi chiến trường Anh đã hi sinh tất cả kể cả một phần cơ thể đểđổi lấy độc lập cho dân tộc và hạnh phúc của mình.Trong thân hình tiều tuỵ làniềm mong mỏi, khấp khởi mừng thầm của ngày đoàn viên, với hình ảnh vợ congiang tay đón mình trong niềm hạnh phúc vô bờ

Tuy nhiên, kết quả của sự hi sinh, về niềm mong đợi của anh hoàn toàn

ngược lại với những gì anh nghĩ, vợ anh “nửa thân trên gần đổ về phía anh,

nhưng chân cứ bị chôn chặt trong xó nhà, ngó anh trân trân rồi sụp xuống đất,

oà khóc tức tưởi” Anh hoang mang và sững sờ, chắc chắn đây không phải là

điều anh mong đợi Đó không phải là niềm hạnh phúc của người vợ chờ chồngsau bao ngày xa cách mà ranh giới của sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc Bi

kịch dường như tăng lên gấp bội khi ba đứa trẻ lít nhít trong nhà với “ba gương

mặt hoàn toàn khác nhau” “Chúng không mang gương mặt anh” Và ngay lúc

đó , một đứa khác trạc tuổi mười năm, đi õng ẽo, chào chú, nhoẻn cười “Nụ cười

chưa hết sữa nhưng đã mang hơi hướng đổi chác” Anh đau đớn căm hờn và

quyết định xa lánh đồng loại trên đảo Trên đảo, cùng với thời gian, anh đã suy

nghĩ và có lẽ anh đã tìm ra nguồn cơn của sự phản bội Nghĩ đến vợ “anh thấy

lòng se sắt” Và anh đã khóc, trái tim anh như mềm đi và đưa bước chân anh rời

đảo

Trang 7

Với những người phụ nữ, chiến tranh là nguyên nhân của những bi kịch,bởi chính nó đã lấy đi tuổi xuân, ước mơ và hạnh phúc của họ Võ Thị Hảo luônnhìn con người, đặc biệt là người phụ nữ với cái nhìn cảm thông chia sẻ, ngay cả

khi họ mắc lỗi lầm Trong Biển cứu rỗi, cho dù người vợ đã biến ngôi nhà thành nơi diễn ra “ những cuộc giao hoan vội vã thoảng mùi chết chóc trước khi đi vào

họng tử thần” của những người lính ra trận và rồi hậu quả để lại là những đứa trẻ

khác bố lít nhít trứng gà trứng vịt, chị không thể là người đàn bà chờ chồng đến

bạc tóc bởi “ cả làng trắng đàn ông, chỉ còn lại đây đó các ông già lụ khụ Ra

trận và ra trận! Đàn bà vác cày cầm súng đi lấp hố bom và bị buộc trở thành đànông.Trong khi đàn đai thụ : Người đàn ông.” Võ Thi Hảo dường như đã thấu

hiểu tâm trạng, nỗi nhọc nhằn quá lớn của người phụ nữ Nhà văn không chỉhướng ngòi bút vào việc nhìn thẳng vào sự thật trong chiến tranh mà còn thể hiện

sự chia xẻ cảm thông sâu sắc với họ Đó là những gì thuộc về mặt trái của chiếntranh mà trước đó văn học chưa có điều kiện nói tới

2.2 Hiện thực cuộc sống sau chiến tranh

Trong truyện ngắn thế sự đời tư của Võ Thị Hảo, nhà văn đã đi sâu vàocuộc sống muôn hình vạn trạng Ở đó chị đã cảm nhận sâu sắc bao vấn đề bứcxúc, những mặt khuất lấp qua hầu hết các nhân vật là những con người bé nhỏ,những mảnh đời riêng trước bão lũ của cuộc sống thời hậu chiến Qua đó lànhững trăn trở suy tư của nhà văn đối cuộc sống thời bấy giờ

Người lính trong Biển cứu rỗi đã để lại một phần cơ thể của mình nơi

chiến trường Anh mong muốn mình sẽ hạnh phúc trong ngày trở về với gia đình,nhưng hiện thực cuộc sống đã đẩy anh rời xa những mơ ước giản đơn ấy Để rồianh cay đắng chạy trốn sự thực bằng cách rời bỏ đồng loại, rời bỏ sự thực phũphàng

Nhưng theo thời gian, anh đã nhìn lại tất cả và anh nhận ra rằng sự mấtmát của mình cũng là sự mất mát chung của mọi người Đó chính là sự tàn khốccủa chiến tranh, nỗi đau không của riêng ai, nhân vật người lính mặc dù đã vôcùng đau đớn khổ sở trước cảnh người vợ không thuỷ chung, nhưng sau nhữngngày trên đảo anh có dịp nhìn lại tất cả, tình yêu trong anh trỗi dậy Nghĩ về vợ

“anh thấy lòng se sắt”, anh khóc, trái tim anh như mềm đi để đưa bước chân anh

Trang 8

rời đảo Anh tha thứ cho người vợ đáng thương mà do hoàn cảnh, do cuộc sốngđẩy đưa mà chị đã mắc phải không ít lỗi lầm

Hay hình ảnh cô gái điếm trong Biển cứu rỗi cũng cho ta thấy một góc

nhìn khác về hiện thực sau chiến tranh rằng con người cũng có lòng tự trọng dù ở

thân phận nào Mặc dù “đã thiu, bị liệng ra bãi thải” nhưng trước cái nhìn khinh miệt của người đàn ông trên đảo đèn, cô gái “thấy nhục và quờ tay tìm cái nón

che người” Cô hiểu rằng đó bước đường cùng vì mong muốn tìm một nơi bấu

víu cho những ngày cuối đời nên cô tự nguyện đến hoang đảo Khi bị anh hắt hủi,

coi cô như một con bò, cô thấy thật nhục nhã Từ “nơi hình hài tã tượi kia vẫn

còn chút lòng tự tôn của giống người” nên cô thấy nhục Cô nhận ra rằng, “trong đời hành nghề của thị, thị chưa bao giờ cảm thấy đau đớn đến như thế trước sự

hạ nhục của trò chăn gối Dường như thị đang bị cầm kìm rứt ra từng khúc ruột”.

Có thể thấy, đằng sau những chiến thắng oanh liệt của dân tộc là nhữngmất mát về hình hài, tình yêu hạnh phúc của con người trong chiến tranh và sauchiến tranh, khi phải đối diện với hiện thực cuộc sống vô cùng khắc nghiệt

CHƯƠNG 3: ĐẶC SẮC NGHỆ THUỆT TRONG TRUYỆN NGẮN BIỂN CỨU RỖI CỦA VÕ THỊ HẢO

3.1 Ngôn từ sinh động

Chiến tranh qua đi nhưng những gì còn xót lại không chỉ là nỗi đau về thểxác mà hơn thế nữa là nỗi đau về tinh thần mà con người phải gánh chịu Nhân

vật người lính trong Biển cứu rỗi là một người như vậy Chiến tranh đã lấy đi

một phần cơ thể nhưng cũng lấy đi của anh tình yêu và hạnh phúc Diễn tả thái

độ của người vợ đón anh sau bao ngày xa cách thật nặng nề: “vợ hốc hác, nửa

thân trên đổ về phía anh, nhưng chân cứ như bị chôn chặt trong xó nhà, ngó anh trân trân rồi sụm xuống đất, oà lên tức tưởi”, và đón anh còn là những đứa trẻ

lít nhít “ Và ba đứa trẻ chạy tới, vồ vào chế phẩm lộng lẫy trên nắp ba lô Nhưng

trước cái quắc mắt dữ dằn của anh, chúng chùn nhụt lại, len lén nép vào một

xó” Chứng kiến những cảnh đó, anh vô cùng đau đớn, “Anh rũ xuống nền nhà,

nôn oẹ ra những bụm nước trong vắt, giũ tuột ba lô, rồi thất thểu bỏ đi, để lại

sau lưng tiếng khóc của người vợ, đứa con duy nhất của anh không biết rằng nó

vừa có bố, trong thoáng chốc đã lại không có bố; cùng tiếng reo à à giằng nhau

búp bê của lũ trẻ”

Trang 9

Khi trên đảo đèn, anh có thời gian nhìn nhận ra tất cả nguồn cơn, nỗi khổ

đau mà vợ con anh phải gảnh chịu “Mỗi lần khóc, trái tim anh mềm đi một chút”

anh quyết định trở về bên vợ con mình, người đã chịu nhiều khổ đau Nhà văn đã

sử dụng hàng loạt các động từ chôn, chạy, giũ, nôn oẹ, khóc để điễn tả nỗi đau

của con người

3.2 Xây dựng tâm lý nhân vật

Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Võ Thị Hảo thường được biểuhiện rất rõ ở những lời độc thoại nội tâm, những ám ảnh của nhân vật Bởi chínhkhi ấy nhân vật đối diện với chính mình, họ tự bộc bạch những suy nghĩ, nhữngdằn vặt, những trăn trở với những trạng thái cảm xúc thật nhất của mình

Trong Biển cứu rỗi, người lính trong chiến tranh không chỉ chịu nỗi đau

về thể xác mà hơn thế nữa anh còn mất đi tình yêu và hạnh phúc Anh vô cùngđau khổ, bực tức trước sự thực phũ phàng vì những đứa trẻ khác bố hiện diệntrong ngôi nà của anh Anh đã chốn chạy đồng loại và người vợ thân yêu trên đảođèn Chính tại đảo đèn anh có thời gian nhìn lại tất cả về những con người trongchiến tranh, trong đó có vợ, con anh Anh nhận ra rằng chiến tranh đã làm biến

dạng đi hình hài và những chuẩn mực đạo đức lối sống của con người “ Giữ làm

gì em Ngày mai chắc chết ”, đó là những lời của những người lính trước khi ra

trận và cũng chính trong “Những cuộc giao hoan vội vã thoảng mùi chết chóc

trước khi đi vào họng súng tử thần” đã cho ra đời “những đứa trẻ khác bố”

Nhất là khi trên đảo xuất hiện một ả gái điếm sắp chết vì bệnh tật và đóikhát, anh đã từ chối và gián tiếp giết hại một con người Nhận ra mọi cách đối

nhân xử thế của mình, anh ân hận nghĩ về “trò chơi của anh” Anh nhớ tới người

vợ đáng thương của mình, một nạn nhân trong chiến tranh, chiến tranh đã làmcho cả làng trắng đàn ông chỉ còn lại những ông già và trẻ nhỏ, tất cả giành cho

chiến trận Đẩy cho đàn bà những gánh nặng đáng ra thuộc về đàn ông, “trong

khi đàn bà được tạo hoá sinh ra để làm chiếc dây leo đẹp quấn yểu điệu quanh cây đại thụ: Người đàn ông” và anh đã nhận ra tất cả

CHƯƠNG 4: NHỮNG LÝ DO ĐỘC GIẢ NÊN ĐỌC BIỂN CỮU RỖI CỦA

VÕ THỊ HẢO KHI MUỐN TÌM HIỂU VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI KỲ NÀY

Trang 10

Biển cứu rỗi của Võ Thị Hảo như một bức tranh chân thực về xã hội Việt

Nam thời kỳ hậu chiến, đặc biệt là đời sống cũng như con người lúc bấy giờ Đọctác phẩm, độc giả sẽ nhìn thấy những khía cạnh chân thực mà tác giả đã khắc họa,

đó như những mảng màu sáng tối đan xen

Bên cạnh đó, tác giả Đoàn Minh Tuấn đã đi sâu nhận xét từng tập truyện

của nhà văn, trong bài giới thiệu tập truyện Biển cứu rỗi của Võ Thị Hảo có nhận

xét về đặc trưng thể loại và nội dung truyện ngắn của cô “Võ Thị Hảo đã tậndụng được đặc trưng lớn nhất, tiêu biểu nhất của thể loại truyện nhỏ này Mỗitruyện của chị là một tia nắng chiếu vào tầm rộng và chiều sâu biển cả cuộc đời”

Và theo Đoàn Minh Tuấn, ở tập truyện Biển cứu rỗi, cô còn tập trung vào

hai khía cạnh “Cái nhìn thứ nhất vào mặt trái của vầng trăng chiến tranh Cáinhìn thứ hai vào những con người nhỏ bé (số đông nhân loại) tồn tại trong imlặng” Tác giả còn nhận xét “Truyện ngắn của Võ Thị Hảo còn bộc lộ cái nhìndung dị, bẩm sinh của những cây bút nữ nhưng ở chị còn sâu sắc hơn bởi khichấm dứt câu chuyện, chị đã gióng lên trong lòng người đọc âm vang của sự lolắng, mơ hồ về cuộc đời biển cả

Qua nhận định của tác giả, có thể thấy sau khi đọc Biển cứu rỗi, độc giả

sẽ có những đánh giá chiều rộng, cũng như chiều sâu phạm vi phản ánh truyệnngắn Võ Thị Hảo Từ đó có cái nhìn bao quát hơn về văn học Việt nam thời kỳnày

Trang 11

KẾT LUẬN

Qua truyện ngắn Biển cứu rỗi, Võ Thị Hảo đã đi sâu khám phá cuộc sống

và con người trong nhiều phương diện tồn tại và góc cạnh của hiện thực Nhà vănkhông ngần ngại phơi bày lên trang sách những vấn đề nhức nhối mà mỗi người

có lương tri đều phải trăn trở quan tâm Đó là hậu quả tàn khốc của chiến tranh,

là những mảnh đời, những số phận khổ đau chìm nổi, là bao cảnh thương tâm màhậu quả của chiến tranh đã đem lại Võ Thị Hảo đã đề cập tới nhiều khía cạnhcủa cuộc sống và con người, đặc biệt là những vấn đề có tính nhân loại mà cả xãhội quan tâm chứng tỏ trách nhiệm cao cả của nhà văn trước cuộc sống, conngười

TÓM TẮT TRUYỆN NGẮN BIỂN CỨU RỖI CỦA VÕ THỊ HẢO

Biển cứu rỗi là câu chuyện kể về một người lính trở về sau nhiều năm

nhưng số phận không dành cho anh một nàng Tô thị vọng phu Mà đợi anh, chỉ

có những đứa trẻ khác bố, không cha, tàn tích của những cuộc giao hoan vội vãtrên con đường quốc lộ số một, động mạch của chiến tranh của người vợ lạc loài,ngơ ngác, bản trên nuôi miệng, chờ chồng Chờ anh, còn có nụ cười chưa hết hơisữa, đổi chác của đứa con gái ruột 15 tuổi, đồng nghiệp của mẹ, gặp cha màkhông biết là cha Nụ cười chào khách của nó đuổi anh ra khỏi cõi người, cõithanh bình Anh bèn về với hoang đảo, sống như loài cầm thú, sống bệnh hoạn vàhoang loạn Nói chuyện với bóng mình trong gương để nghe rõ giọng nói lạ hoắccủa chính mình, giọng nói thời sau chiến, giọng nói của những số phận quờquạng đi cho hết nửa đời còn lại

Trang 12

Tài liệu tham khảo

1 Võ Thị Hảo (1995) Truyện ngắn chọn lọc Nxb Hội nhà văn

2 Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn ( Đồng chủ biên- 2006), Văn học Việt Nam

sau 1975- Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy Nxb Giáo dục

3 Đoàn Minh Tuấn (1993), Lời giới thiệu Biển cứu rỗi( Võ Thị Hảo), Nxb Hà

Nội

Ngày đăng: 27/07/2024, 10:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w