Mở rộng và gia tăng sản xuất nông nghiệp chính là việc gia tăng số lượng và tần suất sử dụng các loại thuốc hóa học, sự gia tăng của rác thải ra môi trường, sự xuất hiện của các dịch bện
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ĐHQG-HCM
KHOA SINH HỌC – CÔNG NGHỆ SINH HỌC
TIỂU LUẬN CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG CỦA GIA TĂNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP LÊN
SỨC KHOẺ CON NGƯỜI Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Xuân Minh Ái
TS Phạm Quỳnh Hương
TS Trần Thị Anh Đào
Lớp: 23CS_CLC1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 6 năm 2024
Trang 2Mục lục
1 TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TĂNG CƯỜNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP LÊN SỨC KHỎE CON NGƯỜI 3
1.1.1 Ảnh hưởng của việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp với nông dân 3
Trang 3I Giới thiệu đề tài
Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế, xã hội của cả quốc gia Sản lượng nông nghiệp thế giới tăng mạnh vào giai đoạn diễn ra “cách mạng xanh” ở những năm 60 của thế kỷ trước với nhiều sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật Sau giai đoạn này thì tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại nhưng vẫn duy trì ở mức độ ổn định cho đến nay [1] Theo số liệu từ FAO - Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới thì sản lượng nông nghiệp năm 2022 đạt 9.6 tỷ tấn, tăng 0.7% so với năm 2021 Việc sản lượng tăng qua các năm nhằm đáp ứng cho nhu cầu của sự gia tăng dân số Sự gia tăng mạnh mẽ của dân số thúc đẩy
sự phát triển của nền nông nghiệp, tuy nhiên việc đẩy mạnh nông nghiệp một cách tự phát dẫn tới sự tác động ngược lại của nông nghiệp lên con người, cụ thể là “sự trả giá” bằng sức khỏe của chính con người
Mở rộng và gia tăng sản xuất nông nghiệp chính là việc gia tăng số lượng và tần suất
sử dụng các loại thuốc hóa học, sự gia tăng của rác thải ra môi trường, sự xuất hiện của các dịch bệnh do các hoạt động chăn nuôi gây ra và còn rất nhiều các ảnh hưởng nghiêm trọng khác do việc gia tăng sản xuất nông nghiệp Trong đó sức khoẻ của con người là nhân tố phải “trả giá” nhiều nhất cho những tác động trên Vì thế ta cần nhận thức được mức độ nghiêm trọng của các tác động tiêu cực đến từ hoạt động sản xuất nông nghiệp lên sức khỏe con người, để từ đó có thể rút ra những giải pháp cho việc ngăn chặn và khắc phục các vấn đề
II Nội dung
1 Tác động của việc tăng cường sản xuất nông nghiệp lên sức khỏe con người
1.1 Tác động trực tiếp
1.1.1 Ảnh hưởng của việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp với nông dân
Việc sử dụng hóa chất không hợp lý dẫn đến nhiều tác hại lên sức khỏe của con người, đặc biệt là người nông dân Hóa chất được sử dụng trong nông nghiệp bao gồm phân bón, thuốc thú y, chất điều chỉnh sinh trưởng như hun trùng, thuốc diệt côn trùng, kích thích sinh trưởng Nông dân thường xuyên tiếp xúc với hóa chất thông qua quá trình sử dụng, pha chế, phun xịt, điều này có thể dẫn đến các vấn đề cấp tính như ngộ độc, kích ứng hay các vấn đề về hô hấp Đặc biệt, tiếp xúc qua da là loại phơi nhiễm nghề nghiệp phổ biến nhất.[2] Một số các vấn đề hay
bệnh thường gặp khi sử dụng và tiếp xúc với các chất độc nông nghiệp được thể hiện ở Bảng 1
Trang 4Bảng 1: Các loại bệnh thường gặp khi tiếp xúc với các hoá chất nông nghiệp
Benzen, hun trùng,
thuốc trừ sâu, thuốc
diệt cỏ), thuốc diệt
nấm
Nhiễm độc cấp tính, bệnh Parkinson, viêm dây thần kinh ngoại biên, bệnh Alzheimer, bệnh não cấp tính và mãn tính, Hodgkin, đau tủy, sarcoma mô mềm, bệnh bạch cầu, ung thư não, tuyến tiền liệt, dạ dày, tuyến tụy và tinh hoàn, u thần kinh đệm
Dibromochloropropane
(DBCP), ethylene
dibromide
Vô sinh (ở nam)
Dưới đây chính là những dữ liệu cho thấy được thực trạng về việc sử dụng và phơi nhiễm với hóa chất trừ sâu tại cộng đồng, do Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hải Hậu và nhóm
Nữ nông dân tiên phong xã Hải Cường năm 2022 (Số liệu ghi nhận ở 99 nông dân).[3]
95% nông dân tiếp xúc với hóa chất để sử dụng cho đồng ruộng
98% nông dân quay trở lại ruộng sau 2-3 ngày phun hoá chất trừ sâu
83% nông dân ngộ độc có nhiều triệu chứng với thuốc trừ sâu
Mệt mỏi, nổi mẩn ngứa da, khó thở, nôn mửa, tiêu chảy là các triệu chứng phổ biến
1.1.2 Các bệnh truyền nhiễm từ động vật
Ngành chăn nuôi là một trong những hoạt động chính của nền nông nghiệp, cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội Song song với lợi ích mà
nó mang tới thì nguy cơ lây truyền các bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe con người cũng được phát hiện trong chăn nuôi Mật độ chăn nuôi cao trong điều kiện vệ sinh kém tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển và lây lan của các tác nhân gây bệnh Việc sử dụng kháng sinh và hóa chất trong chăn nuôi cũng đóng góp vào việc tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc, làm gia tăng khó khăn trong việc tìm ra bệnh và điều trị nó [4]
Một trong những phương thức lây truyền bệnh chính từ vật nuôi sang người là qua tiếp xúc trực tiếp Điều này có thể xảy ra thông qua tiếp xúc vật lý với động vật bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với chất dịch hoặc mô cơ thể của chúng Ngoài ra, việc tiêu thụ các sản phẩm động vật
Trang 5bị ô nhiễm như sữa chưa tiệt trùng hoặc thịt nấu chưa chín cũng có thể dẫn đến lây truyền bệnh.[5] [6] Các bệnh truyền nhiễm lây truyền từ vật nuôi gây ra hậu quả đáng kể cho sức khỏe con người
1.1.3 Ảnh hưởng của phụ phẩm nông nghiệp
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu cơ bản về ăn uống cho con người, bên cạnh đó cùng với các sản phẩm chính được thu hoạch, một lượng lớn các phụ phẩm cũng được tạo ra trong quá trình này Phụ phẩm nông nghiệp là những bộ phận của cây trồng không được sử dụng cho mục đích chính là sản xuất thực phẩm Thực tế là, tiếp xúc với phụ phẩm nông nghiệp có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho con người Vào năm 2022, có khoảng 90 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp được sản xuất sau chu kỳ thu hoạch, chiếm đáng kể 56,7% tổng sản lượng của ngành nông nghiệp [7]
Một phần phụ phẩm nông nghiệp được tái chế trong khi phần còn lại được thải ra, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người qua tiếp xúc với da Rơm rạ, lá cây và bã mía có thể chứa nhiều loại vi khuẩn và hóa chất không tốt cho da Khi tiếp xúc trực tiếp với chúng, da có thể bị kích ứng, gây ra cảm giác ngứa, nổi mẩn đỏ và có thể gây ra các dị ứng nghiêm trọng hơn
Bên cạnh đó, nguy cơ các bệnh về đường hô hấp khi tiếp xúc với phụ phẩm nông nghiệp cũng đáng được quan tâm Việc đốt các phụ phẩm nông nghiệp sẽ gây ra các khí độc hại như CO2, bụi mịn…Bụi từ phụ phẩm nông nghiệp có thể chứa nhiều hóa chất và vi khuẩn có hại cho đường hô hấp Khi hít phải, chúng có thể gây ra các vấn đề như ho, hen suyễn, viêm phổi và gây ra những cơn khó thở nghiêm trọng
1.2 Tác động gián tiếp
1.2.1 Ô nhiễm đất và nguồn nước
1.2.1.1 Ô nhiễm do trồng trọt
Sự phát triển của trồng trọt cũng đã dẫn đến sự ô nhiễm môi trường do việc lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hoặc phân bón hoá học, thuốc trừ sâu lên diện tích sản xuất nông nghiệp [8] Việc phun hoặc bón các loại thuốc hoá học này có thể gây ức chế hoặc tiêu diệt một
số vi khuẩn có lợi trong đất như vi khuẩn cố định nitrogen hoặc vi khuẩn Streptococcus [9] Trên
thực tế, nhiều loại thuốc trừ sâu giữ tác dụng lâu dài trong đất dẫn đến tác động tiêu cực lâu dài lên chất lượng đất và các sinh vật trong đất Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đất nông nghiệp ở Ai Cập vẫn còn sót lại tàn dư của thuốc trừ sâu được sử dụng từ 20 năm trước [9] Ngoài ra, việc sử dụng các hoá chất này còn làm gia tăng một lượng lớn kim loại nặng vào trong đất [9]
Trang 6Đất nông nghiệp bị ô nhiễm mang một dư lượng lớn thuốc hoá học và kim loại nặng, dẫn đến việc cây trồng hấp thụ và chứa đựng một lượng lớn chất độc Con người thông qua việc tiêu thụ các loại thực phẩm này sẽ đưa chúng vào cơ thể, gây ra nhiều rối loạn khác nhau trong
sự phát triển như tổn thương thận, rối loạn thần kinh và thậm chí gây ung thư.[10]
Cũng chính bởi vì việc lạm dụng chất hoá học trong sản xuất nông nghiệp, dư lượng của chúng không những gây ô nhiễm đất mà còn ảnh hưởng đến nguồn nước Thuốc trừ sâu và phân bón hoá học có thể xâm nhập vào nguồn nước, không chỉ là nguồn nước mặt bị ảnh hưởng
mà kể cả các mạch nước ngầm nằm sâu trong lòng đất cũng hoàn toàn có thể bị ô nhiễm Nguồn nước ô nhiễm được sử dụng làm nước uống và nước sinh hoạt của con người có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe về da, đường tiêu hoá hoặc một số bệnh nghiêm trọng khác trên cơ thể người đặc biệt là ở trẻ em Tại Hoa Kỳ, ít nhất có 1 loại thuốc trừ sâu được tìm thấy trong 94% mẫu nước và hơn 90% mẫu cá lấy từ các dòng suối trên toàn quốc và trong gần 60% mẫu giếng nông [12]
Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng được tích tụ trong đất là hiện tượng xảy ra phổ biến khi lượng phân bón bị dư thừa Lượng dinh dưỡng khoáng này có thể theo mạch nước ngầm và được đưa đến các thuỷ vực gần đó như ao, hồ, sông, suối… gây ra phú dưỡng hóa làm xuất hiện hiện tượng tảo nở hoa (HABs) Tùy thuộc vào loài tảo mà hiện tượng tảo nở hoa có thể gây ra
nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng khác nhau lên sức khoẻ (Bảng 2) [11]
Bảng 2: Một số loại tảo nở hoa và tác động của nó đến sức khoẻ con người.
nước
Alexandrium
sp
Nước mặn
Đỏ hoặc nâu
Saxitoxins Tiêu hóa (buồn nôn, nôn) và thần kinh
(cảm giác nổi, nhức đầu hoặc yếu cơ)
Cyanobacteria Nước
ngọt
Xanh
Cylindrosper-mopsin
Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, đau hoặc suy gan cấp tính
Gambierdiscus Mặn Cam Ciguatoxins Buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc đau dạ dày
Nguồn: Algal Blooms (n.d.-c) National Institute of Environmental Health Sciences
1.2.1.2 Ô nhiễm do chăn nuôi
Trang 7Nông nghiệp chăn nuôi là nhân tố hàng đầu gây ô nhiễm cho sông, hồ và hồ chứa bởi
nó đã đưa ra môi trường một lượng lớn các chất thải bao gồm chất thải sinh vật và chất thải chăn nuôi [12] Trong chất thải chăn nuôi có chứa một lượng lớn các chất độc hại, những chất này len lỏi vào trong đất và có thể được đưa ra đến các nguồn nước, từ đó mà làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người Nước thải nông nghiệp có chứa khoảng 400 - 800 mg/l amoni [13], trong khi lượng nitrogen tiêu chuẩn trong nước được quy định là 150 - 300 mg/l (theo QCVN 14-2015/BTNMT) Lượng lớn nitrogen có trong nước và đất có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng lên trẻ em và như hội chứng “trẻ xanh" hoặc gây tử vong Đồng thời, lượng nitrat cao cũng liên quan đến việc ung thư dạ dày và thực quản ở người Ngoài ra, một trong những hậu quả đáng kể của ô nhiễm do chăn nuôi đó chính là hiện trạng tảo nở hoa mà chúng ta đã được đề cập [14]
Chất thải chăn nuôi còn chứa nhiều loại vi sinh vật như virus, vi khuẩn gây hại cho sức khỏe con người Chúng không những có thể lây nhiễm trực tiếp qua tiếp xúc mà còn có thể thông qua việc tiêu thụ thực phẩm hoặc qua nguồn nước Một số bệnh truyền nhiễm và hậu quả của nó
do chất thải chăn nuôi được thể hiện ở Bảng 3 dưới đây:
Bảng 3: Một số bệnh do nước thải chăn nuôi
người bệnh
Số người chết
Nguồn gốc bệnh
Walkerton,
Ontario,
Canada
2000 E coli
O157:H7
Campylobacter
2300 7 Nước uống bị ô nhiễm do mưa lớn
khiến phân gia súc xâm nhập vào nguồn nước ngầm
Washington
Co, NY
1999 E coli
O157:H7
781 2 Giếng nông được sử dụng để chuẩn
bị đồ uống tại khu hội chợ bị ô nhiễm bởi hệ thống thoát nước từ chứa phân
Springfield,
IL
1998 Leptospira 98 0 Vận động viên bơi lội ba môn phối
hợp tiếp xúc với phân gia súc trôi xuống hồ khi mưa lớn
Trang 8Nguồn: LPELC webcast series Outbreaks or illnesses due to livestock manure - case studies by
Sheridan K Hoack, Nov 17, 2006
1.2.2 Ô nhiễm không khí
Nông nghiệp là một trong những tác nhân chính gây ra ô nhiễm không khí trên toàn thế giới Trên thực tế, sản xuất lương thực là nguyên nhân cho 1/4 lượng khí thải nhà kính trên thế giới [15] trong đó tác động lớn nhất đến ô nhiễm không khí là lượng khí thải amoniac và methane vào môi trường Phần lớn lượng khí thải này là đến từ chất thải gia súc và hóa chất trong quá trình sản chăn nuôi truyền thống, sản xuất nông nghiệp
Các chất ô nhiễm không tự biến mất mà vẫn tồn tại trong môi trường và khi trồng trọt, chăn nuôi chúng xâm nhập vào các sản phẩm nông nghiệp Theo FAO thì có tới 21% lượng khí thải thực phẩm đến từ sản xuất cây trồng cho con người tiêu thụ trực tiếp và 6% đến từ sản xuất thức ăn chăn nuôi [1] Chúng là lượng phát thải trực tiếp do sản xuất nông nghiệp bao gồm các yếu tố như giải phóng oxit nitơ từ việc sử dụng phân bón, khí thải methane từ sản xuất lúa gạo cùng với đó là chuỗi cung ứng chiếm 18% lượng khí thải thực phẩm [1] Các chất gây ô nhiễm không khí tích lũy trong chuỗi thức ăn có thể gây ngộ độc và các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp cho người tiêu dùng Điều này dẫn tới chất lượng các sản phẩm đến
từ nông nghiệp sẽ không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng khiến con người gặp phải các vấn đề về sức khỏe, thường không thể nhận ra ngay như ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống miễn dịch, tỷ lệ người mắc bệnh về hô hấp, ung thư trầm trọng hơn, các bệnh hen suyễn, ung thư phổi tăng lên Đáng chú ý là trẻ em luôn cần đủ vitamin và chất dinh dưỡng để phát triển, nếu thiếu sẽ dẫn tới
sự phát triển trí tuệ kém, tăng tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng, dị ứng
2 Một số giải pháp
Nền nông nghiệp đóng vai trò trụ cột trong sự phát triển của mỗi quốc gia, đảm bảo
an ninh lương thực, cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho các ngành công nghiệp khác và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Tuy nhiên, nền công nghiệp hiện đại mang đến nhiều tiềm ẩn về sức khỏe con người nếu như không được thực hiện một cách bền vững và có trách nhiệm Do đó, nhà nước cần có những giải pháp để khắc phục những tác động tiêu cực trực tiếp cũng như gián tiếp đối với sức khỏe con người
Xây dựng hệ thống canh tác bền vững là giải pháp đang được quan tâm nhất hiện nay,
nó mang đến nhiều lợi ích về mặt lâu dài, giải quyết được hầu hết những tác động tiêu cực của nền sản xuất nông nghiệp đối với sức khỏe con người Sản phẩm an toàn, bảo vệ môi trường,
Trang 9phát triển kinh tế bền vững, gia tăng sức khỏe cộng đồng đều là những lợi ích mà giải pháp này mang lại Kết hợp giáo dục, nâng cao nhận thức và áp dụng khoa học kỹ thuật mang lại hiệu quả thiết thực trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất nông nghiệp
Ngoài ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của sản xuất nông nghiệp đối với sức khỏe con người Mỗi cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp cần nâng cao ý thức trách nhiệm, chung tay góp sức để xây dựng một nền nông nghiệp an toàn, bền vững, vì lợi ích lâu dài của cộng đồng
III Phần kết
Có thể khẳng định, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò thiết yếu trong đời sống con người, tuy nhiên, hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe con người nếu không được quản lý chặt chẽ nên cần có những biện pháp đồng bộ để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của nó đến sức khỏe con người và môi trường Phát triển nông nghiệp bền vững là giải pháp thiết yếu để đảm bảo sức khỏe con người và bảo vệ môi trường cho thế hệ tương lai
IV Nguồn tham khảo
[1] Home | Food and Agriculture Organization of the United Nations (n.d.) FAOHome
https://www.fao.org/home/en
[2] DSpace (n.d.)
https://openknowledge.fao.org/bitstreams/58971ed8-c831-4ee6-ab0a-e47ea66a7e6a/download
[3] Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình & Môi trường trong Phát triển (CGFED) (n.d.)
http://cgfed.org.vn/thuc-trang-su-dung-va-phoi-nhiem-hoa-chat-tru-sau-tai-cong-dong-ket-qua-moi-nhat-tu-nghien-cuu-cpam-2022/
[4] Cảnh báo diễn biến phức tạp các loại dịch bệnh lây từ động vật sang người (n.d.)
https://hcdc.vn/canh-bao-dien-bien-phuc-tap-cac-loai-dich-benh-lay-tu-dong-vat-sang-nguoi-z4tscA.html
[5] Fong, I W (2017) Animals and Mechanisms of Disease Transmission In Springer eBooks
(pp 15–38) https://doi.org/10.1007/978-3-319-50890-0_2
[6] Thumbi, et al (2015) Linking Human Health and Livestock Health: A “One-Health”
Platform for Integrated Analysis of Human Health, Livestock Health, and Economic Welfare in
Trang 10Livestock Dependent Communities PloS One, 10(3), e0120761
https://doi.org/10.1371/journal.pone.0120761
[7] Hiền, N (2022, July 12) ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG TRỒNG TRỌT LÊN MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM CÔNG TY CP KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN QCVN VIỆT NAM
https://qcvn.com.vn/anh-huong-cua-hoat-dong-trong-trot-len-moi-truong-tai-viet-nam/
[8] Li, G., & Xing, J (2020) The present situation of soil pollution in agricultural production
and the Countermeasures IOP Conference Series Earth and Environmental Science, 512(1),
012032 https://doi.org/10.1088/1755-1315/512/1/012032
[9] Al-Taai, S H H (2021) Soil Pollution - Causes and Effects IOP Conference Series Earth and Environmental Science, 790(1), 012009 https://doi.org/10.1088/1755-1315/790/1/012009
[10] Soil pollution and health (n.d.) European Environment Agency
https://www.eea.europa.eu/publications/zero-pollution/health/soil-pollution
[11] Algal Blooms (n.d.-c) National Institute of Environmental Health Sciences
https://www.niehs.nih.gov/health/topics/agents/algal-blooms#:~:text=What%20are%20the%20health%20effects,cause%20paralysis%20and%20even
%20death
[12] Agricultural Contaminants | U.S Geological Survey (2019, March 2)
https://www.usgs.gov/mission-areas/water-resources/science/agricultural-contaminants
[13] Bio (2023, February 6) Chỉ tiêu Nitơ trong nước thải & Cách xử lý Nitơ hiệu quả
Biogency
https://biogency.com.vn/chi-tieu-nito-trong-nuoc-thai-cach-xu-ly-hieu-qua/#:~:text=N%C6%B0%E1%BB%9Bc%20th%E1%BA%A3i%20ch%E1%BA%BF%20bi%E 1%BA%BFn%20th%E1%BB%A7y,400%20%E2%80%93%20800%20mg%2Fl
[14] Barwick, Emily Moran "The Public Health Crisis of Animal Waste – Our Global Poo Problem." Bite Size Vegan, May 4, 2022 https://bitesizevegan.org/the-public-health-crisis-of-
animal-waste-our-global-poo-problem/?gad_source=1&gclid=CjwKCAjw65-
zBhBkEiwAjrqRMFdkIMDT2uQAxDLq-LnzV12Zzb1ZeagHLFZLAfFKVQd9bfhQRjyalBoCGRIQAvD_BwE
[15] Agriculture and Air Pollution: how are they related? (n.d.-b).
https://www.clarity.io/blog/the-two-way-relationship-between-agriculture-and-air-pollution