ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA BÀI TẬP LỚN MÔN SINH THÁI HỌC ĐỀ TÀI 4 THỰC VẬT NGOẠI LAI Ở VIỆT NAM VÀ TÁC HẠI CỦA CHÚNG TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ SỨC KHỎE
THỰC VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI Ở VIỆT NAM
Khái niệm thực vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam
Theo Luật Đa dạng sinh học được ban hành vào năm 2008, TVNL xâm hại là những loài thực vật được du nhập từ một khu vực địa lý khác vào môi trường mới,chúng lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài thực vật bản địa, làm mất cân bằng hệ sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển.
Tiêu chí xác định thực vật ngoại lai theo pháp luật Việt Nam quy định
Các tiêu chí để xác định đâu là TVNL được quy định tại Thông tư 35/2018/TT – BTNMT như sau:
Thứ nhất, đang lấn chiếm nơi sinh sống, cạnh tranh thức ăn hoặc gây hại đối với các sinh vật bản địa, phát tán mạnh hoặc gây mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển ở Việt Nam;
Thứ hai, được đánh giá là có nguy cơ xâm hại cao đối với đa dạng sinh học và được ghi nhận là xâm hại ở khu vực có khí hậu tương đồng với Việt Nam hoặc qua khảo nghiệm, thử nghiệm có biểu hiện xâm hại.
Cách thức xâm nhập của thực vật ngoại lai
TVNL du nhập nước ta theo hai cách đó là có chủ đích và không có chủ đích.
Về du nhập có chủ đích, do con người chủ động mang đến nơi mới (cây trồng làm cảnh, làm nguyên liệu trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, nghiên cứu hoặc phát triển kinh tế)
Về du nhập không có chủ đích, bao gồm ba nguyên nhân:
Thứ nhất, TVNL có thể theo chân hàng hóa, phương tiện vận chuyển, hoặc qua các hoạt động du lịch và thương mại quốc tế.
Thứ hai, hạt giống hoặc các bộ phận của cây có thể được phát tán qua gió, nước,động vật hoặc các hiện tượng tự nhiên khác.
Thứ ba, do hoạt động của con người như xây dựng, khai thác tài nguyên và thay đổi sử dụng đất có thể tạo điều kiện cho TVNL xâm nhập.
Sự khác nhau giữa Thông tư liên tịch 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT và Thông tư 35/2018/TT-BTNMT
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại a) Đang lấn chiếm nơi sinh sống, cạnh tranh thức ăn hoặc gây hại đối với các sinh vật bản địa, phát tán mạnh hoặc gây mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển ở Việt Nam; b) Được đánh giá là có nguy cơ xâm hại cao đối với đa dạng sinh học và được ghi nhận là xâm hại ở khu vực có khí hậu tương đồng với Việt Nam hoặc qua khảo nghiệm, thử nghiệm có biểu hiện xâm hại. a) Đã tự thiết lập quần thể trong tự nhiên, đang lấn chiếm nơi sinh sống, cạnh tranh thức ăn và gây hại đối với các sinh vật bản địa, có khả năng phát tán mạnh; có xu hướng hoặc đang gây mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện ở Việt Nam; b) Qua khảo nghiệm, thử nghiệm thể hiện có xâm hại.
Tiêu chí xác định loài ngoại a) Có khả năng phát triển và lan rộng nhanh, có biểu a) Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại đã xuất hiện ở Việt Nam đáp lai có nguy cơ xâm hại hiện cạnh tranh thức ăn, môi trường sống và có khả năng gây hại đến các loài sinh vật bản địa của Việt Nam; b) Được ghi nhận là xâm hại tại khu vực có khí hậu tương đồng với Việt Nam; c) Được đánh giá là có nguy cơ xâm hại cao đối với đa dạng sinh học của Việt Nam. ứng một trong các tiêu chí sau: chưa tự thiết lập được quần thể trong tự nhiên, có xu hướng lấn chiếm nơi sinh sống, cạnh tranh thức ăn, gây hại đối với loài bản địa; hoặc qua khảo nghiệm, thử nghiệm, điều tra, đánh giá thấy biểu hiện nguy cơ xâm hại; b) Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại chưa xuất hiện ở Việt Nam đáp ứng các tiêu chí sau: loài chưa du nhập vào Việt Nam; đã được ghi nhận xâm hại từ hai quốc gia trở lên có điều kiện sinh thái tương tự với Việt Nam.
Thông tư liên tịch 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT tập trung vào khả năng tự thiết lập quần thể, lấn chiếm nơi sinh sống, cạnh tranh thức ăn và gây hại đối với sinh vật bản địa, khả năng phát tán mạnh và gây mất cân bằng sinh thái Còn Thông tư 35/2018/TT-BTNMT bổ sung thêm tiêu chí về nguy cơ xâm hại cao đối với đa dạng sinh học và ghi nhận xâm hại ở khu vực có khí hậu tương đồng với Việt Nam Qua đó giúp xác định các loài động TVNL một cách rõ ràng và chính xác hơn.
Thông tư liên tịch 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT xác định có 7 loàiTVNL (bèo tây, cây ngũ sắc, cỏ lào, cây lược vàng, cúc liên chi, trinh nữ móc và cây mai dương) nhưng đến khi ban hành Thông tư 35/2018/TT-BTNMT xác định lại còn 6 loài, loại bỏ cây lược vàng khỏi danh mục Cây lược vàng có nguồn gốc ban đầu là ởMexico, sau đó phát triển và di thực đến Nga, miền tây Ấn Độ, Việt Nam và một số khu vực ở Mỹ Lúc đầu do thấy sự phát triển nhanh, lan rộng nên được liệt kê vào danh mục Nhưng sau khi bổ sung thêm tiêu chí mới nên cây lược vàng không còn trong danh mục nữa do tuy phát triển nhanh nhưng không làm ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học, cây còn là một loại dược liệu quý với tác dụng trong việc thanh nhiệt, giải độc, hóa đờm, cầm máu, tiêu viêm Ngoài ra, còn có tác dụng trong điều trị viêm loét dạ dày và viêm đại tràng Chính vì là loại dược liệu quý nên được trồng khắp nơi trên cả nước.
Các cây ngoại lai xâm hại ở Việt Nam
Cây bèo tây có tên khoa học là Pontederia crassipes, còn được biết đến với các tên gọi khác như bèo lục bình hay bèo Nhật Bản Là một loài thực vật thủy sinh hay sống nổi trên bề mặt nước của ao, hồ, sông…
Hình 1 Bèo tây phủ kín con sông Nghệ An Đặc điểm nhận dạng: Cây bèo tây mọc cao khoảng 30cm với dạng lá hình tròn,màu xanh lục, láng và nhẵn mặt, gân lá hình cung dài, hẹp, lá cuốn vào nhau như những cánh hoa, ruột xốp giúp cho bèo nhẹ nên có thể nổi trên mặt nước.
Hình 2 Bèo tây và hoa bèo tây Đặc điểm sinh sản: Cây bèo tây thường cho hoa nở đồng loạt vào tháng 5, thường là thời điểm chuyển giao vào mùa hè và phát triển rất mạnh, lục bình có khả năng sinh sản nhanh với cả hai hình thức vô tính (từ cành, rễ), hữu tính (từ hoa) Một cây hoa lục bình có khoảng 60.000 hạt để có thể phát triển thành cây với số lượng tương đương số hạt, một cây mẹ có thể đẻ nhánh tạo cây con, tăng số cá thể gấp đôi mỗi 2 tuần. b Nguồn gốc và phát triển
Cây bèo tây có xuất phát từ châu Nam Mỹ du nhập vào Việt Nam đầu thế kỉ XX
(1905) Vì là một loài cây dễ sống và dễ phát triển, chỉ cần trong môi trường nước thích hợp thì bèo tây sẽ sinh sôi rất nhanh và trở thành vấn nạn cho người dân sống dựa vào ao, hồ và kênh rạch tại Việt Nam Hiện nay, dễ dàng bắt gặp nhiều quần thể bèo tây lớn làm nghẽn ao hồ, kênh rạch ảnh hưởng đến môi trường sống của các động vật thủy sinh sống bên dưới (do hạn chế oxy và ánh sáng mặt trời đi vào trong nước).Bên cạnh đó nó còn làm tắc nghẽn giao thông đường thủy, ảnh hưởng chế độ dòng chảy của sông, suối.
Hình 3 Vớt bèo tây ở khúc cua Gò Nổi trên sông Vàm Cỏ Đông
Mặc dù có nhiều ảnh hưởng đến động vật thủy sinh nhưng cây bèo tây có khả năng hấp thụ các kim loại nặng (như chì, thủy ngân, strontium có trong nước) nên được xem như là một trong những cách xử lý nguồn nước ô nhiễm sẵn có trong tự nhiên. c Tác hại
Tác hại chính của cây bèo tây chính là làm cản trở giao thông đường thủy, ảnh hưởng đến động vật thủy sinh và các hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân Khi cây bèo tây chết đi sẽ gây ra hiện tượng “chết thối” gây ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến môi trường sống cho các loài thủy sản, nhất là các ao nuôi cá Ngoài ra,những mảng bèo dày đặc có thể làm tắc dòng chảy, gây ngập lụt, làm hư hại đến sản xuất nông nghiệp Vào mùa lũ, cây bèo tây cản trở dòng thoát nước gây ngập úng và thoát nước Để giải quyết vấn nạn này thì nhiều người dân đã sử dụng thuốc trừ cỏ để diệt bèo nhưng càng làm môi trường thêm ô nhiễm hơn.
Hình 4 Bèo tây xâm hại khu vực nuôi trồng thủy sản (Thạch Hà – Hà Tĩnh) d Biện pháp phòng trừ Để tiêu diệt triệt để cây lục bình thì nhiều nhà nông ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đã sử dụng các loại thuốc diệt cỏ, cách thức này nhanh và hiệu quả trong việc loại trừ cây nhưng lại đem đến những hệ lụy liên quan đến ô nhiễm nguồn nước do hóa chất Nguồn nước sau khi phun thuốc có màu đen, hôi thối chưa kể thuốc có thể gây chết các loài cá bên dưới càng gây thêm ô nhiễm nguồn nước Bên cạnh đó còn có cách vận động người dân đem thuyền, xuồng, vỏ lái để vớt lục bình nhưng cách này rất tốn thời gian và nhân lực, không đem lại hiệu quả cao.
Một cách khác mang tính hiện đại và không ảnh hưởng đến môi trường đó là nuôi bọ diệt lục bình Hai loại bọ thuộc loài Neochetina (bọ cánh cứng lục bình) làNeochetina eichhorniae và Neochetina bruchi rất thích ăn chồi non và hoa của lục bình Bọ có đặc điểm chỉ gây hại trên lục bình, không gây hại trên sinh vật khác nên đảm bảo tính an toàn sinh học Bọ bên ngoài tự nhiên có số lượng rất ít nên cần phải nuôi trong môi trường thích hợp Để đạt hiệu quả cao hơn, cần phóng thích bọ ở khu vực nước tĩnh, có bóng mát và bọ cần được thả bổ sung để duy trì mật độ bị suy giảm theo thời gian Theo nghiên cứu của TS Lê Khắc Hoàng tại kênh Tham Lương thì với diện tích 20.000 m 2 , che phủ bởi lục bình mật độ trên 52 cây/m 2 Kết quả, sau 6 tháng,khoảng 60% lục bình bị bọ ăn, trả lại mặt nước thông thoáng.
1.5.2 Cây ngũ sắc a Giới thiệu
Cây ngũ sắc có tên khoa học là Lantana camara, còn được biết đến với tên cây bông ổi, trâm ổi, tứ thời hay tứ quý Là một loại thực vật thuộc họ cỏ roi ngựa
(Verbenaceae), chủ yếu của các loài thực vật nhiệt đới với các dạng hoa đầu, hoa cụm với các hoa nhỏ. Đặc điểm nhận dạng: cây ngũ sắc là loài cây nhỏ, nhiều cành ngang, có lông và gai ngắn quặp về phía dưới Lá hình bầu dục, nhọn, mặt lá xù xì, mép lá có răng cưa;mặt trên có lông ngắn cứng, mặt dưới lông mềm hơn; Hoa không cuống, nhiều giống màu trắng, vàng, vàng cam, tím hay đỏ mọc thành bông dạng hình cầu; hoa có lá bắc hình mũi giáo. Đặc điểm sinh sản: Cây ngũ sắc phát tán bằng hạt giống nhờ các loại chim mang đi và một khi đến một khu vực nào đó, chúng dễ mọc và phát triển rất nhanh chóng. Ngũ sắc có thể sinh sôi đến mức mà người ta khó diệt được hoàn toàn.
Hình 7 Vườn hoa ngũ sắc (bông ổi) b Nguồn gốc và phát triển
Cây ngũ sắc (hay cây bông ổi) có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Mỹ sau đó được du nhập phổ biến ở các nước nhiệt đới (trong đó có Việt Nam) trở thành TVNL.Thường được trồng làm cảnh hoặc mọc dại Tại Việt Nam hiện nay, do tính chất của cây rất dễ trồng, ít sâu bệnh và có thể tạo được nhiều kiểu dáng bonsai đẹp nên thường được nhiều người dân chọn để trồng làm cảnh và bán để kiếm thu nhập nhất là vào những dịp lễ Tết Tuy nhiên hành vi này được xem là phạm pháp vì theo luật đa dạng sinh học được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực từ ngày 01-7-2009, Điều 7 của Luật này về “Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học” ở Khoản 7 có hành vi bị nghiêm cấm là “Nhập khẩu, phát triển loài ngoại lai xâm hại”.
Hình 8 Những chậu cây ngũ sắc cảnh của người dân Gia Lai c Tác hại
Cây ngũ sắc, dễ mọc và dễ phát triển nhanh chóng thành bụi lớn và rất khó tiêu diệt (có khả năng tái sinh từ các hạt mạnh mẽ mặc dù được cho qua lửa nóng nhất). Ảnh hưởng đến các yếu tố như nhiệt độ, pH, chất dinh dưỡng sẵn có, năng suất và số lượng của một số loài cây khác có trong khu vực bằng cơ chế tác động cảm nhiễm qua lại (allelopathic là một hiện tượng sinh học trong đó một sinh vật sản xuất một hoặc nhiều chất sinh hóa có ảnh hưởng đến sự nảy mầm, phát triển, tồn tại và sinh sản của các sinh vật khác Những chất sinh hóa này được gọi là hóa chất cảm nhiễm và có thể có lợi (cảm nhiễm qua lại tích cực) hoặc ảnh hưởng có hại (cảm nhiễm qua lại tiêu cực) đến các sinh vật và cộng đồng mục tiêu) Cây ngũ sắc làm suy giảm sức sống của thực vật bản địa, hạn chế sức sinh sản của loài bản địa Do đó, khi xâm lấn tới một vùng nào đó, cây ngũ sắc làm suy giảm tính đa dạng sinh học của khu hệ sinh vật bản địa, dẫn đến sự tuyệt chủng loài bản địa. d Biện pháp phòng trừ
Cách phổ biến hiện nay người dân Việt Nam vẫn sử dụng thuốc diệt cỏ để tiêu diệt cây nhưng điều này đem lại những ảnh hưởng tiêu cực đến với môi trường Tại công viên quốc gia Bandipur tại Ấn Độ, người ta đã phát hiện ra một loại bọ có tên khoa học là Teleonemia scrupulosa stal (hay còn được gọi là bọ ren lantana) có khả năng tấn công mạnh mẽ lên những cây ngũ sắc làm chúng khô héo và giết chết cây một cách nhanh chóng Tuy nhiên những nhà nghiên cứu vẫn chưa áp dụng loại bọ này một cách triệt để mà chưa quan sát tác động của nó đến các loài thực vật khác.
Hình 9 Loài bọ ren lantana
Cây cỏ lào có tên khoa học là Chromolaena odorata, tại Việt Nam người ta hay thường gọi nó với một tên vài tên khác như lốp bốp, bớp bớp, cỏ hôi, cỏ Việt Minh… Đặc điểm nhận dạng: Cỏ lào là một loài cây bụi, có nhiều thân chính và tỏa nhiều nhánh hoặc thân ở gần gốc, tạo thành các tầng Cỏ lào thường mọc ở những nơi bãi hoang, thảo nguyên, bìa rừng, ở tuổi trưởng thành, cây thường cao từ 0,5m – 1,5m, tuổi thọ của cây khoảng từ 1 – 2,5 năm Loài cỏ lào này ưa sáng, mọc được trên nhiều loại đất, chịu đựng tốt trong điều kiện khí hậu hanh khô. Đặc điểm sinh sản: cây cỏ lào sinh sản nhờ các hạt bay trong gió hoặc nhờ các loài chim mang đi tới những chỗ khác, phát triển nhanh vào mùa mưa.
Hình 10 Cây cỏ lào b Nguồn gốc và phát triển
Cây cỏ lào là loài thực vật nhiệt đới có xuất xứ bản địa từ vùng Caribe và Bắc
Mỹ Cỏ lào đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu nhưng được mọi người quan tâm nhiều từ đầu thế kỉ XX Tại Việt Nam, cỏ lào thường được gặp ở nhiều nơi bao gồm cả các tỉnh đồng bằng, trung du và vùng núi thấp Người dân thường dùng cây cỏ lào để làm các bài thuốc cổ truyền như sát trùng, cầm máu, kháng viêm, chống tụ mủ, phòng độc. Trong các nghiên cứu về dược tính của loài cây này, người ta phát hiện chúng có khả năng chữa sốt rét, chống viêm, cầm máu, chống oxy hóa, hạ sốt và chống co thắt, chống giun sán, chữa lành vết thương, phòng độc, lợi tiểu, kháng khuẩn.
ẢNH HƯỞNG CỦA THỰC VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI ẢNH HƯỚNG ĐẾN NÔNG NGHIỆP VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Ảnh hưởng đến nền nông nghiệp
2.1.1 Cạnh tranh về nguồn dinh dưỡng và nơi sinh sống với cây trồng bản địa
Trong hệ sinh thái, mỗi loài thực vật đều có vị trí và vai trò riêng Tuy nhiên, sự xâm nhập của các loài TVNL đã và đang gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng, đặc biệt là trong việc cạnh tranh với cây trồng bản địa Như vậy, TVNL không chỉ gây khó khăn cho cây trồng bản địa trong việc tiếp cận tài nguyên mà còn làm thay đổi môi trường sống tự nhiên, gây suy giảm năng suất nông nghiệp và ảnh hưởng đến tính bền vững của nền sản xuất.
Cây trinh nữ thân gỗ, còn được gọi là cây trinh nữ nhọn, cây mắt mèo, cây xấu hổ hay cây mai dương, là một loài TVNL có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Nam Mỹ(Lewin và Elias, 1981) Loài cây này nổi bật với khả năng sinh trưởng và phát tán nhanh chóng, khiến nó trở thành một trong những loài cỏ dại nguy hiểm hàng đầu trên thế giới, đứng thứ ba trong danh sách các loài gây hại nghiêm trọng nhất toàn cầu, đặc biệt là ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới
Hình 15 Cây mai dương xâm lấn đất hoang ở Lâm Đồng
Tại Việt Nam, cây trinh nữ thân gỗ phát triển mạnh mẽ và đã xuất hiện rộng rãi trên toàn quốc Nó đặc biệt phổ biến ở các vùng bán ngập thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long và các lòng hồ thủy điện như Trị An, Thác Bà, Hòa Bình, nơi nó hình thành các vành đai dày đặc và trở thành một loại cỏ dại rất khó kiểm soát Sự xâm lấn của cây này gây ra nhiều vấn đề cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường Mặc dù đã có nhiều thông tin truyền thông về vấn đề này, vẫn chưa tìm ra phương án hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của cây trinh nữ thân gỗ Ở khu vực sông
La Ngà (Đồng Nai), nông dân phải chi khoảng 1.800.000 đồng/ha để xử lý cây trinh nữ thân gỗ trong mỗi vụ mùa, trong khi các công trình xây dựng thường dùng cát để san lấp mặt bằng, dẫn đến việc cây mai dương mọc lại ngay sau đó, gây khó khăn trong thi công và làm tăng chi phí phòng trừ.
Bèo lục bình, hay còn gọi là bèo Tây, được đưa vào Việt Nam từ Nhật Bản vào năm 1902 với mục đích làm cảnh Dưới điều kiện thuận lợi, loài này có thể mở rộng diện tích nhanh chóng, gấp đôi trong khoảng mười ngày và hiện đã lan rộng khắp các thủy vực nước ngọt ở Việt Nam Bèo lục bình làm che phủ mặt nước, gây thối mục và giảm lượng oxy hòa tan, dẫn đến cái chết của cá và các loài thủy sinh khác Nó cũng tạo ra các vấn đề kinh tế nghiêm trọng, như cản trở giao thông đường thủy, làm chậm dòng chảy, giảm khả năng phát điện và sức tưới tiêu, đồng thời gia tăng chi phí bảo trì cho các hồ chứa.
Hình 1612 Bèo tây sinh sôi mạnh ở đồng ruộng
Cỏ lào, cúc liên chi, cây ngũ sắc (bông ổi), trinh nữ móc (xấu hổ) và bìm bôi hoa vàng đều là những loài thực vật xâm lấn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái bản địa, đặc biệt là cạnh tranh về nguồn dinh dưỡng và không gian sinh sống với cây trồng bản địa Những loài cây này có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh hơn nhiều so với cây bản địa, nhờ vào hệ rễ mạnh mẽ và khả năng thích nghi cao với môi trường mới Điều này khiến cho chúng có thể hấp thụ nhanh chóng các chất dinh dưỡng trong đất, khiến nguồn dinh dưỡng sẵn có bị suy giảm đáng kể Khi đất bị cạn kiệt dưỡng chất, các cây trồng bản địa, vốn phụ thuộc vào một lượng dưỡng chất ổn định, trở nên yếu đi và khó có thể duy trì sự phát triển bình thường Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với các loài cây trồng kinh tế hoặc cây có giá trị bảo tồn cao, vì chúng dễ bị suy yếu trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các loài cây xâm lấn này.
Không chỉ cạnh tranh về dinh dưỡng, những loài xâm lấn này còn tranh giành không gian sinh sống với các loài bản địa Cỏ lào, cúc liên chi, bông ổi và các loài khác có khả năng lan rộng rất nhanh thông qua sự phân tán hạt giống mạnh mẽ và khả năng sinh sản nhanh Chúng nhanh chóng phủ kín mặt đất, ngăn chặn sự tiếp cận ánh sáng của các loài cây bản địa Việc thiếu ánh sáng, cùng với sự cạnh tranh về nước và dinh dưỡng, khiến cây bản địa bị chèn ép, không thể phát triển tốt hoặc thậm chí bị loại bỏ hoàn toàn khỏi khu vực
2.1.2 Giảm đa dạng sinh học của hệ thực vật bản địa và tác động tiêu cực lên chuỗi thức ăn tự nhiên
Sự xâm lấn của TVNL gây ra tình trạng cạnh tranh khốc liệt với các loài thực vật bản địa, làm giảm số lượng và sự đa dạng của các loài cây cỏ tự nhiên Một số loài TVNL như cây mai dương (Mimosa pigra) phát triển rất nhanh và mạnh, chúng chiếm lấy không gian sinh sống, nguồn nước và dinh dưỡng trong đất Các loài thực vật bản địa, vốn đã thích nghi với điều kiện tự nhiên của Việt Nam, bị loại bỏ dần, không còn đủ không gian và tài nguyên để phát triển.
Khi số lượng các loài thực vật bản địa bị suy giảm, sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng Sự phong phú của các loài thực vật là nền tảng để duy trì sự cân bằng sinh thái Một khi sự đa dạng thực vật bị suy giảm, cả hệ sinh thái trở nên kém bền vững, dễ bị tổn thương trước những biến đổi môi trường, dịch bệnh, hay sự tác động của biến đổi khí hậu.
Chuỗi thức ăn tự nhiên trong các hệ sinh thái phụ thuộc rất lớn vào sự tồn tại và phát triển của các loài thực vật bản địa Khi TVNL xâm lấn, nhiều loài động vật phụ thuộc vào các loài thực vật bản địa sẽ bị ảnh hưởng Một số loài côn trùng và vi sinh vật có mối quan hệ sinh thái chặt chẽ với các loài cây trồng bản địa Khi những loài cây này bị thay thế bởi TVNL, nguồn thức ăn tự nhiên của chúng sẽ biến mất, làm suy giảm hoặc thậm chí dẫn đến tuyệt chủng của các loài động vật.
Một ví dụ rõ ràng là cây mai dương (mắt mèo) đã xâm lấn nhiều vùng đất ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long Vùng đất này vốn là nơi sinh sống của nhiều loài thực vật bản địa như cỏ, lau sậy và nhiều loài thủy sinh Khi chúng lan rộng, những loài thực vật bản địa này sẽ bị biến mất, ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi thức ăn của nhiều loài sinh vật sinh sống tại đây.
Ngoài ra, cây bèo tây làm tắc nghẽn các con kênh và sông ngòi, làm giảm lượng oxy và ánh sáng mặt trời, khiến các loài thủy sinh không thể sinh sống bình thường. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng mà còn gây ra sự suy giảm nguồn thức ăn cho các loài động vật thủy sản như cá, tôm, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến đời sống của người dân Đặc biệt là ở các vùng rừng Tây Nguyên và Đông Nam
Bộ, cỏ lào phát triển nhanh, phủ kín bề mặt đất và che lấp ánh sáng, ngăn không cho các loài cây bản địa phát triển Kết quả là, các loài thực vật bản địa bị suy giảm về số lượng và đa dạng, dẫn đến mất đi các loài cây cung cấp thức ăn và nơi ở cho động vật bản địa, như côn trùng, chim, và các loài động vật nhỏ khác Việc này làm gián đoạn chuỗi thức ăn tự nhiên, gây mất cân bằng sinh thái. Điều này cũng ảnh hưởng đến các loài động vật cấp cao hơn trong chuỗi thức ăn. Các loài chim, thú ăn thịt, và các loài động vật lớn hơn phụ thuộc vào các loài động vật nhỏ hơn (như côn trùng và chim ăn quả) cũng sẽ bị thiếu nguồn thức ăn, dẫn đến suy giảm số lượng.Sự suy thoái này lan tỏa qua nhiều cấp bậc trong chuỗi thức ăn, làm phá vỡ sự cân bằng của toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên.
2.1.3 Phá hoại hoặc làm thay đổi cấu trúc đất, gây khó khăn trong canh tác và quản lý mùa vụ
TVNL nhờ khả năng thích nghi tốt với môi trường mới, thường phát triển mạnh mẽ hơn thực vật bản địa, gây ra những thay đổi lớn về cấu trúc đất Các loài như cỏ lông ống có rễ phát triển rộng và sâu, làm đất khô cằn, chai cứng, khiến việc canh tác khó khăn và giảm khả năng hấp thụ nước, dinh dưỡng của cây trồng bản địa, dẫn đến năng suất nông nghiệp suy giảm.
Một số loài như mai dương còn làm thoái hóa đất do hấp thụ nhiều dưỡng chất nhưng không trả lại đất, và ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trong đất Sự thay thế hệ vi sinh vật bản địa dẫn đến mất cân bằng sinh thái, làm gián đoạn quá trình phân hủy hữu cơ và tái tạo chất dinh dưỡng, khiến đất trở nên kém phì nhiêu và khó phục hồi Ngoài ra, cây trinh nữ móc (cây mắc cỡ) phát triển mạnh ở các khu vực có độ ẩm cao như bờ ruộng, rừng tràm và ven sông, làm thay đổi cấu trúc đất tại những khu vực này Rễ của loài cây này có khả năng bám chặt và lan rộng, khiến đất trở nên khó thoát nước, dễ dẫn đến ngập úng hoặc tích tụ độ ẩm không phù hợp cho cây trồng Đối với các vùng trồng lúa, trinh nữ móc gây ra trở ngại lớn trong việc làm sạch đất trước khi gieo trồng, làm giảm năng suất lúa và tăng chi phí bảo vệ thực vật.
Hình 17 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phòng trừ TVNL phá hoại mùa màng
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và hệ sinh thái phong phú, Việt Nam đã trở thành nơi lý tưởng để nhiều loài thực vật sinh sống, trong đó có cả loài TVNL Nhiều loài TVNL có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, làm ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học bản địa và đặc biệt gây ra những tác hại tiêu cực đến sức khỏe con người.
2.2.1 Ảnh hưởng đến đường hô hấp
TVNL mang lại nhiều tác động tiêu cực đến với con người bằng nhiều phương thức, một trong số đó là việc phát tán phấn hoa và bào tử nhỏ vào không khí Loài thực vật này sinh sản thông qua việc giải phóng phấn hoa, khiến các hạt này lơ lửng trong không khí, dễ dàng xâm nhập vào hệ hô hấp con người Khi hít phải chúng, nó có thể kích thích niêm mạc mũi, gây ra các triệu chứng dị ứng như chảy nước mũi, hắt hơi lâu dài gây viêm mũi Những triệu chứng này không chỉ gây khó chịu mà còn cản trở các hoạt động thường ngày, gây khó khăn trong công việc và sinh hoạt của chúng ta.
Hình 18 Dị ứng phấn hoa có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp
Không chỉ dừng lại ở đó, phấn hoa từ TVNL còn có khả năng làm nặng thêm các bệnh lý hô hấp đã có sẵn Đối với những người mắc bệnh hen suyễn, tiếp xúc với phấn hoa có thể gây ra cơn hen nặng hơn do việc tăng phản ứng dị ứng và co thắt phế quản.Điều này dẫn đến khó thở và cần sử dụng các biện pháp điều trị như thuốc hít để kiểm soát triệu chứng, làm giảm khả năng sinh hoạt hàng ngày của họ Bên cạnh đó, TVNL còn tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn trên chúng Với môi trường ẩm ướt, là nơi lý tưởng cho các loại nấm mốc và vi khuẩn phát triển Khi được phát tán vào không khí, chúng có thể xâm nhập vào hệ hô hấp của chúng ta, gây ra các vấn đề nghiêm trọng về viêm phổi, viêm phế quản Đặc biệt, những ai có hệ miễn dịch kém hoặc tiền sử mắc bệnh hô hấp thì càng dễ bị mắc các vấn đề này.
Ngoài việc gây ảnh hưởng đến đường hô hấp, một tác động tiêu cực đáng chú ý khác của TVNL là gây kích ứng và dị ứng trên da Nhiều loại thực vật này chứa các hợp chất hóa học, tinh dầu hoặc phần tử có thể gây ra phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với da, thường kích thích niêm mạc da và gây ra các triệu chứng như đỏ, ngứa và nổi ban. Những triệu chứng này không chỉ gây khó chịu mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Hình 139 Dị ứng da do phấn hoa
Dị ứng da do tiếp xúc với TVNL có thể bao gồm mẩn ngứa, nổi mề đay hoặc phát ban đỏ Những tình trạng này có thể kéo dài và gây khó khăn trong sinh hoạt bình thường Ở mức độ nghiêm trọng hơn, việc tiếp xúc có thể dẫn đến viêm da dị ứng, với các triệu chứng ngứa dữ dội, bong tróc da, gây tổn thương lâu dài cho da Ngoài phản ứng dị ứng, việc tiếp xúc trực tiếp với TVNL còn có thể gây tổn thương da Nhiều loài thực vật có lá, cành hoặc thân cây có gai nếu vô tình để da tiếp xúc chúng, có thể xảy ra các vết trầy xước nhẹ hoặc rướm máu Chúng không chỉ gây đau rát mà còn có nguy cơ nhiễm trùng cao hoặc phát triển các bệnh về da khác nếu không được vệ sinh sạch sẽ.
Hình 20 Da bị viêm, xưng tấy do bị gai đâm
Tổn thương da do TVNL thường gặp trong các hoạt động ngoài trời như làm vườn, dọn cỏ hoặc cắm trại Trong những trường hợp này, người tiếp xúc có thể bị trầy xước nhẹ do cọ xát với thực vật Khi da bị tổn thương hoặc kích ứng do TVNL thì vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng Hàng rào bảo vệ tự nhiên của da bị suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến các vấn đề như viêm da, nhiễm trùng bề mặt hoặc nấm da Nếu không xử lý đúng cách và kịp thời, những vết thương này gây hậu quả nghiêm trọng hơn cho lớp da trên bề mặt, tệ hơn nữa là gây viêm da bên dưới vết thương này Trong các trường hợp nặng, nhiễm trùng có thể lan rộng và gây ra những biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt với những người có hệ miễn dịch yếu hoặc có bệnh lý nền Điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách rất quan trọng để giảm nguy cơ nhiễm trùng và bảo vệ sức khỏe làn da.
Một loại cây phổ biến, có ảnh hưởng xấu đến da người thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp, là cây mai dương hay cây mắt mèo Loại cây này gây ra mẩn ngứa cho da bởi tinh dầu Urushiol có nhiều trong trái của cây Đây là một loại tinh dầu độc, có thể bay trong không khí và đọng trên cây cỏ xung quanh chúng sau cơn mưa.Nếu vô tình chạm phải, dù chỉ với một lượng nhỏ, nó có thể gây ra các triệu chứng mẩn ngứa và trái mắt mèo có lông khi tiếp xúc sẽ kích ứng đỏ trên da Ngoài ra, gai trên thân chúng nếu vô tình chạm phải hay đạp trúng sẽ gây trầy xước nhẹ, rướm máu còn nặng thì gây chảy máu Những vết thương này không mấy nghiêm trọng nhưng nếu không được xử lý kịp thời thì sẽ gây khó chịu kéo dài và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
2.2.3 Ảnh hưởng đến đường ruột và thần kinh
Ngoài hai tác hại phổ biến của TVNL ở Việt Nam đến sức khỏe con người đã được đề cập ở trên thì một tác hại khác cũng đáng quan tâm là ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa đường ruột Một số TVNL có thể xem là cây thuốc có chứa độc tính nhẹ hoặc hợp chất hóa học mà khi tác dụng với các chất khác trong thức ăn có thể gây ngộ độc nếu ăn phải Những chất này có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và chóng mặt Các triệu chứng này thường gây khó chịu nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe tổng thể của con người chúng ta.
Hình 21 Ảnh hưởng đến đường ruột
Việc sử dụng thảo dược để chữa bệnh đã trở thành một phần không thể thiếu trong y học dân gian ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở Việt Nam Đáng chú ý, không phải cây ngoại lai là cây thuốc nào cũng hoàn toàn an toàn cho sức khỏe con người, nhất là khi sử dụng sai liều lượng hoặc không đúng cách mà mức độ nghiêm trọng từ độc tính của chúng mang lại kết quả khác nhau Nếu vượt liều lượng an toàn, các hợp chất có thể phản tác dụng với hệ tiêu hóa và thần kinh của con người Trong trường hợp nhẹ,các triệu chứng có thể tự hết sau vài giờ hoặc vài ngày Nhưng với các trường hợp nặng, ngộ độc và tiêu chảy sẽ gây mất nước nghiêm trọng hoặc làm suy nhược cơ thể trầm trọng, đòi hỏi phải có sự can thiệp y tế khẩn cấp Điều này rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi và người có hệ miễn dịch kém Đối với hệ tiêu hóa, các hợp chất dược lý mạnh trong thảo dược có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy và thậm chí là viêm loét dạ dày Ngộ độc đường ruột không chỉ gây đau đớn mà còn làm suy giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể, gây ra tình trạng suy dinh dưỡng và suy yếu hệ miễn dịch Hậu quả này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe lâu dài, gây mệt mỏi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra, hệ thần kinh cũng bị tác động bởi việc sử dụng thảo dược không đúng liều lượng Các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt là dấu hiệu ban đầu của ngộ độc thần kinh Các chất độc trong thảo dược có thể làm suy yếu khả năng tập trung, gây rối loạn thần kinh và thậm chí là co giật hay hôn mê nếu chất độc tích lũy trong cơ thể quá nhiều Việc tổn thương hệ thần kinh có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy giảm hoạt động của các cơ quan quan trọng, bao gồm hệ hô hấp và tuần hoàn, có thể đe dọa đến tính mạng. Ở Việt Nam chúng ta có cây cỏ lào thường được sử dụng trong y học để cầm máu, và điều trị các bệnh đường ruột Tuy nhiên, cây cỏ lào cũng chứa độc tính nhẹ, nếu sử dụng quá nhiều có thể gây ra các vấn đề về đường ruột và thần kinh Các triệu chứng ngộ độc thường gặp bao gồm buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, và chóng mặt Việc sử dụng làm thuốc sai cách có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc như trên, gây rối loạn tiêu hóa và đau bụng Ngoài ra, ảnh hưởng lên hệ thần kinh như đau đầu và chóng mặt có thể làm suy yếu khả năng tập trung và gây mệt mỏi nghiêm trọng Vì vậy, dù có công dụng y học, cây cỏ lào cũng cần được sử dụng cẩn thận có sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Bên cạnh đó, cây bông ổi hay cây ngũ sắc, có tác dụng giảm co thắt cơ trơn, hạ huyết áp, trị ho, viêm họng, kích thích tiểu tiện, và hỗ trợ điều trị u bướu nhờ các đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm từ các chiết xuất của đài hoa, lá và hạt Tuy nhiên, loại cây này cũng chứa các độc tố nguy hiểm Trong lá cây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện các chất độc như lantanin alkaloid và lantadene A Khi sử dụng với liều cao,những chất này có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe Chúng có thể làm bỏng rát dạ dày, ruột, làm giãn nở cơ và gây rối loạn tuần hoàn máu Điều này đặc biệt nguy hiểm vì nó có thể dẫn đến các triệu chứng ngộ độc nặng, gây tổn thương nội tạng và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời Vì vậy,mặc dù cây bông ổi có nhiều tác dụng trong y học, việc sử dụng cần được kiểm soát chặt chẽ và tránh lạm dụng.
Trong quá trình thực hiện báo cáo này, nhóm nghiên cứu đã có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu tổng quan về vấn đề thực vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam, dựa trên Thông tư 35/2018/TT-BTNMT Các loài thực vật này không chỉ gây hại cho môi trường sinh thái tự nhiên mà còn có những tác động nghiêm trọng đến ngành nông nghiệp và sức khỏe con người Cụ thể, nhiều loài đã gây ra suy giảm năng suất cây trồng, làm biến đổi các hệ sinh thái và môi trường đất, gây khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp bền vững Ngoài ra, việc chúng tác động lên sức khỏe con người thông qua các loại dị ứng, ngộ độc ảnh hưởng xấu đến vấn đề hô hấp, da và đường ruột.
Bên cạnh việc nghiên cứu các loài thực vật ngoại lai xâm hại trên và xác định các tác hại của chúng, nhóm nghiên cứu cũng tìm hiểu và đề xuất một số phương án chung nhằm phòng ngừa và kiểm soát sự lây lan của thực vật ngoại lai xâm hại tại Việt Nam. Những giải pháp này yêu cầu việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về nguy cơ của các loài thực vật này, cải thiện hệ thống quản lý và kiểm soát đất hoang, đất canh tác và triển khai các phương pháp sinh học, hóa học và cơ học để tiêu diệt hoặc kiểm soát sự phát triển của chúng.
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm đã gặp phải nhiều thách thức trong việc tiếp cận dữ liệu chi tiết, đặc biệt là các nguồn tài liệu có nội dung thông tin chất lượng, đúng sự thật và thời gian gần đây nhất để đảm bảo tính chân thực của vấn đề mà nhóm cần tìm hiểu.Dù vậy, nhóm nghiên cứu cũng đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu Nhóm nghiên cứu hi vọng rằng bài báo cáo này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan, dựa trên cơ sở pháp lý và thực tế về tình hình thực vật ngoại lai xâm hại tại Việt Nam Bên cạnh đó, qua quá trình làm việc, nhóm cũng nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, cũng như cách tìm kiếm tài liệu, thông tin một cách có chọn lọc.
Nhìn lại báo cáo, dù còn nhiều thách thức phía trước trong việc giải quyết triệt để tác động của thực vật ngoại lai, những phương pháp phòng trừ mà nhóm tìm hiểu cũng là nền tảng ban đầu để thúc đẩy các biện pháp phòng và trừ hiệu quả trong tương lai.
[1] Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thông tư liên tịch 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT
Quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại, ngày 26/09/2013, Hà Nội.
[2] Bộ Tài nguyên và Môi trường Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thông tư
35/2018/TT-BTNMT Quy định tiêu chí xác định và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại, ngày 28/12/2018, Hà Nội.
[3] Quốc Hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật20/2008/QH12 Đa dạng sinh học, ngày 13/11/2008, Hà Nội.