Mục tiêu cụ thể 1 : Xác định các nguồn gây ô nhiễm chính trong các nguồn nước tự nhiên Mục tiêu cụ thể 2 : Mức độ ô nhiễm của các loại chất ô nhiễm chính như kim loại nặng, hóa chất
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Thị Hoàng Liễu
Sinh viên thực hiện: Hồ Bảo Trân
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Ngày …… tháng ……năm 2024
Giảng viên: Lê Thị Hoàng Liễu
Trang 3MỤC LỤC
I PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
1.1 Mục tiêu nghiên cứu
1.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4 Khách thể nghiên cứu
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.6 Tổng quan nghiên cứu, báo cáo trước
II PHẦN NỘI DUNG
1 Các khái niệm liên quan
2 Xác định các nguồn gây ô nhiễm chính trong các nguồn nước tự nhiên
3 Mức độ ô nhiễm của các loại chất ô nhiễm chính như (kim loại nặng, hóa chất công nghiệp, vi sinh vật gây bệnh)
4 Đề xuất các biện pháp và chiến lược hiệu quả để giảm thiểu và ngăn chặn ô nhiễm môi trường nước
III KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
Trang 4I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nước là một hàng hóa thiết yếu ảnh hưởng đến sự sống còn của con người (quả thực
là tất cả sự sống trên trái đất – đều phụ thuộc vào nó Nước cũng là một đầu vàoquan trọng để sản xuất trong một số ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp,thủy sản, Các dòng sông, hồ chứa và đại dương cung cấp những con đường tựnhiên cho vận tải thương mại, và cung cấp những con đường tự nhiên cho vận tảithương mại Có thể nói rằng, mỗi ngành của nền kinh tế thành phố đều bị ảnh hưởngbởi nước
- Mặc dù nước rất quan trọng đối với sự sống và phát triển kinh tế, song sự hiểu biết củachúng ta về những đóng góp kinh tế của nó còn bị hạn chế đối với những sự quan sátchung về các loại giá trị được cung cấp bởi hệ sinh thái nước Lý do là chúng ta thiếu dữliệu thực nghiệm tốt về giá trị của nước trong các kiểu sử dụng khác nhau Điều này mộtphần là do bản chất đa dạng của tài nguyên và các nhu cầu xác định giá trị của nó Giá trịcủa nước trong bất kỳ trường hợp cụ thể nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố: số lượng nướcđược cung cấp, vị trí nước được cung cấp, thời điểm nó được cung cấp, nguồn cung cấp
có đáng tin cậy không, và liệu chất lượng nước có đáp ứng các yêu cầu sử dụng được dựđịnh hay không Giá trị của nó còn phụ thuộc vào giá cả và tính sẵn có của các hàng hóathay thế và bổ sung để sản xuất Như vậy, điều quan trọng là phải nhận ra rằng nướckhông có một giá trị duy nhất, ngay cả trong trường hợp một kiểu sử dụng duy nhát, màgiá trị của nó có thể thay đổi theo thời gian
- Đối mặt với sự khan hiếm nước ngày càng gia tăng, nhiều nhà quản lý ở cấp vĩ mô đangcần những thông tin đúng đắn về lượng nước được khai thác sử dụng để tạo ra 1 đơn vịgiá trị gia tăng của mỗi ngành kinh tế, từ đó so sánh giữa các ngành để biết được ngànhnào sử dụng nước hiệu quả, ngành nào sư dụng lãng phí nước, qua đó điều chỉnh cácchính sách quản lý tài nguyên môi trường phù hợp hơn nhằm đạt được các mục tiêu vềtăng trưởng xanh và phát triển bền vững
Trang 5- Ô nhiễm trường nước là một vấn đề cấp bách và ngày càng nghiêm trọng trên toàn thếgiới, đe dọa đến sức khỏe con người và môi trường sống
- Ô nhiễm môi trường nước gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
+ Gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, ung thư, tim mạch và các bệnh khác
+ Hủy hoại hệ sinh thái nước, dẫn đến mất cân bằng sinh thái
+ Gây ra hạn hán, lũ lụt và các hiện tượng thời tiết cực đoan
+ Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và công nghiệp
* Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước:
- Trong thế giới hiện đại, song song với sự phát triển vượt bậc của công nghệ và kinh tế
là sự cạn kiệt dần đều của các nguồn tài nguyên thiên nhiên qua thời gian Các nguyêndẫn đến điều này đầu tiên phải nói đến là do quá trình tăng dân số Khi mức tiêu thụ tàinguyên tăng lên nhanh chóng thì thiên nhiên sẽ không thể kịp thời phục hồi lại nguồntài nguyên Cùng với đó, các chất độc hại từ lượng lớn rác thải sinh hoạt sẽ làm ô nhiễmnguồn nước
-Nguyên nhân thứ hai, mặc dù trình độ công nghệ xử lý rác thải đang ngày càng được
mở rộng, nâng cao nhưng so với số lượng rác mà con người đang thải ra môi trường thìvẫn còn sự chênh lệch quá lớn Không phải bất cứ quốc gia nào cũng đủ điều kiện đểduy trì tốt quy trình xử lý rác thải đạt chuẩn cần có Văn hóa môi trường hạn chế cũng lànguyên nhân quan trọng Cụ thể đó là ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường còn kém củangười dân cũng sẽ dẫn đến sự cạn kiệt của tài nguyên nước nói riêng và tài nguyên thiênnhiên nói chung
- Nguyên nhân thứ ba, là do sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp, khai thác và y tế.Rất nhiều các quốc gia sử dụng những loại phân bón, thuốc trừ sâu có nhiều hóa chấtđộc hại để chăm bón cây mà không để ý rằng những chất độc hại ấy sẽ ngấm vào đất vàlàm ô nhiễm nguồn nước ngầm Về công nghiệp hóa, mặc dù sự phát triển của côngnghiệp là để đáp ứng nhu cầu của con người nhưng lại làm tăng số lượng nước thải,
Trang 6nguồn nước của chúng ta Khai thác khoáng sản, quặng kim loại, cát, sỏi, đá gây ônhiễm nguồn nước cũng không kém gì nông công nghiệp Kèm theo đó là hoạt động dulịch sinh thái chưa được quản lý chặt chẽ cũng là một trong những lý do Nước thải y tế
từ các bệnh viện, phòng thí nghiệm luôn mang theo những mầm bệnh, virus hay là chấthóa học độc hại Tất cả những nguồn thải ra đó đều không được xử lý và kiểm tra mộtcách cẩn thận thì chắc chắn sẽ gây nên hậu quả khôn lường cho không chỉ môi trườngtài nguyên thiên nhiên mà còn là sức khỏe cộng đồng chung trên toàn cầu
-> Việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “ về nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước
là rất quan trọng và cần thiết” Đề tài này giúp nâng cao nhận thức của mỗi con người
về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường nước Giúp xác định các nguyên nhânchính dẫn đến ô nhiễm môi trường nước để có giải pháp khắc phục hiệu quả Góp phầnbảo vệ sức khỏe con người và môi trường sống
1.1 Mục tiêu nghiên cứu
Tác động của ô nhiễm môi trường nước đến sức khỏe con người và hệ sinh thái
Mục tiêu cụ thể 1 : Xác định các nguồn gây ô nhiễm chính trong các nguồn nước
tự nhiên
Mục tiêu cụ thể 2 : Mức độ ô nhiễm của các loại chất ô nhiễm chính (như kim loại
nặng, hóa chất công nghiệp, vi sinh vật gây bệnh)
Mục tiêu cụ thể 3 : Các biện pháp và chiến lược hiệu quả để giảm thiểu và ngăn
chặn ô nhiễm môi trường nước
1.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu : Thành phố Hồ Chí Minh
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước ở khu vực Thành thị
-
1.4 Khách thể nghiên cứu
Trang 71.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu thứ cấp qua các nghiên cứu trước, tài liệu , số liệu , báo cáotrước có sẵn
1.6 Tổng quan nghiên cứu, báo cáo trước
*Nghiên cứu loại bỏ các khí độc trong môi trường nước
Đề tài nghiên cứu của Nguyễn Hoài Châu và nhóm tác giả từ Viện CN môi trường,Viện Hàn lâm KH&CN VN, phối hợp với Viện Hóa học Hữu cơ Zelinskiy (Viện Hànlâm KH Nga) ( năm), tập trung vào phát triển phương pháp hấp phụ để loại bỏ các khíđộc (NH3, NO2, H2S, SO2) trong môi trường nước Vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngàycàng trở nên nghiêm trọng do hoạt động con người Xử lý các khí độc trong nước là mộtthách thức phức tạp do khả năng hòa tan và tạo thành các chất điện ly trong môi trườngnước, cạnh tranh với các phân tử nước trong quá trình hấp phụ Công nghệ phổ biếnhiện nay để xử lý nước bề mặt thường sử dụng phương pháp keo tụ, kết tủa và lọc quamàng lọc cát Tuy nhiên, phương pháp này không đáp ứng được yêu cầu về chỉ sốamoni trong nước, đặc biệt là trong nước nuôi trồng thủy sản Sự gia tăng nồng độ cáchợp chất như amoni, nitơ, phốt pho, lưu huỳnh gây suy giảm lượng oxi hòa tan, dẫn đếntác động nghiêm trọng tới môi trường và kinh tế Viện Hóa học Hữu cơ (Nga) là cơ sởnghiên cứu hàng đầu về vật liệu xúc tác, đã phát triển phương pháp xử lý các khí độctrong nước bằng vật liệu composite mới như than hoạt tính biến tính, zeolite và polimephối trí kim loại–hữu cơ Hợp tác giữa Việt Nam và Nga trong nghiên cứu này khôngchỉ củng cố tiềm năng khoa học công nghệ mà còn nâng cao hiệu quả xử lý ô nhiễmnước và phát triển công nghệ xúc tác-hấp phụ Nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề xử lýnước nhiễm các khí độc, nhất là NH3, NO2, H2S, SO2 tại các thủy vực nhỏ như ao, hồ,sông hẹp, bể nuôi trồng thủy sản Công trình này không chỉ quan trọng với khoa học cơbản mà còn với ứng dụng thực tiễn ở cả Việt Nam và Nga Phía Nga đảm nhận pháttriển phương pháp thu nhận vật liệu hấp phụ và xác định tính chất ban đầu, còn phíaViệt Nam thực hiện đánh giá khả năng làm sạch nước từ các khí độc đã nêu Các vậtliệu hấp phụ composite từ Nga như được mô tả trong patent RU2597400C1, đã cho thấytriển vọng cao trong việc xử lý nước nhiễm ammoni, trong khi than hoạt tính từ gỗ bạch
Trang 8triển vọng sử dụng công nghệ hấp phụ để xử lý nước nhiễm amoni và các khí độc khác.Công nghệ này có thể ứng dụng rộng rãi tại các trang trại nuôi tôm và các loại hải sản
có giá trị cao Đồng thời, đề tài cũng khơi mở hướng nghiên cứu mới, khả năng hợp tác
và giải quyết các vấn đề môi trường như thu hồi, lưu trữ và tái sử dụng các-bon, cũngnhư các vấn đề liên quan đến hấp phụ chọn lọc và biến đổi các khí gây hiệu ứng nhàkính
Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam không chỉ tồn tại ở nông thôn mà cònnghiêm trọng ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận Ví dụdẫn chứng về ô nhiễm môi trường nước ở nước ta hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh,
ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất là ở cụm công nghiệp Thanh Lương, có tớikhoảng 500.000m3 nước thải/ngày từ các nhà máy bột giặt, giấy, nhuộm Nguyên nhânchính gây ra ô nhiễm nước là sự bùng nổ dân số và các hoạt động sinh hoạt, sản xuất,công nghiệp không đảm bảo các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường Việc nghiên cứu và ứngdụng các công nghệ tiên tiến trong xử lý nước nhiễm khí độc là cần thiết để giảm thiểutác động tiêu cực lên môi trường và con người
Sự hiện diện của kim loại nặng, đặc biệt Pb và Zn, trong môi trường nước gây nguy hạicho sức khỏe con người và hệ sinh thái thông qua việc tích lũy trong các chuỗi thức ăn.Trong nghiên cứu này, vi tảo lam Spirulina platensis được dùng để khảo sát ảnh hưởngcủa bổ sung nồng độ Pb, Zn ban đầu khác nhau lên sự tăng trưởng và khả năng loại bỏkim loại nặng Pb, Zn của vi tảo Spirulina platensis theo thời gian Kết quả nghiên cứuchỉ ra rằng, bổ sung kim loại nặng vào môi trường nuôi cấy làm giảm sự phát triển củasinh khối tảo và một sự gia tăng trong nồng độ bổ sung kim loại nặng ban đầu vào môitrường nuôi cấy làm giảm khả năng loại bỏ kim loại nặng theo thời gian Kết quả nghiêncứu cũng chỉ ra rằng S platensis có thể loại bỏ Pb, Zn tại nồng độ bổ sung ban đầu lầnlượt của Pb, Zn là 1.5 và 4.0 mg/L Hiệu quả loại bỏ Pb, Zn tăng khi thời gian nuôi cấytăng Từ kết quả của nghiên cứu này, có thể thấy loài tảo lam S platensis phân lập từhuyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh có thể được ứng dụng rộng rãi trong thực tế xử lýkim loại nặng từ các nguồn nước ô nhiễm như một giải pháp cho việc giải quyết các vấn
đề ô nhiễm môi trường
Trang 9Ngoài việc sử dụng sinh khối vi tảo khô để loại bỏ kim loại nặng, đã có một số nhà khoahọc thực hiện nghiên cứu khả năng chịu đựng, sự hấp thụ và tích lũy kim loại nặng của
vi tảo trong môi trường theo thời gian nuôi Liang và cs (2017) thực hiện nghiên cứu đểđánh giá độc tính của các kim loại Pb, Cu và Cd đối với vi tảo lục Chlorellasorokiniana Kết quả cho thấy sự loại bỏ Pb của Chlorella sorokiniana cao hơn so với
Cu và Ni Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, loài tảo lục C sorokiniana có khả năng khángchì cao và có thể sử dụng để xử lý Pb trong nước Ở một nghiên cứu khác, 3 loài vi tảonước ngọt đã được phân lập và được nuôi cấy trong môi trường nước thải nhân tạo có
bổ sung kim loại nặng Cr, Cd, Ni, Pb trong 10 ngày để đánh giá hiệu quả loại bỏ kimloại nặng và sự tích lũy kim loại nặng trong sinh khối tảo Kết quả nghiên cứu chỉ rarằng, tất cả các loài tảo đều có khả năng xử lý kim loại nặng và loài Utricularia tenuis,Zygogonium ericetorum xử lý tốt hơn loài Utricularia tennuissima.Nghiên cứu này sửdụng loài tảo Spirulina platensis, phân lập được ở Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh đểnghiên cứu hiệu quả loại bỏ kim loại nặng Pb và Zn trong nước tại các nồng độ khácnhau Nồng độ Pb, Zn trong môi trường nướcvà hiệu quả loại bỏ Pb, Zn được xác địnhcùng với sự thay đổi sinh khối của tế bào tảo Spirulina platensis.S platensis có khảnăng tăng trưởng trong môi trường có sự hiện diện của kim loại nặng So với môitrường không bổ sung kim loại Pb, Zn, sự tăng trưởng của S platensis chậm hơn Vi tảo
S platensis có khả năng loại bỏ kim loại nặng Pb và Zn trong môi trường nước khi nồng
độ Pb, Zn hiện diện trong môi trường nước lần lượt là 1.5 mg/L, 4.0 mg/L, một nồng độthường được tìm thấy trong đầu ra nước thải trong thực tế
Kết quả nghiên cứu chỉ ra, khi nồng độ kim loại nặng trong nước thấp thì hiệu suất loại
bỏ kim loại nặng cao và thời gian xử lý ngắn Nghiên cứu cũng chỉ ra, khả năng ứngdụng loài tảo S platensis bản địa, hiện diện phong phú ở khắp mọi nơi trên đất nướcViệt Nam trong việc loại bỏ kim loại nặng Pb, Zn khỏi môi trường nước, đó là một giảipháp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và các tác động tiêu cực đến hệ sinh tháicủa nguồn nước ô nhiễm nói chung và nguồn nước nhiễm kim loại nặng nói riêng
- Để củng cố, hoàn thiện chính sách trong quản lý tổng hợp vùng bờ TP.HCM, nhiều đềtài nghiên cứu khoa học thuộc Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờTP.HCM đã được tiến hành trong các năm qua
Trang 10- Trong đó, nghiên cứu “Dự báo chất lượng nước mặt vùng bờ thành phố Hồ Chí Minhđến năm 2030 phục vụ đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải” của các nhà khoa học tạiViện Khí tượng, Thủy văn, Hải văn và Môi trường, được công bố trên Tạp chí Khítượng thủy văn năm 2021, đã cung cấp những thông tin quan trọng về mức độ ảnhhưởng đối với môi trường nước vùng bờ TP.HCM theo các kịch bản biến đổi khí hậu và
xử lý ô nhiễm trong giai đoạn 2019-2030
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá và dự báo chất lượng nước vùng bờTP.HCM ở khu vực huyện Cần Giờ và vùng biển ven bờ có ranh giới ngoài cách mép
bờ 6 hải lý từ vịnh Gành Rái đến cửa Soài Rạp trong mùa khô
- Các thông số chính để phân tích chất lượng nước gồm: BOD, DO, NO3––N, NH4+–
N, PO43––P, TSS và Coliform Kết quả chỉ ra rằng, nếu tình trạng ô nhiễm không đượccải thiện, thì đến năm 2030, chất lượng nước vùng bờ sẽ suy giảm và dao động ở mứcKém – Khá, với nồng độ các thông số tăng gấp nhiều lần quy chuẩn
- Kết quả nghiên cứu cũng cho biết, khu vực thượng nguồn xa cửa sông vẫn là nơi cónguy cơ ô nhiễm cao nhất vì không có lợi thế khuếch tán và pha loãng chất ô nhiễm,ngay cả khi đáp ứng tối đa về xử lý nước thải Vì vậy, để quản lý hiệu quả môi trườngnước vùng bờ TP.HCM trong bối cảnh nền kinh tế phát triển không ngừng, cần có biệnpháp quy hoạch nguồn thải nội vi và tăng cường kiểm soát chất lượng nước ngoại vi
- Qua đó, hài hòa lợi ích giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường; đảm bảokhai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, ngăn ngừa, giảm thiểu các tácđộng tiêu cực do con người, tự nhiên và biến đổi khí hậu đến tài nguyên và môi trườngvùng bờ TP.HCM
- Nghiên cứu về vi sinh vật và ảnh hưởng của chúng đối với môi trường nước là mộtlĩnh vực rất quan trọng trong hệ sinh thái và bảo vệ môi trường Vi sinh vật có thể cóảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với chất lượng nước, tùy thuộc vào loại vi sinh vật
và điều kiện môi trường Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi sinh vật có thể giúp cải thiệnchất lượng nước thông qua các quá trình sinh học như xử lý phân huỷ chất hữu cơ vàlàm giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm như nitơ và phospho Tuy nhiên, vi sinh vật
Trang 11cũng có thể gây ra các vấn đề như sự phát triển quá mức của tảo và rong rêu, dẫn đếntình trạng ô nhiễm nước và suy giảm oxy hòa tan
- Để khắc phục các vấn đề này, các nhà nghiên cứu đang tìm cách áp dụng các phươngpháp xử lý sinh học để kiểm soát và duy trì cân bằng sinh thái trong các hệ thống nước.Các phương pháp này bao gồm việc sử dụng vi sinh vật có lợi để giảm bớt tác động tiêucực của vi sinh vật gây hại, cải thiện quản lý dòng chảy nước và xử lý nước thải hiệuquả hơn
- Nghiên cứu loại bỏ các vi sinh vật làm ảnh hưởng đến môi trường nước và cách loại
bỏ tốt nhất
- Việc loại bỏ các vi sinh vật gây ảnh hưởng đến môi trường nước là một thách thứcquan trọng trong bảo vệ và phục hồi sinh thái Các phương pháp phổ biến để xử lý visinh vật bao gồm:
- Kiểm soát sinh học: Sử dụng các loài vi sinh vật có tính kháng sinh hoặc có khả năngcạnh tranh với các loài vi sinh vật gây hại để kiểm soát sự phát triển của chúng Ví dụ,
sử dụng các vi khuẩn có khả năng phân hủy chất hữu cơ để làm giảm nồng độ chất dinhdưỡng và ngăn chặn sự phát triển quá mức của tảo
- Xử lý nước: Áp dụng các phương pháp xử lý nước như lọc, khuấy trộn, và xử lý bằngcác chất hóa học để loại bỏ vi sinh vật gây hại khỏi hệ thống nước Các phương phápnày có thể bao gồm sử dụng các hệ thống lọc sinh học, sử dụng UV để diệt khuẩn, hay
sử dụng ozone để oxy hóa và loại bỏ các vi sinh vật
- Quản lý dòng chảy nước: Điều chỉnh quá trình lưu thông và dòng chảy nước trong hệthống để ngăn chặn sự tích tụ và phát triển quá mức của vi sinh vật Điều này có thể baogồm xây dựng cấu trúc kỹ thuật như bồn chứa nước để giảm tốc độ dòng chảy và tạođiều kiện thuận lợi cho các phương pháp xử lý sinh học
- Giám sát và đánh giá: Thực hiện giám sát thường xuyên để đánh giá sự biến động củacộng đồng vi sinh vật và hiệu quả của các biện pháp loại bỏ Điều này giúp điều chỉnh
và cải thiện các chiến lược xử lý và phòng ngừa trong tương lai
Trang 12II PHẦN NỘI DUNG
2.1Các khái niệm liên quan
Môi trường nước :
Nước là một chất hóa học vô cơ, không màu, không mùi, không vị, là thành phầnchính của thủy quyển Trái đất và chất lỏng trong tất cả các sinh vật sống (trong đó nóhoạt động như một dung môi)
Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước Gây nênnước không đáp ứng được cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩncho phép Và ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khỏe con người và sinh vật
- Ô nhiễm nước mặt: xảy ra ở các nguồn nước lộ thiên như sông, hồ, ao, biển
- Ô nhiễm nước ngầm: xảy ra ở các tầng nước chứa trong các khe nứt, tầng đá, cát,
- Chất gây ô nhiễm môi trường nước:
+ Chất thải sinh hoạt: rác thải, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lí,
+ Chất thải công nghiệp: nước thải từ các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp,
+ Chất thải nông nghiệp: thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, thuốc diệt cỏ,
+ Chất thải y tế: nước thải từ bệnh viện, phòng khám,
+ Chất thải rắn: rác thải nhựa, nilong, chai lọ,
+ Ngoài ra còn một số chất gây ô nhiễm môi trường nước khác như: kim loại nặng, hóa
Trang 13- Thật ra nước thải có khả năng tự làm sạch hệ thống thông qua các quá trình biến đổi líhóa sinh học tự nhiên như hấp phụ, lắng lọc, tạo keo, phân tán biến đổi có xúc tác sinhhọc, phân ly, polyme hóa hay các quá trình trao đổi chất Cơ sở để các quá trình nàyđạt hiệu quả là cần có đủ oxi hòa tan Khi lượng chất thải đưa vào môi trường nước quánhiều, vượt quá khả năng của quá trình tự làm sạch thì kết quả là nước bị ô nhiễm, khi
đó để có thể sử lý ô nhiễm cần phải sử dụng phương pháp nhân tạo
2.2 Xác định các nguồn gây ô nhiễm chính trong các nguồn nước tự nhiên
2.2.1 Nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp
Chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp là những sản phẩm phụ sinh ra trong quátrình sản xuất và chế biến công nghiệp, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môitrường nếu không được xử lý đúng cách Định nghĩa chính xác của chúng là các loại vậtliệu dư thừa, hóa chất độc hại, hoặc các tạp chất không mong muốn được thải ra từ cácquy trình sản xuất và công nghệ
VD: Trong ngành công nghiệp hóa chất, chất thải có thể bao gồm các hóa chất cònlại từ quá trình sản xuất như axit, kiềm, và các chất xúc tác Những chất này thường cótính ăn mòn cao và có khả năng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không được
xử lý hiệu quả Trên các nhà máy sản xuất thép, chất thải có thể là tro, bụi mài mòn kimloại nặng như sắt và mangan Thêm vào đó, các nhà máy chế biến thực phẩm cũng đónggóp vào ô nhiễm với các chất thải hữu cơ như bã mía, bã bắp và các chất thải sinh học từ
xử lý nước thải Những loại chất thải này có thể chứa các hợp chất hữu cơ và vi sinh vật
có khả năng gây ảnh hưởng đến sinh thái nước ngầm và môi trường nước sống
Tác động của chất thải công nghiệp lên nguồn nước.
Chất thải từ hoạt động công nghiệp đang gây ra những tác động nghiêm trọng đếnnguồn nước, làm suy giảm chất lượng nước và ảnh hưởng đến cả sinh thái môi trường vàsức khỏe con người Một trong những vấn đề lớn nhất là sự ô nhiễm nước do xả thải trựctiếp từ các nhà máy và xí nghiệp vào các nguồn nước, như sông, hồ, và ngầm
Chất thải công nghiệp thường chứa các hợp chất hóa học độc hại như kim loạinặng (ví dụ như thủy ngân, chì), hóa chất hữu cơ , và các chất độc hại khác
2.2.2 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Nước bị ô nhiễm có thể chứa các chất độc hại như thủy ngân và PCB, khiến cho nước
Trang 14tiếp xúc với nước này có thể gặp nguy cơ mắc các bệnh ung thư, vô sinh và các vấn
đề sức khỏe khác
1 Ảnh hưởng đến động vật và sinh thái nước
Các loài động vật sống trong môi trường nước bị ô nhiễm có thể bị độc hại từcác hợp chất hóa học, làm giảm số lượng và đa dạng sinh học Đặc biệt, các loài cá vàđộng vật sống ở dưới đáy sông, hồ sẽ phải đối mặt với những tác động trực tiếp từchất thải này, gây ảnh hưởng lớn đến chuỗi thức ăn và cộng đồng sinh vật nước
2 Sự suy giảm chất lượng nước
Nước bị ô nhiễm từ chất thải công nghiệp thường có màu sắc và mùi vô cùngkhác thường,dẫn đến hiện tượng nổi tảo và sự suy giảm mật độ oxy hòa tan, gây ra cáchết hàng loạt và suy giảm sự sống của môi trường nước
b Kim loại nặng và hóa chất
Giới thiệu về các kim loại nặng như chì, thủy ngân và các hóa chất
Các kim loại nặng như chì và thủy ngân cùng các hợp chất hóa học như PCB(polychlorinated biphenyls) đang là những vấn đề nghiêm trọng đối với môi trường vàsức khỏe con người Chì (Pb) là một kim loại nặng phổ biến được sử dụng trong nhiềungành công nghiệp như sản xuất pin, sơn và các hợp kim Trong môi trường nước, chì cóthể gây hại cho sức khỏe con người khi tiếp xúc lâu dài, gây ra các vấn đề về hệ thầnkinh, thận và hệ tuần hoàn
Thủy ngân (Hg) là một kim loại nặng độc hại cực kỳ nguy hiểm cho con người vàmôi trường Thủy ngân tồn tại dưới dạng không đổi và hơi, có thể bay hơi từ mặt nướcvào không khí, sau đó lắng xuống và hấp thụ vào đất, đá và nước Các động vật ở đỉnhchuỗi thức ăn như cá và chim cũng có thể hấp thụ nó qua thức ăn, dẫn đến hệ quả nghiêmtrọng cho sức khỏe con người khi tiêu thụ các loại thực phẩm nhiễm thủy ngân
PCB là một loại hợp chất hóa học tổng hợp, được sử dụng rộng rãi trong các ứngdụng công nghiệp như bảo quản và làm mát Tuy nhiên, chúng đã bị cấm vì tính độc hại
và gây hại cho môi trường PCB không bị phân hủy một cách tự nhiên và có thể tích tụtrong môi trường, đặc biệt là trong đất và nước Tiếp xúc lâu dài với PCB có thể gây racác vấn đề về sức khỏe như ung thư, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và hệ miễn dịch của conngười
Trang 15Ảnh hưởng của kim loại nặng và hóa chất đối với hệ sinh thái và sức khỏe con người.
Các kim loại nặng và hóa chất độc hại như chì, thủy ngân và PCB có ảnh hưởngnghiêm trọng đến cả hệ sinh thái và sức khỏe con người Trên mặt đất, trong nước vàtrong không khí, những chất này tồn tại lâu dài và có thể tích tụ trong chuỗi thức ăn, từ
đó lan truyền và gây ra những tác động không mong muốn đến môi trường sống.Các chấtđộc hại chủ yếu do hoạt động công nghiệp, khai thác mỏ và sản xuất điện tử Chúng cóthể xâm nhập vào môi trường qua nước thải công nghiệp và thải từ các quá trình sản xuất,sau đó tích tụ trong đất và môi trường nước
Thủy ngân, ví dụ, có thể bay hơi từ mặt nước vào không khí và sau đó lắng xuốngvào đất, trong đó nó có thể biến thành chất độc hại cao và tích tụ trong cá và động vậtkhác, gây hại cho chuỗi thức ăn và sức khỏe con người khi tiêu thụ các loài nhiễm thủyngân
PCB (polychlorinated biphenyls), mặc dù đã bị cấm sử dụng từ năm 1979, vẫn tồntại trong môi trường do tính bền vững của chúng Chúng có khả năng gây ra các vấn đềsức khỏe nghiêm trọng cho con người khi tiếp xúc lâu dài, bao gồm ảnh hưởng đến hệthần kinh, hệ miễn dịch và có liên quan đến các bệnh ung thư
Ảnh hưởng của các chất độc hại này không chỉ giới hạn ở mức độ cá nhân mà cònlan rộng đến cấp độ cộng đồng và toàn cầu Hệ sinh thái bị suy giảm đáng kể do mất mát
và giảm đa dạng sinh học Các loài động vật sống trong môi trường ô nhiễm bị ảnhhưởng trực tiếp, gây ra suy giảm số lượng và đa dạng sinh học, ảnh hưởng lớn đến chuỗithức ăn và hệ sinh thái tổng thể.Đối với con người, ảnh hưởng của kim loại nặng và hóachất độc hại là nghiêm trọng, từ các vấn đề sức khỏe như bệnh ung thư, vô sinh, suy giảmtrí tuệ đến các vấn đề về sức khỏe sinh sản và sự phát triển của trẻ em
B Nguồn gây ô nhiễm từ nông nghiệp
1 Thuốc trừ sâu và phân bón:
Các loại thuốc trừ sâu và phân bón thường được sử dụng.
Các loại thuốc trừ sâu và phân bón là những chất hoá học thường được áp dụngtrong nông nghiệp để tăng năng suất và bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh và cỏ dại Thuốctrừ, được sử dụng để tiêu diệt sâu bệnh, nhện đỏ và các côn trùng gây hại khác Tuynhiên, việc sử dụng quá mức và không đúng cách có thể dẫn đến tác động tiêu cực đến
Trang 16môi trường và sức khỏe con người, bao gồm cả việc ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước vàsuy giảm đa dạng sinh học.
Phân bón là các hợp chất chứa dinh dưỡng như nitơ, phốt pho và kali, được sửdụng để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng để tăng năng suất và chấtlượng Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón không khoa học có thể dẫn đến hiện tượng ônhiễm nước do việc rửa trôi và xả thải của các chất dinh dưỡng vào các nguồn nước, gây
ra tăng lượng nitrat và phosphat trong nước, từ đó kích thích sự phát triển của tảo và cỏdại, ảnh hưởng đến sự sống của các loài trong môi trường nước
Quá trình chất hóa học từ thuốc trừ sâu và phân bón xâm nhập vào nguồn nước.
Quá trình chất hóa học từ thuốc trừ sâu và phân bón xâm nhập vào nguồn nước làmột vấn đề nghiêm trọng đối với môi trường nước và sức khỏe con người Khi sử dụng,các thuốc trừ sâu và phân bón có thể rửa trôi từ các vùng nông nghiệp và thấm vào đất, từ
đó xâm nhập vào nguồn nước mặt và nước ngầm
Các chất hóa học trong thuốc trừ sâu có thể dung nạp vào đất và từ đó lọc vàonguồn nước mặt Khi nước mưa rửa trôi từ các khu vực xử lý thuốc trừ sâu, các hoạt chấtnày có thể dễ dàng tiếp cận các dòng sông, hồ và ao, gây ảnh hưởng đến đời sống của cácloài cá, ếch và sinh vật nước khác Họ phản ứng rất mạnh mẽ đối với việc tiêu thụ của cácloài sinh vật trong môi trường nước, có thể dẫn đến ngộ độc và chết
2 Chất thải từ chăn nuôi:
Nguồn gốc của chất thải từ chăn nuôi.
Chất thải từ hoạt động chăn nuôi bao gồm các chất thải sinh học và hóa học đượcsinh ra trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc động vật Đây có thể bao gồm phân bón
từ phân gia súc và gia cầm, chất thải hữu cơ từ thức ăn không tiêu thụ, và các hoá chất từthuốc sát trùng và thuốc thú y.Các hoá chất từ thuốc sát trùng và thuốc thú y cũng là mộtvấn đề quan trọng Những chất này thường lọt vào môi trường nước qua nước rửa trôi từvùng chăn nuôi hoặc thông qua nước thải từ các nhà máy chế biến động vật Điều này cóthể gây tác động tiêu cực lên hệ sinh thái nước và sức khỏe con người, đặc biệt là khi cáchoá chất này tích tụ trong môi trường và lan tỏa đến các hệ thống nước sạch
C Nguồn gây ô nhiễm từ đô thị
1 Nước thải sinh hoạt:
Thành phần của nước thải sinh hoạt.