1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn luật hiến pháp tên Đề tài quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

26 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền Và Nghĩa Vụ Cơ Bản Của Công Dân
Tác giả Trần Gia Phước Lưu Hiếu Nhi, Thiều Thái Ân, Nguyễn Thị Huyền Trân, Nông Thị Kiều, Nguyễn Chí Thành
Người hướng dẫn Ts. Đỗ Tuấn Việt
Trường học Trường Đại Học Văn Hiến
Chuyên ngành Luật Hiến Pháp
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023 - 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 162,38 KB

Nội dung

Điều này gắn kết quyền sống vớicác khía cạnh có liên quan khác thành một quyền gọi là quyền sống, tự do và an ninh cá nhân.Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị ICCPR cụ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: LUẬT HIẾN PHÁP

TÊN ĐỀ TÀI: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA

CÔNG DÂN

GVHD : Th.S ĐỖ TUẤN VIỆT Lớp HP : 231LAW30401 THỨ: BẢY - TIẾT: 1-5 HKIII – NH: 2023 – 2024

Trang 2

TP Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 10 năm 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

Nhóm sinh viên thực hiện: 

1   TRẦN GIA PHƯỚC LƯU HIẾU NHI 221A320041 

3   NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂN  221A320019

Trang 3

Giảng viên hướng dẫn: Ts ĐỖ TUẤN VIỆT

TP Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 10 năm 2023

PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

2 Thiều Thái Ân 221A320067 Ý kiến đóng góp hữu ích, nộp

sản phẩm đúng hạn, chất lượng sản phẩm giao nộp tốt, thái độ tham gia tích cực

3 Nguyễn Thị Huyền Trân 221A320019 Ý kiến đóng góp hữu ích, nộp

sản phẩm đúng hạn, chất lượng sản phẩm giao nộp tốt, thái độ tham gia tích cực

4 Nông Thị Kiều 221A320032 Ý kiến đóng góp hữu ích, nộp

sản phẩm đúng hạn, chất lượng sản phẩm giao nộp tốt, thái độ tham gia tích cực

5 Nguyễn Chí Thành 221A320045 Ý kiến đóng góp hữu ích, nộp

sản phẩm đúng hạn, chất

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Chúng em là thành viên của nhóm 5, xin gửi vài lời cảm ơn đến Thầy Đỗ Tuấn Việt về sựgiảng dạy và hướng dẫn trong môn Luật Hiến Pháp Thầy đã mang đến cho chúng em nhiềukiến thức để chúng em hiểu biết hơn về Hiến Pháp một lĩnh vực quan trọng trong hệ thốngpháp luật Việt Nam Đối với quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là những khái niệm quantrọng trong việc xây dựng và duy trì một xã hội công bằng phát triển Công dân có quyền tự

do, bình đẳng và co trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển và hòa bình đất nước

Quyền của công dân là những đặc quyền tự do mà công dân được nhận và bảo vệ bởi HiếnPháp và luật pháp của quốc gia Nhân dân có quyền được xử lý công bằng và không bị phânbiệt đối xử dựa trên chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch hay bất kì lý do nào khác Songsong đó, công dân có nghĩa vụ cơ bản đối với quốc gia và xã hội mà họ sống ở đó Quyền vànghĩa vụ cơ bản cua công dân là hai khía cạnh không thể tách rời trong việc xây dựng một xãhội công bằng và thịnh vượng văn minh Chỉ khi công dân có quyền tự do bình đẳng, đồngthời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đất nước mới phá triển trở nên càng hoàn thiện hơn.Thầy đã chia sẻ những kinh nghiệm sâu sắc về môn Hiến Pháp tạo điều kiện thuận lợi chosinh viên có cơ hội tìm hiểu các tài liệu chi tiết và các buổi học với những bài giảng phong phúgiúp chúng em hiểu rõ tầm quan trọng cả Hiến Pháp đối với nhà nước và xã hội Thầy đã tậntâm giảng dạy nên nhờ đó chúng em có để đem những kiến thức đã học vào cuộc sống vàtrong suy nghĩ của mình

Chúng em cũng rất biết ơn về trường Đại học Văn Hiến và khoa đã mở lớp giảng dạy vềmôn học này, những bài học tinh tế và chất lượng cũng như sự hỗ trợ và động viên của giảngviên trong quá trình học tập của chúng em, từ những điều trên giúp chúng em phát triển tư duy,phân tích và cách vận động luật pháp vào trong thực tế

Chúng em xin trân thành cảm ơn!

Trang 5

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 10 năm 2023

MỤC LỤC Chương 1: LÝ LUẬN MỘT SỐ QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH TRỊ TRONG PHÁP LUẬT

VIỆT NAM VỀ QUYỀN SỐNG 1

1.1 Khái niệm về quyền sống 1

1.1.1 Quyền sống là gì 1

1.1.2 Quyền sống trong pháp luật quốc tế 1

1.1.3 Quyền sống trong pháp luật Việt Nam 2

1.2 Nội dung quy định của pháp luật về quyển sống 3

1.3 Thực tiễn về quyền sống 4

Chương 2: LÝ LUẬN MỘT SỐ QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH TRỊ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT 6

2.1 Khái niệm về quyền bình đẳng trước pháp luật 6

2.1.1 Quyền bình đẳng là gì 6

2.1.2 Quyền bình đẳng trước pháp luật 6

2.2 Nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật 6

2.2.1 Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ 6

2.2.2 Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý 7

2.2.3 Bình đẳng giới 8

2.2.4 Quyền không bị pháp luật phân biệt đối xử 8

2.3 Thực tiễn về quyền bình đẳng trước pháp luật 8

Chương 3: LÝ LUẬN MỘT SỐ QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH TRỊ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN KHÔNG BỊ BẮT LÀM NÔ LỆ, NÔ DỊCH HAY BỊ CƯỠNG BỨC LAO ĐỘNG 11

3.1 Khái quát về quyền không bị bắt làm nô lệ, nô dịch hay bị cưỡng bức lao động 11

3.1.1 Thế nào là quyền không bị bắt làm nô lệ, nô dịch 11

3.1.2 Cưỡng bức lao động là gì 11

Trang 6

3.2.1 Quy định về quyền không bị bắt làm nô lệ 11

3.2.2 Quy định pháp luật về cưỡng bức lao động 12

3.3 Thực tiễn về quyền không bị bắt làm nô lệ, nô dịch hay bị cưỡng bức lao động 14

Chương 4: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 16

4.1 Kiến nghị 16

4.2 Kết luận 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN MỘT SỐ QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH TRỊ TRONG PHÁP

LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN SỐNG1.1 Khái niệm về quyền sống.

1.1.1 Quyền sống là gì?

Quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghinhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế Và Quyền sống(the right to life) là một quyền tự nhiên, cơ bản của con người được ghi nhận trong các vănkiện cốt lõi của luật nhân quyền quốc tế và pháp luật quốc gia

“Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống Quyền này phải được pháp luật bảo vệ.Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tùy tiện”

1.1.2 Quyền sống trong pháp luật quốc tế.

**

Khái quát pháp luật quốc tế về quyền sống.

Quyền sống (the right to life) là một quyền tự nhiên, cơ bản của con người được ghi nhậntrong các văn kiện cốt lõi của luật nhân quyền quốc tế Cụ thể, Quyền sống đầu tiên được đềcập trong Điều 3 Tuyên ngôn Toàn thế giới về nhân quyền (UDHR) năm 1948 nêu rằng: “Mọingười đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân” Điều này gắn kết quyền sống vớicác khía cạnh có liên quan khác thành một quyền gọi là quyền sống, tự do và an ninh cá nhân.Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) cụ thể hóa quy định vềquyền sống trong Điều 3 UDHR, trong đó nêu rằng: “Mọi người đều có quyền cố hữu là đượcsống Quyền này phải được pháp luật bảo vệ Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳtiện” (Khoản 1) Có thể tóm tắt những điểm quan trọng như sau:

Thứ nhất, quyền sống là "một quyền tối cao (supreme right) của con người mà trong bất

cứ hoàn cảnh nào, kể cả trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia, không thể bị vi phạm, cũngkhông thể bị tạm đình chỉ (derogation) việc thực hiện ” (đoạn 1)

Thứ hai, quyền sống không nên hiểu theo nghĩa hẹp chỉ là sự toàn vẹn về tính mạng mà

hơn thế, quyền này bao gồm cả những khía cạnh nhằm bảo đảm sự tồn tại của con người

Thứ ba, một trong các nguy cơ phổ biến đe dọa quyền sống là chiến tranh và các tội phạm

nghiêm trọng như diệt chủng hay tội phạm chống nhân loại Vì vậy, việc chống chiến tranh vàcác tội phạm này cũng là sự bảo đảm quyền sống

Thứ tư, phòng chống những hành động tội phạm gây nguy hại hoặc tước đoạt tính mạng

con người là biện pháp quan trọng để bảo đảm quyền sống Các quốc gia thành viên cần tiếnhành các biện pháp phòng chống và trừng trị việc tuỳ tiện tước đoạt tính mạng con người dobất kỳ chủ thể nào gây ra, kể cả do các cơ quan và viên chức nhà nước

Trang 8

Thứ năm, về mối quan hệ giữa hình phạt tử hình và quyền sống, mặc dù ICCPR không bắt

buộc các quốc gia thành viên phải xóa bỏ hình phạt này, tuy nhiên, các quốc gia có nghĩa vụphải hạn chế sử dụng nó, cụ thể là chỉ được áp dụng hình phạt này với “những tội ác nghiêmtrọng nhất”, và việc giới hạn áp dụng hình phạt này cũng được coi là một hình thức bảo đảmquyền sống

Những diễn giải nêu trên đã làm rõ một số khía cạnh pháp lý trong nội hàm của quyềnsống Mặc dù vậy, do quyền sống là một khái niệm rất rộng và phức tạp nên vẫn còn nhiềukhía cạnh cụ thể khác liên quan đến các vấn đề như tử hình, nạo phá thai, an tử, giết ngườitrong tình huống để tự vệ và trong chiến tranh còn đang được tranh cãi

**

Quyền sống trong trường hợp tự vệ, trấn áp tội phạm.

Luật nhân quyền quốc tế có những quy định rất cụ thể, chi tiết về giới hạn trong hành độngcủa các cán bộ thực thi pháp luật nhằm ngăn ngừa sự tuỳ tiện vi phạm các quyền con người,trong đó có quyền sống Mặc dù vậy, theo tinh thần của luật nhân quyền quốc tế và pháp luậthình sự của các quốc gia, việc làm chết người trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng vũ lực

để bảo vệ tính mạng của bản thân và/hoặc của những người khác mà đang bị người bị giết đedọa sẽ không bị coi là vi phạm quyền sống, nếu như hành động sử dụng vũ lực đó là hợp pháp,cần thiết và tương xứng với sự đe dọa

1.1.3 Quyền sống trong pháp luật Việt Nam.

Ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ quyền sống đã được đề cập trong những đạo luật của các triềuđại phong kiến, tiêu biểu như Quốc triều Hình Luật (Hậu Lê), Bộ luật Gia Long (Nguyễn)…thông qua những quy định nhằm ngăn ngừa và trừng trị những hành vi tuỳ tiện tước bỏ tínhmạng của con người

Trong thời hiện đại, quyền sống theo nghĩa rộng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳngđịnh ngay trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, thông qua việc nhắc lại tuyên bố về quyền nàytrong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra cóquyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong nhữngquyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" Sau đó, các vănbản pháp luật chuyên ngành, đặc biệt là các văn bản pháp luật hình sự, đã có những quy định

về bảo vệ tính mạng của con người khỏi bị xâm hại một cách trái pháp luật

Việt Nam cũng đã tham gia cả hai Công ước quốc tế cơ bản về nhân quyền năm 1966(ICCPR, ICESCR) và một số điều ước quốc tế khác về quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổnthương như Công ước về quyền trẻ em 1989, Công ước về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối

xử với phụ nữ 1979… Việt Nam cũng đã ký và dự định sớm phê chuẩn Công ước về quyền

2

Trang 9

của những người khuyết tật 2006 Đây là những cơ sở pháp lý quốc tế để thúc đẩy các quyềncủa những nhóm yếu thế, bao gồm quyền sống, ở Việt Nam.

Ngoài quy định nêu trên của Hiến pháp năm 2013, quyền sống hiện còn được bảo vệ quamột số điều khoản khác của Hiến pháp năm 2013 và trong một số đạo luật chuyên ngành, ví

dụ như Bộ Luật Hình sự, Bộ luật dân sự… Xét một cách khái quát, Việt Nam đã có một khuônkhổ pháp luật khá hoàn chỉnh để bảo đảm quyền của những nhóm yếu thế, bao gồm quyềnsống của họ theo nghĩa rộng, tức là quyền được bảo đảm các điều kiện để tồn tại

1.2 Nội dung quy định pháp luật về quyền sống.

Tương ứng với nội dung Điều 6 ICCPR, Điều 71 Hiến pháp 1992 của Việt Nam quy định:

“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sứckhỏe, danh dự và nhân phẩm”

Quy định trên được tái khẳng định ở Điều 32 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005, trong đónêu rằng: “Cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể Không

ai được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, thân thể của người khác” Cũng liên quan đếnquyền này, Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 có mộtchương (Chương XII, từ Điều 93 đến Điều 122) quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sứckhỏe, nhân phẩm, danh dự của con người

Giống như một số quốc gia khác trên thế giới, pháp luật Việt Nam hiện vẫn còn duy trìhình phạt tử hình, xuất phát từ yêu cầu khách quan về phòng chống tội phạm Mặc dù vậy,trong thời gian gần đây, số điều luật có khung hình phạt tử hình trong pháp luật Việt Nam đãđược giảm đi đáng kể (từ 44 điều trong BLHS năm 1985 xuống còn 29 điều trong BLHS năm

1999 và 25 điều hiện nay) Trong vấn đề này, pháp luật hình sự Việt Nam đã quy định chặt chẽ

về những giới hạn và bảo đảm về thủ tục tố tụng khi áp dụng hình phạt tử hình

Cụ thể, về giới hạn, Điều 35 BLHS năm 1999 quy định: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ

áp dụng đối với những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng Không áp dụng hình phạt tửhình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôicon dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ

có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi ” Điều này cũng quy định người bị kết án

tử hình có thể được ân giảm xuống hình phạt tù chung thân nếu có đủ điều kiện theo quy địnhpháp luật

Liên quan đến khía cạnh thứ hai của quyền sống (việc bảo đảm các điều kiện tồn tại củacon người, đặc biệt là những đối tượng đặc biệt khó khăn), pháp luật Việt Nam từ lâu đã xáclập các chế định về bảo trợ xã hội Khuôn khổ pháp luật về vấn đề này hiện đã khá toàn diện

và ngày càng được hoàn thiện Một hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội (cả do Nhà nước và các tổ

Trang 10

chức tổ chức từ thiện điều hành) đã được thiết lập trên cả nước nhằm giúp đỡ những nhóm đốitượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như người già neo đơn, trẻ em mồ côi, người khuyết tậtkhông nơi nương tựa, không thể tự lo được cho cuộc sống của bản thân (xem thêm phần sau

về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa).uyền sống (the r

1.3 Thực tiễn về quyền sống.

 Thực tiễn quyền sống về cơ sở pháp lý.

Hiến pháp Việt Nam đã hiến định và ghi nhận rõ quyền sống, quyền bất khả xâm phạm vềthân thể, quyền được tôn trọng danh dự và nhân phẩm, không bị tra tấn, nhục hình của mọi cánhân Quyền này cũng được cụ thể hóa trong nhiều văn bản luật, đặc biệt là các Bộ luật Hình

Quyền trước tiên và quan trọng nhất của con người là quyền sống Nhà nước Việt Nam đặcbiệt ưu tiên và đã có những nỗ lực cao nhất nhằm bảo đảm quyền sống cho mọi người dân, kể

cả những người phạm tội Mọi hành vi xâm phạm quyền sống của con người bị coi là hành viphạm tội nghiêm trọng nhất và bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật Bộ luật Hình sự ViệtNam năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã dành 33 điều luật quy định những mức ánnghiêm khắc đối với các tội trực tiếp hoặc gián tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhânphẩm, danh dự của con người

Do yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, nhất là tội phạm ma tuý, Việt Nam vẫn duytrì hình phạt tử hình Hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối với những người phạm tội đặc biệtnghiêm trọng; không áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội chưa thành niên, phụ

nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi Nhà nước Việt Nam đã và đang chủtrương thu hẹp dần phạm vi áp dụng hình phạt tử hình và tiến tới xóa bỏ hình phạt này trongtương lai Theo hướng đó, bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đãgiảm thiểu việc áp dụng án tử hình từ 29 tội danh xuống còn 15 tội danh, thuộc 06 nhóm tộiphạm

4

Trang 11

Xuất phát từ chính sách khoan hồng và truyền thống nhân đạo, hàng năm Nhà nước ViệtNam đều tiến hành các đợt đặc xá phạm nhân vào dịp các ngày lễ lớn của dân tộc Từ khi thựchiện chủ trương này, đã có hàng chục nghìn phạm nhân được đặc xá Dự kiến dịp Tết Nguyênđán Nhâm Dần 2022 sẽ có thêm hàng nghìn phạm nhân được hưởng đặc xá Đây là một trongnhững thành tựu nổi bật của Việt Nam về việc đối xử nhân đạo, khoan hồng với tù nhân,những người lầm lỡ, tạo điều kiện cho họ trở về với cuộc sống lương thiện.

Quyền sống là một quyền tối cao của con người Quyền này gắn liền với “tự do và an ninh

cá nhân” Quyền này hàm chứa nhiều quyền cụ thể, trong đó bao gồm quyền sống Quyền này

đã được Việt Nam ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 và được cụ thể hóa trong nhiều văn bảnluật, đặc biệt là các Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự

 Thực tiễn quyền sống về bảo vệ trẻ em.

Vụ việc bé gái 8 tuổi ở TP Hồ Chí Minh bị bạo hành dẫn đến tử vong là rất nghiêm trọng,hết sức thương tâm và gây phẫn nộ trong xã hội Ngay sau khi vụ việc xảy ra, thay mặt Chínhphủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Thường trực đã có văn bản yêu cầu Bộ Công an, Công an TP

Hồ Chí Minh chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ vụ việc để xử lýnghiêm minh các đối tượng liên quan theo quy định của pháp luật, không bỏ lọt tội phạm.Cùng với đó, Chính phủ Việt Nam yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tập trungchỉ đạo tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả các hành vi xâmhại trẻ em, bạo lực gia đình, bạo lực học đường; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kiênquyết xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi bao che, chậm trễ hoặc không xử lý các vụ hành

hạ, xâm hại trẻ em

Chính phủ Việt Nam đề nghị Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao chỉđạo tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tratrong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; xử lý nghiêm minh các vụ án có liên quan đến hành vihành hạ, xâm hại trẻ em theo quy định của pháp luật để răn đe, giáo dục phòng ngừa chung.Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trungương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đẩy mạnh tuyên truyền, vận độnghội viên, đoàn viên và toàn xã hội lên án mạnh mẽ, kịp thời phát hiện, thông tin, thông báo, tốgiác các hành vi hành hạ, xâm hại trẻ em; tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật về bảo

vệ trẻ em Đối với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên trong gia đình, Chính phủ

đề nghị nêu cao trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhânphẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; nâng cao kiến thức, kỹ năng cần thiết

Trang 12

để bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địaphương, cơ quan có thẩm quyền trong công tác bảo vệ trẻ em

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN MỘT SỐ QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH TRỊ TRONG PHÁP

LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT

2.1 Khái niệm về quyền bình đẳng trước pháp luật

2.1.1 Quyền bình đẳng là gì

Quyền bình đẳng là một quyền cơ bản của con người Đó là quyền được xác lập tư cách con người trước pháp luật; không bị pháp luật phân biệt đối xử, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau

2.1.2 Quyền bình đẳng trước pháp luật

Bình đẳng trước pháp luật được coi là một nguyên tắc Hiến định, không chỉ thể hiện trong Hiến pháp năm 2013 mà còn được cụ thể hóa trong các lĩnh vực cụ thể của quan hệ pháp luật Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật Không ai bịphân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.” Theo đó, mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau trong một quốc gia đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật

Khoản 1 Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau vềcác quyền nhân thân và tài sản.”

Điểm b Khoản 1 Điều 3 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: “Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội”

Quyền bình đẳng trước pháp luật cũng là một trong những nguyên tắc pháp lý cơ bản ởnhiều nước Hiến pháp Việt Nam quy định: Mọi công dân Việt Nam đều có quyền bình đẳng

về quyền và nghĩa vụ Công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tínngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều cóquyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào quốc hội, hội đồng nhân dân theo quyđịnh của pháp luật Hiến pháp xác định quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới về mọi mặtchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình

2.2 Nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật

2.2.1 Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

6

Trang 13

+ Quyền của công nhân được ghi nhận trong Hiến pháp cụ thể:

Các quyền về chính trị của công dân: công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và công dân từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân; công dân có quyền tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội, tham gia vào việc thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, của địa phương;…

Quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội của công dân: công dân có quyền được bảo đảm về an sinh xã hội; có quyền được làm việc, lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm việc; công dân có quyền có nơi ở hợp pháp; công dân có quyền đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước;

Công dân có quyền tự do về ngôn luận, có quyền tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội; công dân nam và nữ đều bình đẳng về mọi mặt;…

+ Nghĩa vụ của công dân:

Nghĩa vụ của công dân là việc nhà nước đòi hỏi công dân phải thực hiện những hành vi cầnthiết khi nhà nước yêu cầu, nếu công dân không thực hiện thì nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp như giáo dục, thuyết phục thậm chí là áp dụng biện pháp cưỡng chế

Theo quy định thì công dân sẽ có các nghĩa vụ sau đây: công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia bảo vệ tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân; công dân có nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật; tham gia vào việc bảo

vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và chấp hành theo những quy tắc sinh hoạt công cộng,…

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội, quyền và nghĩa vụ không tách rời nhau, thể hiện qua việc Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình: Một số quyền cơ bản như quyền bầu cử, ứng cử, sở hữu, thừa kế, các quyền tự do cơ bản và quyền dân sự, chính trị khác, nhân quyền, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do cư trú, tự do đi lại, quyền thông tin… Nghĩa vụ lao động công ích, đóng thuế…

2.2.2 Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý

Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý bằng các chế tài theo quy định của pháp luật Ví dụ như khi truy cứu trách nghiệm pháp lý đối với chủ thể có hành vi vi phạm được quy định trong pháp luật và chỉ trong giới hạn mà pháp luật quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng Việc truy cứu trách nhiệm phải kịpthời, chính xác, công bằng, hợp lý Khi xét xử thì mọi người phải bình đẳng trước tòa án.Trên thực tế nhiều nước chưa thật sự có sự bình đẳng trong trách nhiệm pháp lý, nhất làtrong quá trình tố tụng, như tại Việt Nam, với triết lý Nho giáo đã ăn sâu từ lâu là: Hình phạt

Ngày đăng: 29/11/2024, 21:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w