1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoạt động tiếp công dân tại ủy ban nhân dân xã ia phìn huyện chư prông tỉnh gia lai

74 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt động tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
Tác giả Phạm Thị Thanh Kiều
Người hướng dẫn TS. Đặng Thị An Liên
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Nhà nước và Pháp luật
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1,39 MB

Cấu trúc

  • 1. Lí do chọn đề tài (10)
  • 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài khóa luận (12)
  • 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu (14)
    • 3.1. Mục đích nghiên cứu (14)
    • 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (14)
  • 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (14)
    • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (14)
    • 4.2. Phạm vi nghiên cứu (14)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (15)
  • 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài (15)
    • 6.1. Ý nghĩa lý luận (15)
    • 6.2. Ý nghĩa thực tiễn (15)
  • 7. Kết cấu khóa luận (16)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (17)
    • 1.1. Một số vấn đề lý luận về hoạt động tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân xã (17)
      • 1.1.1. Một số khái niệm (17)
      • 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân xã (21)
      • 1.1.3. Vai trò của hoạt động tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân xã (22)
      • 1.1.4. Chủ thể, nội dung, hình thức, thời gian thực hiện hoạt động tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân xã (23)
    • 1.2. Quy định của pháp luật về hoạt động tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân xã (25)
      • 1.2.1. Nguyên tắc tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân xã (25)
      • 1.2.2. Quy trình tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân xã (27)
      • 1.2.3. Quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể trong hoạt động tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân xã (31)
    • 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiếp công dân tại Uỷ ban nhân dân xã (33)
      • 1.3.1. Yếu tố khách quan (33)
      • 1.3.2. Yếu tố chủ quan (35)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ IA PHÌN, HUYỆN CHƯ PRÔNG, TỈNH GIA LAI29 2.1. Tổng quan về Ủy ban nhân dân xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai (38)
    • 2.1.1. Giới thiệu chung về xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai (38)
    • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai (40)
    • 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai (42)
    • 2.2.1. Tình hình thực hiện hoạt động tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân xã Ia Phìn (44)
    • 2.2.2. Những kết quả đạt được trong hoạt động tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai (49)
    • 2.2.3. Những hạn chế trong hoạt động tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai (53)
    • 2.2.4. Nguyên nhân của những hạn chế (54)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN TẠI ỦY BAN XÃ IA PHÌN, HUYỆN CHƯ PRÔNG, TỈNH GIA LAI (59)
    • 3.1. Giải pháp liên quan đến hệ thống pháp luật về tiếp công dân (59)
    • 3.2. Giải pháp liên quan đến trách nhiệm trong hoạt động tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân xã (62)
    • 3.3. Giải pháp liên quan đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân (65)
    • 3.4. Giải pháp liên quan đến cơ sở vật chất và các điều kiện khác phục vụ hoạt động tiếp công dân (67)

Nội dung

Qua đó, cơ chế phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhànước trong việc thực hiện pháp luật về TCD và pháp luật có liên quan dầnđược thống nhất, đồng thuận, nhịp nhàng, đảm bảo chất lượng

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài khóa luận

Liên quan đến hoạt động TCD ở Việt Nam hiện nay, có nhiều đề tài nghiên cứu khá đa dạng và phong phú ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó, có thể kể đến một số các đề tài nổi bật như:

Nguyễn Thanh Tú (2018), Hoạt động tiếp công dân của Thanh tra Chính phủ, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội Tác giả chú trọng nghiên cứu quan niệm về TCD; vai trò và ý nghĩa của việc TCD, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương của Đảng về TCD cũng như các quy định pháp luật về TCD Ngoài ra, tác giả còn đưa ra những dự báo làm cơ sở cho các giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp công dân, nhất là giải pháp tập trung đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, các điều kiện bảo đảm khác phục vụ hoạt động tiếp công dân [14].

Trần Thị Huyền Nhung (2018), Thực hiện pháp luật tiếp công dân của Ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội,

Luận văn Thạc sĩ, Học Viện Khoa học Xã hội, Hà Nội Luận văn đã làm rõ các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn của hoạt động TCD của UBND cấp xã tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội cũng như đưa ra quan điểm của tác giả về công tác TCD và các giải pháp nâng cao nâng cao hiệu quả hoạt động này phù hợp với tình hình thực tế [18]. Đinh Thị Thanh Nga, Lê Bí Bo (2022), Một số vấn đề từ thực tiễn thi hành pháp luật tiếp công dân hiện nay, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thành Đông, Trường Đại học Thành Đông, số 5, tr 31- 38 Trên cơ sở Luật Tiếp công dân năm 2013, bài viết đã trình bày một số nội dung về thực trạng việc thực thi pháp luật TCD, từ đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa theo pháp luật, phù hợp với yêu cầu phát triển hiện nay của đất nước [16].

Nguyễn Thế Tài ( 2023), Nâng cao chất lượng tiếp công dân trong bối cảnh chuyển đổi số, Tạp chí Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia, số 333, tr.66–70 Bối cảnh chuyển đổi số quốc gia hiện nay đã và đang đặt ra nhiều vấn đề trong thực hiện pháp luật TCD Bài viết đề xuất một số kiến nghị tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả tiếp công dân trong bối cảnh hiện nay [15].

Các đề tài nêu trên đã tập trung vào một số vấn đề và thể hiện mức độ nghiên cứu khác nhau về hoạt động TCD Tuy nhiên, các bài viết tập trung chủ yếu vào một số vấn đề về công tác TCD chứ chưa thực sự đi sâu làm rõ được nội dung TCD của UBND cấp xã, vì vậy, đề tài nghiên cứu“Hoạt động tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh

Gia Lai” sẽ không chỉ có giá trị đóng góp về mặt học thuật mà còn trở thành tư liệu khách quan, thực tế trong hoạt động TCD của UBND xã Ia Phìn theo tình hình thực tiễn trên địa bàn xã.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài là làm rõ được các vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện pháp luật TCD trong các cơ quan hành chính nói chung và UBND cấp xã nói riêng, nêu được thực trạng thực hiện hoạt động TCD tại UBND xã

Ia Phìn, từ đó, đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm bảo đảm hoạt động TCD tại UBND xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích đã đề ra ở trên, đề tài có nhiệm vụ sau:

- Nêu và phân tích cơ sở lý luận, bản chất, đặc điểm, nguyên tắc của hoạt động TCD, pháp luật về TCD và thực hiện pháp luật về TCD.

- Khái quát, đánh giá tình hình thực tiễn việc thực hiện hoạt động TCD tại UBND xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai; làm rõ những vướng mắc, bất cập, khó khăn trong việc triển khai công tác TCD tại UBND xã Ia Phìn.

- Đề xuất những quan điểm, phương hướng, giải pháp có tính khả thi cao và phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động TCD tại UBND xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong khóa luận bao gồm: Phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp đánh giá - bình luận, phương pháp hệ thống hóa và một số phương pháp khác.

Tất cả các phương pháp trên đều được vận dụng trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời, kết hợp với các phương pháp tiếp cận khách quan, khoa học, hợp lí khác để từ đó đúc kết được những kết luận rõ ràng, ngắn gọn làm sáng tỏ mục đích của đề tài, phục vụ cho lý luận và thực tiễn.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa lý luận

Đề tài sẽ trở thành một tư liệu khách quan, thực tế để đánh giá về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và hoạt động của UBND xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai nói chung và hoạt động TCD tại UBND xã Ia Phìn nói riêng Từ đó, đề tài sẽ bổ sung thêm về phương diện lý luận và pháp luật các vấn đề có liên quan đến hoạt động TCD tại một địa phương cụ thể - đó là UBND xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

Ý nghĩa thực tiễn

Từ những đánh giá, nhận xét về thực trạng hoạt động TCD của UBND xã Ia Phìn, xác định những khó khăn, hạn chế, khuyết điểm, phân tích để tìm các nguyên nhân cụ thể và đề xuất các giải pháp cần phải thực hiện để nâng cao hiệu quả của hoạt động TCD tại UBND xã Ia Phìn, huyện Chư Prông,tỉnh Gia Lai.

Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp luật về hoạt động tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân xã

Chương 2: Thực trạng hoạt động tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân xã

Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai

Chương 3: Giải pháp bảo đảm hoạt động tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ

Một số vấn đề lý luận về hoạt động tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân xã

1.1.1.1 Khái niệm tiếp công dân

Tiếp là một động từ chỉ hành động gặp và chuyện trò (với người đến với mình); tiếp chuyện, tiếp đón đối với người đến gặp mình [12].

Công dân là một danh từ chỉ cá nhân hay con người cụ thể, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi, có các quyền và nghĩa vụ được quy định trong pháp luật của một quốc gia Ở Việt Nam, Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam, quy định tại Điều 17, Hiến pháp 2013 [2].

Theo Khoản 1, Điều 2 Luật TCD 2013, khái niệm TCD là: “việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân theo quy định đón tiếp công dân để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của họ; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật” Tuy nhiên, trong thực tế, việc TCD không chỉ dừng lại ở việc đón tiếp, lắng nghe để tiếp nhận KN, TC, KNgh, PA của công dân mà còn bao gồm các công việc khác có liên quan như: giải thích, hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan đến tổ chức, cá nhân và các công việc khác thuộc trách nhiệm của mình quản lí hoặc thực hiện [4].

Theo Khoản 1, Điều 2 Luật Khiếu nại 2011, khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình [3].

Theo Khoản 1, Điều 2 Luật Tố cáo 2018, khái niệm tố cáo là việc công dân thực hiện theo thủ tục do Luật tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức Theo đó, tố cáo được chia làm 02 loại: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là việc công dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực [5].

Theo Khoản 2, Điều 2 Luật TCD 2013, kiến nghị, phản ánh được hiểu là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng của mình và đề xuất các giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước cùng với công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó [4].

1.1.1.2 Khái niệm tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân xã Điều 15, Luật Tiếp công dân 2013 quy định cụ thể việc tiếp công dân ở xã, phường, thị trấn như sau: “Việc tiếp công dân của cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn được thực hiện tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp phụ trách công tác tiếp công dân ở cấp xã và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật” [4].

Như vậy, TCD tại Ủy ban nhân dân xã là việc UBND xã giao nhiệm vụ cho cán bộ, công chức làm nhiệm vụ TCD để đón tiếp, lắng nghe, tiếp nhận

KN, TC, KNgh, PA của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện KN, TC, KNgh, PA, cũng như giải thích, hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan thuộc trách nhiệm quản lí của UBND xã [18].

Hoạt động TCD là hoạt động giao tiếp được được thực hiện thường xuyên, đều đặn, ổn định, diễn ra giữa cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm TCD và người dân để kịp thời tiếp nhận, thụ lí và giải quyết những KN, TC, KNgh, PA [19].

Tóm lại, hoạt động TCD tại UBND xã có thể được hiểu là hoạt động tiếp xúc, trao đổi diễn ra giữa UBND xã với nhân dân để kịp thời ghi nhận và giải quyết những KN, TC, KNgh, PA và các thủ tục hành chính có liên quan thuộc trách nhiệm quản lí của UBND xã.

TCD là khâu đầu trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần thúc đẩy việc giải quyết có hiệu quả KN, TC của công dân, qua đó, bảo vệ lợi ích của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công dân Đồng thời, tiếp nhận và xử lí KNgh, PA nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó, củng cố mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước [17] Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác tiếp dân, trong những năm qua, Đảng vàNhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và pháp luật về công tác này nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, củng cố niềm tin và tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước Sự tham gia của công dân vào hoạt động quản lí nhà nước là việc công dân quan tâm, can dự vào hoạt động quản lí nhà nước, nhằm đảm bảo hoặc thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể, cá nhân Mức độ tham gia của công dân vào hoạt động quản lý nhà nước được xác định gồm bốn mức độ:

Thứ nhất, về thông tin (quyền tiếp cận thông tin): chính quyền cung cấp cho công dân các thông tin về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quyết toán ngân sách địa phương hằng năm, dự án công trình đầu tư, việc quản lí và sử dụng các loại quỹ, thường là thông tin một chiều từ phía chính quyền đến công dân, công dân có ít sự phản hồi lại.

Thứ hai,về tham vấn (quyền được bày tỏ ý kiến về các vấn đề cơ bản): người dân được tham gia đóng góp ý kiến các vấn đề tại địa phương, tham gia vào quá trình phân tích và sử dụng thông tin đó.

Thứ ba, về cộng tác (quyền được bàn và biểu quyết về các vấn đề ở cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định): công dân tham gia cùng với chính quyền thực hiện các nội dung chương trình, dự án, công trình đầu tư xây dựng tại địa phương và không tham gia vào quá trình xây dựng các quy định, hoạch định chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của chính quyền địa phương.

Quy định của pháp luật về hoạt động tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân xã

1.2.1 Nguyên tắc tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân xã

Nguyên tắc 1 Việc tiếp công dân phải được tiến hành tại nơi tiếp công dân của Ủy ban nhân dân xã

Việc TCD phải được tiến hành tại nơi TCD của UBND xã Không được TCD một cách tùy tiện ở bất kì đâu mà phải tiếp tại địa điểm cụ thể-nơi TCD. Nơi TCD của UBND xã là Trụ sở tiếp công dân làm việc của UBND xã, do UBND xã đã bố trí theo quy định và phải được thông báo công khai hoặc thông báo trước cho người được tiếp.

Việc TCD phải được tiến hành tại nơi TCD của UBND xã trước hết nhằm đưa công tác TCD vào nề nếp, hạn chế các hành vi tiêu cực của cán bộ,công chức trong quá trình tiếp nhận, giải quyết đơn thư KN, TC, KNgh, PA,góp phần khắc phục tình trạng người khiếu nại, tố cáo đến nhà riêng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước làm ảnh hưởng đến công tác và sinh hoạt của họ Bên cạnh đó, việc TCD đến KN, TC, KNgh, PA còn thể hiện mối quan hệ giữaNhà nước với công dân, cụ thể ở đây là giữa UBND xã với công dân: ngườiTCD với tư cách là đại diện cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết các KN, TC, KNgh, PA của người dân, do đó, cần phải được tiến hành tại nơi tiếp công dân theo quy định; như vậy, mới bảo đảm từ phía Nhà nước trong việc thực hiện đầy đủ các thủ tục tiếp nhận KN, TC, KNgh, PA, từ đó, có cơ sở để xác định trách nhiệm của người TCD theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Nguyên tắc 2 Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân

Bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời trong hoạt động TCD có ý nghĩa rất quan trọng, qua đó, công dân có thể thực hiện được quyền làm chủ của mình, quyền tham gia quản lí nhà nước, quyền tự do ngôn luận Công khai việc TCD tạo điều kiện cho công dân sắp xếp thời gian, công việc để tham gia, thực hiện quyền và trách nhiệm của mình đối với Nhà nước Việc TCD phải kịp thời bởi các vụ việc, vấn đề phải được giải quyết nhanh chóng, tốt nhất là ngay trong thời gian giải quyết theo quy định của pháp luật thì mới đáp ứng được yêu cầu của người dân, không gây bức xúc, tạo tâm lí phẫn nộ, bức bối cho nhân dân, nhất là đối với các vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều bên, nhiều đối tượng.

Thủ tục ngày càng được đơn giản hóa và thuận tiện hơn khuyến khích công dân tham gia góp ý kiến, nói ra tâm tư, nguyện vọng; tiến gần hơn tới mục đích của việc TCD.

Giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật: đây là nội dung quan trọng, là cơ sở để người tố cáo mạnh dạn và yên tâm khi nói ra sự thật Khi đạt được nguyên tắc này sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách giữa nhân dân và cơ quan nhà nước.

Bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân: mọi công dân tới tham gia hoạt động TCD đều được đối xử như nhau, không phân biệt giới tính, dân tộc, trình độ Với tư cách là người có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết nên cá nhân, cơ quan nhà nước phải bảo đảm việc xem xét xử lí KN, TC, KNgh, PA đúng bản chất sự việc, xuất phát từ thực tế, biểu hiện một cách trung thực, không thiên lệch, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cá nhân.

Nguyên tắc 3 Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật

Người dân đến KN, TC, KNgh, PA luôn được UBND xã quan tâm, tôn trọng ý kiến, nguyện vọng Chẳng hạn, theo quy định của pháp luật, nếu vụ việc của người KN, TC đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài thì người TCD có quyền từ chối tiếp Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trường hợp công dân vẫn tiếp tục thực hiện việc KN, TC kéo dài; trong trường hợp này, cán bộ, công chức làm nhiệm vụ TCD vẫn lắng nghe, giải thích, hướng dẫn để người dân hiểu chứ không phải từ chối TCD Bởi vì, ở một khía cạnh nào đó, quyết định giải quyết của cơ quan có thẩm quyền chưa đáp ứng được tấm tư, nguyện vọng, yêu cầu của người dân và có thể ảnh hưởng đến quyền, lợi ích chính đáng của người dân nên họ vẫn tiếp tục thực hiện quyền của mình theo quy định của pháp luật.

UBND xã chuẩn bị các điều kiện về vật chất, trang thiết bị cần thiết như bàn ghế, giấy bút, nước uống; nếu tiếp đông người phải chuẩn bị cả về âm thanh, ánh sáng cũng như đảm bảo an ninh, y tế Ngoài ra, nơi TCD và thời gian tiếp cũng cần phải bố trí sao cho công dân thuận tiện nhất khi tham gia TCD [4, tr.13-15].

1.2.2 Quy trình tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân xã

Quy trình TCD đến KN, TC, KN, PA tại nơi TCD của cơ quan, tổ chức,đơn vị có trách nhiệm TCD được thực hiện theo quy định tại : Luật tiếp công dân 2013 và Thông tư số 04/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Thanh traChính phủ quy định về quy trình tiếp công dân, cụ thể như sau:

Sơ đồ 1.1 Quy trình tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Ủy ban nhân dân xã Bước 1 Xác định nhân thân của công dân

Người TCD đón tiếp, yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ tuỳ thân và các giấy tờ khác có liên quan để xác định nhân thân; để họ giới thiệu rõ họ tên, địa chỉ của mình; trường hợp được ủy quyền thì yêu cầu xuất trình giấy ủy quyền; trường hợp đại diện thì xác định tính hợp pháp của người đại diện, luật sư hoặc trợ giúp viên pháp lý.

Nếu công dân có biểu hiện say xỉn, công dân mắc bệnh tâm thần không làm chủ được nhận thức, hành vi của mình, có hành vi xúc phạm, đe dọa người tiếp công dân hoặc các trường hợp khác quy định tại Điều 9 Luật TCD

2013 thì Người TCD có quyền được từ chối TCD.

Bước 2 Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

- Khi người KN, TC, KNgh, PA có đơn trình bày ghi nội dung rõ ràng, đầy đủ thì người tiếp công dân cần xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của công dân để xử lý cho phù hợp.

- Nếu nội dung đơn thư KN, TC, KNgh, PA không rõ ràng, chưa đầy đủ thì người tiếp công dân đề nghị công dân viết lại đơn hoặc viết bổ sung vào đơn những nội dung chưa rõ, còn thiếu.

- Trường hợp không có đơn KN, TC, KNgh, PA thì người TCD hướng dẫn, giúp đỡ công dân viết đơn theo quy định của pháp luật.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiếp công dân tại Uỷ ban nhân dân xã

Hoạt động TCD tại UBND xã chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là từ các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan với mức độ, tần suất khác nhau, cụ thể:

Một là, các quy định của pháp luật về tiếp công dân và pháp luật khác có liên quan

Hệ thống pháp luật về TCD và pháp luật khác có liên quan ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hoạt động TCD tại UBND xã Nếu các quy định của pháp luật rõ ràng, dễ hiểu, các văn bản pháp luật thống nhất và không bị chồng chéo; đồng thời phù hợp với tình hình thực tế địa phương, đáp ứng yêu cầu, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân thì việc thực hiện hoạt động TCD tại UBND xã sẽ đạt hiệu quả cao và ngược lại Để đạt được hiệu quả hoạt động TCD, UBND phải thường xuyên nghiên cứu, chủ động cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới để việc thực hiện pháp luật TCD và pháp luật có liên quan đầy đủ, chính xác và có hiệu quả [18].

Hai là, điều kiện về chính trị, kinh tế của địa phương Điều kiện chính trị ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động TCD tại UBND xã, nhất là tại các địa bàn có vị trí địa chính trị trọng yếu như khu vực Tây Nguyên Điều kiện chính trị là toàn bộ các yếu tố tạo nên đời sống chính trị của xã hội tại các giai đoạn lịch sử nhất định, bao gồm môi trường chính trị; hệ thống các chuẩn mực chính trị; chủ trương, chính sách của Đảng và quá trình tổ chức, thực hiện chúng Điều kiện chính trị trên địa bàn xã có ổn định, kinh tế - xã hội trên địa bàn mới phát triển, góp phần tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân tham gia vào hoạt động TCD tại UBND xã

Tình hình phát triển kinh tế là nhân tố có tác động lớn hơn đến hoạt động TCD Bởi vì trong bối cảnh phát triển kinh tế, nhiều dự án đầu tư và việc bồi thường, giải phóng mặt bằng các quy hoạch, dự án trên địa bàn diễn ra với phạm vi rộng hơn và thường xuyên hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ của các cấp có thẩm quyền cũng như vai trò là cầu nối, hòa giải của UBND xã trong mối quan hệ giữa nhân dân với các nhà đầu tư.

Ba là, truyền thống văn hóa và trình độ dân trí

Mỗi cá nhân, nhóm người, cộng đồng người đều có đặc điểm về văn hóa, dân tộc, phong tục, tập quán đặc thù Các phong tục, tập quán, lối sống trong cộng đồng xã hội ít nhiều ảnh hưởng đến cách họ tham gia thực hiện hoạt động TCD Ví dụ, một số dân tộc thiểu số có thói quen sinh sống tại các sườn đồi núi cách xa cộng đồng xã hội nên khó tham gia, thực hiện hoạt động TCD thường xuyên.

Trình độ dân trí của nhân dân trên địa bàn cũng là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động TCD tại UBND xã Trình độ dân trí được phản ánh qua sự nhận thức về pháp luật; ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật và sử dụng, vận dụng pháp luật Ở điều kiện trình độ dân trí còn thấp, nhận thức của người dân về pháp luật còn hạn chế thì việc thực hiện pháp luật của người dân, trong đó có việc thực hiện pháp luật về TCD cũng bị hạn chế, vì vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về TCD và pháp luật khác có liên quan có ý nghĩa rất quan trọng [18].

Một là, nhận thức, thái độ, trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

Vai trò của người đứng đầu rất quan trọng, vì vậy Chủ tịch UBND xã cần có nhận thức đúng đắn, thái độ, quan điểm rõ ràng và quan tâm, chú trọng vị trí, vai trò của hoạt động TCD; có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện công tác này tại cơ quan, đơn vị đảm bảo quy định của pháp luật và yêu cầu thực tế của đơn vị; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và bố trí những cá nhân có đủ khả năng và tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thi nhiệm vụ TCD tại UBND xã, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lí nhà nước của cơ quan, đơn vị Ngược lại, đối với những cơ quan, đơn vị có người đứng đầu không nhận thức được vai trò quan trọng của TCD; chưa thực hiện nghiêm theo quy định của pháp luật về TCD; né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, thiếu quyết tâm trong việc TCD thì hoạt động TCD sẽ được thực hiện không đảm bảo và không mang lại hiệu quả cao [22].

Hai là, năng lực và phẩm chất của người được giao nhiệm vụ tiếp công dân

Người TCD trực tiếp tiếp xúc, làm việc với nhân dân; vì thế, có thể nói, hoạt động TCD đạt hiệu quả tốt hay không tốt phần lớn phụ thuộc vào thái độ hành vi, khả năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp của đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp dân Người TCD có thái độ tích cực, nhiệt tình trong công việc; có trình độ chuyên môn cao, có hiểu biết rộng các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội thì sẽ có nhiều thuận lợi trong công tác TCD [22].

Ba là, điều kiện về tổ chức và cơ sở vật chất phục vụ tiếp công dân

Cơ sở vật chất phục vụ TCD bao gồm cở sở hạ tầng, trang thiết bị kĩ thuật đầy đủ bao gồm: phòng bố trí TCD, bàn ghế, sổ sách, thiết bị máy móc về lưu trữ, ghi chép, ghi âm, ghi hình Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ TCD ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động TCD Điều kiện cơ sở vật chất tại UBND xã đầy đủ, đảm bảo sẽ tạo thuận tiện cho công dân trong việc đi lại và tham gia hoạt động TCD tại trụ sở UBND xã, ngoài ra, cơ sở vật chất mang lại sự thoải mái không chỉ cho người dân mà cả người TCD trong quá trình tiếp dân Việc ứng dụng công tin vào hoạt động TCD tại UBND xã cũng cần được quan tâm hơn nữa: tạo sổ TCD điện tử, tiếp nhận đơn thư của công dân qua hòm thư điện tử, đặt lịch hẹn TCD trước, sắp xếp lịch TCD và thông báo lịch tiếp thông qua ứng dụng nhắn tin như email, zalo Do dó, giúp UBND xã dễ tổng hợp để báo cáo lại cho cấp trên có thẩm quyền về hoạt động TCD cũng như dễ quản lí việc thực hiện công tác này trên địa bàn.

Tóm lại, hoạt động TCD chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau, trong đó có nhân tố ảnh hưởng trực tiếp, nhân tố ảnh hưởng gián tiếp.Đối với từng địa phương cụ thể khác nhau cần xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố để có các biện pháp tác động phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động TCD.

TCD là hoạt động quan trọng trong các hoạt động của Đảng và công tác quản lí của Nhà nước Thông qua việc TCD, Nhà nước tiếp nhận được các

KN, TC, KNgh, PA của nhân dân liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. Khi thực hiện nhiệm vụ TCD, cán bộ, công chức làm nhiệm vụ TCD thay mặt cơ quan Nhà nước lắng nghe tiếng nói của dân; vì vậy, thái độ của họ được người dân xem như thái độ của Đảng và Nhà nước đối với yêu cầu của nhân dân Làm tốt công tác TCD sẽ góp phần phát huy bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân của Nhà nước ta, củng cố thêm mối quan hệ chặt chẽ, bền vững giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước Mặt khác, thông qua công tác TCD giúp cho Đảng và Nhà nước không ngừng tiếp nhận những thông tin phản hồi từ thực tế và những vấn đề nảy sinh từ hiện thực cuộc sống, từ đó, đề ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân.

Năm 2013, Luật tiếp công dân ra đời, đánh dấu mốc quan trọng đối với lịch sử hình thành và phát triển pháp luật TCD Luật Tiếp công dân đã xác định rõ mô hình TCD của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị của nước ta; quy định rõ tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quanTCD, người phụ trách cơ quan TCD, cán bộ TCD; mối quan hệ giữa các cơ quan có trách nhiệm TCD, giữa cơ quan TCD với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; quy định rõ hoạt động TCD; điều kiện bảo đảm hoạt độngTCD, quản lý nhà nước về công tác TCD Luật TCD là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể có liên quan đến hoạt động TCD, đặc biệt là của UBND cấp xã- là cấp gần dân nhất.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ IA PHÌN, HUYỆN CHƯ PRÔNG, TỈNH GIA LAI29 2.1 Tổng quan về Ủy ban nhân dân xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai

Giới thiệu chung về xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai

Xã Ia Phìn nằm ở phía bắc huyện Chư Pông, tỉnh Gia Lai, trung tâm xã nằm ở thôn Hoàng Tiên, trên trục đường tỉnh lộ 663, cách trung tâm huyện 5 km Phía đông, đông nam xã Ia Phìn giáp xã Ia Băng, phía tây giáp xã ThăngHưng và xã Ia Drăng, phía nam giáp xã Ia Kly và thị trấn Chư Prông, phía bắc,tây bắc giáp xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông Với vị trí thuận lợi cùng với hệ thống giao thông liên xã, liên thôn, giao thông nội đồng phát triển, đã tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào các dân tộc xã Ia Phìn trong việc giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế-xã hội Những năm gần đây, việc trao đổi nông sản, thương mại, dịch vụ giữa người dân trong và ngoài xã rất thuận lợi Nhờ giao thông thuận tiện nên nông sản do nông dân xã sản xuất không còn bị ép giá từ tư thương và lái buôn; vì vậy đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt [23].

2.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên và khí hậu Đất vùng Ia Phìn chủ yếu là loại đất feralit nâu đỏ, nâu vàng trên đá bazan và đen xám Thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét thấp, chứa hàm lượng bùn và cát mịn cao, bề mặt giàu mùn, giàu chất lân và kali phù hợp với các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn như đậu đỗ các loại, mè, lạc, và cây công nghiệp lâu năm như cao su, cà phê, hồ tiêu.

Tài nguyên nước của xã tương đối dồi dào Trên địa bàn Ia Phìn có hồ Hoàng Ân, nằm phía đông nam của xã, có diện tích mặt nước hơn 90 ha, được xây dựng kiên cố, có hệ thống kênh mương hợp lí chia ra các thôn, ngoài việc cung cấp cho sinh hoạt và tưới tiêu phục vụ sản xuất cho nhân dân trong vùng, hồ Hoàng Ân còn là nguồn cung cấp nước cho các đập thủy điện Ia Drăng 1- 2-3 Có hai con suối chính chảy qua địa bàn xã là Suối Grang và Suối Ia Mua; phục vụ cho diện tích cây trồng và người dân sinh sống gần suối.

Khí hậu xã Ia Phìn mang đặc tính chung của khí hậu vùng cao nguyên nên nhiệt độ trung bình năm khá cao ( khoảng 22,5  C), lượng ẩm không khí trung bình trong năm khoảng 80% và lượng mưa ở Ia Phìn cũng cao từ 2.200

2.1.1.3 Đặc điểm dân cư và tổ chức xã hội

Theo Nghị định số 65/1998/NĐ-CP, xã Ia Phìn có 4.203 ha diện tích tự nhiên và 3.219 nhân khẩu lúc bấy giờ Tính đến cuối năm 2019, xã Ia Phìn có hơn 1.600 hộ, gần 6.500 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỉ trọng không nhỏ 13,3% dân số toàn xã Mật độ dân số của xã là 153,6 người/km2, gấp 2,5 lần so với mật độ bình quân chung của huyện Chư Prông

(61,4 người/km2) nên nhìn chung khá đông đúc.

Người dân trên địa bàn xã Ia Phìn theo 4 tôn giáo chính là Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao đài Đến cuối năm 2014, trên địa bàn xã có khoảng

1200 người theo đạo và 5 chức việc đang hoạt động.

Chủ yếu của người dân xã Ia Phìn là làm nông nghiệp Các ngành nghề khác như công nghiệp, dịch vụ, thủ công mỹ nghệ chiếm tỷ trọng thấp Xã có nguồn lao động tương đối dồi dào, số người trong độ tuổi lao động chiếm hơn50% tổng dân số của xã Tuy nhiên, do nhận thức kém và trình độ văn hóa chưa cao nên số lao động đã qua đào tạo của xã chiếm tỉ lệ không cao, gây khó khăn trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất và đời sống [23, tr.24-25].

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai

Cấp xã là một đơn vị hành chính nhà nước cấp cơ sở của chính quyền địa phương, bao gồm các tên gọi là xã, phường hoặc thị trấn Theo Khoản 1 Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp, do HĐND cùng cấp bầu ra; là cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương; chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý trực tiếp của UBND cấp huyện và chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương.

Căn cứ Điều 34 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, được sửa đổi bởi Khoản 12, Điều 2 Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019, cơ cấu của UBND xã Ia Phìn gồm:

- Chủ tịch UBND xã: Là người lãnh đạo và điều hành công việc chung của Uỷ ban nhân dân, chịu trách nhiệm cá nhân về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật, cùng với tập thể Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt động của Uỷ ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước cơ quan nhà nước cấp trên.

- Hai Phó Chủ tịch: Là cán bộ chuyên trách lãnh đạo UBND, chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo điều hành các hoạt động thuộc lĩnh vực do Chủ tịch xã phân công Cụ thể là:

+ Một Phó Chủ tịch UBND phụ trách lĩnh vực kinh tế

+ Một Phó Chủ tịch UBND phụ trách lĩnh vực văn hóa - xã hội

- Hai Ủy viên: Ủy viên chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công trước chủ tịch Ủy ban nhân dân và cùng với tập thể Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên, cụ thể:

+ Trưởng công an xã : là Ủy viên phụ trách các vấn đề về an ninh. + Chỉ huy trưởng Ban chấp hành quân sự : là Ủy viên phụ trách nhiệm vụ liên quan đến quốc phòng, quân sự ở cấp xã.

- Ngoài ra, còn có các chức danh khác giúp việc bao gồm các công chức phụ trách chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm giúpChủ tịch Uỷ ban nhân dân xã quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã giao, bao gồm các chức danh sau: văn phòng - thống kê; tài chính- kế toán; địa chính –nông nghiệp - xây dựng – môi trường; tư pháp - hộ tịch; văn hoá – thông tin.[6,tr.25-26] [7,tr.25-26]

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã Ia Phìn

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai

Chức năng chính của UBND xã Ia Phìn đó là quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn xã trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng theo các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và theo sự phân công chỉ đạo thực hiện của lãnh đạo cấp trên Qua đó, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần tạo dựng đời sống vật chất và tinh thần vững mạnh cho người dân.Ủy ban nhân dân xã hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò của tập thể Bên cạnh đó cũng đề cao trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên của ủy ban nhân dân xã Mỗi thành viên sẽ chịu trách nhiệm về từng nhiệm vụ mà mình được giao.

Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã được quy định tại Điều 35 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:

- Xây dựng và trình Hội đồng nhân dân (HĐND) xã quyết định các nội dung thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND xã như:

+ Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã.

+ Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.

+ Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của xã trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt.

Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền (Nội dung này được sửa đổi tại Khoản 11, Điều 2 Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019) [7].

- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã [6].

2.2 Thực trạng hoạt động tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân xã Ia

Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai

Tình hình thực hiện hoạt động tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân xã Ia Phìn

Công chức được phân công

Bảng 2.1: Tổng hợp hoạt động tiếp công dân tại UBND xã Ia Phìn năm 2020 – 2023 (Nguồn: Báo cáo của UBND xã Ia Phìn về kết quả công tác tiếp công dân và giải quyết KN, TC, KNgh, PA của công dân năm 2020-2023)

Hoạt động TCD trên địa bàn xã được cán bộ, công chức làm nhiệm vụ TCD thực hiện thường xuyên, ổn định theo đúng quy định Giai đoạn từ năm

2020 đến năm 2023, UBND xã Ia Phìn đã ghi nhận 84 lượt TCD; trung bình ghi nhận 21 lượt tiếp một năm, khoảng 1-2 lần mỗi tháng Trong đó, Chủ tịch UBND xã trực tiếp tiếp dân 13 lượt chiếm 15% tổng số lượt tiếp; công chức được phân công tiếp 71 lượt, chiếm 85% tổng số lượt tiếp; hầu hết các lượt TCD được ghi nhận tại các buổi tiếp dân thường xuyên do công chức được phân công nhiệm vụ thực hiện Năm 2020 ghi nhận số lượt TCD ít nhất chỉ 11 lượt và trình bày trực tiếp 1 lượt duy nhất do đây là thời kì giãn cách xã hội do đại dịch covid-19, mọi người đều duy trì khoảng cách, hạn chế tiếp xúc.

Năm 2022 ghi nhận số lượt tiếp nhiều nhất 36 lượt gấp 3 lần so với năm 2020 bởi đây là năm trên địa bàn triển khai dự án đầu tư điện gió, vì vậy, nhiều vấn đề vướng mắc về hỗ trợ, bồi thường, giải phóng mặt bằng xảy ra, yêu cầu cần có nhiều cuộc trao đổi, đối thoại hơn giữa người dân và đơn vị thực hiện dự án với chính quyền địa phương làm trung gian.

Khi TCD, công dân trình bày thông qua hai hình thức là trực tiếp và bằng đơn Hoạt động TCD tại UBND xã Ia Phìn ghi nhận 37 lượt tiếp dân trình bày trực tiếp, chiếm 56% tổng số lượt tiếp; 47 lượt tiếp dân trình bày bằng đơn, chiếm 44% tổng số lượt TCD.

Biểu đồ 2.1 Tổng hợp tiếp công dân bằng đơn tại Ủy ban nhân dân xã Ia Phìn năm 2020-2023 (Nguồn: Báo cáo của UBND xã Ia Phìn về kết quả công tác tiếp công dân và giải quyết KN, TC, KNgh, PA của công dân năm 2020-2023)

Công dân trình bày bằng đơn có phần lớn đơn thư được gửi qua đường bưu điện (20/28 đơn, chiếm hơn 71% tổng số lượt TCD trình bày bằng đơn);sau khi nhận được đơn thư cán bộ, công chức làm nhiệm vụ TCD liên hệ với công dân ngay để xác nhận nhân thân của người KN, TC, KNgh, PA; nếu đơn thư đủ điều kiện tiếp nhận thì sẽ được tiến hành phân loại và xử lí ngay; trường hợp đơn thư chưa đủ điều kiện tiếp nhận thì hướng dẫn công dân làm lại đơn hoặc đến trực tiếp cơ quan để hướng dẫn khi đơn thư thuộc thẩm quyền của cơ quan, nếu đơn thư không thuộc thẩm quyền thì cán bộ, công chức tiến hành xử lí theo quy định: hướng dẫn công dân gửi đơn hoặc chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết Phần lớn đơn thư đều trình bày chưa đúng quy định, nội dung đơn chưa rõ ràng, dài dòng, lan man; tuy nhiên tình hình này ngày càng được cải thiện, cho thấy trình độ dân trí, khả năng hiểu biết của người dân trên địa bàn đang ngày càng nâng cao và hoàn thiện hơn Dù thực hiện TCD thông qua hình thức nào, người làm nhiệm vụ TCD tại UBND xã Ia Phìn cũng nghiên túc thực hiện tiếp dân theo quy trình và tuân thủ pháp luật TCD và pháp luật khác có liên quan.

Biểu đồ 2.2 Phân loại tiếp công dân theo nội dung tại nơi tiếp công dân xã Ia Phìn năm 2020-2023 (Nguồn: Báo cáo của UBND xã Ia Phìn về kết quả công tác tiếp công dân và giải quyết KN, TC, KNgh, PA của công dân năm 2020-2023)

Phân loại theo nội dung TCD tại UBND xã Ia Phìn cho thấy phần lớn các vụ việc đều là kiến nghị, phản ánh của công dân Trong bốn năm từ 2020-

2023 có tổng cộng 71 lượt tiếp dân với nội dung là kiến nghị, phản ánh, chiếm 85% tổng số lượt TCD; 12 lượt TCD có nội dung là khiếu nại, chiếm 14% tổng số lượt tiếp; ít nhất là nội dung về tố cáo chỉ có 1 lượt tiếp vào năm 2022, chiếm 1% tổng số lượt tiếp Ghi nhận số lượt TCD có nội dung tố cáo ít như trên thể hiện hai khía cạnh: về mặt tích cực, ít có nội dung tố cáo trong hoạt động TCD thì ít có hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cũng như hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; thể hiện sự minh bạch, vững mạnh trong việc sử dụng quyền lực nhà nước của UBND xã Ia Phìn; về mặt tiêu cực, ít có nội dung tố cáo có thể do mức độ tin tưởng của nhân dân đối với cơ quan nhà nước còn thấp, nhân dân e ngại sự bao che, nghi ngờ năng lực làm việc của cơ quan có thẩm quyền; đồng thời sợ bị trả thù, trù dập khi đứng ra tố cáo.

Xử lí Để lại giải quyết Trả lại đơn và hướng dẫn

Không thuộc thẩm quyền, chuyển đơn

Bảng 2.2: Xử lí khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân xã Ia Phìn năm 2020-2023 (Nguồn: Báo cáo của UBND xã Ia Phìn về kết quả công tác tiếp công dân và giải quyết KN, TC, KNgh, PA của công dân năm 2020-2023)

Về xử lí đơn và vụ việc TCD theo thẩm quyền: trường hợp nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết thì cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp dân để lại giải quyết 75 đơn/vụ việc, chiếm 89% tổng số đơn/vụ việc; 8 đơn/vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết, chiếm 10% tổng số đơn/vụ việc, xử lí bằng cách trả lại đơn và hướng dẫn công dân đến đúng nơi để nộp đơn; có 1 đơn/vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng chuyển đơn, chiếm 1% tổng số đơn/vụ việc, do đó là đơn tố cáo nên theo quy định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo.

Biểu đồ 2.3 Tổng hợp nội dung đơn theo lĩnh vực được tiếp nhận qua hoạt động tiếp công dân tại UBND xã Ia Phìn năm 2020 – 2023

(Nguồn: Báo cáo của UBND xã Ia Phìn về kết quả công tác tiếp công dân và giải quyết KN, TC, KNgh, PA của công dân năm 2020-2023)

Kết quả TCD tại UBND xã Ia Phìn cho thấy các vụ việc chủ yếu là những mâu thuẫn xuất phát từ tranh chấp đất đai (lấn chiếm đất, tranh chấp về ranh giới đất liền kề, đường lối đi chung, tranh chấp về việc đòi lại đất),thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng quy định; tranh chấp dân sự (chiếm đoạt tài sản, mua bán, hợp đồng lao động, vay tài sản, bồi thường thiệt hại); hôn nhân gia đình (tranh chấp về li hôn, chia tài sản sau li hôn và quyền nuôi con); cụ thể như sau:

Tiếp công dân có nội dung liên quan đến lĩnh vực đất đai tổng cộng 45 lượt, chiếm 54% tổng số lượt TCD, nguyên nhân do từ khi nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường, đất đai ngày càng có giá trị và trở thành một tài sản lớn đối với bất cứ ai, do vậy theo lẽ tự nhiên, trở thành đối tượng quan tâm của hầu hết mọi người; TCD có nội dung liên quan đến lĩnh vực dân sự tổng cộng 22 lượt, chiếm 26% tổng số lượt TCD; TCD có nội dung liên quan đến lĩnh vực hôn nhân-gia đình tổng cộng 6 lượt, chiếm 7% tổng số lượt TCD. Ngoài ra, TCD còn có nội dung liên quan đến lĩnh vực khác như chế độ- chính sách, môi trường, thủy lợi, cầu đường tổng cộng 11 lượt, chiếm 13% tổng số lượt TCD Đền bù, giải phóng mặt bằng thuộc lĩnh vực đất đai và bồi thường thiệt hại thuộc lĩnh vực dân sự luôn là vấn đề nóng, nhất là trong năm

2022 khi dự án điện gió diễn ra trên địa bàn xã vì vậy chỉ tính riêng năm 2022 số lượt tiếp dân liên quan đến hai vấn đề này là 31 lượt, chiếm gần 37% tổng số lượt TCD trong 4 năm từ 2020-2023.

Những kết quả đạt được trong hoạt động tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai

Trong việc đón tiếp công dân để lắng nghe khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của họ:

Thứ nhất,đảm bảo và tuân thủ pháp luật trong hoạt động TCD tại

UBND xã Ia Phìn Đảng ủy, UBND thực hiện khá tốt nguyên tắc TCD : bố trí nơi TCD tại địa điểm thuận tiện, đảm bảo cơ sở vật chất cần thiết, bố trí cán bộ tiếp dân thường xuyên và có kế hoạch phân công lãnh đạo TCD định kì theo quy định Công khai, minh bạch lịch TCD, thành phần tiếp dân tại bảng thông báo xã.

Hình 2.2 Thông báo TCD được dán công khai tại bảng thông báo

+ Thời gian TCD: Theo nội quy TCD của UBND xã Ia Phìn, các buổi tiếp dân được tiến hành trong các ngày làm việc hành chính từ thứ hai đến thứ sáu; thời gian cụ thể: buổi sáng từ 8 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 14 giờ đến

17 giờ Ngoài ra, theo tháng, UBND xã cũng thông báo lịch tiếp dân trực tiếp của chủ tịch UBND xã đến người dân tại bảng thông báo của UBND xã cũng như thông báo bằng loa phát thanh đến từng thôn, làng trên địa bàn.

+ Địa điểm TCD: được UBND xã Ia Phìn bố trí tại trụ sở UBND xã,chú ý đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ, nội quy tiếp dân được công khai dán trước phòng TCD; lịch TCD định kì cũng được công khai tại bảng thông báo, tạo điều kiện cho công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được dễ dàng, thuận lợi.

Hình 2.3 Phòng tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân xã Ia Phìn

+ Hoạt động TCD luôn được thực hiện đúng quy trình, thủ tục đã công khai Tuy nhiên, vì đều sinh sống, làm việc ở địa bàn xã nên nhiều trường hợp công dân là người quen với cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân vì vậy bước tiếp xúc ban đầu khi TCD sẽ được lược bỏ bớt Tuy nhiên, hoạt động TCD của UBND xã Ia Phìn vẫn được đảm bảo đúng quy trình, thủ tục theo Thông tư số 06/2021/TT-TTCP và nội quy tiếp công dân của cơ quan đã ban hành ngày 1/4/2017, giữ vững tinh thần và đảm bảo khách quan, công bằng, bình đẳng và không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.

Thứ hai, về thái độ TCD và mức độ am hiểu nghiệp vụ : dù có giỏi giang đến mấy mà thái độ làm việc không đúng đắn thì cũng chẳng thể nào làm tốt công việc được Trình độ chuyên môn có thể học và tiếp nhận một cách bị động; nhưng nền tảng văn hóa, tính cách lại rất khó thấy và cần có sự tích cực và chủ động tiếp thu, trau dồi Cán bộ, công chức làm nhiệm vụ TCD tại UBND xã Ia Phìn luôn có thái độ hòa nhã, thân thiện và nhiệt tình, luôn đề cao tinh thần, trách nhiệm của bản thân và cố gắng làm tốt nhiệm vụ được giao Họ luôn đặt mình vào vị thế của nhân dân để thấu hiểu, thông cảm cho dân vì vậy hiểu và giải quyết được nhiều vấn đề cho nhân dân, không để vụ việc nào kéo dài, thành phức tạp, tạo điểm nóng làm nhân dân thất vọng, bức xúc.

Cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp dân được bồi dưỡng và rèn luyện các kĩ năng nghiệp vụ TCD, phân loại, xử lí đơn và giải quyết KN, TC, KNgh,

PA thuộc thẩm quyền theo từng đợt bồi dưỡng nghiệp vụ phù hợp với từng thời kì thực tế Bản thân cán bộ, công chức cũng tự mình tìm tòi học hỏi, trau dồi thường xuyên các kiến thức pháp luật về TCD, khiếu nại, tố cáo và pháp luật có liên quan, cũng như rèn giũa các nghiệp vụ TCD đã được bồi dưỡng trước đó cho thành thạo, nhuần nhuyễn đến mức am hiểu, hiểu biết rõ đến từng chi tiết.

Trong việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân:

Thứ nhất,hoạt động TCD và giải quyết KN, TC, KNgh, PA luôn được UBND xã Ia Phìn quan tâm, xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của địa phương Thông qua công tác TCD, giúp cho UBND xã nắm được những tâm tư, nguyện vọng, những thông tin phản hồi, các đề xuất, góp ý thiết thực của nhân dân từ thực tiễn trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, từ đó kịp thời chấn chỉnh, sửa chữa các nội dung chưa phù hợp Đồng thời việc tiếp nhận đơn thư và giải quyết

KN, TC, KNgh, PA của công dân được tiến hành nhanh chóng, rõ ràng hơn khi có sự tiếp xúc trực tiếp, tìm hiểu thông tin hai chiều giữa người dân và cán bộ, công chức tiếp dân; như vậy, sẽ hạn chế việc khiếu nại, tố cáo tràn lan, vượt cấp, kéo dài cũng như nhiều bất cập khác trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Thứ hai, việc nhận và xử lí đơn thư KN, TC, KNgh, PA có nhiều tiến bộ, cơ bản số đơn thư đều được xử lí kịp thời, đúng thời hạn theo luật định;các đơn thư không thuộc thẩm quyền đều được chuyển hoặc hướng dẫn công dân đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết Chất lượng giải quyết đơn thư cũng được nâng cao, nhìn chung đảm bảo về trình tự, thủ tục, thẩm quyền và hình thức văn bản cũng như giải đáp được vướng mắc, khó khăn cho người dân.

Những hạn chế trong hoạt động tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, UBND xã Ia Phìn khi thực hiện công tác TCD vẫn còn mắc những hạn chế, khuyết điểm cần khắc phục để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động TCD trong thời gian tới:

Trong việc đón tiếp công dân để lắng nghe khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của họ:

Thứ nhất, có trường hợp công dân đến cơ quan tham gia hoạt động TCD nhưng không chấp hành nội quy quy định TCD của xã Ia Phìn, có thái độ không hợp tác, xúc phạm đến cán bộ, công chức làm nhiệm vụ, thậm chí còn gây gổ làm bị thương cán bộ, công chức làm nhiệm vụ TCD.

Thứ hai, thời gian và nhân lực thực hiện công tác tiếp công dân được bố trí chưa hợp lí Thời gian và thành phần tham gia TCD đôi khi bị thay đổi đột xuất, đặc biệt là các buổi TCD thường xuyên của các lãnh đạo, làm ảnh hưởng tới công việc cần giải quyết của người dân Điều này gây bức xúc, khiến công dân rơi vào trạng thái khó chịu, bực bội và dễ mất kiểm soát khi bỏ thời gian, sắp xếp công việc khác để tới cơ quan nhưng lại không được đón tiếp Dù những trường hợp như vậy diễn ra không nhiều nhưng ít nhiều vẫn ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động TCD tại UBND xã Ia Phìn.

Trong việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân:

Một là, việc thuyết phục, hướng dẫn công dân trong một số trường hợp chưa hiệu quả Cán bộ, công chức làm nhiệm vụ TCD thường xuyên gặp phải trường hợp công dân KN, TC, KN, PA một nội dung liên tục, dai dẳng dù đã được giải thích hướng dẫn vụ việc không thuộc thẩm quyền; đối tượng bị khiếu nại không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; kiến nghị, phản ánh của công dân đã được tiếp nhận, đã và đang trong quá trình xử lí nhưng công dân vẫn liên tục kiến nghị, phản ánh.

Hai là, một số vụ việc có thời gian tiếp nhận, xử lý còn kéo dài Theo Khoản 1 Điều 28 Luật Tiếp công dân 2013, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận nội dung KN, TC, KN, PA, người TCD có trách nhiệm trả lời trực tiếp hoặc thông báo bằng văn bản đến công dân Tuy nhiên, vì các lí do khác nhau nên còn để xảy ra các vụ việc kéo dài, không kịp thời xử lí, thông báo kết quả xử lí, thụ lí đơn để công dân phải đến cơ quan để trực tiếp xác nhận, đôi khi công dân còn gửi đơn vượt cấp để xử lí vụ việc hoặc đề nghị cơ quan cấp trên đôn đốc, chỉ đạo xử lí.

Trên đây là những khuyết điểm còn tồn tại trong quá trình thực hiện công tác TCD tại UBND xã Ia Phìn Đây đều là những tồn tại, khuyết điểm có thể được hạn chế, khắc phục bằng cách xác định những nguyên nhân gây ra và tìm được các giải pháp thích hợp.

Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế trong hoạt động TCD tại UBND xã Ia Phìn đều có nguyên nhân của nó, trong đó chủ yếu xuất phát từ hai nguyên nhân: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

2.2.4.1 Về nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, nhận thức người dân còn kém, trình độ văn hóa chưa cao

Nhìn chung trên địa bàn xã do chủ yếu người dân làm nông và đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỉ trọng không nhỏ (khoảng 13,3% dân số toàn xã )[23] nên nhận thức người dân còn kém, trình độ văn hóa chưa cao Người dân chưa chú ý đến những văn bản hướng dẫn và các văn bản liên quan đến lịch tiếp dân cũng như thành phần TCD được niêm yết công khai tại UBND xã, vì vậy, việc hướng dẫn, giải thích cho công dân còn gặp nhiều khó khăn, đôi lúc vẫn còn khiếu nại không đúng thẩm quyền, không đúng quy trình, không đúng chủ thể, đối tượng theo luật định.

Thứ hai, sắp xếp thời gian, bố trí nhân lực chưa phù hợp

Do cán bộ lãnh đạo và công chức được giao nhiệm vụ TCD kiêm nhiệm rất nhiều công việc nên việc bố trí sắp xếp thời gian TCD còn hạn chế, thường xuyên thay đổi ngày, giờ TCD làm ảnh hưởng đến việc giải quyết

KN, TC, KN, PA của nhân dân, nhiều khi còn gây bức xúc cho công dân vì hầu như khi thay đổi lịch TCD đều không được thông báo trước Ngoài ra, việc kiêm nhiệm nhiều công việc còn làm cho cán bộ lãnh đạo chưa kịp thời tìm hiểu những nguyện vọng, tâm tư chính đáng của nhân dân, chưa quan tâm thường xuyên, đúng mực đến công tác khảo sát cơ sở để nắm bắt tình hình thực tế một cách chính xác, nhanh chóng, bắt kịp điểm nóng.

Thứ ba, công tác phối hợp tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh còn hạn chế

Công tác phối hợp, hợp tác khi giải quyết công việc của các cơ quan, bộ phận thiếu chặt chẽ, chưa thật sự nhịp nhàng,đồng bộ Khi giải quyết vụ việc cần tiến hành các công việc như xác minh thực tế, trưng cầu giám định cần yêu cầu các cơ quan, đơn vị phối hợp giúp sức thì đôi khi họ lại phớt lờ,lảng tránh hoặc làm một cách hời hợt khiến cho công tác gặp khó khăn, không theo kịp tiến độ, không thể đưa ra kết quả hài lòng, gây bức xúc cho người dân.

Khả năng phối hợp, làm việc còn chưa nhịp nhàng, ăn khớp, chưa có sự chủ động phối hợp giữa UBND xã Ia Phìn với HĐND cùng cấp trong công tác lãnh đạo, điều hành, tham mưu.

2.2.4.2 Về nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, tính ổn định của hệ thống pháp luật về tiếp công dân chưa cao

Luật TCD 2013 ra đời đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong lịch sử pháp luật Việt Nam về lĩnh vực TCD Trước đó, công tác TCD đầu tiên được hoạt động theo Thông báo số 164-TB/TW về việc tiếp công dân và bảo vệ Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước Ngày 07-8-

1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 89/CP kèm theo Quy chế tổ chức tiếp công dân Ngày 16/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 858/QĐ-TTg, về việc phê duyệt Đề án Đổi mới công tác tiếp công dân; theo đó thống nhất mô hình tổ chức và hoạt động của cơ quan tiếp công dân các cấp Luật Tiếp công dân được Quốc hội thông qua ngày 25-11-2013 và có hiệu lực kể từ ngày 01-7-2014 Nghị định 64/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiếp công dân có hiệu lực từ 15/8/2014 Thông tư số 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 về Quy trình tiếp công dân; sau đó được thay thế bằng Thông tư số 04/2021/TT-TTCP ngày 1/10/2021 về Quy trình tiếp công dân.

Như vậy, các văn bản quy phạm pháp luật thường xuyên có sự thay đổi; việc sửa đổi cũng như bổ sung và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành thường ra sau khá lâu làm cho hệ thống văn bản áp dụng không đồng bộ, gây khó khăn, chậm trễ trong quá trình thực hiện việc tiếp dân, tiếp nhận, phân loại và giải quyết đơn thư KN, TC, KNgh, PA.

Thứ hai,hạn chế về cách thức thực hiện tiếp công dân

Hoạt động TCD tại UBND xã Ia Phìn được thực hiện thông qua 2 hình thức là công dân đến trình bày trực tiếp và trình bày bằng đơn (đến trực tiếp cơ quan để nộp đơn hoặc gửi đơn qua đường bưu điện), nhưng hình thức công dân đến trình bày trực tiếp vẫn chiếm đa số.

Dịch covid 19 cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm mạnh số lượt TCD trong giai đoạn từ cuối năm 2019 đến giữa năm 2021 vì nhân dân sự lo ngại tiếp xúc, việc bị nhiễm bệnh nên sức khỏe không đảm bảo vì vậy không còn thời gian và tâm sức để quan tâm các vấn đề kinh tế- chính trị- xã hội khác Tuy nhiên, UBND xã Ia Phìn cũng chưa quan tâm, chú ý và chưa đưa ra được các giải pháp để khắc phục tình trạng này Việc KN, TC, KN, PA qua đơn thư được gửi qua đường bưu điện cũng có nhưng chưa thật sự hiệu quả vì tình trạng dịch bệnh nên nhiều đơn thư bị chậm gửi, có đơn thư còn bị thất lạc do quá trình vận chuyển quá lâu.

Thứ ba, thiếu hình thức bồi dưỡng về nghiệp vụ và kỹ năng tiếp công dân

Nghiệp vụ và kỹ năng tiếp công dân là nội dung quan trọng, cần được bồi dưỡng thường xuyên, liên tục cho những người làm nhiệm vụ TCD nhưng lại chưa được chú trọng, quan tâm Phần lớn, các cán bộ, công chức thực hiện công tác TCD chỉ được đào tạo, bồi dưỡng tập trung khi nhận nhiệm vụ lần đầu tiên chứ không được bồi dưỡng thường xuyên thông qua các hình thức như hội thảo, chuyên đề, tọa đàm để nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng TCD cho họ sau này; người làm nhiệm vụ tiếp dân thường phải tự học, tự rèn luyện dựa trên tích lũy kinh nghiệm cá nhân.

Những nguyên nhân chủ quan và khách quan nêu trên chính là cơ sở để đưa ra những giải pháp thích hợp, hiệu quả nhằm đảm bảo hoạt động tiếp công dân tại UBND xã Ia Phìn cũng như cải thiện và nâng cao chất lượng công tác này trên địa bàn xã Ia Phìn.

Trong thời gian qua, với sự chỉ đạo thường xuyên và kịp thời của Đảng uỷ, HĐND, UBND xã cùng với việc chủ động của cán bộ chuyên môn, sự phối hợp của mặt trận và các đoàn thể từ xã xuống cơ sở, hoạt động TCD, công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân đã đạt được nhiều mặt tích cực góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển

Phần lớn nội dung TCD liên quan đến đất đai : lấn chiếm đất, tranh chấp về ranh giới đất liền kề, đường lối đi chung, tranh chấp về việc đòi lại đất; thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bồi thường không đúng quy định hoặc liên quan đến các tranh chấp dân sự như : chiếm đoạt tài sản, mua bán hàng hóa nông sản, hợp đồng lao động, vay tài sản, bồi thường thiệt hại; liên quan đến hôn nhân gia đình như các vụ việc tranh chấp về li hôn, chia tài sản sau li hôn, quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng sau li hôn.

GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN TẠI ỦY BAN XÃ IA PHÌN, HUYỆN CHƯ PRÔNG, TỈNH GIA LAI

Giải pháp liên quan đến hệ thống pháp luật về tiếp công dân

Hệ thống pháp luật có vai trò quan trọng trong việc quản lý đời sống xã hội nhằm đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Về bản chất, hệ thống pháp luật chính là chuẩn mực hành vi cho tất cả các thành viên trong xã hội trong đó có cả Nhà nước khi tham gia vào các quan hệ xã hội; là thước đo thể hiện trình độ phát triển của một đất nước. Đảng và Nhà nước ta nhận thức được tầm quan trọng đó của pháp luật, vì vậy luôn dành sự quan tâm đặc biệt với vấn đề xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về TCD nói riêng, thông qua việc đề ra các chuẩn mực, các tiêu chí, yêu cầu đối với hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trong giai đoạn mới hiện nay, có thể khái quát các yêu cầu về hình thức và nội dung cụ thể cần đạt được đối với hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động tiếp công dân và pháp luật khác có liên quan như sau:

- Về hình thức: Hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động tiếp công dân và pháp luật khác có liên quan phải “đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất,công khai, minh bạch, ổn định, khả thi, dễ tiếp cận, đủ khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội” Để có thể phát huy được tinh thần thượng tôn pháp luật,tôn trọng pháp luật từ mọi tầng lớp nhân dân, đòi hỏi pháp luật phải toàn diện,đầy đủ, kịp thời, sao cho các lĩnh vực chủ yếu, cơ bản đều có quy phạm pháp luật điều chỉnh; tránh tình trạng bỏ ngỏ, khoảng trống pháp lý Bên cạnh đó,các quy phạm pháp luật phải thực sự rõ ràng, dễ hiểu, đơn nghĩa, đồng bộ,thống nhất, dễ tiếp cận Các quy định của pháp luật là chuẩn mực hướng dẫn hành vi của mọi chủ thể trong xã hội, mà khi ở vào những hoàn cảnh giống nhau thì họ sẽ có cách thức xử sự như nhau Nếu các quy định pháp luật “mập mờ”, đa nghĩa, mâu thuẫn, chồng chéo sẽ gây khó khăn khi thực hiện và là nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật Trong trường hợp này, pháp luật chưa bảo đảm được bản chất của nó, qua đó, tính thượng tôn pháp luật không cao Để đạt được các yêu cầu hình thức này, hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động tiếp công dân và pháp luật khác có liên quan phải được xây dựng trên cơ sở kỹ thuật pháp lý cao, hiện đại; tức là phải trải qua quy trình, thủ tục chặt chẽ với nhiều khâu, nhiều bước logic, khoa học và áp dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trong hoạt động xây dựng pháp luật. [20,tr.48-49]

- Về nội dung: Xuất phát từ bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và vai trò của pháp luật trong điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nên hệ thống pháp luật phải hướng tới chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc cho nhân dân Nghị quyết số 27- NQ/TW ngày 9/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, đã bổ sung yêu cầu về “dân chủ, công bằng, nhân đạo” của hệ thống pháp luật Có thể thấy, “dân chủ, công bằng, nhân đạo” là những giá trị mang tính cốt lõi trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Các quy định của pháp luật muốn đi vào đời sống và điều chỉnh hiệu quả các quan hệ xã hội thì trước tiên phải thực sự “dân chủ”, tức là phù hợp với lợi ích của nhân dân, xuất phát từ “quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp” “Công bằng, nhân đạo” là một yêu cầu mới được Nghị quyết số 27-NQ/TW đặt ra với hệ thống pháp luật “Công bằng” vừa là mục đích hướng tới, vừa là chuẩn mực để đánh giá hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩaViệt Nam “Nhân đạo” là đạo đức, sự yêu thương, quý trọng, bảo vệ con người; thể hiện rõ bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa mà Nhà nước ta đã lựa chọn, cũng như truyền thống nhân văn của dân tộc Việt Nam Yêu cầu này đặt ra với hệ thống pháp luật là phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa tinh hoa văn hóa nhân loại với truyền thống của dân tộc Một hệ thống pháp luật công bằng, nhân đạo sẽ góp phần bảo đảm cao nhất quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; kiểm soát quyền lực nhà nước, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động của bộ máy nhà nước, nâng cao uy tín, hiệu quả quản lý nhà nước [20,tr.48-49]

Từ các quan điểm chung, có thể đề xuất một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động TCD như sau:

Một là, ban hành khung pháp lý cụ thể, chi tiết về trách nhiệm của cán bộ TCD Nếu không quy định cụ thể trách nhiệm của cán bộ TCD thì sẽ dẫn đến hiện tượng “làm cho có”; trường hợp công dân đến mà cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp dân chỉ nghe dân trình bày, tiếp nhận đơn thư, những quy trình tiếp theo như việc giải quyết, đôn đốc giải quyết KN, TC, KNgh, PA của công dân hay không, nhanh hay chậm, đúng hay sai sẽ thuộc về ai? Nếu không phân định rõ chủ thể chịu trách nhiệm chính thì hoạt động TCD sẽ chỉ mãi là hình thức, đùn đẩy trách nhiệm và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước Do vậy, cần phải quy trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, từng bộ phận khi tham gia vào bất kỳ quy trình nào của hoạt động TCD.

Hơn nữa, cần phải chú trọng ban hành quy định về xử phạt mang tính răn đe các hành vi vi phạm phát sinh trong quá trình TCD Có như vậy, mới loại bỏ những cán bộ tiêu cực, tham nhũng, thiếu tinh thần trách nhiệm trong TCD và xử lý đơn thư KN, TC, KNgh, PA của công dân Mặt khác, cũng cần xử phạt nghiêm minh những hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ và quyền khiếu nại, tố cáo của công dân với mục đích đến trụ sở TCD gây rối, làm mất an ninh trật tự và kích động người dân để phá hoại, trục lợi [21].

Hai là, trong Thông tư hướng dẫn quy trình TCD cần nhanh chóng bổ sung, ghi nhận quyền ghi âm, ghi hình của công dân trong hoạt động tiếp công dân Luật không cấm công dân khi tham gia TCD được ghi âm, ghi hình nhưng tại quy chế tiếp dân do nhiều địa phương ban hành lại không cho phép người dân làm việc này Đồng thời, theo Luật cán bộ công chức năm 2008, một trong những nguyên tắc cơ bản trong thi hành công vụ ( tức là bao gồm cả hoạt động tiếp công dân) là công khai, minh bạch và có sự kiểm tra, giám sát; Hiến pháp 2013 cũng đã ghi nhận quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân Mặt khác, nếu người dân lợi dụng những quyền này để đưa những thông tin sai sự thật nhằm xuyên tạc hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm người tiếp dân, cơ quan nhà nước thì đã có những quy định để dễ dàng truy cứu trách nhiệm đối với họ Nơi tiếp dân cũng cần phải gắn camera hoặc trang bị thêm thiết bị ghi âm, ghi hình của cơ quan để tăng tính minh bạch và ý thức trách nhiệm cho các bên trong hoạt động vốn khá nhạy cảm này.

Ba là, đồng bộ chính sách pháp luật, xây dựng song song giữa văn bản luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Hạn chế sửa đổi luật đối với các vấn đề không quá bất cập, diện rộng mà thay vào đó là xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể cho từng vấn đề đó, tạo “tiền lệ” để giải quyết các vụ việc dễ dàng hơn, tránh việc thay đổi luật thường xuyên gây khó khăn cho việc tiếp dân, giải quyết đơn thư KN, TC, KNgh, PA [16].

Bốn là, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan đến khiếu nại, tố cáo, tiếp nhận kiến nghị, phản ánh trực tuyến của công dân trên môi trường số cũng như các quy định TCD trực tuyến để tạo hành lang pháp lí cho việc triển khai thống nhất, có hiệu quả quy định này trong bối cảnh thời đại công nghệ4.0, chuyển đổi số hiện nay [15].

Giải pháp liên quan đến trách nhiệm trong hoạt động tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân xã

Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về tiếp công dân và pháp luật khác có liên quan

Cần chủ động xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật về TCD và pháp luật khác có liên quan Trong kế hoạch cần thể hiện rõ ràng nội dung công việc, thời gian, hình thức, phương pháp, trình tự tiến hành, nhân lực, vật lực cần thiết Cấp xã là nơi trực tiếp triển khai thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật về TCD cũng như pháp luật khác có liên quan vì vậy nếu kế hoạch càng cụ thể, rõ ràng, chi tiết thì càng dễ triển khai, thực hiện UBND xã đã chủ động khảo sát địa phương, đối tượng tuyên truyền để xây dựng kế hoạch công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TCD và pháp luật khác có liên quan bằng nhiều hình thức đa dạng như: tuyên truyền trên loa đài của các thôn xóm; tuyên truyền cổ động trực quan (băng rôn, tờ rơi…) bằng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc khác như: Jarai, Bana, Ê-đê Ngoài ra, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cần tập trung ở các vùng trọng điểm liên quan đến các dự án đầu tư, thu hồi đất, tái định cư,… vùng còn có những hạn chế nhất định về nhận thức pháp luật, hoặc còn khó khăn về điều kiện truyền thông để tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến mạnh mẽ về vấn đề này Bên cạnh đó, chính quyền cấp xã cần thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở, kết hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật và hòa giải ở cơ sở; việc kết hợp này góp phần cho công tác giáo dục pháp luật trên địa bàn được người dân tiếp thu một cách tự nhiên, giúp người dân dễ tiếp cận hơn với các thông tin, từ đó, nâng cao sự hiểu biết pháp luật của công dân trên địa bàn xã [22].

Thứ hai, tăng cường công tác phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể, đơn vị có liên quan

Các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về TCD, giải quyết KN, TC, KNgh, PA Đặc biệt là việc thực hiện Chỉ thị số 35/CT-

TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác TCD và giải quyết khiếu nại, tố cáo Các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể cần nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của mình trong của công tác TCD, giải quyết KN, TC, KNgh, PA Cần xác định đây là nhiệm vụ chính trị, quan trọng, thường xuyên; làm tốt công tác này sẽ củng cố lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để phát triển đất nước. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động TCD trên địa bàn xã, không thể phủ nhận sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể và các đơn vị có liên quan, bởi quy trình TCD này không phải lúc nào cũng là việc mà một người, một cơ quan, đơn vị có thể hoàn thành được, nhất là đối với các vụ việc đông người, phức tạp; nhiều đơn thư, vụ việc KN, TC, KNgh, PA khi giải quyết, xử lí cần nhiều hơn một cơ quan tham gia, thậm chí nhiều đơn thư, vụ việc cần có sự tham gia, phối hợp của vô số các cơ quan Các chủ thể cần phối hợp ở đây gồm các phòng ban, đơn vị trong cơ quan - những chủ thể có liên quan trực tiếp đến nội dung KN, TC, KNgh, PA của công dân Bên cạnh đó, đối với các chủ thể bên ngoài cơ quan, cần có sự phối hợp với Công an để đảm bảo, giữ gìn an ninh, trật tự và các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội để lắng nghe ý kiến của nhân dân từ đó đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp [22].

Thứ ba, tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan

Người đứng đầu tổ chức đảng, chính quyền, nhất là Chủ tịch UBND xã, phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác TCD; thực hiện nghiêm túc công tác TCD theo quy định của Luật TCD năm 2013 và pháp luật có liên quan; chú trọng TCD tại cơ sở nhằm trực tiếp lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của người dân; chủ động lắng nghe, đối thoại, vận động, thuyết phục công dân để giải quyết, tháo gỡ triệt để bức xúc, khiếu kiện, nhất là những vấn đề trong lĩnh vực đất đai,bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại các dự án trọng điểm trên địa bàn và những trường hợp phát sinh khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp. Để thực hiện được điều đó thì yêu cầu người đứng đầu cơ quan đẩy mạnh rà soát, chỉ đạo, đôn đốc và đặc biệt là phân công, giao trách nhiệm tham mưu giải quyết đơn thư một cách rõ ràng, cụ thể để tránh tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, thiếu tính phối hợp trong công tác này Cần tổ chức họp giao ban của bộ phận làm công tác TCD hằng tháng để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác TCD, công tác phối hợp của các cơ quan trong việc tham mưu giải quyết các vụ việc tồn đọng, kéo dài Riêng các vụ việc có dấu hiệu phức tạp, cần chỉ đạo thực hiện rà soát để tổ chức TCD theo chuyên đề.

Giải pháp liên quan đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân

Một là, xây dựng và chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ TCD. Đội ngũ cán bộ TCD hiện nay vẫn còn nhiều yếu kém về năng lực và trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm chưa cao, còn quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền nhiễu Nhân dân Nhiều cấp, nhiều ngành bố trí cán bộ chưa phù hợp, đặc biệt là ở các cấp cơ sở Cơ chế quản lý, giám sát và chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm công tác TCD chưa hợp lý, chưa có những chính sách thỏa đáng để tạo động lực khuyến khích cán bộ đề cao trách nhiệm, phấn đấu rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn Những bất cập này đã và đang tác động trực tiếp đến hiệu quả của công tác TCD Do đó, mục tiêu là phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành nhiệm vụ, phục vụ Nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước; có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có khả năng “dân vận tốt” thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp Thực hiện đào tạo và đào tạo lại cán bộ làm công tác TCD cần tập trung vào những giải pháp như: xây dựng, hoạch định kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; hoàn thiện chế độ tuyển dụng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật phù hợp với công tác TCD; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác TCD giỏi về pháp luật, nắm vững lý luận chính trị và thực tiễn quản lý nhà nước trong từng ngành, lĩnh vực có liên quan [21].

Hai là, về chế độ và chính sách cho chủ thể tiếp công dân

Vì công tác TCD là hoạt động kiêm nhiệm của cán bộ, công chức làm nhiệm vụ TCD, vì vậy, họ luôn phải thực hiện khối lượng công việc khá lớn; việc tiếp xúc với công dân đa dạng về độ tuổi, nghề nghiệp, tính cách và phải chịu nhiều bức xúc, bộc phát của công dân; đôi khi còn bị xúc phạm hoặc gặp phải nguy hiểm Vì thế, quan tâm đến chế độ, chính sách cho người tiếp dân là cần thiết để động viên, khích lệ tinh thần cho họ Hiện nay, đã có quy định về mức bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ TCD theo quy định của Điều 4 Thông tư 320/2016/TT-BTC với mức cao nhất mà cán bộ, công chức làm nhiệm vụ TCD tại UBND xã Ia Phìn có thể nhận được là 100.000 đồng/1 ngày/1 người và mức thấp nhất là 80.000 đồng/1 ngày/1 người [1]; mức bồi dưỡng này được coi là phù hợp, phần nào tạo thêm động lực làm việc cho những người làm công tác TCD Tuy nhiên, trong những trường hợp như cán bộ, công chức bị hành hung, xúc phạm, khi làm nhiệm vụ TCD thì cũng cần bổ sung bồi dưỡng, an ủi họ Ngoài ra, thủ tục phê duyệt chi tiền bồi dưỡng nhiều khi bị kéo dài, phải xin chi nhiều lần, sau nhiều điều chỉnh, duyệt và chuẩn y người làm công tác TCD mới nhận được chế độ [10].

Thực hiện tốt hai yêu cầu trên kết hợp với công tác bồi dưỡng nghiệp vụ TCD và giải quyết đơn thư KN, TC, KNgh, PA cho cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động TCD tại UBND xã IaPhìn Công tác bồi dưỡng cần thực hiện thường xuyên để theo kịp sự thay đổi pháp luật và tình hình thực tế đời sống xã hội Ngoài việc chú trọng đến đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ về TCD và giải quyết đơn thư KN, TC, KNgh, PA thì cần đặc biệt quan tâm đến kĩ năng về tin học của cán bộ, công chức làm nhiệm vụ TCD để có thể khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết công việc.

Giải pháp liên quan đến cơ sở vật chất và các điều kiện khác phục vụ hoạt động tiếp công dân

Để hoạt động TCD được diễn ra thuận lợi, ngoài các yếu tố về nhân lực phải đảm bảo thì các yếu tố về vật lực cũng rất quan trọng Cơ sở vật chất phục vụ TCD phải được bố trí cơ bản, phòng TCD phải rộng rãi đủ không gian để người TCD và công dân có thể thoải mái trao đổi, các công cụ khác về âm thanh, ánh sáng hay thiết bị máy móc về lưu trữ, ghi chép, ghi âm, ghi hình phải đầy đủ, luôn trong tình trạng tốt để sẵn sàng sử dụng khi cần thiết.

Ngoài ra việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động TCD là cần thiết, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nhấn mạnh: “Ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo động lực cho phát triển nhanh và bền vững đất nước” Vì vậy, cần phải có những giải pháp cụ thể, chi tiết để đưa công nghệ thông tin vào hoạt động TCD để góp phần tích cực trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thông qua đó, nâng cao hiệu lực của công tác TCD và giải quyết KN, TC [21]. Để việc tiếp nhận, phân loại và xử lí đơn thư KN, TC, KNgh, PA diễn ra nhanh chóng, chắt lọc được các đơn thư trùng tên, trùng nội dung giúp hoạt động TCD hiệu quả hơn; đề xuất xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử về TCD để tổng hợp việc TCD, việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư KN, TC, KNgh, PA trên phạm vi địa bàn xã Việc thống kê kết quả TCD, tiếp nhận, giải quyết đơn thư tại UBND xã, được cập nhật và tổng kết theo ngày, theo tháng, theo quý hoặc theo năm giúp việc báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động TCD tại UBND dễ dàng, nhanh chóng và đầy đủ hơn so với việc tự tổng hợp để báo cáo từ sổ TCD giấy truyền thống [18].

Ngoài ra, đề xuất sử dụng email hoặc ứng dụng nhắn tin khác phù hợp như Zalo để tăng thêm cách thức gửi đơn thư KN, TC, KNgh, PA và cách thức liên lạc giữa người làm nhiệm vụ TCD với người dân nhanh chóng, tiện lợi Muốn áp dụng được các đề xuất nói trên trước hết cần đào tạo, bồi dưỡng cho người làm nhiệm TCD để họ thành thạo thao tác, cách sử dụng của hệ thống cũng như đầu tư máy tính, điện thoại thông minh có kết nối mạng để sử dụng; sau đó, tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật để hướng dẫn người dân trên địa bàn sử dụng phương thức mới này.

Trên cơ sở phân tích thực trạng trong hoạt động TCD tại UBND xã Ia Phìn, thấy được những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của chúng, từ đó đề xuất các giải pháp có tính lí luận liên quan đến cơ chế chính sách và pháp luật, yếu tố con người, khoa học công nghệ và các giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động TCD tại UBND xã Ia Phìn.

Ngoài ra, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về tiếp công dân và pháp luật khác có liên quan Việc tuyên truyền, giáo dục phải được diễn ra thường xuyên; hình thức phải đa dạng, dễ tiếp cận; nội dung phải cụ thể, dễ nhớ, dễ hiểu Đồng thời cán bộ, công chức làm nhiệm vụ TCD phải có kiến thức chuyên sâu, am hiểu nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc để

“làm mẫu” cho công dân phấn đấu vươn tới, học tập noi theo.

Các giải pháp được xây dựng dựa trên các khó khăn, vướng mắc đã tìm ra trước đó nhờ vậy các đề xuất và giải pháp đưa ra rất xác thực, mang tính khả thi cao góp phần giúp địa phương có thêm dữ liệu để xem xét, đánh giá và xây dựng các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế tại trên địa bàn xã.

Hoạt động TCD là công tác rất quan trọng, vì vậy, cần tạo điều kiện cho người dân có thể thực hiện quyền làm chủ, quyền tham gia quản lí nhà nước thông qua việc tiếp dân và giải quyết KN, TC, KNgh, PA Góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, giảm bức xúc, mâu thuẫn trong xã hội Ngoài ra, đây cũng là một hình thức quan trọng để nhân dân cũng như các cơ quan nhà nước kiểm tra, giám sát đánh giá cán bộ, công chức cũng như đánh giá hiệu quả của quản lí nhà nước, của các chủ trương của Đảng, các chính sách pháp luật của Nhà nước, từ đó, kịp thời chấn chỉnh, bổ sung hoặc hủy bỏ các nội dung không phù hợp.

Giai đoạn từ 2020 đến năm 2023, UBND xã Ia Phìn đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc triển khai thực hiện công tác TCD trên địa bàn theo đúng nhiệm vụ được giao và đã đạt nhiều thành quả đáng cũng như đáng ghi nhận; tuy nhiên có một số thiếu sót, khuyết điểm cần khắc phục ngay Cán bộ, công chức làm nhiệm vụ TCD luôn có thái độ cầu thị và tinh thần phát triển nên họ luôn nhìn vào thực tế, thừa nhận khuyết điểm, từ đó, tìm hướng khắc phục và tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động TCD.

Xác định nhân dân là đối tượng chính và quan trọng nhất trong hoạt động TCD vì phải có nhân dân thì mới có hoạt động TCD Nên phải xem người dân là “khách quý”, đón tiếp ân cần, chân thành, niềm nở; tạo điều kiện hết mực cho họ để họ tham gia vào công tác tiếp dân để việc tiếp dân đạt chất lượng, hiệu quả cao Tăng sự tiếp xúc, tương tác giữa công dân và cơ quan nhà nước; đồng thời tạo niềm tin, củng cố sự tin tưởng của nhân dân đối với nhà nước.

Hoạt động TCD là một công tác phức tạp bởi nó tổng hợp nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề, có thể liên quan tới nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nhau Do vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các thủ tưởng của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền; sự tham mưu, góp ý của cấp dưới và những người có liên quan đến việc giải quyết các đơn thư KN, TC, KNgh, PA được tiếp nhận qua tiếp dân Trong bối cảnh công nghệ 4.0 và chuyển đổi số hiện nay cần thiết phải ứng dụng công nghệ hiện đại như máy móc, trang thiết bị cũng như sử dụng các tiện ích trên môi trường số như mô hình tiếp dân trực tuyến, đăng kí TCD trên cổng dịch vụ công quốc gia.

Xã Ia Phìn là một trong các xã có dân số đông, mật độ dân số cao và phát triển nhất trên địa bàn huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai nên cần phát huy vai trò của mình, dẫn đầu trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt độngTCD góp phần nâng cao hiệu quả công tác này trên phạm vi toàn huyện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tham khảo các văn bản quy phạm pháp luật

1 Bộ Tài chính (2016), Thông tư quy định chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, số 320/2016/TT-BTC, ngày 14/12/2016.

2 Quốc hội (2013), Hiến pháp 2013, ngày 28/11/2013.

3 Quốc hội (2011), Luật Khiếu nại, số 02/2011/QH13, ngày 11/11/2011.

4 Quốc hội (2013), Luật Tiếp công dân, số 42/2013/QH13, ngày 25/11/2013.

5 Quốc hội (2018), Luật Tố cáo, số 25/2018/QH14, ngày 12/6/2018.

6 Quốc hội (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương,số 77/2015/QH13, ngày 19/06/2015.

7 Quốc hội (2019), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, số 47/2019/QH14, ngày 22/11/2019.

8 Thanh tra Chính phủ (2021), Thông tư quy định về quy trình tiếp công dân, số 04/2021/TT-TTCP, ngày 01/10/2021.

9 Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai (2021), Chỉ thị về việc tăng cường trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai, số 03/CT-UBND, ngày 27/01/2021.

Danh mục tham khảo các tác giả

10 Nguyễn Mạnh Đình (2023), Hoạt động tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ quản lý công,

Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

11 Tống Đăng Hưng và Nguyễn Thị Hường, (2023), Góc nhìn lý luận và pháp lý về sự tham gia của công dân vào hoạt động quản lý nhà nước, Tạp chí Quản Lý Nhà nước , Học viện Hành chính Quốc gia, số 333 tr 62–65.

12 Hoàng Phê và các cộng sự (2018), Từ điển tiếng Việt, NXB Hồng Đức, Hà Nội.

13 Thanh tra Chính phủ ( 2019), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chương trình thanh tra viên: Quyển 3: Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo,NXB Lao động-xã hội, Hà Nội.

14 Nguyễn Thanh Tú (2018), Hoạt động tiếp công dân của Thanh tra Chính phủ, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

15 Nguyễn Thế Tài ( 2023), Nâng cao chất lượng tiếp công dân trong bối cảnh chuyển đổi số, Tạp chí Quản Lý Nhà nước , Học viện Hành chính

Ngày đăng: 17/06/2024, 10:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Nguyễn Mạnh Đình (2023), Hoạt động tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Hoạt động tiếp công dân tại Ủy bannhân dân Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Mạnh Đình
Năm: 2023
11. Tống Đăng Hưng và Nguyễn Thị Hường, (2023), Góc nhìn lý luận và pháp lý về sự tham gia của công dân vào hoạt động quản lý nhà nước, Tạp chí Quản Lý Nhà nước , Học viện Hành chính Quốc gia, số 333 tr 62–65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góc nhìn lý luậnvà pháp lý về sự tham gia của công dân vào hoạt động quản lý nhà nước
Tác giả: Tống Đăng Hưng và Nguyễn Thị Hường
Năm: 2023
13. Thanh tra Chính phủ ( 2019), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chương trình thanh tra viên: Quyển 3: Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo,NXB Lao động-xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thanh trachương trình thanh tra viên: Quyển 3: Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tốcáo
Nhà XB: NXB Lao động-xã hội
14. Nguyễn Thanh Tú (2018), Hoạt động tiếp công dân của Thanh tra Chính phủ, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động tiếp công dân của Thanh traChính phủ
Tác giả: Nguyễn Thanh Tú
Năm: 2018
15. Nguyễn Thế Tài ( 2023), Nâng cao chất lượng tiếp công dân trong bối cảnh chuyển đổi số, Tạp chí Quản Lý Nhà nước , Học viện Hành chính Quốc gia, số 333, tr.66–70 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng tiếp công dân trongbối cảnh chuyển đổi số
16. Đinh Thị Thanh Nga và Lê Bí Bo (2022), Một số vấn đề từ thực tiễn thi hành pháp luật tiếp công dân hiện nay, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thành Đông, Trường Đại học Thành Đông, số 5, tr.31- 38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề từ thực tiễnthi hành pháp luật tiếp công dân hiện nay
Tác giả: Đinh Thị Thanh Nga và Lê Bí Bo
Năm: 2022
17. Đoàn Minh Mực (2017), Chất lượng hoạt động tiếp công dân trên địa bàn huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng hoạt động tiếp công dân trênđịa bàn huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang
Tác giả: Đoàn Minh Mực
Năm: 2017
18. Trần Thị Huyền Nhung (2018), Thực hiện pháp luật tiếp công dân của Ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Học Viện Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện pháp luật tiếp công dâncủa Ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn huyện Thường Tín, thành phố HàNội
Tác giả: Trần Thị Huyền Nhung
Năm: 2018
19. Nguyễn Đại Nam (2022), Hoạt động tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.Danh mục tài liệu internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động tiếp công dân tại Ủy ban nhândân Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Đại Nam
Năm: 2022
20. Lục Việt Dũng, Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong giai đoạn mới, Tạp chí dân chủ và pháp luật, https://danchuphapluat.vn/hoan-thien-he-thong-phap-luat-trong-giai-doan-moi , ngày cập nhật 06/10/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong giai đoạn mới
21. Lưu Ngọc Tố Tâm và Đỗ Huỳnh Yến Vy, Nâng cao hiệu quả thực hiện quy định pháp luật về tiếp công dân, Tạp chí Quản lý nhà nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả thựchiện quy định pháp luật về tiếp công dân
22. Dương Thị Minh Thi, Công tác tiếp công dân ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế – thực trạng và giải pháp, Tạp chí Quản lý nhà nước, https://www.quanlynhanuoc.vn/ 2023/06/29/cong-tac-tiep-cong-dan-o-thi-xa-huong-tra-tinh-thua-thien-hue-thuc-trang-va-giai-phap/ , ngày cập nhật29/06/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác tiếp công dân ở thị xã Hương Trà,tỉnh Thừa Thiên Huế – thực trạng và giải pháp
23. Ủy ban nhân dân huyện huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, Quá trình hình thành và phát triển, Trang thông tin điện tử xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, https://chuprong.gialai.gov.vn/Xa-Ia-Phin/Gioi-thieu/Qua-trinh-hinh-thanh-va-Phat-trien.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trìnhhình thành và phát triển
1. Bộ Tài chính (2016), Thông tư quy định chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, số 320/2016/TT-BTC, ngày 14/12/2016 Khác
6. Quốc hội (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương,số 77/2015/QH13, ngày 19/06/2015 Khác
7. Quốc hội (2019), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, số 47/2019/QH14, ngày 22/11/2019 Khác
8. Thanh tra Chính phủ (2021), Thông tư quy định về quy trình tiếp công dân, số 04/2021/TT-TTCP, ngày 01/10/2021 Khác
9. Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai (2021), Chỉ thị về việc tăng cường trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai, số 03/CT-UBND, ngày 27/01/2021.Danh mục tham khảo các tác giả Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 Tổng hợp hoạt động tiếp công dân tại - hoạt động tiếp công dân tại ủy ban nhân dân xã ia phìn huyện chư prông tỉnh gia lai
Bảng 2.1 Tổng hợp hoạt động tiếp công dân tại (Trang 6)
Sơ đồ 1.1. Quy trình tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh - hoạt động tiếp công dân tại ủy ban nhân dân xã ia phìn huyện chư prông tỉnh gia lai
Sơ đồ 1.1. Quy trình tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (Trang 28)
Hình 2.1. Trụ sở ủy ban nhân dân xã Ia Phìn - hoạt động tiếp công dân tại ủy ban nhân dân xã ia phìn huyện chư prông tỉnh gia lai
Hình 2.1. Trụ sở ủy ban nhân dân xã Ia Phìn (Trang 38)
Sơ đồ 2.1 . Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã Ia Phìn - hoạt động tiếp công dân tại ủy ban nhân dân xã ia phìn huyện chư prông tỉnh gia lai
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã Ia Phìn (Trang 42)
Hình 2.2. Thông báo TCD được dán công khai tại bảng thông báo - hoạt động tiếp công dân tại ủy ban nhân dân xã ia phìn huyện chư prông tỉnh gia lai
Hình 2.2. Thông báo TCD được dán công khai tại bảng thông báo (Trang 50)
Hình 2.3. Phòng tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân xã Ia Phìn - hoạt động tiếp công dân tại ủy ban nhân dân xã ia phìn huyện chư prông tỉnh gia lai
Hình 2.3. Phòng tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân xã Ia Phìn (Trang 51)