Không chỉ vậy, hoạt động tiếp công dân còn tạo điều kiện cho cán bộ hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình và dễ dàng tiếp nhận các đơn, thư khiếu nại, tố
Trang 1HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Giảng viên hướng dẫn: TS Bùi Thị Thanh Thúy Sinh viên thực hiện : Nguyễn Phương Linh
Mã sinh viên: 2005TTRA034 Lớp: 2005TTRA
Khóa học: 2020 – 2024
Hà Nội - 2024
Trang 22
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan báo cáo khoá luận tốt nghiệp “Hoạt động tiếp công dân
tại Uỷ ban nhân dân phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi Tất cả các nội dung nghiên cứu trong báo
cáo thực tập tốt nghiệp được tôi tìm kiếm và thu thập từ nhiều nguồn tài liệu
khác nhau và có trích dẫn nguồn tài liệu theo quy định Những số liệu và thông
tin nghiên cứu, kết quả nghiên cứu trong báo cáo là trung thực, đảm bảo tính
khách quan, khoa học và chưa được sử dụng trong bất cứ báo cáo nào Bài báo
cáo này được hoàn thành bởi sự nỗ lực của bản thân tôi và tôi xin chịu trách
nhiệm về nội dung báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2024
Người cam đoan
Linh
Nguyễn Phương Linh
Trang 33
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, đầu tiên, tôi xin chân
thành cảm ơn TS Bùi Thị Thanh Thúy, người đã trực tiếp hướng dẫn, nhận xét,
giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình làm luận văn Qua quá trình học tập, các
quý thầy, cô của Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình giảng dạy giúp tôi
hoàn thành chương trình học tập và có kiến thức vững chắc để có thể hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Hoạt động tiếp công dân tại Uỷ ban nhân
dân phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội”
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ,
công chức tại Uỷ ban nhân dân phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố
Hà Nội đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu,
thống kê, thu thập số liệu
Do thời gian thực hiện có hạn và kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn
chế nên bài khóa luận sẽ không tránh khỏi hạn chế, sai sót Tôi rất mong nhận
được những ý kiến góp ý của các thầy cô để nội dung bài khóa luận tốt nghiệp
được hoàn thiện hơn và có tính ứng dụng cao
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2024
Sinh viên
Linh
Nguyễn Phương Linh
Trang 44
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 2
LỜI CẢM ƠN 3
MỞ ĐẦU 7
1 Lý do chọn đề tài 7
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 8
3 Mục đích nghiên cứu 9
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
5 Phương pháp nghiên cứu 9
6 Bố cục của đề tài 10
NỘI DUNG 11
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 11
1.1 Khái quát về tiếp công dân của Uỷ ban nhân dân phường 11
1.1.1 Khái niệm hoạt động tiếp công dân 11
1.1.2 Đặc điểm hoạt động tiếp công dân 14
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiếp công dân 15
1.1.4 Ý nghĩa của hoạt động tiếp công dân 16
1.2 Khái quát quy định của pháp luật về tiếp công dân ở Uỷ ban nhân dân phường 18
1.2.1 Về chủ thể tiếp công dân tại Uỷ ban nhân dân phường 18
1.2.1.1 Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị 18
1.2.1.2 Trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân 20
Trang 55
1.2.2 Về đối tượng trong tiếp công dân tại Uỷ ban nhân dân phường
22
1.2.3 Về nội dung tiếp công dân tại Uỷ ban nhân dân phường 23
1.2.4 Về hình thức tiếp công dân tại Uỷ ban nhân dân phường 24
1.2.5 Về quy trình tiếp công dân tại Uỷ ban nhân dân phường 27
1.2.6 Về nguyên tắc tiếp công dân tại Uỷ ban nhân dân phường 29
Kết luận chương 1 32
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG MAI DỊCH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 33
2.1 Tổng quan về Ủy ban nhân dân phường Mai Dịch, thành phố Hà Nội 33
2.1.1.1 Đặc điểm, tình hình chung 33
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường Mai Dịch 35
2.1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường Mai Dịch 35
2.2 Thực trạng hoạt động tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân phường Mai Dịch 36
2.2.1 Kết quả 36
2.2.2 Hạn chế 41
2.2.3 Nguyên nhân 42
Kết luận chương 2 44
CHƯƠNG 3.GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG MAI DỊCH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 45
3.1 Giải pháp chung trong thực hiện pháp luật về tiếp công dân 45
Trang 66
3.1.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước 45
3.1.2 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động tiếp công dân 46
3.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động tiếp công dân tại Uỷ ban nhân dân phường Mai Dịch 47
3.2.1 Tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo Uỷ ban nhân dân phường Mai Dịch 47
3.2.2 Tăng cường chất lượng đội cán bộ, ngũ công chức tiếp công dân của Uỷ ban nhân dân phường Mai Dịch 48
3.2.3 Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong hoạt động tiếp công dân 50
3.3.4 Tăng cường sự linh hoạt trong ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tiếp công dân tại Uỷ ban nhân dân phường Mai Dịch 51
Kết luận chương 3 53
KẾT LUẬN 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
Trang 7Hoạt động tiếp công dân của các cơ quan hành chính Nhà nước là hoạt động quan trọng nhằm giúp cho Đảng và Nhà nước tìm hiểu, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, ý kiến, kiến nghị, phản ánh của người dân về những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước Không chỉ vậy, hoạt động tiếp công dân còn tạo điều kiện cho cán bộ hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình và dễ dàng tiếp nhận các đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân
để nhanh chóng chuyển đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân cấp cao có thẩm quyền giải quyết và giám sát việc giải quyết theo quy định của pháp luật Thông qua hoạt động tiếp công dân, việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng
và chính sách pháp luật Nhà nước đến công dân cũng được truyền đạt dễ dàng hơn, giúp nâng cao nhận thức của nhân dân và vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, tránh bị kích động bởi các thế lực thù địch Đảng và Nhà nước ta Đặc biệt, Uỷ ban nhân dân dân phường Mai Dịch luôn
là điểm nóng với những đơn, thư về vấn dề đất đai nên càng cần phải quyết liệt
và chú trọng hơn vào hoạt động tiếp công dân,
Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Hoạt động tiếp công dân tại Uỷ ban nhân dân phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội” để làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Thanh tra của mình
Trang 88
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, hoạt động tiếp công dân luôn được chú ý và không còn là đề tài mới Tuy nhiên, với tính chất quan trọng của công tác tiếp công dân, đồng thời với sự phát triển của Đảng và Nhà nước trong mọi lĩnh vực kinh
tế - chính trị - xã hội, đây luôn là đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả, cụ thể như:
Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2007: “Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tiếp công dân” do Thạc sĩ Bùi Mạnh Cường làm chủ nhiệm
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Trần Thị Huyền Nhung, năm 2018: “Thực hiện pháp luật Tiếp công dân của Uỷ ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội”
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Diệu Nga, năm 2020: “Hoạt động tiếp công dân tại Uỷ ban nhân dân Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh”
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thúy Sương, năm 2020: “Pháp luật về hoạt động tiếp công dân; xử lí đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến đại biểu Quốc hội – thực tiễn tại tỉnh Ninh Thuận”
Những công trình nghiên cứu trên đã giúp tôi có cái nhìn bao quát hơn
về hoạt động tiếp công dân, từ đó thấy được ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng của hoạt động này trong việc xây dựng đất nước ngày một vững mạnh Tuy nhiên, các nội dung nghiên cứu trên chưa cập nhật đầy đủ tình hình thực tiễn hiện nay Do đó, trong thời gian chờ Luật và các Nghị định mới liên quan đến công tác tiếp công dân được thông qua và ban hành, tôi sẽ cập nhật tình hình thực tiễn đang diễn ra tại Uỷ ban nhân dân phường Mai Dịch, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật, những vấn
đề phát sinh, vướng mắc nhằm góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt
Trang 9hệ thực tiễn để đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện và phát triển pháp luật hiện hành, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển Nhà nước với mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của các cơ quan hành chính tại phường Mai Dịch
Với mục đích nghiên cứu đã trình bày ở trên, khoá luận tốt nghiệp “Hoạt động tiếp công dân tại Uỷ ban nhân dân phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội” có phạm vi nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực trạng
về pháp luật tiếp công dân và hoạt động tiếp công dân của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn quận phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội trong năm 2023
5 Phương pháp nghiên cứu
Bài khóa luận sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp để nghiên cứu các vấn đề lý luận ở chương 1; sử dụng phương pháp khảo sát thực tế, thống kê để thu thập thông tin, số liệu thực tế phục vụ cho việc phân tích, đánh giá kết quả hoạt động tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Ủy ban nhân dân phường Mai Dịch tại chương 2 và luận chứng tính khả thi của các định hướng giải pháp đề xuất ở chương 3
Trang 1111
NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN
CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 1.1 Khái quát về tiếp công dân của Uỷ ban nhân dân phường
1.1.1 Khái niệm hoạt động tiếp công dân
Pháp luật về tiếp công dân là tập hợp các quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định nhằm điều chỉnh việc tổ chức hoạt động tiếp công dân của các cá nhân có thẩm quyền được bảo đảm bằng các biện pháp của Nhà nước Đây là một bộ phận của pháp luật nước ta gắn liền với tổ chức
và hoạt động của các cơ quan Nhà nước Không chỉ vậy, nó còn có mối liên hệ mật thiết với pháp luật khiếu nại, tố cáo Pháp luật về tiếp công dân chính là biểu hiện hình thức dân chủ trực tiếp của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, là sự
cụ thể hóa quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp Pháp luật tiếp công dân
là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định, có mối liên hệ mật thiết với pháp luật khiếu nại – tố cáo Đồng thời cũng là một bộ phận của pháp luật nước ta gắn liền với tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước, là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thể hiện hình thức dân chủ trực tiếp, là sự cụ thể hóa quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp Pháp luật về hoạt động tiếp công dân giúp xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền, nhất là cơ quan hành chính Nhà nước Pháp luật tiếp công dân hiện nay chủ yếu quy định
về trách nhiệm tiếp công dân; quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; quy định về tiếp công dân tại các cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập; nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các Ban Tiếp công dân, việc bố trí cơ sở vật chất của
Trang 1212
Trụ sở tiếp công dân; quy chế phối hợp hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân; việc bố trí cơ sở vật chất của địa điểm tiếp công dân; các điều kiện bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân; việc tiếp công dân được tiến hành tại nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị; việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân; tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, số lượng người dân đến các trụ sở cơ quan Nhà nước với mục đích khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh diễn ra ngày càng phức tạp và khó giải quyết Các Trụ sở tiếp công dân trên khắp cả nước thường xuyên diễn ra tình trạng người dân tổ chức thành các đoàn đông người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong thời gian dài Hơn nữa, khi xảy ra khiếu nại, tố cáo phức tạp, đông người và diễn ra trong thời gian dài, hầu hết các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền không thể đưa ra giải pháp cụ thể để giải quyết dứt điểm các vụ việc này Khoản
1 Điều 2 Luật Tiếp công dân 2013 quy định: “Tiếp công dân là việc cơ quan,
tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của Luật này đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật” [1]
Qua đó, có thể nói hoạt động tiếp công dân tập trung vào các nội dung cốt lõi sau đây:
Thứ nhất, lắng nghe, tiếp nhận các thông tin kiến nghị, phản ánh, góp ý những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, công tác quản lý của các cơ quan đơn vị Lắng nghe và tiếp nhận thông tin luôn là một trong những mắt xích quan trọng trong hoạt
Trang 1313
động tiếp công dân bởi chúng phản ánh được bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước hoạt động vì lợi ích chính đánh của nhân dân, người dân có quyền tham gia thảo luận về các vấn đề chung của đất nước Vì lẽ đó, Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đặc biệt chú trọng “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”
Thứ hai, hướng dẫn, giải thích cho công dân thực hiện quyền khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng quy định pháp luật Nội dung này đòi hỏi các chủ thể là các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước phải hết lòng vì dân để nắm bắt kịp thời những tâm tư và nguyện vọng của Nhân dân Qua đó, đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật khiếu nại,
tố cáo đối với quần chúng nhân dân nhằm hạn chế đáng kể tình trạng người dân khiếu nại vượt cấp, kéo dài
Thứ ba, trực tiếp tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để xem xét, ra quyết định giải quyết theo đúng thẩm quyền và trình tự, thủ tục mà pháp luật hiện hành quy định Tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân thúc đẩy tinh thần trách nhiệm trong mối quan hệ giữa Nhà nước đối với Nhân dân và góp phần khơi dậy tiềm năng, trí tuệ của Nhân dân khi tham gia các nhiệm vụ chính trị chung của Đảng và Nhà nước [2]
Xuất phát từ các điều luật này, việc tiếp công dân là hoạt động cần được diễn ra thường xuyên tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và có vai trò vô cùng quan trọng Thông qua việc lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đại biểu các cấp có thêm nhiều cơ hội để tăng cường và củng cố lòng tin của nhân dân, mối liên hệ giữa Nhà nước và nhân dân sẽ ngày càng chặt chẽ Nhà nước luôn đảm bảo và không ngừng phát huy quyền làm chủ mọi mặt của nhân dân, nghiêm trị mọi hành vi xâm phạm lợi ích Tổ quốc và nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no,
tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện Bên cạnh đó,
Trang 1414
thông qua hoạt động tiếp công dân, ý thức pháp luật của người dân sẽ ngày càng nâng cao
1.1.2 Đặc điểm hoạt động tiếp công dân
Trên góc độ nghiệp vụ, tiếp công dân là hoạt động giao tiếp vừa mang tính xã hội vừa mang tính quy phạm của cơ quan, cá nhân, tổ chức trong quan
hệ giải quyết công việc
Tiếp công dân là sự trao đổi và phản hồi thông tin qua lại giữa Nhà nước
và công dân về những vấn đề mà người dân hoặc xã hội quan tâm Quá trình tiếp công dân là quá trình tiếp xúc, trao đổi giữa người thực hành công vụ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với công dân khi giải quyết các vướng mắc, bức xúc của công dân về các chính sách pháp luật Một trong những mục tiêu chính của hoạt động này là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, củng cố thêm niềm tin của họ vào Đảng và Nhà nước Vì vậy, nhiệm vụ của người cán bộ tiếp công dân chính là tiếp nhận các yêu cầu, thông tin phản hồi
từ công dân đến với các cơ quan Nhà nước Đặc điểm này thể hiện bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân
Tiếp công dân là quá trình kết hợp việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân với hoạt động dân vận: Tuyên truyền, vận động, thuyết phục quần chúng thực hiện đúng theo quy định của pháp luật; đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Với định hướng xây dựng một Nhà nước pháp quyền dân chủ, mọi hoạt động của bộ máy Nhà nước và xã hội cần phải đi vào nề nếp, quy củ vì vậy mà việc tiếp công dân đã được các văn bản pháp luật quy định chặt chẽ về nội dung, thẩm quyền, thủ tục
Tóm lại, tiếp công dân chính là “giao tiếp đặc biệt”, là quá trình tác động qua lại, là quá trình vận động quần chúng, Tiếp công dân diễn ra phổ biến ở các cơ quan hành chính Nhà nước và ở nhiều giai đoạn khác nhau
Trang 1515
trong suốt quá trình, giải quyết công việc theo thẩm quyền đúng với quy định của pháp luật và cần được thực hiện một cách minh bạch và công khai
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiếp công dân
Hoạt động tiếp công dân chịu tác động của nhiều yếu tố, bao gồm cả năng lực, đạo đức của cán bộ và các chính sách, quy định pháp luật về hoạt động tiếp công công dân Ngoài ra, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong khâu giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cũng đóng một vai trò quan trọng
Các quy định pháp luật như Luật Tiếp Công dân cùng với cùng với các Nghị định như Nghị định 64/2014/NĐ-CP quy định rõ ràng về quyền, nghĩa vụ
và quy trình tiếp công dân, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động này Các văn bản pháp luật này cũng quy định rõ ràng về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tiếp công dân, như tính liêm chính và thái độ tận tình, đóng vai trò quyết định trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh một cách hiệu quả
Cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền chặt chẽ và cơ sở vật chất đầy đủ, tiện nghi cũng đồng thời nâng cao hiệu quả tiếp công dân Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành đảm bảo rằng thông tin được truyền đạt nhanh chóng, chính xác, góp phần giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh một cách hiệu quả và kịp thời Quả thật, việc áp dụng công nghệ thông tin trong quy trình quản lý và tiếp nhận ý kiến từ công dân sẽ giúp giảm thiểu thời gian
và chi phí Và khi công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật được làm tốt, gây được tiếng vang lớn đến mọi tầng lớp sẽ giúp công dân hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình, đồng thời hỗ trợ pháp lý cho những người yếu thế, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tiếp công dân
Trang 1616
Tóm lại, những yếu tố này cùng nhau tạo nên một hệ thống tiếp công dân hiệu quả, minh bạch và đáng tin cậy, góp phần tạo điều kiện cho niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước ngày một lớn mạnh hơn
1.1.4 Ý nghĩa của hoạt động tiếp công dân
Thứ nhất, tiếp công dân là biện pháp quan trọng và cần thiết để thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, củng cố lòng tin của nhân dân vafp Đảng và Nhà nước Tiếp công dân là một hoạt động có tính chất chính trị và pháp lý của Nhà nước, là một hình thức biểu hiện của dân chủ xã hội chủ nghĩa Theo quan điểm của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hoạt động tiếp công dân là hoạt động chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị Hoạt động tiếp công dân là cơ sở tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện các quyền tự do, dân chủ vốn có Nó chính là phương tiện để người dân đề đạt nguyện vọng hoặc khiếu nại, tố cáo chống lại các hành vi vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân họ Trong trường hợp người dân được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét và giải quyết kịp thời các vấn đề thì họ sẽ cảm thấy được tôn trọng, biết được rằng Nhà nước đã lắng nghe ý kiến của họ Bản chất Nhà nước ta là Nhà nước của dân,
do dân và vì dân nên người dân sẽ cảm thấy gần gũi và gắn bó hơn với chính quyền Ngược lại, nếu việc tiếp công dân không được quan tâm một cách sát sao thì người dân sẽ hình thành tâm trạng bất mãn, thiếu tin tưởng Bởi vậy, khi làm tốt công tác tiếp công dân, giải quyết nhanh chóng các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân sẽ góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm cho mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước ngày càng gắn bó bền chặt hơn
Thứ hai, tiếp công dân là hoạt động giúp kiểm tra, đánh giá tác phong làm việc của cán bộ, công chức tại các cơ quan hành chính Nhà nước Đây là
Trang 1717
một phương thức quan trọng để tiếp nhận thông tin từ nhân dân đối với hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước Khi tiếp công dân, cơ quan Nhà nước cũng tiếp nhận những thông tin về hành vi của cán bộ, công chức, viên chức tại
cơ sở làm việc Qua đó giúp các cơ quan có thẩm quyền nắm bắt được việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức làm cơ sở đánh giá cán bộ, cũng như phát hiện kịp thời và xử lí các hành vi vi phạm
Thứ ba, tiếp công dân là một kênh thông tin để đánh giá hiệu quả các chính sách quản lý của Nhà nước Người dân chính là những đối tượng bị tác động bởi các chính sách pháp luật Chính vì vậy, sự phản hồi của người dân là kênh thông tin để đánh giá hiệu quả của việc quản lý Nhà nước Hoạt động tiếp công dân của cơ quan hành chính Nhà nước giúp người dân hiểu rõ hơn về chính sách pháp luật của nước ta Xây dựng tổ công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh sẽ giúp người dân được đảm bảo các quyền cơ bản và tham gia vào thực hiện quyền làm chủ và giám sát các hoạt động của cơ quan Nhà nước một cách chủ động và tích cực, góp phần hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật của đất nước ta Đồng thời qua đó cũng giúp Nhà nước đánh giá, điều chỉnh lại các hoạt động của mình ngày càng hoàn thiện hơn bởi trên thực tế, có những chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước
đã không còn phù hợp Qua hoạt động tiếp công dân, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ phát những bất cập về cơ chế, chính sách để có thể sửa đổi sao cho phù hợp với thời điểm hiện tại
Thứ tư, tiếp công dân là tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền tự
do, dân chủ trong tiếp cận thông tin và đề đạt các nguyện vọng hay thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, giảm bớt căng thẳn, xung đột trong xã hội Điều này không chỉ thúc đẩy sự minh bạch và công khai trong quản lý Nhà nước mà còn tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình đưa ra quyết định Bằng cách lắng nghe và giải quyết các
Trang 1818
vấn đề từ cấp cơ sở, các cơ quan Nhà nước có thể đảm bảo rằng các chính sách
và quyết định được đưa ra phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân,
có tác dụng giữ vững, ổn định chính trị xã hội, thúc đấy phát triển đất nước, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh [3]
1.2 Khái quát quy định của pháp luật về tiếp công dân ở Uỷ ban nhân dân phường
1.2.1 Về chủ thể tiếp công dân tại Uỷ ban nhân dân phường
1.2.1.1 Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị
Khoản 2 Điều 15 Luật tiếp công dân 2013 quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp phụ trách công tác tiếp công dân ở cấp xã và thực hiện các nhiệm vụ như sau:
“a) Ban hành nội quy tiếp công dân;
b) Bố trí địa điểm thuận lợi và các điều kiện cần thiết khác cho việc tiếp công dân tại Trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Phân công người tiếp công dân;
d) Trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã ít nhất 01 ngày trong 01 tuần và thực hiện việc tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 của Luật này;
đ) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tiếp công dân
và xử lý vụ việc nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung; bảo đảm an toàn, trật tự cho hoạt động tiếp công dân;
e) Tổng hợp tình hình, kết quả công tác tiếp công dân, báo cáo định kỳ và đột xuất với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.” [4]
Tiếp công dân là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và phát huy quyền dân chủ của nhân dân Trong cơ quan hành chính Nhà nước, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị
Trang 1919
có vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả của công tác tiếp công dân của cán
bộ, công chức trong phạm vi quản lý Khác với việc tiếp công dân của cán bộ chuyên trách làm công tác chủ yếu là tiếp nhận đơn thư và hướng dẫn, giải thích cho công dân, việc tiếp công dân của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thể hiện tác phong làm việc mang tính dân chủ trong quản lý Tiếp công dân của Thủ trưởng là để trực tiếp lắng nghe và xem xét, giải quyết và chỉ đạo việc xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của mình Đồng thời, qua việc trực tiếp tiếp công dân, thủ trưởng cơ quan, đơn vị cũng biết được tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cấp dưới, từ đó có biện pháp kiểm tra, đôn đốc cấp dưới trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
Khi tiếp công dân, nếu tiếp nhận những khiếu nại thuộc thẩm quyền mà
vụ việc rõ ràng, cụ thể, có cơ sở giải quyết thì Thủ trưởng cơ quan phải đơn vị phải trả lời ngay cho công dân biết Đối với những vụ việc phức tạp, có nhiều
ý kiến khác nhau trong quá trình thanh tra phải xác minh, kết luận thì các bộ phận tham mưu, giúp việc phải báo cáo với Thủ trưởng, bố trí, sắp xếp thời gian hợp lý để Thủ trưởng tiếp cận hồ sơ vụ việc trước khi tiếp công dân đến kiến nghị, khiếu nại về vụ việc đó Việc tiếp công dân của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải được cán bộ giúp việc ghi chép đầy đủ vào sổ tiếp công và được lưu giữ tại trụ sở tiếp công dân Những ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cần được thông báo bằng văn bản đến cho các bộ phân liên quan biết để triển khai thực hiện theo đúng yêu cầu, nội dung và tiến độ
Theo quy định của Luật Tiếp công dân năm 2013, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã ít nhất 01 ngày trong 01 tuần Ngoài ra, theo quy đ ịnh của Khoản 3 Điều 18
Trang 20b) Vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể, xâm hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự,
an toàn xã hội.” [5]
1.2.1.2 Trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân
Thứ nhất, cán bộ tiếp công dân phải có phẩm chất tốt Cán bộ tiếp công dân phải có đủ các đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn đặt lợi ích của người dân lên trên hết và xử
lý các vấn đề một cách công bằng, khách quan Ở nơi tiếp công dân, các cán bộ tiếp công dân thường xuyên phải tiếp cận với các vấn đề tiêu cực của xã hội như tham nhũng, lãng phí, chuyên quyền, Vì vậy, hoạt động này đòi hỏi bãn lĩnh chính trị của cán bộ để đấu tranh với các luồng tư tưởng sai trái, đi ngược lại mục tiêu của Đảng Do đó, khi lựa chọn cán bộ làm công tác tiếp công dân trước hết Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cần lưu ý đến phẩm chất của cán bộ
mà mình lựa chọn
Thứ hai, cán bộ tiếp công dân cần có kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật để có thể giải thích, hướng dẫn cho công dân khi thực hiện nhiệm vụ của mình Đó là những kiến thức pháp luật về khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về đất đai, chính sách xã hội, Đây là những lính vực phát sinh nhiều đơn thư Có thể nói, chất lượng, hiệu quả của việc hướng dẫn, giải thích của người cán bộ tiếp công dân phụ thuộc chủ yếu vào năng lực, trình độ học
Trang 2121
vấn của người cán bộ đó Trong thực tiễn, có một số cán bộ lại chưa nắm vững các quy định của pháp luật, không hiểu rõ các chính sách của Nhà nước trong các lĩnh vực nên xảy ra trường hợp hướng dẫn không đúng cho người dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh Hành vi này dẫn đến hậu quả là công dân bị nhầm lẫn, mất công đi lại nhiều lần mà sự việc không được giải quyết khiến họ nảy sinh ra tâm lý bất bình Bởi vậy, cán bộ được tiếp công dân phải được lựa chọn cẩn thận Đây là yếu tố quyết định đến chất lượng công tác tiếp công dân
Thứ ba, cán bộ tiếp công dân phải có tinh thần trách nhiệm với công việc Tiêu chuẩn này đòi hỏi cán bộ phải có ý thức cao hơn đối với công việc của mình Tinh thần trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân không chỉ thể hiện ở khía cạnh cá nhân người cán bộ đó mà còn thể hiện ở trách nhiệm của người đại diện cho cơ quan Rất nhiều công dân đến trụ sở tiếp công dân với tâm trạng bức xúc, tức giận, thậm chí quá khích và chửi bới Lúc này, các biện pháp mềm dẻo hay kiên trì giải thích, thuyết phục công dân đều phải được tận dụng một cách tỉnh táo Mọi sự nóng giận, mất bình tĩnh đều đem lại những hậu quả xấu
Bên cạnh đó, trong hoạt động tiếp công dân, cán bộ tiếp công dân không được thực hiện những hành vi sau đây, theo Điều 6 Luật Tiếp công dân năm 2013:
“1 Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
2 Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp
3 Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân
4 Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng
Trang 22
22
5 Xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
6 Đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ
7 Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân
8 Vi phạm các quy định khác trong nội quy, quy chế tiếp công dân.” [6]
1.2.2 Về đối tượng trong tiếp công dân tại Uỷ ban nhân dân phường
Các cơ quan hành chính Nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận công dân và giải quyết các vấn đề người dân đặt ra Trong quá trình hỗ trợ công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình tại các cơ quan Nhà nước đòi hỏi cán bộ tiếp công dân phải có kỹ năng lắng nghe các khúc mắc của công dân và làm rõ, đưa
ra hướng giải quyết cụ thể Điều này giúp cho các vấn đề mà công dân gặp phải được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng Công dân cần cung cấp đầy đủ thông tin
và trình bày ý kiến, nguyện vọng của mình với người tiếp công dân Sau đó, cán bộ tiếp công dân sẽ đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
có thẩm quyền về những vấn đề liên quan và đưa ra giải pháp xử lí
Điều 7 Luật Tiếp công dân năm 2013 đã quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh như sau:
“1 Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các quyền sau đây:
a) Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
b) Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;
c) Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân; d) Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
Trang 2323
đ) Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo
2 Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có);
b) Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;
c) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;
d) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;
đ) Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.” [7]
Các cơ quan, cán bộ tiếp công dân có trách nhiệm đảm bảo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thực hiện các quyền và nghĩa vụ tại nơi tiếp công dân
1.2.3 Về nội dung tiếp công dân tại Uỷ ban nhân dân phường
Thứ nhất, tiếp công dân là hoạt động lắng nghe, tiếp nhận các thông tin khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh những vấn đề liên quan đến công tác quản
lý của cơ quan hành chính Nhà nước, các chú trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước Lắng nghe và tiếp nhận, ghi chép thông tin luôn
Trang 24Thứ ba, cán bộ tiếp công dân phải trực tiếp tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để xem xét và giải quyết theo đúng thẩm quyền và trình tự, thủ tục mà pháp luật hiện hành quy định Việc tiếp nhận nhanh chóng đơn thư của công dân thúc đẩy tinh thần trách nhiệm trong mối quan hệ giữa Nhà nước đối với công dân và góp phần khơi dậy tiềm năng, trí tuệ của người dân khi tham gia các nhiệm vụ chính trị chung của Đảng và Nhà nước
1.2.4 Về hình thức tiếp công dân tại Uỷ ban nhân dân phường
Có 3 hình thức tiếp công dân: tiếp công dân thường xuyên, tiếp công dân định kỳ và tiếp công dân đột xuất
Hoạt động tiếp công dân thường xuyên được quy định tại Điều 12 Nghị định 64/2014/NĐ-CP:
“1 Việc tiếp công dân của các Ban Tiếp công dân và các cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân thực hiện như sau: a) Ban Tiếp công dân trung ương làm nhiệm vụ thường trực tiếp công dân, bố trí người tiếp công dân thường xuyên trong các ngày làm việc và trong trường hợp đột xuất
Trang 2525
Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ cử đại diện phối hợp cùng Ban Tiếp công dân trung ương thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương theo quy định của Luật Tiếp công dân;
b) Ban Tiếp công dân cấp tỉnh làm nhiệm vụ thường trực tiếp công dân, bố trí người tiếp công dân thường xuyên trong các ngày làm việc và trong trường hợp đột xuất
Văn phòng tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy, Ban Nội chính tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cử đại diện phối hợp cùng Ban Tiếp công dân cấp tỉnh thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh theo quy định của Luật Tiếp công dân;
c) Ban Tiếp công dân cấp huyện làm nhiệm vụ thường trực tiếp công dân, bố trí người tiếp công dân thường xuyên trong các ngày làm việc và trong trường hợp đột xuất
Văn phòng Huyện ủy, Ủy ban Kiểm tra huyện ủy cử đại diện phối hợp cùng Ban Tiếp công dân cấp huyện thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện theo quy định của Luật Tiếp công dân;
d) Công chức kiêm nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc tiếp công dân theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã Hội đồng nhân dân cấp xã bố trí cán bộ tiếp công dân tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;
đ) Lịch tiếp công dân của các cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân tại Trụ
sở tiếp công dân phải được niêm yết công khai Người tiếp công dân có trách nhiệm tiếp công dân theo lịch tiếp công dân đã được công bố Trường hợp tiếp công dân đột xuất thực hiện theo sự phân công của Trưởng Ban Tiếp công dân hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo cơ quan, tổ chức mình
Trang 2626
2 Cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân phải bố trí người có năng lực, trình độ phù hợp làm nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên a) Việc cử người tiếp công dân của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân phải được thông báo bằng văn bản cho Trưởng Ban Tiếp công dân, trong đó nêu rõ họ tên, chức vụ, phạm vi nhiệm vụ;
b) Đại diện cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân phải thực hiện đúng quy chế tiếp công dân, nội quy của Trụ sở tiếp công dân; thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi nhiệm vụ được phân công; chấp hành chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, tổ chức mình và điều hành của Trưởng Ban Tiếp công dân trong khi tiếp công dân; phối hợp chặt chẽ với cán bộ, công chức khác trong Trụ sở tiếp công dân để thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân;
c) Trưởng Ban Tiếp công dân có trách nhiệm nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của người tiếp công dân của cơ quan, tổ chức tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân.” [9]
Hoạt động tiếp công dân định kỳ và đột xuất được quy định thuộc trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan Nhà nước theo Điều 9 Thông tư 04/2021/TT-TTCP:
“1 Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải trực tiếp tiếp công dân để lắng nghe, xem xét, giải quyết và chỉ đạo việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của mình hoặc thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp dưới trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của Luật Tiếp công dân và kiểm tra, đôn đốc việc xử lý sau tiếp công dân của các cơ quan, đơn vị
Trang 2727
2 Việc tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải được công chức, viên chức giúp việc ghi chép đầy đủ vào Sổ tiếp công dân hoặc nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc phần mềm quản lý công tác tiếp công dân và được lưu tại nơi tiếp công dân Ý kiến chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ
sở tiếp công dân phải được lập thành văn bản và gửi cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện theo đúng yêu cầu, nội dung chỉ đạo;
ấn định thời gian giải quyết phù hợp với quy định của pháp luật và cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải quyết phải gửi kết quả giải quyết cho công dân được biết
3 Khi tiếp công dân, nếu vụ việc rõ ràng, cụ thể, có cơ sở và thuộc thẩm quyền giải quyết thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải trả lời ngay cho công dân biết; nếu vụ việc phức tạp cần nghiên cứu, xem xét thì nói rõ thời hạn giải quyết
và người cần liên hệ để biết kết quả giải quyết
4 Kết thúc việc tiếp công dân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị ra thông báo kết luận việc tiếp công dân.” [10]
1.2.5 Về quy trình tiếp công dân tại Uỷ ban nhân dân phường
Bước 1: Tiếp xúc ban đầu; đón tiếp, xác định nhân thân:
Khi tiếp người khiếu nại cán bộ tiếp công dân yêu cầu họ nêu rõ họ tên, địa chỉ và xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy giới thiệu, giấy ủy quyền (nếu có); tiếp người tố cáo, người kiến nghị, phản ánh cán bộ tiếp công dân yêu cầu người
tố cáo, người kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ và xuất trình giấy tờ tùy thân
Quan sát, đối chiếu, xem xét giấy tờ, (bước đầu xác định xem họ là người đến khiếu nại, tố cáo hay kiến nghị, phản ánh để xác định nội dung làm việc tiếp theo)
Trang 2828
Bước 2: Nghe, ghi chép nội dung:
Khi công dân đến trình bày trực tiếp và không có đơn thì người tiếp công dân hướng dẫn công dân viết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác nội dung trình bày của công dân; nội dung nào chưa rõ thì đề nghị công dân trình bày thêm, sau đó đọc lại cho công dân nghe và đề nghị họ ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản
Trường hợp công dân đến trình bày và có đơn với nội dung cụ thể, rõ ràng, có thể xác định được rõ tính chất vụ việc và cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì người tiếp công dân hướng dẫn công dân gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật
Trường hợp nhiều người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung thì người tiếp công dân hướng dẫn họ cử người đại diện để trình bày, ghi lại nội dung và đề nghị người đại diện ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản
Trường hợp công dân trình bày nhiều nội dung, vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật
Bước 3: Tiếp nhận thông tin, tài liệu:
Khi công dân cung cấp thông tin, tài liệu thì cán bộ tiếp công dân tiếp nhận thông tin và kiểm tra tính hợp lệ, xém xét tình trạng tài liệu; kiểm tra, đối chiếu với bản gốc (nếu có), nếu không có thì phải ghi rõ
Cán bộ tiếp công dân viết ‘Giấy tiếp nhận” theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 04/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiếp công dân ghi rõ tình trạng tài liệu, bằng chứng (chỉ nhận bản photo hoặc bản sao công chứng)
Bước 4: Phân loại, xử lí:
Trang 2929
Việc phân loại, xử lý nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh căn
cứ vào bản ghi nội dung trình bày hoặc đơn của công dân và thực hiện theo Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh
Nếu đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tiếp nhận thì cán bộ tiếp nhận đơn, tài liệu, xem xét điều kiện thụ lý; nếu đủ điều kiện thụ lí thì thông báo quyết định thụ lí, nếu không đủ điều kiện thụ lí thì thông báo không thụ lí
Nếu đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tiếp nhận thì cán bộ tiếp công dân hướng dân công dân đến nơi có thẩm quyền; riêng trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền cấp dưới quá thời hạn không giải quyết thì cấp trên giải quyết
Bước 5: Ghi sổ tiếp công dân:
Người tiếp công dân ghi nội dung tiếp công dân vào “Sổ tiếp công dân” được ban hành theo mẫu thống nhất, để ghi chép đầy đủ các nội dung theo những tiêu chí đã các định trên vào các cột, mục như: số thứ tự, ngày tiếp, họ tên, địa chỉ người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nội dung sự việc, quá trình xem xét, giải quyết của cơ quan có thẩm quyền (nếu có) và những yêu cầu, đề nghị cụ thể của người công dân, tóm tắt kết quả tiếp và việc xử lí
1.2.6 Về nguyên tắc tiếp công dân tại Uỷ ban nhân dân phường
Điều 3 Luật Tiếp công dân 2013 quy định về nguyên tắc trong tiếp công dân:
“1 Việc tiếp công dân phải được tiến hành tại nơi tiếp công dân của cơ quan,
tổ chức, đơn vị
2 Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy