LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia cũng như quá trình nghiên cứu, thực hiện đề án “Hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước tại Ủy ban nhâ
Lí do xây dựng đề án
Quản lý thu, chi ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng trong công tác quản lý của chính quyền địa phương các cấp Công tác quản lý tốt sẽ quyết định việc sử dụng hiệu quả NSNN Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, việc quản lý tốt thu, chi NSNN còn gặp nhiều khó khăn Do đó, đây vẫn là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu trong công tác hành chính của các cấp chính quyền nhà nước
Nhằm xây dựng và phát triển Hà Nội nhanh hơn nữa, ngày 27/11/2019 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 97/2019/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, trong đó: chính quyền địa phương ở các phường thuộc quận, thị xã tại thành phố Hà Nội là Ủy ban nhân dân (UBND) phường (không tổ chức Hội đồng nhân dân phường) (HĐND) Các nội dung công việc cụ thể trong lập dự toán, chấp hành, quyết toán ngân sách phường được thực hiện theo Nghị định 32/2021/NĐ-CP thay vì thực hiện theo Thông tư 344/2016/TT-BTC quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn như trước đây
Phường Xuân La - quận Tây Hồ - thành phố Hà Nội là một trong những phường trọng điểm của quận Tây Hồ nói riêng và của thành phố Hà Nội nói chung Từ tháng 7/2021, phường Xuân La bắt đầu thực hiện thí điểm theo mô hình chính quyền đô thị và thực hiện quản lý ngân sách phường theo đơn vị dự toán trực thuộc UBND quận Sau hai năm thực hiện cơ chế mới, mặc dù công tác quản lý thu, chi ngân sách phường dần đi vào ổn định nhưng vẫn đang đối mặt với những khó khăn nhất định khi chuyển đổi từ một cấp NSNN sang một đơn vị dự toán ngân sách trực thuộc UBND quận Cụ thể:
- Việc quyết định giao số lượng biên chế cho UBND các phường còn đang thực hiện bằng nhau 15 công chức Trong khi đó số dân trên địa bàn các phường trên lệch nhau khá nhiều, ảnh hưởng tới công tác quản lý thu - chi tại phường
- Việc quyết định, giao dự toán đối với các nhiệm vụ chi đột xuất của UBND quận chưa kịp thời với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát sinh tại phường
Do đó, nhiều nhiệm vụ chi đột xuất của UBND phường phải thực hiện chi trước khi được UBND quận phê duyệt và giao dự toán
- Công tác báo cáo thu NSNN của phường theo định kỳ (tháng, quý) còn chậm, không đảm bảo tiến độ, điều này ảnh hưởng đến việc thực hiện cân đối ngân sách của quận nói chung
Các hạn chế nêu trên chủ yếu nảy sinh do quá trình chuyển đổi từ cách thức quản lý ngân sách phường sang đơn vị dự toán ngân sách trực thuộc UBND quận Nếu giải quyết được các vấn đề này sẽ góp phần thực hiện tốt mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, tạo cơ sở đẩy mạnh cải cách hành chính, thu gọn tổ chức bộ máy các cấp chính quyền địa phương ở nước ta
Chính vì vậy, học viên chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước tại Ủy ban nhân dân phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội” làm hướng nghiên cứu của Đề án này.
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề thu, chi NSNN hiện nay đang được quan tâm cả về lý luận lẫn thực tiễn Trong các cuộc họp, hội thảo hay tình hình nghiên cứu thì việc quan tâm đến công tác thu, chi cũng được đề cập đến rất nhiều
Tác giả Trần Thị Thúy (2015), có công trình “Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội”, luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Từ thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội trong thời gian qua, đề tài đã phản ánh những việc làm được, những vướng mắc tồn tại trong quá trình thực hiện Luật ngân sách, tập trung vào trình tự, thủ tục tiến hành quản lý chi thường xuyên mà chưa nghiên cứu sâu và làm rõ về những vấn đề bất cập trong quản lý chi thường xuyên và những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội nhằm phát huy được hiệu lực quản lý đối với chi ngân sách huyện và từ đó từng bước ổn định, phát triển ngân sách đáp ứng yêu của luật ngân sách và thực tiễn đặt ra
Luận văn thạc sĩ của Ngô Hồng Phước (2015) với đề tài “Tăng cường quản lý chi thường xuyên từ Ngân sách nhà nước tại huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội” Luận văn đã hệ thống hóa những những lý luận cơ bản về NSNN, phân cấp quản lý NSNN, quản lý chi thường xuyên NSNN, tập trung phân tích và đánh giá thực trạng trong quản lý chi thường xuyên NSNN huyện Phúc Thọ, tiêu biểu như việc xây dựng định mức chi cao chưa sát thực tế, việc phân bổ chi thường xuyên theo định mức chưa bao quát tính đặc thù từng ngành, từng cơ quan, đơn vị; chấp hành dự toán một số đơn vị chưa đúng chế độ tài chính, chưa hiệu quả, nhiều nội dung chi không có hóa đơn chứng từ nhưng vẫn thực hiện thanh quyết toán, công tác thẩm định quyết toán còn mang tính hình thức hóa số liệu Từ thực tế địa phương, tác giả đã đưa ra nhưng giải pháp nhằm phát huy những ưu điểm, nhược điểm, cải thiện những hạn chế trong quản lý chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030
Luận văn thạc sĩ của Đỗ Anh Tuấn (2018) với đề tài “Một số biện pháp hoàn thiện quản lý thu - chi ngân sách nhà nước tại phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng đã bàn tới những vấn đề về lý luận và thực tiễn của hoạt động thu - chi NSNN tại phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng Đề tài nêu ra thực trạng còn tồn tại và những khó khăn trong hoạt động thu - chi ngân sách, từ đó đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu - chi ngân sách
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Cao Nguyên (2020) với đề tài “Quản lý thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu” Luận văn đã hệ thống hóa cơ sơ lý luận và thực tiễn về quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn huyện Cùng với đó là phân tích thực trạng quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu trong giai đoạn 2017-2019 Từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn
Trần Thị Thu Hương trong bài viết “Một số vấn đề về chế độ kế toán ngân sách và tài chính” đăng trên Tạp chí Tài chính số kỳ 2 tháng 10/2021 có nêu công tác thu, chi ngân sách cấp xã, phường và vai trò của thu, chi ngân sách cấp xã, phường trong giai đoạn hiện nay Do đó, việc hoàn thiện công tác kế toán ngân sách trong thu, chi ngân sách cần nắm rõ các quy định, nghị định hướng dẫn của Bộ Tài chính, công tác cán bộ cũng đặc biệt quan trọng trong quản lý NSNN sao cho hiệu quả
Nguyễn Thị Ngân Loan, Nguyễn Minh Muộn có bài viết “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định” đăng trên báo Thời báo kinh tế ngày 25/1/2023 công trình nêu việc chính quyền cấp xã, phường muốn thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ chính trị của địa phương, thì cần có một nguồn ngân sách đủ mạnh và phù hợp với đặc điểm của địa phương Bài viết đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN trong đó đề cao việc nâng cao trách nhiệm, nâng cao năng lực quản lý và giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng NSNN
Từ các công trình nghiên cứu, các bài viết về thu, chi ngân sách, quản lí thu, chi ngân sách ở trên tại các đơn vị hành chính đã giúp cho người viết có cơ sở để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của mình Đây chính là cơ sở để người viết làm căn cứ về mặt lý thuyết và đưa ra những đánh giá, đính hướng trong quá trình xây dựng Đề án: Hoàn thiện công tác thu, chi ngân sách nhà nước tại Ủy ban nhân dân phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án
- Mục tiêu nghiên cứu: xác định các hạn chế/điểm nghẽn trong công tác quản lý thu, chi NSNN tại UBND phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố
Hà Nội trong giai đoạn thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, từ đó đề ra các giải pháp xử lý các hạn chế này nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu, chi NSNN tại UBND phường Xuân La và góp phần hoàn thiện công tác quản lý NSNN phường - đơn vị dự toán ngân sách trực thuộc UBND quận ở Hà Nội
+ Tổng quan lý luận về quản lý ngân sách phường dưới góc độ là đơn vị dự toán ngân sách
+ Đánh giá thực trạng, xác định các hạn chế/điểm nghẽn trong quản lý thu, chi NSNN tại UBND phường Xuân La và xác định nguyên nhân của các hạn chế này
+ Đề xuất giải pháp xử lý các hạn chế/điểm nghẽn
Phương pháp nghiên cứu đề án
Đề án được thực hiện dựa trên phương pháp giải quyết vấn đề (problem solving methodology): phân tích bối cảnh, xác định vấn đề, đưa ra các đề xuất, phương án để giải quyết vấn đề Các phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tổng quan các tài liệu liên quan đến lý luận về quản lý NSNN phường dưới góc độ là đơn vị dự toán ngân sách nhằm xây dựng khung lý luận cho việc phân tích thực trạng quản lý NSNN phường
- Phương pháp phân tích thống kê: Phân tích dữ liệu thu, chi NSNN phường qua các năm gần nhất để đánh giá thực trạng thu chi NSNN phường
- Phương pháp quan sát, phỏng vấn nhằm đánh giá các hạn chế và các giải pháp xử lý hạn chế trong quản lý thu, chi NSNN phường.
Lợi ích của đề án trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của Đề án sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý thu, chi NSNN tại UBND phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội Bên cạnh đó cũng góp phần hoàn thiện công tác quản lý NSNN phường của thành phố Hà Nội nói chung khi thực hiện mô hình chính quyền đô thị
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH CỦA ĐƠN VỊ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
Khái quát về ngân sách nhà nước
1.1.1 Khái niệm và chức năng của ngân sách nhà nước
Có thể hiểu NSNN là một kế hoạch của Chính phủ dự định làm trong năm ngân sách, đề xuất các nguồn lực (nguồn thu) và việc phân bổ sử dụng các nguồn lực đó cho những mục đích được đề ra trong năm ngân sách Tại Việt Nam, NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được lập thành dự toán, dự toán được phê duyệt và đưa vào triển khai thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định nhằm bảo đảm cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
Chức năng của sự vật, hiện tượng là cái khách quan, quy định công dụng của sự vật, hiện tượng Vì vậy, việc xem xét chức năng của NSNN sẽ làm rõ thêm bản chất của NSNN Cụ thể:
Thứ nhất, NSNN có chức năng phân phối lại của cải vật chất được sản xuất ra dưới hình thức giá trị Thông qua các sắc thuế, Nhà nước huy động các nguồn lực trong xã hội và qua đó phân bổ nguồn lực này vào các nhiệm vụ chi nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và thực hiện công bằng xã hội
Thứ hai, thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động của chính Nhà nước bằng đồng tiền Có thể nói ngân sách, với hình thức thể hiện thông qua các dòng thu, chi chính là việc phản ánh các hoạt động của Nhà nước dưới hình thức giá trị Vì vậy, thông qua việc thanh kiểm tra, theo dõi giám sát các khoản thu, chi của Nhà nước bằng các công cụ kế toán, thanh tra, kiểm toán, nhà nước đã thực hiện kiểm tra, theo dõi giám sát các hoạt động của chính các cơ quan, tổ chức của Nhà nước
1.1.2 Vai trò của ngân sách nhà nước
NSNN có các vai trò sau:
- Vai trò ngân sách tiêu dùng:
Nhà nước huy động các nguồn lực tài chính từ các cá nhân, chủ thể khác trong xã hội để sử dụng cho các mục đích khác nhau, trong đó dành một phần đáng kể phục vụ cho các nhu cầu duy trì sự hoạt động của bộ máy nhà nước như trả lương, mua sắm vật tư, trang thiết bị,…
- Vai trò của ngân sách phát triển:
Trên cơ sở các khoản huy động thông qua thu NSNN, Nhà nước phân phối các nguồn tài chính cho mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thông qua việc sử dụng các khoản chi NSNN, đặc biệt là các khoản đầu tư công, Nhà nước tác động đến tổng cầu của nền kinh tế và qua đó làm tăng giá trị của nền kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng Bên cạnh đó, các nội dung, mức độ đầu tư cũng được lựa chọn với các mục tiêu định trước, qua đó định hướng các dòng vốn đầu tư trong nền kinh tế vào các lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước mong muốn
- Vai trò ngân sách công bằng
Bên cạnh việc thực hiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thông qua công cụ thuế và chi tiêu, Nhà nước thực hiện điều tiết đối với người có thu nhập cao và hỗ trợ đối với những người có thu nhập thấp nhằm thực hiện công bằng xã hội, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.
Quản lý ngân sách tại các đơn vị dự toán ngân sách
1.2.1 Khái niệm đơn vị dự toán ngân sách
Ngân sách nhà nước Việt Nam bao gồm: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương Trong đó, ngân sách địa phương bao gồm: ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh) Ngân sách cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp huyện) và ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã) là các đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân (HĐND) và UBND
Tại chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính, NSNN được tổ chức theo các đơn vị dự toán ngân sách và đơn vị được giao sử dụng ngân sách
1.2.2 Khái niệm quản lý ngân sách tại các đơn vị dự toán
Trên thực tế đã có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý, tuy nhiên có thể nói rằng quản lý chính là sự tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng các phương pháp, biện pháp cách thức nhằm tạo ra những hiệu quả của công việc Mục đích của người quản lý chính là thực hiện những mục tiêu chung trong công việc, đặt lợi ích tập thể để hoàn thiện công việc Do đó, muốn quản lý tốt người quản lý cần phải xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, điều phối công việc, những tác động về tâm lý tạo sự liên kết chung
Quản lý NSNN cũng như vậy, cũng là sự tác động bằng các phương pháp khác nhau của người quản lý nhằm thực hiện tốt công tác quản lý NSNN Đó là xây dựng kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch với thực tiễn, điều hành các hoạt động thu, chi, hạch toán, kiểm tra công tác tài chính, ngân sách…
Quản lý ngân sách được hiểu là công tác lập dự toán thu, chi ngân sách, tổ chức thực hiện thu, chi theo kế hoạch Bên cạnh đó là thực hiện nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản NSNN theo quy định Chấp hành dự toán, thống kê quyết toán theo quy định Một đặc điểm nổi bật của công tác quản lý ngân sách tại các đơn vị dự toán ngân sách là thẩm quyền quyết định dự toán của đơn vị thuộc về cấp có thẩm quyền giao dự toán Theo đó, thẩm quyền quyết định quyết toán ngân sách của đơn vị dự toán cũng thuộc về cấp có thẩm quyền giao dự toán
1.2.3 Nội dung quản lý thu, chi ngân sách tại đơn vị dự toán ngân sách
Trong quản lý ngân sách chúng ta đề cập tới những nội dung chính như: lập dự toán, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách Trong một năm, các đơn vị dự toán phải tuân thủ các quy trình thực hiện ngân sách nhà nước và đảm bảo những quy định pháp luật về thu, chi ngân sách
Việc lập dự toán ngân sách chính là việc tính toán làm sao để ngân sách trong kỳ kế hoạch được đảm bảo, là căn cứ để tổ chức các hoạt động thu, chi Nếu lập dự toán không tốt thì công tác thu, chi cũng gặp những khó khăn nhất định Do đó, khâu lập dự toán hay lập kế hoạch cho các hoạt động thu, chi ngân sách ở địa phương có vai trò rất quan trọng để đảm bảo việc thực hiện tốt các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Lập dự toán thu NSNN là khâu đầu tiên trong quá trình quản lý thu, chi
NSNN Đây là khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả của các khâu chấp hành, quyết toán NSNN và thanh tra, kiểm tra, kiểm toán
Quản lý khâu lập dự toán thu, chi NSNN dựa vào hai công cụ chính là căn cứ và phương pháp lập dự toán Căn cứ lập dự toán là các chế độ, chính sách chi NSNN đã được Chính phủ, các cấp có thẩm quyền quy định thống nhất trong toàn hệ thống cơ quan đơn vị sử dụng ngân sách và những quy định chi ngân sách phân cấp cho các đơn vị cơ sở Phương pháp lập dự toán thu, chi ngân sách được sử dụng theo hình thức thông báo số dự kiến từ trên xuống và xây dựng lập dự toán chi tiết và tổng hợp từ dưới lên
Lập dự toán thu, chi NSNN tại đơn vị sử dụng ngân sách được cấp trên giao dựa vào các căn cứ sau:
- Dựa vào các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KT-XH, dựa vào tình hình thực hiện dự toán thu, chi hằng năm tại từng đơn vị, theo năm báo cáo và các năm trước gần kề để thống kê, tính toán xác định các khoản chi mang tính ổn định, không có biến động lớn, những khoản chi đặc thù riêng có trong năm kế hoạch, đồng thời phát hiện ra những sai lệch, bất hợp lý để kịp thời hiệu chỉnh hoặc kiến nghị các cấp thẩm quyền xem xét, điều chỉnh kịp thời trong quá trình quản lý thu, chi NSNN
- Phải dựa vào các văn bản hướng dẫn và số liệu kiểm tra dự toán thu, chi NSNN do cơ quan quản lý tài chính có thẩm quyền quản lý và phê duyệt
- Các chính sách chế độ, tiêu chuẩn, định lượng thu, định mức chi của NSNN giao của đơn vị hiện hành và dự toán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch
Việc lập dự toán thu, chi ngân sách cần có trách nhiệm của các cơ quan thẩm quyền quản lý đơn vị địa phương, các cơ quan tài chính và trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong việc xem xét, cân đối và phê duyệt nội dung thu, chi ngân sách hằng năm
Lập dự toán ngân sách của UBND phường với tư cách là đơn vị dự toán thuộc UBND quận
UBND phường sẽ lập dự toán trình phòng Tài chính - Kế hoạch để xem xét, tham mưu, báo cáo UBND quận trình HĐND quận Sau khi HĐND quận quyết định, UBND quận giao dự toán thu, chi ngân sách cho từng phường chậm nhất 05 ngày làm việc
Chấp hành dự toán thu, chi NSNN là thực hiện các biện pháp hành chính, kinh tế tài chính để thực hiện các khoản dự toán một cách khoa học, đúng quy định
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách của đơn vị dự toán
1.3.1 Các yếu tố khách quan
- Hệ thống các văn bản Luật, Nghị định, quy định, văn bản hướng dẫn về hoạt động thu, chi ngân sách Nếu hệ thống các văn bản đồng bộ, không chồng chéo sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý ngân sách ổn định và hiệu quả
- Điều kiện về KT-XH có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thu, chi ngân sách Việc phát triển các nguồn lực kinh tế chính là điều kiện để hoạt động thu ngân sách phát triển Các nguồn thu từ thuế ổn định từ việc các cá nhân, doanh nghiệp phát triển sẽ là điều kiện cho huy động ngân sách Bên cạnh đó hoạt động chi ngân sách cũng dựa trên vấn đề về chế độ, định mức chi tiêu phù hợp với thu nhập cá nhân và mức sống của người dân
- Các vấn đề khác cũng tác động đến hoạt động thu, chi ngân sách như dân trí, trình độ dân trí, văn hóa cộng đồng….khi tất cả những vấn đề này ổn định thì việc chấp hành các quy định về thuế, quỹ…được chấp hành các chế độ chính sách của nhà nước của các tổ chức, cá nhân cũng được quan tâm chú trọng, năng lực sử dụng ngân sách nhà nước của đơn vị cũng được cải thiện nên góp phần sử dụng có hiệu quả ngân sách
Các nhân tố chủ quan tác động đến hoạt động quản lý thu, chi ngân sách gồm có những yếu tố sau:
Trước tiên là cơ cấu tổ chức bộ máy và trình độ của cán bộ quản lý ngân sách Mỗi cấp ngân sách đều có bộ máy tổ chức quản lý được xây dựng có tính phù hợp với yêu cầu điều kiện thực tế của cơ sở và quy định của cơ quan có thẩm quyền Việc thiết lập các cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ngân sách có ảnh hưởng quan trọng trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách Nên việc quy định chức năng nhiệm vụ cần phải được cụ thể và rõ ràng nếu không sẽ dẫn đến tình trạng thiếu trách nhiệm hoặc lạm quyền trong quản lý NSNN Mặt khác, nếu trong bộ máy cán bộ được giao nhiệm vụ có chất lượng và phẩm chất thấp việc quản lý đối với chi ngân sách sẽ có thể gây thất thoát hoặc chí ít là kém hiệu quả Do đó tổ chức bộ máy và trình độ cán bộ là nhân tố rất quan trọng trong yêu cầu về hiệu quả quản lý chi ngân sách
Bên cạnh đó việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu chi ngân sách nhà nước cũng có tác động rất lớn đến tính hiệu quả của hoạt động này Việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu, chi ngân sách giúp rút ngắn thời gian lập dự toán, thanh tra kiểm tra việc thu, chi NSNN, tác động rất lớn đến hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách Ví dụ việc áp dụng hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc - TABMIS (Treasury and Bubget Management Information System) giúp cho quá trình lập dự toán, thực hiện thu chi ngân sách, báo cáo thu chi ngân sách diễn ra một cách trôi chảy, thuận lợi hơn, nâng cao tính minh bạch trong công tác quản lý thu chi NSNN phường, cấp quận, hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách
Việc thực hiện công tác thanh tra kiểm tra và các chế tài khen thưởng xử phạt trong quản lý thu, chi NSNN phường cũng là vấn đề lớn trong quản lý hành chính nhà nước Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thu, chi NSNN giúp cho người lãnh đạo kiểm soát quá trình quản lý thu, chi NSNN một cách sát sao, đảm bảo việc chi đủ, chi đúng mục tiêu của nguồn ngân sách phường Nếu quy trình thanh, kiểm tra lỏng lẻo sẽ dẫn tới việc thất thoát ngân sách, xử lý các vi phạm trong thu chi ngân sách chậm, không đúng người, không đúng tội, gây ảnh hưởng đến quá trình quản lý thu chi NSNN Bên cạnh đó, sau quá trình thanh kiểm tra thì việc khen thưởng kịp thời hay xử phạt nghiêm khắc, đúng người, đúng tội giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ chuyên trách trong hoạt động quản lý thu chi ngân sách Đồng thời công tác thanh kiểm tra cũng tạo động lực cho cán bộ hoàn thành nhiệm vụ, giúp cán bộ thực hiện thường xuyên cập nhật và điều chỉnh tiến độ, chất lượng công việc kịp thời cũng như hạn chế được các tiêu cực trong quá trình điều hành, quản lý công tác thu chi NSNN
Có thể nói, những vấn đề về cơ sở lý luận chính là nền tảng để xây dựng các chiến lược, đề án trong toàn bộ quá trình phát triển KT-XH trong đó có quản lý công tác thu, chi NSNN Hiểu về thu, chi NSNN, về về vai trò đặc điểm của thu chi NSNN thì mới quản lý tốt công tác thu, chi NSNN Dựa trên nội dung, tiêu chí về thu, chi ngân sách cấp cơ sở người quản lý mới đảm bảo đúng theo các quy định của pháp luật Ở chương này, người viết đã tập trung làm rõ các vấn đề như: các khái niệm NSNN; quản lý NSNN tại đơn vị dự toán; và các yếu tố cảnh hưởng đến quản lý ngân sách của các đơn vị dự toán Đây chính là cơ sở lý luận để người viết tập trung giải quyết các vấn đề về thực trạng quản lý thu, chi ngân sách tại UBND phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội Đánh giá thực trạng thu, chi ngân sách và công tác quản lý thu, chi ngân sách ở đơn vị cơ sở Từ đó, người viết đưa ra những hạn chế và đi kèm với đó là những nguyên nhân của những hạn chế đó
Có thể thấy, công tác thu, chi ngân sách và quản lý thu, chi ngân sách tại cơ sở đã và đang được hoàn thiện để đáp ứng sự đổi mới trong công tác QLNN, sự phát triển của xã hội và yêu cầu đổi mới công tác QLNN, trong đó có công tác thu, chi ngân sách.
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU,
Khái quát về tình hình kinh tế- xã hội phường Xuân La
Phường Xuân La là một trong những phường trọng điểm của Quận Tây
Hồ thành phố Hà Nội Với chiến lược phát triển toàn diện trong những năm qua, phường Xuân La đã và đang từng bước hoàn thiện các khâu trong quản lý hành chính nhà nước, đảm bảo đời sống dân sinh, phát triển kinh tế xã hội phù hợp với mục tiêu chung của thành phố
Quận Tây Hồ - thành phố Hà Nội được thành lập theo Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 28/10/1995 của Chính phủ và Quyết định số 3631/QĐ-UB ngày 29/10/1995 của UBND Thành phố Hà Nội Theo đó, Quận có 8 đơn vị hành chính cấp phường, bao gồm 3 phường của quận Ba Đình (Bưởi, Thuỵ Khuê, Yên Phụ) và 5 xã của huyện Từ Liêm (Xuân La, Phú Thượng, Nhật Tân, Quảng An, Tứ Liên) hợp thành
Phường Xuân La có vị trí địa lý như sau: Phía Đông giáp Hồ Tây, phường Nhật Tân, phía Tây giáp phường Cổ Nhuế, Phía Nam giáp phường Bưởi, phường Nghĩa Đô, phía Bắc giáp phường Phú Thượng, phường Xuân Tảo
Tổng diện tích đất tự nhiên địa bàn phường Xuân La là 240,17 ha Trong những năm gần đây Xuân La là phường có quá trình đô thị hoá nhanh, 3/4 đất canh tác được quy hoạch thực hiện các dự án phát triển đồng bộ đô thị Sản xuất nông nghiệp thu hẹp lại, tập trung vào thành một số khu vực nhỏ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang cây đào cho giá trị kinh tế cao hơn, kinh tế dịch vụ phát triển nhanh dần trở thành nguồn thu ngân sách chủ yếu Kinh tế phát triển đã và đang góp phần làm cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện Hoạt động văn hoá xã hội phát triển nhanh và dần đi vào chiều sâu, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo Hiệu lực và hiệu quả quản lý NSNN của chính quyền được nâng cao hơn Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân phường Xuân La đã quán triệt và tập trung triển khai thực hiện tốt năm chủ đề của Thành phố; tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính gắn với thực hiện 02 Bộ Quy tắc ứng xử của UBND Thành phố Hà Nội; đồng thời đẩy mạnh các phong trào thi đua, kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm Bám sát sự chỉ đạo của Quận ủy, HĐND, UBND quận; UBND phường đã tập trung quyết liệt trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và đạt được nhiều thành tích kết quả như: kinh tế tiếp duy trì mức ổn định, các chỉ tiêu phát triển KT-XH đều hoàn thành, nhiều chỉ tiêu hoàn thành vượt mức so với kế hoạch, đặc biệt là chỉ tiêu thu ngân sách; Công tác đầu tư, phát triển hạ tầng kỹ thuật đạt được nhiều kết quả quan trọng; Công tác quản lý đô thị và trật tự xây dựng có nhiều chuyển biến tích cực Sự nghiệp giáo dục, văn hóa, y tế tiếp tục được duy trì; an sinh xã hội được đảm bảo; Các vấn đề dân sinh bức xúc được tập trung chỉ đạo giải quyết, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Các chương trình, kế hoạch của UBND phường được triển khai đồng bộ, sâu rộng, đạt hiệu quả cao.
Cơ cấu tổ chức và hệ thống hành chính tại phường Xuân La
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức và vai trò
- Trách nhiệm của Chủ tịch UBND phường: là người đứng đầu của cơ quan hành chính phường, chịu trách nhiệm trước HĐND, UBND quận và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn;
+ Là người trực tiếp quản lý về mọi phương diện của phường trong các hoạt động và nhân sự; Ký các văn bản liên quan đến trách nhiệm nghĩa vụ của phường; Thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của công chức nhà nước
- Trách nhiệm của Phó Chủ tịch phường: thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của công chức nhà nước; chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND phường; giải quyết các công việc được phân công;
PHÓ CHỦ TỊCH UBND (KT-ĐT)
PHÓ CHỦ TỊCH UBND (VH-XH) ĐỊA
- Trách nhiệm của các công chức khác của phường: Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn trong phạm vi công việc; chịu trách nhiệm trước chủ tịch và phó chủ tịch UBND phường; tham mưu, giúp việc các vấn đề liên quan đến UBND phường; Tuân thủ các nội duy, quy định của công chức
Có thể thấy về cơ cấu, chức năng của bộ máy quản lý của UBND phường có những ưu điểm như: cơ cấu tổ chức theo quy định của pháp luật nên việc xử lý, giải quyết công việc được thực hiện thuận lợi, rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm Công tác bố trí, sử dụng, đánh giá cán bộ, công chức được thực hiện đúng quy trình và minh bạch, đảm bảo yêu cầu công việc Phân công nhiệm vụ bảo đảm tính khả thi, giảm bớt số lượng cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều công việc
2.1.2.2 Đội ngũ nhân sự của UBND phường Xuân La
- Về số lượng nhân sự: Gồm 15 Công chức thuộc UBND phường: Chủ tịch UBND: 01; Phó Chủ tịch: 02; Văn phòng - Thống kê: 03; Địa chính - Xây dựng - Đô thị và môi trường: 03; Tài chính - Kế toán: 01; Tư pháp - Hộ tịch: 02; Văn hóa - Xã hội 02; Chỉ huy trưởng quân sự: 01
- Chất lượng nhân sự: Trong các năm gần đây, UBND phường đã cử 186 lượt cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn theo văn bản của Thành phố và quận như: Đồng chí Phó Chủ tịch UBND phường phụ trách kinh tế đã tham gia lớp “Bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho chủ tịch, phó chủ tịch xã, phường, thị trấn của thành phố Hà Nội”; Bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể; Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho đối tượng 4; Tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ UBND phường Xuân La đang thực hiện việc đánh giá công chức, người lao động định kỳ theo tháng, quý để nâng cao hiệu quả đánh giá công chức, người lao động cuối năm Cán bộ, công chức, người lao động cơ quan phường tiếp tục tham gia khóa đào tạo chuẩn kỹ năng công nghệ thông tin
Trong hoạt động của bộ máy chính quyền phường Xuân La trong nhiều năm qua luôn đi đầu và gương mẫu trong các hoạt động, chấp hành mọi quy định của nhà nước trong hoạt động hành chính sự nghiệp Bản thân các cán bộ công chức viên chức tại phường luôn có sự phối hợp công tác giữa các bộ phận, ban ngành, công chức chuyên môn với nhau Luôn có thái độ làm việc hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau tạo hiệu quả công trong công việc Tuy nhiên số định biên công chức chuyên môn đang được phân bổ theo quy định của Nhà nước, chưa sát với thực tế đối với phường đông dân cư và phường ít dân cư Trình độ chuyên môn chưa đều, số lượng cán bộ có trình độ vững về tin học, ngoại ngữ còn hạn chế
2.1.2.3 Cơ sở vật chất, tài chính của UBND phường Xuân La
- Được sự quan tâm của Quận ủy - HĐND - UBND quận Tây Hồ đã tạo điều kiện đầu tư nâng cấp cải tạo Trụ sở Đảng ủy - UBND phường Xuân La năm 2017 với diện tích được mở rộng, trụ sở khang trang, hiện đại Trụ sở Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính phường được đầu tư nâng cấp năm 2016 với diện tích hơn 48m2
Trang thiết bị làm việc cho cán bộ, công chức (máy tính, bàn ghế, sổ sách, trang phục công sở….), Bộ phận 1 cửa được trang bị gồm: 01 màn hình cảm ứng để lấy số thứ tự, 01 màn hình led hiển thị số thứ tự và cửa nhận hồ sơ, 03 bộ máy vi tính, 02 máy chụp và 01 máy scan, 02 điều hòa, 03 quạt trần, 01 camera giám sát, 07 bàn làm việc có vách kính phân cách, 30 ghế ngồi chờ của công dân… các máy tính đều được kết nối với hệ thống mạng diện rộng (WAN)
Trên cơ sở chỉ đạo của UBND quận, sự hướng dẫn nghiệp vụ của phòng ngành chuyên môn quận, UBND phường đã thực hiện lập dự toán ngân sách năm, có các văn bản chỉ đạo, kịp thời thực hiện các nhiệm vụ thu, chi Trong quản lý điều hành ngân sách, thực hiện việc công khai dự toán, quyết toán ngân sách trên cơ sở số liệu được phòng Tài chính - Kế hoạch quận thông qua theo đúng biểu mẫu quy định
Trong sử dụng tài sản nhà nước: xây dựng quy chế về quản lý sử dụng tài sản của đơn vị và phổ biến quy chế cho cán bộ, công chức, người lao động trong đơn vị, sử dụng tài sản nhà nước theo đúng quy định Công khai quản lý và sử dụng tài sản nhà nước theo đúng quy định
Xây dựng kế hoạch, chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí, phân công cán bộ, công chức chuyên môn làm đầu mối tham mưu thực hiện Thực hiện cơ chế tự chủ trong sử dụng biên chế và kinh phí chi hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, công khai, minh bạch trong quản lý sử dụng ngân sách nhà nước
Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí; xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ để tăng cường công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tăng thu đồng thời tiết kiệm chi, thúc đẩy phát triển hoạt động sự nghiệp, do vậy nhiều đơn vị đã tiết kiệm được khoản chi thường xuyên góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Thực trạng thu chi ngân sách tại UBND Phường Xuân La giai đoạn 2021-2023
2.2.1 Công tác thu ngân sách
Bảng 2.1: Công tác thu NSNN trên địa bàn phường năm 2021-2023 Đơn vị: triệu đồng
Thu thuế ngoài quốc doanh
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
3 Thu phí và lệ phí 400 330 400 328 320 356
Thuế thu nhập cá nhân
Lệ phí trước bạ nhà đất
Biểu đồ 2.1: So sánh số thu dự toán và thực tế
BIỂU ĐỒ SO SÁNH THU DỰ TOÁN VÀ THỰC TẾ (triệu Đồng)
Dự toán Thực hiện Linear (Dự toán) Linear (Thực hiện)
Hàng năm, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy phường, UBND phường Xuân
La đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn tập trung rà soát nhiệm vụ chi, tìm mọi biện pháp để tăng thu, đề xuất các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn Kinh tế phường Xuân La trong những năm 2021 - 2023 phát triển tương đối ổn định, vẫn giữ mức đảm bảo, không có tình trạng bị giảm mạnh
Trước tình hình phát triển KT-XH trên địa bàn phường ngày càng cao, có nhiều doanh nghiệp, các hộ kinh doanh ra đời và đạt được hiệu quả cho nên cơ cấu kinh tế trên địa bàn phường có nhiều chuyển biến tích cực Tốc độ phát triển đi đôi với việc bộ máy quản lý tại phường phải thay đổi, cải tiến sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn Trên thực tế, hằng năm phường cũng đã lập kế hoạch thu dựa trên định mức thu mà quận giao, căn cứ trên tính hình thu của các năm trước đó để đảm bảo công tác thu ngân sách Nhờ vậy, trong giai đoạn từ 2021-2023, mặc dù còn đối diện với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 nhưng phường Xuân La đã cố gắng khắc phục để đảm bảo nguồn thu kinh tế giữa các năm vẫn ổn định Dẫn đến đảm bảo về an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân trong phường
2.2.2 Công tác chi ngân sách
Bảng 2.2: Công tác chi ngân sách phường năm 2021 - 2023 Đơn vị: triệu đồng
Chi sự nghiệp văn hóa xã hội 241 193 194 186 559 541
Chi sự nghiệp kinh tế 3.348 3.098 1.618 1.459 391 200
Sự nghiệp y tế, dân số, gia đình
Chi QLNN- Đảng, đoàn thể, tổ chức xã hội
Chi hoạt động quân sự địa phương
Chi hoạt động an ninh trật tự 1.046 880 1.947 1.887 1.732 1.731
Chi đảm bảo công tác xã hội 3.173 2.150 3.209 870 591 529
Hoạt động chi ngân sách của UBND phường đã bám sát vào dự toán đầu năm được UBND quận phân bổ cho các nội dung chi của phường Hầu hết dự toán đều căn cứ trên tình hình thực tế của phường
Trong tất cả các nội dung chi thì chi cho QLNN, Đảng, đoàn thể, tổ chức xã hội là nội dung chi cao nhất Trong đó là những nội dung chi lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách và đảm bảo hoạt động thường xuyên của Đảng ủy - UBND phường
Ngoài ra còn có các nội dung chi khác như chi cho sự nghiệp kinh tế, y tế, dân số, môi trường, hoạt động an ninh, quân sự, công tác xã hội Tuy nhiên, trên thực tế có thể thấy nhiều nội dung chi phát sinh đột xuất không có trong dự toán chi đầu năm Từ những phát sinh đó sẽ dẫn đến việc phải thay đổi kế hoạch chi tiêu ngân sách, làm tờ trình gửi UBND quận xin cấp kinh phí bổ sung.
Thực trạng quản lý thu chi ngân sách tại phường Xuân La
2.3.1 Thực trạng quản lý lập dự toán thu chi ngân sách
Công tác xây dựng kế hoạch nhiệm vụ và dự toán ngân sách đã được thực hiện theo đúng quy trình từ khâu lập kế hoạch đến phân bổ kế hoạch ngân sách đều xin chủ trương của cấp có thẩm quyền thông qua trước khi thực hiện theo chu trình UBND phường đã bám sát chức năng nhiệm vụ để đề xuất, đồng thời chủ động xin điều chỉnh những nội dung chi cho phù hợp trong năm Bộ phận Tài chính - Kế toán căn cứ vào quyết định giao kế hoạch nhiệm vụ và dự toán ngân sách trong năm của UBND quận để tham mưu Đảng ủy, UBND phường thông báo cho các Bộ phận chuyên môn, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội…; chủ động tham mưu đề xuất thực hiện các nhiệm vụ từ các nguồn kinh phí khác nhau, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của phường Mặc dù trong quá trình thực hiện lập dự toán còn nhiều phát sinh qua các năm nhưng theo chủ trương của phường cũng đảm bảo việc tiết kiệm chống lãng phí vẫn có hiệu quả
Với sự nỗ lực cố gắng khắc phục mọi khó khăn, phường Xuân La đã triển khai tốt công tác kế hoạch nhiệm vụ và dự toán ngân sách đối với các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất phát sinh Công tác lập dự toán, triển khai kế hoạch thực hiện theo đúng các quy định hiện hành, thường xuyên bám sát tiến độ thực hiện của các nội dung thu, chi trong phường Lãnh đạo việc rà soát xây dựng kế hoạch bảo đảm tài chính 3 năm giai đoạn 2021- 2023 theo đúng quy định
Việc quản lý lập dự toán thu, chi ngân sách tại phường Xuân La được thực hiện theo các bước từ khâu lập dự toán thu cho đến khâu lập dự toán chi Đảm bảo các nguyên tắc trong thu, chi NSNN
2.3.2 Thực trạng quản lý chấp hành dự toán thu chi ngân sách
Hằng năm, sau khi nhận dự toán ngân sách, bộ phận Tài chính - Kế toán phối hợp với các đơn vị liên quan tính toán, cân đối, tổng hợp khả năng tài chính được giao để bảo đảm cho những nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm của phường
Dự toán ngân sách thu, chi ngân sách giai đoạn 2021 - 2023 của UBND phường Xuân La được UBND quận giao trước ngày 31/12 hàng năm Quá trình giao dự toán ngân sách, các nội dung cần phải công khai theo quy định hướng dẫn thực hiện các quy chế công khai tài chính được UBND phường Xuân La thực hiện nghiêm túc
Sau khi thông báo dự toán ngân sách cho các đơn vị liên quan, bộ phận Tài chính - Kế toán hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc phường nghiệp vụ, chuyên môn lập kế hoạch chi của năm ngân sách theo quy định để có cơ sở cho quá trình chi ngân sách Căn cứ để lập kế hoạch chi đối với các nội dung về chi QLNN, Đảng, đoàn thể, và các nội dung chi sự nghiệp…
Mặc dù công tác lập kế hoạch chi trong các năm qua đã được các bộ phận chuyên môn thực hiện nghiêm túc song vẫn còn những mặt hạn chế như: Kế hoạch chi trong năm ngân sách chủ yếu dựa vào các nội dung của năm trước nên tính chính xác chưa cao, kế hoạch chưa sát với thực chi trong năm, chưa tính toán dựa trên cơ sở khoa học như: kế hoạch công tác quý, năm, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng,…
Bên cạnh đó, quá trình lập dự toán về thu ngân sách cũng được quản lý và thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của các cơ quan chức năng Việc thu ngân sách theo các nội dung thu hằng năm được tổng hợp và báo cáo thường xuyên lên các cơ quan có thẩm quyền
Quá trình chấp hành ngân sách ở UBND phường Xuân La đã bảo đảm kinh phí kịp thời cho chức năng, nhiệm vụ như: bảo đảm chế độ chính sách cho người có công, trẻ nhỏ, đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan… Tập trung bảo đảm tài chính cho các nhiệm vụ thường xuyên nhưng vẫn bảo đảm nguồn kinh phí kịp thời cho các nhiệm vụ có tính đột xuất
2.3.3 Thực trạng quản lý quyết toán thu chi ngân sách
Việc quản lý thực hiện quyết toán thu, chi ngân sách tại UBND phường Xuân La được thực hiện nghiêm túc, chấp hành quy đinh, pháp luật của Nhà nước Từ khâu lập dự toán cho đến thực hiện và quyết toán cũng đảm bảo các nguyên tắc trong thu, chi ngân sách
2.3.4 Thực trạng công tác kiểm tra thực hiện thu chi ngân sách
Các hoạt động kiểm tra, thanh tra thu, chi ngân sách tại UBND phường Xuân La cũng được tiến hành trong khối các cơ quan hành chính ở quận cũng như thành phố Từ khâu lập dự toán, thanh quyết toán thu, chi ngân sách bộ phận Tài chính - Kế toán cũng đã thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của quận và thành phố về các khoản thu, chi ngân sách theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị
Trong giai đoạn 2021 - 2023, mỗi năm phường đều xây dựng kế hoạch kiểm tra theo kế hoạch Ngoài ra, còn thực hiện kiểm tra đột xuất, xem xét giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo liên quan đến vấn đề tài chính; kiểm tra các vụ việc đã xảy ra trong hoạt động chi của đơn vị Cuối năm, bộ phận Tài chính
- Kế toán tiến hành tổng kết công tác tự kiểm tra theo quy định và lập báo cáo gửi lên lãnh đạo phường, lãnh đạo cấp quận
Hàng năm, các đoàn kiểm tra của Kiểm toán nhà nước khu vực I, Thanh tra Sở tài chính về thanh tra, kiểm tra tại UBND phường
Qua công tác thanh tra, kiểm tra cho thấy, một số tồn tại trong công tác quản lý chi thường xuyên như: hồ sơ, chứng từ chi tiêu nghiệp vụ còn chưa bảo đảm tính pháp lý, công tác lấy số liệu báo cáo thu chưa đảo bảo, cũng như thời gian cấp kinh phí bổ sung cho các nhiệm vụ đột xuất chưa phù hợp… Công tác tự thanh tra, kiểm tra còn chưa thực sự được chú trọng, hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa đi vào thực chất nhằm khắc phục những sai sót trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách.
Đánh giá công tác quản lý thu chi ngân sách tại UBND phường Xuân
2.4.1 Những kết quả đạt được
Dưới sự lãnh đạo của UBND quận, cũng như Đảng uỷ, UBND phường Xuân La, trong những năm qua công tác quản lý thu, chi NSNN tại phường Xuân La đạt được nhiều kết quả khả quan, cụ thể như sau:
Từ thực trạng trong công tác thu, chi tại UBND phường Xuân La, chúng ta có thể nhận thấy những kết quả đạt được như sau:
- Trong công tác quản lý thu NSNN
+ Công tác lập dự toán ngân sách
Dự toán thu NSSN trên địa bàn phường Xuân La nhìn chung đã được tính toán một cách khoa học, có sự phối hợp chặt chẽ với đội thuế phường và Chi Cục thuế quận Tây Hồ để khai thác nguồn thu hợp lý
+ Công tác chấp hành dự toán ngân sách
Công tác thu ngân sách trên địa bàn luôn đảm bảo thu kịp thời, đúng hạn đối với các khoản thu như thu thuế ngoài quốc doanh, thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ nhà đất, phí và lệ phí… Số liệu chấp hành dự toán thu ngân sách trong các năm qua luôn luôn vượt chỉ tiêu dự toán UBND quận giao đầu năm Công tác kiểm tra, đánh giá minh bạch và công khai số liệu cho mọi đối tượng liên quan Để đạt được các kết quả trên nhờ phần lớn vào công tác quản lý thuế, phí và lệ phí trên địa bàn phường UBND phường chỉ đạo Hội đồng tư vấn thuế phường phối hợp đội thuế phường triển khai công tác thu triệt để, đảm bảo thu đủ và vượt chỉ tiêu được giao
UBND phường đã nhiều lần đạt được Cờ thi đua cấp Thành phố, và được UBND quận biểu dương khen thương trong công tác quản lý thu NSNN
+ Công tác báo cáo số thu ngân sách
UBND phường đã tổng hợp và báo số thu ngân sách đầy đủ lên cơ quan cấp trên
- Trong công tác quản lý chi NSNN
+ Công tác lập dự toán ngân sách
Dự toán chi NSNN được lập căn cứ vào nhu cầu chi tiêu của các từng đơn vị và bộ phận thuộc UBND phường để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng địa phương
+ Công tác chấp hành dự toán ngân sách
UBND phường Xuân La đảm bảo sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí và hiệu quả đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ được giao Trong giai đoạn 2021-
2023, UBND phường luôn đảm bảo chi đúng theo các nội dung kinh tế, theo quy định của Nhà nước, luôn đảm bảo đúng theo kế hoạch và dự toán đầu năm Đảm bảo các nhiệm vụ chi chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức, người lao động…
+ Công tác quyết toán ngân sách
Công tác quyết toán chi đảm bảo kịp thời, công khai, minh bạch, các nghiệp vụ được ghi chép đầy đủ, đúng chế độ
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân
- Trong công tác quản lý thu NSNN
Dự toán thu chưa được xây dựng một cách khoa học, chủ yếu dựa vào số thu đạt được của năm trước, dự đoán mức độ phát triển KT - XH trên địa bàn phường
Quản lý thu thuế chưa thực sự triệt để Tuy hàng năm, chỉ tiêu thu tại phường Xuân La luôn vượt chỉ tiêu được giao nhưng điển hình như sắc thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mới chỉ hoàn thành được số thu thuế của năm hiện hành, còn chưa khắc phục thu được các nợ đọng thuế còn tồn tại của các năm trước
- Trong công tác chi NSNN
Trên thực tế sự kiểm soát chi ngân sách vẫn còn chưa chặt chẽ, các bộ phận chưa hiểu, cũng như việc thực hiện thanh quyết toán chứng từ chậm, làm ảnh hưởng tiến độ chi của toàn phường Đối với công tác quyết toán ngân sách: Việc quyết toán kinh phí chỉ mang tính chất tài chính đơn thuần, chỉ quan tâm đến việc sử dụng kinh phí thừa hay thiếu, có chấp hành đúng quy định hay không, chưa thật sự gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và các mục tiêu kế hoạch đề ra Thủ tục, chứng từ thanh toán còn tồn tại một số sai sót: thiếu chữ ký người bán hàng, ngày tháng đề nghị thanh toán Việc lưu trữ chứng từ còn nhiều bất cập (khối lượng chứng từ giấy rất lớn qua các năm không có phương tiện cất trữ, khó khăn trong công tác tra soát chứng từ những năm trước…)
Những hạn chế tồn tại trong công tác quản lý thu, chi NSNN tại UBND phường Xuân La là do các nguyên nhân sau:
- Công tác thu các sắc thuế còn lạc hậu, rườm rà, chưa gọn nhẹ, chưa có chuyển biến so với thực tế Các uỷ nhiệm thu chưa thực sự âm hiểu về luật, cũng như các chế tài xử lý Tình trạng nợ đọng xảy ra do thiếu sự phối hợp một cách có hiệu quả của các cơ quan có liên quan như công an, Chi Cục thuế và những chế tài xử lý chưa thực tế
- Ý thức chấp hành các luật thuế, chính sách thuế của các hộ kinh doanh, đối tượng nộp thuế chưa cao, dẫn đến tình trạng chây ỳ nộp thuế
- Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về thuế còn chưa sâu rộng và thường xuyên
- Dự toán thu, chi NSNN chưa được tính toán đầy đủ
Trong quá trình lập dự toán thu, chi NSNN có nhiều yếu tố ảnh hưởng chưa được tính đến như biến động tình hình KT-XH, cũng như việc dự báo kế hoạch các nhiệm vụ phát sinh đột xuất xảy ra trên địa bàn phường
- Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý thu, chi ngân sách chưa được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên và chuyên sâu về nghiệp vụ Tài chính - Kế toán ngân sách phường khi thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị Cũng như việc thiếu công chức chuyên môn cũng ảnh hưởng tới công tác quản lý thu, chi NSNN tại UBND phường.
Từ cơ sở lý luận về quản lý thu, chi ngân sách, ở chương 2 này người viết đã tập trung làm rõ những vấn đề như sau:
- Thứ nhất, khái quát về đặc điểm tình hình KT-XH phường Xuân La
- Thực trạng công tác thu, chi ngân sách và quản lý thu chi, ngân sách tại phường xuân là giai đoạn 2021-2023, trong đó nhấn mạnh từng nội dung thu chi, đưa ra biểu đồ so sánh để từ đó rút ra những thành công và hạn chế
- Đánh giá tình hình thu, chi tại phường thông qua mặt mạnh, mặt tích cực và những hạn chế cũng như nguyên nhân.
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU,
Định hướng phát triển kinh tế xã hội và quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại ủy ban nhân dân phường Xuân La trong năm 2024 – 2025, tầm nhìn đến 2030
Thực hiện chủ trương của Thành phố, của Quận trong nhiều năm qua và những năm tiếp theo, phường Xuân La tiếp tục phát huy những mặt mạnh đã có và khắc phục những hạn chế đang tồn đọng nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống, an sinh xã hội và phát triển kinh tế Các phong trào thi đua thực hiện có hiệu quả công tác Cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ hành chính trên cơ sở 5 rõ: “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình và rõ hiệu quả”; “Một việc - một đầu mối xuyên suốt” Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác QLNN tại phường; đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và triển khai thực hiện hiệu quả hệ thống một cửa điện tử dùng chung 3 cấp Thành phố để tạo mọi thuận lợi cho công dân và tổ chức
Thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, đảm bảo yêu cầu “Trách nhiệm - Kỷ cương - Trí tuệ” đáp ứng tốt các yêu cầu công tác phục vụ cho công dân và tổ chức
Thực hiện tốt việc tiếp nhận và giải quyết kiến nghị của người dân về thái độ, chất lượng phục vụ của cán bộ, công chức cơ quan và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ
Phong trào xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa, phường văn hóa đã đi vào nề nếp và có hiệu quả Hàng năm tỷ lệ đăng ký gia đình văn hóa đạt trên 98% hộ gia đình và có từ 95% hộ gia đình đạt văn hóa; 100% sổ tổ đăng ký tổ văn hóa đạt 100% tổ văn hóa Nếp sống người Hà Nội thanh lịch văn minh được phát huy trong cộng đồng thể hiện sự đoàn kết, ứng xử đẹp, các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân giảm hẳn, nhân dân chấp hành pháp luật, sống nghĩa tình, nhân ái Việc cưới, việc tang được tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, ý thức chấp hành và đạt kết quả Có 100% đám tang được hỏa táng, thời gian tang lễ trong vòng 24h…
- Phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đạt chất lượng tốt hiện phường có 17 chi hội khuyến học với dòng họ khuyến học hàng năm phối hợp với các nhà trường trên địa bàn thúc đẩy phong trào học tập…
- Phong trào đền ơn đáp nghĩa là một trong những nhiệm vụ thường xuyên được Đảng ủy lãnh đạo chặt chẽ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể thực hiện nghiêm túc Trong năm, các chế độ, chính sách đối với người có công với nước, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh được nhận đầy đủ Dịp kỷ niệm 27/7 phường tổ chức cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân viếng các liệt sỹ tại đài tưởng niệm các anh hùng của phường tặng quà, thăm hỏi các gia đình khó khăn, neo đơn…thể hiện cụ thể tấm lòng “Uống nước nhớ nguồn” Chế độ chính sách, tiêu chuẩn của từng đối tượng được chăm lo và giám sát chặt chẽ từ tổ dân phố, không có ý kiến thắc mắc
- Công tác chính trị, tư tưởng luôn được chú trọng: Đảng bộ đã kịp thời tổ chức học tập, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết, kết luận của Trung ương, Thành phố và Quận đến 100% tổ chức cơ sở đảng, tỷ lệ đảng viên tham gia học tập cao; số đoàn viên, hội viên các tổ chức đoàn thể quần chúng tham gia thường xuyên đạt trên 95% Thực hiện nghiêm việc kiểm điểm và những giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế sau kiểm điểm, đã tạo chuyển biến rõ nét về tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên
- Công tác xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh luôn được các cấp ủy Đảng quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện có kết quả: Phường Xuân La đã quan tâm xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy và tổ chức Đảng Chất lượng sinh hoạt các cấp ủy, chi bộ được nâng cao, hầu hết các cấp ủy chi bộ đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp sinh hoạt, theo hướng tập trung bàn và quyết định các công việc cụ thể, thiết thực đối với đảng bộ, chi bộ Số đảng viên mới được kết nạp đều đảm bảo về lịch sử chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên
- Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng được cấp uỷ, ủy ban kiểm tra các cấp thực hiện nghiêm túc; kịp thời xem xét, kết luận, xử lý kỷ luật đảng viên, tổ chức đảng bảo đảm đúng nguyên tắc, thủ tục; phát hiện và khắc phục được những khuyết điểm, thiếu sót của tổ chức đảng và đảng viên góp phần xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh
- Cấp ủy Đảng, chính quyền phường Xuân La thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Quận ủy - Đảng ủy phường; Quyết định chỉ tiêu nhiệm vụ do UBND quận Tây Hồ giao… tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính gắn với thực hiện 02 Bộ Quy tắc ứng xử của UBND Thành phố Hà Nội trên địa bàn phường; thực hiện rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư theo đúng quy trình và quy định của pháp luật
UBND phường Xuân La tiếp tục duy trì các hoạt động có hiệu quả, công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo phường có nhiều đổi mới, các hoạt động của phường và quận tham gia tích cực có chiều sâu đạt thành tích cao, công tác chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ, công chức, người lao động cơ quan phường tiếp tục được quan tâm chu đáo Từng đồng chí cán bộ, công chức cơ quan phường đã nỗ lực cố gắng phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần xây lên những thành tích chung của phường Xuân La
Trong kết quả chung của phong trào thi đua có vai trò đóng góp to lớn của Ủy ban mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trên địa bàn phường Nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội ngày càng nhiều
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước phải thi đua”, cùng với thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, thành phố Hà Nội, quận Tây Hồ về công tác thi đua, Đảng, chính quyền phường Bưởi đã tăng cường công tác tuyên truyền về phong trào thi đua yêu nước đến các đơn vị, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức người lao động và toàn thể nhân dân trên địa bàn phường Công tác tuyên truyền được thực hiện thông qua nhiều hình thức như: các đợt thi đua theo chuyên đề; qua hệ thống loa truyền thanh, băng rôn, khẩu hiệu Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của các tập thể, cá nhân về các phong trào thi đua yêu nước, từ đó đẩy mạnh việc thực hiện các nhiệm vụ của mỗi đơn vị
Tiếp tục nâng cao chất lượng, công tác tuyên truyền thi đua trên hệ thống đài truyền thanh phường cũng được tăng cường thực hiện nhằm kịp thời biểu dương những gương "Người tốt, Việc tốt" và nhân các điển hình tiên tiến, đồng thời đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, thúc đẩy các tập thể, cá nhân còn có những tồn tại, hạn chế để phấn đấu vươn lên Đó là những mục tiêu trong các vấn đề về kinh tế chính trị xã hội tại phường Xuân La nhằm hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước tại Ủy ban nhân dân phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước
+ Công tác lập dự toán thu ngân sách phải dựa trên chủ trương, chính sách và các nhiệm vụ về phát triển KT - XH của phường, khai thác được lợi thế của địa phương
+ Xây dựng theo đúng chính sách hiện hành, căn cứ theo tính khoa học, dựa trên cơ sở đánh giá sát khả năng thực hiện thu NSNN của năm trước, dự báo tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của năm dự toán
+ Tuyên truyền, phổ biến giáo dục về trách nhiệm của người nộp thuế trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế Tăng cường mở các lớp tập huấn chính sách, chế độ và các thủ tục hành chính thuế để tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật Cùng với đó là thường xuyên tuyên truyền các chính sách, chế độ về thuế qua phương tiện thông tin đại chúng, qua website của UBND phường
+ Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế phường, cũng như các uỷ nhiệm thu thuế nhằm khắc chống thất thu ngân sách, tăng cường thu hồi nợ đọng thuế và tổ chức
- Lộ trình thực hiện Để thực hiện giải pháp này, cần nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và phương tiện trong hoạt động thu ngân sách Công tác lập dự toán cần được thực hiện sớm nhất, nó quyết định đến tiến độ và chất lượng Lộ trình thực hiện cho giải pháp này trong giai đoạn 2024-2026
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước
- Chi NSNN phải được thực hiện trên cơ sở dự toán chi đã được phê duyệt, đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi của Nhà nước quy định
Dự toán chi được lập phải bám sát với tình hình thực tế
- Bộ phận Tài chính - Kế toán phường tham mưu cho UBND phường trong việc thực hiện điều hành dự toán ngân sách đã được duyệt, đảm bảo đúng quy định của Nhà nước Các khoản chi cho con người như chi lương, phụ cấp, bảo hiểm phải kịp thời Chủ động điều chỉnh các nhiệm vụ chi phù hợp tình hình hoạt động của UBND phường Luôn rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi có đúng với dự toán được giao đầu năm Nhắc nhở và triển khai các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Các ban ngành, đoàn thể, và các bộ phận tại UBND phường phải nghiêm túc thực hiện yêu cầu về tiết kiệm, chống lãng phí theo Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Kế hoạch thực hành tiết kiệm chống lãng phí của UBND phường; tiết kiệm chi thường xuyên, chi cho bộ máy quản lý nhà nước, chi hoạt động như: tiền điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, sách báo, tạp chí, chi phí khánh tiết, hội nghị, lễ kỷ niệm và phải đầy đủ chứng từ thanh quyết toán theo quy định
- Bộ phận Tài chính – Kế toán phối hợp cùng chuyên quản tài Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi qua kho bạc một cách chặt chẽ, kiểm soát theo dự toán được duyệt, đảm bảo theo chế độ và tiêu chuẩn, định mức
- Nâng cao trình độ kỹ năng cho cán bộ công chức làm công tác Tài chính
- Kế toán để thực hiện tốt kiểm soát các nội dung chi theo quy định Tổ chức các hội nghị chuyên đề để hướng dẫn công chức thực hiện quy trình kiểm soát chi ngân sách Nâng cao kỹ năng trong thực hiện các nhiệm vụ chi và quyết toán ngân sách
Từ thực trạng của công tác quản lý chi ngân sách tại phường giai đoạn từ 2021-2023, giải pháp này sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2024-2026
3.2.3 Hoàn thiện quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước Để tiếp tục hoàn thiện công tác quyết toán ngân sách nhà nước bảo đảm đầy đủ, chính xác, hiệu quả cần thực hiện những nội dung sau:
+ Các khoản chi phải được phản ánh và hạch toán đầy đủ khi báo cáo với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Số liệu quyết toán phải đầy đủ, chính xác, trung thực và phản ánh đúng các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh theo đúng mục lục ngân sách, báo cáo quyết toán đúng, đủ cả về mặt số lượng và đúng về mặt thời gian
+ Khi quyết toán ngoài việc bảo đảm cập nhật đầy đủ, hạch toán chính xác về số liệu, phải giải trình rõ ràng, minh bạch về việc tuân thủ Luật NSNN, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức, định lượng và các quy định trong công tác quản lý NSNN
+ Khi kiểm tra, giám sát, phê chuẩn quyết toán, cơ quan có thẩm quyền cần xem xét khía cạnh tuân thủ pháp luật và hiệu quả việc sử dụng ngân sách trong các hoạt động của từng phòng nghiệp vụ, chuyên môn chức năng
+ Tuân thủ thực hiện tốt chế độ báo cáo tình hình thực hiện trong quản lý thu chi ngân sách, gửi cơ quan chức năng để tổng hợp theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện theo chế độ quy định
Cần dựa vào nguồn nhân lực được đào tạo, điều kiện về vất chất, phương tiện Người viết đề xuất lộ trình cho giải pháp giai đoạn 2024-2026
3.2.4 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thu, chi ngân sách