1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn luật hiến pháp đề tài chế định quyền con người quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua các bản hiến pháp của việt nam

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua các bản Hiến pháp của Việt Nam
Tác giả Trần Thị Châm Anh, Nguyễn Long Bách, Huỳnh Minh Hằng, Choi Min Hee, Khiếu Đức Huy
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Thùy Dương
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Chuyên ngành Luật Hiến Pháp
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 772,64 KB

Nội dung

Trong lịch sử lập hiến của Việt Nam, Quyền của con người luôn được cụ thể hóa bằng những quyền cơ bản của công dân do được ghi nhận trong hiến pháp và bao giờ cũng được xem là một chế đị

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

-oOo -

KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN MÔN: LUẬT HIẾN PHÁP

ĐỀ TÀI: CHẾ ĐỊNH QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ

NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP CỦA VIỆT NAM

Nhóm sinh viên thực hiện:

1 Trần Thị Châm Anh Mã sinh viên: 21064008

2 Nguyễn Long Bách Mã sinh viên: 21064059

3 Huỳnh Minh Hằng Mã sinh viên: 21064018

4 Choi Min Hee Mã sinh viên: 21064073

5 Khiếu Đức Huy Mã sinh viên: 20064030

Lớp: K66LTMQT

Giảng viên giảng dạy: Ths Nguyễn Thùy Dương

Hà Nội – 2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

1 Các khái niệm chung 3

1.1 Khái niệm Quyền con người 3

1.2 Khái niệm Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân 4

2 Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các bản hiến pháp Việt Nam 5

2.1 Khái quát về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp 1946 5

2.2 Khái quát về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp 1959 7

2.3 Khái quát về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp 1980 9

2.4 Khái quát về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp 1992 12

2.5 Khái quát về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp năm 2013 16

KẾT LUẬN 22

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

1

Trang 3

MỞ ĐẦU

Tư tưởng về quyền con người ở Việt Nam gắn liền với cuộc cách mạng giảiphóng dân tộc Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được xem là một văn kiện lịch sử đánh dấu bước nền tảng cho việchình thành và xây dựng chế định về Quyền con người Từ đó, trải qua các bản hiến pháp 1946, 1959, 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và 2013, chế định về quyền con người ngày càng được hoàn thiện, nâng cao và thể hiện ngày càng rõ ràng, sâu sắc Trong lịch sử lập hiến của Việt Nam, Quyền của con người luôn được cụ thể hóa bằng những quyền cơ bản của công dân (do được ghi nhận trong hiến pháp) và bao giờ cũng được xem là một chế định pháp luật rất quan trọng - đây là một trong những chế định thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của một nhà nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân cùng với các

cá nhân trong xã hội Thông qua đó, có thể xác định được mức độ dân chủ của một nhà nước, một xã hội

Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là hai vấn đề có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng lại không đồng nhất hoàn toàn Cả quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đều được quy định trong các bản Hiến pháp và có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình của thời đại Mỗi bản Hiến pháp Việt Nam ra đời ứng với từng giai đoạn lịch sử khác nhau đã xác lập

và bảo đảm thi hành chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo định hướng khác nhau, song vẫn chung mục tiêu vì sự phát triển

ổn định, lâu dài của các cá nhân làm tiền đề cho việc xây dựng, phát triển và bảo

vệ đất nước Vì vậy, những nhà lập pháp Việt Nam luôn hoàn thiện chế định pháp luật về quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong đạo luật cơ bản của Nhà nước là Hiến pháp và luôn gắn liền với nghĩa vụ của công dân.Việc lựa chọn nghiên cứu về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là nhằm mục đích xây dựng một cái nhìn tổng quan về quá trình phát triển và hoàn thiện của chế định, đi kèm với việc đánh giá về những thành tựu và hạn chế của vấn đề quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân của các bản hiến pháp Việt Nam Từ đó có những quan điểm, đánhgiá khách quan về sự phát triển và đổi mới linh hoạt trong việc xác lập và bảo đảm thực thi các chế định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân phù hợp với bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam nói riêng

và của quốc tế nói chung

Trang 4

NỘI DUNG

1 Các khái niệm chung

1.1 Khái niệm Quyền con người

Có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa về “quyền con người” hay “nhân quyền” Tuy nhiên, theo định nghĩa của Văn phòng Cao uỷ nhân quyền Liên hợpquốc (OHCHR) thì: “quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người” Bên cạnh định nghĩa kể trên, một định nghĩa khác cũng thường được trích dẫn, theo đó: “quyền con người là những sự được phép (entitlements) mà tất cả thành viên của cộng đồng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội ; đều có ngay từ khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con người.”

Ở Việt Nam, đã có những định nghĩa về quyền con người do một số cơ quan nghiên cứu và chuyên gia từng nêu ra Những định nghĩa này cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng xét chung, quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế

Quyền con người có những đặc tính cơ bản là: tính phổ quát (universal), tính không thể chuyển nhượng (inalienable), tính không thể phân chia

(indivisible) và tính liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau (interrelated, interdependent) Căn cứ vào các lĩnh vực của đời sống nhân loại, luật nhân quyền chia các quyền con người thành hai nhóm chính: các quyền dân sự, chính trị và các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (biểu hiện cụ thể ở hai công ước quốc tế cơ bản

về quyền con người của Liên hợp quốc năm 1966: Công ước về các quyền chínhtrị, dân sự (ICCPR) và Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá (ICESCR)) Các quyền dân sự chủ yếu bao gồm quyền sống, quyền bất khả xâmphạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm, quyền tự do đi lại, quyền sở hữu tài sản Các quyền chính trị bao gồm quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền tham giaquản lý xã hội Các quyền kinh tế bao gồm quyền được hưởng mức sống thích đáng, quyền tự do kinh doanh, quyền lao động Các quyền xã hội bao gồm quyền được hưởng an sinh xã hội Các quyền văn hoá bao gồm quyền được giáo dục, quyền được tham gia và hưởng thụ đời sống văn hoá

Như vậy, nhìn ở góc độ nào và ở cấp độ nào thì quyền con người cũng được xác định như là những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ Những chuẩn mực này là kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân

3

Trang 5

loại, chỉ áp dụng với con người, cho tất cả mọi người Những chuẩn mực này được đặt ra nhằm bảo vệ nhân phẩm và tạo điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực của cá nhân với tư cách là một con người Cho dù cách nhìn nhận có những khác biệt nhất định, một điều rõ ràng là quyền con người là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ trong mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử

1.2 Khái niệm Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Quyền công dân, theo nghĩa khái quát nhất, là những quyền con người được các nhà nước thừa nhận và áp dụng cho những người có quốc tịch của nước mình Quyền cơ bản của công dân có liên hệ chặt chẽ với quyền con người, xuất phát từ những quyền tự nhiên, bất khả xâm phạm của con người Quyền cơ bản của công dân luôn gắn liền với nghĩa vụ cơ bản của công dân, thực hiện nghĩa vụ là tiền đề cho việc được hưởng quyền trên thực tế quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thường được quy định trong Hiến pháp, đạo luật

cơ bản của Nhà nước chỉ có người có quốc tịch mới có thể trở thành công dân và

có quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Quyền công dân và quyền con người có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhưng lại không đồng nhất hoàn toàn nên sự phân biệt giữa hai khái niệm này chỉ mang tính tương đối Tiêu chí cụ thể nhất để phân biệt giữa quyền công dân

và quyền con người là về chủ thể của quyền Từ góc độ này, phạm vi quyền con người rộng hơn và bao trùm quyền công dân Cụ thể, nếu như chủ thể của quyềncon người là tất cả mọi thành viên của nhân loại, bất kể có hoặc không có quốc tịch và không phân biệt quốc tịch của nước nào, thì chủ thể được hưởng quyền công dân chỉ là những người có quốc tịch của một quốc gia nhất định Mà trong thực tế, hầu hết mỗi cá nhân đều đồng thời là thành viên của nhân loại (một con người và một công dân của một quốc gia nhất định) Do đó, phần lớn mỗi cá nhân đều đồng thời là chủ thể của cả quyền con người và quyền công dân (ngoạitrừ những người không quốc tịch thì tạm thời không có tư cách và quyền công dân của một quốc gia nào) Với vị thế kép như vậy, một cá nhân khi đang ở quốcgia khác tuy không được hưởng một số quyền công dân của nước sở tại như quyền bầu cử, ứng cử nhưng vẫn được hưởng các quyền con người áp dụng cho mọi thành viên của nhân loại, cụ thể như quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân mà thông thường đều được ghi nhận trong Hiến pháp của quốc gia đó

Cùng với việc hưởng các quyền, các cá nhân còn có các nghĩa vụ đối với

xã hội và đất nước Nghĩa vụ cơ bản của công dân, theo nghĩa khái quát nhất, là các nghĩa vụ tối thiểu mà công dân phải thực hiện đối với nhà nước, là những điều mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc một người phải làm hoặc không được

Trang 6

làm để phù hợp hoặc đáp ứng những lợi ích chung của cộng đồng, xã hội hoặc của người khác Nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp mục đích: đảm bảo quyền cơ bản của công dân được thực hiện trên thực tế Hiếnpháp của các quốc gia trên thế giới cũng thường quy định một số nghĩa vụ công dân cụ thể (ví dụ như nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tuân thủ pháp luật ) nhưng nhìn chung, số quy định về nghĩa vụ ít hơn nhiều so với số quy định về quyền.

2 Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các bản hiến pháp Việt Nam

2.1 Khái quát về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp 1946

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

ra đời, nhân dân Việt Nam mới trở thành chủ nhân mới đất nước, được hưởng quyền con người, trong đó quyền cơ bản nhất là được sống trong một nước độc lập, tự do, được làm chủ xã hội mới Khi đó Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thông qua ngày

09/11/1946 với 7 chương và 70 Điều Trong đó, chương “Quyền và nghĩa vụ của

công dân” được xếp thứ 2 gồm 18 Điều và đặt nghĩa vụ trước quyền lợi Mặc dù

hiến pháp chưa sử dụng trực tiếp thuật ngữ “Quyền con người” nhưng đã phần

nào phản ánh đến nó thông qua “Quyền công dân”.

Xét về mặt lý luận và thực tiễn, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng cho nền lập hiến Việt Nam nói chung và cho việc ghi nhận và bảo vệ quyền con người, quyền công dân bằng Hiến pháp cũng như coi trọng chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Bằng chứng là trong số bảy chương củaHiến pháp thì Chương về quyền lợi và nghĩa vụ công dân được xếp thứ hai Ba nguyên tắc xây dựng Hiến pháp 1946 là đoàn kết toàn dân, đảm bảo các quyền

tự do dân chủ và thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân Mộttrong ba nguyên tắc ấy thì nguyên tắc đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của công dân đã thể hiện một nhận thức mới mẻ và tiến bộ Với Hiến pháp năm

1946, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, nhân dân Việt Nam được đảm bảo các

quyền tự do, dân chủ Điều 10 Hiến pháp năm 1946 quy định: “Công dân Việt

Nam có quyên tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tin ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài” Lần đầu tiên

quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật được ghi nhận trong đạo luật

cơ bản của Nhà nước Và cũng lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, phụ nữ được ngang quyền với nam giới về mọi phương diện Với bản Hiến pháp đầu tiên,

5

Trang 7

công dân Việt Nam được hưởng quyền bầu cử, ứng cử, nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra khi họ tỏ ra không xứng đáng với danh hiệu đó.

Các điều còn lại của chương quy định các quyền tự do dân chủ của công dân trong các lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội và tự do cá nhân Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật được ghi nhận trong đạo luật của Nhà nước (Điều 7) Và cũng lần đầu tiên ở nước ta, Hiến pháp quy định phụ nữ được ngang quyền với nam giới về mọi phương diện Sự tiến bộ, dân chủ và nhân đạo của Hiến pháp 1946 còn được thể hiện ở những quy định về các quyền cơ bản của công dân như quyền tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc (Điều 7), Quyền bầu cử và ứng cử (Điều 18), Quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra (Điều 20), Quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia (Điều 21), Quyền tư hữu tài sản (Điều 12), Quyền học tập (Điều 15), Quyền tự do ngôn luận, tự do tổchức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài (Điều 10), Quyền bất khả xâm phạm về nhà ở và thư tín (Điều 11), Quyền được Nhà nước ưu tiên chăm sóc giúp đỡ của công dân thuộc dân tộc thiểu số (Điều 8); của công dân già cả, tàn tật, trẻ em (Điều 14); của giới cần lao trí thức

và chân tay (Điều 13)

Trong số 18 điều của chương “Nghĩa vụ và quyền lợi công dân” thì phần nghĩa vụ của công dân được quy định ngắn gọn và mang tính thực tế cao của thời đại Hiến pháp đã đặt nghĩa vụ trước quyền lợi Trong đó có Nghĩa vụ bảo

vệ Tổ quốc (Điều 4) và Nghĩa vụ đi lính (Điều 5) là hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ quan trọng và cấp bách lúc bấy giờ là bảo vệ nền độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng của nhân dân đang còn non trẻ Ngoài ra, Hiến pháp cònquy định công dân còn có Nghĩa vụ tôn trọng Hiến pháp và tuân theo pháp luật (Điều 4)

Hiến pháp 1946 có ưu điểm là các quy định được diễn đạt rất ngắn gọn, cô đọng và dễ hiểu bởi được thiết kế theo tư tưởng pháp quyền Điều này là dễ hiểubởi hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ vô cùng khó khăn Chính sách cai trị ngu dân hàng trăm năm của thực dân Pháp, của phong kiến đã khiến cho hơn 90% dân số nước ta mù chữ nên việc diễn đạt về quyền con người, quyền và nghĩa vụ

cơ bản của công dân trong hiến pháp một cách ngắn gọn, thực tế và dễ hiểu nhất

sẽ khiến nhân dân tiếp cận dễ dàng Từ đó khiến cho tính phổ biến của hiến phápcũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác được nâng cao

Tự chung lại, Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam, là Hiến pháp của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân và cũng là bản Hiến pháp dân chủ và tiến bộ đầu tiên ở Đông Nam Á Đây cũng là bản Hiến pháp đánh dấu lần

Trang 8

đầu tiên trong lịch sử, các quyền tự do dân chủ của con người được đạo luật cơ bản ghi nhận và bảo đảm, cũng là lần đầu tiên người dân lao động Việt Nam được xác nhận có tư cách công dân của một nước độc lập có chủ quyền Lần đầutiên, danh hiệu công dân cao quý của một nhà nước độc lập ra đời và được ghi nhận trang trọng trong Hiến pháp giống như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:

“Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền

tự do Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới: phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân Hiến pháp đó đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các giai cấp” Với địa vị pháp

lý cao quý của con người từ nô lệ trở thành người chủ đã có tác dụng động viên,

cổ vũ nhân dân vượt qua mọi khó khăn, đưa cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp giành thắng lợi oanh liệt Ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đầy khó khăn, phức tạp, quan hệ đến sự mất còn của chính quyền nhân dân non trẻ, giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm cùng một lúc đe doạ nền độc lập dân tộc mới giànhđược, Hiến pháp 1946 thực sự là công cụ đặc biệt quan trọng và có hiệu lực nhất

để bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ chính quyền cách mạng và thực hiện quyền lực nhân dân nhằm mục tiêu bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn

và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ

2.2 Khái quát về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp 1959

Hiến pháp năm 1959 được thông qua ngày 31/12/1959 trong bối cảnh đất nước vẫn còn bị chia cắt thành 2 miền Nam – Bắc Hiến pháp bao gồm 10 chương 112 Điều, trong đó Quyền và Nghĩa vụ của công dân được quy định tại chương III, bao gồm 21 Điều So với Hiến pháp 1946 thì quyền con người trong Hiến pháp 1959 vẫn tiếp tục được thể hiện thông qua quyền công dân

Hiến pháp 1959 đã kế thừa và phát triển các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp 1946, đồng thời bổ sung những quy định mới, đó là: Quyền khiếu nại tố cáo với cơ quan Nhà nước (Điều 29), Quyền làm việc (Điều 30), Quyền nghỉ ngơi (Điều 31), Quyền của người lao động đươc giúp đỡ vật chất khi già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động (theo điều 32); Quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật ( theo điều 34); Quy định về nghĩa vụ mới của công dân: Tôn trọng và bảo

vệ tài sản công cộng (Điều 46)

Quyền công dân trong Hiến pháp 1959 bao gồm các quyền sau:

Các quyền về chính trị như: Quyền bầu cử, ứng cử (Điều 23); Quyền của

cử tri bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (Điều5)

7

Trang 9

Các quyền tự do, bình đẳng như: Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự

do hội họp, tự do lập hội, Quyền biểu tình (Điều 25); tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 26); bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 27); bất khả xâm phạm về nhà ở,Quyền được bảo đảm bí mật về thư tín, tự do cư trú, tự do đi lại (Điều 28); Quyền của các dân tộc được duy trì hoặc sửa đổi phong tục, tập quán, dùng tiếngnói, chữ viết, phát triển văn hóa dân tộc (Điều 3); Quyền của các dân tộc thiểu

số được sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước tòa án (Điều 102).Các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội như: Quyền sở hữu của người làm nghề thủ công và người lao động riêng lẻ khác đối với tư liệu sản xuất, Quyền sở hữu của nhà tư sản dân tộc đối với tư liệu sản xuất, Quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất của hợp tác xã (Điều 11); Quyền của nông dân được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu đối với ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác (Điều 14); Quyền sởhữu đối với của cải thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở và các thứ vật dụng năng khác (Điều 18); Quyền thừa kế tài sản tư hữu (Điều 19); Quyền được Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, quyền của nữ công nhân, viên chức dược hưởng chế độ thai sản, Quyền của người mẹ sinh con và nuôi con nhỏ được Nhà nước bảo hộ; Quyền của trẻ em được Nhà nước bảo hộ (Điều 24); quyển làm việc (Điều 29); Quyền của công nhân, viên chức được nghỉ ngơi (Điều 31); Quyền của người lao động khi già yếu, người cho động ốm đau, người lao động mất sức lao động được Nhà nước giúp đỡ về vật chất (Điều 32): Quyền học tập (Điều 33); Quyền nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác (Điều 34); Quyền của thanh niên được Nhà nước chăm sóc giáo dục (Điều 35)

Đặc biệt, Hiến pháp 1959 còn quy định các quyền của chủ thể không phải

là công dân, bao gồm: Quyền của Việt kiều được nhà nước bảo hộ các quyền lợi chính đáng (Điều 36); Quyền của người nước ngoài đấu tranh cho tự do, chính nghĩa, hòa bình, sự nghiệp khoa học mà bị bức hại được Nhà nước Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam Những quy định này cũng đã bước đầu phản ánh phần nào về Quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam

Bên cạnh việc quy định quyền, chương III Hiến pháp 1959 còn quy định các nghĩa vụ của công dân, bao gồm: Nghĩa vụ lao động (Điều 21), Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật (Điều 6,39), Nghĩa vụ tuân theo kỷ luật lao động (Điều 39), Nghĩa vụ tuân theo trật tự công cộng (Điều 39), Nghĩa vụ tuân theo những quy tắc sinh hoạt xã hội (Điều 39), Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng (Điều 40), Nghĩa vụ nộp thuế Điều 41), Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc (Điều 42), Nghĩa vụ quân sự (Điều 42), Nghĩa vụ của nhân viên nhà nước trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, tuân theo Hiến pháp và pháp luật, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân (Điều 6)

Trang 10

Nhìn chung, Hiến pháp 1959 đã có sự thay đổi đáng kể so với Hiến pháp

1946 Các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định ở nhiều chương khác mặc dù vẫn tập trung chủ yếu ở Chương III Số lượngcác quyền và nghĩa vụ cũng được bổ sung, tăng lên so với Hiến pháp 1946 Điềunày thể hiện sự chuyển biến mới trong tư duy và nhận thức của các nhà lập hiến Các quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ngày càng đi sâu vào từng lĩnh vực của đời sống xã hội So với Hiến pháp 1946 mang lại quyền tự do, dân chủ cho nhân dân thì Hiến pháp 1959 đã xác lập những và đảm bảo quyền tự do, dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, những nguyên tắc

tổ chức và hoạt động của chính quyền để phục vụ việc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời chuẩn bị cho kháng chiến chống Mỹ giải phóng miền Nam cho kháng chiến trường kì

Tuy nhiên, mặt hạn chế của Hiến pháp 1959 là các quyền và nghĩa vụ được quy định theo xu hướng mang tính trừu tượng, cương lĩnh, thiếu tính cụ thể và khả thi khiến cho việc bảo đảm thực thi trên thực tế gặp khó khăn, khác với các quy định về quyền và nghĩa vụ được ngắn gọn, cụ thể hóa và có tính thực tế cao trong Hiến pháp 1946 Bên cạnh đó, chế định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp 1959 lại được chuyển xuống chương III cho thấy vị trí, vai trò của quyền con người, quyền công dân không còn được đặc biệt coi trọng và giữ vị trí cốt lõi như trong Hiến pháp 1946

và đã tách khỏi nhận thức chung của thế giới từ trước đến nay Một điều đáng lưu ý đó là Hiến pháp 1946 đề cao vai trò của nhân dân trong quá trình lập hiến, theo đó nhân dân có quyền phúc quyết Hiến pháp Tuy nhiên, Hiến pháp 1959 cũng như Hiến pháp 1980 và 1992 sau này đều bãi bỏ quyền này

Tóm lại, với sự thay đổi của nền kinh tế - xã hội, Hiến pháp 1959 ra đờiphần nào đã khắc phục được những hạn chế, những điều khoản không còn phùhợp với tình hình của Hiến pháp năm 1946 để phù hợp với tình hình đất nướclúc bấy giờ Sự ra đời của Hiến pháp 1959 có thể xem như là một bước tiến mớitrong kỹ năng lập hiến ở Việt Nam

2.3 Khái quát về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp 1980

So với Hiến pháp 1946 và 1959 thì nhân quyền trong Hiến pháp 1980 ngày càng hoàn thiện và chặt chẽ hơn về kỹ thuật lập pháp Quy định ở các Điều luật ngày càng cụ thể hơn, đồng thời tiếp thu có chọn lọc và kế thừa các quy định từ các bản Hiến pháp trước đó Một ví dụ về việc kế thừa và phát triển kỹ năng lập pháp qua các bản Hiến pháp về nhân quyền, mà cụ thể là về quyền bình đẳng, được thể hiện qua các bản Hiến pháp như sau: Nếu như Hiến pháp năm 1946

quy định tại Điều 6 đến Điều 9 trong đó có các nội dung là: “Tất cả công dân

9

Trang 11

Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá”;

” Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình”;

“Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung”; “ Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” thì đến Hiến pháp năm 1980, đối với Quyền bình

đẳng nam, nữ (Điều 63), Hiến pháp đã bổ sung bốn điểm mới:

Một là, Nhà nước và xã hội có nghĩa vụ chăm lo nâng cao trình độ chính

trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật và nghề nghiệp của phụ nữ để phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội

Hai là, Nhà nước cần hoạch định chính sách lao động phù hợp với điều

kiện của phụ nữ

Ba là, xã viên hợp tác xã cũng được hưởng phụ cấp sinh đẻ

, Nhà nước và xã hội phải chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, nhà

Bốn là

trẻ, lớp mẫu giáo, các nhà ăn công cộng và những cơ sở phúc lợi khác

Đồng thời, Hiến pháp 1980 quy định thêm một số quyền bình đẳng mang tính nguyên tắc, bao gồm: Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các dân tộc (Điều 5), Bình đẳng về quyền giữa nam và nữ (Điều 63), Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp (Điều 6)

Hiến pháp 1980 tiếp tục quy định các chính sách bảo vệ rất nhiều nhóm yếu thế, nhóm đặc thù, bao gồm: Trẻ em (Điều 65); Thanh niên (Điều 66); Thương binh, Người có công với cách mạng, người già, người tàn tật, gia đình liệt sĩ, trẻ

em mồ côi (Điều 74); Việt kiều (Điều 7)

Mặc dù ở Hiến pháp 1980 có những điểm tiến bộ hơn trong việc ghi nhận nhân quyền so với hai bản Hiến pháp trước nhưng ở bản Hiến pháp này, ta vẫn thấy một số bất cập như khi quy định các quyền trong Hiến pháp 1980 theo tư duy cũ, thể hiện tư tưởng “Nhà nước ban phát quyền cho dân” Theo tinh thần Hiến pháp của các nước phát triển thì quyền con người là bẩm sinh, vốn có của mỗi cá nhân con người, không ai có thể vi phạm và không chủ thể nào có thể ban phát và Nhà nước phải có trách nhiệm thừa nhận và đảm bảo những quyền

đó được thực hiện trên thực tế Như vậy, cách tiếp cận của Hiến pháp nước ta hoàn toàn khác với cách tiếp cận Hiến pháp của các nước phát triển

Điểm hạn chế khá lớn trong bản Hiến pháp 1980 đó là chế định về quyền con người được đặt ở vị trí thứ 5 (sau các chương về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ

Trang 12

nghĩa0 Điều đã này cho thấy vị trí, vai trò của quyền con người, quyền công dân tiếp tục bị coi nhẹ so với các vấn đề về thể chế và những nội dung thể hiện bản sắc của chế độ và Hiến pháp Xã hội chủ nghĩa (chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa )

Một điểm hạn chế nữa ở bản Hiến pháp này là không thừa nhận sở hữu cá nhân Có lẽ do quan niệm quá giản đơn và vội vàng nên các Hiến pháp năm

1959 và năm 1980 đã không thừa nhận sở hữu tư nhân Trong những năm chiến tranh, quy định này có tác dụng rất lớn cho việc vận động nhân dân tập trung sức người, sức của vì sự thắng lợi của công cuộc kháng chiến Tuy nhiên khi bước sang công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế thì quy định như trên lại là nguồn gốc cho sự cào bằng và thờ ơ với tư liệu sản xuất, dẫn đến tình trạng lãng phí của công, thiếu trách nhiệm trong việc quản lý tài sản, nạn tham ô công quỹ tràn lan và trở nên phổ biến Vì vậy, Hiến pháp 1980 cần khắc phục điểm yếu này và thể hiện nhận thức mới về con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội

Kế tục và phát triển Hiến pháp năm 1946 và 1959, Hiến pháp năm 1980 một mặt ghi nhận lại quyền và nghĩa vụ công dân đã quy định trong hai Hiến pháp trước, mặt khác quy định thêm một số quyền và nghĩa vụ mới phù hợp với tình hình mới, giai đoạn mới của nền dân chủ Xã hội Chủ nghĩa Nếu trước đây,

ở Hiến pháp năm 1946 chỉ có 18 Điều quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân, ở Hiến pháp năm 1959 là 21 Điều thì ở Hiến pháp năm 1980 là 29 Điều

So với Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 đã quy định thêm một

số quyền mới của công dân như: Quyền tham gia quản lý công việc của Nhà nước và của xã hội (Điều 56), Quyền được khám và chữa bệnh không phải trả tiền (Điều 61), Quyền có nhà ở (Điều 62), Quyền được học tập không phải trả tiền (Điều 60), Quyền của các xã viên hợp tác xã được hưởng phụ cấp sinh đẻ (Điều 63)

Hiến pháp cũng xác định thêm một số nghĩa vụ mới của công dân, đó là: Công dân phải trung thành với Tổ quốc (Điều 76) Ngoài bổn phận làm Nghĩa

vụ quân sự (Điều 77), học tập (Điều 60), công dân phải tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân (Điều 52); ngoài Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, kỉ luật lao động, tôn trọng những quy tắc sinh hoạt xã hội (Điều 12), công dân còn phải bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội (Điều 78), giữ gìn bí mật nhà nước; ngoài Nghĩa vụ đóng thuế công dân còn phải tham gia lao động công ích theo quy định của pháp luật Ngoài ra, công dân còn phải bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường sống (Điều 36); tôn trọng và bảo vệ tài sản Xã hội chủ nghĩa (Điều 79)

Do hoàn cảnh lịch sử và quan điểm chính trị, một số quyền công dân, theo một cách khách quan bị hạn chế và không được quy định trong Hiến pháp 1980

11

Ngày đăng: 09/08/2024, 19:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. “Quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam”, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ (vkscantho.vn) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam”
4. “QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN TRONG HIẾN PHÁP NĂM 2013”,http://bocongan.gov.vn/vanban/Pages/van-ban-moi.aspx?ItemID=2125. Giáo trình Luật Hiến Pháp Việt Nam (GS.TS Nguyễn Đăng Dung,PSG.TS. Đặng Minh Tuấn PGS.TS. Vũ Công Giao) Sách, tạp chí
Tiêu đề: QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN TRONG HIẾN PHÁP NĂM 2013
7. PSG.TS. Nguyễn Thanh Tuấn, “Chế định quyền con người, quyền công dân trong dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chế định quyền con người, quyền côngdân trong dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992
8. Sách chuyên khảo “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013”, Văn phòng Thường trực về Nhân quyền và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013”
9. ThS. Ngô Hùng Thái, “Sự phát triển về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013” , Trường đại học Kiểm sát Hà Nội (https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/120/777) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sự phát triển về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013”

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w