Song, nhìn chung để hoàn thiện về mặt văn bản, cũng như áp dụngtrên thực tiễn, luận án tiếp thu và phát triển những kết qủa đó và phải nghiên cứu một cách bài bản cụ thể, có tính khái qu
Trang 1VIEN NGHIÊN CỨU NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
TRẤN VĂN BÁCH
SỰ PHÁT TRIEN CHẾ ĐỊNH QUYỀN
VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
QUA LỊCH SỬ LẬP HIẾN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Nhà nước THƯ VIỆN a
Md số: 5.05.05 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HẠ NỘI PHÒNG ĐỌC "126
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
4 PGS.TS LE MINH THONG
Phó viện trưởng - Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật
2/ PGS TS NGUYEN DANG DUMG
Phó chủ nhiệm Khoa luật - Đại học quốc gia Ha Nội
| ` NỘI - 2002
Trang 2không trùng lặp với các luận án đã bảo vệ.
Hà Nội, 2002 Pa
UffinchTrần Van Bach
Trang 3va các thay, cô giáo khác cùng các đồng nghiệp
đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận án nay
Trang 4MO ĐẦU 7 CHUONG | CƠ SO LÝ LUẬN CUA CHẾ ĐỊNH
QUYỀN VA NGHĨA VU CƠ BẢN CUA CÔNG DAN
1.1 Bản chất pháp lý của chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân 141.2 Các nguyên tắc của chế định quyền va nghĩa vu co ban
của công dân 44
CHƯƠNG 2 CAC GIAI DOAN PHÁT TRIEN CUA CHẾ ĐỊNH
QUYỀN VÀ NGHĨA VU CƠ BẢN CUA CÔNG DÂN
QUA LỊCH SỬ LẬP HIẾN VIỆT NAM 64
2.1 Sự ghi nhận nghĩa vụ và quyền lợi công dân trong Hiến pháp
2.5 Các đặc điểm của sự phát triển chế định quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân qua lịch sử lập hiến Việt Nam 106
CHUGNG 3 HOÀN THIỆN CHE ĐỊNH QUYỀN VA NGHĨA VU
CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1 Sự cần thiết khách quan boàn thiện chế định quyền và
ngliia vụ cơ bản của công dan trong giai đoạn hiện nay 123
3,2 Các biện nháp hoàn thiện chế định quyền và nghĩa vụ
cơ bản của cộng dan trong giai đoạn hiện nay 134
KẾT LUẬN VÀ KIEN NGHỊ 193
DANH MỤC CONG TRINIL CUA TÁC GIA 203 TAI LIEU THAM KHAO 204 |
PHU LUC 212
Trang 5[x, tr y-y]: Ký hiệu ngoặc vuông (chữ x: chỉ số thứ tự trích dantrong luận án để ghi trong phan danh mục tài liệu tham khảo, đượctrích ở tài liệu nào; tr.y-y: trang thứ mấy, hoặc từ trang nào đến
Ird9 Hào),
CNXH: Chủ nghĩa xã hội;
GS: Gido su ;
HDND: Hội đồng nhân dan;
LLSX: Lực lượng san xuất;
NXB (Nxb): Nhà xuất ban;
PGS: Phó giáo sư;
QHSX: Quan hệ san xuất;
TAND: Toa ấn nhân dân;
TBCN: Tu ban chủ nghĩa;
TLSX: Tư liệu sản xuất;
TS: Tién si;
TSIGH: Tién si khoa hoc;
UWTVQE: Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
VIASIND: Viện kiểm sát nhân dân;
ACN: 4 hội chủ nghĩa
Trang 6Dang và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến vấn đề quyền và nghĩa vụ
cơ ban của công dân và coi đây là một chế định pháp lý quan trọng Ngay
từ những năm trước cách mạng tháng Tám năm 1945, chúng ta đã đấutranh đòi quyền tự do, dan chủ, bình đẳng va bác ái; đấu tranh giành lại độc
lập cho dân tộc, quyền làm chủ của nhân dân Lần đầu tiên trong lịch sử lập
hiên Việt Nam, chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã đượcghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 Từ đây, địa vị pháp lý của người dân
ở nước ta chính thức được xác lập và được ghi nhận trong đạo luật cơ bảncủa Nhà nước, người dân từ địa vị thấp hèn dưới chế độ thực dân, phongkiến đã trở thành người chủ thực sự của một nước độc lập, tự đo Trải qua
quá trình đấu tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở
nước ta, chế định này đã được ghi nhận, mở rộng, phát triển và được thực
thi trên thực tế tại các Hiến pháp năm 1959, năm 1980; đặc biệt, Hiến phápnăm 1992 đã ghi nhận một cách tương đối đầy đủ chế định quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân
Kể từ Hiến pháp đầu tiên (1946) đến Hiến pháp hiện hành (1992)
của Nhà nước ta, chế định quyền và nghĩa vụ cơ ban của công dan luôn
luôn được bổ sung, hoàn thiện Đặc biệt là từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ Vĩ (1986) - thời kỳ bắt đầu sự nshiép đổi mới đất
nước, Dang và Nnà nước ta rất quan tâm đến quyền và ñsiữa vụ co bản của
công daa Cu thé, nara 1992 Wha nước ta đã thông qua Hiến pháp và nhiều
văn bản pháp luật Hiên quan đến chế định này
Qua qúa trình từ việc quy định trong Hiến pháp và phap luật đến việc
thực thi trên thực tế, vấn đề quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã bộc
lộ những bat cập Công tác tổ chức thực hiện những quy định của Hiến
Trang 7trong bộ máy Nhà nước, ý thức tôn trọng quyền làm chủ của công dân chưa
được cao; tệ tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, coi thường và vi
phạm quyền công dan vẫn còn diễn ra ; bộ máy Nha nước còn céng kénh,
thủ tục hành chính con rườm rà, gây nhiều rắc rối, phiền hà cho nhân dân;trình độ và năng lực của công chức Nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực
hiểu biết pháp luật còn hạn chế.
Trước thực tế đó, không phải ngẫu nhiên mà Dang và Nhà nước ta đãđưa ra chiến lược con người, lấy con người làm trung tâm và động lực phát
triển của xã hội Chúng ta đang tiến hành từng bước, phấn đấu xây dựng
Nhà nước ta trở thành Nhà nước pháp quyền: Của nhân dân, do nhân dan,
vì nhân dân và hai trong những đặc điểm của Nhà nước pháp quyền trong
linh vực này đáng chú ý là:
|) Mối tương quan (quan hệ) bình đẳng giữa Nhà nước và công dân;
2) Nhà nước phải có những bảo dam để cho công dan thực hiện đầy
đủ các quyền của mình
Khi đất nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp
sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), thì chếđịnh này càng cần được dat ra một cách bức xúc
Xuất phát từ tình hình trên, luận án tập trung đi sâu nghiên cứu về cơ
sở lý luận, các giai đoạn phát triển và việc hoàn thiện chế định quyền và
nehia vụ cơ bản của công dan qua lịch sử lập hiến Việt Nam để bổ sung,
hoàn chỉnh cho phù hep với xu thé đòi mới hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Quyền con người, quyển công dân ngày nay đã trở thành vấn đề toàn
cầu hóa Đặc biệt, chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được
Trang 8Việt Nam, vấn đề này đã trở thành một trong những chế định pháp lý quan
trọng, được ghi nhận trong Hiến pháp và được rất nhiều các học giả quan
tâm, đã có nhiều bai báo, tác phẩm dé cập về các quyền cụ thể của con
người nói chung, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công đân nói riêng Đáng
chú ý nhất là các bài viết, các công trình về quyền con người, quyền công đân như:
* GS.TSKH Đào Trí Úc (1989), “Khoa học pháp lý Việt Nam trước
yêu cầu của sự nghiệp đổi mới” (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số
1/1989); |
* GS.TS Hoàng Wah Hảo và Chu Van Thành (1993), “Quyền con
người, quyền công dan” (Tạp chí Cộng san, Số 5/1993);
* PGS.TS Trần Ngọc Đường (1991), “Quan niệm về quyền con
người trong đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta” (Tạp chí
ình nghiên cứu đã được xuất bản thành sách, như:
tt NATAL ef es + Mot số côn; t
Tập thé tác giả - Chủ biên Phạm Khiêm Ich và Hoàng Van Hảo (1995),
“Quyền con người trong thế giới hiện đại” (Viện thông tin khoa học xã hội,
Hà Nội):
Trang 9Song, nhìn chung để hoàn thiện về mặt văn bản, cũng như áp dụng
trên thực tiễn, luận án tiếp thu và phát triển những kết qủa đó và phải
nghiên cứu một cách bài bản cụ thể, có tính khái quát cao tình hình phát
triển của quyền và nghĩa vụ công dân; phải có những phương hướng khoa
học và có tính thực tiễn cho việc giải quyết vấn đề này; phải đưa ra được
những đảm bảo cho việc thực hiện một cách có hiệu qủa các quyền và
nghia vụ cơ bản của công dân trong điều kiện đổi mới hiện nay ở nước ta
3 Mục dich, nhiệm vụ, doi tượng và phạm vỉ nghiên cứu
Mục đích của luận án là đưa ra những giải pháp và phương hướng để
hoàn thiện về mặt pháp luật các bảo đảm nhằm đổi mới trong công tác tổ
chức thực hiện bảo vệ quyền con người, quyển công dan ở nước ta tronggiai đoạn hiện nay Để đạt được mục đích đó, luận ấn có nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, phân tích cơ sở lý luận của chế định quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân về: Bản chất pháp lý, các nguyên tắc của chế định quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công đân qua lịch sử lập hiến Việt Nam;
Thứ hai, nêu và phân tích các giai đoạn phát triển của chế địnhquyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua lịch sử lập hiến Việt nam để
khẳng định các quá trình phát triển: Về sự ghi nhận, sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiện trong các Hiến pháp Việt Nam; về các đặc điểm của sự phát triển của
chế định; khẳng định những ưu điểmtkthành tựu và những nhược điểm, tồn
tại trong việc tổ chức thực hiện và bảo vệ các quyển, nehia vụ của công
dan;
Thứ ba, nêu rõ sự can thiết Khách quan do: hoi phải dot mới cho phù
hop với nền kinh tế thị trường và sự hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như các
biện pháp hoàn thiện chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ở
nuéic ta trong giai đoạn hiện nay.
Trang 10Đối tượng nghiên cứu, đó là những quan hệ xã hội nói chung, quan
hệ giữa Nhà nước và công dân nói riêng Nghiên cứu trách nhiệm tương tác
giữa Nhà nước, các cơ quan Nhà nước và công dân mà pháp luật của Nhà
nước ta cần phải điều chính.
Phạm vi nghiên cứu, đây là dé tài với một phạm vi rộng và không
đơn giản, vì nó đụng chạm tới tất cả các khía cạnh liên quan tới quyền con
người, quyền công dân mà cộng đồng quốc tế cùng quan tâm, chia sẻ Để
giải quyết vấn đề này một cách thỏa đáng, luận án chỉ đề cập đến một sốkhía cạnh chủ yếu sau đây: Cơ sở lý luận của chế định quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân mà Nhà nước ta đang tập trung sự quan tâm để tìm ra
những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm bao dam, bảo vệ, tôn trong các quyền
công dân và yêu cầu công dân phai thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của
mình; phân tích các giai đoạn phát triển của chế định quyển và nghĩa vụ cơ
bản của công đân qua lịch sử lập hiến Việt Nam, từ đó đưa ra các yêu cầu,
biện pháp hoàn thiện chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dântrong giai đoạn hiện nay
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu vấn đề này, luận án được thực hiện trên cơ sở vận
dụng những phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin (như phương phápduy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử), tư tưởng Hồ Chí Minh
và những quan điểm của Đẳng Cộng san Việt Nam về quyền con người, quyền công dan, về công cuộc xây dựng Nha nước pháp quyền Việt Nam
thực sự của nhân dan, do nhân dân, vì nhân dan trong công cuộc đổi mới ởnước ta phát triển theo cơ chế thị trường định hướng XHCN khi bước vào
thế ky XXI
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng để giải quyết những vấn đề đặt ra trong
luận án các phương pháp sau:
Trang 11Phương pháp so sánh: So sánh theo tiến trình lich sử lap hiến; so> Ẻ i : Đ ,
sánh theo chiều ngang, tức là so sánh quyền và nghĩa vụ công dân ở nước ta
với các nước khác, chế độ ta với chế độ khác
Phương pháp xã hội học: Điều tra xã hội học để lý giải tình hình§ f 0L NC 01H 5quyền và nghĩa vụ công dân ở nước ta hiện nay như thế nào trên cơ sở đóđưa ra những kiến nghĩ, giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển các quyền
à nghĩ: ể của công dân trong giai đoạn tiếp theo
và nghia vụ cụ thé của công dân trong giai đoạn tiếp theo
5 Những điểm mới của luận án
Đây là một công trình hoàn toàn mới, tuy nhiên đã có mộit số tác gia
chuyên sâu nghiên cứu, song những tác giả này chỉ mới đề cập đến một số
khía cạnh hoặc đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thể, vì vậy mà chưa mang tínhkhái quát và toàn điện Trong luận án này, tác giả đưa ra một số điểm mới
về “Su phát triển chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua lịch
sử lập hiến Việt Nam” như sau:
- Trên cơ sở tổng hợp các quan điểm, đưa ra quan điểm cá nhân về
quyền và nghĩa vụ công dân nói chung; đánh giá một cách khái quát thựctrạng các văn bản pháp luật và thực tiễn thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bảncủa công dan từ năm 1945 đến nay Từ đó đưa ra một số giải pháp có tính
kiến nghị, nhằm đảm bảo việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dan ở nước ta trong giai đoạn tiếp theo
- Luận án tập trung nghiên cứu một cách toàn điện và có hệ thống về
sự phát triển quyền và nghĩa vụ cơ bản của công đân cũng như những bảo
đảm pháp lý thuc hiện chúng qua bốn ban Hiến pháp Việt Nam, từ đó kết
luận rằng sự phát triển chế định này đđớc các Hiến pháp ghi nhận theo từng thời kỳ lịch sử đất nước, mỗi giai đoạn cách mạng Việt Nam có những thay đổi lớn lao thì sự phát triển chế định này càng được mở rộng phù hợp với sự
phát triển về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước
Trang 12- Bang các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá
những ưu điểm, thành tựu và phát hiện những khuyết điểm, tồn tại của qúa trình phát triển quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua từng thời kỳ,
% 2, Pu Pa ~, tà wa nw? Lên ` Ave, s
làm cơ so dé xác định những phương hướng đổi mới, hoàn thiên chúng.Ni Đ Đ oO ? : Đ
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Luận án được hoàn thành, những kết qủa đó được lấy làm tài liệutham khảo, vận dụng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chế định pháp
lý đâm bảo cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong giai đoạn đổi mới thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước
và xu thế toàn cầu hoá cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế trong thế kỷXXI Ngoài ý nghĩa đó ra, những kết qua (thành công) của luận ấn cònđược vận dụng vào việc nghiên cứu, giảng đạy về khoa học Luật Nhà nước
và góp phần vào việc xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở, nhằm không
ngừng thúc đẩy sự phát triển của chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công đân trong giai đoạn cách mạng tiếp thco
7 Co cấu của luận án
- Mở đầu;
- Chương |: Cơ sở lý luận của chế định quyền và nghĩa vụ cơ bảncủa công dan;
- Chương 2: Các giai đoạn phát triển của chế định quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công đân qua lịch sử lập hiến Việt Nam;
- Chương 3: Hoàn thiện chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công đân trong giải đoạn hiện nay;
- _ Kết luận và kiến near;
- Danh mục công trình của tác gia;
- Tài liệu tham khảo;
- Phụ lục.
Trang 131.1.1, Khái niệm chế định quyền và nghĩa vu cơ bẩn của công dan
a- Khái quát chung về tư tưởng lập hiến và sự xuất hiện chế địnhquyền công dân:
Tư tưởng lập hiến, tức là tư tưởng về Hiến pháp Xét về mặt lịch sử,
tư tưởng đó có mối liên hệ với thời đại qúa độ, thời kỳ qúa độ từ chế độphong Kiến đến chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN) gắn liền với lịch sử đấu
tranh giai cấp của giai cấp tư sẵn “đẳng cấp thứ ba” giành quyền lực chính
trị vì một trật tự chính trị`¬ pháp lý mới Nếu như trước đây, giai cấp phong
kiến lấy “thần quyền” và “giáo lý” làm nền tảng tư tưởng, thì giai cấp tưsản phần lớn dựa vào các quan niệm về “công bằng”, “tự do cá nhân”,
“pháp luật”, “Nhà nước” và lấy tư tưởng “pháp luật tự nhiên”, “quyền tự
nhiên” làm trọng Đó là những con át chủ bài của tất cả các trào lưu tưtưởng hay chủ nghĩa lập hiến tư san Chủ nghĩa lập hiến cùng với tư tưởng
về sự thông trị của pháp luật trong các quan hệ chính trị và xã hội, tư tưởng
`
phân quyền trong Nhà nước, theo Ph.Angghen là nhữag øì hiện diện “Thé
giới quan pháp lý” {47, tr.2!; tr.©é] đặc trưng của giai cấp tr sản trong thời
kỳ hưng thịnh của nó
Nội dung đầu tiên của chủ nghĩa lập hiến là yêu cầu về sự hiện diện '
của Hiến pháp, về ảnh hưởng tích cực của nó đối với đời sống chính trị - xãhội của đất nước, về vị trí trung tâm và quyết định của nó trong toàn bộ hệ
Trang 14chủ nghĩa lập hiến tư sẵn không thể ra đời trong chốn hư vô Xét trênphương diện cả về mặt lý luận và thực tiễn, chủ nghĩa lập hiến tư sản chịu
ảnh hưởng sâu sắc của các tư tưởng, các chế định chính trị - pháp lý trước
đó, nhất là thời kỳ Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại
Sự áp búc phong kiến nặng nề là động lực thúc đẩy nẩy sinh những
học thuyết phản kháng chế độ đó, nhằm thiết lập một xã hội, một Nhà nướcdân chủ hơn trên cơ sở công nhận các quyền tự nhiên của con người
Chống phong kiến là khẩu hiệu số một, do đó giai đoạn đầu của cách mạng
tư sẵn chính là giai đoạn của “chủ nghĩa lập hiến chống chuyên chế” Điều
này thể hiện ở các yêu cầu tổ chức một chế độ chính trị, trong đó quyền lực
của nhà chuyên chế “bị hạn chế” hoặc “chế ước” bởi một loạt các cơ cấu
kì
“can bằng”, “kiểm tra”, “thủ tục” và các cơ cấu đó được bảo đảm hoạt
-_ động bằng sức mạnh và uy quyền của pháp luật Giai đoạn lập hiến này có
trước thể chế chuyên chính cộng hoà quân sự của Crôm-Oen ở Anh, chế độ
cộng hòa Gia-C6-Banh ở Pháp Tư tưởng quân chủ lập hiến cũng anh
hưởng đến chế độ cộng hòa dân chủ tư sản tại các thuộc địa của Anh ở bắc
Mỹ trong giai đoạn trước khi ban hành Tuyên ngôn độc lập năm 1776 vàkhi soạn thảo Hiến pháp của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ năm 1787 Nhưng
giai đoạn quan trọng, nội dung chủ yếu nhất của chủ nghĩa lập hiến là giai
đoạn đặt vấn đề về chế độ đại diện thay cho chế độ quân chủ chuyên chế
Lênin đã tùng nói: “Mot xã hội TBCN bình thường không thé phát triển
được một cách thắng lợi nếu không có một chế độ đại nghị vững chắc, nếu
không để cho dân chúng được hưởng một số quyền chính trị nhất định”
[24, tr.20; tr.80] Dinh cao của-các tư tưởng đó là Lốc, Mông-Tex-Klơ, đã
gan tư tưởng tự do cá nhân, tự do chính trị của con người với các nguyên lýxây đựng và tổ chúc Nhà nước, trong đó có tư tưởng về sự phân thành
Trang 15quyền lập pháp và hành pháp, về quyền giám sát tối cao của nhân dân đối với những đại điện của mình trong Nghị viện °
Về hình thức lập hiến điển hình nhất phải kể đến, đó là chế độ lập
hiến ở Pháp Ở đó, chủ nghĩa lập hiến ra đời và phát triển như sự phủ định
chế độ chuyên chế phong kiến Không ở đâu có sự biểu hiện đậm nét, rạch
ròi và có sức chấn động của chủ nghĩa lập hiến như cuộc dat cách mạngPháp; ở Anh lại diễn ra dưới những hình thức khác, Nghị viện đã ra đời và
tồn tại chứ không bị phế bỏ như ở Pháp, những âm mưu khẳng định quyền
lực không hạn chế của chế độ quân chủ bị coi là xâm phạm đến truyền
thống lịch sử, xâm phạm đến quyền của Nghị viện và của nhân dân Sự ra
đời của Hiến pháp không thành văn ở Anh trong thời kỳ cách mạng tư sản
là một sự thỏa hiệp chính trị giữa tầng lớp chúa đất, bảo hoàng và giai cấp
tư sản đang lên Trong hoàn cảnh đó vấn đề phương pháp đạt được sự “cân
bằng” tối đa và có ý nghĩa lớn Chính vì sự “cân bằng tế nhị” đó mà qúa
trình chuyển hóa nước Anh thành nước dân chủ đại nghị tư sản bị kéo dài
thêm 100 năm kể từ cuộc cách mạng năm 1688; ở Mỹ, cách mạng tư sẵn đã
đẩy lý thuyết và thực tiễn của chủ nghĩa lập hiến lên một bước mới Theo
C.Mác, trong những năm 70 va 80 của thế kỷ XVHI ở bắc Mỹ không
những “lần đầu tiên tuyên bố một bản Tuyên ngôn về quyển con người và
có một cú hich đầu tiên cho cách mang châu Âu, mà còn xuất hiện lần đầu
tiên tư tưởng về một nền cộng hòa dan chủ vĩ dai” [45, tr.16-17] Sự phát
triển qúa nhanh các sự kiện chính trị ở Mỹ không những đã sớm làm mất di
ở tư tưởng Kha? sáng Mỹ tính tự biện, triết lý trim tượng, chung chung, màcòn lầm cho tư tưởng đó có [-huynh hướng thực tiễn hơn và phù hợp hơn lôi
suy ngif “hợp lý” của người Mỹ Thật vậy, ở Mỹ lần đầu tiên cho ta thấy
một khuôn mẫu lịch sử của chủ nghia lập hiến dưới hình thức dân chủ cộnghòa, với sự thừa nhận Hiến pháp thành văn như một đạo luật cao nhất mà
Trang 16không một đạo luật nào có thể trái lại được, hoặc thay đổi được, với sự hiện
diện của một hệ thống phân quyền và chế ước quyền lực, cân bằng với
nhau, với tuyên bố về các quyền (quyền con người, quyền công dân) Xét
về bản chất, chế độ lập hiến của Mỹ vẫn không thể thoát khỏi sự thỏa hiệp chính tri giữa giai cấp tư san va tầng lớp chủ nô - chủ trang trại Sự thỏa
hiệp đó đã tác động tiêu cực đến sự phát triển tiếp theo và để lại một vết
a ^
nhơ trong Hiến pháp Mỹ năm 1787, đó là chế định về duy trì chế độ nô lệ ở
Mỹ Tuy nhiên, nếu so sánh các hình thức của chủ nghĩa lập hiến tư sản, thì
hình thức lập hiến ở Pháp vẫn giữ vị trí quan trọng nhất và có ảnh hưởnglớn nhất vì cuộc đại cách mạng Pháp đã cho thế giới một cơ sở tổn tại củanền dân chủ tư sẵn có ảnh hưởng đến nhiều nước Còn cách mạng tư sản
Mỹ xảy ra ở nơi vốn là thuộc địa của Anh “ngoại vị” của thế giới tư ban lúcbấy giờ và nhiều tư tưởng, nguyên tắc lập hiến ở đó được diễn đạt theongôn ngữ của hệ thống pháp luật Äng-Lô-Xắc-Xông
Dù có những nét khác nhau thì mọi quan niệm về chủ nghĩa lập hiến
đều nhất quán với nhau ở một điểm chính là thừa nhận vị trí trung tâm của
Hiến pháp và ảnh hưởng tích cực của nó đến toàn bộ xã hội Đồng thời,
Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất quy định về chế độ chính
trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hóa - xã hội, địa vị pháp lý của công dân, cơ
cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Tuy nhiên, để phục vụ lợi
ích cục bộ của giai cấp tư sản, Hiến pháp tư sẵn đã che giấu bản chất bóc
lot của mình thể hiện dưới hình thúc quy định một cách hình thúc cácquyền, nghĩa vụ céng dan (chang-han như, về chức năng tư tưởng của Hiến
puap Mỹ nam 1787)
Quyền con người và quyền công đân là những khái niệm không đồng
nhất xét cả về phương diện lịch sử chủ thể, nội dung và tính chất xã hội.Theo dõi quá trình đặt giải quyết những vấn đề quyền con người qua các
thời kỳ lịch sử khác nhau, chúng ta thấy) một ‘quan niệm 1 chung vé quyén
THUVIEN | ere.
TRUONG DAI HỌC Al HA NC! | L A TS 19 2
| PHONG DOC Ma ¬-—
Trang 17con người đã được xác lập ngày càng vững chắc Bản Tuyên ngôn thế giới
về nhân quyền năm 1948, đã khẳng định: “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền Họ được phú cho lý trí và lương tâm
và cần đối xử với nhau trong tình anh em” [5, tr.63] Rang, mỗi con người, mỗi thành viên trong xã hội đều có các quyền mà quyền lực phải tôn trọng Các quyền này là thuộc tính tự nhiên vốn có của con người, nên được gọi là
“quyền tự nhiên” Trí tuệ tìm thấy, phát hiện ra chúng, làm cho mọi người
có ý thức rõ rệt về chúng và đòi hỏi phải đề cao, phải bảo vệ chúng bằng
pháp luật Đó là sự bảo vệ quyền con người, mà các quyền con người bắt nguồn từ “phẩm giá vốn có trong mỗi con người” mà mọi người sinh ra đãcó.
Quan niệm cho rằng, quyền con người gắn liền với bản chất conngười Ngày nay quan điểm đó đã trở thành quan niệm chung của cả cộng
đồng nhân loại cùng quan tâm và chia sẻ Trong cuốn sách “Các quyền con `
người” do Liên hợp quốc xuất bản năm 1978 để kỷ niệm 30 năm ngày rađời Ban Tuyên ngôn lịch sử “Tuyên ngôn thế giới về nhân quyển” năm
1948, khẳng định rằng: Quyền con người có tính chất căn ban đến mức
chúng ta không thể sống như con người nếu như không có các quyền này
Để khẳng định và thống nhất chung về “các quyền con người”, cuốn
sách trên đã viết:
Các quyền con người xuất phát từ những khát vọng ngày càng tăng
của nhân loại muốn có một cuộc sống cho nhép mỗi con người được
hưởng sự tôn trọng và được bao vệ đối với cá nhân mình Các quyền
con người là vốn có ngay ở bản chất của con người, mà nếu mất các
quyền đó người ta không thể sống với tính cách là một con người.
Phủ nhận không cho con người sử đụng các quyền đó là sự mở
đường cho rối loạn chính trị và xã hội, cho chiến tranh, cho sự thùđịch giữa các dân tộc và giữa các nhóm trong nước Khát vọng của
Trang 18con người muốn có cuộc sống tốt đẹp hon và một quyền tự do lớn
hơn mang tính chất một đòi hỏi cấp thiết hoàn toàn không phải là
một đề tài suy tư, trừu tượng của các nhà Triết học và Luật học, các
quyền con người liên quan đến đời sống hằng ngày của mọi người,
dù là nam, nữ, hay trẻ em [92, tr L8]
Trong bài diễn văn nhân dip ky niệm 50 năm ngày Tuyên ngôn thế
giới về nhân quyền, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan khẳng định
quan niệm chung của cộng đồng quốc tế về quyển con người, như sau:
Quyền con người là nền tang cho sự hiện hữu và đồng tổn của nhân
loại Quyền con người là những gi lý trí đòi hỏi và lương tri yêu
cầu Những quyền đó là chính chúng ta và chúng ta là chính những
quyền đó; quyền con người, quyền mà bất cứ ai cũng có để làm
người Tất cả chúng ta đều là người; tất cả chúng ta đều xứng đáng
hưởng quyền con người Vế này không thể đúng nếu không có vế kia
[92, tr.26] |
Các quyển con người là thuộc tính tự nhiên vốn có của mỗi conngười, không phải do Nhà nước hay bất cứ ai ban, tặng, cho Song, để bảođảm các quyền này Phat triển, không bị tước đoạt va được thực hiện trên
& \ i
thực tế phải được bao vệ bằng pháp luật Tức là, để đạt tới cái gọi là quyền
con người với đầy đủ ý nghĩa của nó, cần có yếu tố thứ hai thiết định, đó là
quy chế pháp lý (pháp luật; các đặc quyền “quyền tự nhiên” của cá nhân
con người khi trở thành đối tượng điều chỉnh của pháp luật) Hay nói cách
khác, được pháp luật chấp nhận, tổ chức, bat buộc hoặc ngăn cấm thì mới
trở thành các q vền con người dich thực Như vậy, không có quyền con
người nào mà lại không phải là một đặc quyền (quyền tự nhiên) không xuất
phát từ đặc quyển Nhưng không nhất thiết mọi đặc quyển đều là quyền
Con người, mà chỉ những đặc quyền thuộc phạm vi chịu sự chỉ phối của
pháp luật mới là quyền con người Điều cốt yếu là các quyền con người
Trang 19cùng Thừa nhận các quyền con người là vốn có khi sinh ra, điều đó hoàn
toàn không có nghĩa rằng phủ nhận sự cần thiết của pháp luật Mác đã dùng
€
hình ảnh sinh động “ví tựa như giới hạn giữa hai thửa ruộng được quy định
bởi các cọc chia bờ, luật pháp cũng cần thiết để quy định giới hạn trong đó
tự do của người này không phương hại đến tự do của người khác” [53,
tr.550] Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng tư sản
Pháp cũng đã khẳng định vai trò của pháp luật trong việc thực hiện các
quyền con người: “Như vậy việc thực hành các quyền tự nhiên của mỗingười chỉ bị giới hạn trong việc bảo đảm cho các thành viên khác của xã
hội được hưởng các quyền đó; các giới hạn này chỉ có thể do luật pháp quy
định” (điều 4 - Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789)
Như đã phân tích trên, rõ ràng quyền công dân là nội hàm quan trọng
nhất của quyển con người, mà quyền con người được xác lập bởi quyền tự
nhiên vôn có của con người và những quyền đó được pháp luật ghi nhận,điều chỉnh, bảo đảm và bảo vệ Các khái niệm công dân, xã hội công dân,quyền công dân được sử dụng rộng rãi trong thời kỳ tư bản, mà trước đómỗi cá nhân trong một quốc gia bị coi là “thần dân” của vua chúa phong
kiến Họ hầu như không được hưởng các quyền dân sự và chính trị Giai
cấp tư sản ra đời và phát triển đã đưa ra nhiều quan điểm, tư tưởng tiến bộnhằm tập hợp lực lượng làm cách mạng lật đổ chế độ phong kiến VỊ trí
người dân của một quốc gia được nâng lên gọi là “công dân” và họ đượchưởng các quyền dân sự và chính trị trong một “xã hội công dân” Các
quyền này chính thức được quy định trong các văn kiện thành văn hoặc luật
CÓ giá trị tương tự như Hiến pháp của các Nhà nước dân chủ tư sản
Có thể nói, cách mạng tư sẵn đã cống hiến cho nhân loại một trong
những giá trị nhân văn to lớn Đó là, chế định quyền công dân được xác
Trang 20định trong Tuyên ngôn độc lập của Hợp chúng quốc Hoa Ky nam 1776
(sau đó được thể chế hóa trong Hiến pháp năm 1787 của Mỹ); trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp nam 1789 (sau đó được thể chế
hoá trong Hiến pháp 1791 của Pháp); trong Luật về quyền công dân của
nước Anh và ở hầu khắp các Hiến pháp, pháp luật của các quốc gia trên thế
giới trong toàn bộ lịch sử lập hiến và cho đến ngày nay
So với khái niệm quyền con người, quyền công dân mang tính xác
định hơn, gắn với mỗi Nhà nước, mỗi quốc gia được pháp luật của mỗi
quốc gia quy định chủ yếu trong Hiến pháp Xét về mặt lịch sử, tư tưởng vềquyền con người xuất hiện từ xa xưa, xưa đến mức “không thể nào xác địnhđược chính xác sự ra đời của nó vào lúc nào Xét về mặt lô gíc, sự tồn tạicủa các quyền con người thuộc về quyền con người với tư cách con người,bắt nguồn thậm chi từ khi có đời sống xã hội” [27, tr.21] Còn khái niệmquyền công dân gắn liền với lịch sử lập hiến, lần đầu tiên được ghi nhận vàbảo đảm thực hiện bằng Hiến pháp và pháp luật trong cách mạng tư sản(xuất phát điểm của quyền công dân)
Về phương diện chủ thể, chủ thể của quyển công dân có thể là một
người đặt trong quan hệ giữa các thành viên của một quốc gia với Nhà nước
về quyền và nghĩa vụ được xác định trong một xã hội công dân Về phươngđiện pháp lý, khái niệm quyền công dân không bao quát tất cả các quyềncủa cá nhân con người, được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ bằng pháp luậttrong nước Trên cơ sở chủ quyền quốc gia, mỗi nước ory định bằng phápluật hệ thống quyền và nglia vụ công dân, cũng như trường hợp không phải
là công dan Mỗi người khi sinh ra bao gid cũng có Tổ quốc của mình, gan
bó với đất nước, dân tộc, quốc gia Đây không chỉ đơn thuần là vấn đề tình
cảm, tâm lý mà còn là vấn đề quan hệ pháp lý giữa con người với quốc gia,
với Nhà nước Tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mỗi cá nhântrong một quốc gia là yếu tố cơ ban tạo thành địa vị pháp lý của công dan
Trang 21Xác định nội dung quyền công dân là sự thể hiện chủ quyền quốc oja Tuy nhiên, khi thể hiện chủ quyền này các quốc gia phải tôn trọng các
nguyên tac cơ bản của Luật quốc tế (trong đó có nguyên tắc tôn trọng quyền con người và hợp tác quốc tế bảo vệ quyền con người), tôn trọng các cam kết quốc tế và tập quán quốc tế đã được thừa nhận chung, rộng rãi.
Công ước Lahay năm 1930 đã khẳng định: “Mỗi nước sẽ quy định bằng
luật của mình ai là công dân của nước mình, luật này sẽ được các nước
khác công nhận và tôn trọng trong chừng mực nó phù hợp với Luật quốc tế,
các Hiệp ước quốc tế và với các nguyên tắc pháp lý về vấn đề quốc tịch” (Công ước Lahay) Để trở thành công dân của một nước, trước hết người đó phải có quốc tịch của nước đó Cá nhân công dân bao giờ cũng gắn liền với
vấn đề quốc tịch Quốc tịch là mối liên hệ pháp lý giữa công dân với một
Nhà nước nhất định Thông thường mỗi người chỉ là công dân của mộtnước và chỉ có một quốc tịch, tuy nhiên trong thực tế vấn đề quốc tịch trở
lên phức tạp hơn nhiều so với các hiện tượng quốc tế hội nhập ngày càng
tăng: Mất quốc tịch, xin gia nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, lựa chọn quốc
tịch, phục hồi hoặc bị tước quốc tịch, hai hay nhiều quốc tịch , nhữngtrường hợp này đặt ra yêu cầu quyền công dan phải được bao dam bằng các
chế định pháp lý cụ thể về quốc tịch
Trở lại vấn đề quyền con người, quyền công dân như đã nêu ra ở
trên, thì quyền con người và quyền công đân là hai Khái niệm phân biệt vàkhông đồng nhất, mà chỉ là hai khái niệm đồng loại bởi nó có quan hệ nội
hầm gan bó chặt chế với nhau và không có sự đối lập giữa chúng Một
mặt, khái niệm quyền con người khêne loại trừ khái niệm quyền công dân
và cũng không thay thế được nó Mặt khác, khái niệm quyền công dâncũng không bao trùm hết được những nội dung của quyển con người,không che lấp và mâu thuẫn với quyển con người Theo Jacques Mourgon,
Trang 22tám vóc vi đại của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 của
pháp chính là ở chỗ nó nhằm vào con người chứ không chỉ nhằm vào công
dan, rằng “sự không hay biết, lãng quên hay khinh bi các quyền con người
là những nguyên nhân duy nhất của bất hạnh chung” (64, tr.48].
Quyền con người và quyền công đân là hai khái niệm thống nhất
Không thể đơn giản, máy móc khi phân biệt quyền con người là quyền tự
nhiên, quyền công dan là do pháp luật quy định; hoặc quyền con người do
luật quốc tế quy định, còn quyền công dan do luật quốc gia quy định; hoặc quyền con người là quyền cá nhân tự đo, còn quyền công dân có tính chất
quốc gia Thực ra, con người là thể thống nhất, do đó, quyền con người
và quyền công dân cũng là một thể thống nhất Nhận thức các giá trị và bản
chất của con người sẽ có ảnh hưởng quyết định trực tiếp đến việc xây dựngcác quy chế pháp lý về quyền công dân trong hệ thống pháp luật của mỗi
quốc gia Mặt khác, khi quyền con người trở thành đối tượng điều chỉnh
của pháp luật, được xác nhận trong hệ thống quyền và nghĩa vụ công dânthì quyền con người mới thành hiện thực Khi phê phán nhân quyền tư sản,
Lénin khẳng định rằng những quyền của con người và của công dan được
thể hiện trong tất cả các văn bản pháp lý chưa phải là quyển, mà nó cần
phải được thực hiện thông qua việc giải phóng toàn diện con người về cánhân và về mặt xã hội bằng những hoạt động thực tiễn của các thiết chếchính trị - xã hội và của chính bản thân từng con người cụ thể
ö- Khái niệm chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dan:
Lich sử loài người đã trat qna 5 chế độ xã hội khác nhau: Chế độ
cộng sản nguyên thủy, chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độTBCN, chế độ XHCN Việc chuyển từ xã hội cộng sản nguyên thủy sang
Xã hội chiếm hữu nô lệ, Nhà nước có vai trò rất lớn trong bước tiến này
Thế nhưng trải qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ và thời kỳ phong kiến, Nhà
Trang 23nước thể hiện sự tha hóa của mình, bộc lộ những yếu điểm cần phải thay
đổi Cách mạng tư sản đã thực hiện cuộc cải cách làm thay đổi xã hội
phong kiến và Nhà nước phong kiến, chấm dút hiện tượng quyền lực vô hạn định, than bí tập trung trong tay nhà vua Cùng với sự thay đổi lớn lao này
là đòi hỏi chấm dứt “xã hội thần dân” Một xã hội mà đại đa số nhân dân lao động trong xã hội không có quyền hạn, chỉ có gánh vác nghĩa vụ.
Để hạn chế quyền lực vô hạn định của nhà vua đã xuất hiện Hiến
pháp - văn bản hạn chế quyền lực của nhà vua Với đòi hỏi khẳng định
quyền con người của các thần dân đã xuất hiện các tuyên ngôn về nhân quyền Hai vấn đề này gắn bó mật thiết với nhau Đối với Hiến pháp, bên cạnh việc hạn chế quyền lực của Nhà nước, đồng thời cũng khẳng định
quyền lực của Nhà nước xuất phát từ nhân dân Tuyên ngôn nhân quyền vàdân quyền không đơn giản chỉ tuyên bố quyển con người trong lĩnh vực
kinh tế, xã hội mà chủ yếu là ở trong lĩnh vực chính trị, khẳng định sự thamgia của nhân dân vào việc tổ chức Nhà nước Sự hạn chế quyền lực của nhà
vua cũng chính là nhằm khẳng định quyền con người trong lĩnh vực chínhtrị, cơ sở để xác định các quyền và nghĩa vụ khác của công dân đối với Nhà
nước và xã hội.
Như vậy, nếu Hiến pháp là đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, thì
tuyên ngôn nhân quyền cũng có giá trị rất cao đối với quyền con người Ở
các nước tư bản phát triển thường tách tuyên ngôn nhân quyền ra khỏi Hiết
pháp Chẳng hạn, phần mở đầu Hiến pháp Dé nei Cộng hòa Pháp năm:958 viết: “Nhân dan Pháp long trọng tuyé2 bố trung thành với bản tuyên:ngôn nhân quyển và nhữag nguyên tac về chủ quyền ấn dịnh trong ban
tuyên ngôn nhân quyền năm 1789” Quy định như vậy chứng to tuyên ngôn
nhân quyển còn có hiệu lực cao hơn Hiến pháp năm 1958 của Pháp hiện '
hay Còn đối với các nước chậm phát triển, thì nhân quyền lại là một phần
Trang 24quan trong nam ngay trong ban Hiến pháp Đối với Nhà nước ta, vấn dé
nhân quyền được ghi nhận trong một chương của Hiến pháp.\Ngay từ Hiến
pháp năm 1946 - bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa đã dành một chương cho những quy định về nhân quyền (chương
Nehia vụ và quyền lợi công dân, được xếp ở vị trí chương II sau chương
Chính thể) Khác với các nước tư ban phát triển ở chỗ, nhân quyền Việt
Nam thường gắn liền với quyền dân tộc Bởi vì trước đây, đất nước ta nằm dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc và thực dân Pháp, đế quốc
Mỹ Bên cạnh việc ghi nhận quyển con người cho công dân Việt Nam, Hiến pháp cũng đồng thời gắn liền việc định ra những trách nhiệm cơ bản
của công dân, theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng, khác với thời
đại phong kiến, ở đó thể hiện sâu sắc sự bất bình đẳng giữa giai cấp thống
trị với giai cấp bị trị trong xã hội, thì trong xã hội XHCN nói chung và Nhanước ta nói riêng không thừa nhận một người nào đó trong xã hội chỉ
hưởng quyền lợi mà không phải gánh vác nghĩa vụ và không có một người
nào đó chỉ thực hiện nghĩa vụ mà không được hưởng quyền Quyền và
nghĩa vụ được quy định trong Hiến pháp - văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhấ: của mỗi quốc gia được gọi là quyền, nghĩa vụ cơ bản Bởi những
quyển và nghĩa vụ này xuất phát từ nhân quyền Vì vậy việc thành lập ra
Nhà nước của nhân dan, do nhân dân, vì nhân dân là để nhằm bảo vệ chúng
và không được xâm phạm trong qúa trình thực hiện quyền lực Nhà nước
Khai niệm công dân thể hiện mốt quan hệ pháp lý đặc thà giữa cá
nhân và Nhà nước, xác định địa vị phép lý của cá nhân trong Naa nước và
Xã hội Do vay, khái niêm công dâu cổ sự sẵn bó hữu cơ với khái niệu:
qué: tịch Tư cách công dân tạo cho cá nndn cụ một địa vị đặc biét, một
quan hệ đặc biệt với một Nhà nước nhất định, khác với những người không
phả: là công dan (người nước ngoài, người không có quốc tịch), mối quan
hệ cặc biệt đó được thể hiện thành quyển và nghĩa vụ cơ bản của công dan.
Trang 25Người có tư cách công dân được Nhà nước quy định cho hưởng những
quyền nhất định gọi là quyền cơ bản của công dân và đồng thời phải thực
hiện những nghĩa vụ nhất định đối với Nhà nước gọi là nghĩa vụ cơ bản của
cong dan.
Vậy, quyền cơ ban của công dân là gì? nghĩa vụ cơ ban của công dân
là gi?
Quyền cơ bản của công dân là khả năng của mỗi công dân được tự
do lựa chọn những hành động được quy định trong Hiến pháp và được Nhà
nước đảm bảo để thực hiện Còn nghĩa vụ cơ bản của công dân là đòi hỏi
tất yếu phải hành động của mỗi công dân vì lợi ích chung, được quy định
trong Hiến pháp và được Nhà nước dam bao để thực hiện bằng mọi biệnpháp.
Khái niệm công đân có một ý nghĩa rất quan trọng Điều này thể
hiện, nếu là công dân của một Nhà nước thì được hưởng đầy đủ các quyền
Ma es
và phải thực hiện day đủ các nghĩa vụ mà Nha nước đó quy định Còn
những người không phải là công dân của Nhà nước sở tại thì quyền vànghĩa vụ của họ bị hạn chế, họ chỉ được hưởng một số quyền, như: Được
pháp luật bảo hộ tính mạng, tài san, danh dự, nhân phẩm, được bảo dam bí
mật thư tín, điện thoại, điện tín và quyền lợi về sáng chế, phát minh, bảođảm về các hợp đồng dân sự, các hoạt động kinh tế trong khuôn khổ pháp
luật cho phép; họ cũng chỉ phải tuân theo Hiến pháp, pháp luật và các quy
tac sinh hoạt xã hội của Nhà nước sở tai, còn các quyền và nghĩa vụ khác
thì họ không được hưởng như: Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội,
,quyển bầu cử và ứng cử, nghĩa vụ quân sự và (ham gia xây dựng quốc
phòng toàn dân.v.v.
Khái niệm công dân còn thể hiện mối quan hệ bền chặt, tổn tại cảtrong những trường hợp người công dân sống ở trong nước hoặc ở nước ngoài mà quốc tịch vẫn con.
Trang 26Quyền va nghĩa vụ cơ bản của công dan bat nguồn từ ban chất củachế độ xã hội, chế độ kinh tế, chính trị của Nhà nước Vì vậy, các quyền và
nghĩa vụ của công dân là biểu hiện điều kiện sống và lối sống của công dân
trong xã hội Việc sử dụng quyền và nghĩa vụ không chỉ có ý nghia đối với mỗi công dân, mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội và Nhà nước Tuy nhiên, trong thực tế mặc dù quyền và nghĩa vụ công dân phản ánh địa vị thực tế của cá nhân trong xã hội Nhưng địa vị pháp lý không phải bao giờ
cũng trùng hợp với địa vị thực tế của cá nhân Trong xã hội tư bản giữa hai
địa vị đó của cá nhân có khoảng cách rất lớn, Hiến pháp tư sẵn công khai
ghi nhận quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, thừa nhận các
quyền tự do của công dân và xác lập địa vị pháp lý của công dan trong xãhội Nhưng những quy định đó chỉ có giá trị thiết thực đối với giai cấp tưsản, trước hết là nhằm thỏa mãn nhu cầu kinh doanh, cạnh tranh, bóc lột
của giai cấp tư sản nói chung va của các cá nhân tư sản nói riêng Hơn nữa,
mặc dù Hiến pháp quy định các quyền tự do, dân chủ của công dân nhưnglại thường bỏ qua các biện pháp bảo đảm từ phía Nhà nước để các quyền đó
được thực hiện trong thực tế Khi dé cập đến vấn dé quyển và nghĩa vụ cơ
bản của công dân, Hiến pháp tư sản thường quy định sự bình đẳng về
quyền nhưng hầu như không đề cập đến sự bình đẳng về nghĩa vụ Điều đó
không phải là ngẫu nhiên Trên thực tế, giai cấp tư sản tìm mọi cách trútgánh nặng nghĩa vụ công dân lên đầu nhân dân lao động Xét theo bản
chất, đó thật sự là tự do, dan chủ, bình đẳng của giai cấp tư san vì chỉ céSlat cấo tu sẵn mới JA người thật sự được hưởng các quyền đó
Dưới chế độ XHCN, mỗi công đân là một thành viên bình đẳng của
cộng đồng nhân dân lao động làm chủ đối với xã hội Vấn dé quyền và
nghia vụ công dân được Hiến pháp ghi nhận theo tinh thần kết hợp hài hòa
những yêu cầu của cuộc sống cộng đồng với tự do chân chính của cá nhân.
Quyền và nghĩa vụ công dân có quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau, thể hiện
Trang 27mối quan hệ pháp lý giữa công dân với Nhà nước, thể hiện vai trò làm chủ
của mỗi công dan trong chế độ xã hội mới - XHCN Việc thực hiện quyền
kết hợp với nghĩa vụ, ngược lại làm nghĩa vụ phải đi đôi với hưởng các
quyền được Nhà nước bảo đảm có ý nghĩa đối với sự phát triển của xã hội
Bởi vì việc thực hiện quyền của công dân là biểu hiện lợi ích của công dân đối với Nhà nước Còn việc thực hiện nghĩa vụ là thỏa mãn các yêu cầu của Nhà nước đối với trách nhiệm của công dân.
Sự ghi nhận nghĩa vụ và quyền lợi công dân trong Hiến pháp năm
1946, đã đưa người dân Việt Nam từ địa vi người dân nô lệ dưới ach ápbức, bóc lột của thực dân, phong kiến trở thành người chủ của đất nước độclập, tự do Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước với tư
cách là một tổ chức chính trị đặc biệt, đại điện cho ý chí và bảo vệ quyền
lợi của nhân dân lao động trong xã hội đã tổ chức, củng cố, xây dựng và
không ngừng phát huy mối quan hệ giữa Nhà nước với công dan về các mặt
chính tri, kinh tế, văn hóa, xã hội trong phạm vi cả nước Trong từng thời
kỳ nhất định, tùy theo mức độ hoàn thiện của quan hệ sản xuất (QHSX),
trình độ phát triển của lực lượng san xuất (LLSX) trong xã hội, Nhà nước
quy định về quyền và nghĩa vụ công dân, quy định các biện pháp bao damthực hiện trong thực tế quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Trên cơ sở
đó tạo ra khả năng thực tế để mỗi cá nhân với tư cách là thành viên của
cộng đồng người làm chủ xã hội, làm chủ bản thân, sử dụng đúng đắn cácquyền công dân và làm đầy đủ nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia vào
moi sinh hoạt xã hội, góp sức mình vào công cuộc xây dung và bảo vệ Tố
quốc Việt Nam XHCN.
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là những quyền và nghĩa vụquan trọng, cơ bản được quy định trong Hiển pháp Đó là những quyền vanghĩa vụ thong nhất chung cho tất cả mọi công dan hay là đối với những ai
được công nhận là công dân Việt Nam Nhung trong thực tế, mỗi công dan
Trang 28hội nhất định Vì vậy, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được
quy định trong Hiến pháp phải được cụ thể hóa, chi tiết hóa trong các luật
khác Còn các văn bản quy phạm dưới luật (như Pháp lệnh, Nghị định,
Quyết định ) ban hành chỉ mang tính hướng dẫn việc thực hiện các luậttrong thực tế
Từ những vấn đề đã phân tích trên, chúng ta có thể đi đến khái niệm
chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, như sau: Xuất phát từ cơ
sở lý luận về Nhà nước và pháp luật, chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về
quyền và nghĩa vụ của công đân tạo lên quy chế pháp lý của công dân Quychế pháp lý của công dan, bao gồm nhiều chế định khác nhau, như: Vấn déquốc tịch; năng lực pháp luật và năng lực hành vi của công dan; các nguyêntắc Hiến pháp của quy chế pháp lý của công dân; các quyền, tự do và nghĩa
vụ pháp lý của công dan; các biện pháp bao đảm để quyền, nghĩa vụ công
đân được thực hiện trong thực tế
Mỗi chế định điều chính một mặt trong địa vị pháp lý của công dân
và được hợp lại tạo thành quy chế pháp lý của công dân Ở hầu hết cácnước, địa vị pháp lý của công dan về cơ ban được ghi nhận trong Hiến pháp
- Luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất Địa vị pháp lýcủa công dan được quy định chủ yếu là các quyền, tự do và nghĩa vụ củacông dan Địa vị pháp lý của công dan mỗi nước bị chi phốt bởi điều kiện
kinh tế - x5 l^: của NHÀ nước Điều này liên quan đến các biện pháp bao
dam thực hiện chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản củ+ công dân giữa các nước có nền kinh tế phát triển với các nước có nền kinh tê châm phát triển.
Trang 29Theo khái niệm trên, có thể định nghĩa “Quyền cơ bản”, “nghĩa vụ
cơ bản” của công dân ở nước ta là:
Các quyền cơ bẩn của công dân: Là hệ thống các quyền của công
dân được quy định trong Hiến pháp, xuất phát từ quyền công dân và không tách rời nghĩa vụ của công dân, biểu hiện mối quan hệ đặc biệt quan trọng
giữa công dân và Nhà nước, được Nhà nước dam bảo thực hiện trong thực
tế nhăm thoa mãn những nhu cầu của đời sống công dân và toàn xã hội.
Các nghĩa vụ cơ ban của công dán: La những đòi hỏi cơ bản củaNhà nước được quy định trong Hiến pháp đối với tất cả mọi công dân,nhằm bao dam thống nhất lợi ích Nhà nước, xã hội và bản thân công dân.Hay nói cách khác, các nghĩa vụ cơ bản của công dân là hệ thống quy tắc
xử sự bắt buộc, do Hiến pháp quy định vì quyền lợi của các thành viên
trong xã hội Các nghĩa vụ này phải được thực hiện một cách triệt để và
theo đúng quy định của pháp luật
1.1.2 Vi trí của chế định quyển và nghĩa vụ cơ bản của công dân
\
\
trong Hiến pháp NN
Quyền con người, quyền công dan là yếu tố quan trọng trong mục
tiêu và động lực phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia Vì vậy, nó
luôn là chế định cơ bản nhất trong mọi Hiến pháp Quá trình phát triển của
lịch sử nhân loại đã chứng minh sức manh của nhu cầu con người về quyển
và tự do Quyền với tính cách là nhu cầu của mỗi con người cụ thể nhằm
hướng tới các hoạt động xã hội gắn với lợi ích cá nhân con người trong
cộng đồng Chẳng hạn như trong lĩnh vực đấu tranh giành độc lập cho dan
tộc, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Dưới chế độ phong
kiên, mọi quyền lực trong Nhà nước đều tập trung trong tay nhà vua, pháp
luật của Nhà nước phong kiến chỉ quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của
các thần dân, chứ không quy định trách nhiệm của nhà vua Trước sự ấp
Trang 30bức, bóc lột nặng nề giữa giai cấp thống tri với giai cấp bị trị trong xã hội
dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra nhằm giành lại quyền làm
người mà giai cấp chủ nô đã tước đoạt của những người nô lệ, tiến tới thủ
tiêu sự chuyên quyền của chế độ phong kiến, nhằm bảo vệ các quyền tự do
cá nhân của các thần dân trong xã hội.
Qúa trình phát triển lịch sử nhân loại cho thấy, do áp lực của nhu cầu
đòi hỏi phải được tự do của con người, giai cấp tư sản đã ghi nhận ở mức
độ nhất định các quyền con người, quyền công dân thể hiện trong chế định
về địa vị pháp lý của công dân trong Hiến pháp Những bản Hiến pháp đầutiên của nhân loại cũng như những bản Hiến pháp được ban hành trong thế
kỷ XIX đều tập trung điều chỉnh chế độ Nhà nước, tức là sự phân chia
quyền lực giữa các cơ quan Nhà nước và mối quan hệ giữa chúng với nhau.
Khởi đầu đối với các quyền tự do cá nhân, Hiến pháp chỉ hạn chế ở mức độ
ghi nhận các quyền cơ bản trong lĩnh vực chính trị và quyền sở hữu về tài
sản của cá nhân trong lĩnh vực kinh tế - xã hội Trên cơ sở Hiến pháp, các
quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân được cụ thể hóa trong các đạo luật
khác của Nhà nước Tuy nhiên, do bản chất của chế độ tư hữu và nền đân
chủ thiểu số, giai cấp tư sản chỉ có thể thừa nhận quyển con người, quyền
—
4
công dân ở giới han bao đảm lợi ich và địa vị thống trị của nó Chang han,
về chế độ bầu cử, ứng cử của công dân Nhiều nước tư sản đã ghi nhận
trong Hiến pháp nguyên tắc bầu cử phổ thông, tức là chế độ bầu cử được
mở rộng che tất cả mọi công dân đến tuổi trưởng thành, nhưng trên thực tếpháp luật từng nước vẫn có những, hạn chế nhất định, gạt ra khỏi đời sống
chính trị số lượng lớn những người lao động Trước hết, đó là những hạn
chế về độ tuổi, pháp luật tư sản thường quy định công dân từ 20 hoặc 25
tuổi mới có quyền bầu cử, quyền ứng cử đòi hỏi độ tuổi cao hơn Những
quy định này đã hạn chế số đông thanh niên tham gia vào đời sống chính
trị của Nhà nước Họ cho rằng, tầng lớp thanh niên thường chưa có đủ trình
Trang 31độ chín chan để tham gia vào các hoạt động chính trị, người càng trẻ càng
có nhiều khuynh hướng chính trị Đối với người nhiều tuổi bao giờ cũng có
khuynh hướng bảo thủ, ôn hòa, thận trọng hơn Nhiều nước tư sản quy địnhquân nhân tại ngũ không có quyền bầu cử, với lý do quân nhân không làm
chính trị Ngoài hạn chế về độ tuổi, nhiều nước tư sẵn còn hạn chế quyền bầu cử bằng thời hạn cư trú, tài sản, giới tính, chủng tộc Những hạn chế
bầu cử nêu trên phản ánh tính chất phản dân chủ của pháp luật bầu cử tư sản, chủ yếu hướng tới phục vụ cho giai cấp tư sản - những ông chủ giàu có trong xã hội Như vậy, vấn đề tự do thực sự khó có thể có được trong xã hội còn duy trì sự áp bức, bóc lột Sự bình đẳng trở lên hình thức trong xã hội
tư bản nơi mà con người được phân loại giá trị theo giầu nghèo Hơn nữa,
trong xã hội luôn luôn tiềm ẩn những mâu thuẫn giữa những đòi hỏi ngày
càng mở rộng hơn về quyền con người, quyền công dân với khả năng bảo
đảm của Nhà nước tư bản để các quyền con người và quyền công dân được
thực hiện tốt hơn, đầy đủ hơn trong thực tế cuộc sống
Dưới CNXH, cùng với việc thừa nhận bản chất Nhà nước: Của nhânđân, do nhân dân, vì nhân dân thì chế độ chính trị của Nhà nước phải là chế
độ chính trị dân chủ Chế độ dân chủ xuất phát từ con người và do đó phápluật là vì con người, chứ không phải con người vì pháp luật CNXH sẽ tạo
ra những tiền đề cơ bản nhằm tạo điều kiện để phát triển quyền con người,
quyền công dân, khắc phục những hạn chế về quyền con người và quyền
công dân của các chế độ chính trị trước đây.
Trong Hiến pháp của các nước XHCN đều nhất quán khẳng định:
Mục đích của CNXH ` vì con người, vì hạnh phúc của nhân dàn Vì vậy,
hướng tới phục vụ quyền con người, quyền công dân chính là thuộc tính thể
hiện bản chất của Nhà nước kiểu mới, là mục tiêu của CNXH Xuất phát từ
giá tri của quyền con người mà trong tư duy chính trị của nhân loại, vấn déquyển con người được chuyển hóa thành các quyền cơ bản của công dân
Trang 32dược ghi nhận trong Hiến pháp các quốc gia và nó trở thành nội dung chính
của lịch sử lập hiến thế giới.
Tuỳ thuộc vào mỗi nước cụ thể, khối lượng quyền tự do và nghĩa vụ
của con người và của công dân được các bản Hiến pháp ghi nhận khác nhau Tuy nhiên, xu thế hiện nay của lịch sử lập hiến các nước là ngày càng mở rộng khối lượng các quyền cũng như tăng cường các bảo đảm cho các quyền của công dân bằng các quy định của luật và những văn bản quy
phạm khác
Ở Việt Nam, do truyền thống nhân đạo và diéu kiện cụ thể của đất
nước, tư tưởng quyền con người, quyền công dân luôn gắn với lich sử phát
triển của cách mạng Việt Nam Từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
dến sự nghiệp đổi mới hiện nay, trong định hướng phát triển của Đảng là,
tất cả vì sự nghiệp giải phóng con người, vì quyền con người đích thực.Trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đều thể hiện ýchí bảo vệ quyền con người Vấn đề quyền con người, quyền công dân đã
dược ghi nhận trong đạo luật cơ bản của Nhà nước, đó là Hiến pháp và
được cụ thể hóa trong các luật khác Chúng ta có thể thấy rõ tư tưởng về
một nền lập hiến vì con người đã sớm có ở Chủ tịch Hồ Chí Minh Ngay
trong bức thư 8 điểm gửi Hội nghị Vessailles năm 1919, Người đã đòiquyền tự do dan chủ cho nhân dân Việt Nam Và để bảo dam nó nhất thiết
phải có Hiến pháp và pháp luật của người bản xứ Theo Người, nếu được
độc lập, nước Việt Nam sẽ “xếp đặt một nên Hiến pháp theo những lý
trởng dân quyển” [90]
Từ khi có Ding Cộng sản Việt Nam, có Chủ ich Hồ Chí Minh lãnh
đạo, nhân dân Việt Nam luôn gắn liền cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do với
cuộc đấu tranh cho một nền dan chủ thực sự, một nền Hiến pháp, một Nha nước pháp quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân Ngay sau khi cách
Trang 33mang tháng Tám năm 1945 thành công, trong bài nói “Những nhiệm vụsắp bách của Nhà nước Việt Nam dan chủ cộng hòa” ngày 03/9/1945, Chủ
tch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh nhiệm vụ cấp bách, đó là: “Chúng ta phải
có một Hiến pháp dân chủ” [56, tr.6] Ngày 20/9/1945, Ban dự thao Hiến
pháp do Người làm trưởng ban đã được thành lập Ngày 09/11/1946, Quốc hội khóa I nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã thông qua bản Hiến pháp dầu tiên của nước ta Đối với nhân dân Việt Nam, độc lập dân tộc và tự do,
hạnh phúc của nhân dân, quyền dân tộc và quyền tự do dân chủ của nhân
dàn là không thể tách rời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nếu nước được
độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng
chẳng có ý nghĩa gì” [57, tr.35] |
Hiến pháp dân chủ nhân dân năm 1946 rất chú trọng quy định nghĩa
vụ và quyền lợi công dân Việc bảo đảm quyền tự do dan chủ của công dantrở thành một trong ba nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp Với Hiến pháp
năm 1946, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, những người dân nô lệtrước đây thực sự trở thành người chủ của đất nước, được bao dam các
quyền tự do đân chủ trên nhiều phương diện: Chính trị, kinh tế, văn hóa, tự
do dân chủ và tự do cá nhân Đặc biệt là quyền bất khả xâm phạm về thân
thể, đây là quyền cơ bản nhất trong tất cả quyền con người đã được Nhà
nước tuyên bố và đảm bảo trong Hiến pháp: “Tư pháp chưa quyết định thì
không được bat bớ và giam cầm người công dân Việt Nam” (điều 11 - Hiến
pháp năm 1946).
Như vậy, ngay từ buổi bình minh của Nhà nước Việt Nam kiểu mới,nhiền quyền cơ bản của con r gười đã dược Hiế¡ pháp long trọng tuyên bố
là quyền công dan Việt Nam va được bảo vệ Mặc dù nhiều quyền chưa
được quy định kèm theo các bảo đảm cụ thể để thực hiện, nhưng trong hoạt
động lập pháp và hành pháp, để nhằm cụ thể hóa Hiến pháp, Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Chính phủ đã ban hành một loạt văn bản theo hướng đảm bảo
Trang 34và ngày càng bổ sung, phát triển các quyền đó Chẳng hạn, Sắc lệnh điều
chỉnh quan hệ lao động, quyền lập hội, chế độ công chức, chế độ báo chí
Có thể nói, Hiến pháp năm 1946, lần đầu tiên trong lịch sử địa vị
pháp lý của công dân được xác lập gắn liền với việc dân tộc giành được độc
lập Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, nhưng Hiến pháp đã
long trọng công nhận những giá trị quyển con người mà nhân dân ta đã
giành được, xem đó là vấn đề cốt lõi của Hiến pháp dân chủ.
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng
lợi, miền Bắc nước ta hoàn toàn được giải phóng, bước vào thời kỳ qúa độ
tiến lên CNXH, miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
Hiến pháp năm 1959 ra đời trong hoàn cảnh đất nước đã có những thay đổi
lớn trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Theo xu hướng
ngày càng mở rộng các quyền con người, quyền công dân, bao dam cho
công dân được hưởng rộng rãi các quyền dân chủ và đồng thời thực hiện
dầy đủ các nghĩa vụ cần thiết để góp phần vào việc thực hiện hai nhiệm vụchiến lược của cách mạng Việt Nam So với giai đoạn cách mạng trước, các
quyền cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp năm 1959 mởrộng hơn, mỗi người đều có thể mang hết tài năng và trí tuệ ra để xây dựng
xã hội mới Mặt khác dựa trên cơ sở chế độ sở hữu XHCN về tư liệu sản
xuất (TLSX), nền kinh tế XHCN ngày càng phát triển, đời sống vật chất,
văn hóa của nhân đân ngày càng được cải thiện và nâng cao, các quyền cơ
bản của công dan có điều kiện để phát triển và thực hiện ngày càng day đủ
hơn Điền này đã được Chủ tịch Hồ Chi Minh nói rõ trong bản báo cáo về
dự thảo Hiến pháp sửa đổi (Hiến ph¿ › năm 1959): Chỉ có chế độ của chúng
ta mới thực sự phục vu lợi ích của nhân dân, mở rộng dan chủ để nhân dan
thực sự tham gia quản lý Nhà nước Các quyền cơ bản của công dân trong
Hiến pháp năm 1959 được quy định tập trung ở chương HII Ngoài ra, có
một số quyền quy định ở các chương khác.
Trang 35Việc mở rộng quyền của công dân trong giai đoạn cách mạng XHCNchông những nói lên tính chất dân chủ của chế độ ta mà còn phát huy lòng
yêu nước, yêu CNXH của nhân dân ta, động viên mọi công dân xây dựng
CNXH ở miền Bắc, cổ vũ đồng bào miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chống
đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất
Tổ quốc, cùng đi lên xây dựng CNXH trên phạm vi toàn quốc.
Sau đại chiến mùa xuân năm 1975, nước ta hoàn toàn độc lập, thống
nhất cùng tiến lên xây dựng CNXH trong phạm vi cả nước Hiến pháp mới
(sửa đổi) được Quốc hội nước Cộng hòa KHCN Việt Nam thông qua ngày
18 tháng 12 năm 1980 Theo Hiến pháp năm 1980, chế định quyền va
nghĩa vụ cơ bản của công dân được xây dựng trên cơ sở quan điểm phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động va bảo đảm cơ chế: Dang
lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ Do đó, nó phải kết
hợp hài hòa những yêu cầu của cuộc sống xã hội với tự do chân chính của
cá nhân, bảo đảm sự nhất trí về lợi ích giữa Nhà nước - tập thể - cá nhân
theo nguyên tắc: Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người Hiến
pháp năm 1980 còn ghi nhận một trong những nguyên tắc cơ bản của việc
xác lập mối quan hệ qua lại cùng có trách nhiệm giữa Nhà nước với công
dân là: Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; Nhà nước bảo
dam các quyển của công dân, công dân phải làm tròn nghĩa vu của mìnhđối với Nhà nước và xã hội Trên cơ sở kế thừa và phát triển so với hai bảnHiến pháp trước, Hiến pháp năm 19§0 xác định cụ thể hơn một số quyền và
nghĩa vụ mới của công Can Tuy nhiên do chủ quan duy ý chí, một số
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công đân được quy định trong Hiến phápkhông có tính khả thi đã làm giảm đi giá trị hiện thực của Hiến pháp
Chẳng hạn, quyền học tập (điều 60), quyền khám chữa bệnh không phải trả
tiền (điều 61), quyền có nhà ở (điều 62)
Trang 36Hiến pháp năm 1992 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận tại
chương V của Hiến pháp Cùng với những đổi thay của đời sống kinh tế
-xã hội, tác động của qua trình dân chủ hóa, sự giao lưu của các nhân tố
quốc tế đã đưa đến quan điểm nhìn nhận mới khi xác định về địa vị pháp
I của công dan trong Hiến pháp nam 1992 Bên cạnh Hiến pháp mới mở rong, bổ sung các quyền và nghĩa vụ cơ bản còn tính đến khả năng thực thi
của các quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến
pháp
Tóm lại, Hiến pháp của tất cả các nước, dù là chế độ xã hội nào
(TBCN, XHCN, các nước đang phát triển) đều có chế định quyển con
người, quyền công dân Đó là nội dung cơ bản nhất của mỗi Hiến pháp Vị
trí của chế định có nội dung quan trọng đến mức, nếu không có chế địnhquyển con người, quyền công dân thì cũng không thể có bản Hiến pháp vànội dung của chế định chi phối đến kết cấu của bản Hiến pháp Hiến pháp
của nhiều nước bên cạnh quy định việc tổ chức quyền lực Nhà nước đã quydinh về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Tuy thuộc vào mỗi nước
cụ thể, khối lượng quyền và nghĩa vụ có sự điều chỉnh cho phù hợp Xu thế
chung hiện nay, ngoài việc mở rộng khối lượng quyền, Nhà nước còn chú
trọng tang cường các bảo dam bằng các quy định của luật và những văn
bản quy pham khác.
1.1.3 Nội dung của chế định quyên và nghĩa vụ cơ bản của côngdin trong Hiến phap
Việc xác định nội dung của chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của
Cong dan trong Hiến pháp, trước hết, phải xuất phát từ vị trí của chế định
Có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong Hiến pháp, nên nó quyết định
lởi toàn bộ nội dung của chế định; thứ hai, do chế độ chính trị giữa các
Trang 37nước Khác nhau (như các nước XHCN, các nước TBCN, các nước đang phát triển) cũng có những quan điềm giai cấp khác nhau, cho nên việc quy định nội dung của chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng ở
g, các nước đều rất
những cấp độ cao, thấp khác nhau Nhưng nhìn chung,
quan tâm đến chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, vì nó có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm lợi ích đối với các thành viên trong xã
hội và bao dam hoàn thành các nhiệm vụ chung của Nhà nước Thực hiện
các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tất ca các lĩnh vực của
đời sống xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong xã hội là
điều kiện cần thiết để phát triển xã hội.
Ở nước ta, cũng như các chế định khác quy định trong Hiến pháp,
chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến
pháp Việt Nam với những nội dung hết sức phong phú Các nội dung đó
ngày càng đầy đủ và hoàn thiện hơn kể từ Hiến pháp đầu tiên (1946), đến
Hiến pháp hiện hành (1992) So với các Hiến pháp trước, Hiến pháp sau
đều có những sửa đổi và bổ sung những điều khoản mới phản ánh nhữngthay đổi cơ bản về mọi mặt đời sống xã hội Việt Nam trong mỗi giai đoạn
phát triển lịch sử lớn lao Dé khẳng định điều này, chúng ta cần điểm qua
nội dung chung nhất của chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
qua các bản Hiến pháp để thấy được sự phát triển, hoàn thiện của nó
Trước hết, cần phải hiểu rõ quyền công dan, nghĩa vụ công dân là gi?
+
nội dung của chế định này bao nồm những vấn đề gì?
Quyền công dân ở đây được hiểu đó là những khả năng mà Nhà nướccho phép công dan hành động hay không hành động, hoặc dược hưởng những lợi ích chính đáng trong xã hội Đương nhiên về phía Nhà nước phảiđảm bao cho công dan được hưởng các quyền đó trên thực tế Còn nghĩa vụcông đân là những quy định của Nhà nước buộc công dân phải hành động
Trang 38hay không hành động trong những trường hợp nhất định Nghĩa vụ mang
tnh chất cưỡng chế bat buộc của Nhà nước Quyền và nghĩa vụ công dân
được Nhà nước thừa nhận và do luật quy định Những quyền và nghĩa vụ cong dan ghi trong Hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước thì được gọi
la quyển và nghĩa vụ cơ bản của công dân Một khi đã là các quyền và
nghĩa vụ cơ bản, thì nó được coi là căn cứ để làm phát sinh các quyền và
nghia vụ khác của công dan trong các đạo luật do Quốc hội ban hành Đây
là tiêu chuẩn đánh giá mức độ dân chủ, tính chất nhân đạo, sự tiến bộ của
Nhà nước; đánh giá mối quan hệ giữa Nhà nước - công dân trong xã hội.
Cùng với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, chế địnhquyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận trong các bản Hiếnpháp (từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 1992) luôn được khẳng
định là một chương quan trọng với số điều khoản ngày càng lớn, bao quát
ngày càng đầy đủ và phong phú hơn, ngày càng phù hợp với sự phát triển
của xã hội Việt Nam Việc xác lập và bảo dam thực hiện các quyển va
nghĩa vụ cơ ban của công dân là nguyên tac lập hiến quan trọng của Việt
Nam Vì lẽ đó, ngay từ “Lời nói đầu” của Hiến pháp năm 1946 đã tuyên bố
một trong ba nguyên tắc của việc xây dựng Hiến pháp là: Bảo dam các
quyền tự do dân chủ Sau đó, các Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 đều
khẳng định nhiệm vụ quan trọng của Hiến pháp là quy định những quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Trong quá trình ghi nhận và xác lập cơ chế bảo vệ, bao dam thực
hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Hiến pháp nước ta, một
mặt thể hiện sự tôn trọng thực sự quyển con người, vì con người, coi con
người là mục tiêu và động lực của sự phát triển xã héi, củng cố địa vi chủnhân đất nước của nhân dân Vì vậy, Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp của
Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở Việt Nam, ra đời trong điều
kiện, hoàn cảnh hết sức khó khăn, phức tạp trên nhiều phương diện: Chính
Trang 39s¡, quan su, kinh tế, ngoại giao Hiến pháp thực sự là công cu đặc biệt
quan trong để bao vệ nền độc lập dan tộc, bao vệ thành qủa cách mang va
mực hiện quyền lực nhân dân Do điều kiện lịch sử lúc đó của Nhà nước
viet Nam dan chủ cộng hòa, Hiến pháp mới chỉ quy định một số quyên cơ
bản của công đân như: Quyền bầu cử và ứng cử (điều 18); quyền bãi miễn
-ye đại biểu mình đã bầu ra (điều 20); quyền phúc quyết Hiến pháp và
những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia (điều 21); quyền tư hữu về tài
sạn (diéu 12); quyền học tập (điều 15); quyền tự do ngôn luận, tự do xuất ban, tu do tổ chức và hội hop, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, di lại trong nước và ra nước ngoài (điều 10); quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhà
ở và thư tín (điều 11).v.v Ngoài ra, Hiến pháp còn quy định công dân có
nehia vụ tôn trọng Hiến pháp, tuân theo pháp luật (điều 4) Hiến pháp đặt
nghĩa vụ trước quyền lợi, trong đó có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc (điều 4);
nghĩa vụ đi lính (điều 5), điều này hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ cấp
bách lúc bấy giờ là bảo toàn lãnh thổ, bảo vệ nền độc lập dân tộc và chính
quyền cách mạng của nhân dân
Chế định nghĩa vụ và quyền lợi công dân trong Hiến pháp năm 1946
thể hiện sự tiến bộ vượt bậc của một Nhà nước dân chủ nhân dân, thông
qua những nghĩa vụ và quyền lợi được ghi nhận trong Hiến pháp; thể hiện
mối quan hệ thật sự dân chủ giữa Nhà nước với công dân Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu mà Nhà nước và nhân dân thực hiện được trong thời
kỳ đó van tổn tại một số những hạn chế nhất định, xuất phát từ điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể về kinh tế, văn hóa, xã hội, dan trí Hiến pháp năm 1946chưa quy định một số quyền cơ bản của công dân về các lĩnh vực kinh tế,
van hóa, xã hội như: Quyền lao động; quyền nghiên cứu, sáng tạo văn học,
nghệ thuật, khoa học.v.v.; quyền được chăm sóc sức khóc, nhà ở; quyền
tham gia quản lý Nhà nước và xã hội Nhiều quyền, nghĩa vụ thiếu những
Trang 40sảo đảm cần thiết; nhiều quyền được thể hiện dưới dạng nguyên tac và
-hưa thiết lập cơ quan kiểm sát việc tuân theo pháp luật.
So với Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 có những quy
định mới về quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng như trách
nhiệm của Nhà nước bão đảm cho công dân thực hiện các quyền và nghĩa
vụ ấy Điều đó thể hiện ở chỗ, nếu Hiến pháp năm 1946 chủ yếu quy định
các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, tự do dân chủ, tự do cá nhân của công dan, thì phạm vi điều chỉnh của Hiến pháp
năm 1959 đã tác động tới các quan hệ xã hội trên các phương diện: Chínhtrị, kinh tế, văn hóa, xã hội và tự do cá nhân Thông qua quy định đó phân
ánh xu thế phát triển của xã hội Việt Nam, khi miền Bắc bước vào thời kỳ
xây dựng CNXH và miền Nam tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc, dânchủ nhân dân Hiến pháp có những quy định mới về quyền và nghĩa vụ cơbản của công dân như: Quyền làm việc, quyền nghỉ ngơi (điều 30); quyền
tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật (điều 34); quyền
khiếu nại, tố cáo (điều 29); Nhà nước chú trọng giáo dục thanh niên (điều
35).v.v Sự bổ sung, sửa đổi các quyển đó phan ánh sự phát triển đi lên của
xã hội Việt Nam cũng như sự quan tâm của Nhà nước đối với các quyền tự
do, dan chủ của công dân khi điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
cho phép thực hiện.
Ngoài việc quy định các quyền cơ bản của công dân mở rộng hơn sovới Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 còn quy định những bảo
dam kèm theo dưới đạng trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước Điều đó
không đơn thuần chỉ là vấn đề kỹ thuật lập hiến mà nó phan ánh xu thế
phát triển của xã hội và nhận thức đúng đắn của Nhà nước về các quyền tự
do, dân chủ của công dân |
Như vậy, nội dung chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
trong Hiến pháp 1959, thể hiện đường lối tiến lên của nước Việt Nam dân