Định nghĩa Chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng là một thuật ngữ kinh tế mô tả sự liên kết của các công ty trong việc sản xuất, phân phối nhằm mang đến sản phẩm hay dịch vụ theo yêu cầu của khá
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
BÀI TIỂU LUẬN Môn: Quản trị chuỗi cung ứng
ĐỀ TÀI: “LOGISTICS TRONG CHUỖI CUNG ỨNG”
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Trọng Hưng
Trang 2I TỔNG QUAN
1 Định nghĩa Chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là một thuật ngữ kinh tế mô tả sự liên kết của các công ty trong việc sản xuất, phân phối nhằm mang đến sản phẩm hay dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng trên thị trường Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn là nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ, khách hàng
Những sản phẩm hay dịch vụ đến tay của khách hàng sẽ trải qua một vài hình thức của chuỗi cung ứng, có một số trường hợp sẽ phức tạp Việc các doanh nghiệp riêng lẻ trong chuỗi không quan tâm đến các thành viên khác mà tự động ra những quyết định kinh doanh sẽ dẫn đến giá bán cuối cùng cho khách hàng là rất cao, mức phục vụ chuỗi cung ứng thấp
2 Khái niệm và thành phần của logistics
Khái niệm
Hiện nay vẫn chưa có khái niệm rõ ràng về thuật ngữ Logistics, tuy nhiên có từng định nghĩa khác nhau tùy theo từng giai đoạn phát triển của Logistics
Logistics có thể hiểu là một quá trình bao gồm một trong những công việc lên
kế hoạch, thực hiện và kiểm soát luồng dịch chuyển của hàng hóa, dịch vụ hoặc thông tin liên quan tới nguyên liệu, vật tư và sản phẩm cuối cùng từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ,hướng tới sự hiệu quả của chuỗi hàng hóa theo cả 2 chiều, từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng và ngược lại
Theo Điều 233 Bộ Luật Thương Mại 2005 khi quy định dịch vụ Logistics là một hoạt động thương mại
“Dịch vụ Logistics là một hoạt động thương mại theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, đại diện làm thủ tục hải quan các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao…”
Thành phần
Dưới đây là 5 thành phần của hệ thống Logistics
- Kho bãi
Đây là nơi tập trung, lưu trữ và bảo quản hàng hóa Việc lựa chọn vị trí, thiết kế kho bãi, quản lý hàng hóa, tối ưu hóa quá trình chọn và đóng gói đơn hàng đều là những hoạt động quan trọng để tránh việc lãng phí thời gian cho việc tìm sản phẩm trong kho
Trang 3- Kiểm soát hàng tồn kho
Sử dụng các công cụ quản lý tồn kho để xác định được những mặt hàng bán chạy hay những sản phẩm kém hiệu quả, tránh tình trạng tồn đọng và luôn đảm bảo số lượng các sản phẩm khi cần
- Xử lý vật liệu
Bao gồm các hoạt động như bốc xếp, đóng gói, kiểm định, phân loại và ngăn chặn hàng hóa không đạt chất lượng Các hoạt động này đòi hỏi sự chính xác cao để tránh hư hỏng hàng hóa và duy trì tính liên tục và hiệu quả của toàn bộ hệ thống
- Đóng gói
Đảm bảo hàng hóa tránh hư hỏng trong quá trình vận chuyển, xây dựng uy tín
và hình ảnh chuyên nghiệp cho sản phẩm Sử dụng những công cụ chuyên dụng cho việc đóng gói giúp giảm thiểu rủi ro
- Vận chuyển
Là quá trình di chuyển hàng hóa từ điểm này đến điểm khác bằng nhiều hình thức như đường bộ, đường hàng không, đường biển Quản lý quá trình này bằng cách hợp tác với đơn vị vận chuyển có mức giá hợp lý, theo dõi tiến độ lô hàng đảm bảo việc giao đúng thời gian và địa điểm yêu cầu
II MỐI QUAN HỆ GIỮA LOGISTICS VÀ CHUỖI CUNG ỨNG
1 Vai trò của Logistics trong chuỗi cung ứng
· Nguồn cung nguyên liệu
Vai trò đầu tiên của logistic là tìm kiếm và quản lý nguồn cung nguyên liệu Không chỉ đơn giản là tìm nhà cung cấp có giá thấp nhất, logistic còn bao gồm việc tính toán và quản lý các yếu tố khác như chậm trễ đặt hàng, thứ hạng ưu tiên của đối thủ, chi phí dịch vụ phụ trợ, và phí vận chuyển tăng do khoảng cách hoặc quy định pháp lý Việc chọn đúng nguồn cung nguyên liệu yêu cầu sự hiểu biết và quản lý toàn diện các yếu tố này, được gọi là “chiến lược nguồn cung” và logistic đóng vai trò quan trọng trong quá trình này
· Vận chuyển hàng hóa
Vận chuyển là cốt lõi của logistic, bao gồm việc di chuyển hàng hóa từ điểm A đến điểm B Doanh nghiệp cần lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp, như đường hàng không hay đường bộ, và nhà vận chuyển tốt nhất dựa trên chi phí, tốc độ và
Trang 4khoảng cách Đối với các lô hàng quốc tế, quản lý logistic cần cập nhật về thuế quan, tuân thủ quy định, và các thủ tục hải quan Quản lý vận chuyển không chỉ đơn giản là điều phối hàng hóa mà còn bao gồm việc theo dõi lộ trình, quản lý hóa đơn và báo cáo hiệu suất
· Hoàn tất đơn hàng
Hoàn tất đơn hàng là quá trình “lựa chọn” hàng từ kho theo yêu cầu của khách hàng, đóng gói, dán nhãn và vận chuyển đến tay khách hàng Đây là phần cốt lõi trong chuỗi logistic phân phối cho khách hàng Logistic đảm bảo rằng mỗi đơn hàng được
xử lý chính xác, từ khâu chọn lựa sản phẩm cho đến giao hàng, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm
· Quản lý kho bãi
Logistic không chỉ liên quan đến việc lưu trữ ngắn hạn và dài hạn, mà còn bao gồm việc quản lý không gian kho bãi một cách hiệu quả Điều này bao gồm việc sắp xếp kho, bố trí hàng hóa theo mức độ di chuyển, và quản lý các yêu cầu đặc biệt như kho lạnh hay các điểm bốc dỡ Tối ưu hóa không gian kho bãi giúp giảm chi phí lưu trữ và tăng cường hiệu suất vận hành của toàn bộ chuỗi cung ứng
· Dự báo nhu cầu
Dự báo nhu cầu là một phần không thể thiếu của logistic, giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng họ không bao giờ thiếu hụt các sản phẩm hoặc nguyên liệu quan trọng, đồng thời không bị thừa hàng tồn kho gây lãng phí vốn Logistic sử dụng các kỹ thuật dự báo để duy trì sự cân bằng giữa cung và cầu, đảm bảo rằng hàng hóa luôn sẵn sàng khi cần thiết mà không lãng phí tài nguyên
· Quản lý tồn kho
Quản lý tồn kho là việc sử dụng các kỹ thuật để lên kế hoạch cho nhu cầu tăng cao trong các mùa hoặc sản phẩm đang có xu hướng, giúp doanh nghiệp duy trì lợi nhuận cao và xoay vòng hàng tồn kho nhanh chóng Ngoài ra, quản lý tồn kho hiệu quả còn giúp điều chuyển sản phẩm từ những khu vực có nhu cầu thấp đến những nơi
có nhu cầu cao, thay vì bán với giá giảm để giải phóng hàng tồn kho
2 Các yếu tố ảnh hưởng đến logistics trong chuỗi cung ứng
Yếu tố Kinh tế:
Trang 5Các biến động kinh tế vĩ mô khi nền kinh tế tăng trưởng, nhu cầu vận chuyển tăng cao, ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, nhu cầu vận chuyển giảm hay các chính sách tiền tệ như lãi suất ảnh hưởng đến chi phí vốn của các doanh nghiệp logistics, từ
đó tác động đến khả năng đầu tư và mở rộng quy mô
Giá nhiên liệu ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển Dầu diesel là nhiên liệu chính cho các phương tiện vận tải đường bộ, Giá khí gas là chi phí vận chuyển bằng đường biển và đường hàng không
Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, chi phí khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
Yếu tố Chính trị
Chính sách về các loại thuế như thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng và các quy định về an toàn giao thông, môi trường, thủ tục hải quan ảnh hưởng đến chi phí logistics
Mối quan hệ quốc tế về các hiệp định thương mại tự do tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, nhưng cũng đặt ra những yêu cầu về chất lượng và thủ tục Hay các cuộc chiến tranh, xung đột gây gián đoạn chuỗi cung ứng, làm tăng chi phí bảo hiểm và rủi ro
Yếu tố Xã hội
Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng về thương mại điện tử và cá nhân hóa ngày càng phát triển thúc đẩy nhu cầu vận chuyển hàng hóa nhỏ lẻ, giao hàng nhanh, linh hoạt và đa dạng
Mức độ đô thị hóa ở các vùng là khác nhau Các thành phố lớn thường hệ thống giao thông phát triển, thuận lợi cho vận chuyển
Yếu tố Công nghệ
Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả logistics Phần mềm quản lý kho giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình quản lý tồn kho, giảm thiểu sai sót và đảm bảo hàng hóa luôn được cung cấp kịp thời Bên cạnh
đó, hệ thống GPS cho phép theo dõi vị trí của hàng hóa theo thời gian thực, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lộ trình vận chuyển và giảm thiểu rủi ro Blockchain cũng
Trang 6được ứng dụng để đảm bảo tính minh bạch và an toàn trong các giao dịch, giúp cải thiện niềm tin giữa các bên tham gia trong chuỗi cung ứng
Tự động hóa đóng góp đáng kể vào việc cải thiện năng suất và hiệu quả Robot được triển khai để thực hiện các công việc lặp đi lặp lại trong kho bãi, giúp tăng năng suất lao động và giảm thiểu sai sót Ngoài ra, xe tự lái là một bước tiến quan trọng trong việc giảm chi phí nhân công và tăng hiệu quả vận chuyển, giúp doanh nghiệp giảm bớt sự phụ thuộc vào tài xế và tăng tính tự động hóa trong hoạt động logistics
Yếu tố Môi trường
Biến đổi khí hậu như thời tiết xấu sẽ gây gián đoạn hoạt động vận chuyển, làm tăng chi phí bảo hiểm Tăng mực nước biển làm ảnh hưởng đến các cảng biển, cơ sở
hạ tầng ven biển
Yếu tố Khác
Các doanh nghiệp phải cạnh tranh về giá cả và chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng
Một số rủi ro do thiên tai như động đất, bão, lũ gây thiệt hại về tài sản, gián đoạn chuỗi cung ứng
Yếu tố con người như sai sót trong quá trình làm việc hoặc trộm cắp gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến quá trình hoạt động
tino group (2024) Logistic là làm gì? 7 vai trò và 5 thành phần của một hệ thống Logistic, https://tino.org/vi/logistic-la-lam-gi/
III LOGISTICS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP/NGÀNH
Logistics là mạch máu sống còn của doanh nghiệp, kết nối mọi hoạt động từ nhập nguyên liệu đến giao hàng tận tay khách hàng Vì thế doanh nghiệp cần hiểu rõ và quản lý hiệu quả các hoạt động logistics, từ khâu nhập
nguyên liệu (inbound) đến phân phối sản phẩm (outbound) và cả việc thu hồi sản phẩm đã qua sử dụng (reverse logistics).
1 Inbound Logistics
1.1 Định nghĩa
Logistics đầu vào (Inbound Logistics): là hoạt động đảm bảo cung ứng tài nguyên đầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn ) cho hoạt
Trang 7động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian, chi phí
1.2 Tầm quan trọng của Inbound Logistics
Nếu Logistics đầu vào hoạt động thuận lợi, đạt hiệu quả thì giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí và đảm bảo thành phẩm cuối cùng đạt chất lượng tốt nhất Nhờ đó, cải thiện được sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm
Nếu Logistics đầu vào hoạt động kém hiệu quả, không đảm bảo thì có thể khiến doanh nghiệp tăng chi phí sản xuất, giảm nguồn doanh thu và lãng phí nguồn nguyên vật liệu đầu vào
Vì vậy, để đảm bảo quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm đến tay người dùng thuận lợi, tất cả các doanh nghiệp nên chú ý chỉn chu ngay
từ khâu đầu tiên
1.3 Thực trạng Inbound Logistics tại doanh nghiệp
Các hoạt động Inbound Logistics của nhiều doanh nghiệp đang gặp phải nhiều hạn chế Sự biến động về chất lượng và số lượng nguyên vật liệu, cùng với các vấn đề liên quan đến vận chuyển, kho bãi và quản
lý thông tin đang làm giảm hiệu quả của chuỗi cung ứng Các yếu tố như lead time kéo dài, tồn kho quá cao hoặc quá thấp, và sự thiếu minh bạch trong thông tin đều tác động tiêu cực đến hiệu suất của doanh nghiệp
Trong khi nhiều doanh nghiệp vẫn đang đau đầu với những vấn
đề phức tạp trong Inbound Logistics, thì Vinamilk và Toyota đã tìm ra những giải pháp sáng tạo để tối ưu hóa quy trình Điều gì đã giúp các doanh nghiệp này thành công?
a Vinamilk
Công ty Vinamilk có tên đầy đủ là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam, tên gọi khác là Vinamilk Đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh sữa cũng như các thiết bị máy móc khác liên quan tại Việt Nam Hiện nay, Vinamilk đang là một doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ sữa tại Việt Nam
Trang 8Vinamilk đã xây dựng một hệ thống Inbound Logistics khép kín và hiện đại, đảm bảo nguồn nguyên liệu tươi ngon, chất lượng cao cho sản phẩm sữa
● Nguồn cung ứng bao bì được đảm bảo bởi các đối tác hàng
đầu thế giới như Tetra Pak và Combibloc Quy trình đóng gói được thực hiện tự động, đảm bảo vệ sinh và tính thẩm
mỹ cao Nhờ sử dụng công nghệ bao bì tiên tiến, sản phẩm sữa Vinamilk giữ được hương vị tươi ngon trong thời gian dài mà không cần chất bảo quản, đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường
● Nguồn sữa tươi chủ yếu đến từ hệ thống trang trại bò sữa hiện đại của Vinamilk, được quản lý bằng công nghệ 4.0 Quy trình vắt sữa tự động và khép kín giúp đảm bảo chất lượng sữa tươi ngay từ nguồn Các giống bò sữa cao cấp được nhập khẩu từ Mỹ, Úc và New Zealand, cùng với chế
độ chăm sóc khoa học, đã tạo ra nguồn sữa dồi dào và chất lượng hàng đầu
● Quá trình sản xuất diễn ra tại các nhà máy hiện đại, được trang bị dây chuyền sản xuất tự động hóa cao Siêu nhà máy sữa nước Vinamilk tại Bình Dương là một ví dụ điển hình với công nghệ tiệt trùng UHT tiên tiến, giúp sản phẩm giữ được hương vị tươi ngon và các dưỡng chất thiết yếu
● Hệ thống quản lý được tích hợp chặt chẽ, từ việc theo dõi sức khỏe đàn bò bằng chip điện tử đến quản lý kho hàng bằng phần mềm ERP Điều này giúp Vinamilk tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định
Trang 9b Toyota
Toyota là công ty dẫn đầu thị trường thế giới về doanh số bán xe điện hybrid và là một trong những công ty lớn nhất
khuyến khích áp dụng thị trường xe hybrid trên toàn cầu
Hệ thống logistics của Toyota được xây dựng dựa trên triết lý sản xuất "Just-in-time" (JIT), nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất và giảm thiểu chi phí tồn kho
● Nội địa hóa sản xuất là yếu tố cốt lõi trong chiến lược của Toyota Hầu hết các bộ phận đều được cung cấp bởi các nhà cung cấp địa phương, giúp giảm thiểu chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng Tuy nhiên, các bộ phận chiến lược và có yêu cầu chất lượng cao vẫn được nhập khẩu từ Nhật Bản
● Quy trình đặt hàng của Toyota được thiết kế để đảm bảo nguyên vật liệu luôn sẵn sàng đúng lúc, đúng chỗ Các nhà cung cấp được phân nhóm và giao hàng theo lịch trình cụ thể Hệ thống này giúp giảm thiểu rủi ro thiếu hàng và tồn kho quá mức
● Mạng lưới logistics của Toyota hoạt động như một cơ chế đồng hồ, với các nhà cung cấp, trung tâm trung chuyển và nhà máy kết nối chặt chẽ với nhau Các bộ phận được vận
Trang 10chuyển bằng xe tải, tàu thủy và đường sắt, đảm bảo hàng hóa đến đúng nơi, đúng thời điểm
2 Outbound Logistics
2.1 Định nghĩa
Logistics đầu ra (Outbound Logistics) : là các hoạt động đảm bảo cung cấp thành phần đến tay người tiêu dùng một cách tốt đẹp cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đáp ứng các mục tiêu của doanh nghiệp
2.2 Tầm quan trọng của Outbound Logistics
Outbound Logistics là yếu tố then chốt để xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh Bằng việc đảm bảo hàng hóa được giao đúng hẹn, nguyên vẹn và chất lượng, các công
ty không chỉ tăng cường sự hài lòng của khách hàng mà còn giảm thiểu chi phí, từ đó nâng cao lợi nhuận và khả năng cạnh tranh trên thị trường
2.3 Thực trạng Outbound Logistics tại doanh nghiệp
Các hoạt động Outbound Logistics của nhiều doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều thách thức Sai sót trong đơn hàng, đóng gói không đảm bảo và chi phí vận chuyển cao là những vấn đề thường gặp Bên cạnh đó, việc giao hàng chậm trễ, khó khăn trong việc xác định vị trí giao hàng và xử lý khiếu nại của khách hàng cũng ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng và hình ảnh của doanh nghiệp