Tiểu luận môn quản trị học căn bản đề tài phân tích các yếu tố quản trị của honda việt nam

28 3 0
Tiểu luận môn quản trị học căn bản  đề tài phân tích các yếu tố quản trị của honda việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ HỌC CĂN BẢN Đề tài: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ QUẢN TRỊ CỦA HONDA VIỆT NAM Nhóm: 3 Giảng viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Hồng Gấm Mã lớp học phần: 222QT0122 N⌀i dung I Giới thiệu công ty: 3 1 Honda Việt Nam: 3 2 Lịch sử hình thành và phát triển: 3 3 Sản phẩm, dịch vụ, ngành hoạt động chính của công ty: 4 4 Sứ mệnh - giá trị của công ty: 4 II Sơ đồ tổ chức công ty: 5 1 Hình vẽ sơ đồ tổ chức: 5 2 Vai trò – chức năng sơ đồ: 5 III Chiến lược của công ty: 6 1 Chiến lược công ty – Chiến lược tập trung vào một ngành đơn lẻ: 6 2 Chiến lược cạnh tranh – Chiến lược chi phí thấp: 9 IV Chức năng Lãnh đạo: 12 1 Lý thuyết áp dụng: 12 2 Chính sách động viên thực tế của công ty: 15 V Chức năng kiểm soát- Phân tích các công cụ kiểm soát: 16 1 Khái niệm: 16 2 Công cụ tài chính: 17 3 Công cụ hành chính: 18 4 Công cụ văn hoá: 21 CONTRIBUTION 23 DANH MỤC HÌNH ẢNH 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 3 I Giới thiệu công ty: 1 Honda Việt Nam: Được thành lập vào năm 1996, công ty Honda Việt Nam là liên doanh giữa Công ty Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan) và Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam với hai ngành sản phẩm chính: xe máy và ô tô Gần 30 năm có mặt tại Việt Nam, công ty đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy và ô tô uy tín Với khẩu hiệu “Sức mạnh của những Ước mơ”, Honda tự hào mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ tận tâm và những đóng góp vì một xã hội giao thông lành mạnh, đồng thời cùng mọi người thực hiện ước mơ thông qua việc tạo thêm nhiều niềm vui cho người dân và xã hội Hình 1 Giới thiệu công ty Hiểu rõ xe máy là phương tiện đi lại quan trọng và chủ yếu tại Việt Nam, Honda Việt Nam luôn nỗ lực hết mình cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng cao với giá cả hợp lý được sản xuất từ những nhà máy thân thiện với môi trường 2 Lịch sử hình thành và phát triển: Từ xuất phát điểm với nhà máy xe máy đầu tiên tại Vĩnh Phúc (1998), sau 26 năm phát triển, Honda Việt Nam đã chứng minh nỗ lực mở rộng kinh doanh của công ty nhằm đáp ứng kỳ vọng cho vị thế là nhà sản xuất ô tô - xe máy hàng đầu Với khẩu hiệu “Sức mạnh của những Ước mơ” và niềm tin về một “Công ty được xã hội mong đợi”, Honda không ngừng cố gắng tạo ra những giá trị bền vững, đồng thời 4 ghi đậm dấu ấn trong tâm trí khách hàng về các giá trị cốt lõi “Thiết kế thể thao – Vận hành mạnh mẽ - Công nghệ tiên tiến – Thân thiện với môi trường – An toàn vượt trội” 3 Sản phẩm, dịch vụ, ngành hoạt đ⌀ng chính của công ty: Honda Việt Nam chủ yếu sản xuất và phát triển hai ngành sản phẩm: xe máy và ô tô Nhằm thỏa mãn các đối tượng mục tiêu tại thị trường Việt Nam, các dòng sản phẩm ô tô và xe máy được lắp ráp và thiết kế riêng, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng trong từng phân khúc khác nhau (dòng ô tô sedan, SUV; các mẫu xe số, xe ga…) Không chỉ chiếm thị phần lớn trong nước, Honda Việt Nam còn đẩy mạnh xuất khẩu xe máy và linh kiện, phụ tùng, đưa Việt Nam trở thành “cứ điểm” xuất khẩu xe máy ra toàn cầu của Tập đoàn Honda 4 Sứ mệnh - giá trị của công ty: Về sứ mệnh, công ty luôn giữ vững quan điểm toàn cầu, đóng góp vào sự phát triển của xã hội thông qua việc nỗ lực cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt với giá cả hợp lý, nhằm thỏa mãn khách hàng trên toàn thế giới; đồng thời duy trì và xây dựng môi trường làm việc tốt đẹp - bền vững Về giá trị cốt lõi, Honda Việt Nam được phát triển dựa trên năm tiêu chí chính: - Chất lượng: Honda cam kết cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, đáp ứng đúng mong đợi của khách hàng - Sáng tạo: khuyến khích sáng tạo và khai thác tối đa tiềm năng của nhân viên, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới trong công nghệ và quy trình sản xuất - Tận tâm: cam kết đối đãi công bằng và tận tâm với nhân viên, đối tác cũng như khách hàng Công ty luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và nỗ lực không ngừng để đạt được sự hài lòng và niềm tin của họ - Bền vững: công ty cam kết thực hiện các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm, bảo vệ môi trường, đồng thời tích cực thực hiênh các hoạt động xã hội (đào tạo kiến thức an toàn giao thông cho người dân; trao tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó; hoạt động cắt giảm khí CO2, chất thải phát sinh…) - Tôn trọng con người: coi trọng giá trị của con người, đề cao tinh thần đoàn kết, hợp tác và tôn trọng đa dạng văn hóa 5 II Sơ đồ tổ chức công ty: 1 Hình vẽ sơ đồ tổ chức: Hình 2 Sơ đồ tổ chức công ty 2 Vai trò – chức năng sơ đồ: Sơ đồ cấu trúc công ty Honda Việt Nam được thiết kế theo cấu trúc ma trận – là một cơ cấu tổ chức nhóm đồng thời nhân sự và các nguồn lực theo cả chức năng và theo sản phẩm Trong ma trận này, trục tung đại diện cho từng phòng ban, trục hoành đại diện cho các nhóm sản phẩm Sử dụng cấu trúc ma trận trong quản trị giúp nhà quản trị dễ dàng hơn trong việc: - Tổ chức, quản lí và phân tích dữ liệu: công ty có thể dễ dàng quản lí được các luồng thông tin, quản lý dữ liệu một cách hiệu quả - Tối ưu hóa: giúp đỡ nhà quản trị trong việc sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả nhất - Xác định được mục tiêu: giúp định hướng rõ ràng cho các mục tiêu của dự án và sự phối hợp giữa các phòng ban - Duy trì đội ngũ nhân sự: tạo nên sự gắn bó giữa các thành viên sau khi làm chung một hay nhiều dự án - Quản lý chuỗi cung ứng, rủi ro: giúp hiểu hơn về các chuỗi cung ứng, đồng thời lập tức phát hiện ra những rủi ro tiềm tàng - Tạo ra luồng thông tin tự do: các nhân viên có thể trao đổi với nhau và nhà quản trị có thể nhận biết được mức độ liên kết giữa các phòng ban và tổ chức 6 - Dễ dàng quản lí: các nhà quản trị có thể dễ dàng điều động, phân chia giữa các nhân viên phòng ban theo sự quản lí của cả chiều dọc lẫn chiều ngang III Chiến lược của công ty: 1 Chiến lược công ty – Chiến lược tập trung vào m⌀t ngành đơn lẻ: 1.1 Lý do chọn chiến lược: * Môi trường bên ngoài: Môi trường vĩ mô: - Môi trường kinh tế: thiếu hụt nguồn cung về nguyên nhiên liệu, gây gia tăng chi phí cho các ngành sản xuất, buộc công ty không thể đầu tư một lúc nhiều ngành - Môi trường chính trị - pháp luật: chiến tranh Nga-Ukraine làm tăng giá nhiên liệu sản xuất - Môi trường tự nhiên: tác động của đại dịch Covid-19 khiến cung cầu bị gián đoạn, nhu cầu đi lại giảm, người dân ít chi tiêu cho việc mua xe hơn - Môi trường khoa học- kỹ thuật: thời đại 4.0, mọi doanh nghiệp đều đẩy mạnh nghiên cứu và khai thác tối ưu nguồn lực này - đây là yếu tố gây cạnh tranh mạnh mẽ, đặc biệt là với các công ty sản xuất, lắp ráp - Môi trường xã hội - dân cư: Việt Nam là quốc gia có dân số đông với nhu cầu đi lại lớn, đặc biệt là về xe máy Đứng trước các yếu tố này, Honda cần thực hiện chiến lược tập trung sản xuất vào một ngành đơn lẻ - nâng cao khả năng chuyên môn hóa, tối ưu hóa quy trình sản xuất giúp tối ưu chi phí, từ đó tránh hao phí nguồn lực và củng cố chỗ đứng trên thị trường Môi trường vi mô: trước sức ép từ nhiều phía như các đối thủ cạnh tranh và nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, Honda Việt Nam cần có sự tập trung, tái đầu tư phát triển vào ngành sản xuất xe máy để không bị tụt lại phía sau và mất đi thị phần vốn có * Môi trường bên trong: - Nguồn nhân lực: công ty chú trọng vào đào tạo, phát triển nguồn nhân lực với các khóa học thường xuyên trong công ty và nước ngoài, tạo nên sự đa dạng về chuyên môn và kinh nghiệm của đội ngũ nhân sự - Cơ sở vật chất: Honda Việt Nam đầu tư gần 1 tỷ USD để xây dựng ba nhà máy sản xuất xe máy và các phân xưởng sản xuất vật liệu như phân xưởng bánh răng, pixton Document continues below Discover more fQroumản: trị học căn bản QTH002 Trường Đại học Kinh… 673 documents Go to course NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI QUẢN TRỊ HỌC 11 100% (17) Tự luận có đáp án môn quản trị học căn bản 11 100% (12) Essay "A macro environment analysis… 2 Finance 83% (12) English for Academic and Professional… 53 realers 98% (42) Summary Essentials of Contemporary… 25 Organization 100% (17) and… 7 Chapter 9 Motivation - Summary Essentials o… 5 Organisatie 100% (11) en… Hình 4 Nhà máy thứ 2 của Honda Việt Nam Hình 3 Nhà máy thứ 3 tại Hà Nam, đưa tại Vĩnh Phúc - “thân thiện với môi trường và Honda Việt Nam trở thành một trong những con người”, với công suất 1 triệu xe/năm nhà máy sản xuất xe máy lớn nhất tại khu vực - Công nghệ: sở hữu nhiều công nghệ hiện đại như: Công nghệ làm mát bằng dung dịch tích hợp, hệ thống phun xăng điện tử tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường Đây là lợi thế trong việc tập trung phát triển ngành sản xuất xe máy - Hoạt động marketing - được đánh giá theo tiêu chí 4P: + Về sản phẩm (Product): Không ngừng cải tiến, đa dạng hóa và liên tục cho ra mắt những dòng sản phẩm mới phù hợp với nhiều phân khúc thị trường khác nhau, đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam + Về giá (Price): công ty đưa ra các sản phẩm với mức giá cạnh tranh và đa dạng - phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng Hình 5 Ba phiên bản của LEAD 125cc 2022 + Về kênh phân phối: sở hữu mạng lưới phân phối rộng toàn quốc, tuy nhiên công ty cũng gặp khó khăn trong công tác quản lý và phòng chống các cửa hàng giả mạo HEAD Ngoài ra, mức độ phân bố HEAD ở nhiều nơi chưa đồng đều, dễ tạo kẽ hở cho đối thủ cạnh tranh Đây là nguyên do Honda Việt Nam cần tập trung thâm nhập thị trường sâu hơn, cải thiện tình hình + Về hoạt động xúc tiến truyền thông, quảng cáo: công ty đầu tư lớn về phương diện xúc tiến bán hàng, đưa thương hiệu đi vào tiềm thức người Việt Đây là điểm mạnh giúp Honda Việt Nam thâm nhập thị trường, thực hiện chiến lược tập trung 8 Chiến lược marketing dựa trên 4P tuy mang lại hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần cải thiện - nhằm đảm bảo thâm nhập thị trường sâu hơn Đây là lý do Honda Việt Nam cần chú trọng đầu tư vào một ngành đơn lẻ - ngành xe máy Tóm lại, do trực tiếp tham gia sản xuất và kinh doanh các sản phẩm xe máy tại thị trường nội địa, Honda Việt Nam đã đầu tư nguồn vốn lớn cho nhân lực, cơ sở vật chất, công nghệ, hoạt động marketing Vậy nên, công ty cần mức độ tập trung cao, tái đầu tư lợi nhuận, đồng thời đẩy mạnh chiến lược tập trung, đầu tư nguồn lực, công nghệ để củng cố và gia tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường Hơn nữa, chiến lược này giúp Honda có được sự đồng nhất trong hệ thống sản phẩm và dịch vụ; việc đưa ra quyết định và kiểm soát hoạt động kinh doanh cũng trở nên dễ dàng hơn khi chỉ cần quản lý một số lĩnh vực kinh doanh chính 1.2 Mục tiêu và các hoạt đ⌀ng chính của chiến lược: Mục tiêu: - Tạo lợi thế cạnh tranh, dẫn dắt ngành công nghiệp xe máy ở Việt Nam để thúc đẩy phục hồi thị trường sau đại dịch COVID-19; đạt mục tiêu toàn ngành - Gia tăng khả năng xuất khẩu xe nguyên chiếc, ra mắt nhiều mẫu xe và phiên bản mới; tăng doanh thu, lợi nhuận - Tối ưu hóa chi phí, tập trung chuyên môn hóa, nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, kết hợp với chiến lược giá thấp giúp nâng cao chất lượng sản phẩm với giá cả thấp hơn và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng Các hoạt động chính: * Thâm nhập thị trường – tăng cường hoạt động, chiến dịch marketing: - Thực hiện chuỗi sự kiện tri ân khách hàng “Thay dầu miễn phí, Nhận quà hết ý” đến hơn 150.000 khách hàng trên hơn 40 tỉnh thành - Triển khai chương trình “Tôi yêu Việt Nam” trong cấp học Giáo dục mầm non - Đồng hành cùng chính phủ đẩy lùi dịch Covid - Phát triển nhiều hoạt động cho các cộng đồng: Liên Minh Winner, AB Crew và cộng đồng xe phân khối lớn * Phát triển thị trường: Hoàn thiện chính sách phân phối đại lý và HEAD ở nhiều khu vực; nghiên cứu thị trường, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để đưa ra sản phẩm phù hợp với các phân khúc thị trường mới; tăng cường xuất khẩu 9 * Phát triển sản phẩm: - Ra mắt nhiều mẫu xe và phiên bản mới - áp dụng công nghệ tiên tiến, như Honda Click 160 2022, Air Blade 2022 với bốn phiên bản mới Hình 7 Honda Click 160 2022 Hình 6 AirBlade 2022 với 4 phiên bản - Áp dụng những công nghệ mới để nâng cấp sản phẩm, như khung dập hàn laser thông minh thế hệ mới eSAF, đèn chiếu sáng phía trước luôn sáng AHO… 1.3 Kết quả của chiến lược: - Cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao với chi phí thấp, giúp tăng lòng trung thành của khách hàng và phát triển hình ảnh thương hiệu trong một thị trường riêng biệt - Năm 2022 là năm nở rộ với nhiều sản phẩm mới của Honda Việt Nam, cho thấy chiến lược tập trung phát triển và nâng cấp sản phẩm được phát huy - Doanh số bán hàng xe máy toàn cầu của tập đoàn Honda đạt 17 triệu xe, tăng 12,5% so với năm tài chính 2021 - Thị phần tại Việt Nam đạt khoảng 80%, tăng 2% so với năm tài chính trước - Honda Việt Nam cũng đã xuất khẩu 207.000 xe máy, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 462 triệu USD, tăng 25,5% so với năm tài chính 2021 Hình 8 Kết quả kinh doanh xe máy (01/2022 - 12/2022) 2 Chiến lược cạnh tranh – Chiến lược chi phí thấp: 2.1 Lý do chọn chiến lược: * Đối thủ cạnh tranh: - Yamaha: Gia nhập thị trường xe máy Việt Nam sau Honda nhưng Yamaha đã chứng tỏ mình không hề kém cạnh Dù Honda có thị phần lớn hơn nhưng Yamaha – với lợi thế 13 theo từng thời đại, các nhà quản trị phải nắm rõ các lý thuyết động viên để tạo ra động lực cho tổ chức và nhân viên nhằm đạt được mục tiêu một cách có kết quả và hiệu quả Dưới đây là những lý thuyết mà nhà quản trị Honda đã áp dụng phổ biến trong thực tế 1.1 Lý thuyết phân cấp nhu cầu của A Maslow: Hình 10 Tháp nhu cầu Maslow Công ty Honda đã áp dụng được các nhu cầu cơ bản của công ty theo cấp bậc nhu cầu trong thang Maslow từ thấp đến cao như sau: - Nhu cầu sinh lý: công ty luôn đảm bảo chế độ lương – thưởng; đáp ứng các nhu cầu cơ bản về thể chất và sinh lý cho nhân viên, như ăn uống, ngủ nghỉ, giải trí - Nhu cầu an toàn: Honda Việt Nam hiểu rằng văn hóa an toàn là một yếu tố cần thiết khi doanh nghiệp muốn hướng tới sự phát triển bền vững Vì vậy, từng cá nhân và tập thể công ty thống nhất xây dựng, duy trì và không ngừng cải tiến quy trình làm việc hài hòa, để tạo dựng một môi trường làm việc an toàn cho người lao động với phương châm: “Không an toàn, không sản xuất” Hình 11 Mục tiêu an toàn hằng ngày của mỗi nhân viên được lấy trên trang tuyển dụng Honda Vietnam Careers - Nhu cầu thân thuộc: Honda luôn xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp với đội ngũ nhân viên được tuyển dụng theo tiêu chí riêng, đáp ứng nhu cầu giao lưu và kết bạn của nhân viên - Nhu cầu tự trọng: có chế độ lương thưởng công khai, minh bạch, thường xuyên vinh danh các nhân viên xuất sắc trong công việc - Nhu cầu hoàn thiện bản thân: Honda Việt Nam luôn xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp với khẩu hiệu “Work with passion, live with dreams” dựa trên ba tiêu chí: bùng nổ tiềm năng, sáng tạo từng ngày, không ngừng thử thách 14 Hơn nữa, công ty còn thường xuyên tổ chức những cuộc thi để các nhân viên có thể thử sức và hoàn thiện bản thân, cũng như được khen thưởng và vinh danh 1.2 Lý thuyết về sự công bằng (J Stacy Adams, 1960s): Honda Việt Nam công khai minh bạch trong mức lương cơ bản lẫn chế độ thưởng của nhân viên, luôn phân chia rõ ràng trong công việc nhằm đảm bảo tính công bằng đối với mọi nhân viên Theo đánh giá của đa số nhân viên đang làm việc cho Honda, môi trường làm việc của công ty rất cởi mở, thân thiện, giúp họ hoàn thiện kỹ năng và tạo cơ hội phát triển Tại Honda, mỗi nhân viên đều được tôn trọng như nhau; được khuyến khích đề xuất ý kiến để cải tiến công việc đạt hiệu quả tốt hơn Điều này thể hiện rõ sự công bằng trong môi trường làm việc của Honda Việt Nam 1.3 Lý thuyết Kỳ vọng (Victor H Vroom, 1960s): Trong những yêu cầu về tuyển dụng cũng như quá trình làm việc, Honda luôn đặt ra những mục tiêu, mô tả công việc cụ thể, tạo cho nhân viên cảm giác bản thân đang được kì vọng Lý thuyết này kết hợp giữa ba yếu tố: kỳ vọng, công cụ và giá trị Honda cho nhân viên biết mình kỳ vọng gì ở họ và cung cấp đủ các công cụ để nhân viên hoàn thành được mục tiêu công ty đề ra ở mức tốt nhất Mức thù lao nhân viên nhận được sẽ xứng đáng với kết quả và giá trị họ mang lại, từ đó tạo nên động lực làm việc 1.4 Lý thuyết về sự củng cố hành vi (B.F Skinner): Trong Honda - Sức mạnh của những giấc mơ (do Thái Hà Books giữ bản quyền) có viết về Triết học về sự tôn trọng lẫn nhau, vốn là một trong những triết lý làm nên sức mạnh của Honda Honda Việt Nam đã đặt người lao động lên hàng đầu và coi đó là tài sản quý giá nhất của công ty Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Yếu tố Nhân cách của Douglas McGregor, nổi tiếng với khái niệm "Lý thuyết X và Y" Honda đã xây dựng môi trường làm việc tôn trọng nhân cách, khuyến khích sáng kiến, động viên và phát triển nhân viên để họ có thể đạt tới tiềm năng cao nhất của mình Ngoài ra, Honda đã áp dụng lý thuyết của Peter Senge về "Học tập trong tổ chức" để khuyến khích việc học tập liên tục và đổi mới trong tổ chức Công ty tạo điều kiện để nhân viên nâng cao năng lực, kỹ năng và kiến thức của mình thông qua các chương trình đào tạo, hội thảo, hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới 15 2 Chính sách đ⌀ng viên thực tế của công ty: Vào ngày 24/6/2022, Honda Việt Nam được vinh danh với danh hiệu Top 1 Nhà Tuyển dụng Hấp dẫn nhất với sinh viên Việt Nam 2022 trong khối ngành học Kỹ thuật – Cơ khí – Chế tạo; đồng thời công ty cũng nằm trong Top 50 Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng Hấp Dẫn Nhất Với Sinh Viên Việt Nam 2022 Cơ sở để công ty đạt được những thành tựu như trên là chế độ động viên thực tế mà công ty đã thực hiện: 2.1 Chế đ⌀ lương: Theo những thông tin được cung cấp trong công tác tuyển dụng, tại mỗi vị trí khác nhau đều có những mức lương cụ thể và được công khai rõ ràng; đồng thời mỗi cá nhân đều được xem xét tăng lương hằng năm Trong một bài tuyển dụng (03/09/2020), Honda Việt Nam tuyển Nhân viên sản xuất làm việc tại Nhà máy Hà Nam với mức thu nhập bình quân 7.600.000 VNĐ/ tháng Tùy vào những vị trí công việc khác nhau sẽ có những mức lương tương ứng – phù hợp với năng lực, thị trường và tiềm lực công ty Chế độ lương của công ty luôn được công khai rõ ràng, minh bạch, điều này thể hiện được công ty đã áp dụng được lý thuyết về sự công bằng trong công việc quản trị 2.2 Chế đ⌀ thưởng: Chế độ thưởng được đánh giá tùy vào năng lực của mỗi nhân viên, đảm bảo không cá nhân nào chịu thiệt Hơn nữa, nhân viên tại công ty Honda Việt Nam sẽ được thưởng tối thiểu 4 tháng lương/ năm; điều này khuyến khích nhân viên cố gắng để đạt được những mức thưởng cao hơn Chế độ thưởng cũng đảm bảo về tính công bằng cho nhân viên và tạo động lực để nhân viên phấn đấu cống hiến cho công ty Công ty đã áp dụng lý thuyết về sự công bằng và lý thuyết về kỳ vọng trong chế độ thưởng này 2.3 Đãi ng⌀ của công ty: Dưới đây là hình ảnh về một trong những chế độ phúc lợi tại vị trí Nhân viên quản lý hệ thống công ty Honda Việt Nam (03/04/2023) 16 Hình 12 Chế độ phúc lợi của nhân viên quản lý Ngoài ra, công ty có chế độ đưa đón nhân viên làm việc hằng ngày Có thể thấy, chế độ đãi ngộ ở Honda Việt Nam đã đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của nhân viên khi công ty đã vận dụng tốt lý thuyết về nhu cầu của A Maslow 2.4 Cơ h⌀i phát triển và thăng tiến: Honda Việt Nam là một môi trường thích hợp để nhân viên có cơ hội phát triển bản thân và thăng tiến trong sự nghiệp; khi công ty thường xuyên tổ chức các cuộc thi như Khởi động Hội thi “Nhân viên bán hàng xuât sắc 2022” , hoặc các chương trình khen thưởng, vinh danh các nhân viên xuất sắc Tất cả những hoạt động ấy khuyến khích nhân viên nỗ lực làm việc, cống hiến cho công ty và tự phát triển bản thân Hơn nữa, Honda còn cung cấp cho nhân viên môi trường làm việc của một công ty xuyên quốc gia – môi trường chuyên nghiệp để có những bước tiến xa hơn Có thể thấy, công ty đã thực hiện thành công lý thuyết đáp ứng về nhu cầu toàn diện bản thân và lý thuyết củng cố hành vi V Chức năng kiểm soát- Phân tích các công cụ kiểm soát: 1 Khái niệm: Kiểm soát tổ chức là quá trình nhà quản trị giám sát, điều chỉnh mức độ hiệu quả và kết quả các hành động mà một tổ chức và các thành viên thực hiện để đạt được mục tiêu; được tiến hành với bốn bước: Thiết lập tiêu Đo lường kết So sánh kết Đánh giá kết chuẩn kết quả quả thực tế quả thực tế với tiêu chuẩn quả và điều chỉnh nếu cần kết quả Có ba hệ thống kiểm soát trong tổ chức - kiểm soát đầu ra, kiểm soát hành vi, kiểm soát bằng văn hóa tổ chức; được thực hiện bằng các cơ chế kiểm soát khác nhau – chủ yếu bằng các công cụ: công cụ tài chính, công cụ hành chính và công cụ văn hóa 17 2 Công cụ tài chính: 2.1 Khái quát: Thước đo tài chính là công cụ hữu dụng phục vụ các nhà quản trị trong quá trình đánh giá kết quả hoạt động của công ty: giúp nhà quản trị đưa ra quyết định tài chính hợp lý, dự báo và đánh giá hiệu quả tài chính cũng như tối ưu hóa nguồn lực tài chính để đạt được các mục tiêu Các thước đo phổ biến nhất bao gồm tỷ suất lợi nhuận, khả năng thanh khoản, tỷ lệ đòn bẩy và tốc độ quay vòng vốn và tài sản 2.2 Phân tích: Trước tiên là hai chỉ số ROA, ROE của Honda qua ba năm: Hình 13 Chỉ số ROA và ROE Qua 3 năm, ROE và ROA của Honda có sự biến động, đặc biệt là trong năm 2020 khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 Mặc dù có sự phục hồi đáng kể trong năm 2021, tuy nhiên ROE và ROA của Honda vẫn thấp hơn so với nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành Từ góc độ quản trị, Honda cần phải đưa ra các chiến lược và biện pháp cụ thể để tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và tác động mạnh mẽ của các yếu tố bên ngoài Công ty có thể tập trung vào nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa quy trình sản xuất, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, tăng cường quản lý tài chính để giảm thiểu chi phí và tăng khả năng sinh lời Bên cạnh đó cũng có các chỉ số khác giúp đánh giá tình hình tài chính của công ty: Hình 14 Các chỉ số tài chính khác 18 Tỷ lệ thanh toán ngay của Honda trong ba năm đều ở mức trên 1, cho thấy công ty có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của mình Tuy nhiên, tỷ lệ này giảm đáng kể trong năm 2020, nguyên nhân có thể là ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 Tỷ lệ thanh toán nhanh của Honda cũng giảm trong năm 2020 và sau đó tăng trở lại ở năm 2021 Điều này cho thấy công ty đã tăng cường khả năng thanh toán nhanh của mình trong giai đoạn khó khăn của năm 2020 Tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu của Honda tăng dần qua ba năm cho thấy công ty sử dụng nhiều nợ vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn ở mức ổn định và không vượt quá mức cho phép cho thấy công ty quản lý tốt tài chính của mình Tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản của công ty cũng tăng dần qua ba năm, từ 0.34 (2019) đến 0.40 (2021) Tuy nhiên, mức độ tăng này không quá đáng kể so với các chỉ số khác, và vẫn ở mức an toàn cho phép Việc tăng mức nợ vay của công ty có thể được giải thích bởi việc công ty mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời lợi suất vay thấp làm cho việc vay tiền trở nên dễ dàng hơn 3 Công cụ hành chính: 3.1 Khái quát: Thông qua cơ chế kiểm soát hành vi, các nhà quản trị có thể chủ động theo dõi và quan sát hành vi của cấp dưới - quản lý chất lượng sản phẩm nhân viên tạo ra và các hoạt động của đội ngũ nhân sự Đồng thời, dựa trên cơ sở các quy định tác nghiệp chuẩn, chính sách chăm sóc khách hàng cũng được các nhà quản trị chú trọng nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng 3.2 Phân tích: Honda Việt Nam đã sử dụng công cụ hành chính thông qua các yếu tố sau: a) Quản lý về chất lượng sản phẩm: Hệ thống quản lý chất lượng của Honda Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001:2015 và ISO/TS 16949:2009, và được áp dụng cho các hoạt động sản xuất, lắp ráp và bảo dưỡng các sản phẩm của họ Bên cạnh đó, để bảo đảm chất lượng sản phẩm luôn trong trạng thái tốt nhất, công ty áp dụng những hoạt động quản lý sau: - Thực hiện kiểm tra định kỳ và đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng 19 - Tăng cường đào tạo và nâng cao trình độ cho nhân viên trong lĩnh vực quản lý chất lượng, kỹ thuật sản xuất và an toàn lao động Ngoài ra, Honda cũng mở các cuộc thi để nhân viên có cơ hội được nâng cao tay nghề (“Kỹ thuật viên xuất sắc châu Á - Châu Đại Dương 2023” ) - Tiến hành khảo sát thị trường, thu thập ý kiến và đánh giá từ khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ để có những thay đổi kịp thời và phù hợp - Thực hiện các cuộc kiểm tra về chất lượng, an toàn sản phẩm – từ đó kịp thời xử lý khi có phát sinh vấn đề Thí dụ, vào ngày 16/10, Honda ra thông báo triệu hồi 2.154 chiếc xe ga Lead sau khi phát hiện điểm không phù hợp ở bu lông bình xăng Hình 15 Thông báo thu hồi xe của Honda b) Quản lý nhân sự: Honda xem nhân sự là chìa khóa giúp công ty phát triển mạnh mẽ., vì vậy chính sách “tôn trọng con người” được đề cao và là niềm tin cơ bản của công ty Honda đã ứng dụng học thuyết Z của tiến sĩ W Ouchi vào quản trị nhân lực nói chung và tuyển dụng nhân lực nói riêng: Coi trọng sự trung thành và lòng tự trọng hay cái “tôi” cá nhân, đảm bảo chế độ lâu dài - Tuyển dụng và phát triển nhân sự: Honda tuyển dụng những người có tài năng, tiềm năng để phát triển sự nghiệp; đồng thời đầu tư vào chương trình đào tạo và phát triển nhân sự để giúp nhân viên phát triển và thăng tiến trong công việc - Lương và phúc lợi: cung cấp các chính sách lương và phúc lợi hấp dẫn để thu hút và giữ chân nhân viên tài năng (lương cơ bản, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, nghỉ phép và nghỉ mát) - Lương và phúc lợi: cung cấp các chính sách lương và phúc lợi hấp dẫn để thu hút và giữ chân nhân viên tài năng (lương cơ bản, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, nghỉ phép và nghỉ mát)

Ngày đăng: 27/03/2024, 10:42

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan