1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài tìm hiểu về khái niệm, lý luận cơ bản tài chính công, ngân sách nhà nước và hệ thống các quỹ tài chính khác của nhà nước

43 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 173,23 KB

Nội dung

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MÌNHKHOA TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN TÊN ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ KHÁI NIỆM, LÝ LUẬN CƠ BẢN TÀI CHÍNH CÔNG, NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ HỆ THỐNG C

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MÌNH

KHOA TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: TÀI CHÍNH CÔNG

NHÓM 2

HỒ CHÍ MINH, THÁNG 9 NĂM 2024

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MÌNH

KHOA TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN

TÊN ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ KHÁI NIỆM, LÝ LUẬN CƠ BẢN TÀI CHÍNH CÔNG, NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ HỆ THỐNG CÁC QUỸ TÀI CHÍNH KHÁC CỦA NHÀ

NƯỚC

Nhóm 2 GVHD: TRẦN THỊ THANH THU

1 Bùi Trúc Tường Vy (Nhóm trưởng) – 2036230587

2 Mai Lan Tiên – 2036224370

3 Lê Thị Mộng Kiều – 2040230204

4 Nguyễn Thị Minh Uyên – 2036230563

5 Bùi Thị Quỳnh Như – 2036230357

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận: Tìm hiểu về các phương thức quản lí nguồnthu, chi của Nhà nước, quản lí ngân sách và các chính sách tài khóa và thực trạng vay

nợ nước ngoài của Chính phủ Việt Nam 2021 - 2023 do nhóm 2 nghiên cứu và thựchiện Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành Kết quả bài làm của đềtài trên là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập nào của nhóm khác Các tàiliệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng được ghi rõ ở phần tàiliệu tham khảo

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài tiểu luận, chúng em đã nhận được sựgiúp đỡ tận tình của cô ThS Trần Thị Thanh Thu Nhóm 2 chúng em xin được gửi lờicảm ơn chân thành nhất đến cô ThS.Trần Thị Thanh Thu Trong quá trình học tập vàtìm hiểu học phần Tài chính công, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp

đỡ, giảng dạy tâm huyết và tận tình của cô Qua đó, đã giúp nhóm chúng em tích lũythêm nhiều kiến thức về môn học này để có thể hoàn thành được bài tiểu luận về đề tàitrên

Trong quá trình làm bài chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót Do đó, chúng emkính mong nhận được những lời góp ý của cô để bài tiểu luận của chúng em ngày cànghoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

MỤC LỤ

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN _1LỜI CẢM ƠN 2DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT _3

I PHẦN MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài: _6

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 6

3 Mục tiêu nghiên cứu: _7

4 Phương pháp nghiên cứu: _7

5 Ý nghĩa của đề tài: _8

6 Bố cục đề tài: _8

II PHẦN NỘI DUNG _9CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM, LÝ LUẬN CƠ BẢN TÀI CHÍNH CÔNG, NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ HỆ THỐNG CÁC QUỸ TÀI CHÍNH KHÁC CỦA 9NHÀ NƯỚC _91.1 Lý luận cơ bản về tài chính công _91.2 Khái niệm về Tài chính công 101.3 Đặc điểm của Tài chính công 101.4 Nguyên tắc của Tài chính công _111.5 Vai trò của Tài chính công _111.6 Ngân sách Nhà nước: _121.7 Cơ cấu của ngân sách nhà nước _131.8 Quy trình lập và phê duyệt ngân sách 141.9 Quản lý và sử dụng ngân sách 161.10 Hệ thống các Quỹ Tài chính khác của Nhà nước 17Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ việc vỡ nợ công của Hy Lạp _23CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VAY NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ 25VIỆT NAM 2021-2023 252.1 Thực trạng chung: _252.2 Phân tích thực trạng: _26

Trang 7

2.3 Đánh giá thực trạng: _27Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC HẠN CHẾ TRONG

THỰC TRẠNG VAY NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ 31VIỆT NAM 2021-2023 313.1 Cải thiện quản lý nợ 323.2 Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn vay _323.3 Đa dạng hóa nguồn vay _323.4 Tăng cường khả năng trả nợ _333.5 Cải cách hệ thống pháp lý và thể chế _333.6 Đào tạo và nâng cao năng lực 33III KẾT LUẬN _34

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Trang 8

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Tài chính công, với vai trò là mạch máu của nền kinh tế, đóng vai trò không thể thiếutrong việc quản lý và phân phối nguồn lực xã hội Việc nghiên cứu về tài chính côngkhông chỉ là một hoạt động học thuật đơn thuần mà còn mang ý nghĩa thực tiễn vôcùng to lớn Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng, các quốc gia đang phảiđối mặt với những thách thức ngày càng phức tạp trong quản lý tài chính công, nhưbiến động kinh tế vĩ mô, áp lực nợ công gia tăng, và sự cần thiết phải đảm bảo cânbằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững Trước thực trạng đó, việc nghiêncứu tài chính công trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết

Nghiên cứu này không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của hệthống tài chính công mà còn cung cấp những kiến thức cần thiết để đánh giá hiệu quảcủa các chính sách tài khóa hiện hành, từ đó đưa ra những đề xuất cải cách phù hợp.Đặc biệt, trong bối cảnh tình trạng tham nhũng, lãng phí và thiếu minh bạch vẫn còntồn tại ở nhiều quốc gia, việc nghiên cứu tài chính công đóng vai trò quan trọng trongviệc xây dựng một hệ thống quản lý tài chính hiệu quả và công bằng

Là lực lượng tiên phong trong đổi mới và sáng tạo, sinh viên chúng ta có tráchnhiệm trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đóng góp vào sự pháttriển của đất nước Hiểu rõ về tài chính công không chỉ giúp chúng ta quản lý tài chính

cá nhân hiệu quả mà còn giúp chúng ta tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, đưa

ra những quyết định sáng suốt cho tương lai Chính vì tầm quan trọng đó, nhóm chúng

em đã chọn nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu về các phương thức quản lý nguồn thu, chi của Nhà nước, quản lý ngân sách và các chính sách tài khóa, đồng thời phân tích thực trạng vay nợ công của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 2021-2023”.

Thông qua việc phân tích các đặc điểm và nguyên tắc cơ bản của tài chính công, việcnghiên cứu đề tài này sẽ giúp chúng em mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng phântích và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng

Trang 9

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về lĩnh vực tài chính công

Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp vay nợ nước ngoài của Chínhphủ Việt Nam 2021-2023

Về không gian: Chính phủ Việt Nam

Về thời gian: Từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 12 năm 2023

3 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu chung: Tìm hiểu các phương thức quản lí nguồn thu, chi của Nhà nước,quản lí ngân sách và các chính sách tài khóa và thực trạng vay nợ nước ngoài củaChính phủ Việt Nam 2021 – 2023

Mục tiêu cụ thể: Việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần phân tích quy mô, cơ cấu và xuhướng biến động của nợ công Việt Nam, tìm ra những khó khăn tồn tại và tác động của

nợ công đối với nền kinh tế, đánh giá về chính sách thuế, chi tiêu công, khả năng trả nợ

và rủi ro nợ công Từ đó, đề xuất cũng như đưa ra được những giải pháp quản lý nợcông hiệu quả ở Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp so sánh để so sánh số liệu các năm, phương pháp liệt kê dùng liệt kêđược các phương thức quản lí nguồn thu, chi của Nhà nước, quản lí ngân sách, phươngpháp sử dụng số liệu để đưa ra cái nhìn rõ hơn việc vận hành các phương thức này cụthể như sau:

Phương pháp so sánh số liệu các năm: so sánh các tài liệu qua các năm để tìm ra dữliệu liên quan đến sử dụng và xử lí nợ công của Nhà nước

Phương pháp liệt kê: dùng để liệt kê các hoạt động ngân sách và hệ thống các quỹ tàichính tiền tệ

Trang 10

Phân tích và đánh giá: phân tích thông tin thu thập được từ các phương thức khácnhau để hiểu rõ hơn về tài chính công

5 Ý nghĩa của đề tài:

Việc tìm hiểu đề tài này không chỉ giúp ta hiểu rõ hơn về tình hình tài chính côngcủa Việt Nam mà còn trang bị những kiến thức về nợ công, các phương pháp phân tích

số liệu, giúp chúng ta nâng cao năng lực nghiên cứu và phân tích, đóng góp vào việctìm ra những giải pháp hiệu quả để quản lý nợ công, đảm bảo sự ổn định của nền kinh

tế, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của vấn đề nợ công

và tác động của nó đến đời sống kinh tế - xã hội

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAY NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ VIỆTNAM 2021-2023

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP

KẾT LUẬN

Trang 11

II PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM, LÝ LUẬN CƠ BẢN TÀI CHÍNH CÔNG, NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ HỆ THỐNG CÁC QUỸ TÀI CHÍNH KHÁC CỦA

NHÀ NƯỚC 1.1 Lý luận cơ bản về tài chính công

Lịch sử ra đời và phát triển của Tài chính công:

Tài chính công ra đời cùng với sự hình thành của nhà nước nhằm quản lý và điềutiết các nguồn lực công cộng Ban đầu, tài chính công chủ yếu liên quan đến các vấn

đề an ninh, quốc phòng và quản lý hành chính Sự phát triển này gắn liền với nhu cầuduy trì quyền lực và trật tự xã hội Điều này cho thấy, từ khi xuất hiện, tài chính công

đã đóng vai trò then chốt trong sự vận hành của xã hội

1.1.1 Tài chính công cổ điển:

Trong thời kỳ kinh tế tự cấp và tự do cạnh tranh, tài chính công chủ yếu tập trungvào việc thu thuế để duy trì các hoạt động cơ bản của nhà nước như pháp luật và anninh.Tuy nhiên, nhà nước không can thiệp vào các hoạt động kinh tế tư nhân, mà chỉđảm bảo rằng các quy định pháp lý được thực thi

Ví dụ: Ở Việt Nam thời kỳ phong kiến, nhà nước thu thuế chủ yếu từ đất đai và nông

nghiệp để duy trì hoạt động hành chính, quốc phòng mà không can thiệp sâu vào đờisống kinh tế của người dân

Những đặc trưng cơ bản của tài chính công cổ điển:

Tài chính công có tínhtrung lập

Thuế là guồn thu quan trọng nhất

1.1.2 Tài chính công hiện đại:

Tài chính công hiện đại xuất hiện khi xã hội bước vào kỷ nguyên mới sau Thế chiếnthứ nhất Nhà nước không chỉ dừng lại ở vai trò bảo vệ, mà còn phải can thiệp vào các

Trang 12

vấn đề kinh tế, từ việc kiểm soát lạm phát, thất nghiệp cho đến bảo đảm phát triển bềnvững Tài chính công hiện đại không ngừng điều chỉnh để phù hợp với những biến đổiphức tạp của kinh tế và xã hội.

Ví dụ: Sau Thế chiến thứ nhất, chính phủ Mỹ đã áp dụng nhiều chính sách tài khóa

và tiền tệ để phục hồi nền kinh tế Việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và các chươngtrình hỗ trợ xã hội đã trở thành trọng tâm của tài chính công trong thời kỳ này

Những biến đổi chính trong tài chính công hiện đại

Quy mô tài chính công ngày càng tăng so với GDP

Tính phi trung lập của tài chính công, tức là nhà nước tham gia mạnh mẽ vào cáchoạt động kinh tế - xã hội

Tài chính công sử dụng nhiều công cụ khác nhau để tạo nguồn lực cho nhà nước Cải cách tài chính công không chỉ dựa trên nhu cầu quốc gia mà phải phù hợp với

xu hướng toàn cầu hóa

1.2 Khái niệm về Tài chính công

Tài chính công là một nhánh của kinh tế học nghiên cứu về lĩnh vực phân tích thuế

và chính sách chi tiêu của chính phủ Nó không chỉ tập trung vào việc sử dụng cáccông cụ tài chính để tài trợ chi tiêu công, mà còn phân tích các chính sách thuế và chitiêu nhằm thực hiện các chính sách công của Nhà nước và đảm bảo các mục tiêu kinh

tế - xã hội

Tài chính công khác với tài chính tư ở mục tiêu: Trong khi tài chính tư tập trungvào lợi nhuận, tài chính công tập trung vào việc phân bổ nguồn lực và thực hiện cácchính sách công cộng nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối và bền vững của xã hội

1.3 Đặc điểm của Tài chính công

Gắn liền với sở hữu Nhà nước và quyền lực chính trị:

Nhà nước quyết định việc tạo lập và sử dụng quỹ công, được phê chuẩn qua luậtpháp

Trang 13

Quỹ công phụ thuộc vào quan điểm và mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước

Chứa đựng lợi ích chung và lợi ích công cộng:

Tài chính công phản ánh quan hệ giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong nền kinh

tế, trong đó lợi ích chung được đặt lên hàng đầu

Thu nhập và chi tiêu tài chính công gắn liền với hoạt động kinh tế - xã hội:

Tài chính công thực hiện các chức năng của Nhà nước trong các lĩnh vực như kinh

tế, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh và quốc phòng

Hoạt động tài chính công tác động đến thu nhập của các chủ thể trong nền kinh tế

1.4 Nguyên tắc của Tài chính công

Nguyên tắc không hoàn lại:

Khi Nhà nước thu các khoản tiền từ người nộp thuế, sẽ không hoàn lại trực tiếp chongười nộp, mà thực hiện các khoản chi tiêu công vì lợi ích chung

Nguyên tắc không tương ứng:

Các khoản tài chính công không nhất thiết phải tương ứng trực tiếp với mức độhưởng lợi của từng cá nhân trong xã hội

Nguyên tắc bắt buộc:

Nhà nước sử dụng quyền lực chính trị để đảm bảo mọi tổ chức và cá nhân đều thựchiện nghĩa vụ tài chính, như đóng thuế và các khoản bắt buộc khác theo quy định củaluật pháp

1.5 Vai trò của Tài chính công

Thứ nhất: Tài chính công huy động và phân bổ nguồn lực tài chính để đảm bảo hoạt

động của Nhà nước và hệ thống chính trị Nhà nước sử dụng các nguồn lực này chocác mục đích xác định như cung cấp hàng hóa công cộng và dịch vụ công Đây là vaitrò truyền thống của tài chính công trong việc duy trì sự hoạt động của Nhà nước

Trang 14

Thứ hai: Tài chính công đóng vai trò điều tiết và ổn định nền kinh tế Nó can thiệp

vào nền kinh tế thông qua chính sách tài chính như thuế và chi tiêu công nhằm khắcphục các hạn chế của thị trường, ổn định giá cả và giảm thiểu những bất ổn kinh tế.Điều này giúp nền kinh tế phát triển ổn định và tránh các cuộc khủng hoảng

Thứ ba: Vai trò kiểm tra của tài chính công nhằm giám sát các hoạt động khác trong

nền kinh tế Điều này bao gồm việc đảm bảo các nguồn tài chính công được sử dụngđúng mục đích, tuân thủ pháp luật và chính sách của Nhà nước.Các cơ quan chức năng

có nhiệm vụ thực hiện công tác kiểm tra này nhằm đảm bảo tính minh bạch và hiệuquả trong quản lý tài chính công, đồng thời đóng góp vào sự ổn định của hệ thống tàichính quốc gia

Các vai trò nhằm mục đích tối ưu hóa sự phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo sự ổnđịnh của nền kinh tế trong dài hạn

1.6 Ngân sách Nhà nước:

Định nghĩa ngân sách nhà nước: là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dựđoán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩmquyền quyết định để đảm baor thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Ngânsách Nhà nước gồm 2 loại: ngân sách địa phương và ngân sách trung ương

Tính hiệu quả của các khoản chi NSNN được xem xét trên tấm vĩ mô, thông qua việchoàn thành các mục tiêu kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng mà các khoản chi ngânsách đảm nhận

Trang 15

Chi NSNN mang tính chất không hoàn trả trực tiếp.

Chi NSNN là một bộ phận cấu thành luống vận động tiền tệ và nó gắn chặt với sựvận động của phạm trù giá trị khác như tiền lương, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái Chi ngân sách, một công cụ của chính sách tài chính quốc gia có tác động rất lớn đốivới sự phát triển của nền kinh tế Chi ngân sách bao gồm chỉ cho đầu tư phát triển (tíchlũy), chỉ tiêu dùng thường xuyên và chỉ trả nợ gốc tiến chính phủ vay

1.6.2 Vai trò của ngân sách Nhà nước trong nền kinh tế:

Vai trò huy động các nguồn Tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nướcNgân sách Nhà nước là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và chốnglạm phát

Ngân sách Nhà nước là công cụ định hướng phát triển sản xuất

Ngân sách Nhà nước là công cụ điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư

1.7 Cơ cấu của ngân sách nhà nước

Nguồn thu ngân sách nhà nước: là việc Nhà nước huy động nguồn tài chính vào quỹtiền tệ tập trung nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước theo nhữngnguyên tắc nhất định

Nhóm I: Các nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí

Nhóm II: Các nguồn thu từ tài nguyên, dịch vụ công, và các nguồn khác

Lợi tức của Nhà nước thu được từ hoạt động góp vốn tại các tổ chức kinh tế.Tiền bán và cho thuê tài sản của Nhà nước; tiền thu hồi vốn của nhà nước từ các

cơ sở kinh tế

Viện trợ không hoàn lại và vay của các tổ chức Chính Phủ, phi Chính phủ ởnước ngoài

Trang 16

Thu khác ( thu từ hoạt động sự nghiệp có thu, các khoản di sản nhà nước đượchưởng,…)

Chi ngân sách nhà nước: là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảothực hiện các chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định

Chi thường xuyên:

Chỉ quản lý nhà nước (quản lý hành chính)

Chi sự nghiệp: kinh tế, nghiên cứu khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế,văn hóa, nghệ thuật, thể thao, xã hội

Chi An ninh quốc phòng

Chi đầu tư phát triển: là những khoản chỉ mang tính chất tích lũy phục vụ cho quátrình tái sản xuất mở rộng gần với việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra môi trường

và điều kiện thuận lợi cho việc bỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các lĩnh vựccần thiết, phù hợp với mục tiêu của nền kinh tế

Chi đầu tư xây dựng cơ bản

Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhà nước

Chi góp vốn cổ phần, vốn liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cầnthiết

Chi trả nợ và viện trợ:

Trả nợ trong nước: là những khoản nợ mà trước đây Nhà nước đã vay các tầng lớpdân cư, các tổ chức kinh tế và các tổ chức khác bằng cách phát hành các loại chứngkhóan Nhà nước như tín phiếu kho bạc, trái phiếu quốc gia

Trả nợ nước ngoài: là các khoản nợ Nhà nước vay của các chính phủ nước ngoài, cácdoanh nghiệp và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế

Trang 17

1.8 Quy trình lập và phê duyệt ngân sách

Hình thành ngân sách là quá trình bao gồm các công việc: lập ngân sách, phê chuẩn

và thông báo ngân sách

Lập ngân sách là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ cáckhâu của quá trình quản lý ngân sách Lập ngân sách thực chất là quá trình dự toán cáckhoản thu – chi của ngân sách trong một năm ngân sách

Các bước trong quá trình lập ngân sách và quy trình phê duyệt ngân sách tại các cấpchính quyền

Bước 1: Lập dự toán ngân sách xã: Ban Tài chính lập dự toán thu NSNN, dự toánthu chi ngân sách của các xã trình UBND xã để báo cáo Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND

xã xem xét; sau đó báo cáo UBND huyện, đồng thời gửi Phòng Tài chính

Bước 2: Lập dự toán ngân sách huyện: Phòng Tài chính xem xét dự toán ngân sáchcủa các đơn vị thuộc huyện, dự toán thu do cơ quan thuế lập, dự toán thu chi ngân sáchcủa các xã; trên cơ sở đó lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, dự toán thu chỉ ngân sáchhuyện (gồm dự toán ngân sách các xã và dự toán ngân sách cấp huyện), dự toán cáckhoản kinh phí uỷ quyền (nếu có) trình UBND huyện để báo cáo Thường trực HĐNDhuyện xem xét, báo cáo UBND Tinh, đồng thời gửi Sở Tài chính- Vật giá, Sở Kếhoạch và đầu tư (phần đầu tư XDCB), sở quản lý ngành, lĩnh vực (phần dự toán chỉtheo lĩnh vực do sở quản lý), cơ quan quản lý chương trình quốc gia của tỉnh (phần dựtoán chỉ chương trình quốc gia)

Bước 3: Lập dự toán ngân sách tỉnh: Sở Tài chính - Vật giá xem xét dự toán ngânsách của các đơn vị thuộc tỉnh, dự toán thu do cơ quan thuế, cơ quan hải quan lập (nếucó), dự toán thu chi ngân sách của các huyện; trên cơ sở đó lập dự toán thu NSNN trênđịa bàn, dự toán thu chỉ ngân sách tỉnh (gồm dự toán ngân sách các huyện và dự toánngân sách cấp tỉnh), dự toán các khoản chỉ kinh phí uỷ quyền (nếu có) trình UBNDtỉnh để báo cáo Thường trực HĐND tỉnh xem xét, sau đó báo cáo Chính phủ, đồng thờigửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư (phần dự toán chi XDCB), Bộ quản lý ngành,

Trang 18

lĩnh vực (phần dự toán chi do Bộ quản lý), các cơ quan trung ương quản lý chươngtrình quốc gia (phần dự toán chi chương trình quốc gia) chậm nhất vào ngày 15 tháng 8năm trước.

Bước 4: Lập dự toán NSNN và NSTW: Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Kếhoạch và đầu tư và các Bộ: căn cứ vào dự toán thu chi ngân sách do các Bộ, cơ quanNhà nước trung ương và các tỉnh lập; dự toán chi theo ngành, lĩnh vực, chỉ chươngtrình quốc gia do các Bộ, cơ quan quản lý chương trình quốc gia lập; nhu cầu trả nợ vàkhả năng vay sẽ tiến hành lập dự toán thu chi NSTW, tổng hợp và lập dự toán thu chiNSNN trình Chính phủ để trình Quốc hội quyết định

1.9 Quản lý và sử dụng ngân sách

Quy định về quản lý và sử dụng ngân sách

Các quy định về quản lý và sử dụng ngân sách đóng vai trò quan trọng trong việcđảm bảo tính minh bạch và hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực tài chính của nhànước Điều này thường được quy định bởi các văn bản pháp luật và các quy định củachính phủ, nhằm mục đích quản lý chặt chẽ nguồn ngân sách của nhà nước và đảm bảoviệc sử dụng ngân sách đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả Dưới đây là một số điểmchính liên quan đến quy định về quản lý và sử dụng ngân sách:

Trang 19

4 Giám sát và kiểm tra:

Việc sử dụng ngân sách phải được giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan chức năng nhưKiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ

Các cơ quan sử dụng ngân sách phải báo cáo tình hình sử dụng ngân sách định kỳ vàphải chịu sự kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan có thẩm quyền

5 Xử lý vi phạm:

Các hành vi vi phạm quy định về quản lý và sử dụng ngân sách sẽ bị xử lý nghiêmminh theo quy định của pháp luật, có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu tráchnhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm Các quy định này không chỉ áp dụng ở cấptrung ương mà còn được triển khai tại các địa phương, nhằm đảm bảo nguồn ngân sáchđược sử dụng đúng mục đích và góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của đấtnước

1.10 Hệ thống các Quỹ Tài chính khác của Nhà nước

1.10.1 Quỹ dự trữ quốc gia:

là nguồn dự trữ chiến lược của Nhà nước nhằm chủ động đáp ứng những yêu cầu cấpbách vẽ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; bảo đảm quốcphòng, an ninh; tham gia bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thựchiện các nhiệm vụ đột xuất, bức thiết khác của Nhà nước

Mục đích: Quỹ dự trữ quốc gia là loại quỹ tài chính có tính chất tích lũy đặcbiệt, được hình thành và sử dụng cho những trường hợp sau:

Trang 20

Thực hiện các giải pháp khẩn cấp nhằm phòng chống thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn trêndiện rộng.

Khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn đối với thiệt hại tài sản của Nhà nước, hỗ trợkhắc phục hậu quả đối với thiệt hại của các tổ chức và dân cư

Thực hiện các nhiệm vụ quan trọng về an ninh quốc phòng của cả nước

Thực hiện các nhiệm vụ để bình ổn thị trường, giá cả hàng hóa và lưu thông tiến tệ.Nguồn tài trợ và kế hoạch hoạt động của quỹ:

Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động của quỹ dự trữ quốc gia chủ yếu là doNSNN cấp, bao gồm:

Vốn dự trữ hàng hóa

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Kinh phí hoạt động thường xuyên

Hoạt động của quỹ được xây dựng, thực hiện theo kế hoạch hàng năm, kế hoạch dàihạn và các quyết định khác của Chính phủ Cơ sở để xây dựng kế hoạch quỹ dự trữquốc gia:

Chiến lược, kế hoạch phát triển KT - XH, an ninh quốc phòng của quốc gia

Yêu cầu tăng trưởng kinh tế, tiềm lực và khả năng của NSNN

Quy trình công nghệ, thời gian lưu trữ hàng hóa, vật tư và các định mức kỹ thuật cóliên quan đến dự trữ hàng hóa

Nội dung kế hoạch của quỹ, bao gồm:

Kế hoạch tăng quỹ dự trữ

Kế hoạch luân phiên đối hàng dự trữ

Kế hoạch hiện đại hóa kỹ thuật

Trang 21

Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ.

Kế hoạch đào tạo cán bộ

Cân đối tài chính của quỹ

Nguyên tắc quản lý quỹ dự trữ quốc gia: Trong quá trình hoạt động đòi hỏi phải tôntrọng các nguyên tắc quản lý gồm: nguyên tắc tập trung thống nhất và nguyên tắc bímật, an toàn và sẵn sàng đáp ứng cao nhất mọi yêu cầu trong mọi tình huống

1.10.2 Các loại quỹ bảo hiểm của nhà nước

Quỹ BHXH: là tập hợp những đóng góp bằng tiến của những bên tham giaBHXH hình thành nên một quỹ tiền tệ tập trung nhằm để chi trả cho những người đượcBHXH và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm, mất khả năng laođộng hoặc bị mất việc làm

Quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng, đồng thời là một quỹ dự phòng, nó vừa mang tínhkinh tế, vừa mang tính xã hội rất cao và là điều kiện hay phương tiện vật chất quantrọng nhất đảm bảo cho toàn hệ thống BHXH tồn tại và phát triển

Nguồn hình thành quỹ BHXH:

Quỹ BHXH được hình thành bởi nhiều nguồn khác nhau:

Trước hết, đó là phán đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và Nhànước Đây là nguồn lớn nhất và cơ bản nhất của quỹ BHXH

Thứ hai, là phần tăng thêm do hoạt động bảo toàn và tăng trưởng quỹ mang lại Thứ ba, là phần nộp phạt của những cá nhân và tổ chức kinh tế vi phạm luật lệ vềBHXH và các nguồn vốn khác

Mục đích của BΗΧΗ:

Mục đích của quỹ BHXH là nhằm huy động sự đóng góp của người lao động, người

sử dụng lao động và Nhà nước nhằm tạo lập quỹ tài chính để phân phối sử dụng nó,

Ngày đăng: 16/11/2024, 15:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w