1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài Đánh giá kết quả cuộc cải cách hành chính của thành phố hà nội trong giai Đoạn 2017 2023

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá kết quả cuộc cải cách hành chính của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2017 - 2023
Tác giả Phan Thị Mỹ Duyên, Tạ Thùy Linh, Phùng Nhật Huy, Sen Liên Phong, Quách Thanh Điền
Người hướng dẫn Ngô Quang Thịnh
Trường học Đại học Quốc gia TP. HCM Trường Đại học Bách khoa
Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

Kết quả đạt được của công tác cải cách hành chính được thể hiện đó chính là thể chế vàchính sách luôn được quan tâm hoàn thiện, chất lượng ngày càng nâng cao; đơn giảnhóa thủ tục hành ch

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CUỘC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN 2017 - 2023

LỚP: L11 - NHÓM: 19 – HỌC KỲ: 232

GVHD: Ngô Quang Thịnh SINH VIÊN THỰC HIỆN

BTL

ĐIỂM BTL

GHI CHÚ

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024

Trang 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

STT Mã số

Nhiệm vụ được phân công

Mức độ hoàn thành

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH

KÝ HIỆU VIẾT TẮT 1

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Giới thiệu 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Đối tượng nghiên cứu 2

3 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Mục tiêu nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Kết cấu đề tài 3

Chương 1: CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 5

1.1 Những vấn đề chung về cải cách hành chính 5

1.1.1 Khái niệm về cải cách hành chính 5

1.1.2 Tầm quan trọng về vấn đề cải cách hành chính ở Việt Nam 5

1.1.3 Tổng quan về quá trình cải cách hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn 1986-2020 và một số định hướng trong giai đoạn 2021-2030 5

1.2 Mối quan hệ giữa vấn đề cải cách hành chính và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 6

Chương 2: CUỘC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2017 – 2023 11

2.1 Tiến trình cải cách hành chính của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2017 - 2023 11

2.1.1 Công tác chỉ đạo, thực thi 11

2.1.2 Đánh giá chung về công tác triển khai cải cách hành chính 13

2.2 Những kết quả đạt được trong cuộc cải cách hành chính của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2017-2023 14

2.2.1 Những kết quả chung rút ra từ các Bộ chỉ số CCHC (PAR INDEX) và Chỉ số hài lòng về cải cách hành chính (SIPAS) 14

2.3 Đánh giá chung về cải cách hành chính của thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2023, những giải pháp cải thiện và mục tiêu thúc đẩy trong giai đoạn tới18 KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.2.1 1 Biểu đồ chỉ số CCHC - PAR INDEX của thành phố Hà Nội trong công

bố hàng năm của Bộ nội vụ 14Hình 2.2.1 2 Biểu đồ chỉ số SIPAS của thành phố Hà Nội trong công bố hàng năm của

Bộ Nội vụ 16Hình 2.2.1 3 Báo cáo năm 2017 17Hình 2.2.1 4 Báo cáo năm 2022 17

Chỉ số Cải cách hành chính (Public Administration Reform Index) PAR INDEXChỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của Cơ

quan hành chính Nhà nước (Satisfation Index of Public

Administrative Services)

SIPAS

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

Giới thiệu

Vấn đề cải cách hành chính ở Việt Nam là một trong những vấn đề cấp bách nhằmnâng cao hiệu quả, minh bạch và tính công bằng của hoạt động quản lý hành chính.Đây là một phần không thể thiếu trong việc xây dựng một chính phủ phục vụ nhân

dân, đội ngũ hành chính chuyên nghiệp và các quy trình hoạt động đơn giản hóa Kết

quả đạt được của công tác cải cách hành chính được thể hiện đó chính là thể chế vàchính sách luôn được quan tâm hoàn thiện, chất lượng ngày càng nâng cao; đơn giảnhóa thủ tục hành chính gắn với việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liênthông đã mang lại hiệu quả cao; hiệu quả quản lý hành chính nhà nước không ngừngđược nâng cao; chuyển đổi số trong nền hành chính nhà nước đạt nhiều kết quả tíchcực Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác cải cách hành chính nhànước cũng gặp một số khó khăn như công tác lãnh đạo, chỉ đạo cải cách hành chínhchưa thực sự quyết liệt; thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp;việc đổi mới chức năng, nhiệm vụ của cả bộ máy hành chính nhà nước còn chậm; chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức có nơi chưa đồng đều; ứng dụng công nghệ thông tintrong hoạt động của cơ quan hành chính còn hạn chế; hoạt động của bộ máy hànhchính nhà nước từ Trung ương đến địa phương vẫn chưa thực sự thống nhất, thôngsuốt

Từ những năm 2017 đến 2023, Thành phố Hà Nội đã phải trải qua một chặng đườngđầy biến động và phát triển, với nhiều nỗ lực được đầu tư vào cải cách hành chínhnhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công, tối ưu hóa quy trình hành chính, và tạo ra mộtmôi trường kinh doanh thuận lợi hơn Giai đoạn này chứng kiến sự tập trung của cácnhà quản lý vào việc thúc đẩy sự minh bạch, hiệu quả và trách nhiệm trong hoạt độnghành chính, với hy vọng tạo ra những đổi mới tích cực và đáng kể cho đô thị lớn nhấtcủa Việt Nam

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trang 6

Theo như chúng ta đã biết là CCHC nhà nước được hiểu là những thay đổi có tính

hệ thống, lâu dài và có mục đích nhằm làm cho hệ thống hành chính nhà nước hoạtđộng tốt hơn, thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ của mình CCHC được xácđịnh là hành vi có tính hướng đích của con người nhằm cải biến nền hành chính củamột quốc gia theo hướng hoàn thiện hơn, đáp ứng được những yêu cầu nội tại từ chínhbên trong nền hành chính và những đòi hỏi từ xã hội, người dân và tổ chức Đồng thờitrong những năm từ 2017 đến 2023, thành phố Hà Nội đã phải trải qua một quãngđường đầy biến động vì thế nên sẽ nhận ra được rằng việc đánh giá kết quả CCHC ởthành phố Hà Nội mang lại ảnh hưởng đáng kể đối với đất nước Thứ nhất là giúp xácđịnh những điểm mạnh và yếu, từ đó định hình lại các chiến lược và biện pháp điềuchỉnh Kết quả này góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của đất nước Thứhai là qua quá trình đánh giá, thông tin về kết quả cải cách hành chính được công bố vàminh bạch, tạo điều kiện cho sự tham gia và giám sát của cộng đồng điều này tăngcường trách nhiệm và minh bạch trong quản lý công Thứ ba là làm cho khuyến khích

sự đổi mới và cải tiến liên tục trong cách thức hoạt động của các cơ quan hành chính.Điều này đóng góp vào sự phát triển và cạnh tranh của nền kinh tế đất nước Thứ tư lànhư đã biết thì thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước,việc cải cách hành chính ở đây không chỉ ảnh hưởng đến thành phố mà còn đến cảquốc gia Đánh giá kết quả cải cách hành chính giúp đáp ứng nhu cầu phát triển của đôthị một cách hiệu quả và tiến bộ Thứ năm là tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi,thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đấtnước Tóm lại việc việc đánh giá kết quả cải cách hành chính của Thành phố Hà Nội

từ năm 2017 đến 2023 không chỉ ảnh hưởng đến thành phố mà còn có tác động sâurộng đến toàn bộ đất nước, từ khía cạnh kinh tế, xã hội đến chính trị và văn hóa

2 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về việc cải cách hành chính Nhà nước Việt Nam trongmối quan hệ và phương pháp cải cách hành chính cụ thể là cuộc cải cách hành chínhcủa thành phố Hà Nội trong giai đoạn tử năm 2017 cho đến năm 2023 bằng việcnghiên cứu các tiến trình, kết quả đạt được và những giải giáp, mục tiêu cho tương lai

Trang 7

Lý do để chọn đề tài này bởi vì thành phố là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóacủa Việt Nam Bằng cách cải cách hành chính tại đây, sẽ có ảnh hưởng lớn đến toàn bộquốc gia Đồng thời có số lượng dân cư đông đúc cung cấp nhiều dữ liệu Cùng với đadạng về ngành nghề và lĩnh vực hoạt động, từ kinh doanh đến giáo dục, y tế và côngnghệ Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và đánh giá sự hiệu quảcủa các biện pháp cải cách hành chính với tiềm năng phát triển cực kỳ lớn.

3 Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thời gian: Giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2023

4 Mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất, giới thiệu được những vấn đề chung trong việc cải cách hành chính Thứ hai, làm rõ được mối quan hệ giữa vấn đề cải cách hành chính và xây dựng nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thứ ba, tìm ra phương pháp đánh giá cải cách hành chính

Thứ tư, phân tích tiến trình cải cách hành chính tại thành phố Hà Nội trong giaiđoạn 2017-2023

Thứ năm, phân tích và đánh giá kết quả đạt được trong cuộc cải cách hành chính tạithành phố Hà Nội trong giai đoạn 2017-2023

Thứ sáu, tìm ra những phương pháp để cải thiện và dự đoán những mục tiêu trongthời gian tới

5 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích và hoàn thành tốt những mục tiêunêu trên, nhóm đã tiến hànhnghiên cứu đề tài phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp liệt kê; phươngpháp so sánh, đối chiếu Đồng thời, tham khảo dựa vào các nguồn tài liệu uy tín, trang

Trang 8

web uy tín, tạp chí, các văn bản của Đảng và Nhà nước, các báo cáo, số liệu thống kê,nghiên cứu khoa học, bài báo, sách giáo trình,…

Trang 9

Chương 1: CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

1.1 Những vấn đề chung về cải cách hành chính

1.1.1 Khái niệm về cải cách hành chính

Cải cách hành chính có thể hiểu khi chúng ta đứng trên góc độ hành chính học việcnghiên cứu thuật ngữ cải cách hành hành chính có thể hiểu là một quá trình thay đổi cơbản, lâu dài, liên tục bao gồm cơ cấu của quyền lực hành pháp và tất cả các hoạt động

có ý thức của bộ máy nhà nước nhằm đạt được sự hợp tác giữa các bộ phận và các cánhân vì mục đích chung của cộng đồng và phối hợp các nguồn lực để tạo ra hiệu lực

và hiệu quả quản lý và chất lượng các sản phẩm phục vụ nhân dân thông qua cácphương thức tổ chức và thực hiện quyền lực

1.1.2 Tầm quan trọng về vấn đề cải cách hành chính ở Việt Nam

Cải cách hành chính đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạtđộng của bộ máy nhà nước nhằm chúng ta có thể duy trì sự phát triển của đất nước vàqua đó, chúng ta có thể hiện thực hóa mục tiêu chính trị của đảng cầm quyền: Xâydựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhândân Tăng giá trị định hướng thực chất giá trị dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ,công bằng văn minh

1.1.3 Tổng quan về quá trình cải cách hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn 1986-2020 và một số định hướng trong giai đoạn 2021-2030

Cải cách hành chính để hướng tới xây dựng một nền hành chính hoạt động có hiệulực và hiệu quả là mong muốn của bất kỳ nhà nước nào Do đó, cải cách hành chínhxuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước

Kể từ khi Đảng và Nhà nước ta tiến hành công cuộc đổi mới đã chia cải cách hànhchính nhà nước thành 4 giai đoạn chủ yếu sau:

-Giai đoạn 1986-1995: là giai đoạn xây dựng nền tảng cho cải cách hành chính -Giai đoạn 1995-2001: cải cách hành chính được xác định là trọng tâm của hoạtđộng cải cách nhà nước Vai trò của cải cách hành chính đã được khẳng định và những

Trang 10

hoạt động cải cách hành chính ngày càng đi vào chiều sâu, tác động mạnh mẽ đến đờisống xã hội, trở thành động lực thúc đẩy tiến trình đổi mới.

-Giai đoạn 2001-2010: Tại quyết định 136/2001/QĐ-TTg1 mục tiêu chung là: “Xâydựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đạihoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bảnđược cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa

-Giai đoạn từ 2011 đến 2020: Chính phủ đã ban hành Chương trình tổng thể cảicách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, xác định khung pháp lý cho chiếnlược cải cách hành chính trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóađất nước

Từ những dữ liệu đã có định hướng của Đảng Nhà nước cũng tiếp tục đẩy mạnh cảicách hành chính, xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình cải cách hành chính Nhànước giai đoạn 2021-2030 một cách toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm trọng điểm, đivào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyênnghệp, nâng cao trách nhiệm giải trình, từng bước hiện đại phục vụ sự nghiệp côngnghiệp hóa hiện đại hóa đất nước lấy người dân làm trung tâm lấy sự hài lòng ngườidân, doanh nhiệp làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chínhnhà nước

1.2 Mối quan hệ giữa vấn đề cải cách hành chính và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Cải cách hành chính và đổi mới kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Thựchiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi

sự thay đổi vai trò của Nhà nước và đẩy mạnh Cải cách Hành chính (CCHC) Nhànước phải tự điều chỉnh tổ chức và phương thức quản lý thích ứng với nền kinh tế thịtrường Nền hành chính phải cải cách cho phù hợp với cơ cấu và cơ chế kinh tế mới

1 Nghị định số 136/2001/QĐ-TTG ngày 17 tháng 9 năm 2001 Phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010

Trang 11

Mặt khác, Nhà nước phải chủ động tác động vào nền kinh tế thị trường để phát huynhững yếu tố tích cực, phòng chống những yếu tố tiêu cực, xây dựng nếp sống và làmviệc theo pháp luật, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội Nhà nước và thị trường trởthành hai yếu tố bổ sung cho nhau Nhà nước không làm thay các chức năng của thịtrường mà vận dụng đầy đủ, đúng đắn quy luật kinh tế khách quan vào điều kiện cụ thểcủa Việt Nam, phát huy những mặt ưu việt của thị trường, kết hợp với những thế mạnhcủa Nhà nước để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng, tạo hài hoà cung - cầu, ổn định kinh tế

vĩ mô Như vậy, vai trò của Nhà nước đã chuyển đổi từ 'người chèo thuyền' sang'người lái thuyền', định hướng và lôi cuốn các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hộicùng tham gia phục vụ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Vì luôn đứngtrước những thời cơ và thách thức mới nên Nhà nước phải không ngừng học tập, tíchcực thích nghi với thay đổi để phát triển Nhà nước phải vận dụng các yếu tố cạnhtranh tích cực của thương trường, những nội dung văn hoá doanh nghiệp phù hợp,phương pháp quản lý linh hoạt và cách thức sử dụng ngân sách một cách kinh tế, hiệuquả của khu vực tư vào các lĩnh vực công vụ, nhưng không làm mất đi tính côngquyền, tính thứ bậc và chức năng phục vụ công của nền hành chính.Như vậy, CCHCphải gắn với đổi mới kinh tế, giúp Nhà nước thực hiện tốt các chức năng quản lý nềnkinh tế thị trường Mục tiêu chính của CCHC là xây dựng một nền hành chính dânchủ, hiện đại, đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực để quản lý có hiệu lực, hiệu quảcác công việc của Nhà nước, làm đòn bẩy hữu hiệu để phát triển kinh tế Tuy nhiên,CCHC là quá trình chuyển đổi, không chỉ gồm một vài cải tiến cục bộ, mang tính kỹthuật mà thường liên quan đến những vấn đề cơ bản của hệ thống thể chế, tổ chức bộmáy và quản lý nguồn nhân lực của nền hành chính CCHC vừa có tính cấp bách vừa

có tính phức tạp, lâu dài nên phải triển khai thường xuyên, liên tục Có thể mục tiêu cơbản không thay đổi nhưng cách thức CCHC phải linh hoạt theo sự biến đổi của tìnhthế Nội dung tổng thể của CCHC phải gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,theo một chiến lược toàn diện, nhất quán, có sự chỉ đạo thống nhất từ trung ương tới

cơ sở, với bước đi vững chắc, có trọng tâm, và phương pháp làm điểm, nhân rộng khoahọc để tránh gây xáo động, mất ổn định chính trị - xã hội Để tạo động lực cho đổi mớikinh tế, cần đẩy mạnh CCHC trên ba phương diện chủ yếu: hoàn thiện hệ thống thểchế, pháp luật nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, hội nhập kinh

Trang 12

tế quốc tế thành công; xây dựng bộ máy hành chính năng động, cởi mở, hiệu quả, nhạybén với yêu cầu của nền kinh tế thị trường và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

1.3 Chỉ số cải cách hành chính:

Hiện nay pháp luật không có quy định chỉ số cải cách hành chính là gì Tuy nhiên,hiểu theo nghĩa thông thường thì chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX - PublicAdministration Reform Index) là công cụ để theo dõi, đánh giá hoạt động cải cáchhành chính được Bộ nội vụ ban hành theo từng giai đoạn với mục tiêu đánh giá mộtcách thực chất, khách quan và công bằng kết quả thực hiện cải cách hành chính hàngnăm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trungương trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chínhnhà nước.Việc áp dụng PAR INDEX mang ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy minhbạch, công khai, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, góp phầnxây dựng nền hành chính nhà nước chuyên nghiệp, hiện đại

Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Quyết định 876/QĐ-BNV năm 2022 đã quy định về tiêuchí và phương pháp xác định chỉ số cải cách hành chính cấp bộ theo quy định như sau,

Bộ tiêu chí xác định Chỉ số cải cách hành chính cấp bộ được cấu trúc thành 7 lĩnh vựcđánh giá, cụ thể là: công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính; cải cách thể chế;cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; cải cách chế độ côngvụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số

Bộ tiêu chí xác định và thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đối với từng tiêu chí,tiêu chí thành phần tại Bảng 12 ban hành kèm theo Quyết định 876/QĐ-BNV năm

2022 (sau đây gọi tắt là Bảng 1) với thang điểm đánh giá của chỉ số cải cách hànhchính là 100 Bộ sử dụng hai phương pháp để đánh giá các tiêu chí : tự đánh giá vàthông qua xã hội học Đối với phương pháp tự đánh giá, các bộ tự theo dõi, đánh giá

và cho điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của bộ và các cơ quan,đơn vị trực thuộc theo các tiêu chí, tiêu chí thành phần được quy định trong Chỉ số cải

2 Nghị định số : 876/QĐ-BNV của Bộ Nội Vụ,ngày 10 tháng 11 năm 2022 Quyết định phê duyệt đề án “XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG” GIAI ĐOẠN 2022 - 2030, Bảng 1: Chỉ số cải cách hành chính cấp

Bộ, Quyết định 876/QĐ-BNV 2022 Đề án Xác định Chỉ số cải cách hành chính của bộ cơ quan ngang bộ

(thuvienphapluat.vn) , 27/03/2024

Trang 13

cách hành chính cấp bộ và hướng dẫn của Bộ Nội vụ Điểm các bộ tự đánh giá đượcthể hiện tại cột “Tự đánh giá” của Bảng 1 (tham khảo trong nguồn); đối với phươngpháp đánh giá thông qua điều tra xã hội học, việc điều tra xã hội học được tiến hành đểlấy ý kiến đánh giá của các nhóm đối tượng khác nhau, các tiêu chí đánh giá qua điềutra xã hội học được thể hiện tại cột “Ghi chú” của Bảng 1.

Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Quyết định 876/QĐ-BNV năm 2022 đã quy định về tiêuchí và phương pháp xác định chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh theo quy định nhưsau, bộ tiêu chí xác định Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh được cấu trúc thành 8 lĩnhvực đánh giá, trong đó có 7 lĩnh vực tương tự như cấp Bộ là: Công tác chỉ đạo, điềuhành cải cách hành chính; Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổchức bộ máy hành chính; Cải cách chế độ công vụ; Cải cách tài chính công; Xây dựng

và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số Ngoài ra, còn có thêm lĩnh vực đánh giákhác là tác động của cải cách hành chính đến người dân, tổ chức và phát triển kinh tế -

xã hội Bộ tiêu chí và thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đối với từng tiêu chí,tiêu chí thành phần tại Bảng 23 ban hành kèm theo Quyết định 876/QĐ-BNV năm

2022 Với thang điểm đánh giá 100 và sử dụng hai phương pháp đánh giá tương tựnhư Bộ : Tự đánh giá của tỉnh và đánh giá thông qua xã hội học.Cải cách hành chính làmột quá trình liên tục và lâu dài Việc sử dụng PAR INDEX để đánh giá hiệu quả hoạtđộng cơ quan hành chính là một bước tiến quan trọng trong quá trình này Chỉ số nàygiúp các cơ quan nhà nước nâng cao hiệu quả hoạt động, hướng đến phục vụ ngườidân và tổ chức tốt hơn, hiệu quả hơn

Bên cạnh chỉ số PAR INDEX ta còn có thể nhắc đến chỉ số sự hài lòng của ngườidân, tổ chức đối với sự phục vụ của Cơ quan hành chính nhà nước: SIPAS-SatisfactionIndex of Public Administrative Services SIPAS là kết quả mang tính định hướng củaviệc đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hànhchính nhà nước Chỉ số SIPAS là thước đo mang tính khách quan, phản ánh trung thực

3 Nghị định số : 876/QĐ-BNV của Bộ Nội Vụ,ngày 10 tháng 11 năm 2022 Quyết định PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN

“XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG” GIAI ĐOẠN 2022 - 2030, Bảng 2: Chỉ số cải cách hành chính cấp Tỉnh, Quyết định 876/QĐ-BNV 2022 Đề án Xác định Chỉ số cải cách hành chính của bộ cơ quan ngang

bộ (thuvienphapluat.vn) , 27/03/2024

Trang 14

kết quả đánh giá của người dân, tổ chức về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhànước thông qua việc cung cấp các dịch vụ hành chính công cụ thể Thực hiện Quyếtđịnh số 2640/QĐ-BNV ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành phê duyệt

Đề án Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quanhành chính nhà nước giai đoạn 2017 - 2020 Theo đó, tiêu chí đo lường Chỉ số hài lòngcủa người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (sau đâygọi tắt là Chỉ số SIPAS) có 05 yếu tố cơ bản của quá trình cung ứng dịch vụ hànhchính công, áp dụng đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức, cụ thể như sau: Một

là tiếp cận dịch vụ hành chính công của cơ quan hành chính nhà nước; Hai là thủ tụchành chính; Ba là về công chức trực tiếp giải quyết công việc; Bốn là về kết quả cungứng dịch vụ hành chính công; Cuối cùng là về tiếp nhận, giải quyết góp ý, phản ánh,kiến nghị Phương pháp đánh giá xác định kết quả Chỉ số SIPAS chủ yếu thông quaphiếu điều tra xã hội học; đối tượng điều tra, khảo sát là người dân, người đại diện cho

tổ chức đã trực tiếp giao dịch và nhận kết quả cung ứng dịch vụ hành chính công trongphạm vi thời gian điều tra xã hội học Chỉ số SIPAS đóng vai trò quan trọng trong việcđánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, góp phần nâng caochất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công, tạo môi trường thuận lợi cho người dân

và tổ chức Kết quả SIPAS được công bố hàng năm giúp các cơ quan hành chính nhànước xác định được những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động của mình, từ đó cóbiện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng phục vụ người dân Để tiếp tục nâng cao Chỉ

số SIPAS, cần chú trọng vào các giải pháp sau: Nâng cao nhận thức của cán bộ, côngchức về tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụngười dân Đổi mới công tác tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, sắp xếp lại đội ngũcán bộ, công chức Cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các bước thực hiện, rútngắn thời gian giải quyết Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt độngcủa cơ quan hành chính nhà nước Mở rộng kênh tiếp nhận ý kiến phản hồi của ngườidân, tổ chức Nâng cao Chỉ số SIPAS là góp phần xây dựng nền hành chính nhà nướcphục vụ người dân, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển đất nước

Ngày đăng: 15/11/2024, 19:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w