Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Phân tích rõ thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của TP.HCM trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóagiai đoạn 2012 – 2022, từ đó xác
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ĐẾN NĂM 2030
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
Trang 4Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học:
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Khoa học Tổng hợp TP HCM.
- Thư viện Trường Đại học Kinh Tế TP HCM.
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn vềkinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ, đầu mối giao lưu và hộinhập quốc tế, thành phố nằm ở vị trí hạt nhân của Vùng kinh tế trọngđiểm phía Nam thành phố, luôn là địa phương đi đầu và đột phá trong sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong thời gian vừa quachuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố theo hướng tăng tỷ trọngngành dịch vụ, công nghiệp Cụ thể trong giai đoạn 2012 – 2022 tốc độtăng trưởng bình quân của ngành dịch vụ đạt trung bình 8,4%/năm (CụcThống kê TP HCM, năm 2023), đứng đầu toàn ngành dịch vụ của cảnước Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp thành phố giai đoạn2012-2022 cũng đạt gần 8%/năm (Cục Thống kê TP HCM, năm 2023),nằm trong tốp có tăng trưởng công nghiệp cao của cả nước Ngành nôngnghiệp thành phố, mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng tiếp tục chuyển dịchtheo hướng hiện đại, tập trung vào các ngành nông nghiệp công nghệ cao,công nghệ sinh học Đánh giá chung cho thấy, chuyển dịch cơ cấu ngànhkinh tế của Thành phố thời gian qua theo hướng nâng cao chất lượng,hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, hướng tới phát triển các sảnphẩm công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ cao, giá trịgia tăng cao, chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế theo chiều sâu, ápdụng các thành tựu khoa học - công nghệ, gắn với đổi mới, sáng tạo,đồng thời sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao và kỹ năng quản lýhiện đại, hướng tới phát triển tri thức, đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao
và bền vững
Tuy nhiên quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thànhphố thời gian qua cũng cho thấy những hạn chế như: sản xuất côngnghiệp chủ yếu theo hình thức gia công và tăng vốn đầu tư, tăng trưởngtheo chiều rộng, tăng trưởng xuất khẩu không ổn định, công nghiệp phụtrợ kém phát triển, giá trị gia tăng so với giá trị sản xuất giảm, thâm dụnglao động, còn chứa đựng nhiều yếu tố không bền vững, cơ cấu chậmchuyển dịch theo hướng tăng hàm lượng trí tuệ và công nghệ cao, chưaphát huy hết tiềm năng thế mạnh của ngành, năng lực cạnh tranh trongxuất khẩu còn thấp, chưa có sự gắn kết chặt chẽ với các địa phương trongvùng cũng như tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Để góp phần tháo gỡnhững khó khăn, vướng mắc đồng thời phát huy tiềm năng và thế mạnh
Trang 6ngành công nghiệp, dịch vụ của TP HCM nhằm thực hiện thành công sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh cuộc cách mạngcách mạng công nghiệp 4.0, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài nghiên
cứu: “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đến năm 2030”
làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ
2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của luận án
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Phân tích rõ thực trạng chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế của TP.HCM trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóagiai đoạn 2012 – 2022, từ đó xác định những định hướng và giải phápchuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Thành phố theo hướng hiện đại gắnvới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Mục tiêu cụ thể
-Hệ thống hóa cơ sở lý luận, xác định tiêu chí và nhân tố ảnh
hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa
-Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của một số địaphương, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho chuyển dịch cơ cấungành kinh tế trên địa bàn TP.HCM
-Phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2012-2022, chỉ ra những kết quả đạtđược, những hạn chế và nguyên nhân để làm căn cứ và cơ sở cho việc đề
ra những định hướng và giải pháp, nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế thành phố trong thời gian tới
-Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế trên địa bàn TP.HCM đến năm 2030 theo hướng hiệnđại, gắn với đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên cơ sở lý luận khoa học nào? Cácchỉ tiêu và nhân tố ảnh hưởng nào ảnh hướng đến chuyển dịch cơ cấungành kinh tế?
- Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình
Trang 7công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn TP.HCM thời gian qua nhưthế nào? Kết quả đạt được và hạn chế gì?
- Những định hướng và giải pháp chủ yếu nào thúc đẩy chuyểndịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóatrên địa bàn TP.HCM đến 2030?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Là các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp và chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trênđịa bàn TP.HCM, dưới góc độ của chuyên ngành Kinh tế chính trị
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: luận án tập trung chủ yếu vào phân tích, đánh giáthực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn TP.HCM giaiđoạn 2012-2022 Định hướng và giải pháp đến năm 2030
Về không gian: luận án tập trung nghiên cứu chuyển dịch cơ cấungành kinh tế trên địa bàn TP.HCM
4 Nguồn số liệu nghiên cứu
-Đề tài sử dụng nguồn số liệu thứ cấp của Cục thống kê
TP.HCM, số liệu tổng hợp của Sở Lao động-Thương binh-Xã hội, Sở Kếhoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Giáo dục và Đào tạo
-Đề tài sử dụng nguồn số liệu sơ cấp thông qua việc tiến hành
điều tra, khảo sát và xin ý kiến của các chuyên gia trên địa bàn TP.HCM
về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa
5 Những điểm mới của Luận án
- Xác định những tiêu chí và những nhân tố tác động đến quá trìnhchuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn TP HCM
- Phân tích rõ thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địabàn Thành phố giai đoạn 2012 - 2022, rút ra những kết quả đạt được,những hạn chế, những vấn đề đặt ra và nguyên nhân
- Đưa ra những định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngànhkinh tế trên địa bàn thành phố đến năm 2030, theo hướng hiện đại gắn vớiđổi mới, sáng tạo
Trang 86 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Về lý luận: Đề tài tổng hợp những vấn đề lý luận về chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Về thực tiễn: Cung cấp những bằng chứng thực tế về chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trênđịa bàn TP.HCM giai đoạn 2012 - 2022 Từ đó đưa ra những định hướng
và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại đếnnăm 2030 trên địa bàn TP HCM
7 Kết cấu của luận án
CHƯƠNG 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án.
CHƯƠNG 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CHƯƠNG 3: Phương pháp nghiên cứu và khung phân tích CHƯƠNG 4: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2022.
CHƯƠNG 5: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊNQUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luậncủa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa
1.1.1.Các nghiên cứu về khái niệm và nội hàm của chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế
Nghiên cứu sinh đã kế thừa quan điểm nghiên cứu của các họcgiả về khái niệm, nội hàm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và sự chuyểndịch cơ cấu ngành kinh tế gắn liền với sự dịch chuyển như vốn đầu tư, laođộng, công nghệ…
Trang 91.1.2 Các công trình nghiên cứu về tiêu chí và các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Tác giả đã kế thừa, cụ thể hóa và điều chỉnh lại một số tiêu chíchuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các nhà nghiên cứu, nhằm tạo ra bộtiêu chí đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, làm cơ sở cho việcphân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địabàn TP.HCM trong giai đoạn 2012 - 2022, từ đó đề ra định hướng và giảipháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên đại bàn TP HCM đến năm2030
1.1.3.Các nghiên cứu về những nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Các công trình nghiên cứu đã tiếp cận những yếu tố tác động tới
sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng tập trung ởnhững nhân tố: (i) sự tác động của Nhà nước, (ii) điều kiện tự nhiên, (iii)nguồn nhân lực, (iv) vốn đầu tư, (v) tiến bộ khoa học, công nghệ, (vi) yếu
tố cầu thị trường Luận án đã kế thừa các nội dung hợp lý của những yếu
tố này, để xác định những nhân tố chủ yếu tác động đến quá trình chuyểndịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn TP.HCM trong thời gian qua, từ đó
đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấungành kinh tế trên địa Thành phố đến năm 2030
1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực tiễn chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực tiễn chuyển dịch cơcấu ngành kinh tế đã đánh giá thành tựu và rút ra những hạn chế củachuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế bao gồm: các ngành kinh tế của ViệtNam vẫn sản xuất, kinh doanh chủ yếu theo hình thức gia công và tăngvốn đầu tư, tăng trưởng theo chiều rộng, tăng trưởng xuất khẩu không ổnđịnh, năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu trong xuất khẩu còn thấp, côngnghiệp phụ trợ kém phát triển, giá trị gia tăng so với giá trị sản xuất giảm,chậm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tăng hàm lượng trítuệ và công nghệ cao… Riêng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theohướng hiện đại gắn với những thành tựu của cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ tư, một số nghiên cứu có đề cập, nhưng chưa có công trình
Trang 10nghiên cứu nào đi sâu phân tích, vì vậy nghiên cứu sinh sẽ đi sâu phântích tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến chuyển dịch cơcấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, xem đây là một trong những điểmmới của luận án.
1.3 Các công trình nghiên cứu của nước ngoài liên quan đếnchuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa
Các công trình nghiên cứu nước ngoài, đặc biệt là nghiên cứu củachủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của khoa học công nghệ được coi là lựclượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố quan trọng và có ý nghĩa quyết địnhchuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa Đặc biệt, C Mác đã đi sâu nghiên cứu về ba giai đoạn phát triểncủa chủ nghĩa tư bản trong công nghiệp đó là: hiệp tác giản đơn, phâncông lao động trong công trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí Đâycũng chính là cơ sở cho việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế, mà trực tiếp là sự phát triển của ngành công nghiệp V.I.Lênin cũngnhấn mạnh đến vai trò của đại công nghiệp, đặc biệt là điện khí hóa đốivới các ngành, theo V.I.Lênin: Chủ nghĩa cộng sản bằng chính quyền xôviết cộng với điện khí hóa toàn quốc
1.4 Nhận xét về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến các khía cạnh khác nhaunhư: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trongquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng phát triển bền vững Xác định vị trí, vai trò của chuyển dịch cơ cấungành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chỉ ra việcchuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý phải phản ánh được các quy luật kinh
tế khách quan; phải đảm bảo khai thác tối đa các tiềm năng của đất nước,các ngành, các thành phần, các vùng; phát huy lợi thế tuyệt đối và lợi thế
so sánh; phản ánh được xu hướng phát triển của cuộc cách mạng khoahọc và công nghệ và phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm thước đo cuốicùng của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, theo hướng hiện đại.Chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Các tác giả đã phân tích lý luận chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tếtheo lý luận Kinh tế chính trị Mác - Lênin, lý luận của kinh tế học trườngphái chính hiện đại, lý thuyết phát triển cân đối liên ngành, lý thuyết phát
Trang 11triển cơ cấu ngành không cân đối hay các “cực tăng trưởng”, lý thuyết
“cất cánh” của W.W Rostow, lý thuyết và hai khu vực…
Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài cũng đã đề xuấtnhiều giải pháp khoa học có ý nghĩa nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại như: (i) Tiếp tục tạo môi trườngchính trị - kinh tế - xã hội, pháp lý thuận lợi và ổn định; (ii) Hoàn thiệncông tác quy hoạch; (iii) Đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính - tiềntệ; (iv) Xác định và tập trung sức phát triển các ngành trọng điểm, mũinhọn và các ngành cần ưu tiên phát triển; (v) Huy động vốn, hợp lý hóa
cơ cấu vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư; (vi) Mở rộng quy mô đàotạo, điều chỉnh cơ cấu đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo theo hướngphù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế; (vii) Phát triểnkhoa học - công nghệ; (viii) Đẩy mạnh hoạt động thương mại; (ix) Pháttriển đồng bộ kết cấu hạ tầng
1.5 Khoảng trống các công trình nghiên cứu liên quan đến luận
án cần được nghiên cứu
Một là, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và tác động đến quá
trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa trên địa bàn TP HCM
Hai là, nghiên cứu về thực tiễn chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2012-2022, rút ra những kết quả đạtđược, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân
Ba là, nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn
TP.HCM, theo hướng hiện đại gắn với chuyển đổi số và đổi mới, sáng tạo
Bốn là, đưa ra những định hướng và giải pháp có tính khả thi cao
để chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn TP HCM, nhằm thựchiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Năm là, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn TP HCM,
phải gắn với liên kết Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, khai thác nhữnglợi thế của Vùng để chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đạt hiệu quả
Trang 12Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 2.1 Các khái niệm cơ bản về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2.1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành của nền kinh tế,cùng với các mối quan hệ chủ yếu về định tính và định lượng ổn định vàphát triển giữa các bộ phận ấy với nhau hay của toàn bộ hệ thống trongđiều kiện của nền sản xuất hàng hóa và trong những khoảng thời giannhất định
Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh tình trạng biến động giữa sốlượng, tỷ lệ và giá trị của các ngành kinh tế, trong đó có ba ngành chủyếu là: công nghiệp, nông và thuỷ sản, dịch vụ
2.1.2 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình thay đổi cơ cấu vàmối tương quan qua lại của các ngành theo từng mục đích, định hướngnhất định
2.1.3 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ngành trong quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa được thể hiện ở những điểm sau:
- Sự thay đổi về số lượng và loại ngành trong nền kinh tế do sựxuất hiện thêm những ngành mới hay mất đi một số ngành đã có
- Sự thay đổi về tỷ trọng giữa các ngành do tốc độ tăng trưởnggiữa các ngành là không đồng đều
-Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo mục tiêu xác định trước
và có sự can thiệp, điều chỉnh của nhà nước vì lợi ích kinh tế toàn xã hộiđược gọi là chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có chủ đích
Trang 132.2 Những chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2.2.1 Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội
GDP hay GRDP được coi là chỉ tiêu quan trọng, được sử dụngnhằm đánh giá việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa Tốc độ tăng trưởng GDP phản ánh sựchuyển dịch và tăng trưởng của các ngành trong nền kinh tế
2.2.2 Cơ cấu nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực hay lực lượng lao động đóng góp trực tiếp, quantrọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, nó chịu tác độngtrực tiếp từ sự tăng dân số Năng suất lao động đã tăng lên đáng kể khimáy móc tiên tiến thay lao động truyền thống Tuy nhiên, lực lượng laođộng đặc biệt là lao động trình độ cao vẫn đóng vai trò quan trọng trongtăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
2.2.3 Chỉ tiêu cơ cấu hàng xuất – nhập khẩu
Sự thay đổi trong tỷ lệ mậu dịch (xuất – nhập khẩu) là hậu quảcủa nhiều nguyên nhân không chỉ từ nội tại quốc gia còn bởi các yếu tốkhách quan của quốc tế Tuy nhiên, thông qua cơ cấu và tỷ lệ hàng hóaxuất – nhập khẩu và chủng loại hàng xuất khẩu, chính ta có thể đánh giáđược sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một quốc gia
2.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
2.3.1 Vai trò của Nhà nước
Nhà nước thực hiện chính sách chủ động hội nhập tích cực và sâurộng, đưa ra những chính sách tài chính, khoa học công nghệ và quản lýmột cách hiệu quả, góp phần rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại
2.3.2 Các nguồn lực của nền kinh tế
Bao gồm nguồn tài nguyên thiên nhiên; nguồn nhân lực; vốn đầutư; tiềm lực khoa học và công nghệ; yếu tố cầu thị trường là những nguồnlực có tác động quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Trang 142.4 Một số lý thuyết chủ yếu liên quan chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2.4.1 Lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin
Lý luận về phân công lao động xã hội, Lý luận về tái sản xuất tưbản xã hội, Lý luận về điện khí hóa của V I.Lênin Đặc biệt Lý luận về
ba giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản trong công nghiệp đã chỉ rõ
sự phát triển của ngành công nghiệp trong giai đoạn cuộc cách mạngcông nghiệp ở Anh thế kỷ XVIII C Mác cho rằng sự phát triển của chủnghĩa tư bản trong công nghiệp phải trỉ qua ba giai đoạn đó là:
1) Hiệp tác giản đơn
2) Phân công lao động trong công trường thủ công
3) Sự phát triển của máy móc cơ khí
Đây là cơ sở lý luận quan trọng của Chủ nghĩa Mác – lênin vềchuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, mà trực tiếp là ngành công nghiệp
2.4.2 Các lý thuyết của kinh tế học hiện đại về chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế
2.4.2.1 Lý thuyết cất cánh của W.Rostos
Lý thuyết cất cánh của W Rostow (1960) mô tả quá trình chuyểnđổi từ một nền kinh tế chậm phát triển sang một nền kinh tế phát triểntheo 5 giai đoạn phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, chuyển dịch cơcấu ngành kinh tế
2.4.2.3 Lý thuyết về vòng đời sản phẩm và chuỗi giá trị gia tăng
Lý thuyết vòng đời sản phẩm: được Raymond Vernon đề ra năm
1966 mô tả lý thuyết vòng đời của sản phẩm theo năm bước liên tiếpnhau Bước một, sản phẩm được lắp ráp và được xuất khẩu sang nướckhác Bước hai, sản phẩm được sản xuất chủ yếu ở các nước phát triển vàxuất khẩu sang các nước phát triển Bước ba, sản phẩm được sản xuất chủyếu ở các nước phát triển và xuất khẩu sang những nước đang phát triển.Bước bốn, sản phẩm được sản xuất ở các nước phát triển và xuất khẩusang những nước phát triển và đang phát triển.Bước năm, sản phẩm đượcsản xuất chủ yếu ở các nước đang phát triển và xuất khẩu sang nhữngnước phát triển
Lý thuyết phát triển chuỗi giá trị gia tăng: Thể hiện bản chất của
phân công lao động quốc tế Ở đây mỗi một mặt hàng được sản xuất đến
Trang 15tận tay người tiêu thụ bao gồm nhiều khâu kết hợp nhau, bao gồm 4 khâu:nhà thiết kế (sáng chế) - sản xuất - tiếp thị – tiêu dùng
2.4.2.4 Các lý thuyết nhị nguyên
Mô hình hai khu vực của Athur Lewis: cho rằng thị trường bao
gồm cả nền kinh tế truyền thống và hiện đại Tình trạng dư thừa lao động
ở khu vực truyền thống, trong lĩnh vực nông nghiệp Trái lại, khu vựckinh tế hiện đại có nền công nghiệp qui mô lớn Kết quả là có việcchuyển dịch lao động từ nông nghiệp đến khu vực công nghiệp Quá trìnhchuyển đổi sẽ góp phần cắt giảm lao động thừa trong nông nghiệp nhằmtăng năng suất của khu vực công nghiệp
2.4.2.5 Lý thuyết lợi thế cạnh tranh của M Porter
M Porter xác định cạnh tranh dựa trên sản xuất, đầu tư và đổimới, sáng tạo Tuy nhiên, việc xác định các giai đoạn phát triển kinh tế sẽ
có ý nghĩa quyết định để thực hiện chiến lược kinh tế thích hợp, kể cảchiến lược chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại và khaithác lợi thế cạnh tranh của ngành
2.5 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu nghành kinh tế trong quá công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước từ khi nước ta giành độc lập
và thống nhất đất nước luôn khẳng định: công nghiệp hóa, hiện đại hóa lànhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Gắn liềnvới quá trình công nghiệp hóa là chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theohướng hiện đại, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảmdần tỷ trong ngành nông nghiệp với cơ cấu dịch vụ- công nghiệp-nôngnghiệp Đồng thời, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng khoa học và côngnghệ, đổi mới, sáng tạo gắn với hội nhập quốc tế
2.6 Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bài học kinh nghiệm cho thành phố Hồ Chí Minh
2.6.1 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một
số nước
2.6.1.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Trang 16Trọng tâm chiến lược chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của HànQuốc hướng tới chuyển đổi cơ cấu sản xuất của ngành công nghiệp từ sửdụng lao động thủ công là chính sang sử dụng lao động trình độ cao, dựatrên công nghệ, nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hoá có chất lượng cao, thíchứng vớicách mạng công nghiệp 4.0 Cơ cấu sản xuất công nghiệp và xuấtkhẩu đã chuyển hướng qua hàng hoá chất lượng cao, khẳng định vị thế là
kẻ tiên phong trong một số lĩnh vực như: xe hơi, video, máy ảnh film,máy tính, điện thoại và mạch tích hợp
2.6.1.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Trung Quốc trảiqua 4 giai đoạn chủ yếu
-Giai đoạn đầu, từ năm 1949 - 1978, việc phát triển công nghiệp
và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo mô hình công nghiệp hóa củaLiên Xô – tập trung phát triển công nghiệp nặng
-Giai đoạn thứ hai, từ năm 1979 - 1990, Trung Quốc đã thực hiệncải cách kinh tế
-Giai đoạn thứ ba từ năm 1991 - 2000, Trung Quốc thực hiệnchính sách chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế bền vững hơn, đồng thời tậndụng những lợi ích mà toàn cầu hóa đem lại
-Giai đoạn bốn, từ 2001 đến 2020, trọng tâm là chính sách cảicách và phát triển các doanh nghiệp, hình thành những doanh nghiệpcông nghệ mới và tập đoàn kinh tế lớn nhằm thực hiện mục tiêu của cuộccách mạng công nghiệp 4.0
2.6.1.3 Kinh nghiệm của Singapore
Singapore có điều kiện tự nhiên tốt để phát triển du lịch và côngnghiệp phụ trợ Singapore tập trung vào những ngành công nghiệp có lợithế cạnh tranh đang phát triển tại châu Á, bao gồm cảng hàng hải, côngnghiệp đóng tàu và phụ tùng, công nghiệp lọc hoá dầu, vận chuyển hàngkhông, công nghiệp ổ đĩa máy vi tính, điện tử và công nghiệp bán dẫn.Tăng trưởng kinh tế của Singapore phần lớn nhờ các lĩnh vực côngnghiệp, đóng góp khoảng 40% tổng sản lượng Các lĩnh vực công nghiệpcốt lõi của Singapore gồm vận tải biển, đóng tàu, công nghệ thông tin,viđiện tử, ngân hàng và du lịch Singapore cũng được đánh giá là nước đitiên phong thúc đẩy sự chuyển dịch của ngành kinh tế tri thức và kĩ thuật
số
2.6.1.4 Kinh nghiệm của thành phố Thượng Hải (Trung Quốc)
Trang 17Thành phố Thượng Hải phát triển thành thành phố cảng lớn nhấtchâu Á mỗi năm, thông quan trung bình là 443 triệu tấn hàng hóa mỗinăm Thượng Hải đang triển khai phát triển đồng bộ hạ tầng viễn thông5G và Internet trong thành phố, thúc đẩy nhanh chóng tiến trình chuyểnđổi số trên toàn bộ những lĩnh vực như kinh tế, thương mại, công nghiệp,vận tải, logistics đường biển và nông, lâm nghiệp Doanh thu của ngànhdịch vụ công nghệ thông tin ở thành phố Thượng Hải đã tăng với tỷ lệmỗi năm là 12%, cao hơn so với mức tăng trưởng GDP của cả nước.
2.6.2 Bài học kinh nghiệm cho thành phố Hồ Chí Minh
-Cần thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu,xây dựng chiến lược phát triển cho từng ngành, đặc biệt là ngành côngnghiệp, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế dựa trên các ngành thâm dụnglao động chuyển đổi sang các ngành công nghiệp định hướng công nghệ,gắn với chuyển đổi số, kinh tế số, để chuyển đổi ngành kinh tế từ sản xuấtcác sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, sang các sản phẩm có giá trị giatăng cao
-Tận dụng lợi thế của toàn cầu hóa, từng bước xóa bỏ các rào cảnthương mại, thuế nhập khẩu, hàng rào phi thuế quan, hạn chế đầu tư, điềutiết ưu đãi đầu tư, tạo điều kiện khuyến khích đầu tư trực tiếp nướcngoài… Nâng cao trình độ công nghệ và chất lượng nguồn nhân lựcthông qua chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ
-Nâng cao chất lượng hệ thống cơ chế, chính sách, luật pháp, xử
lý tranh chấp, giải quyết xung đột như pháp luật đầu tư, quản lý đô thị,chính sách về đất đai trên địa bàn thành phố Việc chuyển dịch cơ cấungành kinh tế tại TP HCM, cần phải sửa đổi và rà soát các cơ chế chínhsách, nhằm tạo sự bứt phá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóacủa Thành phố
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
3.1 Phương pháp luận nghiên cứu
3.1.1 Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Đòi hỏi khi nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế trên địa bàn TP HCM phải đứng trên quan điểm lịch sử cụ thể, phùhợp với từng giai đoạn phát triển, đồng thời xem xét sự tác động biện