để chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, hiệu quả, đáp ứng đượcyêu cầu của quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố đếnnăm 2030, tầm nhìn 2045, trong
Trang 2LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1 TS LƯU THỊ KIM HOA
2 TS HỒ TẤN PHONG
TP Hồ Chí Minh, năm 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án mang tựa đề “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân Tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Lưu Thị Kim Hoa và Tiến sĩ Hồ Tấn Phong
Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận án tôn trọng cao nhất tính trungthực, sự minh bạch và không vi phạm bất kỳ quy định nào liên quan đến luận án vànghiên cứu khoa học Những tài liệu, số liệu, thông tin và dữ liệu được sử dụngtrong luận án đã được trích dẫn và tham khảo một cách chính xác theo quy định bảnquyền và quy định đối với trích dẫn
Tôi cam kết rằng luận án không sao chép hoặc sử dụng bất kỳ nội dung nào từcác công trình khác mà không được trích dẫn Tất cả các trích dẫn, việc tham khảo
và thông tin từ các nguồn khác nhau đã được ghi rõ ràng, chính xác và minh bạch,những phát hiện, phân tích, khẳng định trong luận án này là kết quả của một quátrình nghiên cứu của cá nhân tôi
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực và giá trị khoa học của luận ánnày
TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024
Tác giả
NCS Ngô công Bình
Trang 4MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN I DANH MỤC BẢNG BIỂU VI DANH MỤC BIỂU ĐỒ VI DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VII
TÓM TẮT 9
ABSTRACT 11
MỞ ĐẦU 12
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 12
2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 14
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 14
2.2 Câu hỏi nghiên cứu 15
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 15
3.1 Đối tượng nghiên cứu 15
3.2 Phạm vi nghiên cứu 15
4 NGUỒN SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU 16
5 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN 16
6 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 16
7 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN 17
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 18
1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến CDCCNKT trong quá trình CNH, HĐH 18
1.1.1.Các nghiên cứu về khái niệm và nội hàm của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 18
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về tiêu chí và các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 19
1.1.3.Các nghiên cứu về những nhân tố tác động đến CDCCNKT trong quá trình CNH, HĐH 21
1.1.4 Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực tiễn CDCCNKT trong quá trình CNH, HĐH 23
1.2 Các công trình nghiên cứu của nước ngoài liên quan đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 25
1.3 Nhận xét về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 28
1.4 Khoảng trống trong các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án 29
Tóm tắt Chương 1 30
Trang 5CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH 31
2.1 Các khái niệm cơ bản về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình CNH, HĐH 31
2.1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế 31
2.1.2 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 32
2.2 Những tiêu chí phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình CNH, HĐH 35
2.2.1 Tiêu chí cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 35
2.2.2 Tiêu chí cơ cấu nguồn nhân lực 36
2.2.3 Tiêu chí cơ cấu hàng xuất – nhập khẩu 37
2.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 38
2.3.1 Vai trò của Nhà nước 38
2.3.2 Các nguồn lực của nền kinh tế 39
2.4 Một số lý thuyết chủ yếu liên quan chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, trong quá trình CNH, HĐH 42
2.4.1 Lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin 42
2.4.2 Các lý thuyết của kinh tế học hiện đại về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 44
2.4.2.1 Lý thuyết cất cánh của W.Rostow 44
2.4.2.2 Lý thuyết về vòng đời sản phẩm và chuỗi giá trị gia tăng (GTGT) 46
2.4.2.3 Các lý thuyết nhị nguyên 47
2.4.2.4 Lý thuyết lợi thế cạnh tranh của M Porter 48
2.5 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu nghành kinh tế trong quá công nghiệp hóa, hiện đại hóa 49
2.6 Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình CNH, HĐH và bài học kinh nghiệm cho thành phố Hồ Chí Minh 51
2.6.1 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một số nước 51
2.6.1.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc 51
2.6.1.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc 52
2.6.1.3 Kinh nghiệm của Singapore 53
2.6.1.4 Kinh nghiệm của thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) 55
2.6.2 Bài học kinh nghiệm cho thành phố Hồ Chí Minh 56
Tóm tắt chương 2 57
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 58
3.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU 58
3.1.1 Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 58
Trang 63.1.2 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của sự vật, hiện tượng 58
3.1.3 Nguyên lý về sự phát triển của sự vật hiện tượng 59
3.1.4.Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập 59
3.1.5 Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 60
3.1.6 Phương pháp trừu tượng hóa khoa học 60
3.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 61
3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả 61
3.2.2 Phương pháp phân tích - tổng hợp 62
3.2.3.Phương pháp logic - lịch sử 62
3.2.4 Phương pháp so sánh - đối chiếu 63
3.2.5 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia 63
3.3 Quy trình nghiên cứu và khung phân tích của luận án 66
Tóm tắt chương 3 69
CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2012 – 2022 70
4.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, KT - XH của TP.HCM 70
4.1.1 Về điều kiện tự nhiên 70
4.1.2 Về điều kiện kinh tế - xã hội 71
4.2 Thực trạng chuyển CDCCNKT tại TP HCM giai đoạn 2012 - 2022 72
4.2.1 Thực trạng cơ cấu ngành kinh tế của thành phố 72
4.2.1.1 Tỷ trọng cơ cấu ngành kinh tế 72
4.2.1.2.Đối với ngành nông, lâm, thủy sản 74
4.2.1.3 Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp 77
4.2.1.4 Ngành dịch vụ 82
4.2.2 Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình CDCCNKT tại TP HCM 85
4.2.2.1 Lực lượng lao động phân theo ngành 85
4.1.2.2 Thực trạng năng suất lao động (NSLĐ) trong các ngành của Thành phố 86
4.2.2.3.Thực trạng trình độ lao động và thu nhập của người lao động trong các ngành kinh tế tại thành phố 87
4.2.3 Tác động của CDCCNKT đến xuất khẩu trên địa bàn TP HCM 90
4.3 Đánh giá về CDCCNKT trên địa bàn TP HCM 92
4.3.1 Những kết quả đạt được 92
4.3.2 Những hạn chế 93
4.3.3 Một số vấn đề đặt ra đối với CDCCNKT của Thành phố 96
Trang 7Tóm tắt chương 4 98
CHƯƠNG 5 99
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TẾ THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM ĐẾN NĂM 2030 99
5.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn TP HCM 99
5.1.1 Bối cảnh quốc tế 99
5.1.1.1 Tác động của cuộc CMCN 4.0 99
5.1.1.2 Tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế 101
5.1.2 Bối cảnh trong nước tác động đến CDCCNKT trên địa bàn thành phố 102
5.1.3 Bối cảnh mới của thành phố Hồ Chí Minh tác động đến CDCCNKT 103
5.2 Quan điểm và định hướng CDCCNKT theo hướng hiện đại trong quá trình CNH, HĐH ở TP HCM đến năm 2030 106
5.2.1 Quan điểm CDCCNKT trên địa bàn TP HCM 107
5.2.2 Định hướng CDCCNKT tại TP HCM 108
5.3 Giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả CDCCNKT theo hướng hiện đại tại TP HCM đến năm 2030 112
5.3.1 Giải pháp phát triển KH - CN, ứng dụng những thành tựu của cuộc CMCN 4.0 112
5.3.2 Giải pháp phát triển hạ tầng để phát triển kinh tế số, chuyển đổi số gắn với đổi mới, sáng tạo 115
5.3.3 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 117
5.3.4 Giải pháp huy động vốn đầu tư 118
5.3.5 Giải pháp về mở rộng thị trường để phát triển kinh tế, thúc đẩy CDCCNKT 119
5.3.6 Giải pháp về vai trò quản lý, điều tiết của chính quyền Thành phố 120
5.4 Một số khuyến nghị với Chính phủ và Bộ, ngành 123
5.4.1 Khuyến nghị đối với Chính phủ, Bộ ngành 123
5.4.2 Khuyến nghị đối với chính quyền thành phố 124
Tóm tắt chương 5 124
KẾT LUẬN 126 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I PHỤ LỤC VI
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.2: Thời gian hoàn thành CNH, HĐH của một số nước 36
YBảng 3 1: Tổng hợp các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu luận án 64
YBảng 4 1 Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế tại TP.HCM giai đoạn 2012 – 2022 (Theo giá hiện hành) 72
Bảng 4.2 Tỷ trọng tăng trưởng của các ngành kinh tế tại TP.HCM giai đoạn 2012 - 2022 .73
Bảng 4.3 Tỷ trọng và giá trị sản lượng ngành nông-lâm-thủy sản của TP.HCM giai đoạn 2012-2022 74
Bảng 4 4 Tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng của một số ngành công nghiệp tại TP.HCM giai đoạn 2012-2022 78
Bảng 4 5 Tỷ trọng của một số ngành công nghiệp trọng yếu của TP HCM 78
Bảng 4 6 Trình độ sử dụng KH&CN của một số ngành tại TP.HCM 80
Bảng 4 7 Tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng của một số ngành dịch vụ của 82
Bảng 4 8 Chuyển dịch cơ cấu giá trị gia tăng trong các ngành kinh tế tại 84
Bảng 4 9 Cơ cấu lao động trong các ngành tại TP HCM giai đoạn 2012-2022 86
Bảng 4 10 Tốc độ tăng NSLĐ trong các ngành kinh tế của Tp.HCM 87
Bảng 4 11 Thu nhập của lao động trong các khu vực và các ngành kinh tế trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2012 - 2022 89
Bảng 4 12 Tỷ lệ vốn đầu tư theo ngành kinh tế của Tp.HCM giai đoạn 2012 - 2022 90
Bảng 4 13 Giá trị và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của TP.HCM giai đoạn 2012 – 2022 90 Bảng 4 14 Những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của TP HCM giai đoạn 2012 - 2022 91
DANH MỤC BIỂ Biểu đồ 2 2 Các giai đoạn phát triển cạnh tranh của M.Porter 49
Biểu đồ 2 3: Tác động lan tỏa của ngành vi điện tử đến các ngành khác của Singapore 54
YBiểu đồ 3 1 Khung phân tích của luận án 68
YBiểu đồ 4 1 Tốc độ phát triển của ngành sản xuất linh kiện 80
Biểu đồ 4.2 Lực lượng lao động phân theo trình độ tại 88
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ xuất – nhập khẩu của thành phố HCM giai đoạn 2011 – 2022 92
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CDCCNKT Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tếCDCCKT Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ĐHĐBTQ Đại hội Đại biểu Toàn Quốc
Trang 10NN Nhà nước
TFP Năng suất các yếu tố tổng hợpTP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 11để chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, hiệu quả, đáp ứng đượcyêu cầu của quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố đếnnăm 2030, tầm nhìn 2045, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển các ngành côngnghiệp chủ lực như, điện, điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông, phát triển côngnghiệp phụ trợ và một số ngành công nghiệp truyền thống như dệt may, da giày,công nghiệp chế biến, nông nghiệp công nghệ cao, đồng thời phát triển các ngànhdịch vụ chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, du lịch, logistis, xây dựng thànhphố trở thành trung tâm tài chính của khu vực và thế giới Quá trình chuyển dịch cưcấu ngành kinh tế của thyành phố cần được thực hiện theo hướng hiện đại, giảm dần
tỷ trọng nông nghiệp, gắn với phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tăng tỷ trọngcủa ngành công nghiệp và dịch vụ gắn với tăng tỷ trọng công nghiệp công nghiệ cao
và dịch vụ chất lượng cao
Cùng với việc xác định những định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấungành kinh tế theo hương hiện đại, hiệu quả, dác giả cũng đề xuất một số khuyếnnghị với Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền thành phố, để nhằm thực hiện cóhiệu quả các giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố, đồng thờikhẳng định vai trò dẫn dắt của TP.HCM đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Trang 12của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, xây dựng TP.HCM trở thành một trung tâmkinh tế, tài chính thương mại, dịch vụ, du lịch, giáo dục - đào tạo, khoa học – côngnghệ và đổi mới sáng tạo của vùng Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung.
Từ khóa: Chuyển dịch CCNKT theo hướng hiện đại, CNH, HĐH, cơ cấu ngành kinh tế
Trang 13ABSTRACT TOPIC: "Restructuring the economic sector in the process of industrialization and modernization in Ho Chi Minh City to 2030"
The research topic has analyzed and clarified the overview of research worksrelated to the thesis, drawn out the contents inherited by the author and the gaps inthe research The thesis also analyzes theories related to economic restructuring andeconomic restructuring in the process of industrialization and OS from theperspective of Political Economy, thereby building an analytical framework anddetermining the research methods of the thesis On that basis, the author has deeplyanalyzed the current situation of the restructuring of the economic sector in theprocess of implementing industrialization and OS in Ho Chi Minh City in the period
of 2012 – 2022, drawing out the achieved results, limitations and causes, therebyoffering orientations and solutions to transform the economic sector in the direction
of modernity, effectively, meeting the requirements of the city's industrialization,
OS and international economic integration to 2030, with a vision to 2045, in whichspecial attention is paid to the development of key industries such as electricity,electronics, information technology, telecommunications, development ofsupporting industries and a number of traditional industries such as textiles,footwear, processing industry, high-tech agriculture, and at the same timedeveloping high-quality service industries such as finance, banking, tourism,logistics, building the city to become the financial center of the region and theworld The process of restructuring the economic sector of the city should be carriedout in the direction of modernization, gradually reducing the proportion ofagriculture, associated with the development of high-tech agriculture, increasing theproportion of industry and services associated with increasing the proportion ofhigh-tech industry and high-quality services
Trang 14Keywords: Economic restructure, industrialization-mornization, Ho Chi Minh city economic development
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX đến nay, Đảng ta đều xác định “côngnghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm trong thời kỳ quá độ lên CNXH” Mỗi giai đoạnlịch sử, Đảng ta luôn nhất quán mục tiêu thực hiện Công nghiệp hóa, hiện đại hóa(CNH,HĐH), gắn liền với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phù hợp với từng giaiđoạn Trong những năm đầu thế kỷ XXI, khi bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi,nhất là xu thế cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0) Nắm bắt xu thế
đó, Văn kiện Đại hội Đảng xác định XIII của Đảng đã xác định: “Tiếp tục đẩy mạnhCNH, HĐH dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhữngthành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” (Văn kiện Đại hội XIII, tr132) Trong quá trình thực hiện CNH, HĐH, việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế(CDCCNKT) phản ánh bản chất, mang tính quyết định của quá trình CNH,HĐH.CDCCNKT chính là quá trình điều tiết, phân bổ và sử dụng các nguồn lực vào cácngành kinh tế, các vùng sự thay đổi này bao hàm cả sự thay đổi theo tuần tự và rútngắn Vì thế, CDCCNKT là tiêu điểm của quá trình CNH,HĐH
Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 17/11/2022, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấphành Trung ương Đảng, khóa XIII “về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, đã xác định CNH, HĐH đấtnước là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện nền kinh tế và đời sống xã hội, dựachủ yếu vào sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ trên nền tảng khoa học, côngnghệ (KH – CN), gắn với đổi mới sáng tạo, cụ thể là thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽkhoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là thành tựu của cuộc Cách mạng côngnghiệp lần thứ tư, tạo ra bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnhtranh của các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; thực hiện chuyển đổi số toàn diện,thực chất, hiệu quả, bền vững; nâng cao năng lực tự chủ về sản xuất, công nghệ vàthị trường, bảo vệ và phát huy tốt thị trường trong nước Trong thời gian tới, chuyển
Trang 15dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp sang các ngành có tính nền tảng, ưu tiên, mũinhọn, có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao; chuyển đổi các ngành côngnghiệp thâm dụng tài nguyên, năng lượng sang các ngành công nghiệp xanh, côngnghiệp phát thải các-bon thấp Điều chỉnh cơ cấu các ngành nông nghiệp và dịch vụtheo hướng hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số, phát triểncác loại dịch vụ mới có tính liên ngành và giá trị gia tăng cao, đẩy nhanh dịch vụhóa các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
TP.HCM luôn là địa phương đi đầu và đột phá trong việc thực hiệnCNH,HĐH đất nước Phát huy thế mạnh là trung tâm kết nối khu vực, cơ cấu ngànhkinh tế thành phố không ngừng chuyển dịch phù hợp với sự phát triển kinh tế, KH -
CN, từng bước tiến tới hình thành cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, đồngthời đóng góp vào tăng trưởng GRDP của thành phố
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố trong thời gian vừaqua đang từng bước được thực hiện theo hướng hiện đại, thể hiện qua việc tăngnhanh tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, cụ thể trong giai đoạn 2012 –
2022 tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dịch vụ đạt trung bình 8,4%/năm (CụcThống kê TP HCM, năm 2023), đứng đầu toàn ngành dịch vụ của cả nước Tốc độtăng trưởng của ngành công nghiệp thành phố giai đoạn 2012-2022 cũng đạt gần8%/năm nằm trong tốp có tăng trưởng công nghiệp cao của cả nước Ngành nôngnghiệp thành phố, mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng tiếp tục chuyển dịch theohướng hiện đại, trong đó tập trung vào phát triển các ngành nông nghiệp công nghệcao, ứng dụng công nghệ sinh học Đánh giá chung cho thấy, chuyển dịch cơ cấungành kinh tế (CDCCNKT) của Thành phố thời gian qua, đang diễn ra theo hướnghiện đại, hiệu quả, gắn với việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sứccạnh tranh của các kinh tế trên địa bàn Thành phố, góp phần chuyển đổi mô hìnhkinh tế theo chiều sâu, áp dụng các thành tựu KH - CN, gắn với đổi mới, sáng tạo,đồng thời sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao và kỹ năng quản lý hiện đại,hướng tới phát triển kinh tế tri thức
Trang 16Tuy nhiên, quá trình CDCCNKT của thành phố thời gian qua cũng còn nhữnghạn chế như: sản xuất công nghiệp chủ yếu theo hình thức gia công, vốn đầu tư lớn,trình độ kỹ thuật – công nghệ thấp, thâm dụng lao động, tăng trưởng của các ngànhkinh tế vẫn của yếu theo chiều rộng, tăng trưởng xuất khẩu không ổn định, côngnghiệp phụ trợ kém phát triển, giá trị gia tăng so với giá trị sản xuất giảm, thâmdụng lao động, còn chứa đựng nhiều yếu tố không bền vững, cơ cấu chậm chuyểndịch theo hướng tăng hàm lượng trí tuệ và công nghệ cao, chưa phát huy hết tiềmnăng thế mạnh của ngành, năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu còn thấp, chưa có sựgắn kết chặt chẽ với các địa phương trong vùng cũng như tham gia vào chuỗi giá trịtoàn cầu Ngành công nghiệp và dịch vụ của Thành phố chưa có tính độc lập, tự chủcao, dễ bị tổn thương bởi những cú sốc bên ngoài, khi tình hình kinh tế, chính trị,dịch bệnh của thế giới thay đổi, làm ảnh hưởng đến hoạt động công nghiệp, dịch vụ,thương mại, thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ của Thành phố Đặc biệt,
là tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), khi tri thức vàKHCN mới sẽ thay thế dần vai trò của các yếu tố đầu vào truyền thống như: laođộng và tài nguyên… Để giả quyết những khó khăn, thách thức đối với CDCCNKTcủa Thành phố, đồng thời phát huy tiềm năng và thế mạnh ngành công nghiệp, dịch
vụ nhằm thực hiện thành công sự nghiệp CNH,HĐH trong bối cảnh cuộc cách mạng
CMCN 4.0, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh, đến năm 2030” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ.
2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của luận án
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Phân tích rõ thực trạng CDCCNKT của TP.HCM trong quá trình CNH,HĐHgiai đoạn 2012 – 2022, từ đó xác định những phương hướng và giải phápCDCCNKT của Thành phố theo hướng hiện đại gắn với cuộc CMCN 4.0
Mục tiêu cụ thể
Một là: Hệ thống những cơ sở lý luận, xác định tiêu chí và nhân tố ảnh hưởng
Trang 17đến CDCCNKT trong quá trình CNH,HĐH, tìm ra các kết quả nghiên cứu có thể kếthừa và phát triển, đồng thời xác định những khoảng trông trong nghiên cứu để đisâu phân tích và làm rõ chủ đề của luận án.
Hai là, nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về CDCCNKT trong quá trình
CNH,HĐH của một số địa phương, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho quá trìnhCDCCNKT trên địa bàn TP.HCM
Ba là, nghiên cứu, phân tích rõ thực trạng CDCCNKT tại TP.HCM giai đoạn
2012-2022, đánh giá những kết quả đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhântrong quá trình CDCCKT trên địa bàn thành phố, để từ đó làm căn cứ và cơ sở đưa
ra những định hướng và giải pháp, nhằm CDCCNKT thành phố theo hướng hiệnđại
Bốn là, đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm CDCCNKT trên địa bàn
TP.HCM đến năm 2030 theo hướng hiện đại, gắn với đổi mới, sáng tạo, phát triểnkinh tế số và chuyển đổi số
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Nghiên cứu CDCCNKT gắn với CNH,HĐH dựa trên cơ sở lý luận khoa họcnào? Các chỉ tiêu và nhân tố ảnh hưởng nào ảnh hướng đến CDCCNKT?
- Thực trạng CDCCNKT gắn với thực hiện CNH,HĐH trên địa bàn TP.HCMthời gian qua như thế nào? Kết quả đạt được và hạn chế gì? Vai trò quản lý của Nhànước và chính quyền Thành phố có tác động như thế nào đến CDCCNKT?
- CDCCNKT gắn với quá trình CNH,HĐH trên địa bàn TP.HCM trong thờigian tới diễn ra theo xu hướng nào? Những nhóm giải pháp chủ yếu nào thúc đẩyCDCCNKT trong quá trình CNH,HĐH trên địa bàn TP.HCM đến 2030?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Là các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp và CDCCNKT trong quátrình CNH,HĐH trên địa bàn TP.HCM, dưới góc độ của chuyên ngành Kinh tếchính trị
Trang 184 Nguồn số liệu nghiên cứu
Thứ nhất, đề tài sử dụng nguồn số liệu thứ cấp của Cục thống kê TP.HCM, số
liệu của niên giám thống kê TP.HCM, nguồn số liệu thứ cấp từ các sở, ban ngànhcủa Thành phố như: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Sở Công thương Thành phố
Thứ hai, Luận án đã thu thập nguồn số liệu sơ cấp thông qua việc khảo sát các
chuyên gia có liên quan đến công trình nghiên cứu, đồng thời tiến hành điều tra,khảo sát để có nguồn số liệu sơ cấp về CDCCNKT trong quá trình CNH, HĐH trênđịa bàn TP HCM
5 Những điểm mới của Luận án
- Xác định những tiêu chí và nhân tố tác động đến quá trình CDCCNKT trênđịa bàn TP HCM
- Phân tích rõ thực trạng CDCCNKT tại Thành phố giai đoạn 2012 - 2022, rút
ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân
- Đưa ra những định hướng và giải pháp CDCCNKT trên địa bàn thành phốđến năm 2030, theo hướng hiện đại gắn với đổi mới, sáng tạo
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Về lý luận: Đề tài tổng hợp những vấn đề lý luận về CDCCNKT trong quátrình CNH,HĐH trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 Nghiên cứu của đề tài Luận áncũng làm rõ cơ sở lý luận của CDCCNKT trong quá trình CNH,HĐH
Trang 19Về thực tiễn: Cung cấp những bằng chứng thực tế về CDCCNKT trong quátrình CNH,HĐH trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2012 - 2022 Từ đó gợi ý một sốchính sách khả thi, phù hợp với thực tiễn và có hiệu quả nhằm CDCCNKT theohướng hiện đại đến năm 2030, trên địa bàn TP HCM.
7 Kết cấu của luận án
Bao gồm mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án cókết cấu như sau:
CHƯƠNG 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án CHƯƠNG 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về CDCCNKT trong quá trình CNH, HĐH
CHƯƠNG 3: Phương pháp nghiên cứu và khung phân tích.
CHƯƠNG 4: Thực trạng chuyển dịch CCNKT trong quá trình CNH, HĐH trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2012-2022.
CHƯƠNG 5: Định hướng và giải pháp chuyển dịch CCNKT theo hướng hiện đại trên địa bàn TP HCM đến năm 2030
Trang 20Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến CDCCNKT trong quá trình CNH, HĐH
1.1.1.Các nghiên cứu về khái niệm và nội hàm của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Các công trình nghiên cứu tiêu biểu bao gồm:
-Nguyễn Thị Bích Hường (2005),“Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”;
-Trương Thị Minh Sâm và cộng sự (2000) “Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; -Nguyễn Trần Quế và cộng sự (2004), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI”;
-Nguyễn Ngọc Toàn và cộng sự (2013) “Tái cấu trúc kinh tế Việt Nam nhìn từ
cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế”
Nguyễn Thị Tuệ Anh (2007), “Đánh giá đóng góp của các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng năng suất lao động ở Việt Nam” - Đề tài khoa học cấp Bộ
Xem cơ cấu ngành kinh tế là kết quả của hoạt động kinh tế nên cũng thay đổitheo thời gian và giai đoạn phát triển Quá trình hoạt động kinh tế kèm theo thayđổi mối quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận cấu thành trong tổng thể nền kinh tế gọi làchuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong cơ cấu ngành kinh tế, tác giả mô tả mối quan hệ
tỷ lệ “ tĩnh” giữa các bộ phận cấu thành tại một thời điểm nhất định thì chuyểndịch cơ cấu mô tả sự thay đổi “ động” tỷ lệ cấu thành so với trước Đó là kết quảcủa sự di chuyển hay phân bổ vốn, lao động, công nghệ… giữa các ngành, đồngthời chỉ rõ việc chuyển dịch nguồn lực sẽ tác động đến CDCCNKT, làm thay đổi
tỷ trọng của các ngành
Đặc biệt luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Văn Trọn (2019) “Chuyển dịch cơcấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng Đồng bằng
Trang 21sông Cửu Long đến năm 2020” đã phân tích và làm rõ các khái niệm và nội hàmchuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tácgiả đã nghiên cứu và kế thừa những nội dung này trong quá trình nghiên cứu luậnán.
Nghiên cứu sinh đã kế thừa quan điểm nghiên cứu của các học giả về chuyểndịch cơ cấu ngành kinh tế phân theo giai đoạn thời gian và sự chuyển dịch cơ cấungành kinh tế gắn liền với sự dịch chuyển như vốn đầu tư, lao động, công nghệ…đểphân tích và nghiên cứu luận án
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về tiêu chí và các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Đinh Phi Hổ và cộng sự (2011), trong giáo trình “Kinh tế phát triển: Lý thuyết
và thực tiễn”, nghiên cứu và xác định những tiêu chí phản ánh sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong quá trình CNH, HĐH
Trần Thọ Đạt và Ngô Quang Cảnh (2015), trong giáo trình “Ứng dụng một số
lý thuyết trong nghiên cứu kinh tế”, cho rằng việc chuyển dịch CCNKT được đo
lường bằng hệ số cosφ, tính theo công thức:
Trong đó:
S (t ): tỷ trọng ngành i ở năm đầu
S (t ): tỷ trọng ngành i ở năm cuối
i: ngành thứ 1, 2, 3…
φ (0 ≤ φ ≤ 90 ): góc giữa hai véc tơ cơ cấu kinh tế
Nếu φ = 0 thì không có sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Nếu φ càng lớn thì sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế càng nhanh
Nếu φ = 90 thì chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là nhanh nhất
Hoàng An Quốc (2007), trong đề tài cấp Bộ “Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn TP.HCM trong bối cảnh Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới -
Cosφφ= ∑Si(t0)Si(t1)
√ ∑S i2
(t0)S i2
(t1)
Trang 22Phương hướng và những giải pháp cơ bản”, cho rằng Tiêu chí chính để đánh giá
chất lượng CDCCNKT tại TP.HCM giai đoạn 1991-2006 là: (i), tỷ trọng GDPngành nông nghiệp (ii), Tỷ trọng GDP của ngành công nghiệp (iii) Tỷ trọng GDPcủa ngành dịch vụ (iv), Cơ cấu xuất nhập khẩu
Nguyễn Văn Trọn (2019), trong Luận án tiến sĩ “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2025” Sử dụng ba tiêu chí để đánh giá CDCCNKT gồm các tiêu chí:
(i) giá trị cơ cấu GDP, giá trị sản xuất và tập trung sử dụng chỉ tiêu tỷ trọng để phântích chuyển dịch ngành và các phân ngành (ii) cơ cấu lao động đang làm việc trongnền kinh tế gồm tổng lao động phân và trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) để sosánh đánh giá (iii) cơ cấu hàng xuất khẩu Tác giả đã sử dụng 3 tiêu chí cơ bản trên
để đánh giá những thành công hạn chế và đưa ra những giải pháp khả thi, phù hợpvới thực tiễn để CDCCNKT trong quá trình CNH,HĐH của Vùng đồng bằng sôngCửu Long
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu khoa học đã nêu trên đã xác định một
số tiêu chí đánh giá sự chuyển dịch CCNKT như: (i) cơ cấu GDP phân ngành kinh
tế gồm như công nghiệp – dịch vụ - nông lâm thủy sản và trong nội bộ ngành; (ii)
cơ cấu lao động xã hội phân gắn với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng suấtlao động; (iii) cơ cấu và quy mô của sản phẩm xuất khẩu; (iv) tốc độ CDCCKTcũng chịu tác động bởi hệ số cosφ
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Cẩm Vân (2019) “ Về tác động của toàn cầu hóađến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam” ở công trình nghiên cứu này tác giả
đã sử dụng phương pháp kiểm định đồng tích hợp Johansen và “mô hình hiệu chỉnhsai số” để nghiên cứu, đánh giá những tác động của toàn cầu hóa đến việcCDCCNKT tại Việt Nam trong giai đoạn 1995-2016 Từ đó, rút ra được toàn cầuhóa có tác động quan trọng đến việc thúc đẩy sự CDCCNKT ở Việt Nam theohướng CNH, HĐH Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra việc mở tự do thương mại cótác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) tại Việt Nam trong dàihạn Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy không chỉ đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trang 23(FDI), mà cả tỷ giá hối đoái cũng có ảnh hưởng đến CDCCKT trong ngắn hạn vàdài hạn Từ kết quả phân tích, tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị để thúc đẩy sựchuyển dịch kinh tế theo hướng hiện đại
Xuất phát từ các công trình nghiên cứu và các tiêu chí đánh giá việcCDCCNKT, tác giả xây dựng và điều chỉnh một số tiêu chí cho phù hợp thực tiễnchuyển dịch CCNKT tại TP HCM, làm cơ sở và cơ sở cho việc nghiên cứu đề tàiluận án
1.1.3.Các nghiên cứu về những nhân tố tác động đến CDCCNKT trong quá trình CNH, HĐH
Đỗ Hoài Nam và cộng sự (1995), trong đề tài KX03 Đề tài cấp Bộ “Những biện pháp kinh tế, tổ chức chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam”, nhóm nghiên cứu đã phân tích, đánh
giá về việc hình thành các ngành trọng điểm, mũi nhọn của Việt Nam, gắn với pháttriển lựa chọn công nghệ Từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất những biện pháp thúcđẩy CDCCNKT như: (i) Hoàn thiện thể chế phát triển các thành phần kinh tế, đặcbiệt là phát triển kinh tế tư nhân (ii) khuyến khích việc xây dựng và phát triển cáckhu chế xuất, khu công nghiệp (KCX, KCN), hình thành các khu công nghệ cao,đồng thời hỗ trợ các hoạt động đổi mới, sáng tạo
Bùi Tất Thắng và cộng sự (1997), “Các nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam”, đã phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến CDCCNKT, quan điểm của các tác giả chia thành hai nhómyếu tố gồm yếu tố bên ngoài và những yếu tố bên trong cụ thể là:
-(i) Những yếu tố bên ngoài (ngoại lực): KHCN hiện đại, mạng lưới sản xuấtquốc tế, đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế
-(ii) Yếu tố bên trong (nội lực): gồm vị trí địa lý, các tài nguyên, khoáng sản,nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn vốn, phát huy động lực của cơ chế thịtrường, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước, đặc biệt là sử dụng hiệu quả chínhsách tài chính - tiền tệ và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, có chiến lược phát triển
Trang 24các ngành công nghiệp mũi nhọn có tác động dẫn dắt, định hướng phát triển chonền kinh tế
Nghiên cứu của Vi Quang Thọ (2008), “Kinh nghiệm của Nhật Bản, sự thích dụng của nó đối với nền kinh tế đang phát triển”, đã đánh giá kinh nghiệm sự phát
triển kinh tế trong lịch sử, tập trung phân tích các ngành kinh tế và CDCCNKTtrong các giai đoạn CNH của Nhật Bản gồm giai đoạn tiền CNH và CNH Từ đó rút
ra những kinh nghiệm CNH của Nhật Bản gắn với CDCCNKT: (i) về phân ngànhkinh tế: có ngành trung gian (công nghiệp hỗ trợ); (ii) các nhân tố ảnh hưởng: vaitrò nhà nước về vai trò tạo lập thể chế, tổ chức doanh nghiệp và định hướng chínhsách phát triển xuất khẩu; chuyển giao công nghệ và nghiên cứu phát triển (R&D)
Nguyễn Cúc và cộng sự (1997), “Tác động của Nhà nước nhằm chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay”,
nhóm tác giả cho rằng những yếu tố ảnh hưởng tới CDCCNKT gồm: (i), điều kiện
tự nhiên, nguồn tài nguyên, khoáng sản; ii) Những yếu tố về khoa học – công nghệ,quan hệ sử hữu, quan hệ tổ chức, quản lý; (iii), Những yếu tố thuộc về kiến trúcthượng tầng như vai trò quản lý của nhà nước, hệ thống pháp luật, cơ chế, chínhsách
Trương Thị Minh Sâm và cộng sự (2000),“Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”,
nhóm tác giả nghiên cứu cơ sở hình thành và các nhân tố CDCCNKT gồm: (i) tăngquy mô (tỷ trọng của các ngành) và chất lượng (thể hiện tính hiện đại của CCNKT)(ii) Những nhân tố tác động gồm 2 nhân tố là nhân tố chung là quy mô thị trường vàtrình độ của KHCN Trong luận án NCS tập trung nghiên cứu những nhân tố riêng
có, đặc thù của thành phố tác động đến CDCCNKT trong quá trình CNH,HĐH trênđịa bàn Thành phố
Phạm Thị Khanh và cộng sự (2010), “Chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam”, đã phân tích vai trò của nhà nước là quan trọng, tác
động đến CDCCNKT, trong đó đặc biệt là thể chế và chính sách kinh tế Nghiêncứu sinh đã kế thừa, tiếp cận nhân tố vai trò của nhà nước tác động đến CDCCNKT
Trang 25Phạm Thị Kiên (2020), “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển lực lượng sản xuất trong cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam hiện nay”, quan điểm
của tác giả xem KH - CN là lực lượng sản xuất trực tiếp, đặc biệt trong cuộc CMCN4.0, là yếu tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định sự phát triển lực lượng sản xuất,góp phần CDCCNKT trong thực hiện CNH,HĐH
Như vậy, các công trình nghiên cứu được nêu trên đã nghiên cứu và làm rõ cácnhân tố tác động đến CDCCNKT trong quá trình CNH,HĐH ở những góc độ khácnhau, tập trung ở những nhân tố cơ bản sau: (i) Vai trò của Nhà nước, (ii) điều kiện
tự nhiên (iii) phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (iv) quy mô vốn đầu tư, (v)việc ứng dụng KHCN, (vi) quy mô của thị trường
1.1.4 Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực tiễn CDCCNKT trong quá trình CNH, HĐH
Các công trình nghiên cứu: “Kinh tế TP.HCM 30 năm xây dựng và phát triển (1975-2005)”, Các tác giả là cán bộ Viện kinh tế và Sở văn hóa thông tin TP.HCM biên soạn; Công trình nghiên cứu:“Thành phố Hồ Chí Minh 35 năm xây dựng và phát triển” tác giả tập thể cán bộ nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Phát triển TP.HCM; Công trình nghiên cứu:“Thành phố Hồ Chí Minh 40 năm xây dựng, phát triển và hội nhập” do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt
trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh Từ thực trạng đánh giá qua cácbáo cáo trên làm cơ sở đánh giá về thực tiễn chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trênđịa bàn TP.HCM gồm các tiêu chí và các nhân tố như: phân tích các chỉ tiêu GDP,năng suất lao động, hiệu quả vốn đầu tư gắn với hệ số ICOR, thu nhập GDP bìnhquân/người Đặc biệt là vai trò của nhà nước trong việc xây dựng, phát triển cơ sở
hạ tầng, đưa ra những chính sách phát triển ngành nghề, thu hút đầu tư nướcngoài…Thành công nhất là xây dựng và quy hoạch hệ thống các khu công nghiệptập trung, trong đó có khu công nghệ cao, KCX, KCN để thu hút các doanh nghiệptrong và ngoài nước, đầu tư sản xuất, kinh doanh, góp phần thu hút vốn đầu tư và kỹthuật, công nghệ đẩy mạnh quá trình CNH,HĐH của thành phố
Trang 26Trần Du Lịch (2012),“Cần một đề án tổng thể tái cấu trúc nền kinh tế”, đánh
giá Việt Nam có nền kinh tế vẫn ở thời kỳ đầu của quá trình CNH, HĐH do hơn 30năm đổi mới hoạt động kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào lao động rẻ, khai thác tàinguyên thô, tăng trưởng theo chiều rộng dựa vào vốn đầu tư, mở rộng nền côngnghiệp gia công hướng vào xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế còn hạnchế: nền công nghiệp còn mang tính chất gia công , tỷ trọng giá trị gia tăng so vớigiá trị sản xuất (VA/GO) trong các ngành công nghiệp giảm sút; thị trường tiêu thụhàng ngoại nhập ( thành phẩm và bán thành phẩm) tăng mạnh đồng nghĩa với ngànhcông nghiệp phụ trợ kém phát triển Bên cạnh còn do sự yếu kém về thể chế (luậtpháp, quản trị công, tiêu cực trong quản lý nhà nước) tạo bong bóng trong thịtrường chứng khoán và thị trường bất động sản trong một số giai đoạn Cần giảipháp gia cố từ nền móng từ ba trụ cột thể chế nền kinh tế, phát triển nguồn nhân lựccao, phát triển đồng bộ hạ tầng
Trương Thị Hiền (2011), “Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng cạnh tranh”, tác giả đã phân tích cơ hội và thách thức trong quá trình CDCCNKT trên địa
bàn thành phố gồm: (i), Cơ hội của Thành phố là thị trường lớn năng động với sựphát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ chất lượng cao;(ii), thách thức đốicới CDCCNKT của Thành phố là chất lượng, năng lực cạnh tranh chưa cao, chậmđổi mới công nghệ, từ đó tác giả đưa ra những giải pháp để CDCCNKT như: Pháttriển công nghiệp có hàm lượng KHCN cao, chủ động tham gia chuỗi giá trị toàncầu, đồng thời tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp truyền thống, các sản phẩm
và nhóm sản phẩm như cơ khí, điện tử, tin học, chế biến tinh lương thực, thực phẩmđồng thời phát triển ngành dịch vụ chất lượng cao như tài chính, tiền tệ, KHCN
Đỗ Hoài Nam và Trần Đình Thiên (2009), “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa: Con đường và bước đi”, nội dung nghiên cứu lý
luận cơ bản về rút ngắn quá trình CNH,HĐH, đánh giá từ đổi mới đến nay kinh tếViệt Nam đã có sự tăng trưởng tương đối cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theohướng hiện đại, các nguồn lực được phát huy, quy mô kinh tế được mở rộng, vị trí
Trang 27vai trò của thành phố được khẳng định đóng góp vào quá trình CNH,HĐH, đề ragiải pháp thực hiện đồng bộ ba trụ cột quá trình hiện đại là: tiến trình kinh tế thịtrường hiện đại, cách mạng KHCN và xác lập nền kinh tế toàn cầu
Nghiên cứu của Phạm Thị Lý và Nguyễn Thị Đông (2017) “Chuyển dịch cơcấu ngành kinh tế và việc làm ở Việt Nam: Tiếp cận theo phương pháp nhân quảGranger” Nghiên cứu này kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa CDCCKT và việclàm tại Việt Nam giai đoạn 1998 – 2013 thông qua phương pháp nhân quả Grange
Từ đó nhóm nghiên cứu nhận thấy có sự tác động mạnh mẽ của CDCCKT đến việclàm
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuyên (2021) “Chuyển dịch cớ cấu ngành kinh
tế ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra” Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng củaCDCCNKT của Việt Nam thời gian qua, chỉ ra những kết quả đạt được và nhữnghạn chế, đặc biệt chỉ rõ vai trò tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tếtheo hướng hiện đại, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, từ đó tác giả cũng đềxuất những định hướng và giải pháp để chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theohướng hiện đại, bền vững trong thời gian tới
Như vậy, các công trình nghiên cứu liên quan đến CDCCNKT, đã đánh giáthành tựu và rút ra những hạn chế của quá trình CDCCNKT như: sản xuất kinhdoanh vẫn chủ yếu theo hình thức gia công, thâm dụng lao động và vốn đầu tư, tăngtrưởng kinh tế chủ yếu vẫn theo chiều rộng, tăng trưởng xuất khẩu không ổn định,năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu trong xuất khẩu còn thấp, công nghiệp phụ trợkém phát triển, giá trị gia tăng so với giá trị sản xuất giảm, chậm CDCCNKT theohướng tăng hàm lượng trí tuệ và công nghệ cao… Riêng CDCCNKT theo xu hướngcách mạng công nghiệp lần thứ tư, gắn với phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, một
số nghiên cứu có đề cập, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu phân tích
do đây là vấn đề mới được đề cập đến trong thời gian gần đây, vì vậy nghiên cứusinh sẽ đi sâu phân tích tác động của cuộc CMCN 4.0 và phát triển kinh tế số,chuyển đổi số đến CDCCNKT theo hướng hiện đại, xem đây là một trong nhữngđiểm mới của luận án
Trang 281.2 Các công trình nghiên cứu của nước ngoài liên quan đến chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Adam Smith (1776), trong Tác phẩm “Của cải của các dân tộc”, Ông là người
phân tích lý luận về phân công lao động, có vai trò quan trọng trong việc tăng của cảicủa quốc gia là sự tiến bộ hết sức vĩ đại trong sự phát triển sức sản xuất lao động, lànguồn gốc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế từ thủ công sang sản xuất máy móc vàhình thành các ngành mới Ông cũng nhận định sự giàu có của quốc gia là do lợi thếtuyệt đối khi trao đổi và tăng năng suất lao động do chuyên môn hóa sản xuất TheoÔng phân công lao động đem lại: Sản phẩm ngành được nhân lên do có sự phân cônglao động và làm cho mọi người, kể cả tầng lớp thấp nhất, đều được hưởng sự giàu cótrong một xã hội có tổ chức và cai trị tốt Ngày nay, những vấn đề lý luận về chuyênmôn hóa sản xuất và thương quốc tế của Ông là cơ sở cho việc nghiên cứu chuyểndịch cơ cấu ngành kinh tế, gắn với phân công lao động chuyên môn hóa
Tác phẩm “Tư bản” của C.Mác, đã đi sâu nghiên cứu và phân tích những vấn
đề lý luận cơ bản như: phân công lao động xã hội, tái sản xuất tư bản xã hội… vànhận định tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp: “sự phát triển của
hệ thống máy móc trên con đường ấy chỉ bắt đầu khi nền đại công nghiệp đã đạt đượcmột trình độ phát triển cao hơn và tất cả các môn khoa học đều được dựa vào phục vụ
tư bản, còn bản thân hệ thống máy móc hiện có thì có những nguồn lực to lớn Nhưvậy, phát minh trở thành một nghề đặc biệt, và đối với nghề đó thì việc vận dụngkhoa học vào nền sản xuất trực tiếp tự nó trở thành một trong những yếu tố có tínhchất quyết định và kích thích Ngày nay, khoa học công nghệ được coi là lực lượngsản xuất trực tiếp, là yếu tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định CDCCNKT trongquá trình CNH,HĐH theo xu hướng CMCN 4.0 Đặc biệt, C Mác đã đi sâu nghiêncứu về ba giai đoạn phát triển của CNTB trong công nghiệp đó là: hiệp tác giản đơn,phân công lao động trong công trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí Đây cũngchính là cơ sở cho việc nghiên cứu CDCCNKT, mà trực tiếp là sự phát triển củangành công nghiệp
Trang 29Dirk Pilat (1994) , “Kinh tế học của sự tăng trưởng nhanh: Kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn Quốc”, theo tác giả, sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế có đóng góp
quan trọng đến tăng trưởng kinh tế Một sự di chuyển các yếu tố sản xuất từ nhữngngành có năng suất thấp sang những ngành có năng suất cao hơn làm gia tăng năngsuất trung bình của nền kinh tế, vì thế đó là sự đóng góp rõ ràng cho tăng trưởng kinh
tế Kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc giảm tỷ lệ ngành Nông nghiệp và tăngngành công nghiệp chế biến, chế tạo
Adam Szirmai, Wim Naude’ và Ludovico Alcorta, “Con đường công nghiệp hóa trong thế kỷ XXI, những thách thức và mô hình nổi trội” của tác giả do nhà xuất
bản chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội (2019), đã tổng hợp các công trình nghiên cứubao gồm:
- Công trình nghiên cứu: “Giới thiệu tổng quan: quá khứ, hiện tại và tương lai của công nghiệp hóa” của các tác giả Adam Szirmai, Wim Naude’ và Ludovico
Alcorta Đã khái quát dẫn chứng quá trình rượt đuổi, rút ngắn quá trình công nghiệphóa của thế giới, sự rút ngắn khoảng cách đuổi kịp của các nước CNH muộn, so vớinước CNH đi trước theo các tác giả do các nhân tố sau: được hưởng lợi do đã có sẵnnhững công nghệ hiện đại, sử dụng hệ số đuổi kịp là tỷ lệ tăng trưởng GDP trên đầungười, so với tăng trưởng của nền kinh tế dẫn đầu trong cùng thời kỳ
-Adam Szirmai (2012), “Công nghiệp chế biến chế tạo và phát triển kinh tế”,
tác giả cho rằng công nghiệp hóa là động lực chính của tăng trưởng trong quá trìnhphát triển kinh tế và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành chủđạo để các nước CNH muộn rút ngắn đuổi kịp các nước CNH đi trước
-Fiona Tregenna (2009), “Phi công nghiệp hóa và tái công nghiệp hóa” của tác
giả cho rằng, những thách thức đối với công nghiệp hóa trong thế kỷ XXI có nhiềuđiểm khác nhau so thực tiễn của các nước phát triển, khi bắt đầu công nghiệp hóatrong thế kỷ XIX, cũng khác biệt so với những nước đang phát triển đã từng đạt CNHcao của thế kỷ XX Từ khác biệt đó tác giả nghiên cứu khái niệm phi công nghiệphóa, tái công nghiệp hóa đối với các nước đã hoàn thành CNH
Trang 30Nobuya Harabuchi và Goralzd Rezonja (2009), “Các mô hình mới nổi về thay đổi cơ cấu trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo” của tác giả Trên cơ sở tính
toán dữ liệu biểu thị bằng thước đo GDP bình quân đầu người, để xác định tiềm năngtăng trưởng của ngành chế biến chế tạo cho phù hợp, cần nghiên cứu ngành chế biếnchế tạo chi tiết đến các phân ngành cấp 3 và tới sản phẩm Ngoài thước đo thu nhậpcần nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng gồm: tài nguyên thiên nhiên, mật độ dân số,khí hậu nhiệt đới đây là đặc trưng bởi tính chất vốn có của mỗi quốc gia Từ kết luậnphân tích chuyên sâu về ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở cấp độ phân ngànhnhỏ hơn có thể cho thấy những đặc điểm cơ bản của ngành sản xuất liên quan đếnthời gian, tốc độ và giai đoạn phát triển của chúng
Tóm lại, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều xác định khoa học
-công nghệ có tác động lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, vì vậy đã
có nhiều học giả quan tâm nghiên cứu vấn đề này và họ phân tích về vai trò cũng nhưảnh hưởng của khoa học- công nghệ đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các khíacạnh khác nhau Các học giả đã đưa ra những kết luận nghiên cứu có giá trị tổng kếtthực tiễn và phân tích một cách sâu sắc, khoa học về vai trò khoa học - công nghệ đốivới quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Từ đó là cơ sở để tác giả vậndụng trong nghiên cứu luận án về CDCCNKT trong quá trình CNH,HĐH phù hợpvới cuộc CMCN 4.0
1.3 Nhận xét về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau: chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH, HĐH, chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững
Các nghiên cứu cũng đã xác định được vị trí, vai trò của chuyển dịch cơ cấungành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và việc xây dựng cơ cấukinh tế hợp lý có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất vàtinh thần của nhân dân
Các nghiên cứu đã chỉ ra việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý phải phản ánhđược các quy luật kinh tế khách quan; phải đảm bảo khai thác tối đa các tiềm năng
Trang 31của đất nước, các ngành, các thành phần, các vùng; phát huy lợi thế tuyệt đối và lợithế so sánh; phản ánh được xu hướng phát triển của cuộc cách mạng khoa học vàcông nghệ và phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm thước đo cuối cùng của việcchuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, theo hướng hiện đại.
Các công trình nghiên cứu cũng chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến chuyểndịch cơ cấu ngành kinh tế như: (i) Những nhân tố kinh tế quốc tế (tác động của cuộccách mạng khoa học công nghệ hiện đại, những chuyển biến trong phân công laođộng quốc tế và vai trò của các công ty xuyên quốc gia, những xu hướng của thươngmại và đầu tư quốc tế, những biến đổi trong khu vực kinh tế Châu Á - Thái BìnhDương), những nguồn lực kinh tế trong nước (vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, laođộng và vốn), cơ chế thị trường và sự điều tiết của Nhà nước; (ii) Hoặc tiếp cận dướigóc độ là các nhân tố đầu vào của sản xuất, yếu tố thị trường và các nhân tố về cơ chếchính sách
Các tác giả đã phân tích ở những mức độ khác nhau về các lý luận có liên quanđến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế như lý luận chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tếtrong Kinh tế chính trị Mác - Lênin, lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tếtrong kinh tế học trường phái chính hiện đại, lý thuyết phát triển cân đối liên ngành,
lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối hay các “cực tăng trưởng”, lý thuyết
Trang 32cấu vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư; (vi) Mở rộng quy mô đào tạo, điều chỉnh
cơ cấu đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng phù hợp với quá trìnhchuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế; (vii) Phát triển khoa học - công nghệ; (viii) Đẩymạnh hoạt động thương mại; (ix) Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng
Từ việc tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau về quá trình chuyển dịch cơ cấungành kinh tế ở một số nước đạt được những thành công, các tác giả đã rút ra đượcnhững bài học kinh nghiệm bổ ích đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tếtrên địa bàn TP HCM trong thời gian tới
1.4 Khoảng trống trong các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
Qua nghiên cứu các công trình ở trong và ngoài nước liên quan đến luận án, tácgiả nhận thấy những khoảng trống cần đi sâu nghiên cứu:
Một là, đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và tác động đến quá trình
CDCCNKT trong quá trình CNH, HĐH trên địa bàn TP HCM
Hai là, nghiên cứu về thực tiễn CDCCNKT trên địa bàn TP.HCM trong giai
đoạn 2012-2022, rút ra những kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế và nguyênnhân, để làm cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp phù hợp, hiệu quả
Ba là, nghiên cứu CDCCNKT trên địa bàn TP.HCM, theo hướng hiện đại trong
bối cảnh mới cuộc CMCN 4.0, gắn với chuyển đổi số và đổi mới, sáng tạo
Bốn là, đưa ra những định hướng và giải pháp phù hợp với thực tiễn, có tính
khả thi cao để CDCCNKT trên địa bàn TP HCM, nhằm thực hiện thành công sựnghiệp CNH, HĐH
Năm là, CDCCNKT trên địa bàn TP HCM, phải gắn với liên kết Vùng Kinh tế
trọng điểm phía Nam, khai thác những lợi thế của Vùng để CDCCNKT đạt hiệu quả
Tóm tắt Chương 1
Chương 1 đã tác giả đã nghiên cứu, trình bày các công trình trong và ngoàinước liên quan đến đề tài luận án Tác giả đã tiếp cận nghiên cứu theo các tiêu chí vàyếu tố ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trìnhCNH,HĐH dưới những góc độ khác nhau Từ tổng quan các công trình nghiên cứuliên qua, tác giả đã rút ra được những nội dung cơ bản như: (i) xác định các tiêu chí
Trang 33đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (ii) cơ cấu GDP phân theo nhóm ngànhkinh tế gồm công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp và cơ cấu trong nội bộ ngành; (iii)
cơ cấu lao động xã hội phân theo trình độ, năng suất lao động; (vi) cơ cấu sản phẩmxuất khẩu; (v) tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế được đo lường bằng hệ số ICOR.Đồng thời, xác định một số yếu tố tác động đến CDCCNKT trong quá trình CNH,HĐH bao gồm: (i) sự tác động của Nhà nước, (ii) điều kiện tự nhiên, kinh té – xã hội,(iii) nguồn nhân lực, (iv) vốn đầu tư, (v) tiến bộ KH-CN, (vi) yếu tố cầu thị trường
Từ đó tác giả đã xác định những khoảng trống trong nghiên cứu, để làm căn cứ và cơ
sở cho việc nghiên cứu luận án
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH
KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH 2.1 Các khái niệm cơ bản về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình CNH, HĐH
2.1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế
Nền kinh tế quốc dân, được xem là một hệ thống phức tạp có nhiều ngành,nhiều lĩnh vực, nhiều vùng…các bộ phận hợp thành nền kinh tế và giữa những bộphận này có mối liên hệ với nhau, vì vậy “cơ cấu của nền kinh tế quốc dân là tổngthể những mối liên hệ về số lượng và chất lượng giữa những bộ phận cấu thành đótrong một thời gian và trong những điều kiện xã hội nhất định” ( Vũ Tuấn Anh ,
là mối quan hệ tác động qua lại giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế
Trang 34Cơ cấu kinh tế bao gồm nhiều loại: Cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế,
cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu theo khu vực thể chế, cơ cấu xuất nhập khẩu…Trong đó cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất vì nó phản ánh trình độ phân cônglao động, thể hiện tốc độ chuyên môn hóa sản xuất của các ngành và của nền kinhtế
Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độphát triển của nền kinh tế Trong thời kỳ công nghiệp hóa nó phản ánh mức độ đạtđược hay là kết quả của quá trình CNH Việc nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế là đểtìm ra những cách thức duy trì tỷ lệ hợp lý của chúng và những lãnh vực ưu tiên, tậptrung các nguồn lực có hạn của quốc gia trong mỗi thời kỳ nhằm thúc đẩy sự pháttriển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân một cách nhanh nhất, có hiệu quả nhất (BùiTất Thắng, 1993)
Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh tình trạng biến động giữa số lượng, tỷ lệ và giátrị của các ngành kinh tế, trong đó có ba ngành chủ yếu là: công nghiệp, nông vàthuỷ sản, dịch vụ Việc xem xét cơ cấu ngành kinh tế theo số lượng để xác định tỉtrọng, có ý nghĩa thiết thực bởi nó phản ánh xu thế và địa vị của ngành, đặc biệt hữuích đối với việc xác định những lĩnh vực quan trọng theo từng giai đoạn
2.1.2 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1.1.3
Quá trình thay đổi cơ cấu ngành kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khácngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển gọi làchuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (Ngô Thắng Lợi, 2012)
CDCCNKT không chỉ là thay đổi về số lượng các ngành, tỷ trọng mỗi ngành
mà còn bao gồm sự thay đổi về vị trí, tính chất, mối quan hệ trong nội bộ ngành.Việc CDCCNKT phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có và nội dung củaCDCCNKT là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu, hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấumới tiên tiến và hoàn thiện hơn và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơcấu mới hiện đại và phù hợp
Trang 35Như vậy, có thể thấy sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình thay đổi
cơ cấu và mối tương quan qua lại của các ngành theo từng mục đích, định hướngnhất định Dựa trên cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đạt được cơ cấumới hợp lý và hiệu quả hơn CDCCNKT được coi là hợp lý, tối ưu khi nó đáp ứngnhững yêu cầu sau: (i) phản ánh đúng quy luật khách quan; (ii) phù hợp với xu thếtiến bộ của khoa học và công nghệ đang diễn ra trên thế giới; (iii), cho phép khaithác tối đa mọi tiềm năng của đất nước, các ngành các vùng, các thành phần kinh tế
và các đơn vị kinh tế về chiều rộng và chiều sâu; (iv), thực hiện sự phân công vàhọp tác quốc tế theo xu hướng sản xuất và đời sống ngày càng được quốc tế hóa do
đó cơ cấu phải là cơ cấu mở; (v), lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo cuối cùng của
cơ cấu tối ưu
2.1.3 Khái niệm CDCCNKT trong quá trình CNH, HĐH
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: “CNH là quá trình chuyển đổicăn bản, toàn diện các hoạt động SX, kinh doanh, dịch vụ và quản lý KT-XH từ sửdụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùngvới công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự pháttriển của công nghiệp và tiến bộ khoa học và công nghệ, tạo ra năng suất lao động
xã hội cao Quá trình xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, xây dựng nền đại côngnghiệp cơ khí có khả năng cải tạo (trước hết là NN và toàn bộ nền kinh tế quốcdân), nhằm biến một nước kinh tế chậm phát triển, SX nhỏ là phổ biến sang nền SXlớn chuyên môn hóa Hiện đại hóa là quá trình xây dựng CCKT mới, mà nòng cốt làCCKT công – nông nghiệp hiện đại” (http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/)
Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) định nghĩa vềCNH: “ Công nghiệp hóa là một quá trình phát triển kinh tế trong một bộ phânnguồn lực quốc gia ngày càng lớn được huy động để xây dựng cơ cấu kinh tế nhiềungành với công nghệ hiện đại để sản xuất ra các phương tiện sản xuất, hàng tiêudùng, có khả năng đảm bảo một nhịp độ tăng trưởng cao trong nền kinh tế và đảmbảo sự tiến bộ kinh tế và xã hội”
Trang 36Theo Hội nghị BCHTWĐCSVN lần thứ 7, khóa VII (1994) thì: CNH, HĐH làquá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng mộtcách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiêntiến, hiện đại, dựa trên phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học và công nghệtạo ra năng suất lao động cao
Mục tiêu dài hạn của CNH, HĐH được xác định trong Cương lĩnh xây dựngđất nước trong thồ kỳ quá độ lên CNXH là: “xây dựng nước ta trở thành một nướccông nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sảnxuất tiến bộ, phù hợp với quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vậtchất tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh” (ĐCSVN, 1991, tr 84)
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 được thông qua tạiĐại hội XIII của Đảng đã cụ thể hoá mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
thời kỳ mới: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư Đẩy mạnh phát triển một số ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực, thế giới” (ĐCSVN, 2021, tr 76)
Nước ta tiến hành CNH, HĐH trong điều kiện thế giới đã trãi qua bốn cuộccách mạng công nghiệp, nên cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật ở nước ta phải baohàm các cuộc cách mạng công nghiệp của thế giới đã và đang trãi qua Đảng ta xácđịnh vị trí của cách mạng khoa học- kỹ thuật là then chốt, giữ vai trò nền tảng vàđộng lực của CNH, HĐH Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH, đòi hỏiphải xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và tiến hành phân công lại lao động xã hội, cơcấu kinh tế hiện đại phải theo hướng Dịch vụ - công nghiệp- nông nghiệp.Vị trí củaCDCCNKT trong quá trình CNH, HĐH là nội dung cơ bản của CNH, HĐH phùhợp với từng giai đoạn cụ thể, tuy nhiên xu hướng chung là giảm tỉ trọng ngành
Trang 37nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ theo hướng hiện đại, đồngthời gia nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng được yêu cầu củaCDCCNKT
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ngành trong quá trình CNH, HĐH đượcthể hiện ở những điểm sau:
- Sự thay đổi về số lượng và loại ngành trong nền kinh tế do sự xuất hiệnthêm những ngành mới hay mất đi một số ngành đã có Sự kiện này chỉ có thể nhậnbiết được khi hệ thống phân loại ngành đã đủ chi tiết
- Sự thay đổi về tỷ trọng giữa các ngành do tốc độ tăng trưởng giữa cácngành là không đồng đều Ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tốc độ tăngtrưởng chung thì sẽ tăng tỷ trọng Ngược lại ngành có tốc độ tăng trưởng chậm hơntốc độ tăng trưởng chung thì tỷ trọng giảm Nếu tất cả các ngành có cùng một tốc độtăng trưởng thì tỷ trọng các ngành sẽ không đổi, nghĩa là không có sự chuyển dịch
cơ cấu ngành
- Về lý thuyết khái niệm CDCCNKT được sử dụng để mô tả sự thay đổi về tỷtrọng các bộ phận cấu thành của đại lượng tổng trong dài hạn Còn thay đổi về cơcấu ngành kinh tế trong ngắn hạn là do tác động của phát triển kinh tế và phân cônglao động
-CDCCNKT theo mục tiêu xác định trước và có sự can thiệp, điều chỉnh củanhà nước vì lợi ích kinh tế toàn xã hội được gọi là CDCCNKT có chủ đích Thôngqua vai trò của mình, nhà nước thực hiện chính sách phát triển ngành, trong đó ưutiên ngành mũi nhọn, quy hoạch ngành, chính sách hội nhập, chính sách phát triểnngành theo xu hướng cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chính sách hội nhập nhằmđẩy nhanh CDCCNKT theo mục tiêu đã đề ra Trong những điều kiện nhất định nhànước có thể can thiệp trực tiếp như sử dụng tiềm lực của mình thông qua doanhnghiệp nhà nước (DNNN) và đầu tư từ ngân sách nhà nước
Trang 382.2 Những tiêu chí phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình CNH, HĐH
Căn cứ vào lý thuyết tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tếcủa các nhà kinh tế học; lý thuyết về “tái sản xuất tư bản xã hội” của C Mác, Lýthuyết “Chính sách kinh tế mới” của V.I.Lênin và quan điểm, định hướng của Đảng
và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình CNH, HĐH, cóthể xác định những tiêu chí đánh giá việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế như sau:
2.2.1 Tiêu chí cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
GDP hay GRDP được coi là chỉ tiêu quan trọng, được sử dụng nhằm đánh giáviệc CDCCKT trong quá trình CNH, HĐH Tốc độ tăng trưởng GDP phản ánh sựchuyển dịch và tăng trưởng của các ngành trong nền kinh tế
Luận án dùng bộ chỉ số tỉ trọng ngành, nhằm phân tích, đánh giá sự thay đổi tỷtrọng giữa các phân ngành chính (cấp I) và nội bộ của ngành lớn (cấp II), nhằmđánh giá mức độ tăng dần theo xu thế phát triển
Hệ số Cosφ được dùng nhằm đánh giá mức độ phát triển nhanh chóng haychậm chạp trong phạm vi nội bộ ngành trong một giai đoạn nhất định Hệ số trênđược tính theo đơn vị:
- Si(t0): Tỷ trọng ngành i ở năm đầu
- Si(t1):Tỷ trọng ngành i ở năm cuối
- i: Ngành thứ 1, 2,3 .
- φ (0 <φ< 90¿, gốc giữa hai vec tơ CCKT
- Nếu φ=0 :không cóchuyển dịch cơ cấu,
- Nếu φ càng lớn sφự chuyển dịchkinhtế càng nhanh
- Nếu φ=90 :thì chuyển dịch cơ cấu ngành nhanh nhất
2.2.2 Tiêu chí cơ cấu nguồn nhân lực
Cosφφ= ∑Si(t0)Si(t1)
√∑S i2(t0)S i2(t1)
Trang 39Theo quy luật CDCCNKT trong quá trình CNH, HĐH có xu hướng là số laođộng trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ sẽ gia tăng, trong khi số lao động khu vựcnông nghiệp truyền thống sẽ giảm Do đó, cơ cấu sự chuyển dịc của cơ cấu tronglực lượng lao động (LLLĐ) cũng là một yếu tố quan trọng đánh giá CDCCNKT Yungo Yoo (2005) đã dùng tiêu chí trên nhằm chỉ rõ cần bao lâu để một sốnước hoàn tất quá trình CNH, HĐH Ông cho rằng khi CNH, HĐH khởi đầu tại mộtvài nước, thì ngành nông lâm ngư nghiệp thường đóng góp khoảng 50% LLLĐ,nhưng sau thi thực hiện CNH, HĐH, thì LLLĐ trong ngành nông, lâm thủy sản đã
hạ xuống còn khoảng 20% Từ đó, ông đã đưa ra số liệu cụ thể ở một số nước nhưsau:
Bảng 2.1: Thời gian hoàn thành CNH, HĐH của một số nước
STT Nước hoặc vùng
lãnh thổ
Năm bắt đầu
Năm kết thúc
Thời gian hoàn thành CNH, HĐH
Nguồn: Theo Yungo Yoo (2005)
Như vậy có thể thấy: LLLĐ đóng góp trực tiếp, quan trọng trong quá trìnhCDCCNKT, nó chịu tác động trực tiếp từ sự tăng dân số Năng suất lao động(NSLĐ) đã tăng lên đáng kể khi máy móc tiên tiến thay lao động truyền thống Tuynhiên, LLLĐ đặc biệt là lao động trình độ cao vẫn đóng vai trò quan trọng trongtăng trưởng kinh tế và CDCCNKT NSLĐ lao động thể hiện năng suất công đolường bởi GDP trên một lao động trong thời gian, thường là một năm
NSLĐ xã hội= Tổng sφản phẩm trong nước(GDP)
Tổng sφố người làm việc bình quân
Tăng NSLĐ có thể đạt được thông qua cải tiến công nghệ và di chuyển cácnguồn lực sang khu vực có NSLĐ cao, từ đó sẽ CDCCNKT theo xu hướng hiện đai
Mộ trong những mục tiêu của CNH, HĐH là nâng cao thu nhập cho người dân Thunhập được thể hiện chủ yếu ở tiền công hoặc chi phí lao động Tiền công được coi
Trang 40là là một phần cơ bản của thu nhập Tiền công được hiểu theo hai cách: danh nghĩa
và thực tế Tiền công thực tế nói về tổng số hàng hoá mà một công nhân đã muathông qua tiền công danh nghĩa của họ, trong khi tiền công danh nghĩa nó cho biếttổng số tiền mà một công nhân nhận được thông qua việc bán sức lao động của họ.Việc tăng tiền công được liên kết với giá trị của lao động và tiền công tượng trưngcho giá trị của lao động Từ quan điểm về giá trị lao động của C Mac, muốn tăngcường NSLĐ, phải nâng cao trình độ của LLLĐ và nâng cao NSLĐ
2.2.3 Tiêu chí cơ cấu hàng xuất – nhập khẩu
Tỷ lệ cơ cấu hàng xuất – nhập khẩu: là tỉ số của giá cả hàng xuất khẩu đối vớigiá cả hàng nhập khẩu, được xác định bởi tỷ lệ của chỉ số giá cả hàng xuất khẩu vớichỉ số giá cả hàng nhập khẩu Chỉ số giá cả hàng xuất – nhập khẩu có thể xác địnhtheo cách sau:
Công thức tính tỷ lệ mậu dịch N: tỷ lệ mậu dịch
2.2.4 Tiêu chí về tỷ trọng của các ngành kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa thể hiện qua việc tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thờigiảm tỷ trọng nông nghiệp Trong giai đoạn đầu của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế, ngành công nghiệp thường chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 40% - 50%, ngànhdịch vụ chiếm tỷ trọng 30% - 40%, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 10%-20%.Khi nền kinh tế đã phát triển cao theo hướng hiện đại, thì tỷ trọng ngành dịch vụ sẽtăng lên chiếm khoảng 60% - 70%, ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng 20% - 30%,