1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện Đại hoá trên Địa bàn thành phố hồ chí minh

22 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Trong Nông Nghiệp Theo Hướng Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Lê Anh Quân, Trịnh Minh Việt, Huỳnh Huy Chương, Phạm Thành Trọng, Nguyễn Quốc Huy
Người hướng dẫn GVHD: Hồ Ngọc Khương
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị Mác - Lênin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 234,52 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCMKHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN TIỂU LUẬN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT

MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

TIỂU LUẬN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GVHD: Hồ Ngọc Khương SVTH:

1 Lê Anh Quân – 22119218

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

.

Điểm: ………

KÝ TÊN

MỤC LỤC

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU 4

PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ 7

1.1 Quan niệm về cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 7

1.2 Khái quát về công nghiệp hoá, hiện đại hoá 9

1.3 Khái quát về nông nghiệp 11

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 13

2.1 Khái quát về nông nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 13

2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh 16

2.3 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 19

2.4 Một số giải pháp cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp 20

PHẦN KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Hiện nay, nước ta đã và đang dần bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế, kéo theo đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá để nhanh chóng hoà nhập với nền kinh tế của bạn bè năm châu – đây cũng chính là một trong những nội dung cơ bản của đường lối đổi mới do Đảng và Nhà nước xây dựng Việc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh

tế ngành nông nghiệp nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng Nó như một vấn đề cấp thiết để phát huy tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế, tạoviệc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo

Từ trước đến nay, nông nghiệp luôn giữ một vai trò quan trọng Nước ta từng là quốc gia có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của quốc gia Vì thế, phát triểnnông nghiệp luôn là một chiến lược quan trọng

Tuy nhiên, một mặt để đáp ứng sự đòi hỏi ngày càng tăng của dân

cư về số lượng lẫn chất lượng tốt hơn, mặt khác để đối mặt với sức ép cạnh tranh khi quốc gia hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.Điều này đòi hỏi việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướnghiện đại, hiệu quả, đổi mới theo hướng công nghệ cao là một yếu tố quan trọng

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội lớn nhất của Việt Nam Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của Thành phố

đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, với tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng cao, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản giảm dần Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế của Thành phố vẫn

Trang 5

còn một số bất cập, cần được tiếp tục chuyển dịch theo hướng hiện đại, bền vững

Với cơ cấu kinh tế thành phố cho thấy xét theo giá hiện hành khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 21.9%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 12,7%; khu vực thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng 64.9%; còn khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 0.5% Có thể nhận thấy rằng nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong

cơ cấu kinh tế thành phố, điều này có thể hiểu là xuất phát từ chủ trương định hướng của Đảng bộ và chính quyền thành phố Hồ Chí Minh xác định phát triển nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi trọng tâm đột phá trong phát triển nông nghiệp và thành phố trong giai đoạn 2021-2030

Với những dữ liệu trên, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài:

“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” để một phần nào

đó hiểu rõ được lí do đất nông nghiệp ngày càng được thu hẹp và đưa ra được cách khắc phục, ứng dụng công nghệ vào những vấn đề trên

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu đề tài nhằm khảo sát các hiện tượng vây quanh việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, từ đó thấy được lợi ích và hạn chế của quá trình này Tập trung vào các yếu tố, thách thức và tiềm năng của việc phát triển nông nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Cụ thể các mục tiêu chúng em muốn hướng tới là:

Một là, nghiên cứu các yếu tố tự nhiên và xã hội trong Thành phố

Hồ Chí Minh như diện tích đất, công nghệ, hạ tầng…

Hai là, nghiên cứu các yếu tố tự nhiên này ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội, xác định các lĩnh vực nghề nông nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất trong tiềm năng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 6

Ba là, xác định các chính sách của Đảng và Nhà nước, từ đó nhận

ra các vấn đề bất cập và nêu ra được quan điểm cá nhân của mình Các chính sách được tìm hiểu sẽ bao gồm hỗ trợ tài chính, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, quy hoạch hoá đô thị,…

Nghiên cứu này nhằm luận giải cơ sở lý luận và thực trạng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đánh giá và đề xuất các biện pháp xúc tiến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp một cách có hiệu quả

và nhanh chóng hơn trong thời gian tới

3 Thu thập dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

Sau đây là các phương pháp nghiên cứu chúng em sử dụng xuyên suốt bài tiểu luận này:

Đề tài sử dụng các phương pháp trừu tượng hóa khoa học kết hợp với một số phương pháp khác như thống kê so sánh phân tích tổng hợp vàkhảo sát thực tiễn để giải quyết nhiệm vụ đặt ra

Tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của các tác giả trong nước để vận dụng vào điều kiện cụ thể của thành phố Hồ Chí Minh hiện tại Đồng thời dựa vào các nghị quyết của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh qua các kỳ đại hội đểtổng kết số liệu thống kê

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG

CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ

1.1 Quan niệm về cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế ngành nông

nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

1.1.1 Quan niệm về cơ cấu kinh tế

 Cơ cấu kinh tế

Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng khi lựclượng sản xuất phát triển sẽ thúc đẩy phân công lao động xã hội phát triển

Theo đó nền sản xuất xã hội được phân chia thành các ngành các lĩnh vực khác nhau Khi đó, tất yếu đòi hỏi phải giải quyết mối quan hệ giữa chúng với nhau chính sự phân công lao động xã hội và mối quan hệ tương tác giữa các ngành các lĩnh vực là các cơ sở hình thành cơ cấu kinhtế

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận cấu thành nền kinh tế của mỗi nước các bộ phận đó gắn bó chặt chẽ với nhau tác động qua lại lẫn nhau và biểu hiện ở các quan hệ tỷ lệ về số lượng Tương quan về chất lượng phản ánh tính chất trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của phân công lao động xã hội trong những không gian và thời gian nhất địnhphù hợp với những điều kiện kinh tế xã hội nhất định nhằm đạt được hiệuquả kinh tế xã hội cao

Theo từ điển bách khoa Việt Nam cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành lĩnh vực bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành như vậy nói đến cơ cấu kinh tế là nói đến sự phân chia các ngành các lĩnh vực các bộ phận và mối liên hệ giữa chúng trong nền kinh tế

Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi về khái niệm của cơ cấu kinh tế Song, ta vẫn có thể kế thừa chúng thông qua cách hiểu: “cơ

Trang 8

cấu kinh tế là tổng thể các ngành lĩnh vực bộ phận kinh tế với vị trí tỷ trọng tương ứng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định giữa chúng hợp thành”

Cơ cấu ngành kinh tế là tổng hợp các ngành kinh tế và mối quan hệ

tỷ lệ giữa các ngành thể hiện ở vị trí và tỷ trọng của mỗi ngành trong tổngthể nền kinh tế Cơ cấu ngành kinh tế là sự biểu hiện trung thành của phân công lao động xã hội, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trình độ khoa học và công nghệ của 1 quốc gia Cơ cấu ngành kinh tế là 1 chỉnh thể liên kết chặt chẽ nhau như 1 kiểu cấu trúc mà mọi bộ phận cấu thành có thuộc tính riêng đặc trưng riêng nhưng cùng tồn tại và phát triển tùy thuộc vào nhau

Và khi nghiên cứu về cơ cấu ngành kinh tế của 1 quốc gia người ta thường phân tích 3 nhóm ngành chính là nông nghiệp công nghiệp và dịch vụ, tùy theo mục đích tính chất mức độ nghiên cứu mà có thể chia rathành các ngành khác nhau Các ngành kinh tế là một bộ phận cơ bản cấu thành cơ cấu của nền kinh tế quốc dân

1.1.2 Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

Ngành trong nông nghiệp theo nghĩa rộng đó là tổ hợp các ngành gắn liền với các quá trình sinh học gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp Do sự phát triển của xã hội nên các ngành này tương đối độc lập nhau nhưng lại gắn bó mật thiết với nhau trên địa bàn nông thôn

Theo nghĩa hẹp, nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi.Trồng trọt được phân ra thành: cây lương thực, cây hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn trái,…

Chăn nuôi có: Chăn nuôi gia súc, gia cầm,…

Ngành lâm nghiệp bao gồm: Trồng và bảo vệ rừng, cây lấy gỗ, cây lấy củi,…

Trang 9

Ngành ngư nghiệp gồm: nuôi trồng và khai thác, đánh bắt thuỷ - hải sản,…

1.1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình chuyển dịch từ trạng thái này sang trạng thái khác phù hợp với phân công lao động và trình độ pháttriển của lực lượng sản xuất trong giai đoạn phát triển kinh tế nhất định Quá trình này bao gồm các yếu tố:

Một là sự chuyển đổi kinh tế;

Hai là tăng cường sản xuất hàng hóa và dịch vụ;

Ba là tăng cường sự đổi mới từ ứng dụng khoa học công nghệ;Bốn là đa dạng hóa kinh tế;

Năm là tăng cường quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp;

Sáu là tạo ra nhiều việc làm mới

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là quá trình làm thay đổi các quan hệ số lượng vị trí tỷ trọng và mối quan hệ tương tác củacác ngành kinh tế trong nông nghiệp phù hợp với sự tiến bộ của khoa học công nghệ nhu cầu thị trường nhằm sử dụng có hiệu quả mọi yếu tố nguồn lực của đất nước

1.2 Khái quát về công nghiệp hoá, hiện đại hoá

1.2.1 Khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi cơ bản và toàn diện hầu hết các hoạt động sản xuất từ việc sử dụng sức lao động thủ công là chínhsang sử dụng 1 cách phổ biến sức lao động phổ thông dựa trên sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí

Trang 10

Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến hiện đại và quá trình sản xuất kinh doanh dịch

vụ và quản lý kinh tế xã hội

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội

từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến lao động cùng với công nghệ phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ của khoa học kỹ thuật

1.2.2 Đặc điểm của công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Đặc điểm của công nghiệp hóa hiện đại hóa bao gồm: tính tự động hóa, tính quy mô hóa, tính liên kết, sự đa dạng hóa sản phẩm, tác động xãhội và môi trường

Tính tự động hóa: Các hoạt động sản xuất được thực hiện bằng các máy móc thiết bị tự động hóa và các hệ điều khiển tự động giúp tối ưu quy trình sản xuất

Tính quy mô hóa: Các hoạt động sản xuất được mở rộng với quy

mô lớn hơn để tối đa hiệu quả sản xuất và lợi nhuận

Tính liên kết: Các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng được liên kết với nhau để đảm bảo việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa được thực hiện một cách hiệu quả

Sự đa dạng hóa sản phẩm: Các sản phẩm được sản xuất với đa dạng hóa và chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường Trong nước lẫn quốc tế

Tác động xã hội và môi trường: Công nghiệp hóa hiện đại hóa đemlại nhiều lợi ích kinh tế nhưng cũng gây ra nhiều vấn đề cho xã hội ví dụ như ô nhiễm môi trường, thất nghiệp, ảnh hưởng khác đến sức khỏe con người

Trang 11

1.3 Khái quát về nông nghiệp

1.3.1 Khái niệm về nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng, vật nuôi làm tư liệu, nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp

Nông nghiệp là một thuật ngữ rộng cho tất cả mọi thứ liên quan đến trồng trọt và chăn nuôi, để cung cấp thực phẩm và vật liệu mà mọi người có thể sử dụng và thưởng thức Trồng trọt, bao gồm canh tác đất đai và chăn nuôi, là một phần của nông nghiệp, cũng bao gồm khoa học thực vật

Theo Wikipedia: “Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng

và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.”

Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế củanhiều nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển

1.3.2 Đặc điểm sản xuất nông nghiệp

Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế;

Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi;Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ;

Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên;

Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa

Trang 12

1.3.3 Vai trò của nông nghiệp

Cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội: Thực tiễn lịch

sử các nước trên thế giới đã chứng minh, chỉ có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninh lương thực Nếu không đảm bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽ làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm bỏ vốn vào đầu tư dài hạn;

Cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đô thị: Nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị;

Làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ: Nông nghiệp

và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tư liệu tiêu dùng

và tư liệu sản xuất Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp;Tham gia vào xuất khẩu: Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn Các loại nông, lâm thủy sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các hàng hóa công nghiệp Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm, thủy sản

Bảo vệ môi trường: Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là

cơ sở trong sự phát triển bền vững của môi trường vì sản xuất nông

nghiệp gắn liền trực tiếp với môi trường tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy văn Nông nghiệp sử dụng nhiều hoá chất như phân bón hoá học, thuốc trừ sâu bệnh … làm ô nhiễm đất và nguồn nước Quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp dễ gây ra xói mòn ở các triền dốc thuộc vùng đồi núi và khai hoang mở rộng diện tích đất rừng Vì thế cần tìm

Trang 13

những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1 Khái quát về nông nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

2.1.1 Tổng quan về nông nghiệp đô thị

Nông nghiệp đô thị là hoạt động trồng trọt, chế biến và phân phối thực phẩm, cũng như các sản phẩm khác thông qua thâm canh cây trồng

và chăn nuôi trong các thành phố (Van Veenhuizen, 2014) Vai trò của nông nghiệp đô thị rất đa dạng, bao gồm: nguồn sinh kế chính cho cộng đồng nông thôn, giúp giảm bớt tình trạng thất nghiệp và nghèo đói; đóng vai trò nền tảng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của người dân; giảm bất bình đẳng và cải thiện phúc lợi nông thôn bằng cách mang lại cơ hội thu nhập và góp phần giảm nghèo; giảm thiểu biến đổi khí hậu thông qua mô hình nông nghiệp xanh Một sốnhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp đô thị bao gồm:

Điều kiện tự nhiên (DKTN): Vị trí địa lý quyết định khả năng tiếp

cận thị trường và tiêu thụ nông sản đô thị (Sroka và cộng sự, 2019) Sự biến đổi khí hậu tác động tới hoạt động sản xuất nông nghiệp thông qua thay đổi nhiệt độ, lượng mưa, mô hình theo mùa, dẫn đến hạn hán, ngập lụt, ảnh hưởng năng suất và chất lượng sản phẩm (Song và cộng sự, 2022) Việc thu hẹp hoặc mở rộng diện tích đất nông nghiệp sẽ tác động đến quy mô sản xuất (Van Vliet và cộng sự, 2015) Nguồn nước ổn định

Ngày đăng: 14/12/2024, 22:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w