Hệ thống này hoạt động bằng cách tuầnhoàn chất làm mát thường là nước hoặc hỗn hợp nước và chất chống đông qua các bộ phận của động cơ để hấp thụ nhiệt rồi sau đó tản nhiệt ra ngoài thôn
GIỚI THIỆU XE, TỔNG THÀNH
Giới thiệu Mitsubishi Triton 4x2 AT 2018
1.1 Tổng quan về Mitsubishi Triton 4x2 AT 2018
Mitsubishi Triton 2018 là mẫu xe bán tải được nhiều người yêu thích tại thị trường Việt Nam nhờ thiết kế mạnh mẽ, động cơ bền bỉ và tính năng vượt trội Phiên bản 4x2 AT của Mitsubishi Triton 2018 hướng đến những khách hàng tìm kiếm một chiếc xe bán tải tiện dụng cho cả công việc và gia đình, với ưu điểm là tiết kiệm nhiên liệu, không gian rộng rãi, cùng nhiều trang bị hiện đại
Về kích thước tổng thể, Mitsubishi Triton 4x2 AT 2018 có chiều dài 5.280 mm, chiều rộng 1.815 mm và chiều cao 1.780 mm Khoảng sáng gầm xe 205 mm giúp xe dễ dàng vượt qua các cung đường gồ ghề hay địa hình khó khăn Xe sử dụng khung gầm chắc chắn với thiết kế Dynamic Shield mang lại cảm giác mạnh mẽ, hiện đại nhưng vẫn giữ được tính thẩm mỹ cao
Ngoại thất của Mitsubishi Triton 4x2 AT 2018 được thiết kế với phong cách mạnh mẽ, cứng cáp nhưng không kém phần hiện đại Đầu xe được trang bị lưới tản nhiệt mạ chrome, kết hợp cùng cụm đèn pha halogen sắc sảo tạo nên diện mạo khỏe khoắn và đầy nam tính Hệ thống đèn pha có khả năng điều chỉnh góc chiếu tự động, giúp tăng cường độ an toàn khi lái xe vào ban đêm
Thân xe được thiết kế với những đường gân dập nổi tạo cảm giác mạnh mẽ và thể thao Bánh xe hợp kim kích thước 16 inch được trang bị tiêu chuẩn, góp phần làm tăng thêm tính ổn định và vẻ đẹp cho xe Phía sau xe, đèn hậu thiết kế đơn giản nhưng hiệu quả, với khả năng chiếu sáng tốt trong điều kiện thời tiết xấu
Không gian bên trong Mitsubishi Triton 4x2 AT 2018 được thiết kế rộng rãi, mang lại cảm giác thoải mái cho cả người lái và hành khách Nội thất xe sử dụng chất liệu nỉ cao cấp, kết hợp cùng bảng điều khiển trung tâm
Giới thiệu các hệ thống tổng thành
được bố trí hợp lý, tạo sự thuận tiện khi thao tác Vô-lăng bọc da có tích hợp nút điều khiển âm thanh, giúp người lái dễ dàng kiểm soát các chức năng giải trí mà không phải rời tay khỏi vô-lăng
Mitsubishi Triton 4x2 AT 2018 còn được trang bị hệ thống điều hòa tự động hai vùng, mang lại không gian mát mẻ cho toàn bộ khoang cabin Hệ thống giải trí của xe bao gồm đầu CD/MP3, kết nối USB/AUX/Bluetooth, cùng dàn âm thanh 6 loa chất lượng cao giúp hành khách có trải nghiệm nghe nhạc tốt hơn trong suốt hành trình
Trái tim của Mitsubishi Triton 4x2 AT 2018 là động cơ Diesel 2.5L, 4 xi-lanh được thiết kế với mục tiêu cung cấp sức mạnh và độ bền bỉ cao Động cơ này không chỉ mạnh mẽ, mà còn có khả năng tiết kiệm nhiên liệu đáng kể Động cơ đi kèm hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử Common Rail, giúp tối ưu hóa việc đốt cháy nhiên liệu và giảm lượng khí thải Điều này không chỉ giúp xe vận hành mạnh mẽ mà còn thân thiện với môi trường
Mitsubishi Triton 4x2 AT 2018 sử dụng hộp số tự động 5 cấp, mang lại sự mượt mà khi chuyển số và dễ dàng điều khiển trong nhiều tình huống khác nhau, từ đường trường đến đô thị đông đúc Hộp số này được thiết kế để tối ưu hóa khả năng tiết kiệm nhiên liệu mà không làm giảm hiệu suất vận hành của xe
Hệ thống truyền động của Triton 4x2 AT 2018 được tối ưu hóa để đảm bảo khả năng vận hành mạnh mẽ và ổn định trên nhiều loại địa hình Hệ dẫn động cầu sau (4x2) giúp xe có độ bám tốt khi di chuyển trên các cung đường thông thường, đồng thời mang lại khả năng tiết kiệm nhiên liệu tối ưu Khung gầm chắc chắn và thiết kế cân đối giúp tăng cường khả năng tải nặng mà vẫn giữ được sự ổn định
Hệ thống treo của Triton 2018 gồm hai phần chính:
Hệ Thống Treo Trước: Sử dụng kiểu độc lập với thanh cân bằng, giúp giảm chấn tốt hơn khi di chuyển qua địa hình gồ ghề, mang lại cảm giác êm ái cho người lái và hành khách
Hệ Thống Treo Sau: Được thiết kế với dạng lá nhíp, giúp xe chịu tải tốt và ổn định khi chở hàng nặng Đây là thiết kế phổ biến trong các dòng xe bán tải, đảm bảo hiệu suất cao trong nhiều điều kiện sử dụng
Mitsubishi Triton 4x2 AT 2018 trang bị hệ thống phanh đĩa trước và phanh tang trống sau Phanh trước với đĩa phanh lớn và kẹp phanh thủy lực giúp tăng cường hiệu suất phanh khi cần dừng khẩn cấp Phanh sau dạng tang trống giúp duy trì khả năng phanh ổn định khi xe chở tải nặng Kết hợp cùng hệ thống phanh ABS và EBD, Mitsubishi Triton đảm bảo khả năng dừng xe an toàn và hiệu quả trên mọi điều kiện đường
Hệ thống lái của Triton 4x2 AT 2018 được trang bị trợ lực thủy lực, mang lại cảm giác lái chính xác và dễ dàng điều khiển Hệ thống này không chỉ giúp người lái dễ dàng xoay chuyển xe trong các tình huống cần thiết mà còn đảm bảo độ ổn định khi di chuyển ở tốc độ cao Các chi tiết như thanh nối, rô tuyn và các bộ phận liên kết được chế tạo từ vật liệu chất lượng cao, đảm bảo độ bền và khả năng chịu tải lâu dài
Ngoài các hệ thống phanh ABS và EBD, cụm tổng thành còn bao gồm nhiều tính năng an toàn khác như túi khí đôi cho hàng ghế trước và dây đai an toàn 3 điểm cho tất cả các vị trí ngồi Các cảm biến hỗ trợ đỗ xe phía sau cũng giúp giảm thiểu va chạm khi lùi, tăng cường an toàn khi di chuyển trong không gian hẹp Cấu trúc khung xe RISE của Mitsubishi, với thiết kế chống va đập, giúp giảm thiểu tổn thương cho hành khách khi xảy ra tai nạn
CHƯƠNG 2: KHAI THÁC HỆ THỐNG TỔNG
I Đỗ Trọng Vinh - 211312213 - Hệ thống làm mát
1 Khái niệm hệ thống làm mát
Hệ thống làm mát trên xe ô tô là một phần quan trọng giúp duy trì nhiệt độ động cơ ở mức ổn định Nó ngăn động cơ khỏi bị quá nóng, từ đó bảo vệ các bộ phận bên trong và đảm bảo hiệu suất làm việc tối ưu Hệ thống này hoạt động bằng cách tuầnhoàn chất làm mát (thường là nước hoặc hỗn hợp nước và chất chống đông) qua các bộ phận của động cơ để hấp thụ nhiệt rồi sau đó tản nhiệt ra ngoài thông qua bộ tản nhiệt
* Hệ thống làm mát bằng nước trên Mitsubishi Triton 2018
- Cảm biến nhiệt độ nước làm mát
2 Chẩn đoán hệ thống làm mát
Khi xe bạn bỗng trở nên quá nhiệt một cách bất thường, và nhiệt độ không được giảm đi,… lúc này hệ thống làm mát động cơ chắc chắn đang có lỗi
Nếu bất kỳ thành phần nào của hệ thống làm mát bị hư hỏng, sẽ gây ra một loạt các vấn đề Dưới đây là các hướng dẫn giúp bạn xác định các nguyên nhân và hư hỏng của hệ thống làm mát:
- Hư hỏng van hằng nhiệt: Có thể khiến cho nước làm mát không lưu thông qua động cơ, khi điều này xảy ra, chất làm mát không thể rời đi từ động cơ đến két làm mát, điều này khiến nước nóng lên dẫn đến động cơ quá nhiệt Một trường hợp nữa là van luôn mở, khiến động cơ lâu đạt đến nhiệt độ tối ưu
- Két làm mát bị tắc: ngăn cản nhiệt từ chất làm mát tản ra không khí bên ngoài
- Nắp áp suất bị lỗi: có thể làm cho chất làm mát sôi lên làm cho động cơ quá nóng
- Chất làm mát thấp: Có thể làm cho động cơ quá nóng Chỉ xảy ra nếu có rò rỉ bên ngoài hoặc bên trong
- Bơm nước bị mòn: Nếu hỏng, nó sẽ không lưu thông hoặc lưu thông kém chất làm mát – khiến động cơ bị quá nóng
- Vấn đề về luồng không khí (quá nóng khi xe không di chuyển): Động cơ chạy nóng khi xe không di chuyển nhưng sẽ ở nhiệt độ bình thường khi đi ở tốc độ cao
KHẢI THÁC CÁC HỆ THỐNG TỔNG THÀNH
Nguyễn Ngọc Thành Vinh - Hệ thống bôi trơn
- Kiểm tra cảm biến: Quan sát cảm biến xem có bị nứt vỡ, rò rỉ hay không Nếu có dấu hiệu hư hỏng vật lý, bạn cần thay thế cảm biến mới
- Kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng
- Kiểm tra bằng máy chẩn đoán e Cách sửa chữa cảm biến nhiệt độ nước làm mát
II Nguyễn Ngọc Thành Vinh – 211331189 - Hệ thống bôi trơn
Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ phân phối nhớt bôi trơn các chi tiết cho trong động cơ, để giảm đi lực ma sát khi chuyển động Đồng thời làm sạch những tạp chất lẫn trong nhớt, khi nhớt đi bơi trơn cho bề mặt ma sát và làm mát để đảm bảo khả năng hoạt động tốt
2 Cấu tạo hệ thống bôi trơn
Hiện tượng hư hỏng Nguyên nhân hư hỏng
- Bầu lọc ly tâm có tiếng gõ, ồn khác thường
- Bánh quay vênh méo do va chạm
- Động cơ hoạt động có tiếng gõ, ồn khác thường ở bầu lọc
- Cong trục bầu lọc do mòn hoặc nát Áp suất dầu bôi trơn rơi vào khoảng 2,5 - 4 kg/cm2
Nếu thông số đột ngột tăng hoặc giảm bất thường, hệ thống bôi trơn đang gặp vấn đề Lúc này, bộ cảm biến sẽ truyền tín hiệu về, ECU cho phép bật đèn cảnh báo áp suất dầu bôi trơn để thông báo tới tài xế.
Các hư hỏng của hệ thống bôi trơn rất ít khi xảy ra nếu người sử dụng luôn tuân thủ theo các khuyến cáo của nhà sản xuất khi sử dụng ô tô, thường xuyên bảo dưỡng thay nhớt và lọc nhớt định kỳ
Vì hệ thống bôi trơn rất ít khi xảy ra hư hỏng nên nếu có xuất hiện vấn đề hư hỏng do không bảo dưỡng, thay nhớt và lọc nhớt định kì thì sẽ dẫn tới hỏng bơm nhớt, tắc đường ống dẫn dầu
+ Thay thế bơm nhớt mới
+ Khắc phục sửa chữa lại bơm nhớt cũ
+ Sửa chữa thông lại đường dẫn dầu
Nếu như đã kiểm tra bơm dầu lọc dầu và các đường ống dẫn dầu không bị rò rỉ mà vẫn xuất hiện đèn báo lỗi áp xuất dầu
• Kiểm tra lại cảm biến áp xuất dầu xem có hư hỏng hay không và thay thế sửa chữa
Lê Đoàn Tuấn Vũ - Hệ thống phân phối khí
III Lê Đoàn Tuấn Vũ - 211304424 - Hệ thống phân phối khí
Hệ thống phân phối khí là một phần quan trọng trong động cơ của xe hơi Nó bao gồm các bộ phận và thiết bị được thiết kế để điều chỉnh và cung cấp khí cho động cơ để hoạt động một cách hiệu quả
Hệ thống này đảm bảo rằng động cơ có đủ lượng khí cần thiết để đốt nhiên liệu và tạo ra công suất, đồng thời cũng giúp kiểm soát tiêu thụ nhiên liệu và khí thải để đảm bảo sự bền bỉ và thân thiện với môi trường
Hệ thống phân phối khí bao gồm các thành phần như ống hút khí, bộ slọc không khí, bộ điều khiển và van khí, và đôi khi cả bộ tăng áp (turbocharger) trong trường hợp động cơ tăng áp
Trục cam là một chi tiết được thiết kế có cấp chính xác rất cao Trục cam trong động cơ được trang bị trên ô tô thường là trục liền, không có khúc đoạn nối với nhau Các vấu cam bố trí trên trục cam tuân theo thứ tự nổ của từng loại động cơ và chức năng của trục cam đó (trục cam nạp hoặc trục cam thải hoặc trục cam đơn có cả cam nạp và cam thải)
Xupap có nhiệm vụ đóng mở cửa nạp và thải trong động cơ theo thứ tự làm việc của động cơ Các xupap được chế tạo từ vật liệu có khả năng chịu nhiệt độ cao, giãn nở ít và có độ cứng cao
Lò xo xupap là chi tiết luôn luôn chịu tải trọng cả khi động cơ hoạt động hay không hoạt động Lò xo xupap được chế tạo từ vật liệu có khả năng đàn hồi tốt, có độ cứng vững rất cao Lò xo xupap thường là loại lò xo trụ có bước xoắn thay đổi để giảm dao động cộng hưởng gây gãy lò xo trong quá trình hoạt động
3 Chẩn đoán và kiểm tra hệ thống phân phối khí
3.1 Kiểm tra tiếng gõ, ồn của cơ cấu phân phối khí a) Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng
Hiện tượng hư hỏng Nguyên nhân hư hỏng
- Tiếng gõ, ồn của cụm bánh răng cam và bánh răng trục khuỷu
- Động cơ hoạt động có tiếng gõ, ồn khác thường ở cụm bánh răng cam, ở mọi chế độ tảI trọng đều tiếng gõ ồn rõ đều
- Khe hở lớn giữa bánh răng trục khuỷu và bánh răng cam
- Bánh răng bị nứt, gãy
– Tiếng gõ, ồn của cụm trục cam và bạc cam
– Động cơ hoạt động có tiếng gõ, ồn khác thường ở cụm trục cam, đặc biệt khi thay đổi chế độ tảI trọng, tiếng gõ ồn càng rõ
– Khe hở lớn giữa bạc cam và cổ trục cam
– Tiếng gõ, ồn của cụm supáp, đòn mở và lò xo
– Động cơ hoạt động có nhiều tiếng gõ, ồn ở cụm nắp máy, tốc độ không tải tiếng gõ ồn càng rõ
– Mòn supáp, đòn mở – Khe hở lớn giữa supáp và ống dẫn hướng
– Dùng thiết bị chuyên dùng bao gồm : bộ tai nghe, bộ que dò tiếng gõ động cơ
– Kiểm tra khe hở nhiệt của supáp
– Vận hành động cơ đến nhiệt độ tiêu chuẩn
Hiện tượng hư hỏng Nguyên nhân hư hỏng
- Tiếng gõ, ồn của cụm bánh răng cam và bánh răng trục khuỷu
- Động cơ hoạt động có tiếng gõ, ồn khác thường ở cụm bánh răng cam, ở mọi chế độ tảI trọng đều tiếng gõ ồn rõ đều
- Khe hở lớn giữa bánh răng trục khuỷu và bánh răng cam
- Bánh răng bị nứt, gãy
– Tiếng gõ, ồn của cụm trục cam và bạc cam
– Động cơ hoạt động có tiếng gõ, ồn khác thường ở cụm trục cam, đặc biệt khi thay đổi chế độ tảI trọng, tiếng gõ ồn càng rõ
– Khe hở lớn giữa bạc cam và cổ trục cam
– Tiếng gõ, ồn của cụm supáp, đòn mở và lò xo
– Động cơ hoạt động có nhiều tiếng gõ, ồn ở cụm nắp máy, tốc độ không tải tiếng gõ ồn càng rõ
– Khe hở lớn giữa supáp và ống dẫn hướng
Hiện tượng hư hỏng Nguyên nhân hư hỏng
- Tiếng gõ, ồn của cụm bánh răng cam và bánh răng trục khuỷu
- Động cơ hoạt động có tiếng gõ, ồn khác thường ở cụm bánh răng cam, ở mọi chế độ tảI trọng đều tiếng gõ ồn rõ đều
- Khe hở lớn giữa bánh răng trục khuỷu và bánh răng cam
- Bánh răng bị nứt, gãy
– Tiếng gõ, ồn của cụm trục cam và bạc cam
– Động cơ hoạt động có tiếng gõ, ồn khác thường ở cụm trục cam, đặc biệt khi thay đổi chế độ tảI trọng, tiếng gõ ồn càng rõ
– Khe hở lớn giữa bạc cam và cổ trục cam
– Tiếng gõ, ồn của cụm supáp, đòn mở và lò xo
– Động cơ hoạt động có nhiều tiếng gõ, ồn ở cụm nắp máy, tốc độ không tải tiếng gõ ồn càng rõ
– Mòn supáp, đòn mở – Khe hở lớn giữa supáp và ống dẫn hướng
– Tiến hành dùng các bộ nghe dò đặt vào các vùng có nhiều tiếng gõ của các cụm trục cam, supáp và bánh răng cam, đồng thời thay đổi các chế độ tảI trọng động cơ để xác định rõ tiếng gõ của các chi tiết
– Tổng hợp các giá trị âm thanh của các vùng thông qua cường độ, tần số âm thanh của các vùng nghe để so sánh với các tiêu chuẩn và dùng phương pháp loại trừ dần để xác định được chi tiết hư hỏng
3.2 Kiểm tra pha phân phối khí và áp suất nén xi lanh a) Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng
Hiện tượng hư hỏng Nguyên nhân hư hỏng
– Khởi động, động cơ không nổ được
– Khởi động nhiều lần, nhưng động cơ không nổ được, kèm theo tiếng va mạnh và đều ở xích cam hoặc dây đai
– Đặt cam sai, sai lệch nhiều pha phân phối khí
– Hoặc chùng, lỏng dây xích (hoặc dây đai)
– Động cơ khó nổ, công suất giảm
– Khởi động khó nổ, nhưng vẫn nổ được và kèm theo tiếng nổ ở ống xả hoặc nổ dội lại bộ chế hoà khí, động cơ hoạt động nhưng tăng tốc chậm và không chạy được chế độ không tải
– Đặt cam sai, sai lệch nhỏ pha phân phối khí
– Giảm áp suất nén, do mòn hở một vài supáp, hoặc supáp không có khe hở b) Phương pháp kiểm tra
– Kiểm tra lại dấu cân cam trên puly hoặc trên bánh đà với thân máy – Dùng thiết bị kiểm tra áp suất nén của các xi lanh và kết hợp dùng dầu nhờn cho vào xi lanh
– Kiểm tra các hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng của từng bộ phận chi tiết sau đó dùng phương pháp loại trừ dần để phát hiện và xác định đúng bộ phận, chi tiết hư hỏng
4 Bảo dưỡng hệ thống phân phối khí
4.1 Kiểm tra và vệ sinh lọc gió động cơ
Lọc gió bẩn sẽ làm giảm lượng không khí vào động cơ, dẫn đến giảm hiệu suất Đối với Triton, bạn nên:
+ Kiểm tra lọc gió định kỳ, khoảng mỗi 5.000 - 10.000 km
+ Vệ sinh bằng cách dùng khí nén thổi bụi hoặc thay lọc gió nếu đã quá bẩn
4.2 Kiểm tra và thay bugi
Bugi ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đánh lửa của động cơ Bugi cũ hoặc mòn có thể gây tình trạng khó khởi động hoặc xe hao nhiên liệu
+ Kiểm tra và thay bugi mỗi 20.000 - 30.000 km (hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất)
+ Lưu ý xem xét khoảng cách đánh lửa và màu sắc của bugi để phát hiện dấu hiệu lỗi động cơ
4.3 Bảo dưỡng hệ thống van (Valve)
Hệ thống van đóng mở khí trong buồng đốt động cơ Van không được bảo dưỡng tốt có thể gây tiếng ồn và hao xăng
+ Kiểm tra độ kín của các van và điều chỉnh khe hở (nếu cần)
+ Thường xuyên kiểm tra các ống dẫn và đảm bảo không có rò rỉ
4.4 Kiểm tra dây đai cam (Timing belt/Chain)
Dây đai cam điều khiển sự đồng bộ của các van và piston Đối với dòng xe Triton, nếu xe dùng dây đai cam (chứ không phải dây xích), bạn nên: + Kiểm tra dây đai cam mỗi 50.000 - 70.000 km
+ Thay dây đai cam sau 100.000 km hoặc khi có dấu hiệu mòn, nứt
4.5 Kiểm tra hệ thống đánh lửa và cảm biến
Các cảm biến trong hệ thống phân phối khí như cảm biến O2, cảm biến khí nạp giúp điều chỉnh lượng không khí và nhiên liệu vào động cơ
+ Dùng thiết bị chẩn đoán để kiểm tra cảm biến
+ Thay cảm biến nếu có dấu hiệu lỗi
4.6 Sử dụng nhiên liệu chất lượng và vệ sinh bầu đốt
- Sử dụng nhiên liệu chất lượng để tránh gây đóng cặn trong hệ thống
- Vệ sinh buồng đốt và hệ thống phân phối khí sau khoảng 20.000 km để tránh đóng cặn
- Bảo dưỡng định kỳ hệ thống phân phối khí sẽ giúp động cơ Triton hoạt động ổn định, tiết kiệm nhiên liệu, và kéo dài tuổi thọ động cơ.
Nguyễn Văn Vũ - Hệ thống treo
IV Nguyễn Văn Vũ - 211312297 - Hệ thống treo
Hệ thống treo Mitsubishi Triton
Bảo dưỡng định kỳ: Thực hiện theo lịch trình của nhà sản xuất, thường là mỗi 5.000 km hoặc 3 tháng, tùy điều kiện nào đến trước
Bảo dưỡng đột xuất: Khi phát hiện các dấu hiệu hư hỏng hoặc sau khi xe gặp sự cố
Bảo dưỡng toàn diện: Thực hiện khi xe đạt đến một số km nhất định hoặc sau một khoảng thời gian dài sử dụng, bao gồm kiểm tra và thay thế nhiều bộ phận
Bảo dưỡng cấp 1 xe Mitsubishi Triton: Theo chính sách bảo hành từ nhà sản xuất ô tô Mitsubishi, bảo dưỡng cấp 1 áp dụng cho xe Mitsubishi Triton đã chạy được 5000km Lúc này, tiến hành công tác vệ sinh động cơ
36 và hệ thống nhiên liệu Đồng thời, tiến hành thay thế dầu máy, bổ sung nước làm mát cũng như kiểm tra gầm xe Mitsubishi Triton
Bảo dưỡng cấp 2 xe Mitsubishi Triton: Mốc này áp dụng cho những chiếc xe Triton đã chạy được 10.000km Khi bảo dưỡng, tiến hành các công việc vệ sinh động cơ, thay thế nhiên liệu, dầu máy, dầu trợ lực, nước làm mát Đồng thời, tiến hành đảo lốp, kiểm tra hoạt động hệ thống động cơ, hệ thống lái, Hệ thống phanh xe Mitsubishi Triton
Bảo dưỡng cấp 3 xe Mitsubishi Triton: Mốc này áp dụng cho những chiếc xe đã chạy được từ 20.000 km - 30.000 km Khi bảo dưỡng tiến hành các thao tác như cấp 2 Đồng thời, kiểm tra khoang máy, hệ thống làm mát, phanh xe, hệ thống treo, giảm chấn cao su và đảo lốp;
Bảo dưỡng cấp 4 xe Mitsubishi Triton:: Cấp này áp dụng cho những chiếc xe đã chạy được 40.000km Ngoài thực hiện các bước bảo dưỡng ở cấp
3, chủ xe còn cần phải yêu cầu thay thế các bộ lọc (dầu máy, nhiên liệu, gió), bugi, dầu hộp số Đồng thời tiến hành cân bằng và đảo lốp, kiểm tra hệ thống lái…
Bảo dưỡng cấp 5 xe Mitsubishi Triton: Sau mỗi 10.000km tiếp theo lại lặp lại từ Bảo dưỡng cấp I – Bảo dưỡng cấp II – Bảo dưỡng cấp III – Bảo dưỡng cấp IV
3 Nội dung công việc bảo dưỡng hệ thống treo
3.1 Kiểm tra và thay thế các bộ phận hao mòn
Lò xo: Đảm bảo lò xo không bị gãy hoặc mất độ đàn hồi
Giảm chấn: Kiểm tra tình trạng rò rỉ dầu và khả năng giảm chấn
Thanh cân bằng: Đảm bảo thanh cân bằng không bị cong hoặc gãy
Các khớp nối: Kiểm tra độ mòn và thay thế nếu cần thiết
3.2 Kiểm tra độ chặt của các bu lông, đai ốc Đảm bảo tất cả các bu lông, đai ốc liên quan đến hệ thống treo được siết chặt đúng lực
3.3 Kiểm tra và điều chỉnh góc đặt bánh xe
Góc camber, caster và toe: Đảm bảo các góc đặt bánh xe đúng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất để xe vận hành ổn định và không bị mòn lốp không đều
3.4 Kiểm tra hệ thống treo khi có dấu hiệu bất thường
Tiếng kêu lạ: Kiểm tra và xác định nguyên nhân gây ra tiếng kêu lạ khi xe di chuyển
Rung lắc: Kiểm tra các bộ phận hệ thống treo nếu xe bị rung lắc bất thường
4 Các lỗi phổ biến của hệ thống treo và cách khắc phục
Triệu chứng: Xe bị xóc nảy quá mức, giảm khả năng kiểm soát Nguyên nhân: Giảm chấn bị rò rỉ dầu hoặc mất khả năng giảm chấn Khắc phục: Thay thế giảm chấn mới
Triệu chứng: Xe bị nghiêng, không cân bằng
Nguyên nhân: Lò xo bị gãy hoặc mất độ đàn hồi
Khắc phục: Thay thế lò xo mới
Triệu chứng: Xe bị lắc lư khi vào cua
Nguyên nhân: Thanh cân bằng bị cong hoặc gãy
Khắc phục: Kiểm tra và thay thế thanh cân bằng nếu cần
Triệu chứng: Tiếng kêu lạ khi xe di chuyển
Nguyên nhân: Các khớp nối bị mòn hoặc hỏng
Khắc phục: Kiểm tra và thay thế các khớp nối bị mòn
4.5 Lỗi hệ thống treo sau
Triệu chứng: Xe bị rung lắc mạnh khi đi qua đường gồ ghề
Nguyên nhân: Hệ thống treo sau bị hỏng hoặc mất khả năng giảm chấn
Khắc phục: Kiểm tra và thay thế các bộ phận hỏng hóc trong hệ thống treo sau.
Lê Minh Vỹ - Hệ thống lái
V Nhóm trưởng: Lê Minh Vỹ - 211334279 - Hệ thống lái trợ lực thủy lực
1 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA HỆ
- Đối với hệ thống lái bánh răng thanh răng trợ lực dầu của Mitsubishi Triton thì loại hình bảo dưỡng thuộc diện bảo dưỡng định kỳ Hệ thống lái đóng vai trò cực kì quan trọng, không chỉ trong việc điều khiển xe mà còn ảnh hưởng đến sự an toàn và trải nghiệm lái xe của người sử dụng một bảo dưỡng định kì được thực hiện theo kế hoạch cố định nhằm đảm bảo rằng các bộ phận quan trọng luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất Bảo dưỡng định kỳ để phòng ngừa các sự cố tiềm ẩn, giảm thiểu những hỏng hóc bất ngờ và đảm bảo rằng hệ thống lái luôn đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật cần thiết và nhằm duy trì hiệu suất của hệ thống, ngăn ngừa các hư hỏng bất ngờ và đảm bảo xe luôn sẵn sàng hoạt động trong mọi tình huống
- Bảo dưỡng định kỳ cho hệ thống lái không chỉ mang ý nghĩa kiểm tra đơn thuần, mà còn là quá trình theo dõi và quản lý trạng thái kỹ thuật của hệ thống qua thời gian Điều này giúp đảm bảo an toàn cho người lái và các hành khách Ngoài ra, việc bảo dưỡng định kỳ còn giúp tối ưu hóa chi phí sửa chữa và bảo trì xe, tránh những khoản chi lớn do các lỗi lớn phát sinh từ việc bỏ qua bảo dưỡng định kỳ
- Theo tiêu chuẩn bảo dưỡng của Mitsubishi, hệ thống lái của Mitsubishi Triton cần được kiểm tra và bảo trì sau mỗi 40.000 km hoặc sau khoảng thời gian là 24 tháng tùy thuộc vào điều kiện nào đến trước Đây là khoảng thời gian lý tưởng mà nhà sản xuất khuyến nghị để kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống lái Qua quá trình sử dụng xe, đặc biệt khi di chuyển trong điều kiện khắc nghiệt như đường xấu, bụi bẩn hoặc điều kiện thời tiết không thuận lợi, các bộ phận của hệ thống lái có thể bị hao mòn và giảm hiệu suất
Vì vậy, bảo dưỡng trong thời gian này rất quan trọng vì nó giúp phát hiện sớm các dấu hiệu hao mòn hoặc hư hỏng, từ đó giảm thiểu nguy cơ gặp sự cố khi đang lái xe
- Không chỉ dựa vào số km di chuyển, chu kỳ bảo dưỡng 24 tháng còn phụ thuộc vào điều kiện sử dụng xe Nếu xe thường xuyên phải hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt như đường xá xấu, thời tiết bất lợi hay tải trọng nặng, thì việc rút ngắn chu kỳ bảo trì có thể là cần thiết Do đó, các chủ xe cần phải chủ động theo dõi tình trạng của hệ thống lái để đưa ra các quyết định bảo dưỡng hợp lý, giúp đảm bảo an toàn tối đa khi sử dụng xe
2 Nội dung công việc bảo dưỡng
Nội dung công việc bảo dưỡng hệ thống lái bao gồm các hoạt động sau :
- Kiểm tra độ rơ vành tay lái: Độ rơ của vành tay lái là khoảng trống giữa lúc vô lăng được xoay và lúc bánh xe bắt đầu phản hồi Độ rơ quá lớn có thể làm giảm độ chính xác của việc điều khiển xe, gây cảm giác mất kiểm soát và không an toàn khi lái Trong quá trình bảo dưỡng, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra độ rơ của vành tay lái để đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép, giúp tăng cường độ nhạy và phản hồi nhanh khi quay vô lăng
- Kiểm tra dầu trợ lực lái: Dầu trợ lực lái đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hệ thống lái hoạt động trơn tru Trong quá trình bảo dưỡng kĩ thuật viên sẽ kiểm tra mức dầu trợ lực lái và bổ sung nếu cần thiết Ngoài ra, kiểm tra độ nhớt và đột trong của dầu, đảm bảo không có bụi bẩn hay tạp chất gây ảnh hưởng đến hiệu suất
- Kiểm tra bơm trợ lực và các ống dẫn dầu: Bơm trợ lực đóng vai trò then chốt trong việc giảm lực cần thiết khi quay vô lăng Do đó, trong quá trình bảo dưỡng, kỹ thuật viên cần kiểm tra bơm trợ lực để đảm bảo hoạt động ổn định, cùng với việc kiểm tra các ống dẫn dầu để phát hiện kịp thời các dấu hiệu rò rỉ hay hư hỏng Nếu có, cần sửa chữa hoặc thay thế ngay
Bơm trợ lực lái Mitsubishi Triton 2018
- Kiểm tra dây đai truyền động của bơm trợ lực lái: Dây đai truyền động của bơm trợ lực lái nếu bị lỏng sẽ làm giảm hiệu suất của hệ thống lái Việc kiểm tra tình trạng của dây đai, độ căng là 1 hạng mục quan trọng cần chú ý trong quá trình bảo dưỡng
- Kiểm tra chụp bụi rô tuyn lái: Chụp bụi rô tuyn lái là bộ phận bảo vệ các khớp nối rô tuyn khỏi bụi bẩn, nước và các yếu tố môi trường có thể gây hư hỏng Trong quá trình bảo dưỡng, kĩ thuật vien sẽ kiểm tra tình trạng của chụp bụi rô tuyn để đảm bảo chúng không bị rách, nứt hay lỏng lẻo Nếu phát hiện hư hỏng cần thay thế để bảo vệ rô tuyn
- Kiểm tra, bôi trơn bạc đạn rô tuyn lái: Các khớp nối như bạc đạn, rô tuyn cần được kiểm tra và bôi trơn định kỳ Việc này giúp giảm ma sát giữa các bộ phận, hạn chế mài mòn và đảm bảo việc quay vô lăng diễn ra mượt mà Nếu phát hiện sự mài mòn bất thường, cần thay thế ngay để duy trì tính ổn định của hệ thống lái
- Kiểm tra góc đặt bánh xe: Để đảm bảo xe luôn di chuyển ổn định và tiết kiệm nhiên liệu, việc kiểm tra và điều chỉnh góc đặt bánh xe là vô cùng quan trọng Góc đặt bánh xe đúng giúp xe không bị lệch hướng khi di chuyển, giảm thiểu sự mài mòn không đều của lốp và tăng độ ổn định khi lái
3 CÁC LỖI PHỔ BIẾN CỦA HỆ THỐNG LÁI, CÁCH KHẮC
3.1 Thước lái bị chảy dầu
+ Xuất hiện vết dầu dưới gầm xe khi: Khi xe đỗ một thời gian và thấy có một vết dầu nhỏ giọt dưới gầm, đặc biệt ở vị trí dưới thước lái Đó là dấu hiệu rõ ràng của việc chảy dầu
+ Mức dầu trong bình chứa giảm đi
+ Khi xe hoạt động và đánh lái xe làm dầu nóng lên làm cho gioăng, phớt cao su trong thước lái về lâu dài sẽ bị lão hóa, khô, nứt gây ra hiện tượng chảy dầu
- Cách khắc phục: Thay phớt, gioăng trong thước lái
- Nội dung công việc và kiểm tra: Để đảm bảo hết rò rỉ dầu thì nên thay hết các phớt cao su trên thước lái
+ Nâng xe và tháo thước lái xuống để tiến hành sửa chữa
Thước lái xe Mitsubishi Triton 2018
+ Tháo rô tuyn lái ngoài ở 2 bên và tháo cao su chắn bụi Tiếp theo tháo rô tuyn lái trong ở 2 bên
+ Tháo nắp chắn nước, chắn bụi của trục vít
+ Sau khi tháo nắp trục vít me thì tháo ốc cố định trục vít với thanh răng và dùng búa đóng ngược từ dưới lên để tháo rời trục vít và tháo phớt để thay thế
+ Tháo ốc hãm chỉnh thước lái để dễ dàng rút thanh răng