1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

tiểu luận công nghệ bảo dưỡng sửa chữa ô tô

40 59 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Trình Kiểm Tra Và Bảo Dưỡng, Sửa Chữa Các Hệ Thống Trên Xe Toyota Corolla Altis 2015
Tác giả Đỗ Quốc Việt, Trần Minh Tâm, Nguyễn Văn Thương, Trần Văn Chi, Lê Văn Hượng
Người hướng dẫn ThS. Phạm Quang Dư
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Nghệ Bảo Dưỡng Ô Tô
Thể loại tiểu luận thường kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 2,25 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I TỔNG QUAN (8)
  • PHẦN II TỔNG QUAN QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG XE TOYOTA (23)
    • 1.1 Lý do nên bảo dưỡng xe Toyota (23)
  • PHẦN III MỘT SỐ HƯ HỎNG CỦA CÁC HỆ THỐNG TRÊN XE TRONG QUÁ TRÌNH BẢO DƯỠNG (34)
  • PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (39)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (40)

Nội dung

Toyota là thương hiệu xe hơi lớn nhất Thế giới, nhiều năm liền hãng xe Nhật Bản luôn giữ vững ngôi vị số 1 của mình trong bảng xếp hạng Top 10 hãng ô tô bán chạy nhất toàn cầu với doanh số 8,75 triệu chiếc vào năm 2018 bỏ xa đối thủ xếp thứ 2 là Volkswagen. Về chỉ số tín nhiệm, Toyota cũng xếp thứ 2 trong Top 10 hãng xe đáng tin cậy nhất, xếp ở vị trí đầu tiên là Lexus - thuộc phân khúc xe hạng sang của nhà sản xuất ô tô Nhật Bản (Toyota)

TỔNG QUAN

1 ) VÀI NÉT VỀ HÃNG XE TOYOTA

Toyota là thương hiệu xe hơi lớn nhất Thế giới, nhiều năm liền hãng xe Nhật

Bản luôn giữ vững ngôi vị số 1 của mình trong bảng xếp hạng Top 10 hãng ô tô bán chạy nhất toàn cầu với doanh số 8,75 triệu chiếc vào năm 2018 bỏ xa đối thủ xếp thứ 2 là Volkswagen Về chỉ số tín nhiệm, Toyota cũng xếp thứ 2 trong

Top 10 hãng xe đáng tin cậy nhất, xếp ở vị trí đầu tiên là Lexus - thuộc phân khúc xe hạng sang của nhà sản xuất ô tô Nhật Bản (Toyota)

Trụ sở chính của TOYOTA tại thành phố cùng tên Toyota, Aichi, Nagoya và

1.2 ) Lịch sử hình thành và phát triển hãng xe Toyota

Lịch sử ra đời hãng Toyota gắn liền với câu chuyện của hai cha con nhà Toyoda là Sakichi Toyoda và con trai ông Kiichiro Toyoda Họ cùng có niềm đam mê về ngành cơ khí chế tạo máy và hai cha con nhà Toyoda đã cùng chế tạo thành công chiếc máy dệt tự động vào năm 1924, rồi sau đó họ đã bán bằng sáng chế chiếc máy dệt của mình cho công ty Platt Brothers (Anh Quốc) để lấy 100.000 bảng Anh Với số tiền này ông đã đầu tư vào lĩnh vực chế tạo sản xuất ô tô, và câu chuyện về hãng xe Toyota bắt đầu từ đây Đối với người Nhật, cái tên "Toyota" phát âm không rõ như Toyoda, nhưng có vẻ như nó thích hợp hơn cho việc quảng cáo thương hiệu hơn, bởi chữ Toyota (

トヨタ) chỉ có 8 nét (con số may mắn đối với người Nhật) và nhìn đơn giản hơn so với 10 nét của Toyoda (トヨダ ), và tên gọi theo tiếng La-tinh cũng kêu

9 hơn và có sự đối xứng Năm 1934 chiếc xe đầu tiên được ra đời dưới bàn tay của hai kỹ sư là cha con nhà Toyoda, sau đó nó được đưa vào sản xuất đại trà vào năm 1935 dưới tên gọi Toyota A1 Ngày 28 tháng 8 năm 1937 công ty

Toyota Motor Corporation chính thức ra đời, mở ra một kỷ nguyên với những thành công rực rỡ trong ngành công nghiệp ô tô

Chiếc xe đầu tiên được đưa vào sản xuất đại trà vào năm 1935 Toyota A1

Ra đời từ năm 1937 cho đến nay, Toyota có lịch sử hình thành & phát triển hơn

80 năm tuổi và góp phần quan trọng để biến Nhật Bản trở thành một cường quốc trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô trên Thế giới Mỗi chiếc xe Toyota rời khỏi dây chuyền đều chứa đựng trong mình những tâm huyết và tinh túy của các kỹ sư người Nhật, với những công nghệ, vật liệu đều được kiểm nghiệm kỹ lưỡng đạt tiêu chuẩn độ bền cao trước khi đưa vào sản xuất, sự tỉ mỉ còn thể hiện trên từng đường nét thiết kế khi đều hướng đến sự tối giản và "thực dụng"

Có thể nói Toyota là hãng xe chiếm được nhiều cảm tình của khách hàng nhất trên Thế giới, nó như là một biểu tượng của sự bền bỉ, hoạt động không biết mệt mỏi và đặc biệt rất "lành"

2012: Toyota đạt dấu mốc kỷ lục với doanh số bán ra 200 triệu xe cộng dồn trên toàn cầu

Trải qua hơn 80 năm có mặt trên thị trường với những biến cố lịch sử và thách thức thời đại, Toyoa vẫn đang bước tiếp trên con đường phát triển của mình và không ngừng tạo ra những sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn, bền bỉ hơn

2 ) DÒNG XE TOYOTA COROLLA ALTIS VÀ LỊCH SỬ HÌNH

2.1 ) Sơ bộ về dòng xe Toyota Corolla Altis

Toyota Corolla Altis là một sedan hạng C nổi tiếng với thiết kế hiện đại, vận hành ổn định, và tiết kiệm nhiên liệu Xe có các lựa chọn động cơ xăng và hybrid, được trang bị nhiều tính năng an toàn tiên tiến và tiện ích công nghệ cao Dù giá có thể cao hơn so với một số đối thủ, sự đáng tin cậy và giá trị thương hiệu của Toyota khiến Corolla Altis trở thành lựa chọn ưa thích trong phân khúc

2.2 ) Lịch sử hình thành dòng xe Toyota corolla Altis Đời xe Toyota Corolla Altis đầu tiên: 1966 – 1970

Corolla Altis đời đầu tiên ra mắt vào tháng 11/1966

Corolla Altis đời đầu tiên ra mắt vào tháng 11/1966, lập tức tạo được sự chú ý nhờ kiểu dáng đơn giản, nhỏ gọn và sử dụng động cơ 1.1L cho công suất 60 mã lực Giá khởi điểm vào lúc đó là 1.700$, mẫu xe trang bị giảm chấn bằng nhíp và sử dụng hộp số sàn 4 cấp Đời xe Toyota Corolla Altis thứ 2: 1970 – 1974

Toyota Corolla Altis đã trở thành chiếc xe bán chạy nhất thế giới vào những năm 1970

Toyota Corolla Altis đã trở thành chiếc xe bán chạy nhất thế giới vào những năm 1970 Mẫu sedan này được trang bị loại động cơ mới 1.6L, tăng thêm 13 mã lực so với thế hệ đầu tiên Hộp số sàn được nâng lên thành 5 cấp và có thêm phiên bản số tự động, cùng với chiều dài cơ sở tăng thêm Đời xe Toyota Corolla Altis thứ 3: 1974 – 1979

Tháng 04/1974, Altis thế hệ thứ 3 được giới thiệu đến công chúng

Tháng 04/1974, Altis thế hệ thứ 3 xuất hiện và mang đến cho người dùng 5 phiên bản khác nhau, từ 2 cửa cho đến wagon 5 cửa Trong đó, bản 2 cửa được trang bị động cơ 1.2L, các bản còn lại sử dụng động cơ 1.6L Đời xe thứ 3 của

Altis là cột mốc quan trọng, đánh dấu cho sự phát triển mạnh mẽ tại thị trường

12 Đời xe Toyota Corolla Altis thứ 4: 1979 – 1983

Bước sang thế hệ thứ 4, Corolla Altis được Toyota tập trung cải tiến động cơ

Bước sang thế hệ thứ 4, Corolla Altis được Toyota tập trung cải tiến và có sự đột phá về sức mạnh động cơ Hãng xe Nhật Bản đã khai tử động cơ OVH để chuyển sang động cơ xi-lanh nhôm, trục cam đơn SOHC và công nghệ phun xăng điện tử Tuy nhiên, những sự thay đổi này chỉ được áp dụng cho thị trường tại quê nhà Đời xe Toyota Corolla Altis thứ 5: 1983 – 1987 Đời xe Altis thứ 5 ra mắt vào tháng 05/1983

Tháng 05/1983, đời xe Altis thứ 5 ra mắt và được trang bị hệ thống dẫn động cầu trước Tuy nhiên, phần đông khách hàng chỉ quan tâm đến “siêu phẩm”

Corolla Altis GT-S mã hiệu “AE86”, được trang bị hệ dẫn động cầu sau hiện đại với 2 phiên bản coupe và hatchback

13 Đời xe Toyota Corolla Altis thứ 6: 1987 – 1991

Toyota Corolla Altis thế hệ thứ 6 được trang bị hệ dẫn động cầu trước

Trong buổi ra mắt mẫu xe Toyota Corolla Altis thế hệ thứ 6, nhiều khách hàng đã nuối tiếc khi Toyota quyết định khai trừ hệ dẫn động cầu sau trên bản Coupe, chỉ giữ lại hệ dẫn động cầu trước Tuy nhiên, hãng xe Nhật Bản cũng rất biết cách xoa dịu khách hàng của mình khi tung ra bản Corolla Wagon vào năm

1989, sử dụng động cơ DOHC 16 van tiên tiến và nâng cấp thành hệ thống treo độc lập, đi cùng hệ dẫn động 4 bánh

Từ năm 1990 trở đi, tất cả mẫu xe Corolla Altis đều được trang bị động cơ phun nhiên liệu với công suất thấp nhất là 102 mã lực Riêng Corolla GT-S sở hữu sức mạnh động cơ lên đến 130 mã lực Đến năm 1991, cấu hình Coupe chính thức bị khai tử khỏi thị trường Đời xe Toyota Corolla Altis thứ 7: 1991 – 1995 Đời xe Corolla thứ 7 có những thay đổi đáng kể về thiết kế

Bước sang thế hệ thứ 7, Toyota bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến giá thành để

Corolla Altis có thể dễ dàng tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng Nhờ vậy, doanh số bán của mẫu sedan này liên tục tăng mạnh trong giai đoạn đó

TỔNG QUAN QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG XE TOYOTA

Lý do nên bảo dưỡng xe Toyota

Việc bảo dưỡng xe ô tô là quan trọng vì nó giúp duy trì hoạt động của xe trong tình trạng tốt nhất có thể và đảm bảo an toàn cho người lái cũng như hành khách Dưới đây là một số lý do cụ thể:

Bảo dưỡng và sữa chữa ô tô của Toyota

+ An toàn: Bảo dưỡng định kỳ giúp phát hiện và khắc phục kịp thời các vấn đề kỹ thuật, từ đó giảm thiểu nguy cơ gặp sự cố trên đường Điều này bảo vệ bạn, hành khách và người tham gia giao thông khác

+ Tiết kiệm chi phí: Bảo dưỡng định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề và thay thế các bộ phận hỏng hóc trước khi chúng gây ra hỏng hóc nghiêm trọng hơn, từ đó giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa lớn hơn sau này

+ Tăng hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu: Xe được bảo dưỡng đúng cách thường hoạt động hiệu quả hơn, tiêu thụ nhiên liệu ít hơn và có hiệu suất làm việc tốt hơn.

+ Giữ giá trị xe: Xe ô tô được bảo dưỡng định kỳ thường giữ được giá trị cao hơn so với những chiếc xe không được bảo dưỡng thường xuyên

+ Tuân thủ quy định: Một số quốc gia yêu cầu xe ô tô phải được bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường

+ Đảm bảo độ tin cậy: Bằng cách thực hiện các cuộc kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, bạn có thể tin tưởng vào khả năng hoạt động của xe trong mọi điều kiện giao thông

1.2 ) Quy trình bảo dưỡng xe ô tô Toyota

Quy trình bảo dưỡng xe

Một chiếc xe bất kỳ thuộc hãng Toyota Nhật bản đều được thực hiện nghiêm ngặt các quy trình bảo dưỡng xe ô tô Toyota theo các công việc cụ thể như sau:

+ Thay nhớt và kiểm tra lọc nhớt :

Mỗi chiếc xe Toyota đều được cài đặt sẵn chỉ số thông báo thay nhớt định kỳ theo số km xe đa đi được Dựa vào các thông số này, các nhân viên bảo dưỡng sẽ biết được đã đến lúc cần thay nhớt cho xe hay chưa

Công việc và quy trình bảo dưỡng xe ô tô như thay nhớt thường diễn ra khá đơn giản, thợ sửa xe sẽ tiến hành nâng xe và tháo các ốc xả nhớt để xả nhớt động cơ vô thùng, sau đó tháo lọc nhớt rồi tiến hành kiểm tra xem độ dơ của lọc

Sau quá trình kiểm tra kỹ lưỡng, thợ sửa xe hãng Toyota sẽ tiến hành siết ốc xả nhớt lại và châm đủ số nhớt, cũng như loại nhớt theo từng hãng sản xuất, cũng như yêu cầu từ phía nhân viên bảo dưỡng, đem đến sự vận hành êm ái cho toàn bộ chiếc xe

+ Kiểm tra và vệ sinh lọc gió động cơ :

Lọc gió động cơ có nhiệm vụ giúp điều hòa và lọc sạch không khí trước khi hòa trộn với nhiên liệu đi vào buồng đốt Nếu lọc gió động cơ bị hỏng hoặc quá dơ sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình làm việc của động cơ Chẳng hạn như, gây hư hại cho bộ máy, làm nghẹt, không cho không khí đi vào bên trong dẫn đến việc thiếu không khí trong buồng đốt, động cơ xe có thể bị hư hại nghiêm trọng

Khi bảo dưỡng, thợ sửa xe sẽ tiến hành vệ sinh làm sạch hoặc thay thế nếu thấy bộ lọc gió quá dơ

Tùy theo điều kiện thời tiết khác nhau mà các chủ xe nên đưa xe đi kiểm tra và thay thế lọc gió Theo các chuyên gia trong ngành khuyến cáo các chủ xe nên vệ sinh và thay máy lọc gió động cơ khi đã di chuyển từ 50.000km

+ Kiểm tra lọc gió máy lạnh :

Lọc gió máy lạnh là nơi trực tiếp đối lưu dòng không khí bên ngoài và nội thất xe Để có thể nhận được nguồn khí sạch, thoáng mát, chủ xe nên tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng bộ phận này định kỳ, để kịp thời thay mới nếu lọc gió máy lạnh bị hư hỏng

Tương tự lọc gió động cơ, các thợ sửa xe sẽ tiến hành kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng các lọc máy lạnh Sau đó tiến hành vệ sinh sạch sẽ trước khi lắp chúng trở lại

Thắng xe ô tô hay phanh xe Toyota là bộ phận vô cùng quan trọng, hỗ trợ dừng xe kịp thời khi gặp phải bất kỳ vật cản nào đột ngột trên đường Bộ phận này đảm bảo được tính an toàn cho tài xế và hành khách một cách hiệu quả nhất nếu chúng luôn trong tình trạng tốt, không hư hỏng

Thời điểm bảo dưỡng xe chính là lúc thích hợp nhất để các thợ lành nghề, có kinh nghiệm kiểm tra tổng thể và làm mới cho bộ phận này

2 ) LỊCH BẢO DƯỠNG XE TOYOTA COROLLA ALTIS

THEO CÁC CẤP BẢO DƯỠNG

So sánh xe được bảo dưỡng và xe không được bảo dưỡng

2.1 ) Quy trình bảo dưỡng cấp 1 (5.000km -15.000 km, 25.000km …… )

Hay còn được gọi là bảo dưỡng nhỏ ( Mỗi 5000 km ) hoặc sau 6 tháng đầu sau khi mua xe

MỘT SỐ HƯ HỎNG CỦA CÁC HỆ THỐNG TRÊN XE TRONG QUÁ TRÌNH BẢO DƯỠNG

TRÊN XE TRONG QUÁ TRÌNH BẢO DƯỠNG

1 ) NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP CỦA HỆ THỐNG

PHANH XE TOYOTA COROLLA ALTIS

1.1 ) Cơ cấu phanh phát ra tiếng kêu

Phanh tang trống và phanh đĩa là hai cơ cấu được nhà sản xuất sử dụng phổ biến Đối với hệ thống phanh đĩa thường được trang bị ở các bánh trước hoặc cả

4 bánh cho dòng xe hiện đại Đối với phanh tang trống thì được sử dụng cho mẫu xe cũ, bởi những dòng xe này có tốc độ thấp hơn xe mới và cũng tại thời điểm này thì hệ thống phanh đĩa vẫn chưa được hoàn thiện

Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp tiếng kêu phát ra không phải từ cơ cấu phanh mà do bị mài mòn cách quá mức hoặc do chất lượng má phanh kém, guốc phanh không đúng, lò – xo gẫy…

Hiệu quả phanh không tốt như bình thường khi bạn đạp chạm sàn, lực đạp phanh không tạo ra được áp lực dầu đủ lớn rất có thể dầu phanh đã bị giảm do bị rò rỉ Vì vậy, khi xuất hiện dấu hiệu này cần phải kiểm tra và sửa chữa lại đường ống trước khi bổ sung thêm lượng dầu hoặc thay thế dầu mới

Cũng có những hợp dù phanh mòn không hoạt động nhưng vẫn không phát ra bất kỳ tiếng kêu nào từ bánh xe Đó cũng chính là hiện tượng báo má phanh kém hiệu quả

1.3 ) Đạp phanh thấy nhẹ, không có bất kỳ hiệu quả phanh nào

Trường hợp khi dầu có lẫn bọt khí thì khi đạp phanh sẽ thấy bọt khí nén lại cách dễ dàng, áp suất không đủ lớn để giúp cơ cấu phanh hoạt động cách hiệu quả Để xử lý vấn đề này thì cần phải đẩy hết khí ra ngoài, nếu trường hợp tệ nhất xy lanh hỏng thì chỉ còn cách thay mới

2 ) NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP CỦA HỆ THỐNG

KHỞI ĐỘNG XE TOYOTA COROLLA ALTIS

Bể đầu sứ bugi: do tác động cơ khí khi bugi bị đánh rơi hoặc đè nặng lên cực tâm bugi khi sử dụng sai Cũng có thể do để lâu ngày nên bugi bị đóng cặn ở đầu sứ hoặc phần cực trung tâm bị gỉ sét

Bugi bị mòn điện cực: do bugi có khoảng nhiệt không phù hợp, thiếu hòa khí vào nhiên liệu, thời gian đánh lửa sớm hoặc do thiếu dầu bôi trơn động cơ

Bugi bị chảy điện cực: do quá nhiệt vì động cơ tự động đánh lửa Khi bugi bị chảy cả hai điện cực và có chất lạ bám trên điện cực bugi đó là do bugi bị quá nhiệt do tự động đánh lửa Sự đánh lửa sớm, mô bin bị hỏng, xu-páp hỏng, chất

36 lượng xăng kém hoặc mụi than bám trong buồng đốt cũng gây ra hiện tượng này

Bugi đánh lửa không đúng tâm: hỗn hợp cháy quá đậm, dầu từ cacte sục lên buồng cháy, đầu bugi bị dính muội than, khoảng cách giữa các chấu quá lớn khiến điện trở giữa 2 chấu bugi không thể phóng ra tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp xăng – gió, sử dụng sai chủng loại bugi,

Bugi bị bám muội than làm giảm khả năng đánh lửa: Sau quá trình dài hoạt động thì bugi xe có thể bị bám nhiều bụi, muội than hoặc do động cơ xe không được bảo trì đúng cách Nếu các bugi bị bám nhiều bụi than sẽ không tạo ra tia đánh lửa đủ mạnh để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí Bên cạnh đó, nếu bugi bị lỗi cũng khiến tia lửa bị yếu

Tia lửa yếu: Thông thường tia lửa màu vàng và nẹt yếu, xe có hiện tượng nổ máy không đều, động cơ yếu, dư xăng, đầu bugi có muội than đen,… chứng tỏ hệ thống đánh lửa gặp vấn đề Nguyên nhân có thể xuất phát từ hư hỏng biến áp, chập vòng dây, bugi bẩn, dây cao áp bị rò rỉ,… Khi đó cần kiểm tra, vệ sinh bugi, kiểm tra biến áp, dây cao áp,… và hệ thống đánh lửa nói chung cũng như xử lý kịp thời

Hệ thống đánh lửa sai thời điểm (quá sớm hoặc quá muộn): Do những vấn đề phát sinh từ bugi, bộ chia điện hay biến áp dẫn tới tình trạng trên, ảnh hưởng đến sự hoạt động của động cơ

Vì vậy, người dùng nên kiểm tra thường xuyên, vệ sinh sạch sẽ và bảo dưỡng những chi tiết trong hệ thống đánh lửa Điều này giúp đảm bảo động cơ hoạt động tốt, thiết bị xe hoạt động ổn định,an toàn

3 ) NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP CỦA HỆ THỐNG ĐỘNG CƠ XE TOYOTA COROLLA ALTIS

Dầu bị rò rỉ dưới gầm xe sử dụng động cơ đốt trong: Bộ lọc dầu có nhiệm vụ loại bỏ chất bẩn có hại trước khi chúng xâm nhập vào buồng động cơ Nếu phát hiện dầu bị rò rỉ, nguyên nhân có thể do bộ lọc dầu hoạt động không tốt

Ngày đăng: 03/06/2024, 20:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng Anh. Với số tiền này ông đã đầu tư vào lĩnh vực chế tạo sản xuất ô tô, và - tiểu luận công nghệ bảo dưỡng sửa chữa ô tô
ng Anh. Với số tiền này ông đã đầu tư vào lĩnh vực chế tạo sản xuất ô tô, và (Trang 8)
Sơ đồ bố trí chung của xe Toyota Corolla altis 2015 - tiểu luận công nghệ bảo dưỡng sửa chữa ô tô
Sơ đồ b ố trí chung của xe Toyota Corolla altis 2015 (Trang 18)
Bảng tổng hợp bảo dưỡng các hệ thống trên xe ô tô Toyota theo các cấp bảo - tiểu luận công nghệ bảo dưỡng sửa chữa ô tô
Bảng t ổng hợp bảo dưỡng các hệ thống trên xe ô tô Toyota theo các cấp bảo (Trang 30)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN