1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn tốt nghiệp Đại học tìm hiểu hệ thống nhiên liệu trên xe mitsubishi triton 2022

88 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu hệ thống nhiên liệu trên xe Mitsubishi Triton 2022
Tác giả Nguyễn Thành Đạt
Người hướng dẫn ThS. Phạm Văn Bình
Trường học Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Cơ Khí Ô Tô
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 3,97 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I (11)
    • 1.1. Tổng quan (11)
      • 1.1.1. Tổng quan về hãng xe Mitsubishi Motors (11)
      • 1.1.2. Tổng quan về xe ô tô Mitsubishi Triton 2022 (13)
      • 1.1.3. Tổng quan hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel (16)
    • 1.2. Mục tiêu đề tài (19)
    • 1.3. Bố cục luận văn (19)
  • CHƯƠNG II (21)
    • 2.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống nhiên liệu xe Mitsubishi Triton . 11 1. Sơ đồ cấu tạo hệ thống (21)
      • 2.1.2. Nguyên lý hoạt động (22)
      • 2.1.3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động các bộ phận trên xe Mitsubishi Triton (22)
      • 2.1.4. Hệ thống nạp khí (29)
      • 2.1.5. Hệ thống hồi lưu khí xã EGR (Exhaust Gas Recirculation System) (33)
      • 2.1.6. Các cảm biến (36)
      • 2.1.7. Bộ điều khiển trung tâm ECU (46)
      • 2.1.8. EDU (Electronic Driving Unit) (52)
  • CHƯƠNG III (54)
    • 3.1. Tổng quan về công việc sửa chữa (54)
    • 3.2. Hư hỏng thường gặp và cách kiểm tra sửa chữa hệ thống Common Rail Diesel (54)
      • 3.2.1. Bơm cao áp (54)
      • 3.2.2. Hư hỏng và cách kiểm tra sửa chữa các bộ phận trên bơm cao áp (61)
      • 3.2.2. Kim phun (64)
    • 3.3. Hệ thống cung cấp không khí (68)
      • 3.3.1. Bướm ga (68)
      • 3.3.2. Turbo tăng áp (68)
    • 3.4. Hệ thống hồi lưu khí thải EGR (69)
      • 3.4.1. Hư hỏng thường gặp (69)
      • 3.4.2. Dấu hiệu nhận biết (70)
      • 3.4.3. Cách kiểm tra sửa chữa (70)
    • 3.5. Hư hỏng và cách kiểm tra các cảm biến (72)
      • 3.5.1. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát (72)
      • 3.5.2. Cảm biến lưu lưu lượng khí nạp tích hợp cảm biến nhiệt độ khí nạp (73)
      • 3.5.3. Cảm biến nhiệt độ nhiên liệu (75)
      • 3.5.4. Cảm biến áp suất đường ống nạp (76)
      • 3.5.5. Cảm biến vị trí bướm ga (77)
      • 3.5.6. Cảm biến vị trí bàn đạp ga (77)
      • 3.5.7. Cảm biến vị trí trục khuỷu (78)
      • 3.5.8. Cảm biến vị trí trục cam (79)
      • 3.5.9. Cảm biến áp suất ống phân phối (79)
    • 3.6. Kiểm tra đọc và xóa lỗi bằng phần mềm chẩn đoán MUT III (80)
  • CHƯƠNG IV................................................................................................................ 73 (83)
    • 4.1. Kết luận (83)
    • 4.2. Kiến nghị (83)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (84)

Nội dung

Trong động cơ Diesel hiện đại, việc phun nhiên liệu được thực hiện bằng các vòi phun riêng lẽ, nhiên liệu ở áp suất cao được chứa ở ống Rail và phân phối đến từng vòi phun dưới sự điều k

Tổng quan

1.1.1 Tổng quan về hãng xe Mitsubishi Motors

Mitsubishi Motors là một thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản với hơn 100 năm kinh nghiệm phát triển và đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực ô tô

Năm 1870, công ty thương mại vận chuyển Mitsubishi được thành lập đầu tiên bởi Yataro Iwasaki Năm 1917, sản xuất dòng Model A, dòng xe hơi đầu tiên tại Nhật Bản Năm mươi năm sau, vào năm 1970, bộ phận ô tô được tách ra khỏi Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi và thành lập Tập đoàn Mitsubishi Motors

Những cột mốc quan trọng của thương hiệu Mitsubishi Motors suốt 100 năm phát triển trong lĩnh vực ô tô

Năm 1917, dòng Model-A, loại xe du lịch được sản xuất lần đầu tiên của Nhật Bản

Năm 1960, Mitsubishi 500 được ra mắt, chiếc xe du lịch bốn bánh nhỏ gọn đầu tiên

Năm 1982, ra mắt Mẫu xe Pajero, chiếc xe đa dụng 4WD trang bị động cơ diesel, tăng áp đầu tiên của Nhật Bản

Năm 1991, Mitsubishi Motors giới thiệu động cơ MIVEC (Mitsubishi Innovative Valve timing Electronic Control system), giúp cải thiện hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu

Năm 2007, ra mắt Lancer Evolution X Mẫu xe đã giành được giải thưởng đặc biệt năm 2007-2008 trong Xe của năm tại Nhật Bản

Năm 2009, Hộp số thể thao ly hợp kép (TC-SST) mới được phát triển, là hộp số sàn tự động 6 cấp kết hợp hệ thống ly hợp kép để chuyển số nhanh giúp tăng tốc tốt hơn

Năm 2012, ra mắt Outlander mới, một mẫu xe SUV cỡ trung phản ánh mọi khía cạnh của kiến thức và công nghệ chế tạo ô tô của Mitsubishi

Năm 2013, ra mắt OUTLANDER PHEV, mẫu xe SUV Plug-in Hybrid đầu tiên trên thế giới

Năm 2015, Mitsubishi Motors thử nghiệm các công nghệ EV và Twin-Motor 4WD trong Baja Portalegre 500, một cuộc đua xuyên quốc gia ở Bồ Đào Nha Đội đặt thời gian nhanh nhất trong ba trong số năm phân đoạn, tất cả đều sử dụng OUTLANDER PHEV

Năm 2015, OUTLANDER PHEV tham gia Giải đua việt dã châu Á Đây là mẫu xe PHEV đầu tiên từng về đích

Năm 2017, ra mắt mẫu xe Eclipse Cross Đó là một mẫu xe coupe SUV nhỏ gọn hoàn toàn mới, và gia nhập dòng sản phẩm crossover SUV toàn cầu của Mitsubishi Motors.[6]

1.1.1.2 Ý nghĩa logo của hãng xe Mitsubishi Motors

Hình 1 2 Logo của hãng xe Mitsubishi hiện nay

Tiền thân của nhãn hiệu Mitsubishi hiện nay là sự kết hợp của gia huy: sangaibishi (lá dẻ nước ba tầng) của gia tộc Iwasaki và mitsuganshiwa (ba lá sồi) của gia tộc Yamanouchi, các lãnh chúa phong kiến của gia tộc Tosa

Trải qua nhiều sự thay đổi và phát triển logo Mitsubishi hiện nay được thiết kế nổi bật với màu đỏ đặc trưng, bao gồm 3 hình thoi bằng nhau tạo thành hình tam giác, được ví như 3 viên kim cương đính vào nhau Hình thoi đầu tiên trong logo Mitsubishi được xếp thẳng đứng, 2 hình thoi còn lại nghiêng đều chụm vào nhau tạo nên 1 tầng hầm của hình tam giác 3 viên kim cương đặt trên nền trắng tượng trưng cho sự đam mê, lòng nhiệt huyết, liêm chính và trung thực trong sự nghiệp phát triển của hãng xe Mitsubishi.[6]

1.1.2 Tổng quan về xe ô tô Mitsubishi Triton 2022

Mitsubishi Triton chính thức ra đời năm 1978, hiện nay là thế hệ thứ 5 (2017 đến nay) Mitsubishi Triton 2022 là một bước tiến nhảy vọt trong nổ lực phát triển về dòng xe bán tải Tại các thị trường khác dòng xe này còn được gọi với cacs tên gọi như Mighty Max, L200

Tại Việt Nam, dòng xe Mitsubishi Triton được nhập khẩu từ Thái Lan và kinh doanh phiên bản sử dụng động cơ Diesel 2.4L MIVEC (4N15) mang công suất hiệu năng mạnh mẽ có thể so sánh với các dòng xe bán tải cùng phân khúc như Toyota Hilux, Mazda BT50

Bảng 1 1 Bảng thông số kích thước và trọng lượng Mitsubishi Triton 2022

Kích thước và trọng lượng 4x4 AT Athelete 4x2 AT MIVEC

(DxRxC) mm 5.305 x 1.815 x 1.795 5.305 x 1.815 x 1.780 Kích thước thùng xe

Khoảng cách hai cầu xe mm 3.000

Bán kinh vòng quay nhỏ nhất mm 5.900

Khoảng sáng gầm xe mm 220 205

Trọng lương không tải kg 2.000 1.740

1.1.2.1 Ngoại thất xe Mitsubishi Triton 2022

Thiết kế Dynamax Shied đặc trưng được nâng cấp với lưới tản nhiệt màu đen giúp tăng thêm vẻ mạnh mẽ Các chi tiết được thiết kế kết hợp một cách chặt chẽ với nhau tạo nên nét đặc trưng riêng cho dòng xe bán tải này giúp chủ nhân thể hiện cá tính bật phong cách

Thân xe có thiết kế mạnh mẽ, vuông vức các chi tiết dập nối dứt khoát Bậc lên xuống mạ crom sang trọng La zăng hoa văn hình kim cương 6 chấu dáng vẻ thể thao và thu hút Hốc bánh xe làm tăng độ hầm hố cho mẫu xe bán tải Đèn sương mù được mạ crom, kết hợp với tấm cản khoét sâu vào trong nâng cao tính khí động học cho xe Ở phiên bản cao cấp, Mitsubishi Triton 2022 có thêm tính năng rửa đèn, cảm biến góc trước của hốc đèn sương mù Đuôi xe vẫn giữ nguyên thiết kế vuông vức và cứng cáp Cụm đèn được bổ sung dải phanh dạng Led mang đậm chất thể thao, cá tính với thiết kế hình cây búa chữ nhật Cản sau xe thiết kế nhô ra nhằm giữ thăng bằng khi xe lên xuống, đồng thời giúp việc lấy hàng ra khỏi thùng xe được dễ dàng hơn

1.1.2.2 Nội thất xe Mitsubishi Triotn 2022

Mitsubishi Triton 2022 áp dụng ngôn ngữ thiết kế nội thất J-Line cùng chiều dài trục cơ sở lên tới 3000m, tạo ra không gian nội thất rộng rãi và thoải mái cho người dùng Xe có cách bố trí hợp lý khoa học Bảng táp lô thiết kế chữ T quen thuộc, ốp nhôm màu bạc sang trọng

Cần số có thêm các nút điều khiển kết hợp với vô lăng bọc da 4 chấu tạo cảm giác cầm nắm dễ chịu giúp người lái dễ dàng vận hành trong mọi hoàn cảnh

Toàn bộ ghế xe đều được bọc da, ghế lái có chức năng chỉnh điện 8 hướng, ghế phụ bên cạnh chỉnh tay 4 hướng

Mitsubishi Triton được trang bị đầy đủ các tiện nghi như hệ thống điều hòa tự động, có thể điều chỉnh tốc độ gió, có khả năng làm mát nhanh mang đến sự dễ chịu cho khách hàng

Hệ thống giải trí nổi bật với các tính năng như màn hình giải trí 6.75 inch, kết nối Android Auto Apple Carplay, USB, AUX, âm thanh 6 loa, chìa khóa thông minh và nhiều tiện nghi khác

Hình 1 4 Nội thất xe Mitsubishi Triton 2022

1.1.2.3 Vận hành xe Mitsubishi Triton 2022

Mitsubishi Triton 2022 được trang bị duy nhất khối động cơ 4N15 2.4L Diesel MIVEC, tạo ra công suất tối đa 181 mã lực và mô men xoắn cực đại 430Nm, đi kèm hộp số tự động 6 cấp cùng 2 tùy chọn truyền động cầu sau và hai cầu Super Select cho những cung đường phức tạp, khắc nghiệt

Hình 1 5 Động cơ 4N15 trên xe Mitsubishi Triton 2022

Bảng 1 2 Bảng thông số động cơ và hệ thống truyền động xe Mitsubishi Triton 2022 Động cơ 4x4 AT Athelete 4x2 AT MIVEC

Loại động cơ 2.4L Diesel MIVEC DI-D

Công suất cực đại PS/rpm 181/3.500

Mô men xoắn cực đại N.m/rpm 430/2.500

Dung tích thùng nhiên liệu L 75

Truyền động và hệ thống treo

Hộp số 6 AT - Sport mode 6 AT

Truyền động 2 Cầu 4WD - II Cầu sau

Khóa vi sai cầu sau • -

Trợ lực lái Trợ lực thủy lực

Hệ thống treo trước Độc lập, tay đòn kép, lò xo cuộn với thanh cân bằng

Hệ thống treo sau Nhíp lá

Phanh trước Đĩa thông gió 17’’ Đĩa thông gió 16’’

Mục tiêu đề tài

Tìm hiểu cấu tạo nguyên lý hoạt động của hệ thống nhiên liệu Common Rail Diesel trên xe Mitsubishi Triton 2022

Tìm hiểu về các hư hỏng cơ bản và xây dựng quy trình kiểm tra sữa chữa các bộ phận và chi tiết của hệ thống nhiên liệu Common Rail Diesel trên xe Mitsubishi Triton

Bố cục luận văn

Nội dung luận văn “ Tìm hiểu hệ thống nhiên liệu trên xe Mitsubishi Triton 2022” được trình bày gồm bốn chương như sau:

Chương I: Giới thiệu khái quát tổng quan về mục tiêu và bố cục luận văn Chương II: Trình bày cơ sở lý thuyết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống nhiên liệu trên xe Mitsubishi Triton 2022

Chương III: Trình bày nội dung nghiên cứu, phân tích các hư hỏng thường gặp và xây dựng quy trình kiểm tra sữa chữa khắc phục

Chương IV: Trình bày kết quả nghiên cứu đạt được, hạn chế của đề tài chưa và hướng phát triển đề tài trong tương lại.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống nhiên liệu xe Mitsubishi Triton 11 1 Sơ đồ cấu tạo hệ thống

2.1.1 Sơ đồ cấu tạo hệ thống

Xe Mitsubishi Triton sử dụng hệ thống Common Rail Diesel, ở mỗi xy lanh được bố trí một vòi phun, nhiên liệu phun trực tiếp vào buồng đốt động cơ

Hình 2 1 Sơ đồ cấu tạo hệ thống nhiên liệu xe Mitsubishi Triton 2022

1- Cảm biến lưu lượng khí nạp, 2- Cảm biến vị trí bướm ga, 3- Motor điều khiển 4- Van EGR, 5- Cảm biến vị trí van EGR, 6- Cảm biến áp suất đường ống nạp, 7- Cảm biến nhiệt độ EGR, 8- Kim phun, 9- Cảm biến vị trí trục cam, 10- Cảm biến nhiệt độ nước làm mát, 11- Cảm biến áp suất ống phân phối, 12- Van SCV, 13- Cảm biến nhiệt độ nhiên liệu, 13- Cảm biến nhiệt độ nhiên liệu, 14- Cảm biến vị trí trục khiểu, 15- Van điều khiển khí thải qua bộ làm mát EGR, 16- Cảm biến chênh lệch áp suất khí xã, 17- Van điều khiển cửa xã turbo, 18,19,20- Cảm biến nhiệt độ khí xã

Hình 2.1 là sơ đồ cấu tạo của hệ thống Common Rail trên Mitsubishi Triton gồm:

Mạch nhiên liệu áp suất thấp Mạch nhiên liệu này bao gồm phạm vi hút nhiên liệu, nhiên liệu hồi lưu về thùng nhiên liệu bao gồm các bộ phận như bơm bánh răng, bộ lọc nhiên liệu, van khóa nhiên liệu và bộ làm mát nhiên liệu

Mạch nhiên liệu áp suất cao Mạch nhiên này gồm bơm cao áp, các ống dẫn cao áp, ống phân phối nhiên liệu và các vòi phun nhiên liệu

Hệ thống điều khiển điện tử Bao gồm bộ điều khiển điện tử (ECU và EDU), các cảm biến, van điều áp cho ống phân phối, các van điện từ và van khóa nhiên liệu

Hệ thống khác như hệ thống tuần hoàn khí xã (EGR), bộ lọc hạt khí thải (DPF).[1]

Nhiên liệu từ thùng chứa được bơm tiếp vận hút từ thùng chứa đi qua bộ lọc đến bơm cao áp Bơm cao áp cung cấp nhiên liệu với áp suất 180 MPa vào ống phân phối Áp suất nhiên liệu ở ống phân phối được điều chỉnh tùy theo chế độ làm việc và tốc độ quay động cơ bằng van SCV Van SCV sẽ hiệu chỉnh lượng nhiên liệu theo lệnh điều khiển từ ECU Do nhiên liệu được lưu trữ ở ống phân phối, áp suất phun được tạo ra độc lập với quá trình phun

Bộ điều khiển điện tử ECU sẽ xác định các đại lượng được ECU tính toán theo tín hiệu từ các cảm biến và vận hành các cơ cấu chấp hành để động cơ hoạt động ổn định

- Áp suất ống phân phối

- Thời điểm phun nhiên liệu

2.1.3 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động các bộ phận trên xe Mitsubishi Triton

Mitsubishi Triton được trang bị thùng nhiên liệu có dung tích lên đến 75 L Thùng nhiên liệu được bố trí phía trước cầu sau nhằm giảm chấn động khi va chạm Một van ngắt nhiên liệu được đặt trong thùng nhiên giúp ngăn chặn rò rỉ nhiên liệu khi xe nghiêng hoặc lật

Bên trong thùng nhiên liệu được bố trí bộ lọc thô nhiên liệu và đồng hồ báo mức nhiên liệu trong thùng.[1]

Hình 2 2 Cấu tạo thùng nhiên liệu xe Mitsubishi Triton

1- Cảm biến mức nhiên liệu, 2- Đệm cố định, 3,4- Ống thông hơi, 5- Ống dẫn nhiên liệu, 6- Nắp thùng nhiên liệu

Hình 2.3 mô tả cấu tạo của bộ lọc nhiên liệu Bộ lọc nhiên liệu được dùng để loại bỏ các chất bẩn và tạp chất nhằm bảo vệ hệ thống cung cấp nhiên liệu khỏi các cặn bẩn do thùng xăng bị lão hóa hoặc do nhiên liệu bẩn

Hình 2 3 Cấu tạo bộ lọc nhiên liệu

1,2- Đường ống dẫn, 3- Thân bầu lọc, 4- Cụm lọc, 5- Nắp bầu lọc

Xe Mitsubishi Triton sử dụng bơm cao áp HP3 của hãng Denso là loại bơm lệch tâm với hai piston được dẫn động nhờ trục khuỷu qua cơ cấu bánh răng Bơm cao áp có chức năng cung cấp nhiên liệu với áp suất lớn lên đến 200 MPa vào ống phân phối

Hình 2.4 mô tả cấu tạo của bơm cao áp HP3 gồm các bộ phận thân bơm (cam lệch tâm, cam vòng và piston), bơm tiếp vận, van SCV và cảm biến nhiệt độ nhiên liệu.[2]

Hình 2 4 Cấu tạo bơm cao áp HP3

Khi động cơ hoạt động hoạt bơm cao áo được dẫn động quay cùng lúc nhờ vào cơ cấu bánh răng, Lúc này bơm tiếp vận nhiên liệu trong thực hiện việc hút nhiên liệu và phân phối đến buồng nén của bơm cao áp Lượng nhiên liệu được điều khiển bởi van SCV thông qua tín hiệu từ ECU Hình 2.5 minh họa quá trình làm việc của bơm cao áp HP3, khi cam lệch tâm quay làm cho cam vòng đẩy piston A lên trên để nén nhiên liệu tạo áp suất đưa đến ống phân phối Do lực của lò xo, lúc này pít tông B bị kéo ngược chiều với pít tông A để hút nhiên liệu vào buồng nén và ngược lại Ở quá trình hút, áp suất mạch cung cấp lớn hơn áp suất mở van nạp, van nạp mở ra, piston bơm đi xuống cho phép nhiên liệu chảy vào buồng nén Ở quá trình nén, khi qua khỏi điểm chết dưới piston thì van nạp đóng lại và giữ nhiên liệu trong buồng nén Piston đi lên và nén nhiên liệu cho đến khi áp suất nhiên liệu vượt qua áp suất trong ống phân phối làm van xã mở ra và nhiên liệu nén vào ống phân phối.[2]

Hình 2 5 Sơ đồ nguyên lý hoạt động bơm cao áp HP3

2.1.3.3.3 Van SCV (Sution Control Valve)

Lượng cung cấp nhiên liệu đến khoang cao áp được điều khiển bởi van SCV (van điều khiển hút) thông qua tín hiệu điện dưới dạng xung từ bộ điều khiển ECU, van SCV được sử dụng là loại van điện từ Cấu tạo van SCV khá đơn giản bao gồm cuộn dây điện từ, van kim và lò xo hồi vị

Hình 2 6 Cấu tạo van SCV

Nguyên lý hoạt động: Khi dòng điện dưới dạng xung chạy tới van SCV, một suất điện động được tạo ra theo tỷ số công suất, lò xo bị ép để thay đổi độ mở của van để điều chỉnh lượng nhiên liệu vào buồng nén của bơm cao áp Khi giá trị này giảm độ mở của van sẽ giảm Và ngược lại, khi giá trị này tăng độ mở của van sẽ tăng

Van SCV mở hẹp Do tín hiệu từ ECU điều khiển độ mở của van nhỏ lượng nhiên liệu vào buồng nén ít do đó áp suất nhiên liệu sẽ giảm giảm lại Ngược lại khi tín hiệu điều khiển van mở rộng lượng nhiên liệu

Van SCV mở rộng (thời gian cấp điện dài) lượng nhiên liệu hút vào sẽ tăng lên do độ mở van rộng hơn.[2]

Bơm tiếp vận được sử dụng là loại bơm bánh răng ăn khớp trong Bơm tiếp vận loại này gồm có rôto trong và rôto ngoài được đặt lệch tâm nhau và được dẫn động bởi cốt bơm Bơm tiếp vận còn có hai buồng riêng biệt là buồng hút và buồng cao áp cùng với lỗ hút và lỗ thoát tương ứng

Nguyên lý hoạt động (hình 2.7) Khi cốt bơm quay, rôto trong và rôto quay theo tạo thành các buồng trong thân rôto ngoài Các buồng này có thể tích thay đổi liên tục

Tổng quan về công việc sửa chữa

Sửa chữa là công việc duy trì và phục hồi lại một bộ phận hay một nhóm các chi tiết máy về lại trạng thái hoạt động bình thường của xe ô tô Có hai dạng sữa chữa là sữa chữa nhỏ và sửa chữa lớn

Sửa chữa nhỏ là công việc khắc phục các hư hỏng cục bộ, ngẫu nhiên của các chi tiết trong cụm máy tháo một phần hoặc thay thế một số cụm bằng các chi tiết mới hoặc chi tiết sửa chữa

Sửa chữa lớn là công việc tiến hành theo định kỳ để phục hồi khả năng làm việc đầy đủ của các chi tiết bằng cách thay thế các chi tiết mới hoặc chi tiết sửa chữa Đặc trưng trong quy trình sữa chữa này là đại tu gần như toàn bộ xe ô tô Phục hồi khả năng làm việc của xe ô tô về trạng thái gần giống như xe mới

Quy trình tiếp nhận và sữa chữa gồm các công đoạn:

- Tiếp nhận xe vào sửa chữa chữa

- Ghi nhận các hư hỏng thông qua lời bàn giao từ khách hàng

- Xác định và khoanh vùng cụm chi tiết hoặc nhóm nghi ngờ bị hư hỏng

- Tháo rời chi tiết và các cụm và tiến hành rữa kiểm tra phân loại

- Sửa phục hồi các cụm và chi tiết bị hư hỏng

- Lắp điều chỉnh, chạy rà, thử nghiệm

- Chạy thử xe và bàn giao xe.

Hư hỏng thường gặp và cách kiểm tra sửa chữa hệ thống Common Rail Diesel

3.2.1.1 Hư hỏng thường gặp và dấu hiệu nhận biết

Khi bơm cao áp hư hỏng động cơ có một số biểu hiện cần tiến hành khoanh vùng và chẩn đoán các nhóm chi tiết hư hỏng theo triệu chứng động cơ

Bảng 3 1 Triệu chứng và chẩn đoán nguyên nhân hư hỏng của bơm cao áp

Triệu chứng Khu vực nghi ngờ Động cơ không khởi động được Van SCV

Rò rỉ nhiên liệu Phớt chắn dầu và đệm làm kín Áp suất nhiên liệu thấp

Trục dẫn động, cam vòng Cụm van hút và piston

Van SCV Bơm tiếp vận nhiên liệu Động cơ tăng tốc kém

Bộ lọc nhiên liệu Van SCV Bơm tiếp vận nhiên liệu Động cơ hoạt động công suất kém

Van SCV Bơm tiếp vận

3.2.1.2 Quy trình tháo bơm cao áp

Trước khi thực hiện công việc tháo bơm cao áp cần chuẩn đầy đủ các dụng cụ chuyên dụng một tấm kim loại khoan sẵn các lỗ bu lông để cố định bơm cao áp Tiến hành gá tấm kẹp lên ê tô sau đó dùng hai bu lông để xiết chặt cố định bơm chắc chắn trên tấm kim loại

Bước 1: Tháo các ống dẫn nhiên liệu

Trước tiên ta cần tiến hành đánh dấu vị trí các ống dẫn dầu và các cụm chi tiết cần lắp lại Sau đó tiến hành sử dụng cờ lê nới lỏng hai bu lông của ống dẫn nhiệu và tháo ống ra khởi bơm

Chú ý khi nới lỏng bu lông cần sử dụng cùng lúc hai cờ lê như hình 3.1 để tiến hành nới lỏng và tháo bu lông ống dẫn dầu

Hình 3 1 Tháo ống dẫn nhiên liệu

Sử dụng cờ lê lục giác tháo hai bu lông cố định van SCV trên thân bơm Dùng bút lông màu đánh dấu các vị trí đầu nối và tiếp xúc của van SCV trên mặt thân bơm Sau đó, tiến hành lấy van SCV ra theo phương thẳng đứng và tháo vòng đệm làm kín van SCV ra khỏi thân bơm

Chú ý: Vòng đệm làm kín sau khi tháo rời không được sử dụng lại

Hình 3 2 Quy trình tháo van SCV (thứ tự từ trái sang phải)

Bước 3: Tháo bơm tiếp vận nhiên liệu

Sử dụng cờ lê lục giác tháo ba bu lông trên bơm tiếp vận Tháo lần lượt các bộ phận nắp bơm tiếp vậm, rôto ngoài và rôto trong của bơm Chú ý đặt cụm rôto theo cụm chi tiết chung với nhau Tháo ron làm kín, chốt định vị và vòng đệm làm kín Khi tháo vòng đệm làm kín cần chú ý không được sử dụng các vật dụng kim loại sắt nhọn để lấy vòng đệm vì thể làm hỏng rãnh đặt đệm

Hình 3 3 Quy trình tháo các chi tiết của bơm tiếp vận nhiên liệu (trinh tự từ trái sang phải)

Bước 4: Tháo cảm biến áp suất nhiên liệu

Sử dụng cờ lê nới lỏng đai ốc cố định và tháo cảm biến áp suất nhiên liệu ra khỏi thân bơm cao áp

Hình 3 4 Tháo cảm biến áp suất nhiên liệu

Bước 5: Tháo cụm lọc nhiên liệu của bơm cao áp

Sử dụng cờ lê lục giác tháo các bu lông cố định, sau đó tiến hành lấy cụm lọc ra khỏi thân bơm và sử dụng súng hơi để vệ sinh cụm lọc

Hình 3 5 Tháo và vệ sinh bộ lọc nhiên liệu bơm cao áp

Bước 6: Tháo cụm van hút, piston và lò xo của bơm cao áp

Gá cố định bơm cao áp trên ê tô, sử dụng khợp nối để xoay trục dẫn động của bơm sao cho then cố định đối diện 180 độ so với cụm van cần tháo rời

Nới lỏng các bu lông lục giác đồng đều theo thứ tự đối xứng chéo, kéo cụm chi tiết bao gồm thân van, piston và lò xo ra khỏi xy lanh theo phương thẳng đứng, lấy piston và lò xo ra khỏi cụm van hút

Lưu ý khi tháo piston cần hạn chế va chạm các bề mặt tiếp xúc giữa mặt piston và cam vòng vì nó thể gây ra quá trình bào mòn trong quá trình hoạt động

Tháo 3 vòng đệm làm kín khỏi thân bơm, tránh sử dụng các vật nhọn bằng kim loại để nạy vòng đệm ra khỏi rãnh vì thể làm hỏng rãnh mất đi khả năng làm kín

Tiến hành gá lại lại bơm lên ê tô sao cho các ngạnh của ê tô không va chạm với các ống dẫn dầu và cụm chi tiết cần tháo được hướng lên trên như hình 3.6

Hình 3 6 Gá lại bơm cao áp để tháo cụm van hút

Sử dụng đầu lục giác nởi lỏng dần và tháo bu lông cố định cụm van theo chiều kim đồng hồ, sau đó rút thẳng toàn bộ các chi tiết gồm thân van, piston và lò xo ra khỏi thân bơm Sau đó thực hiện tháo các vòng đệm chữ O làm kín tương tự như tháo cụm van đã thực hiện trước đó

Hình 3 7 Quy trình tháo cụm van hút

Bước 7: Tháo trục cam dẫn động

Nới lỏng 6 bu lông lục giác trên nắp bơm Tháo then khóa trên trục dẫn động của bơm Tháo thân bơm ra khỏi tấm gá cố định trên ê tô và tháo hoàn toàn các bu lông lục giác ra khỏi nắp bơm

Hình 3 8 Quy trình tháo trục cam dẫn động bơm cao áp

Giữ thân bơm bằng một tay, và sử dụng búa cao su đóng trục truyền động ra khỏi thân bơm Lưu ý quá trình đóng trục truyền động cần cẩn thận tránh việc tác động đến các ống dẫn nhiên liệu

Hình 3 9 Quy trình tháo trục cam dẫn động

Tiến hành rút trục truyền động ra khỏi thân bơm, tháo cam vòng ra khỏi trục dẫn động, tháo trục dẫn động và các ron làm kín khỏi nắp bơm

Chú ý: Khi tháo cam vòng cần phải tránh việc cọ xát ở các bề mặt đánh bóng tiếp xúc với piston

Hình 3 10 Quy trình tháo trục cam dẫn động bơm cao áp

Bước 8 : Tháo phớt chắn dầu

Hệ thống cung cấp không khí

3.3.1.1 Hư hỏng thường gặp Động cơ điện bị hư hỏng hoạt động không đúng theo lệnh từ ECU, cảm biến vị trí bướm ga bị hư hỏng hở chập mạch, hư hỏng phần tử Hall làm cảm biến không hoạt động hoặc hoạt động không đúng

Sáng đèn báo “Check Enginie”, khi động cơ điện của bướm ga bị hư hỏng động cơ động cơ có các biểu hiện tăng tốc kém, ì ga hoặc không thể tăng tốc

3.3.1.3 Cách kiểm tra sửa chữa

Kiểm tra điện trở giữa hai chân kết nối của động cơ điện:

- Tháo các ống dẫn khí nạp ở thân bướm ga

- Ngắt các giắc điện khỏi bướm ga

- Dùng đồng hồ VOM đo điện trở M+ và M- của động cơ điện

So sánh với giá trị tiêu chuẩn nếu giá trị tiêu chuẩn (0,3 đến 100 Ω) [1] nếu giá trị sai lệch so với giá trị tiêu chuẩn tiến hành thay mới bướm ga

Hình 3 18 Kiểm tra điện trở động cơ điện của bướm ga

Do hoạt động lâu ngày và việc tiếp xúc với khí thải nhiệt độ cao, các bánh nén và hút của turbo sẽ bị đóng mụi than gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc

Trục dẫn động bánh nén và bánh nén tua bin bị biến dạng hoặc cong vượt quá giá trị cho phép của nhà sản xuất

3.3.2.2 Cách kiểm tra sửa chữa

Việc hoạt động lâu ngày của turbo dẫn đến việc bị đóng muội than và cặn bẩn cần tiến hành vệ sinh bằng dung dịch chuyên dụng

Kiểm tra khe hở dọc trục của trục dẫn động turbo tăng áp:

Tiến hành gá đồng hồ so như hình 3.19 kết hợp xoay bánh tua bin và kiểm tra khe hở dọc trục của bánh dẫn động Giá trị cho phép 0.08 mm.[1]

Hình 3 19 Kiểm tra khe hở dọc trục của trục dẫn bánh tua bin turbo

Kiểm tra độ cong của trục dẫn động turbo:

Tiến hành gá đồng hồ so như hình 3.20 kết hợp xoay bánh tua bin và kiểm tra độ đảo hướng tâm của trục dẫn động Giá trị cho phép 0.11 mm.[1]

Hình 3 20 Kiểm tra độ cong của trục dẫn động bánh tua bin turbo tăng áp

Hệ thống hồi lưu khí thải EGR

Như đã tìm hiểu hệ thống hồi lư khí thải sẽ đưa một lượng khí thải trở về đường ống nạp để tiếp tục quá trình đốt cháy để giảm phát thải NOx một loại khí gây ô nhiễm môi trường Tuy nhiên việc vận hành và tiếp xúc với khí thải sẽ khiến các bộ phận này rất dễ đóng muội than gây kẹt van EGR và ảnh hưởng đến các chi tiết khác

Sáng đèn báo “ Check Enginie”, khi van EGR bị kẹt sẽ hưởng đến lượng khí thải hồi lưu về buồng đốt động cơ sẽ có các dấu hiệu như bị rung giật khi tăng tốc, khả năng tăng tốc kém, hoặc bị giới hạn tốc độ, tăng tốc không đạt tốc độ cao

3.4.3 Cách kiểm tra sửa chữa

Do phải làm việc tiếp xúc với khí thải thường xuyên nên van EGR rất dễ bị đóng muội than gây kẹt van Theo lời khuyên của nhà sản xuất việc kiểm tra và vệ sinh van EGR nên được thực hiện mỗi 20000 km để đảm bảo được việc tối ưu sự vận hành của động cơ và các hệ thống khác

3.4.3.2 Kiểm tra hoạt động của van EGR

Quy trình kiểm tra hoạt động của van EGR:

- Tháo van EGR khỏi hệ thống

- Tiến hành cấp nguồn 5V cho chân số 4 (nguồn) và chân số 6 (mass) của động cơ điện và quan sát xem van EGR có mở van không

- Thực hiện tăng điện áp lên 1V cho mỗi lần kiểm tra Nếu khi tăng điện áp lên 9V mà van vận không mở được, van đã bị hư hỏng cần thay thế van mới

Hình 3 21 Kiểm tra hoạt động của van EGR

3.4.3.3 Kiểm tra hoạt động của van điều khiển khí thải qua bộ làm mát

Quy trình kiểm tra van điều khiển khí qua bộ làm mát:

- Tháo các ống chân không, giắc điện và van ra khỏi hệ thống

- Sử dụng bình ắc quy cấp nguồn cho van kết hợp với sử dụng máy bơm chân không bằng tay nén chân không vào ống B của van

- Kiểm tra khi cấp nguồn van có mở không, nếu van mở cảm nhận độ hút chân không từ ống A của van

- Nếu không cảm nhận được độ hút chân không hoặc van không mở, van đã bị hư hỏng cần thay mới

Hình 3 22 Kiểm tra hoạt động của van điều khiển khí thải qua bộ làm mát EGR

Kiểm tra điện trở của van:

- Sử dụng đồng hồ VOM đo điện trở chân số và chân số 2 của van Tiến hành so sánh với giá trị tiêu chuẩn Nếu sai lệch với giá trị tiêu chuẩn thay thế van mới

- Giá trị điện trở tiêu chuẩn: 29 đến 35 Ω.[1]

Hình 3 23 Kiểm tra điện trở của van điều khiển khí thải qua bộ làm mát EGR

Hư hỏng và cách kiểm tra các cảm biến

3.5.1 Cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Hở hoặc chập mạch, không đo được hoặc không đo chính xác, bị đứt hoặc hỏng các chân tín hiệu

Sáng đèn báo “Check engine”, bên cạnh đó khi cảm biến nhiệt độ nước làm mát bị hư hỏng, ECU sẽ không nhận được tín hiệu về nhiệt độ nước làm mát, ECU sẽ hiểu rằng nhiệt độ nước làm mát rất thấp và sẽ điều khiển phun nhiên liệu rất đậm gây ngợp làm động cơ khó khởi động

Quạt làm mát không hoạt động Quạt làm mát được điều khiển hoạt động để làm mát động cơ dựa theo tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Tháo giắc cắm kết nối khỏi cảm biến sau đó tháo cảm biến nhiệt độ nước làm mát khỏi thân động cơ

Tiến hành nhúng đầu nhiệt điện trở của cảm biến vào nước và sử dụng đồng hồ VOM để đo điện trở của cảm biến và đối chiếu giá trị điện trở đo được với nhiệt độ của nước thông qua nhiệt kế Khi đo giá trị điện trở ta quan sát nếu nhiệt độ nước tăng lên và điện trở đo được giảm lại tức là cảm biến vẫn còn hoạt động có thể so sánh giá trị tiêu chuẩn cụ thể thông qua bảng phía dưới

Hình 3 24 Kiểm tra tín hiệu của cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Bảng 3 2 Bảng giá trị điện trở tiêu chuẩn của cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Giá trị điện trở (kΩ) Giá trị nhiệt độ ( o C)

3.5.2 Cảm biến lưu lưu lượng khí nạp tích hợp cảm biến nhiệt độ khí nạp

Hở hoặc chập mạch, không đo được hoặc không đo chính xác, bị đứt hoặc hỏng các chân tín hiệu, cảm biến bị bẩn hoặc bị tắc nghẽn làm không đo chính xác được lưu lượng khí nạp vào

Sáng đèn báo “Check engine”, bên cạnh đó khi cảm biến lưu lượng khí nạp bị hư hỏng, ECU sẽ không nhận được tín hiệu về nhiệt độ và lưu lượng khí nạp vào, ECU sẽ không thể tính toán tối ưu lượng phun nhiên liệu và thời điểm phun gây tiêu hao nhiên liệu, công suất thấp, tăng tốc kém, chạy không tải không êm

Kiểm tín hiệu điện áp đầu ra của cảm biến lưu lượng khí nạp:

- Tiến hành ngắt giắc kết nối và tháo cảm biến khỏi bầu lọc gió của xe

- Sử dụng bình ắc quy cấp nguồn cho chân số 1(+B) và E2G

- Sử dụng đồng hồ đo Vôn kế chân số 3 (VG) và chân số 2 (EVG)

- Thổi không khí và quan xem giá trị điện áp có dao động nếu giá trị điện áp tăng lên khi thổi không khí vào thì cảm biến hoạt động bình thường Nếu nó hoạt động bất thường cần phải thay thế cảm biến mới

Hình 3 25 Kiểm tra tín hiệu cảm biến lưu lượng khí nạp

Kiểm tra cảm biến nhiệt độ khí nạp:

Tháo giắc cắm kết nối khỏi cảm biến và tháo cảm biến lưu lượng khí nạp ra khỏi thân bầu lọc gió của xe

Sử dụng máy sấy sấy vào đầu điện trở của cảm biến và đo lần lượt điện trở các chân số 4 (THA) với chân mass (EVG) của cảm biến Nếu giá trị điện trở đo được giảm khi ta tăng nhiệt độ của máy sấy lên tức là cảm biến đang hoạt động bình thường có thể so sánh giá trị cụ thể theo bảng giá trị tiêu chuẩn Nếu giá trị điện trở không thay đổi hoặc thay đổi bất thường cần thay thế cảm biến mới

Hình 3 26 Kiểm tra tín hiệu cảm biến nhiệt độ khí nạp

Bảng 3 3 Bảng giá trị điện trở tiêu chuẩn cảm biến nhiệt độ khí nạp

Cực đo Giá trị điện trở (k𝛀) Giá trị nhiệt độ ( o C)

3.5.3 Cảm biến nhiệt độ nhiên liệu

Hở hoặc chập mạch, không đo được hoặc không đo chính xác, bị đứt hoặc hỏng các chân tín hiệu, hư hỏng nhiệt điện trở hệ số âm khiến cảm biến không hoạt động hoạt động không chính xác

Sáng đèn báo “Check engine”, chuẩn làm việc của cảm biến nhiệt độ nhiên liệu là 39 o C, nếu cảm biến bị hở mạch hoặc ngắn mạch , ECU sẽ không nhận được tín hiệu về nhiệt độ nhiên liệu được cung cấp, ECU sẽ hiểu lầm rằng động cơ đang bị quá nhiệt và động cơ không thể chạy được

Tiến hành tháo giắc kết nối khỏi cảm biến và tiến hành đo điện trở giữa chân tín hiệu của cảm biến THF và chân mass E2 Đo cảm biến và so sánh giá trị điện trở đo được theo bảng 3.4 Nếu giá trị đo được bất thường tiến hành thay thế cảm biến mới

Bảng 3 4 Bảng giá trị tiêu chuẩn của cảm biến nhiệt độ nhiên liệu

Cực đo Điện trở tiêu chuẩn

3.5.4 Cảm biến áp suất đường ống nạp

Hở hoặc chập mạch, không đo được hoặc không đo chính xác, bị đứt hoặc hỏng các chân tín hiệu, màng silicon bị rách, bẩn hoặc mất đàn hồi khiến cảm biến không hoạt động hoạt động không chính xác

Sáng đèn báo “Check engine”, nếu cảm biến bị hở mạch hoặc ngắn mạch , ECU sẽ không nhận được tín hiệu về giá trị áp suất đường ống nạp không thể vận hành tối ưu thời điểm cũng như lượng phun nhiên liệu, khiến động cơ có các triệu chứng như sau, động cơ nổ không êm, công suất kém, tiêu hao nhiên liệu và thải nhiều khói

Kiểm tra tín hiệu của cảm biến:

- Bật công tắc điện ON

- Tháo giắc điện khỏi cảm biến

- Dùng đồng hồ VOM đo điện áp hai chân PIM và E2 và ghi nhận giá trị đo được

- Tháo cảm biến khỏi đường ống nạp

- Cấp chân không cho cảm biến áp suất và tăng dần lên mỗi lần 100 mmHg cho đến khi áp suất đạt 300 mmHg Nếu không có thiết bị cấp chân không có thể dùng miệng hút và quan sát sự thay đổi điện áp khi đo

- Tiến hành đo điện áp và so sánh giá trị với bảng giá trị tiểu chuẩn

Bảng 3 5 Bảng giá trị điện áp tiêu chuẩn của cảm biến áp suất đường ống nạp

Cực đo Điện áp tiêu chuẩn

(V) Điều kiện áp suất (mmHg)

3.5.5 Cảm biến vị trí bướm ga

Hở hoặc chập mạch, không đo được hoặc không đo chính xác, bị đứt hoặc hỏng các chân tín hiệu, hư hỏng phần tử Hall khiển cảm biến không hoạt động hoặc không chính xác

Sáng đèn báo “Check engine”, khi cảm biến vị trí bướm ga bị hư hỏng tín hiệu của góc mở bướm ga không được gửi về hoặc không chính xác, lượng không khí đi vào buồng đốt nhiều hơn lượng nhiên liệu phun vào khiến công suất động cơ bị sụt giảm, xe bị ì khó tăng tốc, có thể chết máy đột ngột do bị ngộp nhiên liệu và gia tăng mức tiêu hao nhiên liệu

Dùng đồng hồ VOM kiểm tra điện áp lần lượt các chân số 1 (VPA) với chân số

Kiểm tra đọc và xóa lỗi bằng phần mềm chẩn đoán MUT III

Quy trình đọc lỗi bằng phần mềm chẩn đoán MUT III:

- Xác định vị trí cổng kết nối tiến hành kết nối với máy tính cá nhân bằng bộ chuyển đổi OBD II

- Mở ứng dụng MUT III, tại giao diện trang chủ chọn SCV (Scan Tool Viewer)

- Tiến hành nhập các thông tin phương tiện vào bảng Vehicle Information

- Chọn mục MPI/GDI/DIESEL để mở bảng chọn các công cụ

- Chọn Seflt diagonosis để đọc lỗi

Bảng 3 9 Bảng mã lỗi hư hỏng thường gặp trên hệ thống nhiên liệu trên xe Mitsubishi Triton

P0004 Tín hiệu van SCV thấp

P0016 Góc đo cảm biến trục cam và trục khuỷu lỗi

P0072 Tín hiệu cảm biến nhiệt độ khí nạp cao

P0073 Tín hiệu cảm biến nhiệt độ khí nạp thấp

P0088 Áp suất ống phân phối cao bất thường

P0101 Hiệu suất cảm biến lưu lượng khí nạp bất thường

P0102 Tín hiệu đầu vào cảm biến lưu lượng khí nạp thấp

P0103 Tín hiệu đầu vào cảm biến lưu lượng khí nạp cao

P0106 Cảm biến áp suất đường ống nạp hoạt động bất thường

P01017 Tín hiệu đầu vào cảm biến áp suất đường ống nạp thấp

P0108 Tín hiệu đầu vào cảm biến áp suất đường ống nạp cao

P0112 Tín hiệu đầu vào nhiệt độ khí thải hồi lưu thấp

P0113 Tín hiệu đầu vào nhiệu độ khí thải hồi lưu cao

P0117 Tín hiệu đầu vào cảm biến nhiệt độ nước làm mát thấp

P0118 Tín hiệu đầu vào cảm biến nhiệt độ nước làm mát cao

P0122 Tín hiệu đầu vào cảm biến vị trí bướm ga thấp

P0123 Tín hiệu đầu vào cảm biến vị trí bướm ga cao

P0182 Tín hiệu đầu vào cảm biến nhiệt độ nhiên liệu thấp

P0183 Tín hiệu đầu vào cảm biến nhiệt độ nhiên liệu cao

P0191 Cảm biến áp suất ống phân phối hoạt động bất thường

P0192 Tín hiệu đầu vào cảm biến ống phân phối thấp

P0193 Tín hiệu đầu vào cảm biến áp suất ống phân phối cao

P0201 Mạch kim phun số 1 xảy ra sự cố

P0202 Mạch kim phun số 2 xảy ra sự cố

P0203 Mạch kim phun số 3 xảy ra sự cố

P0204 Mạch kim phun số 4 xảy ra sự cố

P0301 Sự cố xy lanh số 1 kim phun không phun nhiên liệu

P0302 Sự cố xy lanh số 2 kim phun không phun nhiên liệu

P0303 Sự cố xy lanh số 3 kim phun không phun nhiên liệu

P0304 Sự cố xy lanh số 4 kim phun không phun nhiên liệu

P0336 Cảm biến bị trí trục khuỷu hoạt động bất thường

P0341 Cảm biến vị trí trục cam hoạt động bất thường

P0403 Van EGR xảy ra sự cố

P0427 Tín hiệu đầu vào cảm biến nhiệt độ khí xã thấp

P0428 Tín hiệu đầu vào cảm biến nhiệt độ khí xã cao

P0489 Tín hiệu đầu vào cảm biến vị trí van EGR thấp

P0490 Tín hiệu đầu vào đầu vào cảm biến vị trí van EGR cao

P0500 Tín hiệu tốc độ xe thấp

P2118 Van điều khiển bướm ga xảy ra sự cố

P2122 Tín hiệu đầu vào cảm biến vị trí bàn đạp (chính) thấp

P2123 Tín hiệu đầu vào cảm biến vị trí bàn đạp (chính) cao

P2124 Tín hiệu đầu vào cảm biến vị trí bàn đạp (phụ) thấp

P2127 Tín hiệu đầu vào cảm biến vị trí bàn đạp (phụ) cao

P1272 Sự cố van giới hạn áp suất ống phân phối

P1625 Lỗi giá trị lượng phun nhiên liệu

73

Kết luận

Trong suốt học kỳ vừa qua bằng chính sự nỗ lực, cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ tận tình từ thầy Phạm Văn Bình đã giúp em hoàn thành được đề tài “Tìm hiểu hệ thống nhiên liệu trên xe Mitsubishi Triton 2022” Qua quá trình nghiên cứu đã giúp em có thêm những hiểu biết về hệ thống nhiên liệu trên ô tô như:

- Hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống nhiên liệu Common Rail trên xe Mitsubishi Triton

- Các hư hỏng thường gặp và cách kiểm tra sửa chữa các bộ phận chi tiết của hệ thống Common Rail trên xe Mitsubishi Triton

Tuy em đã cố gắng hết mình để hoàn thiện đề tài hết mức có thể nhưng không thể tránh khỏi sai sót và thiếu sót của bản thân trong quá trình thực hiện đề tài Kính mong quý Thầy và các bạn thông cảm giúp em góp ý chỉnh sửa để đề tài có thể hoàn thiện hơn.

Kiến nghị

Do thời gian còn hạn chế và kiến thức bản thân còn giới hạn nên em vẫn chưa thể tìm hiểu được cấu tạo nguyên lý hoạt động của bầu lọc DPF và một số cảm biến liên quan đến hệ thống khí xã trên ô tô

Mong rằng trong tương lai sẽ có cơ hội và điều kiện tiếp tục nghiên cứu hoàn thành các nội dung vẫn chưa tìm hiểu được.

Ngày đăng: 04/11/2024, 16:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2. 5 Sơ đồ nguyên lý hoạt động bơm cao áp HP3 - Luận văn tốt nghiệp Đại học tìm hiểu hệ thống nhiên liệu trên xe mitsubishi triton 2022
Hình 2. 5 Sơ đồ nguyên lý hoạt động bơm cao áp HP3 (Trang 25)
Hình 2. 11 Nguyên lý hoạt động của kim phun - Luận văn tốt nghiệp Đại học tìm hiểu hệ thống nhiên liệu trên xe mitsubishi triton 2022
Hình 2. 11 Nguyên lý hoạt động của kim phun (Trang 29)
Hình 2. 14 Nguyên lý hoạt động của turbo tăng áp - Luận văn tốt nghiệp Đại học tìm hiểu hệ thống nhiên liệu trên xe mitsubishi triton 2022
Hình 2. 14 Nguyên lý hoạt động của turbo tăng áp (Trang 31)
Hình 2. 22 Sơ đồ mạch điện và đường đặc tính của cảm biến bị trí bướm ga - Luận văn tốt nghiệp Đại học tìm hiểu hệ thống nhiên liệu trên xe mitsubishi triton 2022
Hình 2. 22 Sơ đồ mạch điện và đường đặc tính của cảm biến bị trí bướm ga (Trang 38)
Hình 2. 23 Cấu tạo cảm biến áp suất đường ống nạp - Luận văn tốt nghiệp Đại học tìm hiểu hệ thống nhiên liệu trên xe mitsubishi triton 2022
Hình 2. 23 Cấu tạo cảm biến áp suất đường ống nạp (Trang 38)
Hình 2. 28 Sơ đồ mạch điện cảm biến lưu lượng khí nạp tích hợp với cảm biến nhiệt độ khí nạp - Luận văn tốt nghiệp Đại học tìm hiểu hệ thống nhiên liệu trên xe mitsubishi triton 2022
Hình 2. 28 Sơ đồ mạch điện cảm biến lưu lượng khí nạp tích hợp với cảm biến nhiệt độ khí nạp (Trang 41)
Hình 2. 34 Hoạt động của cảm biến vị trí trục cam - Luận văn tốt nghiệp Đại học tìm hiểu hệ thống nhiên liệu trên xe mitsubishi triton 2022
Hình 2. 34 Hoạt động của cảm biến vị trí trục cam (Trang 44)
Hình 2. 42 Giao diện phần mềm MUT III SE Mitsubishi - Luận văn tốt nghiệp Đại học tìm hiểu hệ thống nhiên liệu trên xe mitsubishi triton 2022
Hình 2. 42 Giao diện phần mềm MUT III SE Mitsubishi (Trang 52)
Hình 2. 44 Sơ đồ mạch điện của EDU - Luận văn tốt nghiệp Đại học tìm hiểu hệ thống nhiên liệu trên xe mitsubishi triton 2022
Hình 2. 44 Sơ đồ mạch điện của EDU (Trang 53)
Hình 3. 3 Quy trình tháo các chi tiết của bơm tiếp vận nhiên liệu (trinh tự từ trái sang phải) - Luận văn tốt nghiệp Đại học tìm hiểu hệ thống nhiên liệu trên xe mitsubishi triton 2022
Hình 3. 3 Quy trình tháo các chi tiết của bơm tiếp vận nhiên liệu (trinh tự từ trái sang phải) (Trang 57)
Hình 3. 8 Quy trình tháo trục cam dẫn động bơm cao áp - Luận văn tốt nghiệp Đại học tìm hiểu hệ thống nhiên liệu trên xe mitsubishi triton 2022
Hình 3. 8 Quy trình tháo trục cam dẫn động bơm cao áp (Trang 59)
Hình 3. 10 Quy trình tháo trục cam dẫn động bơm cao áp - Luận văn tốt nghiệp Đại học tìm hiểu hệ thống nhiên liệu trên xe mitsubishi triton 2022
Hình 3. 10 Quy trình tháo trục cam dẫn động bơm cao áp (Trang 60)
Hình 3. 9 Quy trình tháo trục cam dẫn động - Luận văn tốt nghiệp Đại học tìm hiểu hệ thống nhiên liệu trên xe mitsubishi triton 2022
Hình 3. 9 Quy trình tháo trục cam dẫn động (Trang 60)
Hình 3. 13 Kiểm tra áp suất hút của bơm tiếp vận bằng đồng hồ đo chân không chuyên dụng - Luận văn tốt nghiệp Đại học tìm hiểu hệ thống nhiên liệu trên xe mitsubishi triton 2022
Hình 3. 13 Kiểm tra áp suất hút của bơm tiếp vận bằng đồng hồ đo chân không chuyên dụng (Trang 62)
Hình 3. 14 Kiểm tra cụm van hút và piston - Luận văn tốt nghiệp Đại học tìm hiểu hệ thống nhiên liệu trên xe mitsubishi triton 2022
Hình 3. 14 Kiểm tra cụm van hút và piston (Trang 64)