MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường có nhiều sự biến động do các vấn đề về chính trị, xã hội cũng nhưmối quan hệ giữa các quốc gia hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước rất nhi
Trang 1ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU
GVHD: TS.Nguyễn Duy Tùng
SVTH: Vũ Yến Linh
Khuất Thị Xuân Mai
Nguyễn Anh Thảo
Lớp: Tài chính doanh nghiệp 05
HÀ NỘI-2023
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
PHỤ LỤC - DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2
NỘI DUNG 3
1 Tổng quan 3
1.1 Giới thiệu nền kinh tế 3
1.2 Giới thiệu ngành 3
1.3 Giới thiệu công ty 4
1.3.1 Giới thiệu công ty 4
1.3.2 Phân tích SWOT 4
2 Phân tích công ty 6
2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán 6
2.1.1 Tổng tài sản 6
2.1.2 Tổng cộng nguồn vốn 9
2.2 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 11
2.3 Phân tích chỉ tiêu tài chính 14
2.3.1 Nhóm hệ số khả năng thanh khoản ngắn hạn 14
2.3.2 Các chỉ số hoạt động 15
2.3.3.Đòn bẩy nợ và cơ cấu tài sản nguồn vốn 17
2.3.4.Chỉ số sinh lời (%) 17
2.3.5.Khả năng tăng trưởng (%) 18
2.3.6.Chỉ số giá trị thị trường 19
2.4 Phân tích Dupont 19
2.5 Đánh giá tình hình tài chính công ty 24
2.5.1 Ưu điểm 24
Trang 32.5.2 Nhược điểm 24
KẾT LUẬN 25
1.Giải pháp 25
2.Kết luận 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
Trang 4MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường có nhiều sự biến động do các vấn đề về chính trị, xã hội cũng nhưmối quan hệ giữa các quốc gia hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước rất nhiều nhữngnguy cơ và thử thách, đặc biệt những công ty, tập đoàn hoạt động về các lĩnh vực liên quan đếnnhững ngành hàng về nhu yếu phẩm,…luôn luôn phải sẵn sàng đối mặt với mọi biến cố có thể xảy
ra Vì vậy, để duy trì hoạt động ổn định và phát triển bền vững, các doanh nghiệp, tập đoàn cần phảihiểu rõ và nắm bắt được các hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của mình để vạch ra đượcnhững chiến lược vững chắc cho hiện tại và tương lai
Nghiên cứu và phân tích báo cáo tài chính là một hoạt động giữ vai trò vô cùng quan trọngtrong việc điều hành và phát triển một công ty, tập đoàn Việc phân tích báo cáo tài chính sẽ giúpcác công ty hiểu được tình hình kinh doanh và nghiệm thu những thành quả đạt được sau mộtkhoảng thời gian nhất định Từ đó các công ty sẽ xây dựng được một kế hoạch phát triển mang tínhlâu dài, bền vững và phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện tại, đưa hiệu suất hoạt động lên mức cao nhấttrong tương lai
Với thực tế đó, bằng kiến thức phân tích tài chính doanh nghiệp và sự tìm hiểu về MCM – Công
ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu, nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu ” trong khoảng thời gian từ 2020 – 2022 , một giai
đoạn mà nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch bệnh COVID 19
Trang 6NỘI DUNG
1 Tổng quan
1.1 Giới thiệu nền kinh tế
Giai đoạn 2020- 2022 có thể xem là giai đoạn phục hồi kinh tế của toàn thế giới sau đại dịchCovid - 19 Mặc dù dịch bệnh vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn, đã xuất hiện nhiều biến chủng mớiphức tạp, xung đột quân sự Nga - Ukraina chưa có hồi kết nhưng về cơ bản thì kinh tế thế giới nóichung và kinh tế Việt Nam nói riêng đang có dấu hiệu lạc quan, với kỳ vọng hồi phục và tăngtrưởng nhanh Ước tính GDP của Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng dương với tốc độ tăng là8.02% (2022) so với năm trước, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2020-2022 Một số ngành hồiphục mạnh sau dịch như: bán lẻ, hàng cá nhân, dược phẩm do cầu nội địa phục hồi tốt; trong đóngành dịch vụ ăn uống và lưu trú được kỳ vọng sẽ trở lại bình thường nhờ sự phục hồi của ngành dulịch, tăng trưởng lượng khách du lịch quốc tế Tuy nhiên, cùng với cả thế giới, kinh tế Việt Namphải đối đầu với những biến động khó lường như xung đột Nga - Ukraina dẫn đến nhiều hệ luỵ ảnhhưởng tiêu cực đến nền kinh tế; việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch, sự tăng vọt củagiá cả hàng hoá, nguyên vật liệu đầu vào; sự cạnh tranh về chiến lược, địa chính trị giữa các nướclớn đã làm gia tăng rủi ro, gây bất ổn định tình hình tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninhlương thực và các vấn đề khác Điều này khiến cho giá nhiên liệu tăng, tình trạng lạm phát cao, kéodài Song, để khắc phục những khó khăn ấy, Việt Nam cần tích cực đưa ra các giải pháp nhằm ổnđịnh, thúc đẩy kinh tế, các ngành dịch vụ, du lịch phát triển, giảm tỉ lệ thất nghiệp, nghèo đói, giúp
an sinh xã hội, tận dụng các thách thức để tạo cơ hội thúc đẩy phát triển, khai thác tốt tiềm năng, đưanền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao
Trang 7cạnh tranh cao, vậy nên cần đòi hỏi MCM đưa ra những bước đi để khẳng định chất lượng, uy tíntrong ngành công nghiệp sản xuất sữa- được người dân tin dùng
1.3 Giới thiệu công ty
1.3.1 Giới thiệu công ty
Mộc Châu Milk có tên đầy đủ là Công ty Cổ Phần Giống Bò Sữa Mộc Châu, tên quốc tế (tiếngAnh) là Mocchau Dairy Cattle Breeding Joint Stock Company, gọi tắt là Mộc Châu Milk Công ty
Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) có tiền thân là nông trường Quân đội Mộc Châu
ra đời vào tháng 4/1958 Trụ sở nhà máy chính của Mộc Châu Milk đặt tại Thị trấn Nông trườngMộc Châu, Huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La Năm 2005, Mộc Châu Milk chuyển sang hoạt động theo
mô hình Công ty Cổ phần với số vốn điều lệ 7,1 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu hoạt động chính trong lĩnh vực chế biến sữa nước,sữa chua ăn, sữa chua uống, bánh sữa, phô mai, váng sữa, bơ và các sản phẩm từ sữa khác Sảnlượng sản phẩm Mộc Châu Milk cung cấp ra thị trường hàng năm trung bình hơn 250 tấn sữa tươi.Mộc Châu Milk hiện sở hữu đàn bò sữa hơn 2.000 con tại trang trại và 24.500 con thông qua việcliên kết với hơn 500 hộ nông dân chăn nuôi bò sữa và có 3 trung tâm giống bò sữa (với quy mô đạt
2000 con bò giống sữa) Quy mô đàn bò của Mộc Châu Milk tăng trưởng trung bình 12 – 15%/năm
và năng suất bình quân đạt trên 25 lít sữa/con/ngày
Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, Mộc Châu Milk hiện có độ phủ đáng kể trên thịtrường sữa tươi với hệ thống phân phối trải dài từ Bắc vào Nam, bao gồm các kênh phân phối vàhơn 80.000 điểm bán lẻ phủ khắp 63 tỉnh thành trên toàn quốc Năm 2020, Mộc Châu Milk lọt Top
10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2020 nhóm ngành Sữa và sản phẩm từ sữa theo đánh giá củaVietnam Report
1.3.2 Phân tích SWOT
1.3.2.1 Điểm mạnh
-Thương hiệu lớn mạnh:
Cúp vàng văn hóa doanh nghiệp 2009 Cúp nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam 2010
Bằng khen của BHXH Việt Nam 2008, 2009, 2010, 2011, 2013, 2016
-Cơ sở hạ tầng vắt sữa tự động tiêu chuẩn quốc tế,sử dụng công nghệ De Laval Bò được vắt sữa 2 lần/ngày 15 điểm thu mua sữa đảm bảo phạm vi 1km tới bất kỳ hộ dân nào Sữa được kiểm tra sơ bộ trên 10 tiêu chí chất lượng trước khi thu mua Sữa được lập tức bảo quản lạnh để đưa tới nhà máy sản xuất Sữa được chuyển về 2 nhà máy tiệt trùng và thanh trùng, sản xuất và đóng gói bao bì theo công nghệ hiện đại từ Tetra Pak và công nghệ Hàn Quốc
Trang 8-Có khả năng thực hiện thành công các chiến lược marketing đề ra,tiếp tục mở rộng sản xuất,kinh doanh trong nước và nước ngoài nghiên cứu mở rộng thị trường,hệ thống phân phối sản phẩm đa dạng
- Lãnh đạo quản lý giỏi và giàu kinh nghiệm: Mộc châu milk có đội ngũ lãnh đạo quản lý giỏi, giàu tham vọng chứng minh bởi quá trình phát triển trong hơn 60 năm qua
- Mạng lưới phân phối rộng rãi kết hợp nhiều kênh phân phối hiện đại và truyền thống mạng lưới bạn hàng rộng khắp cả nước
- Quan hệ tốt với nhà cung cấp, chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào, đầu tư việc cung cấp sữa bò: Mộc châu milk đã chủ động xây dựng mối quan hệ bền vững với nhà cung cấp thông qua chính sách hỗ trợ tài chính cho nông dân để mua bò sữa, đảm bảo việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất
1.3.2.3 Cơ hội.
- Gia nhập WTO mở rộng thị trường thị trường kinh doanh học hỏi kinh nghiệm, gia nhập TPP tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và dây chuyền cung ứng ,cũng như thương mại không gián đoạn , đẩy mạnh tính hiệu quả và hỗ trợ thực hiện mục tiêu về tạo việc làm , nâng cao mức sống , thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn và tạo thuận lợi cho việc hội nhập qua biên giới cũng như
mở cửa thị trường trong nước là cơ hội lớn đối với doanh nghiệp trong nước nói chung và Vinamilk nói riêng ,
- Lực lượng khách hàng có tiềm năng cao , nhu cầu lớn Tốc độ gia tăng dân số ngày càng cao đối tượng khách hàng ngày càng nhiều Ngành sữa đang trong giai đoạn tăng trưởng nên MộcChâu cũng có nhiều tiềm năng phát triển , nhu cầu tiêu thụ sản phẩm về sữa ở nước ta đang ở mức
ổn định , người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe , ưu tiên sử dụng các sản phẩm về sữa
1.3.2.4 Thách thức.
Trang 9- Khách hàng : Thị trường xuất khẩu gặp nhiều rủi ro , tâm lý thích dùng hàng ngoại
- Lĩnh vực kinh doanh có tính chất quan trọng , ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng đòi hỏi công ty luôn phải đảm bảo về chất lượng sản phẩm , các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm có thể làm người tiêu dùng e ngại , kĩ càng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm Tâm lý thích sử dụng hàng ngoại của người dân vẫn đang là thử thách lớn với Mộc Châu Milk và các công ty cùng ngành
tế của công ty dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh Căn cứ vào số liệu ở Bảng cân đối kế toán
3 năm hoạt động của Công ty trong giai đoạn 2020-2022 cho thấy: do tín hiệu tích cực từ việc sản xuất và hiệu quả của vắc - xin phòng Covid - 19 đã làm cho nền kinh tế dần hồi phục, và do công ty phát hành thêm 43.2 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, nên tổng tài sản của công ty năm 2021 tăng 1,264 tỷ đồng so với năm 2020 tương đương 103,3%; ngoài ra mức tăng trưởng này đạt được lànhờ công ty đã bắt đầu thực hiện các dự án chăn nuôi bò sữa công nghệ cao, nâng cấp trang trại bò sữa Nhưng đến năm 2022, tổng tài sản của công ty giảm nhẹ 1,28% do chịu ảnh hưởng tới từ nhiều yếu tố vi mô cũng như vĩ mô
Tổng cộng tài
sản
1.222.596.079.316 2.486.966.469.222 2.455.246.090.395
Trang 10Từ số liệu ta thấy được lượng tỷ lệ HTK/TSNH năm 2020 của công ty chiếm 19,69% nhưng sang đến năm 2021 đã giảm chỉ còn 8,7%, chỉ số vòng quay hàng tồn kho tăng từ 8,32 lần lên 10,22 lần Năm 2022 công ty duy trì được số vòng quay hàng tồn kho hơn 10 lần, cao hơn năm 2021, đây
là một dấu hiệu tích cực cho thấy công ty đã áp dụng chính sách quản lý hàng tồn kho hợp lý, đảm bảo mức độ sản xuất và nguồn cung cho thị trường, trong năm không phát sinh hàng tồn kho chậm lưu chuyển nào đáng kể
Về đầu tư tài chính ngắn hạn: Công ty đầu tư khá nhiều vào các khoản tài chính ngắn hạn trong 3 năm gần đây, chiếm tỷ trọng cao nhất lên đến 66,63% tổng giá trị tài sản vào năm 2021 So với năm 2020 thì nguồn tài chính này tăng mạnh từ 611 tỷ đồng lên 1.657 tỷ đồng và giảm 372 tỷ đồng vào năm 2022, nguyên nhân tăng là do năm 2021 công ty đã phát hành 43,2 triệu cổ phiếu và tổng tiền thu về từ đợt chào bán khoảng 1.176 tỷ đồng, phần lớn số này vẫn nằm trong khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn ngắn hạn, theo đó khoản mục này tăng mạnh từ 611 tỷ đồng lên 1.657 tỷ đồng, lãi suất từ 5,1% - 6,8%/ năm
Trang 11Các danh mục tài sản dài hạn còn lại có sự biến đổi tăng giảm không đồng đều.Tài sản dởdang dài hạn trong năm 2021 tăng mạnh từ 29 tỷ lên 115 tỷ và lại giảm xuống còn gần 97 tỷ là dovào năm 2021 công ty đã thực hiện kế hoạch đầu tư dây chuyền sản xuất sản phẩm sữa tươi hiện đại,công nghệ cao, mở rộng quy mô đàn bò kết hợp với du lịch sinh thái Thời gian hoàn thành dự kiến
là ba năm với trang trại và ba năm 6 tháng với du lịch sinh thái
2.1.2 Tổng cộng nguồn vốn
Trang 12(Trích theo bảng cân đối kế toán 2020-2022)
Thông qua số liệu của bảng cân đối kế toán, có thể thấy tổng nguồn vốn của công ty sau đại dịch tăng trưởng khá ổn định Cơ cấu nợ phải trả cũng giữ mức ổn định với tổng nguồn vốn qua các năm, vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nợ phải trả Điều này cho thấy công ty sử dụng đòn bẩy ở mức thấp, từ đó giúp cho công ty chịu ít rủi ro về biến động lãi suất, giảm thiểu tối đã khảnăng bị vỡ nợ
2.1.2.1 Nợ phải trả
Đơn vị: VNĐ
Nợ phải trả 310.686.053.788 313.581.560.128 244.966.906.788
(Trích theo bảng cân đối kế toán 2020-2022)
So với tổng nguồn vốn thì tỷ trọng nợ phải trả của công ty luôn giữ ở mức khá thấp khoảng 25,41% vào năm 2020, 12,61% vào năm 2021 và 9.98% vào năm 2022 khi so sánh chiều ngang, có thể thấy nợ phải trả của công ty tăng chậm khoảng 0.8% vào năm 2021 và giảm 21.9 % vào năm
2022 Để giải thích cho hiện tượng này, có thể khẳng định rằng công ty sử dụng khá ít vốn vay trongcác năm, các dự án của công ty được thực hiện, thanh toán một cách hợp lý, ổn định, phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Trang 13(Trích theo bảng cân đối kế toán 2020-2022)
Nợ phải trả ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số nợ phải trả của công ty Mức tỷ trọng này biến đổi không đều Năm 2021 có nợ ngắn hạn cao nhất trong 3 năm, do vào cuối năm nàycông ty có khoản vay ngắn hạn 77 tỷ đống với thời hạn 6 tháng và không có tài sản đảm bảo Đối với hạng mục phải trả cho người lao động có xu hướng giảm cho thấy công ty chưa hoàn toàn làm tốt công tác mở rộng quy mô và thúc đẩy nguồn nhân lực Tuy nhiên nợ ngắn hạn của công ty nhìn chung vẫn đang được kiếm soát khá tốt, duy trì ở mức nợ ngắn hạn khá thấp so với tài sản ngắn hạn của công ty với hệ số thanh toán ngắn hạn năm 2020 là 4,13 lần so với năm 2019; năm 2021 là 7,65 lần so với năm 2020 và năm 2022 là 8,92 lần so với năm trước đó Từ hệ số này có thể thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty tăng qua từng năm, ta có thể kết luận sức khoẻ tài chính của doanh nghiệp đang càng ngày càng tốt, ít rủi ro phá sản
Trang 14(Trích theo bảng cân đối kế toán 2020-2022)
Xuyên suốt 3 năm từ 2020 - 2022, nợ dài hạn của công ty giảm dần, giảm 2,5 lần vào năm 2021; 3,3 lần vào năm 2022 so với năm trước đó Các khoản nợ trong dài hạn giảm do đã kết chuyểnsang các khoản vay ngắn hạn Tuy vậy, việc nợ dài hạn giảm cũng không phải là tốt vì nợ dài hạn cótính ổn định, lâu dài; nó giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phát triển ổn định nên việc giảm nợ dài hạn có thể cho thấy khả năng huy động vốn dài hạn của công ty từ bên ngoài giảm Công ty sẽ gặp khó khăn trong dòng tiền thanh toán trong dài hạn
2.1.2.2 Vốn chủ sở hữu
Đơn vị: VNĐ
Vốn chủ sở hữu 911.910.025.528 2.173.384.909.094 2.210.279.183.607
(Trích theo bảng cân đối kế toán 2020-2022)
Công ty giống bò sữa Mộc Châu tiếp tục thể hiện được tiềm lực tài chính ổn định của mình bằng việc giữ được mức tăng của vốn chủ sở hữu qua các năm, tăng mạnh 138% vào năm 2021; tăng 2% vào năm 2022 so với năm trước đó.Vốn góp của chủ sở hữu cũng chiến tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, đây là minh chứng cho sự dồi dào về nguồn tài chính của công ty VCSH tăng bởi
lẽ công ty đã thực hiện phát hành lượng cổ phiếu để bổ sung nguồn vốn kinh doanh nhằm nâng cao năng lực tài chính, quy mô hoạt động, triển khai các dự án lớn, thể hiện quyết tâm đầu tư phát triển toàn diện cho công ty VCSH tăng, cũng cho thấy công ty này làm ăn có lãi, hiệu quả kinh doanh tăng, từ đó để lại một khối lượng lợi nhuận khá lớn bổ sung vốn, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của công ty
2.2 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh
Trang 15Đơn vị: VNĐ
1.Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
2.822.947.600.177 2.925.663.515.675 3.133.099.458.310
(Trích theo bảng cân đối kế toán 2020-2022)
Theo báo cáo KQKD, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của MCM tăng đều qua các năm Cụ thể, năm 2021 đã tăng thêm 3,6% so với năm 2020
( tương đương với mức tăng thêm là gần 103 tỷ); năm 2022 tiếp tục tăng thêm 7.09% so với năm
2021 ( tương đương với mức tăng thêm là gần 208 tỷ) Năm 2021, dịch Covid -19 đã tác động rất lớn đến tình hình xã hội và kinh tế tại Việt Nam Nhìn chung, khi so sánh mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh tới các ngành hàng tại Việt Nam trong năm qua thì ngành sửa được coi là thị trường chịu ảnh hưởng ít nhất Vì vậy, các doanh nghiệp ngành sữa cạnh tranh ngày càng gay gắt Trước tình hình cạnh tranh khốc liệt như vậy, công ty đã có những giải pháp kinh doanh tích cực, củng cố hệ thống và thích nghi với tình hình mới như là tái cơ cấu hệ thống nhà phân phối, tối ưu hoá các chương trình hỗ trợ bán hàng, tiết giảm các chi phí hoạt động trong kỳ, ưu tiên phát triển vung nguyên liệu để đảm bảo chất lượng sữa đầu vào và doanh thu thuần tăng lên cũng cho thấy việc hợp tác của Mộc Châu Milk - Vinamilk đã có bước đầu thành công Đến năm 2022 công ty cũng đưa ra thị trường một số sản phẩm mới kèm theo đó là vẫn tiếp tục áp dụng những giải pháp này và nó vẫn đem lại hiệu quả cho công ty
Đơn vị: VNĐ
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
303.198.842.046 362.554.141.368 391.603.746.348
(Trích theo bảng cân đối kế toán 2020-2022)
Ghi nhận về lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cho thấy năm 2021 tăng thêm 19.65%
so với năm 2019 và năm 2022 tăng thêm 8.01% so với năm 2021 Có thể thấy tốc độ tăng trưởng